Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thực hiện quy trình trồng cây cải thảo (brassica rapa subsp pekinensis) tại làng kawakami – tỉnh nagano nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LẦU A CẦU

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CẢI THẢO
(Brassica rapa subsp. pekinensis) TẠI LÀNG KAWAKAMI
TỈNH NAGANO - NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: ST&BTĐDSH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LẦU A CẦU

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CẢI THẢO
(Brassica rapa subsp. pekinensis) TẠI LÀNG KAWAKAMI
TỈNH NAGANO - NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: ST&BTĐDSH

Lớp

: K46 - ST&BTĐDSH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thực hiện được trình bày
trong khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và
trường đề ra.

Thái Nguyên, ngày…..tháng….năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội
đồng

TS. Đỗ Hoàng Chung

Lầu A Cầu

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sữa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh
viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng một
cách sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp
cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi,
rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của
xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa lâm nghiệp, em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình trồng cây Cải thảo (Brassica
rapa subsp. pekinensis) tại làng Kawakami – tỉnh Nagano - Nhật Bản”
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn. Em xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp và các
thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn
tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Lầu A Cầu



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ÐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện ................. 4
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................ 4
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 5
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải thảo ........................................ 5
2.2.1. Nguồn gốc cây Cải thảo .................................................................... 5
2.2.2. Sự phân bố của cây Cải thảo............................................................. 6
2.2.3. Phân loại cây Cải thảo ...................................................................... 7
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo........................................................ 8
2.2.5. Giá trị kinh tế cây Cải thảo ............................................................... 9
2.2.6. Đặc điểm thực vật học của cải thảo ................................................ 10
2.3. Tổng quan về cơ sở thực tập ................................................................. 12
2.3.1. Gới thiệu chung về làng kawakamki .............................................. 12
2.3.2. Giới thiệu chung về gia đình thực tập............................................. 13
2.4. Tình hình sản xuất rau trong nước và thế giới ...................................... 13
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trong nước .................................................. 13



iv

2.4.2. Tình sản xuất rau tại Nhật Bản ....................................................... 16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....19
3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................. 19
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 19
3.2.1. Địa điểm .......................................................................................... 19
3.2.2. Thời gian tiến hành ......................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 20
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................ 20
3.3.3. Phương pháp đo .............................................................................. 21
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Tìm hiểu sơ bộ về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, kinh tế nông
nghiệp và cơ sở vật chất của làng Kawakami và gia đình nơi thực tập ....... 22
4.1.1. Tỉnh Nagano.................................................................................... 22
4.1.2. Làng Kawakami .............................................................................. 22
4.1.3. Khí hậu làng Kawakami ................................................................. 23
4.1.4. Nông nghiệp làng Kawakami ......................................................... 23
4.1.5. Kinh tế - Xã hội............................................................................... 24
4.1.6. Điều kiện cơ sở vật chất nông hộ thực tập...................................... 24
4.2. Đặc điểm sinh thái của cây Cải thảo ..................................................... 25
4.3. Quy trình trồng cây Cải thảo của làng Kawakami ................................ 27
4.4. Thực hiện quy trình trồng và kết quả theo dõi ...................................... 28

4.4.1. Cải tạo đất ....................................................................................... 28


v

4.4.2. Phủ bạt Maruchi .............................................................................. 29
4.4.3. Gieo hạt ........................................................................................... 30
4.4.4. Trồng cây ........................................................................................ 31
4.4.5. Chăm sóc cây trồng......................................................................... 31
4.4.6. Thu hoạch........................................................................................ 32
4.4.7. Bảo quả ........................................................................................... 33
4.4.8. Thu bạt ............................................................................................ 34
4.4.9. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của cải thảo....................... 34
4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình sản xuất và từ quá trình thực
hiện đề tài ..................................................................................................... 36
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 39
5.1. Kết luận ................................................................................................. 39
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ thập tự ................ 6
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải thảo .................................... 8
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015 - 2016 ............................ 15
Bảng 4.1. Nguồn nhân lực của gia đình ông Sahara Hideki ........................... 25
Bảng 4.2. Các thiết bị phục sản xuất nông nghiệp .......................................... 25

Bảng 4.3. Tiêu chuẩn cây con khi trồng ......................................................... 30
Bảng 4.4. Trung bình sinh trưởng của cây Cải thảo theo số lần đo ................ 35


