Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng FITOMIX đến khả năng hình thành cây hom dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH RA RỄ FITOMIX
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÂY HOM DÂM BỤT (Hibiscus rosa-senensis L.)
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------



NGUYỄN THỊ MINH TRANG

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH RA RỄ FITOMIX
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÂY HOM DÂM BỤT (Hibiscus rosa-senensis L.)
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K46-LN-N01
: Lâm nghiệp
: 2014 - 2018
: TS. Lê Sỹ Hồng

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu là kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, chƣa công bố trên

các tài liệu khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trƣớc hội đồng khoa học

TS. Lê Sỹ Hồng

Nguyễn Thị Minh Trang

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Thực hiện khóa luậntốt nghiệp là khâu cuối cùng của chƣơng
trình đào tạo. Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các thầy cô, bạn bè. Nhân dịp
này tôi xin trân trọng cảm Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các
Thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình, sự quan
tâm của thầy giáo TS. Lê Sỹ Hồng đã giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và
ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập
Trong quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
để giúp tôi hoàn thành khóa luận đƣợc tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Minh Trang


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu nhiệt độ, độ của không khí trong thời gian thực
hiện thí nghiệm tại thành phố Thái NguyênError! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Bảng phân tích phƣơng sai 1 nhân tố ANOVA ................................... 30
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm ........ 32
Bảng 4.2: Kết quả các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các công thức
thí nghiệm .................................................................................................... 34
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các CTTN ................... 40


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh hoa cây Dâm bụt .................................................................................. 20
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giâm hom ảnh hƣởng của nồng độ thuốc ... 26
Hình 3.2: Làm vòm che và bố trí thí nghiệm ........................................................... 27
Hình 3.3: Thu thập số liệu ............................................................................................ 29
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm ......... 33

Hình 4.2a: Ảnh ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các CTTN .................................... 34
Hình 4.2b: Biểu đồ tỷ lệ (%) ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí
nghiệm về nồng độ thuốc Fitomix ......................................................... 35
Hình 4.2c: Biểu đồ về số rễ/hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm .... 36
Hình 4.2d: Biểu đồ thể hiện chiều dài rễ TB/hom cây Dâm bụt ở các công
thức thí nghiệm........................................................................................... 37
Hình 4.2e: Biểu đồ về chỉ số ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí
nghiệm .......................................................................................................... 38
Hình 4.3a: Biểu tỷ lệ (%) ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí
nghiệm .......................................................................................................... 40
Hình 4.3b: Ảnh ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các CTTN ................................ 41
Hình 4.3c: Biểu đồ thể hiện số chồi trên hom cây Dâm bụt ở các công thức
thí nghiệm .................................................................................................... 42
Hình 4.3d: Biểu đồ về chiều dài chồi trung bình/hom cây Dâm bụt ở các
công thức thí nghiệm ................................................................................ 43
Hình 4.3e: Biểu đồ thể hiện chỉ số ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các công
thức thí nghiệm........................................................................................... 44


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

TB


: Trung bình

IAA

: Axit Indol-axitic

IBA

: Axit Indol-butilic

NST

: Nhiễm sắc thể

NAA

: Naphthalene Acetic Acid

TN

: Thí nghiệm

ĐHST

: Điều hòa sinh trƣởng

Đ/C

: Đối chứng



vi
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp nhân giống bằng hom .............................. 4
2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định ..................................................... 4
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định ..................................... 5
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới........................................................................... 15
2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Đặc điểm cây Dâm bụt .......................................................................................... 19
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Vị trí địa lý địa hình ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ................................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 25

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 25


vii
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 25
3.4.1. Công tác chu n bị giâm hom ............................................................................ 27
3.4.2. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 32
4.1. Kết quả về ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích sinh trƣởng Fitomix
đến tỷ lệ hom sống của cây Dâm bụt ................................................................ 32
4.2. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích Fitomix đến khả năng
ra rễ của hom cây Dâm bụt ................................................................................. 33
4.2.1. Tỷ lệ ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm ................ 35
4.2.2. Số rễ trung bình trên hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm ..... 36
4.2.3. Chiều dài rễ trung bình trên hom cây Dâm bụt ở các công thức thí
nghiệm.................................................................................................................... 37
4.2.4. Chỉ số ra rễ của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm .............. 38
4.3. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích Fitomix đến khả năng
ra chồi của hom cây Dâm bụt ............................................................................. 40
4.3.1. Tỷ lệ ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm ............ 42
4.3.2. Số chồi trung bình trên hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm 42
4.3.3. Chiều dài chồi trung bình trên hom cây Dâm bụt ở các công thức thí
nghiệm.................................................................................................................... 43
4.3.4. Chỉ số ra chồi của hom cây Dâm bụt ở các công thức thí nghiệm về
nồng độ thuốc ....................................................................................................... 44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 46
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 46
5.2. Tồn tại ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

