Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

So sánh phạm vi, mức độ và cách thức thực hiện sự tự do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa châu âu với tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.13 KB, 7 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

BÀI LÀM
ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là hai tổ chức liên chính phủ có nhiều
thành công trên thế giới. Đặt trong tương quan lẫn nhau, có thể thấy vấn đề sự tự
do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa Châu Âu với tự do hóa đầu tư trong
cộng đồng kinh tế Asean có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt. Đối với
cộng đồng kinh tế Asean, Hiệp định đầu tư toàn diện Asean (ACIA) 2009 là cơ sở
pháp lý chủ yếu cho việc thực hiện tự do hóa đầu tư; còn đối với EU, chủ yếu là dựa
vào Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh Châu Âu. Từ những
Hiệp ước cơ bản này, có thể “so sánh phạm vi, mức độ và cách thức thực hiện sự tự
do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa Châu Âu với tự do hóa đầu tư trong
cộng đồng kinh tế Asean” từ đó đưa ra cái nhìn khái quát nhất về điểm tương đồng
cũng như khác biệt.
1. Phạm vi thực hiện sự tự do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa
Châu Âu với tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1 Đối với ASEAN:
Theo điều 3 Khoản 3 ACIA 2009 , các quốc gia thành viên sẽ mở cửa và tự do
hóa đầu tư trong các lĩnh vực sau: Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Ngư nghiệp;
Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá; Các dịch vụ liên quan đi kèm các lĩnh
vực trên.
Ngoài ra ACIA còn quy định cho phép tự do hóa đối với bất kì lĩnh vực nào
được các nước thành viên nhất trí, quy định này nhăm cho phép tự do hóa một số
lĩnh vực, dịch vụ khác sẽ phát sinh trong tương lai.
Đồng thời, ACIA cũng quy định rõ các hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Hiệp định này. (Các biện pháp về thuế; Trợ cấp chính phủ, Mua sắm
chính phủ;…)
1.2 Đối với EU


1


Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

Áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của
con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương
mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.
2. Mức độ thực hiện
2.1 Đối với ASEAN:
Đầu tư trong khuân khổ Khu vực đầu tư ASEAN chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí
hoạt động đầu tư.
2.2 Đối với EU: ngoài đầu tư trực tiếp, còn có các hoạt động đầu tư gián tiếp, là
hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tớ có
giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian
khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
3. Cách thức thực hiện.
Cả AEC và EU đều xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và hạn chế đối với sự
dịch chuyển của dòng vốn.
Điều 63 TFEU quy định rằng : “ Mọi giới hạn đối với sự di chuyển của dòng vốn
giữa các quốc gia thành viên và giữa các quốc gia thành viên với nước thứ ba sẽ bị
cấm”.
Cả hai đều đưa ra các trường hợp ngoại lệ cụ thể về tự do hóa đầu tư trong cộng
đồng kinh tế Asean cũng như đối với sự dịch chuyển dòng vốn trong thị trường nội
địa Châu Âu
3.1 Đối với ASEAN
Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư :

- Các biện pháp về yêu cầu trong đầu tư (Performance Requirements)
- Biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp.
Áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
- Nguyên tắc về đối xử quốc gia yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu
tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn
những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình, bao gồm nhưng không chỉ giới
hạn trong phạm vi tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và
định đoạt đầu tư.

2


Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

- Theo nguyên tắc tối huệ quốc, nhà đầu tư của một nước thành viên khi đầu tư
vào nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ phải được hưởng chế độ đãi ngộ
(nhưng không giới hạn trong) về tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý,
vận hành và chyển nhượng đầu tư như một nước bất kỳ được hưởng.
Những trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 9,10.17 và 18 ACIA 2009.
3.2 Đối với EU
Chỉ thị số 88/361/EEC về việc thực hiện Điều 67 Hiệp ước thành lập EC phân
loại 13 nhóm giao dịch liên quan đến sự chuyển dịch dòng vốn, bao gồm :
(1) Đầu tư trực tiếp:
- Thành lập và mở rộng các chi nhánh hoặc các công việc kinh doanh mới mà chỉ
thuộc về người cấp vốn , và được tiến hành đầy đủ công việc kinh doanh hiện tại;
- Tham gia các công việc kinh doanh mới hoặc hiện tại nhằm thiết lập hoặc duy
trì các hoạt động kinh tế bền vững
- Các khoản vay dài hạn nhằm thiết lập hoặc duy trì các hoạt động kinh tế bền

