Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP luyện thép sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.44 KB, 7 trang )

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CP LUYỆN THÉP SÔNG ĐÀ
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào, quy trình đào tạo nguồn lực con người
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó
việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là
một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản
lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm
rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân
lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm
ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Với Công ty CP luyện thép Sông Đà, nơi tôi đang công tác là một doanh nghiệp
cổ phần hóa thuộc Tổng Công ty Sông Đà, quy trình tác nghiệp mà tôi lựa chọn
để phân tích trong chủ đề này đó là: ‘Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân
lực’ của Công ty tôi đang công tác.
Công ty CP luyện thép Sông Đà đặt tại Thủy Nguyên, Hải Phòng với ngành nghề
kinh doanh chính là sản xuất Phôi thép cung cấp cho các nhà máy cán thép (Đặc
biệt là Nhà máy thép Việt - Ý thuộc Tổng Sông Đà). Quy trình đào tạo phát triển
nguồn nhân lực của Công ty tôi gồm các nội dung chính sau:
1. Các loại hình đào tạo và mô hình đào tạo:
- Đào tạo nâng bậc; Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý; Đào tạo sử
dụng trang thiết bị mới, công nghệ mới; Đào tạo an toàn, bảo hộ lao động; Đào
tạo dài hạn; Đào tạo đột xuất;
- Mô hình đào tạo: Xác định nhu cầu; Lập kế hoạch đào tạo; duyệt kế hoạch đào
tạo; thực hiện các bước đào tạo; đánh giá hiệu quả đào tạo..
2. Lập kế hoạch đào tạo:
- Định kỳ hàng năm (vào quý IV của năm trước) các phòng ban, xưởng sản xuất,
đội phục vụ sản xuất gửi đăng ký nhu cầu đào tạo, trên cơ sở đó, Phòng TCHC
Công ty tổng hợp và lập thành kế hoạch đào tạo của Công ty năm tiếp theo.
Trang 1



- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo lập theo năm có chia ra thành quý, tháng bao gồm
ba loại hình đào tạo: Đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao, đào tạo lại.
- Trong kế hoạch đào tạo gồm: Đào tạo ai, đối tượng nào và đào tạo cái gì, dự trù
kinh phí đào tạo, liên kết với các đối tượng nào để thực hiện chương trình đào tạo.
- Lập kế hoạch đào tạo có thời gian và có kế hoạch tổ chức thực dụng, hướng đến
thực hành ứng dụng không sa đà vào lý thuyết suông. Thời gian không dài quá, có
tổ chức các khóa ngắn hạn để dễ kiểm soát tình hình và hiệu quả.
3. Triển khai kế hoạch đào tạo:
- Theo kế hoạch đào tạo đã được lập, Công ty triển khai các khóa đào tạo đột
xuất, ngắn hạn, dài hạn tùy theo yêu cầu cụ thể.
- Chi tiết các vấn đề đào tạo như số lượng đào tạo, thời gian đào tạo, yêu cầu đào
tạo và kinh phí đào tạo.
- Trường hợp phát sinh các nhu cầu đào tạo mới (không có trong kế hoạch),
Phòng TCHC hoặc trưởng các đơn vị liên quan lập phiếu yêu cầu đào tạo đột xuất
trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Kết thúc khóa đào tạo, Phòng TCHC cập nhật hồ sơ cá nhân, kế hoạch đào tạo.
- Định kỳ 6 tháng, trưởng đơn vị đánh giá lại tình hình thực hiện của CBCNV về
kỹ năng, trình độ kinh nghiệm và lập thành văn bản. Trường hợp nếu chưa đáp
ứng nhiệm vụ được giao, trưởng đơn vị tiếp tục xác định nhu cầu đào tạo chuyển
phòng TCHC để lên kế hoạch đào tạo tiếp theo.
4. Tổng kết, thanh quyết toán kinh phí đào tạo:
- Sau mỗi khóa đào tạo kết thúc, Công ty tổ chức tổng kết khóa đào tạo và tùy
theo tính chất đào tạo cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo cho cá nhân, tổ
chức. Tổ chức thanh quyết toán kinh phí đào tạo theo đúng quy định.
*Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty tôi: Về lý thuyết cơ
bản quy trình đào tạo ở trên đã phù hợp, tuy nhiên còn có một số bất cập cần cải
thiện để thực hiện trở lên tốt hơn.
- Thứ nhất về các loại hình đào tạo: Là Công ty CP chuyên sản xuất phôi thép
thuộc ngành sản xuất công nghiệp nặng, việc đào tạo ATLĐ phải thường xuyên
Trang 2



