Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu bào chế nanoemulgel curcumin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
NANOEMULGEL CURCUMIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƢƠNG
MÃ SINH VIÊN: 1301202

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
NANOEMULGEL CURCUMIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế
Bộ môn Hóa phân tích – Độc chất

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang - người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và động
viên em trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo và các anh, chị kỹ thuật viên bộ
môn Bào chế và bộ môn Hóa phân tích - Độc chất đã luôn tận tình chỉ dạy và có những
giúp đỡ quý báu trong quá trình em làm thực nghiệm và nghiên cứu trên bộ môn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các
thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội - những người đã
dạy bảo tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt 5 năm học tập tại đây.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện cho em được học tập và luôn giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thu Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về curcumin ......................................................................................... 2
1.1.1. Cấu trúc hóa học .................................................................................................... 2
1.1.2. Tính chất ................................................................................................................ 2
1.1.2.1. Tính chất vật lý............................................................................................... 2
1.1.2.2. Tính chất hóa học ........................................................................................... 2
1.1.2.3. Độ ổn định ...................................................................................................... 3
1.1.3. Tác dụng dược lý ................................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về nanoemulgel .................................................................................... 3
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 3

1.2.2. Thành phần ............................................................................................................ 4
1.2.2.1. Pha nước ......................................................................................................... 4
1.2.2.2. Pha dầu ........................................................................................................... 4
1.2.2.3. Chất diện hoạt ................................................................................................ 6
1.2.2.4. Chất đồng diện hoạt ....................................................................................... 6
1.2.2.5. Các thành phần khác ...................................................................................... 6
1.2.3. Phương pháp bào chế nanoemulgel ....................................................................... 7
1.2.4. Ưu, nhược điểm của nanoemulgel ......................................................................... 8
1.2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 8
1.2.4.2. Nhược điểm .................................................................................................... 9
1.2.5. Một số chế phẩm chứa curcumin trên thị trường .................................................. 9
1.2.6. Một số nghiên cứu bào chế nanoemulgel ............................................................ 11
1.2.6.1. Nghiên cứu bào chế nanoemulgel ................................................................ 11
1.2.6.2. Nghiên cứu bào chế nanoemulgel curcumin ................................................ 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................14
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ....................................................................................... 14
2.1.1. Nguyên vật liệu.................................................................................................... 14
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu .............................................................................................. 14
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 15


2.3.1. Phương pháp bào chế nanoemulgel curcumin ..................................................... 15
2.3.2. Phương pháp đánh giá nanoemulgel curcumin ................................................... 16
2.3.2.1. Đánh giá hình thức ....................................................................................... 16
2.3.2.2. Đánh giá pH ................................................................................................. 16
2.3.2.3. Đánh giá kích thước giọt và phân bố kích thước giọt. ................................. 16
2.3.2.4. Đặc tính lưu biến .......................................................................................... 17
2.3.2.5. Phương pháp định lượng hoạt chất .............................................................. 17
2.3.2.6. Đánh giá khả năng GP curcumin qua màng ................................................. 18

2.3.2.7. Đánh giá khả năng lưu giữ curcumin trong da chuột nhắt sau 20 giờ ......... 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 20
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................21
3.1. Kết quả xây dựng phƣơng pháp định lƣợng curcumin .................................... 21
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng curcumin bằng phương pháp đo quang phổ
hấp thụ UV - VIS ........................................................................................................... 21
3.1.2. Xây dựng đường chuẩn định lượng curcumin bằng phương pháp HPLC........... 22
3.2. Kết quả xây dựng công thức bào chế nanoemulgel curcumin ......................... 22
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ CDH và ĐDH trong Smix đến sự hình thành và ổn
định của nanoemulgel curcumin .................................................................................... 22
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dầu đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin ........................................................................................................................ 24
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ curcumin đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin .................................................................................................. 25
3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nước đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin .................................................................................................. 26
3.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Carbopol 934 đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin .................................................................................................. 28
3.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin .................................................................................................. 30
3.3. Kết quả nghiên cứu phƣơng pháp bào chế nanoemulgel curcumin ................ 32
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin .................................................................................................. 32


3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thiết bị đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin ........................................................................................................................ 35
3.4. Kết quả đánh giá một số đặc tính của nanoemulgel curcumin ........................ 37
3.4.1. Đánh giá đặc tính nanoemulgel curcumin ........................................................... 37
3.4.2. Đánh giá khả năng giải phóng curcumin qua màng ............................................ 38

