Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.36 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ BÀI.............................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I.Phân tích khái niệm quyết định hành chính.........................................................2
1.Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật........................3
2.Chủ thể ban hành quyết định hành chính.........................................................3
3.Trình tự ban hành quyết định hành chính........................................................5
4.Mục đích của quyết định hành chính...............................................................5
II.Vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước..............5
1.Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành
chính, hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hoá, chi tiết hố luật , thể chế đường lối
chủ trương chính sách của Đảng........................................................................6
2.Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn, giải quyết một số công
việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính
nhà nước..............................................................................................................7
3.Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan
hệ trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước và góp phần ổn định trật tự xã
hội, tạo cơ hội quản lí tốt và phát triển xã hội....................................................8
4.Quyết định hành chính có vai trị trong việc tổ chức và điều hành hoạt động
của bộ máy hành chính.......................................................................................9
III.Một số giải pháp để tăng cường hơn nữa vai trò của quyết định hành chính....9
1.Giải pháp về xây dựng ban hành quyết định hành chính nói chung................9
2.Giải pháp về tổ chức thực hiện quyết định hành chính..................................10
3.Các giải pháp khác.........................................................................................10
KẾT BÀI..................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................12
1


LỜI MỞ BÀI
Theo điều 12 Hiến pháp 1992 quy định : " Nhà nước quản lí xã hơi bằng


pháp luật..."Những quy định được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 1996 thể hiện Nhà nước muốn quản lí xã hơi nói chung nhất là
trong lĩnh vực cơng thì khơng thể khơng thể hiện ý chí thơng qua hình thức quyết
định pháp luật trong đó có quyết định hành chính.Vậy quyết định hành chính là gì
và nó có vai trị như thế nào trong việc quản lí hành chính nhà nước. Để làm rõ vấn
đề này em xin được chọn đề bài " Phân tích khái niệm quyết định hành chính và
nêu vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước".

NỘI DUNG
I.Phân tích khái niệm quyết định hành chính.
Về quyết định của cơ quan hành pháp , hiện nay có rất nhiều quan điểm khác
nhau.Bên cạnh đó cịn có khái niệm về quyết định hành chính. Khái niệm này
khơng chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thức
định, như trong Luật khiếu nại, tố cáo, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính ...Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm về loại quyết định hành chính này
cũng như giới hạn nội hàm của khái niệm là rất cần thiết.
Do có nhiều quan điểm về khái niệm quyết định hành chính được đưa ra và
giới hạn bài tiểu luận không nhiều nên em xin đưa ra quan điểm của mình về khái
niệm quyết định hành chính như sau: " Quyết định hành chính là một dạng của
quyết định pháp luật, nó là kết quả thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông
2


qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo một trình tự dưới những
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương
biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp đặt những quy tắc đó giải quyết một
cơng việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành
chính nhà nước".
Từ khái niệm trên ta có thể phân tích thành những phần sau:

1.Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật.
Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp.Quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành pháp.Quyết
định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật thể hiện ở tính quyền lực,
tính pháp lý .Trước tiên, tính quyền lực thể hiện ở hình thức của quyết định, bởi chỉ
có cơ quan nhà nước mới được ban hành các quyết định đơn phương xuất phát từ
lợi ích chung.Đồng thời cịn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định hành
chính.Về nguyên tắc, tất cả các quyết định hành chính đều được đảm bảo bằng biện
pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết.Thứ hai, tính pháp lí thể hiện ở quyết định
hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, nó tác động ngay đến cơ chế
điều chỉnh của pháp luật.Đồng thời làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế
hoặc huỷ bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật.
2.Chủ thể ban hành quyết định hành chính.
Chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước, ban hành các quyết định hành chính bao gồm Chính phủ, bộ và cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.

3


+Chính phủ
Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội;lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước, Chính phủ ra
quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết, nghị định.
Căn cứ vào vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước; nghị
quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính
dưới hình thức là các quyết định.

