Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sưu tầm 02 vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và đưa ra quan điểm của n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.55 KB, 10 trang )

Sưu tầm 02 vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình. Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và đưa ra quan điểm
của nhóm về hướng giải quyết.


A. Lời mở đầu:
Trong những năm qua, chính sách bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên
quan đã phát huy tác dụng tích cực. Nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo
hình đến phát thanh, truyền hình đã có ý thức tôn trọng quyền tác giả và các
quyền liên quan khi khai thác, sử dụng tác phẩm. Nhiều bộ, ngành, địa phương
đã có các chương trình triển khai thực thi cụ thể, hiệu quả hoạt động bảo hộ
quyền tác giả và các quyền liên quan. Nhiều chủ thể quyền đã áp dụng các biện
pháp để tự bảo vệ quyền của mình. Các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan đã được hình thành và có các hoạt động tích cực, hiệu quả. Mặc
dù đã có nhiều tiến bộ trong thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan,
nhưng ở nước ta hiện nay, việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn là
một chủ đề gây nhức nhối. Vì vậy, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Sưu tầm 02
vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và đưa ra quan điểm của nhóm
về hướng giải quyết”.

B. Nội dung
I/ Vụ việc thứ nhất: Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh (phim) của nước ngoài
1. Nội dung vụ việc:
Nơi xảy ra vụ việc: Hà Nội.
Thời gian xảy ra vụ việc: năm 2008
Bên yêu cầu xử lý xâm phạm: Đại sứ quán Hoa Kỳ
Bên bị xử lý: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

2




Năm 2008, Đại sứ quán Hoa Kỳ có công hàm phản ánh về tình trạng xâm
phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh (phim) và quyền liên quan đối với
chương trình phát sóng (các kênh quốc tế như CNN, BBC, CNBC, Star World,
Star Movie, ESPN, ANIMAX, AXN, Catoonetwork, Boomerang, Disney,
Playhouse Disney…) trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (iTV) của Công ty
Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom). Vụ việc này FPT Telecom xâm phạm
tới hai quyền: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên
quan), trong bài tập này nhóm chúng em xin tập trung phân tích về việc xâm
phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh (phim).
Với bộ giải mã iTV kết nối tivi (TV) với cáp ADSL, khách hàng của iTV
có thể thưởng thức toàn bộ các dịch vụ trên TV, iTV có 9 dịch vụ: truyền hình
(51 kênh); phim theo yêu cầu (VoD); truyền hình theo yêu cầu; nghe nhạc theo
yêu cầu; đọc báo trên TV; phát thanh; lưu trữ; nhắn tin; bầu chọn.
Qua xác minh, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thấy rằng:
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã ký hợp đồng hợp tác về truyền tải thông tin
và cung cấp nội dung truyền hình trên hệ thống truyền hình trên internet với Đài
truyền hình Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm truyền hình cáp Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài
truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Đồng Nai, hợp
đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam, các kênh TV5, KBS. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã
phát phim và các kênh quốc tế CNN, BBC, CNBC, Star World, Star Movie,
ESPN, ANIMAX, AXN, Catoonetwork, Boomerang, Disney, Playhouse Disney
trên ITV mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.
2. Giải quyết của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
3



Sau khi xác minh, Bộ ra kết luận: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã có
hành vi nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến
nhằm mục đích kinh doanh và hành vi phát sóng phim nhựa mà không có sự thoả
thuận bằng văn bản với Chủ sở hữu. Các hành vi này đã vi phạm điểm a khoản 4
Điều 44 và điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin:
“Điều 46. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến, biểu diễn tác phẩm:…4.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau: a) Phát sóng phim nhựa, phim video mà không có thoả thuận bằng văn bản
của chủ sở hữu tác phẩm;…”
Ngày 23 tháng 10 năm 2008, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ra Quyết định số 73/QĐXPVPHC xử phạt Công ty Cổ phần Viễn thông
FPT với số tiền 20.000.000 đồng.
3. Quan điểm của nhóm về hướng giải quyết vụ việc:
Nhóm đồng ý với kết luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du. Hành vi phát
sóng các bộ phim mà không được sự cho phép của tác giả của Công ty Cổ phần
Viễn thông FPT là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, hành vi của Công ty FPT đã vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ,
xâm phạm quyền tác giả được bảo vệ bởi các Công ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia ký kết và pháp luật Việt Nam.
Cho đến nay, chúng ta đã tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan đến
bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, đó là: Công ước Berne bảo hộ các
tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật; Công ước Geneva bảo hộ nhà sản
xuất bản ghi âm chống việc sao chép bản ghi âm không được phép của họ; Công
4


ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua
vệ tinh; Công ước Roma bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ
chức phát sóng; và Hiệp định về những khía cạnh liên quan tới thương mại của

quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các hiệp định của WTO.
Theo Điều 2 Công ước Berne (có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày
26/10/2004): “ 1. Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất
cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được
biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sách
pample và các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các
tác phẩm khác cùng chủng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm
hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện
ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình
tương tự quy trình điện ảnh, … 6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được
hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này
dành cho tác giả và những người thừa kế sở hữu quyền tác giả…”. Vậy các tác
phẩm điện ảnh của Hoa Kỳ hoàn toàn được bảo hộ tại Việt Nam.
Hành vi của Công ty FPT đã xâm phạm quyền tác giả được quy định tại
Điểm đ Khoản 1 Điều 20 và Khoản 2 Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ: “Điều 20.
Quyền tài sản: 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: ....đ) Truyền đạt tác
phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin
điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;...”; “Điều 21:...2. Tổ chức,
cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện
ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19
và Điều 20 của Luật này...”.
Hành vi của Công ty FPT vi phạm Khoản 8 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ:
“8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
5


trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp
luật”. Như vậy, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT bị xử phạt vì hành vi phát sóng
các tác phẩm điện ảnh của Hoa Kỳ mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là
hoàn toàn đúng pháp luât.

II. Vụ việc thứ hai: Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim
1. Nội dung vụ việc:
Nơi xảy ra vụ việc: Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)
Thời gian xảy ra vụ việc: năm 2007
Bên bị xâm phạm quyền tác giả: Các sinh viên Trường cao đẳng Sân khấu
- Điện ảnh TP.HCM
Bên xâm phạm: Đài truyền hình Đồng Nai và Trường cao đẳng Sân khấuĐiện ảnh TP.HCM
Năm 2007, khi phát hiện phim của mình được phát sóng, sinh viên Trường
cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM hết sức bức xúc về việc "thầy cô bán
hàng trăm phim của sinh viên cho Đài truyền hình Đồng Nai mà sinh viên không
được hỏi ý kiến và cũng không được trả tiền".
Bà Phan Bích Hà, Hiệu phó Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh (CĐ
SKĐA) TP.HCM khẳng định việc trường và Đài truyền hình (TH) Đồng Nai có
một hợp đồng thỏa thuận về việc trường cung cấp 104 bộ phim (phim bài tập, bài
thi học kỳ, phim tốt nghiệp) của sinh viên trường cho đài phát sóng là có thật.
Hợp đồng do ông Hà Quang Văn, Hiệu trưởng trường ký với ông Huỳnh Kim
Ngọc, Phó giám đốc Đài TH Đồng Nai.
Sau khi có số phim nói trên trong tay, Đài TH Đồng Nai đã tiến hành phát
sóng. Tuy nhiên mới phát được một vài phim thì gặp phải thắc mắc, phản ứng
6


của một số tác giả các bộ phim nói trên về vấn đề bản quyền, do đó đài đã phải
ngưng chiếu loạt phim này. Ông Mai Sông Bé - Giám đốc ĐTH Đồng Nai cho
biết: "Chúng tôi mua phim thông qua nhà trường và có hợp đồng mua bán hẳn
hoi. Còn vấn đề nhuận bút thì nhà trường phải có trách nhiệm làm việc với sinh
viên".
Bà Phan Bích Hà cho rằng, không thể gọi đây là việc "mua bán phim", mà
chỉ có thể coi là một thỏa thuận giữa trường và đài nhằm hỗ trợ sinh viên: "Phim
của sinh viên được phát sóng cũng là cách giới thiệu các em đến với công

chúng". Tuy nhiên, bà đã không thể đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao nhà
trường muốn giới thiệu tác phẩm của sinh viên đến với công chúng lại không hề
hỏi ý kiến sinh viên hoặc báo cho sinh viên biết, mà chỉ thừa nhận: "Phim bài tập
sinh viên thực hiện do nhà trường và sinh viên là đồng sở hữu. Nhà trường đã sai
sót không hỏi ý kiến sinh viên khi giao phim cho Đài Đồng Nai khai thác".
2. Quan điểm của nhóm về hướng giải quyết vụ việc:
Vụ việc trên vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên,
nhóm chúng em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau:
Việc bà Hà thừa nhận: "Phim bài tập sinh viên thực hiện do nhà trường và
sinh viên là đồng sở hữu. Nhà trường đã sai sót không hỏi ý kiến sinh viên khi
giao phim cho Đài Đồng Nai khai thác" thể hiện sự thiếu hiểu biết của nhà
trường nói chung và của bà Hà nói riêng về pháp luật sở hữu trí tuệ.
Nhóm đã tìm hiểu và được biết, phim bài tập là tác phẩm nghệ thuật do
sinh viên sáng tạo và tự bỏ kinh phí để thực hiện. Nhà trường hoàn toàn không
hỗ trợ kinh phí dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, với tác phẩm của sinh viên
nộp cho nhà trường để làm bài tập chấm điểm thi học kỳ hay điểm thi tốt nghiệp,
nhà trường chỉ có quyền sử dụng với mục đích chấm điểm, giảng dạy, nghiên
7