5.3. Kiến nghị ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 48
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Dâm bụt (Hibiscus rosa-senensis L.) hay còn gọi là râm bụt, đƣợc
trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, bởi thế mà ở mỗi quốc gia loài hoa này
lại mang một ý nghĩa biểu trƣng khác nhau. Ở Malaysia và Hàn Quốc ngƣời ta
chọn hoa dâm bụt làm quốc hoa. Hoa Dâm bụt đỏ tƣơi cánh đơn đƣợc lựa chọn
làm Quốc hoa của Malaysia. Dâm bụt đỏ là hoa biểu trƣng của đảo Hawaii Mỹ.
Ấn Độ hoa đƣợc dùng trong thờ phụng các nữ thần Devi [19].
Ở Việt Nam thì hoàn toàn ngƣợc lại, chúng tƣợng trƣng cho những
ngƣời con gái có lối sống không đàng hoàng, lành mạnh, lẳng lơ và không
chung thủy bởi theo quan niệm dân gian thì hoa dâm bụt thƣờng mọc ở hàng
rào, ai qua lại cũng có thể dễ dàng chiêm ngƣỡng, ngắt hái hoa. Cũng chính vì
thế mà loài hoa này tuyệt đối không đƣợc tặng ngƣời yêu, bạn gái
Dâm bụt đỏ tƣơi cánh đơn là giống dâm bụt phổ biến ở các làng quê
Việt Nam gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều các thế hệ trƣớc.
Hoa Dâm bụt đƣợc nhiều ngƣời biết đến là loài hoa đẹp và có rất nhiều
tác dụng tốt với sức khỏe, rể, lá, hoa cây dâm bụt đều đƣợc dung làm thuốc
rất tốt, trong đó có lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoa có tác dụng làm
sạch phổi, tiêu đờm, giải nhiệt. Ngoài ra cây dâm bụt còn có tác dụng hạ
huyết áp, trị mụn nhọt ngoài da.
Cây Dâm bụt có nguồn gốc từ Châu Á có chiều cao thân từ 1-3m.
Thân đứng thẳng, phân ra thành nhiều nhánh. Lá giống lá dâu tây, cũng có lá
hình tròn, lá hình dạng này xuất hiện tƣơng đối nhiều. Lá mọc xen kẽ, phần

đầu lá nhọn dần, phần gần cuống hình tròn hoặc hình cái chêm, 2 bên mép có
răng cƣa thô, phần gần cuống nhẵn.


2
Hoa lớn, mọc đơn ở phần nách lá, có loại cánh đơn và nhiều cánh. Hoa
có nhiều màu: trắng, vàng, xanh, hồng, đỏ trong đó loài màu đỏ thẫm mọc
thành nhiều múi ít khi đƣợc nhìn thấy. Ra hoa quanh năm, nhiều nhất là vào
mùa hạ và thu. Quả có hình oval nhƣng rất ít khi kết quả, do đặc điểm này mà
nhân giống bằng hom là phƣơng pháp áp dụng phổ biến cho loài cây Dâm bụt.
Trong nhân giống bằng hom có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả của
việc giâm hom, nhƣng phụ thuộc bởi ba yếu tố chính là: khả năng ra rễ của
hom giâm (cá thể, giai đoạn và vị trí của hom), môi trƣờng giâm hom và các
chất kích thích ra rễ. Nhƣng việc sử dụng loại thuốc nào, nồng độ bao nhiêu
thích hợp với khả năng ra rễ của cây Dâm bụt là một vấn đề cần đƣợc nghiên
cứu. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng FITOMIX
đến khả năng hình thành cây hom Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc nồng độ thuốc kích thích ra rễ Fitomix thích hợp nhất
cho giâm hom cây Dâm bụt.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở
trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
- Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Biết đƣợc các phƣơng pháp, thu thập số liệu, viết báo cáo trong
nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Có đƣợc kỹ năng nhân giống cây bằng phƣơng pháp giâm hom.


3
- Áp dụng kết quả nghiên cứu trong nhân giống cây Dâm bụt bằng
phƣơng pháp giâm hom.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp nhân giống bằng hom
Hom là một đoạn thân, cành, rễ, thậm chí là một cái lá. Nhân giống
bằng hom nằm trong phƣơng pháp nhân giống sinh dƣỡng (sinh sản vô tính).
Nhân giống sinh dƣỡng bao gồm nhân giống bằng hom, chiết cành, ghép cây,
nuôi cấy mô tế bào,….
Trong các biện pháp sinh sản vô tính, giâm hom là hình thức phổ biến
nhất và là một trong những công cụ có hiệu quả cho việc lƣu giữ, bảo vệ và
duy trì giống cây rừng.
Cơ sở khoa học của phƣơng pháp nhân giống bằng hom là dựa trên cơ
sở tế bào của sự hình thành rễ bất định, chồi bất định và nhiều yếu tố nội tại,
ngoại cảnh ảnh hƣởng đến khả năng hình thành cây hom.
2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
nó. Có 2 loại rễ bất định là rễ tiềm n và rễ mới sinh.
Rễ tiềm n là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhƣng chỉ
phát triển khi đoạn thân, đoạn cành tách khỏi thân cây.
Rễ mới sinh là loại rễ chỉ hình thành khi đƣợc cắt hom, nó là hậu quả
của phản ứng với vết cắt.
Nghĩa là khi cắt hom thì các tế bào sống tại vết cắt bị tổn thƣơng và các

tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ đƣợc hở ra và gián đoạn các chất dinh
dƣỡng đƣợc tổng hợp từ ngọn lá đi xuống tới chỗ vết cắt.
Quá trình nguyên phân x y ra theo 3 bƣớc tạo thành các mô sẹo, là cơ
sở của sự hình thành 1 lớp tế bào bị thối trên bề mặt, vết thƣơng đƣợc đậy lại
bằng lớp keo bảo vệ, lớp keo bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát hơi nƣớc.


5
Các tế bào sống ở ngay dƣới lớp tế bào bảo vệ, lớp tế bào bảo vệ đó bắt
đầu phân chia sau khi vết cắt đƣợc vài ngày và có thể hình thành một lớp mô
mềm (Callus).
Các tế bào lân cận của vùng tƣợng tầng mạch và libe gỗ bắt đầu hình
thành rễ bất định.
Chính vì vậy việc giâm hom cành để hình thành bộ rễ mới là quan
trọng nhất, sau đó là số lƣợng rễ/hom và chiều dài rễ.
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định
Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom,
về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm là: Các nhân tố nội sinh và nhóm cá nhân
tố ngoại sinh [6].
* Các nhân tố nội sinh:
+ Đặc điểm di truyền loài:
Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài cây đều có khả
năng ra rễ nhƣ nhau. Do đặc điểm di truyền, biến dị, các xuất xứ và các cá thể
khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau (D.Akomixarop,
1964, B.matin,1974, Nauda,1977) đều đi đến kết luận là: Các loài khác nhau có
đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ, (theo
Qujada,1985 và Nauda,1970) [6] để chia ra các loại cây gỗ thành 3 nhóm:
- Nhóm dễ ra rễ, bao gồm: Các loại không cần xử lý bằng chất kích
thích ra rễ vẫn ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm các loài nhƣ: Đa (Ficus

hoxb), Sung (F.glonerala) rất dễ ra rễ. Một số loài khác nhƣ Dƣơng (Populus),
Liễu (Salix), Lõi thọ thuộc nhóm dễ ra rễ. Một số loại thuộc họ Bambusaccac
nhƣ tre, vầu, luồng đƣợc trồng bằng hom thân không cần xử lý chất kích thích
ra rễ.
- Nhóm ra rễ trung bình: bao gồm các loài chỉ cần xử lý bằng chất kích
thích ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao. Nhóm này gồm


6
các loài nhƣ Bạch đàn (E camaldunensis, E.Deglupta, E.Teretcomis), Thông
(Pinusssco carpa, P.patula, P.caribe ….)
- Nhóm khó ra rễ bao gồm: Các loại hầu nhƣ không ra rễ hoặc là phải
dùng đến hóa chất kích thích ra rễ vẫn cho tỷ lệ ra rễ thấp là các loại thuộc
nhóm này gồm SWietenia, Macro phylla, Padoearpus, Rigfrighiosi, các loài
thuộc chi Casttanea, fagus, Franxinus, Liriodddendron, Guercus, Tilia,
Arucaria ở nƣớc ta loài bách tán cũng thuộc loại rất khó ra rễ.
+ Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể:
Trong 1 loài, các xuất xứ khác nhau có tỉ lệ ra rễ khác nhau.
E.Camaldulensis có xuất xứ Victroria River là 60%, còn E.Camaldulensis
xuất xứ Gibb River là 85%, còn xuất xứ Nghĩa Bình là 35% [5].
+ Đặc điểm cá thể: Trong một xuất xứ các cá thể khác nhau cũng có tỷ
lệ ra rễ khác nhau.
+ Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom:
Tuổi cây mẹ có ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhất là đối
với các loài khó ra rễ. Nhìn chung, tuổi cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của
hom càng giảm.
Cây Mỡ (Manglietia) 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ 98%, Mỡ 3 tuổi 47%, Mỡ 20
tuổi không ra rễ [7].
Cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.Ex DC): 1 tuổi tỷ lệ ra rễ 94,44%,
cây 3 tuổi tỷ lệ ra rễ 28,89%, cây 6 tuổi tỷ lệ ra rễ 23,33%. (Lê Sỹ Hồng

2015) [1].
Cây Sao đen (Hopeaoddrta) 1 tuổi 70% ra rễ, 2 tuổi 50% ra rễ.
Hom từ cây già không những có tỷ lệ ra rễ thấp có thời gian ra rễ dài
hơn. Ví dụ hom Mỡ 1 tuổi thời gian ra rễ là 80 ngày, trong lúc đó hom chồi
bất định ở cây 8 tuổi là 120 ngày.


