Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

xuất bản và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.39 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Quyền tác giả hay bản quyền (copyright) là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được hiểu là quyền
độc quyền được pháp luật trao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc sao
chép tác phẩm và phân phối hoặc phổ biến tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ
phương thức hoặc phương tiện nào và về việc cho phép người khác khai thác tác
phẩm theo những cách thức cụ thể. Để hiểu thêm về quyền tác giả, nhóm chúng
em xin được làm để bài: “Sưu tầm 2 vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh
vực xuất bản. Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và đưa ra quan điểm
của nhóm về hướng giải quyết”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái niệm chung về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.
1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả.
1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả.
Hiểu theo nghĩa rộng, căn cứ vào sự phân chia quyền sở hữu trí tuệ thì
quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, có liên quan đến việc bảo
hộ các sáng tạo trí tuệ chủ yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu về văn hóa, tinh thần.
1


Nó bao gồm cả quyền liên quan đến quyền tác giả (còn được gọi là quyền kề
cận). Dưới góc độ này, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức (bao gồm tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ
chức phát song) đối với các sang tạo trí tuệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật hay truyền thông đại chúng.
Theo nghĩa hẹp, quyền tác giả được hiểu là “quyền của cá nhân, tổ chức
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sang tạo ra hoặc là chủ sở
hữu”. Đây cũng là khái niệm về quyền tác giả theo quan điểm của Luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam, được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa


đổi bổ sung năm 2009.
1.2. Đặc điểm của quyền tác giả.
Mặc dù là bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả vẫn có một vị trí
tương đối độc lập, cùng những nét đặc trưng riêng của nó trong mối tương quan
với quyền sở hữu công nghiệp.


Về đối tượng: Nếu như đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là

những sản phẩm sáng tạo gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp, thường mang đặc tính kĩ thuật thì đối tượng của quyền tác giả lại
là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ra đời chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn nhu
cầu về văn hóa, tinh thần, giải trí. Những đối tượng này đã được ghi nhận tại
Điều 14, Luật sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, tác
phẩm báo chí, sản phẩm âm nhạc, sân khấu....


Về điều kiện bảo hộ: Trong khi việc bảo hộ các đối tượng sở hữu

công nghiệp không đòi hỏi các đối tượng của mình phải tồn tại hiện hữu dưới
dạng vật chất thì quyền tác giả lại chỉ được bảo hộ khi ý tưởng sáng tạo được tồn
tại dưới một dạng vật chất nhất định để có thể nhận biết sao chép hay truyền đạt.
Bên cạnh đó, quyền tác giả không đặt ra một tiêu chuẩn bảo hộ nào về nội dung,
hình thức hay chất lượng giá trị nghệ thuật. Do vậy, pháp luật quyền tác giả

2


không hề đưa ra bất kì điều kiện nào từ nội dung đến giá trị nghệ thuật của tác
phẩm, kể cả ý tưởng thể hiện trong tác phẩm cũng không cần phải mới mà chỉ

cần đáp ứng điều kiện về hình thức thể hiện phải là sự sáng tạo nguyên gốc.


Về cơ sở bảo hộ: Tác phẩm chính là những ý tưởng sáng tạo của cá

nhân được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Tác phẩm có thể được thể
hiện dưới một hình thức hoặc sự kết hợp của các hình thức: tù ngữ, hình ảnh, âm
thanh, màu sắc. Pháp luật quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của những
ý tưởng sáng tạo đó mà không bảo hộ bản thân ý tưởng đó. Trong khi đó, bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp thì chống lại bất kì việc sử dụng đối tượng có cùng nội
dung hoặc tương tự, dù đó là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập.


