Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ (Dành cho cơ sở mới của Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 102 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DỰ ÁN HỖ TRỢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ CHỦ (SAHEP)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
(Dành cho cơ sở mới của Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12)

Ngày 18 tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................................... 1
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ ...................................................................................................................... 4
TÓM TẮT ..................................................................................................................................................... 9
I. GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................... 11
1.1 Giới thiệu Dự án ............................................................................................................................ 11
1.1.1 Mục tiêu Phát triển Dự án.......................................................................................................... 11
1.1.2 Đối tượng hưởng lợi dự án ........................................................................................................ 11
1.1.3 Mô tả Dự án ............................................................................................................................... 11
1.2 Tiểu dự án trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh........................................ 12
1.3 Mục tiêu của Kế Hoạch Hành Động Tái Định Cư (RAP) ......................................................... 13
II. PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ............................................. 14
2.1 Phạm Vi Tác Động của Dự Án .................................................................................................... 14
2.1.1 Hộ bị ảnh hưởng ........................................................................................................................ 14
2.1.2 Tác Động về đất ......................................................................................................................... 14
2.1.3 Ảnh hưởng về Nhà ở và Vật kiến trúc ........................................................................................ 15
2.1.4 Ảnh hưởng về Cây cối và Hoa màu: ........................................................................................... 16
2.1.5 Ảnh hưởng Kinh doanh .............................................................................................................. 16
2.1.6. Ảnh hưởng về Mồ mả ............................................................................................................... 16
2.1.7 Ảnh hưởng về Công trình Công cộng ......................................................................................... 16


2.1.8 Ảnh hưởng về Sinh kế ................................................................................................................ 16
2.1.9 Tác động tích lũy ........................................................................................................................ 17
2.1.10 Tác động tạm thời .................................................................................................................... 17
2.2 Biện pháp giảm thiểu .................................................................................................................... 17
III. THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG....................................... 18
3.1 Mục đích của Khảo sát Kinh tế -Xã hội và Phương pháp khảo sát ....................................... 18
3.1.1 Mục đích..................................................................................................................................... 18
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 18
3.2 Tình hình chung về Kinh tế - Xã hội của Khu vực Tiểu dự án ............................................... 19
3.3 Kết quả điều tra Kinh tế - Xã hội đối với hộ bị ảnh hưởng ...................................................... 21
3.3.1 Qui mô hộ................................................................................................................................... 21
1


3.3.2 Cấu trúc tuổi............................................................................................................................... 21
3.3.3 Trình độ học vấn ........................................................................................................................ 21
3.3.4 Phân tích giới.............................................................................................................................. 22
3.3.5 Mức sống ................................................................................................................................... 24
3.3.6 Hộ dễ bị tổn thương................................................................................................................... 27
3.3.7 Tác động đối với Sinh kế ............................................................................................................ 27
IV. PHỔ BIẾN THÔNG TIN, THAM VẤN VÀ THAM GIA ................................................................... 28
4.1 Mục tiêu phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia.................................................................. 28
4.2 Các bên liên quan.......................................................................................................................... 28
4.3 Phương pháp phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia ........................................................ 28
4.3.1 Phương pháp và Kỹ thuật........................................................................................................... 28
4.3.2 Phổ biến thông tin và tham vấn trong quá trình chuẩn bị dự án .............................................. 29
4.4. Cơ chế phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia trong quá trình thực hiện RAP ............ 33
V. NGUYÊN TẮC VÀ CHÍNH SÁCH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHỤC HỒI
SINH KẾ .................................................................................................................................................... 34
5.1 Nguyên tắc chung .......................................................................................................................... 34

5.1.1 Nguyên tắc bồi thường và hỗ trợ............................................................................................... 34
5.1.2 Nguyên tắc Tái định cư .............................................................................................................. 34
5.2 Tiêu Chí Hợp Lệ Và Quyền Lợi ................................................................................................... 35
5.2.1 Tiêu Chí Hợp Lệ .......................................................................................................................... 35
5.2.2 Quyền lợi .................................................................................................................................... 36
5.3 Chính sách bồi thường và Hỗ trợ ............................................................................................... 36
5.3.1 Bồi thường các tác động vĩnh viễn............................................................................................. 36
5.3.2 Chính sách bồi thường cho các tác động tạm thời (trong thời gian thi công) ........................... 42
5.3.3 Trợ cấp ....................................................................................................................................... 43
5.2.4 Chương trình phục hồi sinh kế ................................................................................................... 46
5.4 Ma trận Quyền lợi .......................................................................................................................... 47
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................................................................................................... 47
6.1 Trách nhiệm của các bên liên quan ............................................................................................ 47
6.2 Cập nhật RAP ................................................................................................................................ 51
6.2.1 Các vấn đề cần lưu ý khi cập nhật RAP ...................................................................................... 51
6.2.2 Phê duyệt RAP cập nhật ............................................................................................................. 51
6.3 Thực hiện RAP............................................................................................................................... 51

2


6.3.2 Bố trí Tái định cư ........................................................................................................................ 52
6.3.3 Hành động Giới .......................................................................................................................... 54
6.3.4 Chương trình Phục hồi Sinh kế .................................................................................................. 55
6.3.5 Kế hoạch thực hiện .................................................................................................................... 58
VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI................................................................................................. 59
7.1 Yêu cầu về cơ chế giải quyết khiếu nại ..................................................................................... 59
7.2 Quy trình giải quyết khiếu nại ...................................................................................................... 59
7.3 Quản lý khiếu nại & giám sát ....................................................................................................... 60
VIII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ .............................................................................................................. 61

8.1 Mục đích .......................................................................................................................................... 61
8.2 Giám sát nội bộ .............................................................................................................................. 61
8.2.1 Yêu cầu giám sát nội bộ ............................................................................................................. 61
8.2.2 Các chỉ số giám sát nội bộ chính ................................................................................................ 61
8.3 Giám sát độc lập ............................................................................................................................ 62
8.3.1 Mục tiêu ..................................................................................................................................... 62
8.3.2 Nhiệm vụ của tư vấn giám sát độc lập ....................................................................................... 62
8.3.3 Các chỉ số giám sát độc lập chính............................................................................................... 63
8.3.4 Thời gian Giám sát Độc lập ........................................................................................................ 63
IX. CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH ................................................................................................................. 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................... 67
Phụ lục 1 – Ma trận quyền lợi ............................................................................................................ 68
Phụ lục 2 – Một vài ý kiến tham vấn của hộ bị ảnh hưởng (tổng hợp từ khảo sát Kinh tế xã
hội) .......................................................................................................................................................... 80
Phụ lục 3 – Các Chỉ số Giám sát và Đánh giá thực hiện RAP ..................................................... 81
Phụ lục 4 – Bản đồ vị trí dự án........................................................................................................... 84
Phụ lục 5 – Phối cảnh khu vực xây dựng mà NHTG tài trợ ......................................................... 84
Phụ lục 6 – Bảng câu hỏi Khảo sát Kinh tế - Xã hội Hộ gia đình ................................................. 85
Phụ lục 7 – Một số hình ảnh hiện trường ...................................................................................... 100
Phụ lục 8 – Một số thông tin điển hình cần có trong Sổ thông tin dự án................................... 101

3


ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
Là những người, do tác động trực tiếp của Dự án và không có sự
đồng ý hoặc quyền lựa chọn, bị (a) di dời hoặc mất nơi ở, (b) mất tài
sản hoặc tiếp cận tới tài sản, hoặc (c) mất nguồn thu nhập, hoặc
phương tiện sinh kế, dù họ có di dời tới nơi khác hay không.