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí tỉnh Nagano – Nhật Bản ........................................................ 22
Hình 4.2. Sơ đồ các quy trình trồng cây Cải thảo ........................................... 27
Hình 4.3. Bảng kết quả phân tích đất .............................................................. 28
Hình 4.4. Máy phủ bạt Maruchi ...................................................................... 29
Hình 4.5. Khay gieo hạt Cải thảo .................................................................... 30
Hình 4.6. Khoảng cách trồng cây Cải thảo ..................................................... 31
Hình 4.7. Hệ thống tưới nước ......................................................................... 32
Hình 4.8. Đang thu hoạch Cải thảo ................................................................. 33
Hình 4.9. Máy hút chân không ........................................................................ 34


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ viết tắt

Từ viết tắt
Maruchi

Bạt Nilong Maruchi

ALIC


Agricultural and Livestock corporatio

STT

Số thứ tự

JA

Hiệp hội nông nghiệp


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là một loại thực phẩm tiêu dùng không thể thiếu trong đời sống
bữa ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng
mà các loại thực phẩm khác không thể có được như là: Cung cấp Chất xơ,
vitamin, lipit,… Như chúng ta đã biết từ thời xa xưa con người chúng ta đã
biết háy các loại rau rừng ở ngoài tự nhiên để phục vụ cho các bữa ăn hàng
ngày của mình. Ngày nay tuy cuộc sống của con người đã phát triển và hiện
đại lên rất nhiều, nhưng rau vẫn là một loại thực phẩm tiêu dùng hàng đầu
không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay do nhu cầu hội nhật
Quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội, rau đã không chỉ là sản phẩm tiêu
dùng đơn thuần trong các hộ gia đình hoặc trong một quốc gia nữa mà còn có
giá trị xuất khẩu sang các quốc gia khác. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ rau ngoài thị
trường ngày càng lớn đã làm cho diện tích trồng rau tăng lên nhanh chóng
trong những năm gần đây.
Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về rau, quả của viện kinh tế

nông nghiệp: Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau,
quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh
cao. Tính đến năm 2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên
600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm 1991, [6].
Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ
Chí Minh: Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước
đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tích
tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng
3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm).


2

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạch
năm 2017 lĩnh vực trồng trọt của Cục trồng trọt tại Hà Nội, ngày 15/12/2016:
Diện tích rau ước đạt 900 nghìn ha (tăng 10 nghìn so với năm 2015), năng
suất ước đạt 177,5 tạ/ha (tăng 3,3% với năm 2015), sản lượng ước đạt gần 16
triệu tấn (tăng khoảng 650 nghìn tấn so với năm 2015) 2016,[7].
Ở nước ta diện tích rau xanh được trồng tập chung tại 3 vùng sau: Đồng
bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau
toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng này tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần
thị trường Hà Nội. Đồng bằng song cửu Long là vùng trồng rau lớn thứ 2 của
cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, Tây Nguyên cũng là
vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành
thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và cho cả thị trường xuất khẩu .
Nhìn chung trong một số năm trở lại đây diện tích đất trồng rau ở nước
ta đã có sự tăng lên nhanh chóng và đây cũng là một dấu hiệu tích cực vì đã
mang lại công ăn, việc làm, tăng nguồn thu nhập cho nhiều người dân góp
phần ổn dịnh kinh tế xã hội. Tuy nhiên bệnh cạnh mặt tích cực này thì chúng
ta lại phải đối mặt với một thực thế ràng, các sản phẩm của những người nông

dân sản xuất ra hiện nay lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm to lớn cho sức khỏe
người tiêu dùng. Bởi vì nhiều lý do thực thế tế của xã hội đó là sự hội nhật
kinh tế, quốc tế hiện nay đã khiến cho các sản phẩm nông sản của chúng ta
không còn được an toàn như trước nữa. Do thị trường mở rộng và nhu cầu
tăng cao, tuy nhiên năng suất lại không được cao do chúng ta vẫn sản xuất
theo phương pháp truyền thống nên nguồn cung bị lệch so với cầu mà giá cả
lại ngày một cao. Vì vậy những người sản xuất đã lợi dụng xu hướng này sử
dụng các loại thuốc để kích thích các loại nông sản đẩy nhanh quá trình sinh
trưởng của chúng lên để sớm được thu hoạch và cũng đồng nghĩa với việt