7
Để giải thích tỷ lệ ra rễ thấp của hom giâm ở cây có tuổi cao thì Liubin
ski (1957) cho rằng: ở cây nhiều tỷ lệ đƣờng tổng số trên đạm tổng số ở thân
cây quyết định. Nói cách khác là do hàm lƣợng đạm ở thân cây giảm xuống,
song có ngƣời cho rằng, sở dĩ cây có tuổi cao ra rễ kém là do tính mềm dẻo
của cây bị giảm đi.
Tuổi cành (hay trạng thái sinh lý của cành) cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ
của hom, hom ở giai đoạn nửa hóa gỗ thích hợp cho việc ra rễ. Hom quá non khi
đặt vào môi trƣờng giâm hom dễ bị thối rữa, ngƣợc lại hom quá già khó ra rễ.
+ Vị trí lấy hom trên cây và trên cành:
- Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau, trên tán cây cũng có tỷ lệ ra rễ
khác nhau, với Vân sam lá nhọn (Picea) hom từ phần trên của tán lá ra rễ tốt
nhất, nhƣng với Vân sam Châu âu (P.excelga) thì ngƣợc lại, Phong trắng
(Populus) khi hom hóa gỗ yếu tốt nhất là cắt hom ở phần dƣới tán, khi hom
nữa hóa gỗ cắt hom ở phần giữa. Nhƣ vậy với mỗi loài cây vị trí lấy hom khác
nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau.
-Trên một cành hom đƣợc lấy ở các vị trí khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ
khác nhau, với Bạch đàn một cành đƣợc chia làm 4 phần: Ngọn, sát ngọn,
giữa và sát gốc. Qua 2 lần thí nghiệm cho kết quả nhƣ sau: Hom ngọn có tỷ lệ
ra rễ 54,6 - 61,6%, hom sát ngọn 71,6- 90,8%. Với Keo lai lá tràm và Keo Tai
tƣợng hom ngọn và hom sát ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 93,3 -100% so với
hom giữa và hom sát gốc 66,7 - 97,6% [3].
Nếu tính từ đầu cành trở vào, hom mở ở vị trí thứ 2 có tỷ lệ ra rễ gấp 5

lần so với hom lấy ở đầu cành.
Thƣờng hom chồi ở phần gần gốc của một cây dễ ra rễ hơn ở phần
ngọn. Theo Hartney (1980) có thể do 2 lý do:
- Gốc của cây con là nơi tích tụ các chất cần cho ra rễ.


8
- Tồn tại 1 sự chênh lệch về các chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các
phần khác nhau của cây.
- Theo thuyết phát triển giai đoạn thì gốc là phần non nhất của một cây
vì vậy lấy hom ở phần này cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
+ Sự tồn tại của lá trên hom:
Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình ra rễ của
hom. Lá là cơ quan hấp thu ánh sáng trong quang hợp để tạo ra chất hữu cơ
cần thiết cho cây dữ trữ chất dinh dƣỡng, đồng thời là cơ quan thoát hơi nƣớc
và hút nƣớc để khuếch tán tác dụng chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của
hom. Vì vậy, nhất thiết giâm hom phải để lại một số lá, nhƣng nếu để lại diện
tích lá quá lớn sẽ hạn chế số lƣợng hom trên 1 đơn vị diện tích mà quan trọng
là làm cho quá trình thoát hơn nƣớc diễn ra mạnh làm cho hom bị héo và chết
trƣớc khi ra rễ hoặc diện tích quá nhỏ làm cho hom không ra rễ. Do vậy việc
tìm ra diện tích lá vừa đủ là việc làm cần thiết.
+ Ảnh hƣởng của kích thƣớc hom:
Tuổi chồi gốc và tuổi lấy chồi cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom
giâm B.Martin lấy hom chồi gốc Bạch đàn có tuổi khác nhau và đã đi đến kết
luận: Hom chồi gốc có tuổi từ 1,5 - 2 tháng tuổi có tỷ lệ ra rễ cao nhất.
Các thực nghiệm với Bạch đàn, các loài Keo tai tƣợng và Keo lá tràm
của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng cho thấy: sau khi chặt gốc 2
tháng rồi lấy hom đem giâm cho tỷ lệ cao nhất.
B.Martin (1974) lấy hom chồi gốc ở các gốc Bạch đàn (E.platyphylla
F1) ở 6 cấp tuổi: 6 tháng tuổi; 1,5 năm; 3,5 năm; 4,5 năm; 6,5 năm thì thấy

rằng hom lấy gốc có tuổi từ 2,5 năm; 3,5 năm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (71,890,6%). Với loài Keo lai ở 1 số nƣớc Đông Nam Châu á thƣờng chặt cây dƣới
5 tuổi để thu chồi gốc lấy hom.