+Các bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo quy định của pháp luật thì bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan quản lí
nhà nước có thẩm quyền chun mơn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh
vực chuyên môn do mình quản lí.Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi
bộ, cơ quan ngang bộ đều có thể ra quyết định hành chính dưới hình thức là những
thơng thư.
+Ủy ban nhân dân các cấp.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật
quy định được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản
đó.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng có quyền ban hành quyết định hành chính
dưới hình thức quyết định và chỉ thị.
Ngồi ra cịn có quyết định hành chính của các cơ quan chun mơn thuộc
Ủy ban nhân dân ( các sở, phịng, ban) với tư cách là cơ quan giúp việc về chuyên
4


môn cho Ủy ban nhân dân được quyền ra quyết định hành chính dưới hình thức
quyết định và chỉ thị.
+Quyết định hành chính liên tịch.
Đây là loại quyết định khác với những loại quyết định trên về chủ thể ra quyết
định.Các loại quyết định trên chỉ do một chủ thể duy nhất ban hành để thực hiện
quyền lực nhà nước cịn quyết định hành chính liên tịch được ban hành bởi nhiều
cơ quan khác nhau, thậm chí cịn có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội.Quyết định
hành chính liên tịch có hình thức là những thơng tư liên tịch, nghị quyết liên tịch.
3.Trình tự ban hành quyết định hành chính.
Quyết định hành chính được tiến hành theo quy định của pháp luật.Việc xây
dựng và ban hành một quyết định hành chính quy phạm thơng thường phải qua các
bước sau:
-Sáng kiến ban hành quyết định.

-Dự thảo quyết định
-Trình dự thảo
-Truyền đạt quyết định.
4.Mục đích của quyết định hành chính.
Ở định nghĩa quyết định hành chính ta thấy " ... nhằm đưa ra những chủ
trương biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp đặt những quy tắc đó giải
quyết một cơng việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản
lí hành chính nhà nước".Đây là mục đích của việc ban hành quyết đích hành
chính.Tuỳ từng quyết định hành chính của các cơ quan khác nhau thì có mục đích
khác nhau.
5


II.Vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà
nước.
Có thể nói quyết định hành chính chiếm vị trí đặc biết quan trọng trong hoạt
động quản lí hành chính.Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nhất là
bộ máy hành chính hoạt động hài hồ , nhịp nhàng , các quyền của công dân được
thức hiện trên thực tế.Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi
chuyển biến của mọi mặt đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của quản lí
Nhà nước.Quyết định hành chính là phương tiện khơng thể thiếu mà các chủ thể
quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ và chức năng như tổ chức, điều
chỉnh, lãnh đạo , điều hành, tác nghiệp..
Với tính chất là các mệnh lệnh điều hành , quyết định hành chính trực tiếp
phản ánh ý chí nhà nước.Thông qua các quyết định được ban hành theo luật định ,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều hành và quản lí xã hội.Xuất
phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cp quan quyền lực nhà nước nên các quyêt
định hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật, nhằm thi hành
luật.Với nội dung là các nguyên tắc xử sự, xây dựng các quyền và nghĩa vụ cho các
đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lí , trong đó

các chủ thể thuộc pháp luật hành chính sẽ thể hiện các quyền và nghĩa vụ.Trên cơ
sở của quyết định quy phạm , quyết định cá biệt được ban hành nhằm hướng đến
việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên các
lĩnh vực đời sống , trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ
pháp luật hành chính cụ thể.
1.Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí
hành chính, hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hoá, chi tiết hố luật , thể chế
đường lối chủ trương chính sách của Đảng.

6


Mỗi cơ quan lập pháp chỉ có thể ban hành các quyết định tập trung vào việc
điều chỉnh những mối quan hệ nhất định.Do đó khơng đủ điều kiện ban hành đầy
đủ mọi quyết định điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống.
Mặt khác cơ quan lập pháp không thể giải quyết tốt vấn đề chuyên môn
đồng thời thực tế xã hội cần bởi thực tế xã hội luôn biến đổi không ngừng do vậy
cần có sự nhanh nhạy của Nhà nước để tạo mơi trường pháp lí thích hợp cho các
quan hệ xã hội phát triển và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.Điều
này khó thấy ở các hoạt động lập pháp nhưng lại dễ tìm thấy ở các hoạt động quản
lí hành chính.
Có những quyết định nhằm đưa ra những đề chủ trương đường lối , chính
sách, biện pháp lớn để quản lí hành chính nhà nước.Nhiều quyết định hành chính
quan trọng của Chính phủ được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực.
Ví dụ như Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ
về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân ở các huyện nghèo nhất của cả
nước, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng miền, tiếp tục thực hiện

cơng cuộc xố đói giảm nghèo một cách bền vững.
Có những quyết định có giá trị cụ thể hoá , chi tiết hoá các quyết định lập
pháp , bởi các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung tức là
thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng .Những quyết định
pháp luật chi tiết để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần thiết hay có thể áp
dụng một cách dễ dàng.Nói chung các quyết định pháp luật và thực tiễn pháp lú
hướng tới việc ban hành luật, pháp lệnh chi tiết.
2.Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn, giải quyết một số
công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành
chính nhà nước.