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCM

Curcumin

CDH

Chất diện hoạt

dd

Dung dịch

ĐDH

Đồng diện hoạt

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

EP

Dược điển châu Âu (European Pharmacopoeia)

GP


Giải phóng

HLB

Chỉ số cân bằng dầu nước (hydrophilic lipophilic balance)

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (high performance liquid
chromatography)

kl/kl

Tỷ lệ khối lượng/khối lượng

kl/tt

Tỷ lệ khối lượng/thể tích

KTG

Kích thước giọt

KTTP

Kích thước tiểu phân

O

Dầu (oil)


PDI

Chỉ số đa phân tán (polydispersity index)

PG

Propylen glycol

PIT

Nhiệt độ đảo pha (phase inversion temperature)

PP

Phương pháp

RI

Chỉ số khúc xạ (refractive index)

Smix

Hỗn hợp chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TEA


Triethanolamin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tá dược tạo gel hay sử dụng [18] ...................................................................4
Bảng 1.2. Một số chế phẩm chứa curcumin lưu hành trên thị trường ...........................10
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng ............................................................................14
Bảng 2.2. Thiết bị nghiên cứu .......................................................................................14
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ CDH và ĐDH đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin (n = 3, TB ± SD) ......................................................................23
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ dầu đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin (n = 3, TB ± SD) ............................................................................................25
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ curcumin đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin (n = 3, TB ± SD) ......................................................................26
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin (n = 3, TB ± SD) ............................................................................................27
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ Carbopol 934 đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin (n = 3, TB ± SD) ......................................................................28
Bảng 3.6. Thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến sự hình thành
và ổn định của nanoemulgel curcumin ..........................................................................30
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin (n = 3, TB ± SD) ............................................................................................31
Bảng 3.8. Thành phần công thức nanoemulgel curcumin .............................................32
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến sự hình thành và ổn định của
nanoemulgel curcumin (n = 3, TB ± SD) ......................................................................33
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thiết bị đến sự hình thành và ổn định của nanoemulgel
curcumin (n = 3, TB ± SD) ............................................................................................35
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá một số đặc tính của nanoemulgel curcumin ...................37
Bảng 3.12. Thành phần gel curcumin ............................................................................39



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của curcumin .....................................................................2
Hình 1.2. Dạng hỗ biến keto - enol của curcumin trong dung dịch ................................2
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ quang và nồng độ
curcumin trong methanol ...............................................................................................21
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ curcumin ...22
Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ CDH và ĐDH đến khả năng GP curcumin qua
màng cellulose acetat 0,2 µm ........................................................................................24
Hình 3.4. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ nước đến khả năng GP curcumin qua màng
cellulose acetat 0,2 µm ..................................................................................................27
Hình 3.5. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ Carbopol 934 đến khả năng GP curcumin qua
màng cellulose acetat 0,2 µm ........................................................................................29
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ Carbopol 934 đến lượng curcumin GP sau 8 giờ và
độ nhớt ...........................................................................................................................29
Hình 3.7. Đồ thị ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng GP curucmin qua màng
cellulose acetat 0,2 µm ..................................................................................................31
Hình 3.8. Đồ thị ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến khả năng GP curcumin qua
màng cellulose acetat 0,2 µm ........................................................................................33
Hình 3.9. Ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến lượng curcumin GP sau 8 giờ và
KTG ...............................................................................................................................34
Hình 3.10. Đồ thị ảnh hưởng của thiết bị đến khả năng GP curcumin qua màng
cellulose acetat 0,2 µm ..................................................................................................36
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thiết bị đến lượng curcumin GP sau 8 giờ và KTG ...........36
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn khả năng GP curcumin của nanoemulgel curcumin và gel
curcumin qua màng cellulose acetat 0,2 µm .................................................................39
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn khả năng thấm curcumin của nanoemulgel curcumin và gel
curcumin qua da chuột nhắt ...........................................................................................40
Hình 3.14. Lượng curcumin lưu giữ trong da chuột nhắt sau 20 giờ của nanoemulgel