Những người có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng (vĩnh viễn
hoặc tạm thời) bởi Dự án;



Những người có đất ở/nhàbị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn
toàn (vĩnh viễn hoặc tạm thời) bởi Dự án;
Những người có nhà thuê bị ảnh hưởng (vĩnh viễn hoặc tạm
thời) bởi Dự án;


Người bị ảnh hưởng





Ngày khoá sổ

Những người có kinh doanh, bao gôm nông nghiệp và phi
nông nghiệp, hoặc nơi làm việc bị ảnh hưởng (vĩnh viễn
hoặc tạm thời) bởi Dự án;
Những người có cây cối và hoa màu (hang năm và lâu năm)
bị ảnh hưởng bởi Dự án;



Những người có tài sản hoặc tiếp cận tài sản bị ảnh hưởng
hoặc hạn chế một phần hoặc hoàn toàn bởi Dự án;




Những người lấn chiếm khu vực an toàn công cộng (như
hành lang an toàn giao thông) thường là người nghèo và phụ
thuọc vào các hoạt động kinh doanh bán lẻ (tại khu vực hành
lang) cho các hoạt động tạo thu nhập.

Là ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo thu
hồi đất cho dự án liên quan (Khoản 1, điều 67 Luật Đất đai 2013)
và gửi tới tất cả các hộ bị ảnh hưởng được xác định. Đối với dự án
này, ngày khoá sổ là ngày 16/8/2016.
Với ngày khoá sổ thống kê này, người lấn chiếm khu vực dự án sau
ngày khoá sổ không có quyền nhận bồi thường, hoặc bất kỳ hình
thức hỗ trợ tái định cư nào.

Tiêu chuẩn hợp lệ

Là các tiêu chí được xây dựng phù hợp với Chính sách OP 4.12 của
Ngân hang Thế giới để xác định người bị ảnh hưởng dựa trên a) sở
hữu đất của người bị ảnh hưởng và b) mức độ tác động, bao gồm:


Những người có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng (vĩnh viễn hoặc
tạm thời) bởi Dự án;
4





Những người có đất ở/nhàbị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn
toàn (vĩnh viễn hoặc tạm thời) bởi Dự án;



Những người có nhà thuê bị ảnh hưởng (vĩnh viễn hoặc tạm
thời) bởi Dự án;
Những người có kinh doanh, bao gôm nông nghiệp và phi nông
nghiệp, hoặc nơi làm việc bị ảnh hưởng (vĩnh viễn hoặc tạm
thời) bởi Dự án;





Những người có cây cối và hoa màu (hang năm và lâu năm) bị
ảnh hưởng bởi Dự án;



Những người có tài sản hoặc tiếp cận tài sản bị ảnh hưởng hoặc
hạn chế một phần hoặc hoàn toàn bởi Dự án;



Những người lấn chiếm khu vực an toàn công cộng (như hành
lang an toàn giao thông) thường là người nghèo và phụ thuọc
vào các hoạt động kinh doanh bán lẻ (tại khu vực hành lang)
cho các hoạt động tạo thu nhập.
Những người thuê nhà ở.




Tái định cư

Bao gồm tất cả các thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi
việc thu đất và hạn chế sự tiếp cận tài sản, cùng với các biện pháp
bồi thường và khắc phục hậu quả sau đó. Tái định cư không được
hạn chế ở sự di dời nhà ở. Tái định cư có thể, tùy từng trường hợp,
bao gồm (i) thu hồi đất và công trình trên đất, bao gồm cả các hoạt
động kinh doanh; (ii) di dời nhà cửa; và (iii) những biện pháp khôi
phục nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức
sống của những người bị ảnh hưởng.

Chi phí Đầu tư vào đất
còn lại

Bao gồm các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất (đối
với mục đích sử dụng đất) nhưng chưa phục hồi hết tại thời điểm
đất bị thu hồi. Chi phí này bao gồm các chi phí cho: a) đắp đất, b)
cải thiện độ phì của đất, chống xói mòn đất (cho mục đích nông
nghiệp), c) chuẩn bị nền (cho mục đích kinh doanh), d) đầu tư khác
cho phù hợp với mục đích sử dụng đất (theo quy định tại Điều 7 của
Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh ban hành ngày
15 tháng năm 2015.

Chi phí thay thế

Mức bồi thường đủ thay thế tài sản đã mất và chi trả cho các chi phí
giao dịch, trong đó có thể bao gồm các loại thuế, phí, vận chuyển,

lao động v.v... liên quan đến đất đai và kiến trúc. "Chi phí thay thế"
5


được định nghĩa như sau: Đối với đất nông nghiệp, đó là giá trị thị
trường tại thời điểm trước dự án hoặc tại thời điểm thực hiện bồi
thường, tùy theo mức nào cao hơn của đất có tiềm năng sản xuất
tương đương hoặc có giá trị sử dụng tương đương nằm trong khu
vực gần diện tích đất bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí chuẩn bị đất
để đất có mức giá trị tương tự như mức của đất bị ảnh hưởng, cộng
thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với
đất ở các khu vực đô thị, đó là giá trị thị trường của đất tại thời điểm
thực hiện bồi thường, có cùng diện tích và mục đích sử dụng, với
các công trình hạ tầng và dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn, và nằm
gần mảnh đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay
thuế chuyển nhượng nào. Đối với nhà ở và các công trình kiến trúc
khác, đó là giá thị trườngcủa nguyên vật liệu để xây nhà/công trình
thay thế với một diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự hay tốt
hơn nhà ở hay công trình bị ảnh hưởng, hoặc để sửa chữa một phần
của nhà/công trình bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí nhân công và
nhà thầu, cộng thêm chi phí đăng ký và thuế chuyển nhượng nếu có.
Quyền lợi

Bao gồm gói bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thiết kế cho
những người bị ảnh hưởng hợp lệ của dự án.

Là các hoạt động được thực hiện nhằm hỗ trợ người bị ảnh hưởng
Chương trình phục hồi nặng do mất nguồn thu nhập hoặc phương tiện sinh kế nhằm phục
sinh kế
hồi thu nhập và mức sống bằng mức trước khi có dự án.


Các bên liên quan

Tất cả các cá nhân, nhóm, tổ chức và cơ quan có quan tâm và có
khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc có khả năng tác động tới dự
án.

Hộ bị ảnh hưởng nặng

Các hộ bị mất 20% (10% đối với hộ nghèo/cận nghèo/dễ bị tổn
thương) tổng diện tích đất và/hoặc phải tái định cư

Nhóm dễ bị tổn
thương

Những người bị ảnh hưởng do ảnh hưởng kinh tế và di dời bị ảnh
hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư khác và
những người bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ trợ để
phát triển lợi ích của họ từ dự án, bao gồm (i) hộ có phụ nữ làm chủ
hộ có người phụ thuộc; (ii) hộ gia đình chính sách; (iii) hộ
nghèo/cận nghèo được xác định bởi chuẩn nghèo quốc gia; (iv)
người không có đất; và (v) người già neo đơn.
6


