Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu pháp luật về nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý của người nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.26 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng khốn một thị trường tài chính cao cấp, là một canh bạc đối với
những người không cần mất cơng hiểu biết về nó, nhưng thật ra nó là một trị
chơi đầy trí tuệ và mất nhiều cơng sức. Nó có thể là con đường để nhà đầu tư đạt
đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là nơi gieo mình xuống vực thẳm.Thị trường
chứng khốn địi hỏi những người có kiến thức chun mơn và gặp may mới có
thể thành cơng và tham gia lâu dài được. Nhưng với điều kiện hiện nay thị trường
chứng khoán Việt Nam không thể thiếu các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà tiềm năng trở
thành các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, các nhà đầu tư chứng
khoán nhỏ lẻ, khơng chun nghiệp cũng đã góp một phần khơng nhỏ vào sự phát
triển thị trường chứng khoán.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát về thị trường chứng khoán
1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán (TTCK).
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, nhưng thị trường
chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi
diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Chứng
khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hoặc bút tốn ghi sổ. Việc mua bán này
được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu
từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại
các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khốn chỉ là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khốn, qua đó
thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khốn.
2. Vai trị và chức năng của thị trường chứng khoán

1


Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các cơng cụ có tính thanh
khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn


phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Thứ hai, thị trường chứng khốn góp phần thực hiện tái phân phối công
bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đồn gia đình trị phát hành chứng khốn
ra cơng chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn
tập trung vốn cho phát triển kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở hữu và quản
lý.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khốn. Việc mở của thị
trường chứng khốn làm tăng tính thanh khoản và cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
Thứ năm, thị trường cứng khốn tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các
nguồn tài chính mà khơng tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các cơng cụ cho
việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo hiệu quả về các chu
kỳ kinh doanh trong tương lai.
3. Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trước yêu cầu về đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện
kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ
sở tham khảo và chọn lọc các mơ hình kinh tế trên thế giớI, Việt Nam đã quyết
đinh thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam với những đặc thù riêng biệt:
thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội, sau khi thị trường phát triển thì chuyển sang thành Sở giao dịch chứng
khốn.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành
trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và
thực hiện việc giao dịch đầu tiên vào này 28/07/2000.
Các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm:
2



 Chủ thể phát hành
 Nhà đầu tư
 Các tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán


Các tổ chức khác

II. Quy định của pháp luật về Nhà đầu tư khơng chun nghiệp trên thị
trường chứng khốn
1. Khái niệm đầu tư chứng khốn
Theo Luật đầu tư 2005 thì “ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành các hoạt động đầu tư”
Trong Luật chứng khốn 2006, tại khoản 10 Điều 6 có đưa ra khái niệm
như sau: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,cá nhân nước
ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”
Đầu tư chứng khoán là một dạng của đầu tư tài chính, đó là một hình thức
đầu tư chủ yếu thơng qua hình thức mua chứng khốn, trái phiếu hoặc các cơng
cụ tài chính khác. Như chúng ta đã biết, chứng khoán là một chứng chỉ quyền, là
một giấy tờ có giá xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Được
nhìn nhận như một loại Tài sản có giá trị lợi nhuận rất cao, việc đầu tư vào chứng
khoán đã trở thành một hình thức khơng thể thiếu của bất kỳ nên kinh tế đang
phát triển và phát triền nào. Vận dụng vào cách hiểu về đầu tư ở trên, chúng ta có
thế hiểu rằng: đầu tư chứng khốn là việc bỏ tiền ra để mua các loại chứng
khoán trên thị trường nhằm thu về những lợi nhuận nhất định từ giá trị của
chứng khoán.
2. Phân loại nhà đầu tư
* Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân: Là những người thực hiện các hoạt động đầu tư
chứng khốn một cách đơn lẻ,vốn đầu tư có thể là vốn tự có, vốn đi vay (mà
thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai.