curcumin và gel curcumin .............................................................................................40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp đang có xu hướng
ngày càng gia tăng, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được quan tâm hơn cả
vì sự an toàn, lành tính và ít gây kích ứng trên da. Trong số các hoạt chất có nguồn gốc
từ thiên thiên, curcumin là một hoạt chất đang được sử dụng nhiều. Curcumin được
chiết xuất từ cây nghệ vàng (Curcuma longa L.) đã được chứng minh có nhiều tác
dụng có lợi như: chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, liền sẹo... [15]. Tuy nhiên,
curcumin tan kém trong nước acid hoặc trung tính, dễ bị phân hủy trong môi trường
kiềm và sinh khả dụng thấp dẫn đến hạn chế về mặt điều trị và sử dụng [24].
Để sử dụng trên da và khắc phục các hạn chế của curcumin, hệ nanoemulgel
được lựa chọn do tận dụng được lợi thế của cả nano nhũ tương và gel, có khả năng làm
tăng độ tan của curcumin và khi kết hợp nano nhũ tương vào gel làm hệ ổn định động
học hơn. Hệ nanoemulgel có kích thước cỡ nanomet giúp làm tăng diện tích tiếp xúc
của hoạt chất với bề mặt da đồng thời còn có khả năng đi xuyên qua các kênh của
màng sinh học làm tăng khả năng thấm của hoạt chất qua da. Mặt khác, nanoemulgel
có nhiều điểm ưu việt hơn so với dạng gel và kem như bền vững, ít thành phần pha
dầu hơn dạng kem.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế nanoemulgel
curcumin” với những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xây dựng công thức bào chế nanoemulgel curcumin.
2. Đánh giá một số đặc tính của nanoemulgel curcumin thu được.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về curcumin

1.1.1. Cấu trúc hóa học
- Công thức cấu tạo [21]:

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của curcumin
- Tên khoa học: (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)hepta-1,6-dien3,5-dion [21].
- Công thức phân tử: C21H20O6 [21].
- Khối lượng phân tử: 368,385 g/mol [21].
1.1.2. Tính chất
1.1.2.1. Tính chất vật lý
- Curcumin tồn tại ở trạng thái tinh thể hình kim màu vàng cam [32].
- Nhiệt độ nóng chảy ở 183°C [21].
- Độ tan: curcumin thực tế không tan trong nước ở pH acid và trung tính (độ tan
tối đa trong dung dịch đệm pH 5,0 là 11 ng/ml [33]), ether [21]. Tan tốt trong
dimethylsulfoxid, ethanol, methanol, aceton... [35].
1.1.2.2. Tính chất hóa học
- Hiện tượng hỗ biến: trong dung dịch nước, curcumin tồn tại ở dạng hỗ biến keto
- enol [33]:

Hình 1.2. Dạng hỗ biến keto - enol của curcumin trong dung dịch
- Nhóm hydroxyl trên vòng thơm làm cho phân tử có khả năng phản ứng với các
gốc tự do [34].
- Phản ứng cộng với hydro: phân tử curcumin có các nối đôi trong mạch carbon
nên có thể cộng 1, 2 hoặc 3 phân tử hydro khi có mặt các xúc tác kim loại hoặc oxyd
kim loại như niken, platin oxyd tạo ra các dẫn chất dihydrocurcumin,
2


tetrahydrocurcumin, hexahydrocurcumin và đây cũng là những chất chống oxy hóa
[34].
- Phản ứng tạo phức chelat với các ion kim loại như cadimi, chì… [7], [34].

1.1.2.3. Độ ổn định
- Ảnh hưởng của pH trong dung dịch nước [32]:
 pH < 1: dung dịch nước của curcumin có màu đỏ.
 pH 1 - 7: curcumin rất ít tan trong nước tạo dung dịch màu vàng.
 pH > 7,5: dung dịch có màu đỏ.
- Phân hủy trong môi trường kiềm: curcumin tương đối ổn định trong môi trường
acid nhưng nhanh chóng bị phân hủy trong môi trường trung tính và kiềm tạo sản
phẩm acid ferulic và feruloylmethan, sau đó feruloylmethan tiếp tục phân hủy thành
vanilin và aceton [32].
- Phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng: curcumin không ổn định dưới tác dụng
của ánh sáng, đặc biệt là trong dung dịch. Sản phẩm phân hủy là acid vanilic, vanilin
và acid ferulic [32].
1.1.3. Tác dụng dược lý
- Curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, làm
lành vết thương và liền sẹo, tăng cường miễn dịch [35].
- Curcumin có tác dụng chống oxy hóa do có khả năng dọn các gốc tự do như
anion superoxid (O2-), H2O2, oxyd nitơ (NO) là các gốc tự do gây ra sự peroxid hóa
lipid [36] .
- Curcumin tác động lên cả ba giai đoạn của quá trình ung thư (khởi phát, phát
triển, di căn) nên có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư [35].
- Curcumin được sử dụng cho các bệnh ngoài da như: bệnh vẩy nến, xơ cứng bì,
ung thư da [29].
1.2. Tổng quan về nanoemulgel
1.2.1. Khái niệm
Nano nhũ tương (nanoemulsion) là một hệ tiểu phân có kích thước giọt dưới
micromet. Tham khảo tài liệu cho thấy kích thước giọt nano nhũ tương trong khoảng
10 - 200 nm [11], [13] hay nằm trong khoảng từ 10 - 500 nm [20], [22].