3

lượng thuốc tồn dư trong các loại nông sản đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm là
vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn
đã và đang được ban hành, song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát
thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp
của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng, giảm sức cạnh tranh của nông sản.
Những khó khăn mà Việt Nam chúng ta đang gặp phải hiện nay đã và
đang được một số nước có nền nông nghiệp phát tiển trên thế giới giải đáp.
Đó là để có được những nông sản sạch, an toàn thì phải có phương pháp và
qui trình sản xuất an toàn ngay từ đầu thì các nông sản khi sản xuất ra mới an
toàn và đảm bảo chất lượng. Khi nói về nông sản an toàn nhờ có phương pháp
và kỹ thuật sản xuất đặt tiêu chuẩn thì chúng ta có thể nói đến một số nước
như: Isarel, Nhật Bản....Các nước này cũng có điều kiện khí hậu tương đối
giống với điều kiện khí hậu Việt Nam chúng ta. Mới khi nhắc đến Đất nước
mặt trời mộc thì chúng ta lại nghĩ ngay đến nền nông nghiệp phát triển của đất

nước này và khi nói đến Nhật Bản thì không thể không nói đến làng
Kawakami “làng thầng kỳ” đây là ngôi làng có nền nông nghiệp phát triển
nhất Nhật Bản. Nghe nói năm 2018 trường mình có tuyển sinh viên sang Nhật
Bản thực tập, nơi thực tập lại chính là làng thần kì vì vậy em cũng là một sinh
viên năm cuối. Là một sinh viên, ngoài kiến thức, kỹ năng đã được học tại
trường thì việc đi sang nước ngoài thực tập học hỏi để mở rộng kiến thức xã
hội cũng như tần nhìn trong tương lai cũng rất cần thiết nhiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên em thực hiện đề tài: “Thực hiện quy
trình trồng cải thảo (Brassica rapa subsp. Pekinensis) tại làng Kawakami
– Nagano – Nhật Bản”


4

1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện
1.2.1. Mục tiêu
- Thực hiện được các bước trong sản xuất rau cải thảo theo quy trình kỹ
thuật sản xuất rau an toàn tại làng Kawakami - Nagano - Nhật Bản.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện quy trình kỹ thuật sản
xuất rau cải thảo tại làng Kawakami - Nagano - Nhật Bản .
1.2.2. Yêu cầu
- Cần có cái nhìn tổng quan về nền nông nghiệp trong và ngoài nước,
tìm ra điểm mạnh và yếu trong sản xuất nông nghiệp để từ đó lựa chọn, cũng
như áp dụng được các biện pháp phù hợp nhất.
- Nắm được các quy trình trồng rau, quy tắc phủ bạt nilong, kỹ thuật cải
tạo đất, bón phân và quản lý đất sau mùa vụ.
- Đánh giá được tác dụng của việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào đời sống sản xuất
- Biết cách nhìn nhận về tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất rau tại làng Kawakami nói riêng, Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

cho bản thân.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển các loài cây trồng
nói riêng vấn đề giống luôn được quan tâm đầu tiên. Vì giống là yếu tố quyết
định đến năng suất cũng như chất lượng của nông sản, cho nên việc lựa chọn
các loại giống có tiềm năng chống chịu sâu bệnh và yêu cầu ngoại cảnh tốt là
rất cần thiết. Tuy nhiên mỗi loại giống thì lại có yêu cầu riêng về các yếu tố
sinh thái và điều kiện lập địa khác nhau. Do đó trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển các loại cây trồng thì việc sử dụng các loại giống phù hợp là yêu
cầu quan trọng đầu tiên. Cải thảo là loài cây trồng có nguồn gốc từ Trung
Quốc được du nhập vào nước ta và thường được gieo trồng từ tháng 8-10
(miền bắc), tháng 7-4 năm sau (miền nam).
Cải thảo là loại rau rất được những người nông dân ưa chuộn vì có thời
gian sinh trưởng ngắn, lại cho thu hoạch cao, đồng thời khả năng thu hồi vốn
nhanh, lại là loại rau có chất lượng cao, đặc biệt trong Cải thảo có chứa các
loại Vitamin tốt cho sức khỏe người tiêu dùng như: Vitamin A, C và các chất
khoáng khác (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [2].
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải thảo
2.2.1. Nguồn gốc cây Cải thảo
Cải thảo là thành viên của họ thập tự, thuộc chi Brassica, quê hương
của nó là vùng Đông Á. Dạng tiền bối của nó là B. campestris, xuất xứ từ
vùng địa Trung Hải với khí hạu ôn hòa và ẩm. Theo Nishi (1980), thì loài này
được nhập vào Bắc Âu như là loài cây cho hạt có dầu. Sau khi nhập vào
Trung Quốc 2000 năm về trước, nó phân li thành các loài phụ khác nhau (Lee