7


8



TÓM TẮT
Kế hoạch Hành động Tái định cư này (sau đây gọi tắc là RAP) được chuẩn bị cho việc xây dựng
cơ sở mới của Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh (ĐHCN TP HCM). RAP gồm các thông
tin quan trọng về tác động của dự án; biện pháp giảm thiểu; phương án bồi thường; ma trận
quyền lợi; biện pháp phục hồi sinh kế cho các hộ bị ảnh hưởng nặng; tổ chức thực hiện; cơ chế
công bố thông tin, tư vấn và tham gia; cơ chế giải quyết khiếu nại; cơ chế giám sát và đánh giá;
và ước tính chi phí thực hiện RAP.
Qui mô tác động. Việc xây dựng các cơ sở mới của ĐHCN TP HCM tại phường Tân Chánh
Hiệp, Quận 12 thu hồi 267.019 m2 đất, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 240.252m2, diện
tích đất ở là 19.399m2 và đất công là 7.367,7 m2. Việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến khoảng 331
hộ gia đình và một công ty (trong đó 263 hộ gia đình là chủ sở hữu đất, còn 68 hộ là hộ thuê nhà
ở trên gia đất người khác). Số hộ bị ảnh hưởng nặng là 230 (trong đó 182 hộ bị mất từ 10% diện
tích đất nông nghiệp trở lên và 82 hộ phải di dời). Số lượng hộ có kinh doanh bị ảnh hưởng là 38,
và số lượng hộ dễ bị tổn thương là 22 (có 2 người nghèo, 14 phụ nữ làm chủ hộ [có người phụ
thuộc], và 6 hộ thuộc diện gia đình chính sách). Bên cạnh đó, dự án cũng hoàn toàn và một phần
105 ngôi nhà, 27.751 m2 các loại cây trồng, 2.963 cây, và 31 ngôi mộ. Việc xây dựng trường
mới cũng có thể gây ra một số tác động tạm thời, làm ảnh hưởng môi trường, giao thông địa
phương, và các cơ sở kinh doanh lân cận. Các nỗ lực sẽ được thực hiện để tránh hoặc giảm thiểu
những tác động tạm thời bằng cách tìm các biện pháp xây dựng phù hợp.
Biện pháp giảm thiểu. Ngoài việc bồi thường về tài sản cho các hộ bị ảnh hưởng, ĐHCN TP
HCM còn nỗ lực thông qua các biện pháp khác, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tiềm
tàng. Chẳng hạn, sẽ thông báo sớm cho những hộ bị ảnh hưởng về kế hoạch thu hồi đất (vd. 90
ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất ở) để hộ bị ảnh hưởng chủ động chuẩn bị.
Khu tái định cư sẽ được xây dựng gần nơi sinh sống hiện tại của hộ bị ảnh hưởng. Trong quá
trình tái định cư, hộ bị ảnh hưởng sẽ được tham vấn thường xuyên để thu thập ý kiến, làm cơ sở
tránh và giảm thiểu tác động tiêu cực. Hộ có kinh doanh ngay tại nhà sẽ được tạo điều kiện sinh
hoạt và kinh doanh cho đến khi nơi ở mới của họ đã hoàn chỉnh để chuyển đến. Nhà thầu thi
công cũng sẽ thực thi các biện pháp cần thiết để tránh tối đa các tác động tiêu cực trong suốt quá
trình thi công. Ban QLDA và cộng đồng cũng sẽ tích cực tham gia vào công tác giám sát để hạn

chế tối đa các tác động tiêu cực.
Khảo sát KT-XH - thu thập thông tin về a) dân số, b) nghề nghiệp, c) mức sống (gồm thu nhập,
chi tiêu, tín dụng, tình hình sức khỏe, vệ sinh môi trường, tình hình sủ dụng nước, quan hệ/tham
gia cộng đồng, d) tính dễ bị tỗn thương của hộ bị ảnh hưởng, e) tác động của dự án đối với tài
sản con người, kể cả tác động tích lũy của từng hộ, f) tham vấn với người dân về tác động của dự
9


án. Trên cơ sở Khảo sát KT-XH, các thông tin thu thập được phân tích để đánh giá tác động tiềm
tàng tổng thể của dự án để chuẩn bị các Ma Trận Quyền Lợi, và đề xuất định hướng thực hiện
chương trình phục hồi sinh kế. Chi tiết được trình bày ở Chương III.
Công bố thông tin, tham vấn cộng đồng và tham gia – hướng dẫn cách công bố thông tin,
tham vấn cộng đồng, và khuyến sự tham gia của người dân để đảm bảo thông tin trao đồi hiệu
quả giữa chủ dự án và các bên liên quan của dự án. Việc trao đổi thông tin hiệu quả cũng nhằm
đảm bảo người bị ảnh hưởng và nhóm không bị ảnh hưởng hiểu rõ mục đích tiểu dự án, tác động
tích cực cũng như tiêu cực của tiểu dự án, cũng như chính sách về tái định cư không tự nguyện.
Hướng dẫn này cũng nhằm đảm bảo người bị ảnh hưởng tham gia vào tất cả các giai đoạn của
quá trình thực hiện kế hoạch tái định cư và có thể tiếp cận tất cả các thông tin dự án và phản hồi
ý kiến của họ - hỗ trợ công tác thiết kế tiểu dự án và tìm các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu
cực của dự án.
Các nguyên tắc và Chính sách bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư và Phục hồi Sinh kế – thiết
lập nguyên tắc, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phục hồi sinh kế đối với hộ bị ảnh
hưởng. Phần này trình bày chi tiết thông tin về chính sách bồi thường, các biện pháp hỗ trợ và
phục hồi sinh kế.
Tổ chức thực hiện – trình bày trách nhiệm của các bên liên quan của dự án, bao gồm các bước
chuẩn bị, cập nhật và thực hiện RAP.
Cơ chế giải quyết khiếu nại – hướng dẫn cách giải quyết các khiếu nại có thể phát sinh trong
trình thực hiện RAP.
Giám sát và đánh giá – mô tả cách theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện RAP. Phần này
cũng hướng dẫn ngắn gọn cách thực hiện công tác giám sát nội bộ và giám sát độc lập.

Chi phí và ngân sách – cung cấp dự toán chi phí và bố trí ngân sách cho việc thực hiện RAP.

10


I. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu Dự án
1.1.1 Mục tiêu Phát triển Dự án
Mục tiêu phát triển của dự án (PDO) là nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và quản lý tại
các trường đại học được lựa chọn và tăng cường quản lý hệ thống giáo dục đại học.
1.1.2 Đối tượng hưởng lợi dự án
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Dự án gồm: (i) hơn 30.000 sinh viên của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam (VNUA), Đại học Bách khoa (HUST) và Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh (IUH); (ii) 3.000 giảng viên và nhà nghiên cứu từ VNUA, HUST, và IUH – sẽ hưởng
lợi các hỗ trợ và cơ sở nghiên cứu với chất lượng tốt hơn; (iii) 500.000 sinh viên và giảng viên từ
các trường đại học khác nhau được hưởng lợi từ việc tiếp cận thư viện kỹ thuật số được phát
triển trong khuôn khổ dự án; (iv) các Bộ và Ủy Ban Nhân Dân các Tỉnh có thể truy cập Hệ thống
Thông tin Quản lý Giáo dục Đại học (HEMIS) cập nhật và toàn diện; và (v) cán bộ thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Người hưởng lợi gián tiếp là những đơn vị sử dụng nguồn lực và hợp tác với các trường đại học
trên trong công tác nghiên cứu và giáo dục. Ngoài ra, một số nông dân cũng sẽ được hưởng lợi từ
công nghệ mới được chuyển giao bởi các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
1.1.3 Mô tả Dự án
Tham gia hưởng lợi dự án gồm có bốn trường đại học: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
(VNUA), Đại học Bách khoa (HUST), Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) tọa
lạc tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án bao gồm ba hợp phần nhằm hỗ trợ thực hiện
chính sách tự chủ đại học của Chính phủ Việt Nam.
Hợp phần 1: Tăng cường các trường đại học tự chủ kiểu mẫu- US$153,6 triệu
Hợp phần này sẽ hỗ trợ các trường đại học tự chủ được lựa chọn bằng cách tăng cường sự liên

quan và chất lượng giáo dục và nghiên cứu. VNUA, HUST và IUH đã được xác định là đối
tượng hưởng lợi của dự án. Mỗi trường đại học sẽ thực hiện các hợp phần độc lập như sau.
Tiểu hợp phần 1: VNUA – viện nghiên cứu và giáo dục nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Tiểu hợp phần 2: HUST – viện giáo dục và nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hàng đầu Việt Nam.
Tiểu hợp phần 3: IUH –tổ chức giáo dục và nghiên cứu kiểu mẫu trong khoa học và công nghệ theo
định hướng thực tế tại Việt Nam