3



Nanoemulgel là một sự kết hợp của dạng gel và nano nhũ tương. Trong đó, nhũ
tương có thể ở dạng dầu trong nước hoặc nước trong dầu, có vai trò như một tá dược
giải phóng thuốc tối đa. Pha nước có chứa tá dược tạo gel [8].
1.2.2. Thành phần
1.2.2.1. Pha nước
- Dung môi thường sử dụng là: nước, alcol [18].
- Tá dược tạo gel: các chất tạo gel được sử dụng để điều chỉnh thể chất cho chế
phẩm [27]. Tá dược tạo gel thường bao gồm các nhóm sau [17]:
 Các polyme tự nhiên như gelatin, casein, collagen, lòng trắng trứng, các
polysaccarid như pectin, tinh bột, gôm xanthan, dextran…
 Các polyme bán tổng hợp như carboxymethyl cellulose, ethyl cellulose,
hydroxy ethyl cellulose, hydroxy propyl cellulose, methyl cellulose, natri alginat…
 Polyme tổng hợp như Carbopol (carbomer), poloxamer…
Bảng 1.1. Tá dược tạo gel hay sử dụng [18]
Tá dược

Lượng sử dụng

Carbopol 934

1%

Carbopol 940

1%

HPMC 2910

2,5%


Gel carbomer (Carbopol 934, Carbopol 940): là sản phẩm trùng hiệp cao phân
tử của acid acrylic [2]. Khi phân tán trong nước tạo thành dạng acid có độ nhớt không
cao nhưng khi được trung hòa tạo thành gel có độ nhớt cao hơn, đặc hơn. Các chất có
thể được sử dụng để trung hòa như: acid amin, KOH, NaHCO3, NaOH, và
triethanolamin. Sau khi được trung hòa, gel có độ nhớt cao hơn ở pH 6 - 11, độ nhớt
có thể giảm ở pH nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 12 hoặc sự có mặt của chất điện phân mạnh
[26].
Gel dẫn chất cellulose: được sử dụng để ổn định hỗn dịch, nhũ tương và điều
chỉnh thể chất cho các chế phẩm dùng ngoài da [26]. So với methyl cellulose,
hypromellose tạo ra dung dịch có độ trong tốt hơn vì vậy được sử dụng trong các chế
phẩm dùng cho nhãn khoa [2], [26].
1.2.2.2. Pha dầu
- Dầu khoáng hoặc hỗn hợp với dầu parafin [27].
4


- Tá dược dầu là thành phần quan trọng của nanoemulgel, giúp hòa tan dược chất
khó tan trong nước. Việc lựa chọn pha dầu dựa vào độ nhớt, khả năng thấm, độ ổn
định của nanoemulgel [12].
- Tá dược dầu gồm: dầu tự nhiên và dầu bán tổng hợp, tổng hợp.
 Dầu tự nhiên: được chiết xuất từ thực vật và chế biến để loại bỏ các tạp chất
hoặc phân lập các phân đoạn khác nhau từ sản phẩm gốc. Đây là một hỗn hợp các
triglycerid chứa các acid béo với độ dài mạch carbon và mức độ bão hòa khác nhau,
bao gồm: triglycerid mạch ngắn (< 5 C), mạch trung bình (từ 6 - 12 C) và mạch dài (>
12 C) [19]. Dầu tự nhiên có khả năng nhũ hóa kém, khả năng nhũ hóa tăng lên đối với
dầu thân nước hơn [12]. Để hạn chế sự oxy hóa lipid do mạch carbon chưa bão hòa,
các triglycerid thường được hydrogen hóa. Trong thực tế, do khả năng hòa tan tốt dược
chất và ít bị oxy hóa nên các triglycerid mạch trung bình thường được sử dụng nhiều
hơn [14].

