Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

56 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn trường THPT thái phiên hải phòng lần 1 năm 2019(có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.44 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI LẦN 1
Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nhiều người có xu hướng khoác lên mình tấm áo cá nhân để phủ kín giá trị cộng đồng. Chúng ta
đánh đồng chủ nghĩa tự do với việc theo đuổi lợi ích cá nhân tuyệt đối, không quan tâm đến cuộc đời kẻ
khác. Ngoài những thứ “quy ra thóc”, người ta có thể để mặc ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, tệ nạn
xã hội, kẹt xe, tham nhũng… cho những người khác lo. Thị dân an phận với văn phòng máy lạnh, nông
dân an phận với đồng xanh, ngư dân an phận với biển cả, chúng ta luôn muốn an phận với những gì mình
có và hạn chế tối đa việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Nhưng khi biển nhiễm độc, không chỉ ngư
dân thiệt hại. Khi nông dân mất đất phải bỏ xứ mà đi, không phải chỉ mình họ chịu thiệt. Thực phẩm bẩn
không chỉ tấn công người dân thành phố. Số phận đặt chúng ta vào chung một cộng đồng, gắn liền vận
mệnh với nhau. Dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, khi ra ngoài đường vẫn có thể bị thanh xà gỗ


từ công trình đường sắt đô thị rơi vào đầu. Dù bạn có đi chiếc xe siêu sang vẫn phải chờ dài trong tuyệt
vọng giữa những ngã ba tắc nghẽn, len lỏi giữa phố xá đầy khói bụi và có thể là nạn nhân của nạn “mãi
lộ” bất cứ lúc nào. Dù bạn có yên vị ở những căn biệt thự xa hoa vẫn có thể có ngày nước ngập đầy nhà
và cướp ghé thăm.
Điều ít nhất mà chúng ta có thể làm là lên tiếng. Im lặng trước cái đẹp là gián tiếp phủ nhận nó. Im
lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành… Cuộc sống không tự dưng tốt đẹp lên và nếu
chỉ biết vun vén cho riêng mình, cố làm ngơ trước những vấn đề chung, chúng ta đang tự xây dựng tòa
lâu đài của mình trên cát”.

Trang 1


(Trích “Mưa ngập, cống tắc và một số thứ “quy ra thóc”, Khắc Giang, nguồn ngày
01/10/2016)
Câu 1. Nhận biết
Chỉ ra những biểu hiện của việc “theo đuổi lợi ích cá nhân tuyệt đối, không quan tâm đến cuộc đời kẻ
khác” trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Thông hiểu
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Số phận đặt chúng ta vào chung một cộng đồng, gắn liền vận
mệnh với nhau”? (0,5 điểm)
Câu 3. Thông hiểu
Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Thị dân an phận với văn phòng máy
lạnh, nông dân an phận với đồng xanh, ngư dân an phận với biển cả, chúng ta luôn muốn an phận với
những gì mình có và hạn chế tối đa việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. (1,0 điểm)
Câu 4. Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Im lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành
“không”? Vì sao? (1,0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách

ứng xử của bản thân đối với những vấn đề chung của cộng đồng.
Câu 2. (5,0 điểm) Vận dụng cao
Hình ảnh đoàn quân ra trận trong hai đoạn thơ sau:
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm…”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr.89)
“…Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan…”
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr.112)

Trang 2


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Đọc hiểu

Nội dung
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Ngoài những thứ “quy ra thóc”, người ta có thể để mặc ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng,
tệ nạn xã hội, kẹt xe, tham nhũng… cho những người khác lo. Thị dân an phận với văn
phòng máy lạnh, nông dân an phận với đồng xanh, ngư dân an phận với biển cả, chúng ta
luôn muốn an phận với những gì mình có và hạn chế tối đa việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng
tổng”.

2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Có thể hiểu: mỗi cá nhân là một phần tử của cộng đồng, chúng ta không tách rời cộng đồng
mà có sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ với cộng đồng mình sinh sống.
3.
Phương pháp: căn cứ bài Điệp ngữ, phân tích
Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự thơ ờ, an phận, không quan tâm đến người khác của mỗi cá nhân.
Từ đó lên án lối sống ích kỉ của con người.
4.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
- Đồng ý.
- Vì: Khi ta không dám lên án, phản ánh, phê phán cái xấu cũng chính là ta mặc nhiên để cho
nó tiếp tục lộng hành. Chính thái độ thờ ơ, không quan tâm đó là sự tiếp tay cho cái xấu, cái
ác lên ngôi.