11


Hợp phần 2: Hỗ trợ toàn ngành về hệ thống thông tin quản lý (MIS) và thư viện đại học –
US$15,4 triệu
Hợp phần này sẽ hỗ trợ (i) phát triển thư viện điện tử cho các ngành khoa học xã hội để tất cả các
trường đại học với các ngành khoa học xã hội và kinh tế được hưởng lợi. Tiểu hợp phần này sẽ
được quản lý bởi Trường Đại học Kinh tế quốc dân; và (ii) phát triển một hệ thống thông tin
quản lý đối với các tổ chức giáo dục đại học (được quản lý bởi Cục CNTT Bộ GD-ĐT). Hệ
thống này là cần thiết để tương thích với các hệ thống quản lý hiện tại của các tổ chức giáo dục
đại học tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí trong việc nhập dữ liệu và giám sát.
Hợp phần 3: Quản lý dự án, chia sẻ kiến thức và Giám sát & Đánh giá- US$1,5 triệu
Hợp phần này sẽ được quản lý bởi Bộ GD-ĐT để giám sát toàn bộ dự án và mở rộng ảnh hưởng
đến toàn ngành. Hợp phần này sẽ hỗ trợ cho việc xem xét và cập nhật các chính sách về giáo dục
đại học, cải thiện các trung tâm kiểm định chất lượng hiện tại và thông tin liên lạc của dự án và
chia sẻ kiến thức. Việc giám sát và đánh giá tổng thể của dự án và kiểm toán độc lập cũng sẽ
được tài trợ trong hợp phần này.
1.2 Tiểu dự án trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Quyết định số 11181/BCT-KH 20/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc
chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng của Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tại
phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành
một số công việc triển khai thực hiện. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra Văn bản
số 4649/UBND-ĐTMT ngày 03/9/2013 chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Đại học Công

nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tại quận 12, ngày 02 tháng 7 năm 2014 UBND thành phố Hồ Chí Minh
ra quyết định số 3294/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án điều chỉnh quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị (Quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu dân phường Tân Chánh Hiệp (khu
1) Quận 12 (quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc – Giao thông), trong đó đã xác định địa điểm và
một số chỉ tiêu sử dụng đất của khu đất xây dựng Trường.
Từ những phân tích thực trạng và nhu cầu trên cho thấy sự cần thiết và cấp thiết xây dựng cơ sở
vật chất nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một cơ sở học thuật chuyên nghiệp, đào tạo
bài bản nhân lực chất lượng cao cho ngành công thương nói riêng và toàn khu vực phía nam nói
chung.
Trước yêu cầu cấp thiết này, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh để xuất dự án với
mục tiêu chung là: “Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu thị
trường trong nước và khu vực, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và
thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035 của Chính phủ”. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, việc sử dụng nguồn vốn của WB,
làm cơ sở đầu tiên giúp Nhà trường nâng cao một bước đáng kể về các điều kiện đảm bảo chất
12


lượng đào tạo các ngành trọng điểm, làm nền tảng cho việc thực hiện thành công chiến lược phát
triển của trường, của ngành Công Thương.
Cơ sở mới ngoài việc xây dựng các tòa nhà các khoa và lắp đặt các thiết bị mới còn cần lắp đặt
và đồng bộ hóa một số thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện có tại các khoa chuyên ngành của nhà
trường.
Trong 3 hợp phần, hợp phần 1 sẽ gây ra tác động thu hồi đất để phục vụ việc xây dựng cơ sở mới
của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) - tại phường Tân Chánh Hiệp,
quận 12.
1.3 Mục tiêu của Kế Hoạch Hành Động Tái Định Cư (RAP)
Theo yêu cầu của chính sách Tái định cư không Tự nguyện của NHTG (OP 4.12, do việc xây
dựng cơ sở mới của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) tại phường Tân
Chánh Hiệp, quận 12, cần thu hồi đất để phục vụ việc xây dựng công trình, nên Kế hoạch Hành

động Tái định cư này được chuẩn bị theo yêu cầu kỹ thuật của Khung chính sách Tái định cư của
dự án và theo chính sách Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12) của NHTG.
Các nguyên tắc được vận dụng xuyên suốt đối với công tác tái định cư là:
1) Trong trường hợp có thể, cần tránh các tác động tiêu cực có thể xảy ra khiến người dân
phải di dời, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Trong trường hợp không thể tránh
khỏi, cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu sau phù hợp – như chọn một thiết kế dự án,
hoặc kỹ thuật, công nghệ, hoặc lựa chọn một địa điểm công trình phù hợp. Khi không thể
tránh khỏi, các tác động đó cần được giảm thiểu.
2) Nếu yêu cầu tái định cư là không thể tránh khỏi, các hoạt động tái định cư phải được hình
thành và thực hiện như một phần không thể tách rời của dự án, cung cấp đầy đủ các
nguồn lực đầu tư để người di dời bởi dự án được hưởng những lợi ích của dự án; và
3) Tất cả những người bị ảnh hưởng dự án sẽ được tham vấn đầy đủ và ý nghĩa, và có cơ hội
tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.
Kế hoạch Hành động Tái định cư cũng đặt mục tiêu:
i.
ii.
iii.
iv.

Đảm bảo đời sống của người bị ảnh hưởng không bị suy giảm/nghèo hơn do tác đông của
việc thu hồi đất, thu hồi tài sản và tái định cư do thực hiện dự án.
Tất cả những người bị ảnh hưởng đều biết và sử dụng được cơ chế giải quyết khiếu nại
của dự án khi họ cần.
Đảm bảo quá trình tái định cư thực hiện thông qua cơ chế tham vấn rõ ràng, minh bạch
theo kế hoạch rõ ràng và có sự đồng thuận giữa người bị ảnh hưởng và Chủ đầu tư.
Đảm bảo người bị ảnh hưởng nhận được hỗ trợ cần thiết như hỗ trợ về di chuyển, nhà
tạm cư, nhà, hỗ trộ tập huấn nâng cao năng lực.
13



II. PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
2.1 Phạm Vi Tác Động của Dự Án
2.1.1 Hộ bị ảnh hưởng
Dư án sẽ ảnh hưởng khoảng 331 hộ gia đình, trong đó 263 hộ là hộ đang sử dụng đất, 68 hộ thuê
nhà ở trên đất, và một công ty1. Tổng số hộ ảnh hưởng nặng dự kiến là 230 hộ, bao gồm hộ sẽ
mất đất nông nghiệp trên 10% và 82 hộ sẽ tái định cư. Tổng số hộ bị ảnh hưởng kinh doanh là 38
hộ. Số hộ bị dễ bị tổn thương là 22 hộ (2 hộ nghèo, 12 hộ có phụ nữ là chủ hộ gia đình có người
phụ thuộc, 6 hộ thuộc diện chính sách xã hội). Các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án Trường ĐHCN TP
HCMC được tóm tắc trong bảng dưới đây:

Bảng 1– Phân loại Tác Động đối với hộ có đất
Mất đất
nông
nghiệp
từ 1070% (hộ
dễ bị
tổn
thương)

Số hộ ảnh hưởng nặng
Mất đất
Mất
Tái
nông
đất
định
nghiệp
nông

20-70% nghiệp


Tổng

kinh
doanh

hộ bị
dễ bị
tổn
thương

Hộ bị
ảnh
hưởng
nhẹ

Hộ
thuê
nhà ở
trên
đất

230

38

22

2


68

>70%

4

11

167

82

Tổng
Số hộ
Số
người

231

1,451

2.1.2 Tác Động về đất
 Đất bị ảnh hưởng:
Việc xây dựng cơ sở mới của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) tại
phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 sẽ ảnh hưởng 267.019m2 đất, trong đó:


Đất ở: 19.399 m2 (108 hộ).