9
Nhƣ vậy, tuổi gốc cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom. Với loại
bạch đàn, keo ở Việt nam thƣờng chặt cây lấy hom ở dƣới tuổi 10, Thông
(P.caribe) có thể chặt cây lấy chồi ở dƣới tuổi 12.
Kết quả thu đƣợc với cây Mỡ cho thấy: Hom chồi gốc ở các cây 17-23
tuổi cho tỷ lệ ra rễ từ 75-80%. Điều này cho phép sử dụng chồi ở các cây trội
để nhân giống phục vụ công tác trồng rừng.
- Các chất điều hòa sinh trƣởng:
Auxin đƣợc coi là chất quan trọng nhất đối với quá trình ra rễ của hom.
Ngoài ra, nhiều chất khác tác động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của
Auxin, cũng tồn tại 1 cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động
đến quá trình ra rễ của hom giâm. Những chất quan trọng nhất là Zhizocalin,
đồng nhân tố ra rễ, kích thích ra rễ và chất kìm hãm ra rễ.
Chất đặc biệt Zhizocalin đƣợc coi là cần thiết cho sự hình thành rễ của
cây. Theo Hess (1961) cho rằng: một số chất nội sinh điều phối hoạt tính của
IAA gây nên khởi động ra rễ gọi là đồng nhân tố ra rễ (Rootingco-factons).
Một số chất loại này đƣợc xác định là axít Chorogennic, axít Isochlogenic.
Nhiều công trình nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của chất kích thích ra
rễ trong các loài cây dễ ra rễ nhƣ Sesquite peniclacton đƣợc chiết tách từ
Hƣớng dƣơng là chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số tác giả còn nêu
lên sự tồn tại của chất kìm hãm ra rễ nhƣ: Xanthoxin, Axít abscosis (ABA)
đƣợc chiết tách từ hom khó ra rễ. Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ của
hom giâm đƣợc xác định bằng nồng độ tƣơng đối của các chất này. Các loài
cây dễ ra rễ chứa các chất kích thích ra rễ với nồng độ thấp, còn các loài cây
khó ra rễ chứa các chất kìm hãm ra rễ với nồng độ cao.
Nghiên cứu của Tures Kaia (1975) cho hom của loài cây dễ ra rễ nhƣ

Anh đào (Serassus, SP), Nho (Vitis Vine feru) đã chỉ ra rằng: Quá trình ra rễ


10
thì hoạt tính của các chất kìm hãm ra rễ giảm xuống rất nhanh, còn các chất
kích thích đƣợc xuất hiện và sử dụng.
*Nhóm nhân tố môi trƣờng:
Nhóm nhân tố môi trƣờng có tác dụng tổng hợp ảnh hƣởng tới quá trình
giâm hom là: Thời vụ, mùa giâm cành, nhiệt độ, độ m, ánh sáng, giá thể và
môi trƣờng ra rễ.
+ Thời vụ giâm hom:
Tỷ lệ ra rễ của hom phụ thuộc vào trạng thái sinh lý trong thời kỳ lấy
hom, vì vậy việc xác định thời kỳ lấy hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm hom.
Tỷ lệ ra rễ của hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm hom. Tỷ lệ ra rễ
của hom phụ thuộc vào thời kỳ lấy hom và thời vụ giâm hom, một số loài cây
có thể giâm hom quanh năm, song ở nhiều loài cây có tính thời vụ rõ rệt.
Theo Frism và Nesterowuo (1967) thì mùa mƣa là mùa giâm hom cho tỷ lệ ra
rễ cao nhất ở nhiều loài cây, trong khi đó một số loài cây có tỷ lệ ra rễ cao
nhất vào mùa xuân.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thƣờng gắn liền với thời tiết,
khí hậu, mùa sinh trƣởng của cây, trạng thái sinh lý của cành. Thời vụ giâm hom
có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành bại của nhân giống bằng hom.
Đối với loài cây rụng lá, gỗ cứng thƣờng lấy cành giâm lúc cây bắt đầu
bƣớc vào thời kỳ ngủ nghỉ, còn với loài cây gỗ mềm nửa cứng không rụng lá
thì thời kỳ lấy hom là mùa sinh trƣởng.
Với Bạch đàn ở Đông Nam bộ thời kỳ giâm hom thích hợp từ tháng 5 đến
tháng 7. Nhìn chung trong điều kiện khí hậu Việt Nam thời kỳ giâm hom thích
hợp là các tháng xuân, hè, thu [2].
- Những thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thấy
rằng: Keo lá tràm và Keo tai tƣợng 1 năm tuổi giâm trong tháng 7có tỷ lệ ra rễ

cao > 90%.