Làm văn
1

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lý)
- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không
mắc lỗi dùng từ, chính tả.
Trang 3



Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau:
1. Giải thích
- Ứng xử: thái độ, suy nghĩ, cách đánh giá với các vấn đề của bản thân với cộng đồng, xã
hội.
=> Sống trong một tập thể, một cộng đồng việc ứng xử với nơi mình sinh sống ra sao có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cộng đồng đó.
2. Bàn luận
- Hiện nay có không ít người có thái độ sống thơ ơ, bàn quang không quan tâm đến vấn đề
chung của xã hội. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, làm giàu cho bản thân.
- Mỗi cá nhân cần có thái độ ứng xử đúng đắn với cộng đồng mình sinh sống, đây là quyền
lợi, cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Ứng xử thế nào?
+ Tích cực tham gia vào công việc chung của xã hội
+ Có những ý tưởng mới, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
+ Lên án những hiện tượng tiêu cực, cái xấu, cái ác
+…
3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
2

*Phương pháp:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản
nghị luận văn học.
*Cách giải:
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu
được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết

hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cũng
như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều
cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Quang Dũng là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Quang Dũng là một nghệ sĩ
đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Hồn thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của
mình.
-Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và là bài thơ xuất sắc về người lính thời
chống Pháp với bút pháp lãng mạn, tài hoa, được in trong tập Mây đầu ô (1986).
Trang 4


-Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc
bởi chất trữ tình – chính trị. Con đường thơ của ông song hành với con đường cách mạng
nên mang đậm cảm hứng sử thi.
-Việt Bắc (1954) là đỉnh cao thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ chống Pháp,
tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của ông. Đoạn thơ thể hiện rõ nhất vẻ đẹp sử thi trong
thơ Tố Hữu.
• Phân tích hai đoạn thơ
*Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”: Hình ảnh người lính Tây Tiến:
a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại
được bắt nguồn từ hiện thực:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp
mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử
vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không
có.
- Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không

miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang
Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động:
không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng,
cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người
lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng
thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):
- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu),
của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ
Lão).
- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm
rừng thẳm
- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu
→ Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại
hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.
c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Trang 5


- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai
hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm
mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của
người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình
dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ;
đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ
vượt qua bom đạn trở về.
*Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”:
- Đoạn thơ tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn;

những hình ảnh hào hùng mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển của núi rừng trước chiến dịch
Điện Biên Phủ lịch sử - cả nước cùng ra trận chiến cuối cùng này.
- Những con đường rừng Việt Bắc – những con đường ra trận sống động, bừng dậy khí thế
hào hùng, mạnh mẽ; những cuộc chuyển quân rầm rập trong đêm như làm rung chuyển cả
núi rừng, khuấy động càn khôn…
- Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện rất đậm nét:
+ Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương,
đông đảo trùng trùng điệp điệp với ý chí quyết tâm cao độ của những người lính. Lý tưởng
sống cao đẹp như thăng hoa, bay bổng giữa không gian rừng đêm Ánh sao đầu mũ bạn cùng
mũ nan.
+ Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội
quân chủ lực vào mặt trận với khí thế hừng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay
chuyển được Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
• So sánh
*Điểm tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều miêu tả hình ảnh đoàn quân của quân đội ta đầy khi
thế trong thời kì kháng chiến chống Pháp
*Điểm khác biệt:
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến, người lính được khắc họa bằng cả bút pháp tả thực và bút
pháp lãng mạn. Ngoại hình của người lính cho thấy sự gian khổ của đời lính còn tâm hồn của
họ vẫn đậm chất hào hoa của những chàng trai Hà thành.
- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc miêu tả người lính đậm chất sử thi. Người lính hiện lên trong
cuộc hành quân với khí thế ngút trời như những tượng đài lịch sử.
• Tổng kết

Trang 6



×