Đất nông nghiệp: 240.252m2 (178 hộ), trong đó:
o Đất trồng cây hàng năm: 129.487m2 (153 hộ).
o Đất trồng cây lâu năm: 110.765 m2 (25 hộ).

1

2

Công ty này sở hữu 4,090.8m đất nông nghiệp trong tình trạng đang bỏ không.

14




Đất công cộng: 7.367,7m2 là đất kênh mương và đất đang là đường giao thông (đường
Tân Chánh Hiệp 10). Toàn bộ diện tích đất công công này vẫn để nguyên (không thu
hồi).
Bảng 2 – Phân loại đất
Phường

Đất ở

Đất nông nghiệp (m2)

2

(m )


Đất
trồng
cây hàng
năm

Đất trồng
cây lâu
năm

Đất
công
cộng
(kênh

Tổng
diện
tích
(m2)

mương
+

đường
giao
thông)
Tân
Chánh
Hiệp

19.399


129.487

110.765

7.367,7

267.019

Pháp lý đất

Không có
GCNQSDĐ GCNQSDĐ
hoặc đủ
điều kiện
được cấp

94.3%

5.7%

(248 hộ)

(15 hộ)

 Tình trạng pháp lý đất
Có 94.3 % hộ bị ảnh hưởng (248 hộ) có Giấy Chứng Nhận Quyền Sự Dụng Đất, và ), hoặc đủ điều
kiện được cấp. Số còn lại (5.7%, 15 hộ) không có Giấy Chứng Nhận Quyền Sự Dụng Đất
2.1.3 Ảnh hưởng về Nhà ở và Vật kiến trúc
Nhà ở: Dự án dự kiến thu hồi 13.096m2 diện tích nhà ở. Hầu hết nhà ở bị ảnh hưởng là nhà cấp 4,

chiếm tỷ lệ 83.8% tổng số nhà bị ảnh hưởng. Qui mô ảnh hưởng nhà không đồng đều – tùy nhà.
Tình trạng pháp lý của nhà ở: Kết quả khảo sát cho thấy 81,53% tổng số hộ bị ảnh hưởng xây
nhà trên đất ở. Số còn lại cất nhà trên đất nông nghiệp (9 hộ) và đất thuê (2 hộ).

Mục đích sử dụng nhà: Hầu hết các hộ có nhà bị ảnh hưởng (71,4%, 75 hộ) đều đang sử
dụng nhà để ở. 11 hộ (10,5%) đang cho thuê nhà. 2 hộ vừa ở vừa kết hợp kinh doanh (1,9%). 4
(3,8%) hộ đang sử dụng nhà chỉ cho mục đích kinh doanh.
Vật kiến trúc đi cùng với nhà bị ảnh hưởng: Ngoài nhà, một số vật kiến trúc gắn liền với nhà
cũng bị ảnh hưởng, trong đó có nhà thờ họ Trần cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
Bảng 3 – Tóm tắc diện tích nhà ở và vật kiên trúc bị ảnh hưởng
Diện tích

Bếp

Nhà vệ

Nhà thờ

Mồ mả

Giến
15

Đồng hồ

Đồng

Đường

Hàng


Bồn

Sân


nhà bị
ảnh
hưởng
(m2)
13.096

(m2)

sinh
(unit)

họ

271

10

1

31

g

điện


hồ
nước

nước
(m2)

rào
(m)

chứa
nước

(m2)

44

31

11

526

426

28

1.029

2.1.4 Ảnh hưởng về Cây cối và Hoa màu:

Tổng diện tích hoa màu bị ảnh hưởng là 27.751m2, gồm diện tích trồng cỏ voi, mía đường, rau
muống, khổ qua….Khoảng 2.963 cây trồng cũng bị ảnh hưởng, gồm dừa, ổi, táo, xoài, chuối,
mãng cầu, mít, mận, sa kê.
2.1.5 Ảnh hưởng Kinh doanh
Có 38 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Trong số này, chỉ có 9 hộ có giấy phép kinh doanh và có
đóng thuế. Số còn lại (29 hộ) không đóng thuế. Những hộ không đóng thuế là là hộ buôn bán
nhỏ, như tiệm may, tiệm hớt tóc, cho thuê phòng trọ, bán tạp hóa, bán cà phê, sửa xe. Trong 38
hộ bị ảnh hưởng, có 29 hộ bị ảnh hưởng vĩnh viễn do đất bị thu hồi và phải tái định cư nơi khác.
Số còn lại chỉ bị ảnh hưởng tạm thời
2.1.6. Ảnh hưởng về Mồ mả
31 ngôi mộ sẽ bị ảnh hưởng. Việc di dời mộ sẽ được tiến hành sau khi tham vấn đầy đủ với chủ
hộ để việc cải táng diễn ra theo phong tuc tập quán của địa phương, và của từng cá nhân hộ bị
ảnh hưởng. Các hộ có mộ bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường tiền để a) mua đất cải táng, b) đào,
bốc, c) di chuyển, d) cải táng, e) xây lại mộ, và f) các chi phí hợp lý khác phù hợp với phong tuc
tập quán địa phương.
2.1.7 Ảnh hưởng về Công trình Công cộng
7.367,7m2 là đất kênh mương và đất đang là đường giao thông (đường Tân Chánh Hiệp 10) sẽ bị
ảnh hưởng. Toàn bộ diện tích đất công công này vẫn để nguyên (không thu hồi) và không bồi
thường theo thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và trường ĐHCN TP HCM.

2.1.8 Ảnh hưởng về Sinh kế
Về đất nông nghiệp, mặc dù có 182 hộ được xem là ảnh hưởng nặng (do mất đất nông nghiệp
trên 20%, hay trên 10% đối với hộ nghèo/hộ dễ bị tổn thương), hầu hết những hộ này không bị
ảnh hưởng về thu nhập từ đất nông nghiệp do ho không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa. Chỉ
có 12 hộ là còn sử dụng đất trồng hoa màu tăng thu nhập. Những hộ còn lại đều trồng cây lâu
năm để giữ đất. Những hộ bị ảnh hưởng nặng mà đang sử dụng đất để canh tác sẽ được tham gia
Chương Trình Phục Hồi Thu Nhập.
16



Đối với 29 hộ bị hưởng về nhà ở và kinh doanh tại nhà, những hộ này sẽ được tham gia Chương
Trình Phục Hồi Thu Nhập do không những bị ảnh hưởng về nhà ở, phải tái định cư, mà còn bị
ảnh hưởng kinh doanh và cần thiết lập lại kinh doanh sau khi chuyển sang nơi ở mới.
Đối với hộ bị hưởng tích lũy – ví dụ như hộ vừa mất nhà, đất ở, vừa mất kinh doanh thì sẽ được
tham vấn bổ sung trong giai đoạn sau khi họ đã rõ tác động đối với gia đình họ và quyết định
chọn phương án tái định cư phù hợp.
2.1.9 Tác động tích lũy
Trong tổng số 331 hộ bị ảnh hưởng, có 75 hộ sẽ chịu tác động tích lũy và dự kiến những hộ này
sẽ gặp khó khăn trong quá trình tái định cư và phục hồi thu nhập.
o
o
o
o
o