1982), Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, loài phụ B. campetris subsp. râp


6

(cải củ) và B junce (cải lá) đã được nghi nhận ở Trung Quốc. Sau đó Cải củ
chỉ được trồng ở phía Bắc Trung Quốc, còn loại Cải thìa trắng lại được trồng
ở phía Nam vào vào thế kỷ thứ 17. Theo Li (1981) thì Cải thảo chính là con
lai giữa cải củ và cải thìa trắng tại miền trung Trung Quốc (Dẫn theo Mai Thị
Phương Anh, 1999) [1].
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ thập tự
(tính trong 100g phần ăn được)
TT

Loại rau

Nước Protein Chất xơ Canxi

Sắt

(%)

(%)

(g)

(mg)

(mg)


VitaminA

Vitam

(µgcaroten

C

eq)

(mg)

1

Cải trắng

94,2

1,7

0,7

102

2,6

2.305

53


2

Cải thảo

95,0

1,4

0,6

49

0,7

890

38

3

Cải bắp

93,0

1,6

0,8

55


0,8

280

46

4

Xulơ trắng

85,2

3,9

1.6

40

1,4

50

71

5

Xulơ xanh

89,1


3,4

0,8

86

1,4

685

111

6

Cải bắp

90,5

2,8

0,9

30

1,0

55

72


91,8

2,4

1,0

160

2,7

1. 25

73

nhánh
7

Cải xanh

Nguồn: Sự tiêu thụ thực phẩm ở Đông Á, 1972. FAO)
2.2.2. Sự phân bố của cây Cải thảo
Cải thảo hay Bắp cải Trung Quốc (Brassica rapa subsp. pekinensis) có
nguồn gốc từ Trung Quốc và là một các loại rau được trồng rộng rãi nhất ở
Châu Á (Pham Anh Tuan et al., 2012) [10, 11].
Từ Trung Quốc Cải thảo được nhập vào Nhật Bản khoảng năm 1866,
sau năm 1920 Cải thảo mới được phát triển rộng rãi ở Nhật Bản.
Ở Triều Tiên Cải thảo được mô tả từ thế kỷ thứ 14, tuy nhiên thì mãi đến
thế kỷ thứ 19 mới trở thành cây rau quan trọng nhất tại đất nước Triều Tiên.



7

Ở Pháp Cải thảo đã được Pepi mô tả đầu tiên vào năm 1840. Còn ở Mỹ
Cải thảo được quan tâm từ năm 1883 và được nhập vào đất nước Anh Quốc
năm 1887.
Cải thảo du nhập vào các nước Nam Á tương đối muộn, vài năm gần
đây mới trở nên phổ biến ở Malaisia, Inđônêsia và tây Ấn Độ. Ở các nước này
Cải thảo chủ yếu được trồng vào mùa lạnh, khô ở đồng bằng của vùng cận
nhiệt đới, còn ở vùng núi cao nhiệt đới thì trồng quanh năm. Ngày nay nhờ có
các chương trình lai tạo giống tiên tiến nên Cải thảo có thể trồng được tại các
vùng đồng bằng nhiệt đới [10].
Hiện nay Cải thảo đã có thể trồng được cả ở Bắc Mỹ, Tây Âu và được
trồng như cây ôn đới (Mai Thị Phương Anh, 1999) [1].
2.2.3. Phân loại cây Cải thảo
Cải thảo (Brassica rapa subsp. pekinensis) thuộc: giới (Plantae), Bộ
(Brassicales), Họ (Brassicaceae), Chi (Brassica), Loài (Brassica rapa).
Dựa theo hình dạng, kích thước và các tổ chức của bắp đã phân Cải
thảo thành 3 nhóm chính sau (Dixon, 2007) [8]:
 Brassica campestris var. cephalata: Đây là nhóm có bắp cặt với hình
dạng khác nhau, chồi cuối phát triển mạnh, đỉnh bắp có thể phẳng, tròn hoặc
lồi, bắp có hình trứng ngược, hình trái xoăn.
 Brassica campestris var. cylindrical: Đây là nhóm có bắp chặt hình
dài thẳng đứng, có thể có hoặc không có các lá cuộn trên đỉnh. Bắp hơi nhọn
phía trên đỉnh.
 Brassica campestris var. laxa: Đây là nhóm có bắp mở, không chặt,
có màu vàng hoặc trắng vàng. Trên đỉnh và viền phía trên bắp có thể thẳng
hoặc hơi cong ra ngoài
Ngoài ra còn có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, trọng lượng
bắp, độ chặt bắp, số lượng lá và màu sắc lá…