Về hình thức xác lập quyền: Có thể nói, quyền tác giả là một loại

quyền tuyên nhận, phát sinh tự động khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới
một hình thức nhất định mà không cần bất kì một thủ tục đăng kí hay công bố
nào. Nói cách khác, thủ tục đăng kí quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc,
song nếu thực hiện thủ tục này thì sẽ giúp giamr nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả
xảy ra.
2. Khái niệm xuất bản và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.
Xuất bản là lĩnh vực hoạt động liên quan tới việc truyền tải cũng như phản
ánh hầu hết các giá trị sáng tạo tinh thần về văn học, nghệ thuật cũng như khoa
học dưới hình thức xuất bản phẩm. Nó giữ một vai trò hết sức quan trọng trong
việc phát hiện, khuyến khích lao động sáng tạo cũng như nâng cao tri thức xã hội
nói chung. Theo Điều 1, Luật xuất bản năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2008 thì
hoạt động xuất bản bao gồm “các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm”.
Quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo bao gồm quyền nhân

thân và quyền tài sản đã được quy định trong Bộ luật dân sự tại các Điều 750 và

3


751, trong đó tác giả có quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người
khác xuất bản tác phẩm của mình. Luật xuất bản của ta (năm 2004) dành hẳn một
điều ( Điều 19) quy dịnh về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản: “ Việc xuất
bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm,chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng của
tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm theo quy định của pháp luật”. Ở nước ta
hiện nay, quyền của tác giả trong lĩnh vực xuất bản chưa được thể hiện rõ cho
lắm, vì trong luật chưa có những quy định rõ tác giả sẽ có những quyền như thế
nào khi xuất bản tác phẩm của mình, tuy nhiên trong nhiều bộ luật cũng như luật
mới bổ sung cũng đã phần nào đó những lợi ích mà tác giả được hưởng khi xuất
bản tác phẩm của mình.
II. Vụ việc.
1.

Vụ việc thứ nhất.

a.

Tóm tắt vụ việc.



Nguyên đơn: Nhà báo Phạm Thị Hà (bút danh Hà Linh, công tác tại

Thời Báo Kinh tế Việt Nam, phụ trách chuyên mục kinh tế đối ngoại và doanh
nhân thế giới).



Bị đơn: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (NXB-VHTT).

Tóm tắt vụ việc:
Nhà báo Phạm Thị Hà (bút danh Hà Linh) đã khởi kiện Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin (NXB-VHTT), về việc đã xuất bản cuốn sách có nhan đề "Doanh
nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường" đứng tên tác giả Phan
Lan, trong đó có sử dụng 8 tác phẩm báo chí nhưng không được sự đồng ý của
tác giả Phạm Thị Hà, và không ghi đúng tên tác giả của 8 tác phẩm báo chí này.
Chị Hà đã dẫn chứng 8 bài viết của chị đều được đăng trên Thời báo Kinh
tế Việt Nam, trong các số ra từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2008, bao gồm: Vua
dầu lửa Rockefeller-Người có tham vọng chi phối cả nước Mỹ; Wilbur Ross trở

4


thành tỷ phú nhờ các công ty phá sản; Vị Tổng giám đốc có mức lương 1 triệu
USD mỗi tháng... 8 bài viết này so sánh với 8 tác phẩm trong cuốn sách gần như
được sao chép toàn bộ, ngoại trừ 1 số thay đổi nhan đề của tác phẩm gốc và đảo
thứ tự các đoạn văn.
Đại diện NXB-VHTT cho rằng, để xuất bản cuốn sách này NXB đã dựa
trên cơ sở 2 hợp đồng: liên doanh liên kết xuất bản số 120/11/HĐKT ký với Nhà
sách Hương Thủy, (trong đó nêu rõ Nhà sách Hương Thủy chịu trách nhiệm cung
cấp bản thảo và bồi hoàn vật chất, tinh thần khi tác giả khiếu nại về vấn đề bản
quyền tác giả): hợp đồng sử dụng tác phẩm ký giữa công ty TNHH Văn hóa
Phương Bắc (tên mới của Nhà sách Hương Thủy) và bà Trần Nga, về việc sử
dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bà Trần Nga, để xuất bản cuốn sách
"Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường". Như vậy, đại
diện NXB cho rằng trách nhiệm không thuộc về phía NXB mà thuộc bên "đối