7


Các văn bản pháp quy đưa ra các quy định cịn các văn bản hành chính cá
biệt thì biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở pháp luật thi hành trong
thực tế.Và để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí, số
lượng và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm
quyền ngày càng nhiều.
Các văn bản nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành
chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội.Nó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính cụ thể.
Có thể lấy ví dụ như sau: Tại khoản 1 , điều 9, Luật giao thông đường bộ
năm 2008 quy định " Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi
của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống
báo hiệu đường bộ".Như vậy, nếu cá nhân nào đó tham gia giao thơng mà khơng
thực hiện đúng quy định trên thì sẽ phải chịu 1 hình thức xử phạt vi phạm hành
chính thơng qua một văn bản hành chính cá biệt.
3.Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối

quan hệ trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước và góp phần ổn định trật
tự xã hội, tạo cơ hội quản lí tốt và phát triển xã hội.
Các quyết định hành chính có nhiều và chiếm tỉ trọng rất lớn trong các quyết
định pháp luật.Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính là tính cưỡng
chế nhà nước.Chính vì nó được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhá nước
cho nên nó mang một sức mạnh to lớn., có sức ảnh hưởng rộng khơng chỉ tới một
vụ việc, một chủ thể, một địa bàn nhỏ hẹp mà còn trong nhiều trường hợp với
nhiều chủ thê khác nhau trong một khu vực hành chính hay là cả trong nước.Nhờ
đó mà việc quản lí xã hội đạt được hiệu quả to lớn.
Trong thực tế, những quyết dịnh này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân
tổ chức cho nên trong những hoàn cành nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra
các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mông muốn thiết lập
trật tự xã hội.
Mặt khác các biện pháp chết tài của luật hành chính khơng chỉ mang tính
chất trừng trị mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục răn đe người vi phạm
8


khơng lặp lại vi phạm đó đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra.Thêm vào
đó đa phần quyết định hành chính được ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực
tiễn quản lí , góp phần tích cực vào ciệc tăng cường pháp chế, ổn định phát triển xã
hội.
Ví dụ như là Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
về chế độ tự chủ , tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí chi hành
chính, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 về cơ chế tự chủ , tự chịu
trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghiệp dân lập.Đây là những
quyết định hành chính đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ
máy , tinh giảm biên chế , nâng cao hiệu suất làm việc, hồn thanh nhiệm vụ được
giao, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất , từng bước hiện đại
hố quản lí,giúp các tổ chức khao học cơng nghệ nâng cao tính chủ động , sáng tạo

trong thực hiện nhiệm vụ , tạo điều kiện cho gắn kết nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ với sản xuất.
4.Quyết định hành chính có vai trị trong việc tổ chức và điều hành hoạt
động của bộ máy hành chính.
Bộ máy hành chính là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước đồng
thời có tính độc lập tương đối về mặt tổ chức và hoạt động.Nó nhằm bảo đảm cho
chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính sự độc lập thê hiện trong các bộ phận
tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy đó ở một giới hạn nhất định.Việc tổ
chức và điều hành này khơng chỉ được thực hiện mà cịn bằng việc ban hành các
quyết định hành chính ấn định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ chế phối hợp
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy đó.
III.Một số giải pháp để tăng cường hơn nữa vai trò của quyết định hành
chính.
1.Giải pháp về xây dựng ban hành quyết định hành chính nói chung.
Trước hết cần dựa trên thực tiễn quản lí hành chính nhà nước để xây dựng,
ban hành các quyết định hành chính.Khâu đầu tiên và có ý nghĩa nền tảng là thu
thập và xử lí thơng tin.Nếu khâu điều tra, thu thập thơng tin sơ sài thì quyết định
hành chính dễ rơi vào tình trạng chung chung, phiến diện.Khâu khảo sát thực tiễn
phải phải đảm bảo tính tồn diện và chính xác.Các kết quả thu được khơng được là
hình thức, các thơng tin phải phải nhiều chiều, từ phía nhà quản lí và người bị quản
9