liên tục, thường xuyên mở rộng kết hợp đào tạo theo hệ thống dây chuyền thông
suốt trong quá trình sản xuất.
- Thứ hai về kế hoạch đào tạo:
+ Do đặc thù tính chất công việc là ngành luyện kim, các nội dung đào tạo nhiều
khi vẫn bị thụ động, cụ thể các xưởng, đội sản xuất chưa biết còn yếu về các lĩnh
vực gì để tổ chức đào tạo, thường bị các vấn đề ngắn hạn chi phối khi xảy ra các
bất cập mới tổ chức huấn luyện, đào tạo.
+ Kế hoạch đào tạo toàn Công ty chỉ trên cơ sở giám sát và nên phân quyền và
cung cấp nguồn tài chính cho các xưởng, đội sản xuất chủ động lập kế hoạch đào
tạo phù hợp với đặc thù công việc của đơn vị mình.
+ Phải thiết lập được quy trình kèm theo các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết
quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo, tránh lãng phí thời gian và tài
chính cho khóa đào tạo.
- Thứ ba về triển khai kế hoạch đào tạo:
+ Xác định rõ đối tượng đào tạo với tầm nhìn dài hạn, đào tạo những đối tượng
trẻ có trình độ, có năng lực để tiếp thu những kiến thức mới.
+ Nên để cấp dưới chủ động đề xuất đào tạo; vì vậy họ sẽ quyết định chính xác về
lựa chọn đối tượng đào tạo vì lợi ích chung của một tập thể.
- Thứ tư về tổ chức đào tạo tại Công ty:
+ Thực trạng tại Công ty số lượng mới tuyển dụng chưa có đủ kỹ năng làm việc
trong môi trường kinh doanh ngành luyện kim, đòi hỏi doanh nghiệp phải coi
trọng việc bồi dưỡng tri thức, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên.
+ Chi phí đào tạo cho cho phát triển nguồn nhân lực cũng phải được ưu tiên và
chiếm một khoản lớn của Công ty. Tuy nhiên nếu Công ty biết tự mình đào tạo
cho nhân viên một cách hiệu quả thì không những tiết kiệm được một khoản
không nhỏ cho Công ty mà còn vô cùng thuận tiện vì không người thầy nào hiểu
thực trạng của doanh nghiệp như chính người chủ doanh nghiệp đó.
+ Xem nguồn nhân lực như là một yếu tố trong quá trình sản xuất và đào tạo là

chi phí mà Công ty phải bỏ ra.
Trang 3


+ Đầu tư cho đào tạo theo giai đoạn phát triển hiện tại của Công ty.
Đó là toàn bộ Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty tôi và
với đề xuất của bản thân mong muốn Công ty ngày càng phát triển hơn.
Câu 2.
Sau khi học môn Quản trị tác nghiệp, bản thân tôi với kiến thức thu nhận
được giúp tôi áp dụng vào hoạt động của đơn vị tôi nói chung và trong quá
trình tác nghiệp của cá nhân tôi nói riêng, cụ thể như sau:
* Lean định nghĩa một trong 7 loại lãng phí quan trọng nhất là Sản xuất thừa/
thiếu (Over Production). Nếu tăng năng xuất mà không tăng chất lượng thì lãng
phí còn lơn hơn nhiều, hoặc nếu tăng năng suất mà không dựa vào nhu cầu của
khách hàng thì còn gây hại hơn là tồn kho quá lớn. Cần phải hiểu đúng vấn đề của
Lean là tối ưu nguồn lực. Theo hệ thống sản xuất của Lean, các loại lãng phí này
bao gồm:


Sản xuất thừa: Sản xuất nhiều hơn những gì được yêu cầu một cách không cần
thiết. Việc này có thể gây ra sự lỗi thời của sản phẩm, sai chủng loại sản phẩm,
chi phí cho việc bảo quản, tồn kho. Sản xuất thừa có thể giữa các quá trình với
nhau (bán thành phẩm) hay sản phẩm cuối cùng trước khi đến khách hàng.