 Dầu bán tổng hợp và tổng hợp: thu được bằng cách kết hợp các acid béo bão
hòa mạch trung bình hoặc các glycerid chiết xuất từ dầu thực vật với một hoặc nhiều
chất thân nước. Chúng được sử dụng để hòa tan dược chất và là tác nhân nhũ hóa. Các
glycerid một phần là sản phẩm của phản ứng chuyển vị ester giữa triglycerid và
glycerol dưới sự xúc tác của nhiệt độ và một chất xúc tác kiềm nhằm làm tăng tính
thân nước của dầu thực vật. Các glycerid một phần cũng có thể thu được bằng quá
trình ester hóa nội phân tử hoặc bằng phản ứng ester hóa trực tiếp giữa glycerol và các
lipid. Một số tá dược thuộc nhóm này: glyceryl monocaprylocaprat (Capmul® MCM),
glyceryl monostearat (GeleolTM), glyceryl distearat (PrecirolTM ATO 5)…
Monoglycerid cũng có thể được acetyl hóa trên hai nhóm hydroxyl tự do như
Myvacet® 9-45. Polyoxylglycerid (hay còn gọi là macrogolglycerid) là nhóm tá dược
có khả năng cải thiện độ tan và sinh khả dụng của thuốc. Chúng thu được từ phản ứng
giữa dầu thực vật (đã hydrogen hóa hoặc chưa) với polyoxyethylenglycol (PEG) trong
điều kiện đun nóng và có mặt của một chất xúc tác kiềm. Mỗi polyoxylglycerid là một
hỗn hợp của mono-, di-, triglycerid và mono-, diester của PEG. Tùy thuộc vào tỉ lệ các
thành phần mà chúng có thể chất lỏng hoặc rắn ở nhiệt độ phòng. Một số tá dược
thuộc nhóm này: oleyl polyoxylglycerid (Labrafil® M 1994 CS), linoleyl
polyoxylglycerid (Labrafil® M 2125 CS), lauroyl polyoxylglycerid (Gelucire® 44/14)
[25].
5


1.2.2.3. Chất diện hoạt
- Vai trò: để hình thành nhũ tương, tăng tính ổn định khi sản phẩm được lưu hành
hoặc bảo quản trong một thời gian dài [27]. Chất diện hoạt có khả năng hấp phụ trên
bề mặt phân cách pha và tạo thành một lớp đơn, đa phân tử hoặc các ion được định
hướng làm thay đổi bản chất phân cực của lớp bề mặt và giảm năng lượng bề mặt giữa
hai pha, giúp hình thành và ổn định nhũ tương, ngăn cản sự kết hợp của các giọt nano
[1], [30].
- Yêu cầu cơ bản của chất diện hoạt là an toàn, ổn định và có khả năng nạp thuốc

cao [12].
- Việc lựa chọn chất diện hoạt chủ yếu dựa vào mức độ an toàn và HLB. Sử dụng
một lượng lớn chất diện hoạt có thể gây kích ứng trên da hoặc đường tiêu hóa. Do đó,
chỉ sử dụng một lượng tối thiểu trong công thức [12], [25]. Chất diện hoạt không ion
hóa thường được sử dụng vì ít bị ảnh hưởng bởi pH, an toàn và tính tương thích sinh
học cao [9].
- Chất thường sử dụng: Cremophor RH40, Cremophor EL, Span 80, Tween 20,
Tween 60, Tween 80 [12].
1.2.2.4. Chất đồng diện hoạt
- Chất đồng diện hoạt giúp cho chất diện hoạt nhũ hóa pha dầu và pha nước. Nếu
chỉ sử dụng chất diện hoạt chưa đủ làm giảm sức căng bề mặt và hình thành màng
film, vì vậy phải phối hợp thêm chất đồng diện hoạt [12].
- Ngoài ra, chất đồng diện hoạt còn làm giảm nồng độ chất diện hoạt sử dụng,
làm tăng tính linh động của đầu thân dầu, giúp cho pha dầu xâm nhập tốt hơn. Các
alcol làm tăng khả năng kết hợp giữa pha dầu và pha nước nhờ vào sự phân bố giữa cả
hai pha. Các alcol có mạch trung bình (C3 - C8) thường được sử dụng làm chất đồng
diện hoạt, ví dụ: ethanol, buthanol, isopropanol… [9].
1.2.2.5. Các thành phần khác
Ngoài các thành phần chính trong hệ nanoemulgel như: dầu, chất diện hoạt,
đồng diện hoạt, nước, tá dược tạo gel, có thể thêm các chất như:
- Chất tăng thấm như: menthol, lecithin, isopropyl mirystat… nhằm tăng khả
năng thấm của hoạt chất qua da [31].
- Các chất bảo quản: do vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường gel nước do
đó các chất bảo quản như 0,18% methyl paraben - 0,02% propyl paraben hoặc 0,1%
6