11
+ Nhiệt độ không khí và giá thể hom:
Nhiệt độ không khí là 1 yếu tố quyết định đến tốc độ hình thành rễ của
hom. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho nhiều loài cây từ 25-30oC, ở nhiệt độ <
25oC cần sƣởi nóng giá thể nhƣ các nhà làm vƣờn ở Châu âu vẫn thực hiện.
Nhƣng nếu nhiệt độ quá cao làm cho quá trình thoát hơi nƣớc ở lá diễn ra mạnh
dẫn đến mất nƣớc và héo. Nhiệt độ không khí vừa phải sẽ làm cho sự hô hấp của
hom giảm tiêu hao dinh dƣỡng, sự thoát hơi nƣớc qua lá và hom giâm đều giảm.
Đây là điều kiện vô cùng quan trọng trƣớc khi hom giâm ra rễ. Các loài cây nhiệt
đới thƣờng yêu cầu nhiệt độ cao hơn các loài cây ôn đới, nhiệt độ khoảng 2630oC là thích hợp.
Theo Đ.A.Komixarop thì nhu cầu về nhiệt độ cho ra rễ của hom ở các loài
thực vật biến động trong 1 phạm vi rộng và phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của
chúng. Hom ra rễ tốt khi duy trì nhiệt độ môi trƣờng (giá thể ra rễ) cao hơn từ 35oC so với nhiệt độ không khí [11].
Song nhiệt độ thích hợp cho ra rễ còn phụ thuộc vào mức độ hóa gỗ của
hom, mức độ hóa gỗ của hom yếu ra rễ tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ giảm
thấp (20-22oC) so với nhiệt độ (27-30oC).
Độ m không khí và giá thể:
- Độ m không khí và giá thể là 1 yếu tố không thể thiếu đƣợc cho hom
ra rễ. Trong quá trình giâm hom, độ m giữ cho hom không bị khô héo và
cung cấp nƣớc cho hom quang hợp. Duy trì độ m giá thể là việc làm cần thiết
đảm bảo cho hom ra rễ. Tuy nhiên yêu cầu về độ m không khí và giá thể
từng loài cây và từng giai đoạn là không giống nhau. Khi nhiệt độ không khí
cao và cƣờng độ ánh sáng lớn thì hom yêu cầu độ m cao hơn. Lúc hom
chu n bị ra rễ yêu cầu độ m cao hơn sau khi đã ra rễ. Vì vậy khi gặp thời
nắng nóng cần phải tăng cƣờng cung cấp nƣớc cho cây nhiều hơn, hom chƣa
ra rễ cần cung cấp m nhiều nhiều hơn lúc hom đã ra rễ. Cây lá rộng yêu cầu



12
độ m lớn hơn cây lá kim, hom có diện tích lá lớn yêu cầu độ m cao hơn
hom có diện tích lá nhỏ. Tốt nhất duy trì độ m không khí bằng cách tạo 1 lớp
sƣơng mù trong nhà kính hoặc nhà giâm hom, phun mù vừa làm tăng độ m
vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm tốc độ thoát hơi nƣớc của lá. Trong
mùa lạnh thời gian phun và thời gian ngắt quảng cũng ngắn. Nếu độ m giá
thể quá thấp làm cho hom khô, héo lá trƣớc khi ra rễ, song độ m giá thể quá
cao sẽ làm cho phần hom cắm trong giá thể sẽ bị thối rữa nhất là đối với các
hom còn non. Vì vậy để duy trì độ m giá thể thích hợp cho hom ra rễ cần
chọn vật liệu làm giá thể có độ m thông thoáng tốt, thoát nƣớc song vẫn giữ
đƣợc độ m cần thiết cho hom ra rễ.
+ Ánh sáng là nhân tố cần thiết cho quang hợp: Vì vậy cùng với nhiệt
độ và độ m, áng sáng là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình giâm
hom, áng sáng tán xạ cần thiết cho hom. ánh sáng thích hợp khoảng 40-50%
ánh sáng toàn phần, ánh sáng đầy đủ, thời gian ra rễ ngắn hơn và tỷ lệ ra rễ
cũng cao hơn. Tuy nhiên, các loài khác nhau yêu cầu ánh sáng khác nhau.
Cây ƣa sáng yêu cầu ánh sáng nhiều hơn cây chịu bóng. Trong bóng tối, hom
của các loài cây ƣa sáng hoàn toàn không ra rễ. Yêu cầu ánh sáng còn phụ
thuộc vào mức độ hóa gỗ và chất dữ trữ trong hom, hom hóa gỗ yếu chất dữ
trữ ít, cƣờng độ ánh sáng tán xạ cao hơn so với hom hóa gỗ hoàn toàn. ánh
sáng là yếu tố cần thiết cho hom ra rễ, điều đó lý giải tại sao các nhà kính
đƣợc sử dụng giâm hom hoặc các nhà giâm hom tạm thời thƣờng đƣợc lợp
bằng màng polyety len trắng trong suốt mà không dùng vật liệu khác.
+ Giá thể giâm hom và môi trƣờng ra rễ:
Giá thể giâm hom và môi trƣờng ra rễ cũng góp phần vào thành công
của giâm hom. Từ khi bắt đầu giâm hom đến khi ra rễ cành sống đƣợc là nhờ
chất dinh dƣỡng dữ trữ trong hom giâm, và đƣợc thỏa mãn yêu cầu về nhiệt
độ, độ m và ánh sáng thích hợp [10]. Do vậy, nếu đất giâm hom không nhất