tác" của NXB, vì NXB đã "khoán trắng" cho phía đối tác thực hiện từ khâu đầu
tiên (bản thảo) cho đến khâu cuối cùng (phát hành), nên nghiễm nhiên NXB
không biết tác giả cuốn sách là ai. Thêm là bản thân phía đối tác liên kết là Nhà
sách Hương Thủy cũng không biết tác giả đề trên cuốn sách là ai vì đã lấy bản
thảo qua một người khác. Người cung cấp bản thảo này lại lấy bản thảo từ một
người khác nữa (với giá 800.000 đồng) và người đầu tiên bán bản thảo khai lấy
các bài viết đó ở trên mạng Internet.
b.

Quyết định của tòa án.

HĐXX đã xác định:


NXB -VHTT phải chịu trách nhiệm chính về việc vi phạm bản

quyền nói trên.


NXB-VHTT phải đăng báo công khai xin lỗi nguyên đơn trên 3 số

báo của báo Nhân Dân (thay vì 3 báo như yêu cầu của nguyên đơn); không được
phát hành toàn bộ số sách chưa phát hành hoặc đang chuẩn bị phát hành; không

5


được phép tái bản cuốn sách nêu trên có tác phẩm của nguyên đơn, nếu không
được sự đồng ý của nguyên đơn.
• Theo yêu cầu bổ sung của nguyên đơn Phạm Thị Hà tại phiên tòa,

HĐXX chấp thuận đề nghị của chị Hà buộc các bên đối tác có liên quan trong vụ
việc (công ty Văn hóa Phương Bắc, bà Trần Nga...) phải xin lỗi chính thức chị
Hà.
c.

Ý kiến của nhóm.

Theo ý kiến của nhóm thì xét xử của Tòa án hoàn toàn hợp lý, bởi các lý
do sau:
Thứ nhất, chị Hà là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của 8 bài viết đã
đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam do đó chị có đầy đủ các quyền nhân thân và
tài sản được quy định tại Điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Xét vào vụ việc
trên ta thấy, hành vi xuất bản cuốn sách có nhan đề "Doanh nhân thành đạt và bài
học kinh nghiệm thương trường" của NXB VHTT là hành vi xâm phạm quyền
tác giả vì đã sử dụng 8 tác phẩm báo chí nhưng không được sự đồng ý của tác giả
Phạm Thị Hà, và không ghi đúng tên tác giả của 8 tác phẩm báo chí này (Điều
28, Luật sở hữu trí tuệ).
Thứ hai, mặc dù NXB VHTT có liên kết xuất bản với đối tác khác nhưng
NXB VHTT vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm chính với vụ việc vi phạm quyền tác
giả liên quan đến chị Hà vì theo Điều 19 Luật xuất bản quy định quyền tác giả
trong lĩnh vực xuất bản: “Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản tác phẩm chỉ
được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo
quy định của pháp luật”. Như vậy, NXB VHTT chỉ được xuất bản tác phẩm khi
có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này, mặc
dù NXB - VHTT đã “khoán trắng” cho đối tác nhưng vẫn có nghĩa vụ phải biết
đối tác có ký kết hợp đồng với tác giả hay không rồi mới được xuất bản tác
phẩm.