Chờ đợi: Thời gian nhàn rỗi của máy móc thiết bị hay người thực hiện.




Vận chuyển: Việc vận chuyển nguyên vật liệu/ bán thành phẩm giữa các quá
trình/ hoạt động sản xuất.



Lưu kho: Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.



Thao tác: Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của
các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm.



Gia công thừa: Gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức
khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm.



Phế phẩm: Các sản phẩm sai quy cách, hỏng trong quá trình sản xuất..
Các dạng lãng phí này có thể ẩn chứa ở trong bất kỳ công đoạn/quá trình

nào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó hoạt động quản lý
Trang 4


là phải nhận diện và giảm trừ các dạng lãng phí trong các quá trình nhằm nâng
cao hiệu quả các hoạt động. Nghĩa là giảm các nguồn lực đầu vào nhưng vẫn đảm
bảo đầu ra theo yêu cầu.

*Những loại lãng phí theo quan điểm sản xuất LEAN tại Công ty tôi:
a. Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty : Công ty Cổ phần luyện thép Sông Đà
Địa chỉ

: Thủy Nguyên - Hải Phòng

Sản phẩm sản xuất chính: Các loại phôi thép 20MnSi, 25MnSi, Q235A,
SD295A, SD390, SD490 v.v..
Dây chuyền sản xuất: Nhà máy sản xuất phôi thép theo công nghệ Consteel®
450.000 tấn/năm - công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang nạp liệu liên tục
ngang thân lò là công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay do Tập đoàn Techint
(cộng hòa Italy) sở hữu độc quyền
b. Thực trạng về lãng phí trong sản xuất tại Công ty CP luyện thép Sông Đà
(gọi tắt là Công ty SDS), giải pháp khắc phục:
 Sản xuất thừa: Theo quy định tại Công ty, đầu quý phòng kinh doanh căn cứ
vào kế hoạch bán hàng sẽ đặt số lượng hàng cần tiêu thụ với phòng kế hoạch.
Từ số liệu tồn kho, số liệu đặt hàng, phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản
xuất trong từng tháng để đáp ứng đủ hàng cho kinh doanh. Tuy nhiên do biến
động thị trường và do kế hoạch bán hàng không thực sự được xây dựng dựa
trên nhu cầu của người mua nên hàng hóa tiêu thụ không như kế hoạch đặt ra
dẫn đến hiện tượng một số thành phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ ngay
trong tháng thậm chí là trong cả năm. Mặt khác, phòng kế hoạch do sợ không
đáp ứng đủ số lượng thành phẩm yêu cầu vì những lý do khách quan (mất
điện, hỏng máy, không tin vào kế hoạch bán hàng của phòng kinh doanh mà
dựa trên số liệu thống kê những kỳ trước về doanh thu bán hàng…) nên
thường sản xuất nhiều hơn hoặc sản xuất mặt hàng khác so với đơn hàng của
phòng kinh doanh. Đây là những yếu tố dẫn đến sự lãng phí do sản xuất thừa
tại Công ty SDS.
Giải pháp khắc phục sau: Cần thành lập một nhóm điều tra thống kê thị trường,