3


Nhà đầu tư có tổ chức: Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế
đầu tư, thuờng xuyên mua bán chứng khoán với số luợng lớn.
* Căn cứ vào trình độ của các nhà đầu tư:
Nhà đầu tư không chuyên nghiệp ( nhà đầu tư nghiệp dư): Là những nhà
đầu tư khơng có quy mơ tổ chức và chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư chứng
khốn, nắm số lượng cổ phiếu ít và khả năng tíêp cận thơng tin thấp hơn so với
các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: Theo quy định tại khoản 10 Điều
6 Luật chứng khốn thì nhà đầu tư chuyên nghiệp là các ngân hàng thuơng mại,
cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm và các
tổ chức kinh doanh chứng khoán.Sở dĩ gọi đây là các nhà đầu tư chuyên nghiệp
bởi lẽ các tỏ chức này có khả năng tiếp cận những thơng tin về chứng khốn
nhanh nhạy, có mạng lưới rộng khắp và có khả năng phân tích thơng tin tốt hơn
các nhà đầu tư khơng chun khác. Các quyết định đầu tư ở đây đều được thực
hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
* Căn cứ vào quốc tịch:
Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 12, Khoản 13 Luật Đầu tư 2005, nhà
đầu tư nước ngoài được quy định là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện
và quản lý dự án đầu tư.
Nhà đầu tư trong nước: Là tổ chức, cá nhân trong nước bỏ vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong
nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu
tư tại Việt Nam.
3. Pháp luật về nhà đầu tư không chuyên nghiệp
Hiện nay, pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác có liên

quan chưa có những quy định một cách cụ thể về các nhà đầu tư không chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, theo luật chứng khoán và các văn bản hiện hành thì tất cả các
nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả các nhà đầu tư không chuyên nghiệp khi tham
4


gia thị trường chứng khoán hầu như đều được hưởng những quyền lợi và có
những nghĩa vụ như sau theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
a. Quyền tham gia tiếp cận thị trường
Đầu tư chứng khốn ln là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản
lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng là nơi chứa đựng rất nhiều
rủi ro. Do đó, Nhà đầu tư chứng khốn khơng chun phải tỉnh táo và tận dụng
tối đa quyền lợi của mình để thu được lợi nhuận như mong muốn
Quyền tham gia tiếp cận thị trường thể hiện ở việc các nhà đầu tư khơng
chun có quyền tìm hiểu về thị trường chứng khoán mà họ muốn đầu tư (vào
việc mở tài khoản kinh doanh chứng khoán, chuyển tiền vào tài khoản, giao tiếp
với nhân viên công ty chứng khoán, tiêu chuẩn niêm yết… để giao dịch được
thực hiện)
Khi tham gia thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu
tư không chuyên nghiệp cần biết rõ về đối tượng trung gian tài chính hỗ trợ công
việc của nhà đầu tư, thường quen thuộc nhất là các cơng ty chứng khốn. Tìm
hiểu về kỹ về cơng ty tài chính trung gian mà mình định sử dụng dịch vụ là một
cách thức tốt để các nhà đầu tư khơng nghiệp có thể n tâm đầu tư. Các yếu tố
tìm hiểu chẳng hạn như: cơng ty đó có được đánh giá tốt về uy tín khơng, nhân
viên phục vụ khách hàng tận tình khơng, khi có tranh chấp hoặc phàn nàn chất
lượng thì nhận được phản hồi ra sao.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trung gian tài chính đơng đảo nhất
và cũng là đối tượng được các nhà đầu tư không chuyên nghiệp quan tâm nhất đó
chính là các cơng ty chứng khốn mà trong đó nhân viên môi giới là những người
sẽ tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư. Việc Ủy ban chứng khoán nhà nước ban

hành quy định mới về mẫu đơn đăng ký mở tài khoản giao dịch trong đó có thêm
một số đề mục như: Người tư vấn chỉ định, Mục đích đầu tư, Mức thu nhập, Mức
độ chấp nhận rủi ro kèm theo kế hoạch định hướng về việc quy định số lượng tài
khoản khách hàng mà một nhân viên môi giới được phép quản lý đã tăng cường
sự linh hoạt của nhà đầu tư trong việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ tư vấn tài
5