5 hộ mất nhà ở + đất nông nghiệp + thu nhập từ trên đất nông nghiệp
29 hộ mất nhà ở + kinh doanh
10 hộ mất đất nông nghiệp + kinh doanh
27 hộ mất đất ở + kinh doanh
4 hộ tái định khi thuộc diện gia đình dễ bị tổn thương

Các hộ trên sẽ tham gia Chương trình phục hồi sinh kế.
2.1.10 Tác động tạm thời
Trong quá trình thi công, nếu công tác thi công phát sinh nhu cầu sử dụng đất tạm thời để phục
vụ lán trại, bãi tập kết vật liệu … thì những hộ có đất bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường trong suốt
thời gian bi ảnh hưởng đó. Khi trao trả lại đất, nhà thầu sẽ khôi phục mặt bằng như trước cho hộ
bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp công tác thi công công trình làm ảnh hưởng việc kinh doanh của những hộ ở
ngoài phạm vi dự án, làm ảnh hưởng đến thu nhập từ kinh doan của họ thì những hộ đó sẽ được
bồi thường thu nhập bị mất trong suốt thời gian kinh doanh của họ bị ảnh hưởng.

2.2 Biện pháp giảm thiểu
ĐHCN TP HCM đã nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động thu hồi đất và tái định cư. Đối với các
trường hợp thu hồi đất không thể tránh được, dự án sẽ bồi thường thiệt hại về tài sản cũng như về
thu nhập cho những hộ bị ảnh hưởng. Việc bồi thường sẽ thực hiện dựa trên các nguyên tắc đề ra
trong Khung Chính sách này (Xem phần III dưới đây). Ngoài việc bồi thường, các hộ bị ảnh
hưởng nặng sẽ được hỗ trợ tài chính để hỗ trợ quá trình tái định cư, xây lại nhà. Các hộ này cũng
có quyền tham gia Chương trình Phục hồi Sinh kế được thiết kế dựa trên nhu cầu của chính họ
để có thể phục hồi sinh kế nhanh chóng.
Ngoài bồi thường và hỗ trợ, đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng cũng sẽ thực hiện các biện
pháp khác nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực. Chẳng hạn, đối những các hộ bị ảnh hưởng, hộ
17


BAH sẽ được thông báo sớm về kế hoạch thu hồi đất (vd. báo trước 90 khi thu hồi đất nông
nghiệp, và 180 ngày khi thu hồi đất ở). Khu tái định cư sẽ được xây dựng gần nơi sinh sống hiện
tại của hộ bị ảnh hưởng. Trong quá trình tái định cư, hộ bị ảnh hưởng sẽ được tham vấn thường
xuyên để thu thập ý kiến, làm cơ sở tránh và giảm thiểu tác động tiêu cực. Hộ có kinh doanh
ngay tại nhà sẽ được tạo điều kiện sinh hoạt và kinh doanh cho đến khi nơi ở mới của họ đã hoàn
chỉnh để chuyển đến. Nhà thầu thi công cũng sẽ thực thi các biện pháp cần thiết để tránh tối đa
các tác động tiêu cực trong suốt quá trình thi công. Ban QLDA và cộng đồng cũng sẽ tích cực
tham gia vào công tác giám sát để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.

III. THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG BỊ ẢNH
HƯỞNG
3.1 Mục đích của Khảo sát Kinh tế -Xã hội và Phương pháp khảo sát
3.1.1 Mục đích
Mục đích của Khảo sát Kinh tế -Xã hội nhằm hiểu được bối cảnh chung của khu vực tiểu dự án
và tình hình Kinh tế -Xã hội (KT-XH) của những hộ bị ảnh hưởng. Thông tin thu thập từ cuộc
khảo sát này cũng giúp xây dựng Kế Hoạch Hành Đông tái định cư và thiết kế các biện pháp
phục hồi sinh kế sao cho phù hợp vối thực tế về KT-XH đối với những hộ bị ảnh hưởng nhằm

đảm bảo tính bền vững đới với các quyền lợi của những hộ bị ảnh hưởng.
Khảo sát KT-XH cũng thu thập thông tin về a) dân số, b) nghề nghiệp, c) mức sống (gồm thu
nhập, chi tiêu, tín dụng, tình hình sức khỏe, vệ sinh môi trường, tình hình sủ dụng nước, quan
hệ/tham gia cộng đồng, d) tính dễ bị tỗn thương của hộ bị ảnh hưởng, e) tác động của dự án đối
với tài sản con người, kể cả tác động tích lũy của từng hộ, f) phản hồi từ người dân về tác động
của dự án và biện pháp giảm thiểu, g) khả năng phục hồi sinh kế, h) mong muốn của hộ bị ảnh
hưởng về các phương án tái định cư, và i) ủng hộ của họ đối với dự án.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp. Là phương pháp sử dụng kỹ thuật phân tích định tính và định lượng để
nâng cao giá trị và độ tin cậy của thông tin thu thập. Kỹ thuật phân tích định lượng được áp dụng
cho khảo sát KT-XH và Kỹ thuật phân tích phân tích định tính dùng trong các cuộc thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu các cá nhân, họp cộng đồng để thu thập được những thông tin mà khảo sát
KT-XH không thu thập được. Ngoài ra, quan sát hiện trường cũng được thực hiện trước khi tiến
hành khảo sát thực tế. Khảo sát thực tế đã tiến hành trong tuần thứ nhất tháng 9 năm 2916 (gồm
các công việc là quan sát hiện trường, chụp ảnh, hỏi chuyện người dân. Từ 28/9 đến 20/10/2016
tiến hành khảo sát KT-XH, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cá nhân.
Cỡ mẫu và cách lấy mẫu.
18


Sample size and sampling. Cỡ mẫu dùng cho khảo sát KT-XH là 200 hộ, chiếm 60,4% tổng số
hộ bị ảnh hưởng dự kiến (331 hộ). Kỹ thuật lấy mẫu phân tầng được sử dụng nhằm nâng cáo tính
đại diện cho các nhóm thuộc các loại ảnh hưởng khác nhau. Mẫu tập trung vào nhóm bị ảnh
hưởng nặng do nhóm này chiềm đa số. Nhóm bị ảnh hưởng nặng gồm a) hộ bị mất đất nông
nghiệp từ hơn 20% trở lên, b) hộ mất nhà ở và c) hộ bị ảnh hưởng kinh doanh, d) hộ nghèo/dễ bị
tổn thương, và e) hộ bị ảnh hưởng tích lũy (vd. mất nhà ở, phải tái định cư, mất kinh doanh…)
Phân tích số liệu. Thông tin thu thập từ khảo sát KT-XH được phần tích bằng phần mêm SPSS.
Thông tin định tính thu thập từ các cuộc họp cộng đồng, thảo luận nhóm…) được phân tích theo
chủ đề. Tính xác thực của thông tin được kiểm định bằng hai hình thức: phương pháp phân tích,
và nguồn dữ liệu để nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