Trang 5


đánh giá thị phần của công ty; Tăng cường mở rộng các kênh bán hàng hiệu quả;
Xây dựng hệ thống ERP mang tính hiệu quả thật sự đối với công ty.
 Lưu kho: Do sự thiếu ăn khớp giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nên vòng
quay thành phẩm tồn kho của công ty thấp. Hàng sản xuất ra không bán được
ngay nên tốn diện tích kho tàng và chi phí bảo quản.
Giải pháp khắc phục: Tổ chức lại việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ thành
một khối, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
 Đợi chờ: Trong quá trình sản xuất tại công ty vẫn xảy ra tình trạng dây
chuyền sản xuất phải dừng lại do phòng cung tiêu công ty không cung cấp
đúng hay đủ số lượng phụ liệu (Gang; Mn72Si17; FeSi75; FeMn65; Khí gas;
Huỳnh thạch cục; Nhôm 98%…). Ngoài ra thỉnh thoảng dây chuyền sản xuất
cũng tạm thời bị gián đoạn do phụ liệu đưa vào sản xuất không đồng bộ hay
không đảm bảo đúng chất lượng (vôi luyện kim..). Nguyên nhân chủ yếu do
phòng cung tiêu lựa chọn nhà cung cấp đầu vào chưa tốt, thường bị cung cấp
chậm các nguyên phụ liệu đầu vào. Phòng cung tiêu đã không đánh giá đúng
năng lực của nhà cung cấp dẫn đến lập kế hoạch mua không sát thực tế, đặt
hàng quá sát ngày trong khi khả năng sản xuất của nhà cung cấp có giới hạn
và bị động đối với đơn hàng không theo kế hoạch của họ.
Giải pháp khắc phục: Lựa chọn nhiều nhà cung cấp, có phương án dự phòng đối
với nguyên liệu đầu vào đặt biệt là những loại nguyên phụ liệu chiến lược hoặc
có tính thời vụ như vôi luyện kim.
 Vận chuyển: Sản xuất với công suất 450.000 tấn/năm sản phẩm phôi thép các
loại, do vậy nguồn nguyên liệu chính đầu vào thép phế chủ yếu là nhập khẩu
từ nước ngoài. Do đó chi phí vận chuyển thép phế chủ yếu phải vận chuyển từ
cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân Quảng Ninh đến nhà máy chiếm tỷ trọng đáng
kể trong giá thành sản phẩm.
Giải pháp khắc phục: Tính toán đầu tư thêm các xe vận tải để phục vụ chở

nguyên vật liệu.
 Sản phẩm hỏng: Tỷ lệ sản phẩm hỏng tại dây chuyền sản xuất phôi thép vẫn
xảy ra như Phôi cong, vênh. Nguyên nhân do công đoạn cắt phôi không chính
xác, dẫn đến tình trạng sản phẩm chất lượng không đúng tiêu chuẩn đăng ký.
Giải pháp khắc phục: Kết hợp đo cắt bằng thủ công và tự động hóa.
Trang 6


 Thao tác: Trong khu vực dây chuyền sản xuất lò tinh luyện, mỗi công đoạn
pha chế tinh luyện rất phức tạp. Việc đặt máy vẫn chưa khoa học như hai công
đoạn liền nhau nhưng hai máy lại đặt cách xa nhau.
Giải pháp khắc phục: Cần bố trí thêm máy phụ theo luồng di chuyển hợp lý,
giảm bớt thời gian đợi chờ.
 Gia công thừa: Trong quá trình sản xuất do lợi nhuận gia công phôi thép mác
cao lớn hơn, do vậy tập chung vào sản phẩm sản xuất này, trong khi các sản
phẩm phôi thép mác thấp đang rất khan hiếm trên thị trường. Do vậy phôi
thép mác cao thường xuyên dư thừa.
Giải pháp khắc phục: Cần sản xuất mặt hàng theo nhu cầu thị trường đang cần.
Kết luận: Với chức năng, nhiệm vụ của mình tôi sẽ đề xuất với cấp trên cho xây
dựng và triển khai Đề án trong việc loại bỏ các lãng phí trong quá trình SXKD
mà theo tôi, chắc chắn hiện nay đang xảy ra trong đơn vị tôi.
Với kiến thức về phương pháp sản xuất Lean đã được học, tôi sẽ tham mưu
cho Lãnh đạo trong việc tìm hiểu và thoả mãn nhua cầu của khách hàng để có
được một sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của chúng tôi
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “Quản trị hoạt động” - Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh
doanh quốc tế GaMBA - Đại học Griggs;
2. Tham khảo tài liệu tại: Công ty CP luyện thép Sông Đà, Thủy Nguyên, Hải
Phòng;
3. Tham khảo Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 - Công ty

CP luyện thép Sông Đà.

Trang 7



×