chính. Những quy định này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khơng chun
nghiệp có một sự đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về đối tượng cung cấp
dịch vụ tài chính.
Như vậy, Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường chứng khốn có tác dụng
giúp các nhà đầu tư không chuyên nghiệp sáng suốt trong việc lựa chọn hướng
đầu tư, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi chưa thực sự có những kiến
thức cơ bản khi tham gia vao thị trường đầy rủi ro này.
b. Quyền tiếp cận thơng tin:
Thị trường chứng khốn hình thành thì tất yếu thị trường thơng tin phải
xuất hiện, gần nhất là các thông tin về chủ thể phát hành chứng khốn với khả
năng tài chính, năng lực kinh doanh, tiềm năng phát triển trong tương lai…hay về
giá chào mua,chào bán, số lượng lệnh, khối lượng của mỗi lệnh.Thơng tin có sự
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên thị trường chứng khốn.Có thơng tin, các
nhà đầu tư khơng chun mới có thể nắm được tình hình, diễn biến của thị trường
chứng khốn, từ đó nắm bắt được các xu hướng về giá của chứng khoán và cuối
cùng là đưa ra các quyết định mua hay bán chứng khốn vào thời điểm hợp lý.
Chính vì sự quan trọng như thế của thông tin đối với nhà đầu tư không chuyên
nghiệp cho nên được tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của các nhà đầu tư
không chuyên. Nếu khơng có quyền năng này, nhà đầu tư khơng chun sẽ khơng
cịn niềm tin vào chứng khốn vì một lẽ dĩ nhiên không ai muốn đầu tư vào một
thứ mình khơng biết rõ, rủi ro sẽ vơ cùng lớn; cũng như sẽ không tạo ra sự thu
hút đối với nhà đầu tư không chuyên nghiệp và cũng không thể có một thị trường

chứng khốn phát triển. Một khi tiếp cận thông tin trở thành quyền đối với nhà
đầu tư khơng chun nghiệp, thì nó sẽ là nghĩa vụ đối với các chủ thể phát hành
chứng khốn, của các cơng ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán và của
cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư được biểu hiện như thế nào?


Quyền được tiếp cận với các báo cáo tài chính hàng năm và các thơng

tin bất thường của các cơng ty phát hành chứng khốn.Theo khoản 2 Điều 101
6


Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi, bỏ sung 2010) các cơng ty phát hành chứng
khốn( cụ thể là các cơng ty đại chúng) phải thông báo các sự kiện bất thường
trong vòng 24h, kể từ khi xảy ra các sự kiện.
 Quyền được tiếp cận các thông tin về báo các tài chính q, về tổn
thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên, các thơng tin theo quy chế
của sở giao dịch chứng khốn, trung tâm giao dịch chứng khoán của các tổ chức
niêm yết.
 Quyền được tiếp cận các thông tin về báo cáo tài chính năm, về các sự
kiện bất thường theo khoản 2 Điều 104 của cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý
quỹ. Theo khoản 4 điều này, các công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ phải
cơng bố thơng tin theo u cầu của UBCKNN khi có thơng tin liên quan đến
cơng ty có ảnh hưởng nghiêm trọng đếb lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư.
 Quyền được tiếp cận với các thông tin về báo cáo tài sàn hàng năm
cũng như các sự kiện bất thường được quy định tại khoản 3 điều 105 luật chứng
khoán của các quỹ đại chúng. Theo khoản 4 điều này khi có tin đồn ảnh hưởng
đến việc chào bán, giá chứng chỉ quỹ đại chúng hay cso sự thay đổi bất thường về
giá và khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đại chúng thì quỹ đại chúng phải cơng

bố thơng tin theo yêu cầu của UBCKNN.
 Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán là
những cơ quan có chức năng quan trọng đối với các hoạt động chứng khốn. Do
đó những thơng tin từ các cơ quan này cũng có ảnh hưởng lớn và mạnh tới quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư. Vì vậy sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm
giao dịch chứng khốn cũng có nghĩa vụ phải cơng bố các thơng tin về giao dịch
chứng khoán tại Sàn GDCK và TTGDCK; các thông tin về tổ chức niêm yết tại
Sàn GDCK,TTGDCK; các thơng tin về cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lỹ
quỹ, quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn; và các thơng tin về
giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
Tiếp cận thị trường bằng những phương tiện gì? Điều này tuỳ thuộc
vào các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Khi công nghệ số đã phát triển với
những kỹ thuật vượt bậc, các nhà đầu tư khơng chun nghiệp có thể tìm kiếm
7