8

Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau và dao
động từ 55 – 110 ngày tính từ khi gieo đến lúc thu hoạch sản phẩm. Số lượng
lá của các giống cũng khác nhau chúng dao động từ 20 đến 150 lá/cây. Thậm
chí ngay cả hệ rễ cũng có trọng lượng khác nhau, từ vài gram cho đến 10kg ở
một số giống (Dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 1999) [1].
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo
Cải thảo hay còn gọi là cải bao, cải cuốn, thuộc họ cải, có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Cải thảo có màu sắc gần giống với bắp cải, tuy nhiên lớp lá bên
ngoài có màu xanh đậm, lá non bên trong có màu xanh nhạt, cuốn trong cùng
có màu trắng. Cải thảo không chỉ là rau ăn lá bình thường mà còn có tác dụng
là thuốc [9]. Theo Đông y, Cải thảo có tính mát, vị ngọt, có công dụng hạ khí,
giúp thanh nhiệt, làm giảm cảm giác rát ở cổ họng, đỡ ho, bổ ích thường vị.
Còn theo nghiên cứu của khoa học hiện đại thì giá trị ding dưỡng có trong
100g cải thảo gồm có:
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải thảo
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Cacbonhydrate
Vitamin A
Vitamin C
Protein
Canxi
Sắt
Magie
Photpho

Kali
Kẽm
Natri
Mangan

2.2 g
242IU
20.5 mg
1.0 g
58,5 mg
0.2 mg
9.9 mg
22 mg
181 mg
0.2 mg
6.8 mg
0.1 mg

(Nguồn: />

9

Ngoài những lợi ích trên thì cải thảo còn có thể được sử dụng làm
thuốc chữa một số loại bệnh như sau:
- Cải thảo dùng chữa sốt: Những người thường bị bệnh trường nhiệt,
sốt rét hoặc các bệnh khiến tình trạng sốt kéo dài, khi bị sốt thì hay kém ăn
hoặc không muốn ăn gì. vì vậy có thể dùng cải thảo nấu canh cho người bệnh
ăn vừa bổ lại hạ sốt cho người bệnh.
- Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, các loại
rau thuộc họ cải như xúp lơ xanh, xúp lơ trắng, bong cải, bắp cải, cải thảo…có

thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như: Ung thư buồng trứng, ung thư
thận, ung thư tụy nhờ vào các hợp chất có trong cải thảo như glucosinolat, acid
sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic [14].
2.2.5. Giá trị kinh tế cây Cải thảo
Cải thảo chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực nói
chung và các loại rau nói riêng. Các loại cây lương thực như: Ngô, lúa, khoai,
sắn… chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người. còn các loại cây thực
phẩm như: Rau, đậu…nhằm bổ sung các loại dinh dưỡng khác. Trong các loại
rau thì cải thảo được gieo trồng nhiều chiếm một diện tích đáng kể trong cơ
cấu các loại rau. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch ngắn nhờ
vậy nó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo công ăn, việc làm cho
những người nông dân ở các khu vưc nông thôn. Ngoài ra cải thảo cũng là
loại rau dễ trồng cũng không phải chăm sóc nhiều, sâu bệnh hại cũng ít, lá cải
thảo tương đối cao và to nên khi cai thảo phát triền rồi thì cỏ dại cũng không
xâm nhập vào được do lá cải thảo che kín hết mặt đất vì vậy cũng hạn chế
được cỏ dại phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân (Nguyễn
Công Hoan và cs, 1995) [3].