vững;
- Tái đầu tư lợi nhuận nhằm duy trì các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động đầu tư trực tiếp do người không cư trú trên lãnh thổ của quốc gia
tiến hành;
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do người cư trú trên lãnh thổ quốc gia
thực hiện.
(2) Đầu tư trong lĩnh vực bất động sản:
- Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bất động sản do người không cư trú trên lãnh
thổ của quốc gia tiến hành;
- Đầu tư trong lĩnh vực bất động sản ở nước ngoài;
(3) Các giao dịch chứng khoán thông thường liên quan đến thị trường vốn :
- Các giao dịch chứng khoán liên quan đến thị trường vốn, bao gốm: Việc tiếp
cận của những người không cư trú tại quốc gia đối với các loại chứng khoán trong
nước giao dịch và không giao dịch tại thị trường chứng khoán; Việc tiếp cận đối với
các loại chứng khoán nước ngoài giao dịch hoặc không giao dịch tại thị trường
chứng khoán;
- Đưa chứng khoán tham gia vào thị trường vốn : phát hành, niêm yết chứng
khoán, …
(4) các hoạt động theo những hình thức hoạt động kinh doanh đầu tư tập thể:
- Các giao dịch theo những hình thức hoạt động kinh doanh đầu tư tập thể.
3


Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

- Thự hiện các hoạt động đầu tư tập thể trên thị trường vốn.
(5) Các hoạt động chứng khoán và những phương tiện khác được tiến hành trên
thị trường tiền tệ.

- Các giao dịch và những phương tiện khác được tiến hành trên thị trường tiền tệ.
- Đưa chứng khoán và những phương tiện khác tham gia vào thị trường tiền tệ.
(6) Các hoạt động tiền tệ và tài khoản tiền gửi tại các thể chế tiền tệ.
- Các hoạt động do những người không cư trú trên lãnh thổ quốc gia tiến hành
tại các thể chế tiền tệ tại quốc gia đó;
- Các hoạt động do công dân của một quốc gia tiến hành với các thể chế tiền tệ
nước ngoài;
(7) Các hoạt động tín dụng liên quan đến các giao dịch thương mại hoặc các
điều khoản về dịch vụ tại quốc gia mà một bên tham gia là công dân quốc gia đó
(ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn).
(8) Các khoản cho vay và tín dụng tài chính (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)
(9) Vật đảm bảo, thế chấp khác và các quyền bảo lãnh
(10) Chuyển giao việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm và thanh toán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
- Phí bảo hiểm và thanh toán hợp đồng bảo hiểm tín dụng.
(11) Di chuyển dòng vốn của cá nhân: Các khoản vay; Các món quà và tiền ủng
hộ.; Của hồi môn; Quyền thừa kế và di sản thừa kế; Giải quyết nợ của người nhập
cư; Chuyển giao tài sản của người cư trú trong trường hợp di cư; Chuyển giao tài
sản của người nhập cư tới quốc gia trước đó của họ.
(12) Nhập khẩu và xuất khẩu các tài sản chính
- Chứng khoán
- Các hình thức thanh toán.
(13) Các hình thức di chuyển dòng vốn khác.
Những trường hợp ngoại lệ đối với quyền tự do di chuyển của nguồn vốn được
quy định tại Điều 65 TFEU.

4


Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02


Đề số 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình
Dương,

GV.

Lê Minh

Tiến – Phạm Hồng

Hạnh,

Tập bài giảng

Pháp luật Liên minh Châu Âu
2.

Hiệp định đầu tư toàn diện Asean (ACIA) 2009

3.

Hiệp ước Maastricht

4.


Webside:

/>
%C3%A2u_
%C3%82u#Th.E1.BB.8B_tr.C6.B0.E1.BB.9Dng_n.E1.BB.99i_.C4.91.
E1.BB.8Ba

5


Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

MỤC LỤC
1. Phạm vi thực hiện sự tự do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa Châu
Âu với tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN…………………… 1
1.1 Đối với ASEAN………………………………………………………………. 1
1.2 Đối với EU…………………………………………………………………….. 2
2. Mức độ thực hiện sự tự do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa Châu
Âu với tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN……………………. 2
2.1 Đối với ASEAN………………………………………………………………… 2
2.2 Đối với EU……………………………………………………………………… 2
3. Cách thức thực hiện sự tự do di chuyển dòng vốn trong thị trường nội địa
Châu Âu với tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN……………….. 2
3.1 Đối với ASEAN………………………………………………………………… 3
3.2 Đối với EU…………………………………………………………………….. 4

6



Bài tập lớn học kỳ - Pháp liên minh châu Âu - N02

Đề số 7

7



×