thơng tin bằng rất nhiều phương tiện: đài báo;truyền hình,; các kênh thơng tin,
phân tích,dự báo; internet…Trong thời gian 11 năm hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam, một cách tổng thể và khách quan thì nhà đầu tư không
chuyên Việt Nam đã trưởng thành hơn rất nhiều so với buổi sơ khai. Nhà đầu tư
không chuyên nghiệp đã tiếp cận thị trường chứng khoán một cách khoa học hơn;
cố gắng tích lũy kiến thức cho mình, có thể bằng cách tự tìm hiểu, có thể bằng
kinh nghiệm... Nhưng để thị trường chứng khoán VIệt Nam hướng tới sự phát
triển bền vững, bên cạnh việc nhà đầu tư không chuyên phải trang bị đầy đủ hành
trang cần thiết thì địi hỏi các định chế tài chính trung gian cũng phải hoàn thiện
hơn chất lượng hoạt động, Nhà nước phải tạo ra các công cụ cung cấp thông tin
đầy đủ, minh bạch và cơng khai hơn nữa để xố bỏ tình trạng bất cân xứng về
thơng tin và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư khơng chuyên
nghiệp.
c. Quyền được bảo vệ của nhà đầu tư chứng khốn

“Nhà đầu tư khơng chun là thành viên quan trọng của thị trường chứng
khốn”. Vị trí quan trọng của nhà đầu tư khơng chun trên thị trường chứng
khốn đã được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới. Nhưng yêu cầu bảo
vệ họ lại trở nên cấp thiết, được đặt ra trong suốt thời gian qua, đặc biệt là ở một
thị trường mới nổi, khi chứng khoán cịn khá mới mẻ, kiến thức nhà đầu tư khơng
chun phần lớn còn hạn chế và hệ thống pháp lý đang hoàn thiện như ở Việt
Nam.
Bảo vệ nhà đầu tư khơng chun là bảo vệ thị trường. Đó cũng là yêu cầu
đặt ra đối với cơ quan quản lý và phát triển thị trường. Bảo đảm được công bằng
cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp, tạo được sự tin cậy ở họ là cơ sở để tạo
dựng một môi trường đầu tư minh bạch và phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, có một cơng cụ bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp khá
phổ biến là: Quyền được chọn chứng khoán. Quyền này cho phép người nắm giữ
hợp đồng cơ hội (nhưng không bắt buộc thực hiện) mua hoặc bán chứng khoán
với giá được thỏa thuận trước. Điều này sẽ có lợi hơn so với phải mua theo giá
8


hiện tại trên thị trường, khoản lãi này là không giới hạn tuỳ thuộc vào chênh lệch
giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chốt trên hợp đồng.Trong trường hợp này,
nếu giá chứng khoán diễn biến ngược lại so với dự đốn thì người sở hữu quyền
chọn sẽ khơng thực hiện hợp đồng và chỉ chịu một khoản lỗ giới hạn bằng với
khoản phí mua quyền chọn. Ngược lại khi nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán
và họ dự đốn trong tương lai giá chứng khốn sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo
về giá của họ đối với chứng khoán đang sở hữu là mua một quyền chọn bán. Nếu
có cơng cụ quyền chọn chứng khốn thì nhà đầu tư sẽ không bị hoảng loạn khi thị
trường đảo chiều vì họ đã mua “bảo hiểm” về giá.
III. Nhận xét
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận gắn liền với nền
kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào hoạt động từ