10

2.2.6. Đặc điểm thực vật học của cải thảo
 Rễ
Cải thảo có hệ rễ chùm rất phát triển với sự phân nhánh mạnh. Khi mà
các lá thật phát triển trên mặt đất thì rễ chính tiếp tục ăn sâu xuống đất và từ
đó bắt đầu hình thành các rễ ngang. Đầu tiên ở giai đoạn cây con cải thảo có
rễ cọc, nhưng do việc cấy chuyền nên rễ này bị đứt sau đó rễ chùm phát triển
mạnh. Thời gian đầu các rễ chùm chỉ phát triển trên lớp đất mặt. Ở vào giai
đoạn cây trưởng thành thì hệ rễ ăn sâu xuống tầng đất phía dưới mặt đất 35
cm và ăn rộng 40 cm. tuy nhiên khi vào giai đoạn sinh sản thì hệ rễ còn phát

triển mạnh hơn nữa.
 Thân
Trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, thân không phân nhánh,
không dài quá 20 cm. Trong thời gian này thân tiếp tục lớn lên, đường kính ở
phần gốc thân rộng từ 4 – 7 cm. Khi cây ở vào giai đoạn sinh trưởng sinh
thực, thân sẽ tiếp tục dài ra có khi đạt tới 60 đến 100 cm, xuất hiện các cành
cấp I, II, thường thì các cành phía dưới dài hơn cành phía trên.
 Lá
Dạng lá biến đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng:
- Lá mầm: Có 2 đốt, hình thận và mộc đối nhâu. Lượng dinh dưỡng dự
trữ trong lá mầm cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu sau khi nảy mầm. Sâu đó
lá mầm sẽ yếu dần và chết.
- Lá gốc: Có 2 lá thật mộc đối nhâu trên thân tại cùng một độ cao, hình
thật tự. Các lá gốc thường dài, có cuống, dài trung bình từ 8 – 15 cm. Sau vài
tuần những lá này sẽ già và chết đi.
- Lá không cuốn: Các lá mọc vòng xung quanh trục chính của thân. Mép
lá gợn song, nhưng có hình chữ V tại đáy của bản lá. Những lá của vòng trong
cùng thường nhỏ, và lớn lên cùng với sự sinh trưởng của cây. Các lá trưởng


11

thành nhưng chưa cuốn lớn lên rất nhanh và trải rộng ra. Chúng là những lá rất
cần cho các lá phía trong để hình thành bắp. Các lá này là bộ phận thực hiện
chức năng quang hợp để cung cấp dinh dưỡng cho các lá bên trong.
- Lá bắp: Các lá ngoài cùng của bắp thường có cuống dài, hẹp, hình
trứng. Còn các lá bắp bên trong lại có bề ngang phát triển trong khi chiều dài
ngắn lại và tỷ lệ rộng dài tương đối.
- Lá thân: Là những lá mọc lên từ thân hoặc cành hoa. Cuống của
những lá này rộng và chặt lại, bó chặt lấy cành hoa. Lá có hình trứng ngược,

nhỏ hơn rất nhiều so với các lá không cuốn bắp và rất mịn.
 Hoa
Cành hoa đơn giản, dài, không xác định. Các hoa riêng biệt được giữ
trên thân chính của cành hoa. Hoa lưỡng tính gồm 4 dài, 4 cánh, 6 ống phấn
trong đó có 2 ngắn, 4 dài, 2 lá noãn. 2 lá noãn này hình thành bầu nhụy với
rãnh giả và hai hàng noãn cong. Các cánh hoa màu vàng sáng mọc chéo nhau
nên được gọi là họ thập tự.
 Qủa
Qủa cảu cải thảo thuộc nhóm quả giác, có chiều dài khoảng 7 cm, rộng
3,5 cm với hai rãnh chứa hạt nằm dọc bên rìa vách giả. Trong quả chứa từ 10
– 25 hạt, quả đạt kích thước tối đa sau khi hoa nở 3 – 4 tuần. Khi quả chín
hoàn toàn, khô, vở quả nứt dọc và hạt già rơi ra ngoài.
 Hạt
Hạt cải thảo có hình tròn hoặc hình trứng. Có đường kính khoảng 1- 2
mm, đầu tiên có màu nâu trắng, sau đó chuyển thành màu đen xám. Hạt cí
noãn hữu thụ. Sauk hi thụ tinh nội nhũ phát triển nhưng phôi lại phát triển
muộn hơn vài ngày, thậm chí sau hai tuần vẫn còn rất nhỏ. Chất dinh dưỡng
được dự trữ trong lá mầm gấp lại với nhau. Rễ nhỏ nằm giữa hai lá mầm.
Trọng lượng 1000 hạt khoảng 3g (Dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 1999) [1].