3.2 Tình hình chung về Kinh tế - Xã hội của Khu vực Tiểu dự án
Tiểu dự án cơ sở mới của trường ĐHCN TP HCM tọa lạc tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích của toàn bộ khu vực Tiểu dự án là 267.019 m2.
Quận 12.
Quận 12 nằm phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp
huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân
Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm. Quận có một phần
đường QL1 A đi qua. Phía đông có Sông Sài Gòn là một nhánh đường thủy quan trọng.
Quận 12 có diện tích tự nhiên là 5.274,89 héc ta, gồm 11 Phường: Thạnh Xuân, Hiệp Thành,
Thới An, Thạnh Lộc, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông, Trung Mỹ Tây, Tân Thới
Nhất, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận. Quận có 395.790 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế của
Quận gồm bao cột chính: dịch vụ, công nghiệp, và nông nghiệp. Thu nhập chính của Quận chủ
yếu từ kinh doanh – dịch vụ. Khu vực kinh tế này chiếm 68,54% tổng thu nhập của Quận và có
tốc độ tăng trưởng hành năm là 20,44%. Tổng thu nhập của Quận năm 2015 là 4.700 tỷ đồng.
Với tốc độ đô thị hóa ngày cành nhanh của Quận, dự kiến thu nhập của Quận từ ngày kinh doanh
– dịch vụ và công nghiệp sẽ gia tăng đáng kể trong khi tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp theo qui
hoạch sẽ giảm từ 18% như hiện nay xuống còn 0.25% vào năm 2020.
Hiện có tổng cộng 8.926 doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn Quận (16 trong số này là doan
nghiệp lớn với hơn 500 công nhân). Số lượng cơ sở kinh doanh tư nhân lớn (14.045 cơ sở). Hoạt
động hiệu quả từ các doanh nghiệp này đã mang lại cho Quận một nguồn thu nhập lớn – chủ yếu
từ dịch vụ và công nghiệp – góp phần giúp Quận làm tốt công tác giảm nghèo.
Phường Tân Chánh Hiệp
Điều kiện tự nhiên. Phường Tân Chánh Hiệp là phường đang trên đà đô thị hóa nằm ở hướng
Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp phường Trung Mỹ Tây và xã Trung Chánh,
19


phía Đông giáp phường Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, phía Nam giáp phường Đông Hưng Thuận
và phía Bắc giáp xã Thới Tam Thôn. Phường có diện tích tự nhiên là 421,37 ha. Trong đó, diện
tích đang sử dụng là 310 ha, gồm 144ha là đất thổ cư, 6,7ha là đất công cộng, 44,8ha là đất nông

nghiệp và cây xanh, 33,6 ha đất giao thông và 86ha là đất phục vụ công nghiệp và các mục đích
khác.
Dân số. Dân số của phường hiện nay hơn 50.000 nhân khẩu (tăng từ 43.415 năm 2006), trong đó
số nhân khẩu thường trú khoảng 25.000 nhân khẩu và khoảng hơn 50% dân số còn lại là nhân
dân ở các vùng trên cả nước và nước ngoài đến sinh sống và làm việc trên địa bàn phường.
Tình ngưỡng và Dân tộc. Về tính ngưỡng, có các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài,
Tin Lành và một số tôn giáo khác, nhìn chung hoạt động và sinh hoạt của các tôn giáo diễn ra
bình thường, đúng lễ nghi thuần túy về tôn giáo, đúng pháp luật.
Về Dân tộc đa số là dân tộc Kinh, kế đến là dân tộc Hoa và một số ít đồng bào thuộc các dân tộc
Khơmer. Trong suốt quá trình sinh sống và phát triển, những đồng bào các dân tộc này mang
theo mình ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, tôn giáo cùng tồn tại dung hòa với nhau trong cộng đồng
người Kinh. Không có sự khác biệt đáng kễ giữa người Kinh và người Hoa theo theo Chính sách
OP 4.10 (Người Bản Địa) của NHTG.
Kinh tế. từ khi thành lập phường, đến nay, có 420 công ty, doanh nghiệp và 1.007 hộ cá thể,
trong đó có đơn vị công ty phần mềm Quang Trung là một trong 12 công trình trọng điểm của
thành phố Hồ Chí Minh. Có hai chợ truyền thống là chợ Tân Chánh Hiệp và chợ Ngã Ba Bầu là
hai khu chợ chính phục vụ nhu cầu kinh doanh mua bán của nhân dân trên địa bàn. Hai khu chợ
này cách khu tái định cư vài ki lô mét nên thuận lợi cho người dân.
Về thu nhập, 51% thu nhập của Phường là từ kinh doanh-dịch vụ. 29% từ công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp. 20 % còn lại là từ sản xuất nông nghiệp (nuôi bò sữa, hoa màu, cây cảnh). Khu
vực nông nghiệp lớn nhất Phường là khu vực mà ĐHCN TP HCM chuẩn bị xây dựng cơ sở mới
của Trường. Mặc dù là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất Phường, sản lượng nông nghiệp
từ khu vực này không hiệu quả trong 10-15 năm trở lại đây do thiếu nước tưới. Dẫn đến chỉ còn
một số hộ còn canh tác với khoảng một nữa diện tích là trồng hoa màu, cây lâu năm và chăn
nuôi. Với những hộ còn canh tác/sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp không phải là
nguồn thu nhập duy nhất.
Giao thông. Hệ thống giao thông của Phường đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước
vẫn chưa hoàn thiện tại nhiều nơi trên địa bàn Phường, gây tình trạng ngập úng khi mưa lớn.
Trường học và Cơ sỡ chăm sóc y tế. Trên địa bàn Phường có một trường trung học cấp 3, hai
trường tiểu học, một trường mẫu giao do nhà nước quản lý và 12 cơ sở mẫu giáo tư nhân.

Phường có Trạm Y Tế - chủ yếu thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp…Trạm có phòng
20


cho bệnh nhân nội trú. Chủ yếu phục vụ sinh sản, cấp cứu. Tỷ lệ đến khám và chữa bệnh tại trạm
thấp do người dân thường khám và chữa bệnh ở bệnh viện khu vực và bệnh viện thành phố vì
chất lượng khám và chữa bênh tốt hơn. Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có một Trung tâm
giáo dục thường xuyên và năm trường đại học.
3.3 Kết quả điều tra Kinh tế - Xã hội đối với hộ bị ảnh hưởng
Cỡ mẫu dùng cho khảo sát KT-XH là 200 hộ, chiếm 60,4% tổng số hộ bị ảnh hưởng dự kiến
(331 hộ). 200 hộ lấy mẫu gồm 1.125 khẩu. Nam giới tham gia trả lời khảo sát chiếm 68% (136
người)
Các thông tin chung về hộ bị ảnh hưởng trong mẫu được trình bày dưới đây:
3.3.1 Qui mô hộ
Số khẩu trung bình/hộ là 5 khẩu2. Tỷ lệ nam và nữ trong toàn mẫu tương ứng là 49,8% và 50,2%.
3.3.2 Cấu trúc tuổi
Hầu hết chủ hộ (97,8%) tham tham gia khảo sát đều trên 30 tuổi. Có 71 chủ hộ có tuổi từ 46-60
và 58 chủ hộ có tuổi từ 60 trở lên, chiếm 71,6%. Nhóm chủ hộ có tuổi từ 31-45 chiếm 26,1%.
Theo kinh nghiệm, những chủ hộ có tuổi sẽ khó khăn trong vấn đề đào tạo chuyển đổi nghề
nghiệp. Vì thế, các lớp tập huấn/đào tạo nghề cần thiết kế phù hợp với lứa tuổi và căn cứ trên
nhu cầu của hộ.
Bảng 4 – Phân bố tuổi của các chủ hộ
Tổng
số
hộ
200

Tầm Tuổi
1830

4

3145
47

4660
71

>60
58

Tầm tuổi của chủ hộ là
nam giới
1831- 46>60
30
45
60
4
36
54
40

Tầm tuổi của chủ hộ là
nữ giới
1831- 46>60
30
45
60
0
11

17
18

3.3.3 Trình độ học vấn
Trong tổng số 175 chủ hộ, có 26 chủ hộ có bằng đại học (22 nam, 4 nữ), chiếm tỷ lệ 14,8%; 9 hộ
tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (4 nam, 5 nữ), chiếm tỷ lệ 5,1%; 42 chủ hộ học hết
phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 24%; 13,7 % chủ hộ học hết phổ thông cơ sở; 45 chủ hộ học hết
tiểu học, chiếm tỷ lệ 25,7%; chỉ có chủ hộ (2,9%) không đi học. Dữ liệu phân tích đã cho thấy tỷ
lệ nam giới cao hơn nữ giới ở các cấp học (tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học), hoặc
đại học. Trên cơ sở này, các lớp đào tạo nghề/hướng nghiệp cũng cần thiết kế phù hợp với trình
độ văn hóa của hộ bị ảnh hưởng.
2

Độ lệch chuẩn=2.147, min=1, max=11.