cứu và các mục đích phi thương mại khác mà không phải là “đồng chủ sở hữu”
cũng như không có quyền “giao phim cho Đài Đồng Nai khai thác” như bà Hà
“thừa nhận”. Sinh viên thực hiện việc sáng tạo tác phẩm phim là tác giả và đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim.
Đại diện nhà trường, bà Phan Bích Hà cho rằng đây là một thỏa thuận giữa
trường và đài nhằm hỗ trợ sinh viên: "Phim của sinh viên được phát sóng cũng là
cách giới thiệu các em đến với công chúng" là không đúng pháp luật, xâm phạm
nghiêm trọng quyền tác giả của các sinh viên sáng tạo ra các tác phẩm được Đài
TH Đồng Nai phát sóng.
Việc nhà trường và ĐTH Đồng Nai “giới thiệu” khi chưa được sự đồng ý

của các sinh viên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hành vi
đó không chỉ xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả được quy định tại
Khoản 3 Điều 19: “3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm;”mà còn xâm phạm đến quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật sở
hữu trí tuệ: “3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn
bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này
phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ
sở hữu quyền tác giả.”.
Về phía ĐTH Đồng Nai, ông Mai Sông Bé - Giám đốc ĐTH Đồng Nai
cho rằng: "Chúng tôi mua phim thông qua nhà trường và có hợp đồng mua bán
hẳn hoi. Còn vấn đề nhuận bút thì nhà trường phải có trách nhiệm làm việc với
sinh viên" cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ. Hành vi
phát sóng các bộ phim của sinh viên mà ĐTH Đồng Nai mua từ Trường cao
đẳng Sân khấu - Điện ảnh là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng
quyền tác giả được Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo vệ. Như trên đã khẳng định,
Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh không phải là chủ sở hữu các tác phẩm

8


phim vì vậy hợp đồng mua bán giữa Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh và
ĐTH Đồng Nai không có hiệu lực pháp luật.
Việc Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh bán tác phẩm phim của sinh
viên và việc ĐTH Đồng Nai phát sóng các tác phẩm phim khi chưa được sự
đồng ý của tác giả là trái pháp luật và phải bị xử lý.
Nhóm thiết nghĩ vụ việc cần được giải quyết theo đúng pháp luật để các
sinh viên có các tác phẩm được ĐTH Đồng Nai phát sóng được hưởng quyền lợi
chính đáng của mình.

C. Kết luận:

Nguyên nhân của tình trạng xâm phạm quyền tác giả trước hết là do nhận
thức về quyền tác giả, quyền liên quan còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ thể chưa
nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, thậm chí
còn hiểu sai. Ðặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân chưa có ý thức chấp hành pháp luật
về quyền tác giả, quyền liên quan. Ngoài ra, hệ thống thực thi bảo hộ quyền tác
giả của các cấp, các ngành còn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp
luật.
Luật Sở hữu trí tuệ của nước ta ra đời (có hiệu lực từ ngày 1-7-2006)
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới ba đối tượng của sở hữu trí tuệ,
trong đó có quyền tác giả. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tương thích với các
điều ước quốc tế, tương thích với các chuẩn mực bảo hộ của các nước trên thế
giới. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính cũng có các quy định quan hệ tới quyền tác giả và các quyền liên quan tùy
theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật.
Song song với việc tiếp tục nâng cao nhận thức về quyền tác giả cho tất cả
mọi đối tượng, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành hữu

9


quan, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi xâm phạm
quyền tác giả, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn; kiên quyết xử lý những trường
hợp vi phạm, có thể đưa ra tòa một số vụ vi phạm nghiêm trọng, truy cứu trách
nhiệm hình sự để răn đe. Ngoài ra, cần có các biện pháp để nâng cao năng lực
của các cơ quan chức năng bảo hộ quyền tác giả, tăng cường cán bộ, chuyên gia
về quyền tác giả, cho các cơ quan quản lý và thực thi quyền tác giả, tăng cường
năng lực quản lý và thực thi của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan hiện đang hoạt động, đồng thời xúc tiến thành lập các tổ chức quản lý
tập thể đối với các lĩnh vực chưa có đại diện để hỗ trợ cho công tác thực thi bảo
hộ quyền tác giả, quyền liên quan.


Trên thực tế, nhiều trường hợp việc áp dụng Song song với việc tiếp tục nâng

cao nhận thức về quyền tác giả cho tất cả mọi đối tượng, cần tăng cường sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành hữu quan, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra
và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn;
kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, có thể đưa ra tòa một số vụ vi phạm
nghiêm trọng, truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe. Ngoài ra, cần có các biện
pháp để nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng bảo hộ quyền tác giả, tăng
cường cán bộ, chuyên gia về quyền tác giả, cho các cơ quan quản lý và thực thi
quyền tác giả, tăng cường năng lực quản lý và thực thi của các tổ chức quản lý
tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hiện đang hoạt động, đồng thời xúc tiến
thành lập các tổ chức quản lý tập thể đối với các lĩnh vực chưa có đại diện để hỗ
trợ cho công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

10



×