12

2.3. Tổng quan về cơ sở thực tập
2.3.1. Gới thiệu chung về làng kawakamki
 Diện tích (S): 209,61 km2
Kinh độ: 1380 34′ 54′′
Vĩ độ: 350 58′ 19′′
Độ cao trung bình so với mực nước biển: 1185 m
Cao nhất: 2595 m

Thấp nhất 1110 m
 Tổng diện tích: 20961 ha
Cao nguyên: 328 ha 1%
Ruộng: 1882 ha 9%
Đất rừng 11864 ha 56,6%
Đất ở: 155 ha 0,9%
Đất khác: 6732 ha 32,5%
 Nhiệt độ
Nhiệt độ cao nhất tháng 8: > 30 độ
Nhiệt độ thấp nhất tháng 2: - 18 độ
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 20,6 độ
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: -3,7 độ
Nhiệt độ trung bình năm: 8,1 độ
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình: 83,4 mm
Lượng mưa cao nhất tháng 9: 260 mm
Lượng mưa thất nhất tháng 11: 20 mm
 Dân số
Năm 2010: 566 hộ
Hộ chuyên sâu sản xuất nông nghiệp: 356 hộ


13

Chuyên cấp độ 1: 152 hộ
Số khác: 58 hộ
Dân số sản xuất nông nghiệp:
• Năm 2010: 2646 người
Nam 1357 người
Nữ 1289 người

Trong đó hơn 60% là người già
• Năm 2017: 2985 người
Làng Kawakami có tỉ lệ người già ngoài độ tuổi lao động rất cao, người
trong độ tuổi lao chiến một con số khá là nhỏ. Sản xuất nông nghiệp lao động
chân tay là chủ yêu cho nên làng Kawakami đang thiếu hụt nguồn lao động,
hàng năm nguồn lao động nước ngoài đều tăng lên. Bên cạnh đấy để khắc
phục tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, họ không ngừng đổi mới, cải tiến,
ứng dụng khoa học – công nghệ vào thực tế sản xuất để tăng năng xuất cây
trồng và giảm thiểu nguồn nhân lực (Lý Seo Châu, 2017) [4].
2.3.2. Giới thiệu chung về gia đình thực tập
Gia đình ông: Sahara Hideki gồm có 7 người: Trong đó lao động chính
là 04 người gồm: Ông Sahara, vợ ông Sahara cùng với 2 ông, bà. Còn em gái
của ông đang làm việc trong cơ quan nhà nước và 3 đứa con đang học cấp I
tại làng Kawakami. Ngoài ra còn có 2 sinh viên thực tập tại gia đình. Gia đình
ông đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và giúp sinh viên học
tập, làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tiến.
2.4. Tình hình sản xuất rau trong nước và thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
- Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:
vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuất
rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát


14

triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có
hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút
nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất
ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao. Với ý
nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo

hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên rau được phát triển và trở thành một ngành sản
xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
- Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước
nên dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông
thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại
dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa
thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển
và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất
khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp,
bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng sản
xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây
những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm
cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về
quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản
xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông
dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều


15

chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất
cao (4-3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khác nhau, song mức độ
không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau

được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và
sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015 - 2016
STT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

1

Diện tích

890.202

907.771

2

Năng suất( tấn/ha)


145.269

148.858

3

Sản lượng

12.931.876

13.512.879
(Nguồn: FAO,2010)

Theo số liệu của FAO cho ta thấy tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
các năm gần đây cho thấy diện tích trồng rau năm 2015 đạt 890.202 ha, năng
suất đạt 145.269 tấn/ha còn sản lượng đạt 12.931.867 tấn so với năm 2016 thì
tình hình sản suất rau tăng về diện tích đạt 907.771 ha, sản lượng đạt
13.512.879 tấn còn năng suất đạt 148.858 tấn/ha (Nguyễn Thị Hiền,
2018).[5].


×