21


Bảng 5 – Phân bố về trình độ học vấn của các hộ (theo giới)
Không đi học

Tiểu học

Total

175

Phổ thông
cơ sở


Cao
đẳng/Trung
học chuyện
nghiệp

Phổ thông
trung học

Đại học

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ


Nam

Nữ

2

3

30

15

40

8

32

10

4

5

22

4

3.3.4 Phân tích giới
Nghề nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nam giới nắm vai trò tạo thu nhập cho gia đình thường cao hơn
nữ giới. Chỉ có 22,4% nữ giới tham gia vai trò tạo thu nhập cho gia đình – thông qua buôn bán.
Phần lớn còn lại chủ yếu làm nội trợ. Khảo sát cho thấy phần lớn nam là thành viên chính trong
gia đình chịu trách nhiệm tạo thu nhập cho gia đình đều thường là chủ cơ sở, hoặc kinh doanh
bán lẽ, hoặc là cán bộ nhà nước. Chỉ có 3 người trong mẫu làm nông nghiệp.

Nghề nghiệp (theo giới)

35

(n=104)

29

30
25
20
15
10
5

11

8

11

9

7

0

2

0

3

1 0

3

2

1

1

9
2

4

1

0

Male

Female


Hình 1- Nghề nghiệp (theo giới)

Phân bố lao động
Theo truyền thống trong xã hội Việt Nam, nam giới đóng vai trò tham gia các hoạt động xã hội
và tạo thu nhập cho gia đình trong khi phụ nữ đảm nhiệm vai trò gia đình: chăm sóc con cái, nấu
ăn, nội trợ. Địa bàn dư án là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh. Mặc dù dữ liệu cho thấy nam
giới và nữ giới có vai trò bình đẳng trong các công việc như tạo thu nhập, chăm sóc con cái,
22


tham gia các hoạt động xã hội, dữ liệu cũng cho thấy vai trò truyền thống rõ rệt trong các gia
đình tham gia khảo sát – đó là nữ giới vẫn còn tham gia làm việc nội trợ nhiều hơn nam giới.
Những việc như nấu ăn, dọn dẹp nhà, giặt giũ, chăm sóc con cái vẫn chủ yếu do nữ giới đảm
trách.

Phân công lao động (% thời gian)
100
90

Cooking
3.9

House
cleaning/laundry
4.4

82.3

81.1


80
70
60
50
40

Child care
4.5

30
Domestic repair
6.8
16.1

20
10

33.3

0
Women

Men

Income Generation
Social activities
Activities
14.4
21

12.6
10.5

Both

Hình 2- Phân công lao động trong gia đình (%thời gian)

Thu nhập
Trong hình trên, mặt dù vai trò làm việc tạo thu nhập cho gia đình có cao ở nữ giới, nam giới vẫn
đảm đượng vai trò chủ yếu là tham gia làm các công việc chân tay/việc nặng ngoài xã hội. Vì
vậy, nam giới vẫn là người chịu trách nhiệm mang lại thu nhập cho gia đình. Theo kết quả khảo
sát KT-XH, có 32% số người tham gia khảo sát (108 người) cho rằng nam giới đóng góp tạo ra
từ 80-100% thu nhập của gia đình, trong khi có 22% cho rằng nam giới chỉ mang lại từ 51-79%
thu nhập của gia đình. Tỷ lệ tạo thu nhập này cũng tương ứng với tỷ lệ thời gian mà nam giới
dành cho công việc tạo thu nhập của họ.
Quyết định chi tiêu trong gia đình
Mặc dù nam giới tạo ra phần lớn thu nhập, họ và nữ giới cùng tham gia bàn bạc và quyết định
việc chi tiêu cho gia đình, đặc biệt là những việc quan trọng như việc học hành của con cái, vay
tiền, xây nhà, thay đổi công việc. Tuy nhiên, về chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, nữ giới lại là người
quyết định.

23


Quyết định chi tiêu trong gia đình (%)

100

50


Money keeper
52.5

Shopping
43.8

Direct income earner
Child education
Job changeMoney borrow
House building
10.8
17.8
8.2
7.5
7

Others
75

Shared asset title
13.7

0
Men

Both

Women

Poly. (Both)


Hình 3 - Quyết định chi tiêu trong gia đình (%)

3.3.5 Mức sống
Kinh tế gia đình
Khi được hỏi về hoàn cảnh kinh tế gia đình, có 19% số hộ tham gia khảo sát (26 hộ) cho rằng
mình thuộc hoàn cảnh kinh tế khó khăn (nghèo). 64% (87 hộ) cho biết họ có điều kiện kinh tế ở
mức trung bình, và 16% (21 hộ) cho biết mình có điều kiện kinh tế khá giả. Nhìn nhận về điều
kiện kinh tế trong 3 năm gần đây, 59% (82 hộ) cho rằng kinh tế gia đình ổn định, 16% (22 hộ)
cho biết kinh tế gia đình có cải thiện trong 3 năm qua. Còn lại 25% (34 hộ) cho rằng kinh tế của
họ suy giảm trong 3 năm vừa qua (vì công việc ngày càng cạnh tranh).
Thu nhập và Chi tiêu
Tùy theo công việc, thu nhập của các hộ tham gia khảo sát đều khác nhau. Đa phần (50%) số hộ
tham gia khảo sát đều có thu nhập chủ yếu từ công việc làm công ăn lương 34% có thu nhập từ
cơ sở kinh doan của mình, 13% có thu nhập từ chăn nuôi. Đây là 3 nhóm công việc mang lại
phần lớn thu nhập đối với các hộ tham gia khảo sát. Trong đó, nhóm chăn nuôi (bò sữa) có thu
nhập cao nhất. Kế đến là nhóm làm công ăn lương và nhóm có cơ sở kinh doanh gia đình. Dữ
liệu về thu nhập cũng cho thấy những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp (trừ chăn nuôi) là nhóm
chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (1%) trong cơ cấu thu nhập (theo nghề) của các hộ tham gia khảo sát.
Dữ liệu này cũng cho thấy số hộ sử dụng đất nông nghiệp để tạo thu nhập rất nhỏ, nên việc thu
hồi đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đối với một số hộ còn trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Kết quả
này khớp với kết qua thảo luận thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và kỹ thuật quan sát hiện
trường. Hầu hết những hộ tham gia khảo sát (76%, 105 hộ) cho biết thu nhập của họ hiên ở mức
ổn định. Số còn lại cho rằng thu nhập của họ không ổn định vì một số lý do. Số liệu khảo sát cho
thấy thu nhập trung bình hàng năm3 của hộ bị ảnh hưởng là 198.613.793 VND.

3

(min=30,000,000 VND, max=1,464,000,000)


24


×