6



Từ các nguyên nhân trên ta thấy hành vi của NXB VHTT là vi phạm pháp
luật về sở hữu trí tuệ, do đó NXB VHTT phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hành vi vi phạm của mình như phải xin lỗi công khai đối với chị Hà, các trách
nhiệm vật chất khác.
2. Vụ việc thứ hai.
a. Tóm tắt vụ việc.
Năm 2003, Giáo sư Cao Xuân Hạo ký hợp đồng trao quyền sử dụng toàn
bộ các nghiên cứu cùng tác phẩm dịch của ông cho công ty sách Phương Nam
trong thời hạn 30 năm. Dịch giả Cao Xuân Hạo đã dịch được rất nhiều tác phẩm
khác nhau trong đó có tác phẩm Ðèn không hắt bóng….
Tháng 10-2011, khi phát hiện bản dịch (Đèn không hắt bóng) này được
Công ty TNHH Phát hành sách Sài Gòn in và phát hành, Công ty Sách Phương
Nam đã phát công văn thông báo hành vi trên là "vi phạm bản quyền xuất bản".
Đến 5/2012 Tác phẩm Đèn không hắt bóng, bản dịch Cao Xuân Hạo, vẫn
bị công ty PHSSG in và phát hành nhiều lần. Hiện ấn phẩm này lưu hành trên thị
trường dưới hai hình thức: Ấn bản đầu tiên với giá bìa 110.000 đồng. Và ấn bản
lần thứ hai (2011) với giá bìa 130.000 đồng.
Phương Nam Books cho rằng hành động của công ty PHSSG vi phạm luật
sở hữu trí tuệ: "Việc vi phạm tác quyền lặp lại nhiều lần và gây thiệt hại nghiêm
trọng đến việc kinh doanh của công ty sách Phương Nam cũng như việc chấp
hành luật bảo vệ bản quyền tác phẩm. Công ty Sách Phương Nam kính đề nghị
Cục xuất bản, nhà xuất bản Văn học, Cục An ninh Thông tin Truyền thông xem
xét tính hợp pháp của xuất bản phẩm Đèn không hắt bóng, ra quyết định thu hồi
toàn bộ số sách mà công ty PHSSG đã in ấn và phát hành, đưa ra mức phạt để răn
đe hành vi vi phạm này và yêu cầu đền bù thiệt hại cho công ty Sách Phương
Nam".

7



Phương Nam Books đề nghị: thu hồi cuốn sách toàn bộ sách Đền không
hắt bóng mà công ty PHSSG đã in ấn và phát hành; đồng thời phải bồi thường
thiệt hại cho Phương Nam.
b. Nhận xét và hướng giải quyết của nhóm.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 742 BLDS và Khoản 2 Điều 47 Luật
SHTT thì ông Hạo có quyền chuyển giao quyền sử dụng các tác phẩm và công
trình nghiên cứu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó trừ các quyền như:
quyền đặt tên, đứng tên và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Ở trong vụ việc trên,
ông Hạo đã chuyển giao quyền sử dụng tất cả các tác phẩm và công trình nghiên
cứu của ông cho công ty sách Phương Nam trong thời hạn 30 năm, theo quy định
tại Điều 36 và Khoản 1 Điều 41 Luật SHTT thì công ty sách Phương Nam chính
là chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩn và các công trình nghiên cứu của
ông Hạo trong thời hạn 30 năm. Theo quy định tại Điều 740 BLDS thì chủ sở
hữu quyền tác giả cũng có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các tác
phẩm, tuy nhiên quyền nhân thân ở đây chỉ bảo gồm quyền công bố hoặc cho
phép người khác công bố tác phẩm. Như vậy thì Công ty sách Phương Nam sẽ có
toàn quyền trong việc xuất bản các tác phẩm và các công trình nghiên cứu của
ông Hạo, quyền này đã được pháp luật bảo hộ và được ghi nhận tại Khoản 1 Điều
5 Luật xuất bản (sửa đổi bổ sung năm 2009): 1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ
biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ
quyền tác giả.
Điều 28 Luật SHTT quy định các hành vi sau được coi là hành vi xâm
phạm quyền tác giả:
“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học.… …
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
… …” ,
8