tháng 7 năm 2000 là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quá trình đổi mới nền
kinh tế và hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam. Tuy đã chính thức vận hành
được hơn 10 năm nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn được xem là
lĩnh vực mới mẻ ở nước ta.
Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam vào những tháng cuối
năm 2006 trở nên đặc biệt sôi động với nhiều nét mới. Trước sự “bùng nổ” các
nhà đầu tư không chuyên nghiệp nhập cuộc “chơi chứng khốn”, có nhiều vấn đề
đặt ra cần quan tâm, xử lý kịp thời để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả
và bền vững.
Trong thời gian gần đây, ở nước ta, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội đang rộ lên phong trào “nhà nhà chơi chứng khốn, người người chơi chứng
khốn”, mà theo cách nói tắt, đượm chút hóm hỉnh của người dân là “đi buôn
chứng”…Mặc dù vậy, nếu xét trên tổng dân số khoảng 83 triệu người, cũng như
so với số lượng trên dưới 500.000 các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang hoạt
động trên cả nước, thì số lượng trên dưới 100.000 các nhà đầu tư chứng khốn
hiện tại ở Việt Nam cịn ở mức khiêm tốn cả về so sánh tương đối lẫn tuyệt đối.
9


Hoạt động của thị trường chứng khoán vào những tháng cuối năm 2006 đã
bắt đầu trở nên sơi động. Có thể thấy một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, đã và đang có sự thành cơng bước đầu trong xây dựng, duy trì
vận hành và quảng bá hoạt động của thị trường chứng khốn ở Việt Nam. Có thể
nói, trên thực tế, từ vài tháng cuối năm 2006, dường như đã có bước chuyển sang
giai đoạn mới trong việc phát triển thị trường chứng khốn ở Việt Nam, với sự
hồn thiện hơn về luật pháp, với sự mở rộng tự do hóa kinh doanh, đa dạng về cơ
cấu hàng hóa chứng khốn, cũng như có sự đột biến về quy mô, dung lượng thị
trường. Số lượng các nhà đầu tư mới từ trong nước và nước ngoài, bao gồm các
nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các nhà đầu tư có tổ chức và
đầu tư cá nhân… ngày càng tăng.

Thứ hai, thị trường chứng khoán đang dần trở thành kênh dẫn vốn mới cho
các doanh nghiệp, cũng như đang tạo ra các cơ hội đầu tư mới khá hấp dẫn cho
các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, từ đó tạo
ra động lực mới cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, huy động được lượng vốn khá lớn còn tiềm tàng trong dân và
người dân Việt Nam có thêm kiến thức mới, đang dần dần hình thành bản lĩnh,
trong kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong đầu tư vào lĩnh vực mới.
Nếu như từ năm 2005 trở về trước, các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt
Nam chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tổ chức hoặc những sinh viên,
cơng chức đương nhiệm, cán bộ và nhà kinh doanh có kiến thức, thơng tin về thị
trường chứng khốn…, thì trong thời gian nửa cuối năm 2006 trở lại đây, cơ cấu
các nhà đầu tư tư nhân có sự thay đổi, mở rộng đáng kể. Đội ngũ các nhà đầu tư
chứng khoán bao gồm cả những nhà đầu tư không chuyên như những người
buôn bán nhỏ, công chức về hưu, giáo viên, bộ đội, thậm chí cả nơng dân, trong
đó có nhiều người chưa hề đọc hết một tài liệu lý thuyết, một bản tin chứng
khoán, hoặc tham gia một lớp bồi dưỡng kiến thức thị trường chứng khoán ngắn
hạn nào…
10


Hiện tượng gia tăng các nhà đầu tư tư nhân không chuyên hoặc thiếu
chuyên nghiệp như đã nêu trên là bình thường và tất yếu, để dần hình thành một
đội ngũ đông đảo hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự gia tăng đó xuất phát từ
chỗ: thị trường chứng khốn của Việt Nam mới chính thức được thành lập và
hoạt động trong vài năm gần đây. Thị trường chứng khốn đang cịn là mới mẻ
khơng chỉ với các nhà đầu tư, mà còn cả với bản thân các nhà quản lý, cũng như
các nhà tổ chức loại hình thị trường này. Thêm vào đó, sự phát triển của thị
trường chứng khốn vừa địi hỏi, vừa cho phép các nhà đầu tư tư nhân không
chuyên tham gia rộng rãi và thuận lợi vào hoạt động kinh doanh chứng khốn,
khơng phân biệt họ là ai, có vốn nhiều hay ít. Mức độ tham gia rộng rãi của cơng