13
thiết phải là nguồn cung cấp dinh dƣỡng hoàn chỉnh nhất mà chỉ cần đạt đƣợc
đầy đủ yêu cầu về độ m, oxi, độ thông thoáng, không bị úng nƣớc, không
chứa sâu bệnh hại. Để chống nấm bệnh hom thƣờng đƣợc xử lý bằng các chất
diệt nấm nhƣ Benlat, Seraslix … trƣớc khi xử lý thuốc kích thích ra rễ.
Trong kỹ thuật giâm cành trên thế giới ngƣời ta sử dụng nhiều nền
giâm hom khác nhau tùy thuộc vào điều kiện giâm, điều kiện khí hậu từng
nƣớc, thời vụ giâm và giống đem giâm, loại cành.
Những nền giâm (giá thể) hiện nay là sử dụng cát thô, than bùn, sơ dừa,
đất, các chất vô cơ nhƣ Vani calete (hợp chất chứa Mica) peclite (đá chân
trâu) dung nhan phun thạch núi lửa … Nếu chỉ giâm để cây hom ra rễ mới
giâm vào bầu thì giá thể thƣờng là cát thô, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu
thì giá thể thƣờng là mùn cƣa để mục, sơ dừa băm nhỏ đặt ở vƣờn ƣơm.
Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của giá thể giâm hom Bạch đàn trắng
trong các ruột bầu khác nhau, tại Đông Nam bộ cho thấy [5]:
- Nếu ruột bầu là 50% cát vàng + 50% sơ dừa thì tỷ lệ ra rễ của hom
là 74,1%
- Nếu ruột bầu là 50% cát vàng + 50% than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom là 72,1%.
- Nếu ruột bầu là 50% sơ dừa + 50% than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom
là 69,3%.
- Nếu ruột bầu là 100% cát vàng thì tỷ lệ ra rễ của hom là 67,3%.
- Nếu ruột bầu là 100% sơ dừa thì tỷ lệ ra rễ của hom là 48,3%
- Nếu ruột bầu là than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom là 62,5%.
Nhƣ vậy trong cùng 1 loài cây, các điều kiện nhƣ nhau nhƣng giá thể
khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau [14].
* Ảnh hƣởng của chất kích thích ra rễ:
+ Các chất điều hòa sinh trƣởng có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành rễ của hom giâm. Trong đó Auxin đƣợc sử dụng nhiều nhất, các
Auxin đƣợc chia làm 2 nhóm là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp.



14
- Auxin tự nhiên đƣợc biết đến nhƣ: Axit Indol axete (IAA).
- Các Auxin tổng hợp nhƣ là: Axit indol butylic (IBA), Axit indol
propionicv (IPA) và Axit napthalen axetic (NAA), các chất đƣợc dùng chủ
yếu hiện nay là thích ứng với 1 loại chất kích thích, nồng độ chất kích thích,
thời gian xử lý thuốc và phƣơng pháp xử lý hom cũng khác nhau.
+ Loại thuốc kích thích ra rễ khác nhau, có tác dụng khác nhau đến sự
ra rễ của hom. Hom cây Mỡ 1 tuổi xử lý bằng IAA, IBB, NAA nồng độ 50
ppm trong 3 giờ có tỷ lệ tƣơng ứng là: 74,1%; 93,8%; 53,3%.
- Cùng 1 loại thuốc nhƣng nồng độ khác nhau có ảnh hƣởng khác
nhau đến tỷ lệ ra rễ của hom, nồng độ xử lý quá thấp không có tác dụng
phân hóa tế bào để hình thành rễ, nồng độ quá cao làm cho hom thối rữa
trƣớc khi ra rễ. Hom Bạch đàn trắng (E.Cameldunensis) 4 tháng tuổi xử lý
bằng IAA nồng độ 25 ppm; 50 ppm; 75 ppm; 100 ppm trong 3 giờ có tỷ lệ ra
rễ tƣơng ứng là 64,5%; 71,4%; 77,4% và 45,1%.
Nhƣ vậy khi nồng độ tăng tỷ lệ ra rễ tăng, nhƣng khi nồng độ tăng quá
cao (100 ppm) tỷ lệ ra rễ lại giảm xuống.
Hom cây Mỡ 1 năm tuổi xử lý bằng IAA nồng độ 25 ppm tỷ lệ ra rễ
giảm xuống còn 50%.
+ Thời gian xử lý thuốc: Cùng loài thuốc, cùng nồng độ nhƣng thời
gian xử lý khác nhau cũng cho kết quả khác nhau.
- Hom bạch đàn trắng xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm trong thời gian
1; 3; 5; 8 giờ có tỷ lệ ra rễ tƣơng ứng là 83,6%; 93,7%; 62,5%; 53,1%.
- Với hom Mỡ xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm với thời gian 3; 5; 8;
16 giờ có tỷ lệ ra rễ tƣơng ứng là: 74%; 81,3%; 73% và 55,7% [7].
+ Nghiên cứu nhân giống cây Dầu rái bằng hom, tác giả đã sử dụng
thuốc bột và thuốc nƣớc cho của cùng một loại, cho kết quả là tỷ lệ ra rễ đối
với thuốc bột là 80%, thuốc nƣớc là 78,3% [4].