lí.Vì vậy quyết định hành chính được ban hành phải kết hợp hài hồ quan điểm, lợi
ích cho tất cả các nhóm đối tượng bị quản lí trong xã hội và thuận tiện cho việc
quản lí.Bên cạnh đó phải có quy trình báo cáo đáng giá tồn bộ các quy định có
liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới.Phải rà sốt lại các văn bản hiện có,
huỷ bỏ những quy định đã khơng cịn hiệu lực hoặc khơng cịn phù hợp với thực
tiễn ...Ngồi ra khi xây dựng quyết định hành chính phải kết hợp hài hồ giữa chi
tiết khái quát trong mỗi văn bản giúp văn bản dễ dàng đi vào cuộc sống, tránh việc

quá chi tiết và thiếu sự bao quát dẫn đến những khó khăn khi gặp phải những vấn
đề nảy sinh khơng có trong quy định.Một vấn đề nữa cần chú trọng là nâng cao
năng lực của các chuyên gia trong việc xây dựng các quyết định hành chính để
nâng cao chất lượng quyết định.
2.Giải pháp về tổ chức thực hiện quyết định hành chính.
Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan như uỷ ban
nhân dân, hội đồng nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân..Sự phối
hợp này là một yêu cầu tất yếu trong tổ chức thực hiện các quyết định hành
chính.Hơn nữa trong hoạt động thực thi các quyết định hành chính cần tăng cường
chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí hành
chính nhà nước.
Thứ hai, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyết
định hành.Sự chỉ đạo này có thể bằng nhiều biện pháp khác nhau như ban hành các
nghị quyết chuyên đề, thực hiện công tác kiểm tra giám sát thường xuyên đối với
hoạt động của uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân các cấp..
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nội dung của các quyết
định hành chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng để cán bộ và người dân
hiểu rõ ý nghĩa và tác dụng của quyết định hành chính.
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế và các đảm bảo cho việc thi hành các quyết định
hành chính trên thực tế.Việc xác định rõ các cơ chế sẽ góp phần khắc phục tình
trạng nhiều quyết định đúng pháp luật, hợp lí hợp tình song quá trình thực hiện lại
bị kéo dài hoặc khơng thực hiện được.
3.Các giải pháp khác.
Hồn thiện quy định của pháp luật về quyết định hành chính.
10


Cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước các cấp, phân định rạch ròi, trách nhiệm thẩm quyền của
các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ...

Xác định cụ thể hơn trách nhiệm pháp lí của cơ quan ban hành quyết định
hành chính.
Kiện tồn và tăng cường thẩm quyền của các cơ quan kiểm tra độc lập, hoạt
động rà soát, hệ thống hoá pháp luật cần được tiến hành thường xuyên.
Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, từ đó phát hiện ra sai phạm,
tăng cường thẩm quyền của các cơ quan trong việc xử lí vi phạm .

KẾT BÀI
Từ những phân tích trên ta thấy được vai trị của quyết định hành chính
trong quản lí nhà nước là rất quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác
quản lý nhà nước.Trong những năm qua, một mặt quyết định hành chính đã thực sự
đúng với vai trị của mình,đạt được những kết quả nhất định, góp phần to lớn vào
sự phát triển của xã hội tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế nhất
định.Vậy nên cần phải phát huy hơn nữa vai trò của quyết định hành chính để
quyết định hành chính có tác động hiệu quả vào đời sống xã hội.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật Hành Chính.Trường đại học Luật Hà nội.NXB Cơng an nhân
dân, 2011.
2.Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam .Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB
Đại học Quốc gia , 2005
3.Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành chính, NXB Giáo dục, Hà nội,
2005.
4.Luật Hiến pháp 1992
5.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
6.Luận án tiến sĩ luật học, Bùi Thị ĐÀO " Tính hợp pháp và hợp lí của quyết định
hành chính" 2008

7.Khố luật tốt nghiệp, Nguyễn Thị Vân Anh , " Quyết định hành chính- cơng cụ
cơ bản của quản lí hành chính nhà nước"
8. />9. />10. />11. />12. />13. />12


13



×