chúng đầu tư chính là một trong những thước đo sự thành công trong phát triển
thị trường chứng khoán của một nước. Sự nới lỏng việc tham gia của các nhà đầu
tư chuyên nghiệp nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam đã, đang và
sẽ càng kích thích các nhà đầu tư tư nhân không chuyên nghiệp thêm động lực và
chỗ dựa để nhập “cuộc chơi” này, bởi họ có thể đầu tư kiểu “ăn theo”, bắt chước,
hoặc thơng qua cơng ty tín thác do các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài
quản lý.
Qua việc phân tích ở trên, chúng ta đã hiểu thêm phần nào về nhà đầu tư
không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khốn. Luật chứng khốn mặc dù
khơng dành một mục riêng để quy định về nhà đầu tư khơng chun nghiệp cũng
như quyền và lợi ích của họ mà nó được quy định rải rác trong các chế định về
các chủ thể cùng như hoạt động trên thị trường chứng khốn. Tuy nhiên, tổng kết
lại có thể thấy, pháp luật đã cho phép nhà đầu tư chứng khoán không chuyên
nghiệp được hưởng khá nhiều quyền lợi từ hoạt động đầu tư của mình,nhưng lại
khơng tạo ra được các cơ chế bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng này
một cách chặt chẽ. Chính vì vậy trên thực tế nhiều trường hợp quyền lợi, vai trò
của nhà đầu tư không chuyên nghiệp bị xem nhẹ; nhiều bức xúc của họ phải tìm
đến các cơ quan ngơn luận thay vì cơ quan quản lý. Đặc biệt tình trạng quyền tiếp
cận thông tin của nhà đầu tư không được đảm bảo một cách tối đa gây nên hiện
11


tượng bất cân xứng thông tin rất lớn, nhất là đối với các nhà đầu tư khơng chun
nghiệp. Để có một thị trường chứng khoán mạnh và phát triển hơn nữa thì các
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khơng chun nghiệp nói riêng và các
nhà đầu tư nói chung phải được quy định một cách cụ thể hơn nữa trong các văn
bản pháp luật.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, để thị trường chứng khoán phát triển một cách có hiệu quả thì
khơng thể khơng đề cập đến vai trò quan trọng của các nhà đầu tư khơng chun

nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, pháp luật cần phải bổ sung thêm những quy định
về vấn đề này, tạo điều kiện các nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể tham gia
vào thị trường chứng khốn như một nhà đầu tư chuyên nghiệp, qua đó góp phần
cho sự phát triển của thị trường chứng khốn nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói
chung.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật chứng khốn, trường Đại học luật hà Nội, NXB Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010).
3. Luật đầu tư 2005.
4. Trang web
www.google.com.vn
tailieu.vn
kilobook.vn





LỚN HỌC KỲ
MƠN : LUẬT CHỨNG KHỐN

Đề bài
Tìm hiểu pháp luật về nhà đầu tư khơng chun nghiệp trên thị
trường chứng khốn, nhận xét và đề xuất pháp lý
của người nghiên cứu

13


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................................1
I. Khái quát về thị trường chứng khoán............................................................................1
1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khốn (TTCK)...................................1
2. Vai trị và chức năng của thị trường chứng khoán.....................................................1
3. Thị trường chứng khoán Việt Nam.............................................................................2
II. Quy định của pháp luật về Nhà đầu tư khơng chun nghiệp trên thị trường chứng
khốn...................................................................................................................................3
1. Khái niệm đầu tư chứng khoán....................................................................................3
2. Phân loại nhà đầu tư......................................................................................................3
3. Pháp luật về nhà đầu tư không chuyên nghiệp...........................................................4
a. Quyền tham gia tiếp cận thị trường...............................................................................5
b. Quyền tiếp cận thông tin:..............................................................................................6
c. Quyền được bảo vệ của nhà đầu tư chứng khoán.......................................................8
III. Nhận xét.......................................................................................................................9
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ...................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................13

14



×