Như vậy thì việc công ty TNHH Phát hành Sách Sài Gòn tự ý xuất bản tác
phẩm Đèn không hắt bóng mà không xin phép công ty sách Phương Nam đã vi
phạm pháp luật về quyền sở hữu, hành vi này đã xâm phạm đến quyền tác giả cuả
chủ sở hữu, điều này có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho Phương Nam cả về vật
chất lẫn tinh thần. Hơn nữa Điều 19 Luật Xuất bản quy định: Việc xuất bản tác
phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả
hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể thấy rằng
chỉ có công ty sách Phương Nam mới có quyền xuất bản tác phẩm Đèn không hắt
bóng bởi công ty này đã có hợp đồng với ông Hạo. Công ty phát hành sách Sài
Gòn chỉ được xuất bản tác phẩm Đèn không hắt bóng khi có sự đồng ý hoặc có
hợp đồng với ông Hạo hoặc công ty sách Phương Nam.
Thứ hai, việc Công ty sách Phương Nam đã gửi văn bản tới công ty phát
hành sách Sài Gòn yêu cầu giải thích về vấn đề này, nhưng chỉ nhận được sự im
lặng từ phía công ty phát hành sách Sài Gòn, chính vì thế công ty này đã gửi đơn
lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đề nghị thu hồi cuốn Đèn không
hắt bóng do công ty phát hành sách Sài Gòn xuất bản, đồng thời đưa ra mức phạt
để răn đe hành vi vi phạm này và yêu cầu đền bù thiệt hại cho công ty Sách
Phương Nam. Có thể nói những hành động trên của Công ty sách Phương Nam là
hoàn toàn có căn cứ dựa vào quy định tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ thì chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: “… b)
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan”.
Với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả thì công ty sách Phương Nam
Books có các quyền quy định ở Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ mà cụ thể trong tình
huống này thì công ty đã áp dụng khoản b và c Điều 198.
9



III. Nhận xét của nhóm về việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vự
xuất bản.
Có thể nhận thấy hiện nay tình trạng vi phạm quyền tác giả trong xuất bản
ở Việt Nam xảy ra khá phổ biến, nổi trội là tình trạng in sách lậu. Với việc tham
gia Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, Việt Nam đã
cam kết với thế giới về việc xây dựng và tuân thủ các biện pháp bảo hộ quyền tác
giả, đấu tranh chống nạn vi phạm quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Tuy nhiên, sau 3 năm vào Công ước Berne, tình trạng vi phạm quyền tác giả
trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta vẫn còn đáng báo động.
Xâm phạm quyền tác giả sẽ triệt tiêu sự sáng tạo và kìm hãm sự phát triển
của ngành xuất bản. Có rất nhiều loại hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh
vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm đang tồn tại khá phổ biến, đó là: xuất
bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy
định của pháp luật… Trong tất cả các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh
vực xuất bản thì hành vi in lậu vẫn là phổ biến và nghiêm trọng nhất. Sách bán
chạy thường bị in lậu rất nhanh. Hậu quả là thiệt hại kinh tế và thiệt hại uy tín
cho tác giả và nhà xuất bản. Đây thực sự là nỗi lo thường trực của các nhà xuất
bản Việt Nam.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Tóm lại, bảo hộ quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu khuyến khích lao động
sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và là động lực tăng trưởng
kinh tế tại mỗi quốc gia. Vì vậy để xây dựng môi trường lành mạnh cho hoạt

10


động xuất bản tại Việt Nam, ngoài việc đấu tranh chống xâm phạm chủ thể quyền
còn phải cải thiện ý thức và thái độ ứng xử đối với tác giả và chủ sở hữu quyền
tác giả. Phải đặt mạng lưới tác giả và cộng tác viên vào vai trò quyết định thành
bại của hoạt động xuất bản.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
3.

/>
option=com_content&view=article&id=855&catid=51&Itemid=107
4.

/>
kien/50754907/400/
5.

/>
bong/152/8545718.epi

11




×