15
Khi xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ cần biết rằng nồng độ và
nhiệt độ không khí có mối quan hệ qua lại với nhau.
Nếu nhiệt độ không khí cao cần sử dụng nồng độ thấp và thời gian
ngắn; còn nhiệt độ không khí thấp xử lý với nồng độ cao và thời gian dài [12].
Trong quá trình thực hiện giâm hom thì cần phải thực hiện đầy đủ và
đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cần thiết từ chăm sóc cây mẹ đến lấy hom
giâm, chọn giá thể, thao tác kỹ thuật khi giâm hom, chăm sóc hom giâm thích
hợp cho mỗi vùng (điều kiện ngoại cảnh) thì mới đạt đƣợc tỷ lệ ra rễ nhƣ
mong muốn.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dƣỡng cho cây rừng đã đƣợc sử
dụng trên 100năm nay. Ngay từ 1840, Marrier de Boisdyver (ngƣời Pháp) đã
ghép 10000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình
nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thƣờng xanh bằng hom. Ở
Pháp năm 1969, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chƣơng trình nhân
giống cho Bạch đàn, năm 1973 mới có 1ha rừng trồng bằng cây hom, đến
1986 có khoảng 24000ha rừng trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng
trƣởng bình quân 35m3/ha/năm.
Theo tài liệu của Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada (gọi tắt là
ACFTSC), những năm gần đây, nghiên cứu và sản xuất cây hom đƣợc tiến
hành ở các nƣớc Đông Nam Á.
Ở Thái Lan, Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada[13] đã có
những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988, nhân giống với các hệ
thống phun sƣơng mù tự động không liên tục đƣợc xây dựng tại các chi nhánh
vƣờn ƣơm của Trung tâm, đã thu đƣợc nhiều kết quả đối với các loài cây họ
Dầu, với 1 ha vƣờn giống Sao đen 5 tuổicó thể sản xuất 200.000 cây hom, đủ
trồng 455 đến 500 ha rừng [17] .



16
Ở Malaysia, nhân giống sinh dƣỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ
những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu đƣợc tiến hành ở Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Malaysia [15], ở trƣờng Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp ở Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá trị
về nhân giông sinh dƣỡng cây họ Dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ
Dầu còn chƣa cao, sau khi thay đổi các phƣơng tiện nhân giống nhƣ: các biện
pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu quả hơn, phun xƣơng mù, kỹ thuật trẻ hóa
cây mẹ,... thì tỷ lệ ra rễ đƣợc cải thiện (ví dụ: Hopea odorta có tỷ lệ ra rễ là
86% [16], Shorea Leprosula 71%, Shorea Parvifolia 70%,...
Ở Indonesia, các nghiên cứu giâm hom cây họ Dầu đƣợc tiến hành tại
trạm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phƣơng pháp nhân giống
mới “Tắm bong bóng” [18], sử dụng phƣơng pháp này thu đƣợc tỷ lệ ra rễ 90100% với các loài Shorea Leprosula,...
Đi đôi với việc áp dụng những thành tựu trong nghiên cứu nhân giống
cây rừng bằng phƣơng pháp giâm hom, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã
tự mày mò tìm ra những quy trình phƣơng pháp riêng cho việc giâm hom một
số loài cây rừng, trong đó có một số loài cây đặc hữu của Việt Nam.
Lần đầu tiên vào năm 1976 những thực nghiệm nhân giống bằng hom
đối với một số loài nhƣ: Thông, Bạch Đàn…đƣợc tiến hành tại trung tâm
nghiên cứu nguyên liệu giấy sợi Phù Ninh - Phú Thọ. Đây là một nghiên cứu
sơ khai nhƣng đã mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm sau này
tại Việt Nam.
Những năm 1983- 1984 các thực nghiệm nhân giống bằng hom đƣợc
tiến hành tại viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, đối tƣợng nghiên cứu là
Mỡ, Lát Hoa, Bạch Đàn. Nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm giải
phẫu của hom, ảnh hƣởng của nhiệt độ, m độ của môi trƣờng và xử lý hom
bằng các chất kích thích.



×