thimerosal được thêm vào nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc [26],
[27].
- Chất


chống

oxy

hoá

như

butylhydroxyltoluen,

ascorbyl

palmitat,

butylhydroxylanisol nhằm bảo vệ các thành phần khỏi sự oxy hóa [27].
- Chất giữ ẩm như glycerin, propylen glycol nhằm giữ ẩm cho da và chống mất
nước cho gel [27].
1.2.3. Phương pháp bào chế nanoemulgel
Có nhiều phương pháp để bào chế hệ nanoemulgel [8], trong đó có các phương
pháp sau đây:
 Phương pháp 1 [12], [27]:
Bước 1: bào chế hệ nano nhũ tương
Hệ nano nhũ tương được bào chế theo 2 phương pháp: phương pháp nhũ hóa
năng lượng cao và phương pháp nhũ hóa năng lượng thấp.
- Phương pháp nhũ hóa năng lượng cao: sử dụng máy siêu âm, máy đồng nhất tốc
độ cao,.. có lực phân cắt lớn tách pha dầu thành các giọt nhỏ trong pha nước, giảm tối
thiểu kích thước sang dải nanomet [22], [23].
- Phương pháp nhũ hóa năng lượng thấp bao gồm phương pháp nhiệt độ đảo pha
(PIT) và phương pháp tự nhũ hóa. Đối với phương pháp PIT, nano nhũ tương tạo

thành nhờ vào độ tan phụ thuộc nhiệt độ của các chất diện hoạt không ion hóa như
Tween 80, Tween 60, Cremophor EL… Pha dầu, nước và chất diện hoạt không ion
hóa được phối hợp với nhau ở nhiệt độ phòng. Hỗn hợp này thường bao gồm micro
nhũ tương dầu trong nước, dầu và lớp chất diện hoạt đơn phân tử. Khi tăng nhiệt độ,
chất diện hoạt không ion hóa trở nên thân dầu hơn và ở nhiệt độ cao hơn, chất diện
hoạt hòa tan hoàn toàn trong pha dầu. Kết quả, nhũ tương dầu trong nước bị đảo ngược
pha thành nhũ tương nước trong dầu. Phương pháp tự nhũ hóa là sự kết hợp của pha
dầu, chất diện hoạt và pha nước ở một tỷ lệ thích hợp để thu được nano nhũ tương và
nano nhũ tương này được tạo thành ở điều kiện nhiệt độ phòng và không cần sử dụng
dung môi hữu cơ hay nhiệt độ [12], [22].
Bước 2: bào chế gel
Tiến hành ngâm polyme thích hợp trong nước cất và khuấy liên tục bằng máy
khuấy, sau đó điều chỉnh pH.
Bước 3: bào chế nanoemulgel
7


Trộn từ từ gel và nano nhũ tương theo một tỷ lệ thích hợp và khuấy liên tục để
kết hợp nano nhũ tương với gel.
 Phương pháp 2:
Ở phương pháp này nanoemulgel được bào chế theo 3 bước như sau [8]:
Bước 1: tá dược tạo gel được ngâm trong pha nước cho trương nở hoàn toàn.
Bước 2: trung hòa hỗn hợp gel trong nước.
Bước 3: nhũ hóa với pha dầu bằng thiết bị nhũ hóa thích hợp.
 Phương pháp 3:
Phương pháp này bao gồm 3 bước cơ bản như sau [10]:
Bước 1: tá dược tạo gel được ngâm trong pha nước cho trương nở hoàn toàn.
Bước 2: nhũ hóa với pha dầu bằng thiết bị nhũ hóa thích hợp.
Bước 3: trung hòa hỗn hợp để tạo thành nanoemulgel.
1.2.4. Ưu, nhược điểm của nanoemulgel

1.2.4.1. Ưu điểm
Hệ nanoemulgel có những ưu điểm như sau [5], [18], [28]:
- Các hoạt chất sơ nước có thể bào chế dưới dạng gel khi đưa vào nhũ tương:
Hầu hết các hoạt chất sơ nước không thể kết hợp trực tiếp vào gel vì khả năng hòa tan
của chúng và vấn đề phát sinh trong quá trình giải phóng thuốc. Nanoemulgel giúp kết
hợp hoạt chất sơ nước vào pha dầu, sau đó các giọt dầu phân tán trong pha nước thành
nhũ tương dầu trong nước và nhũ tương này được tạo thành gel. Như vậy, so với dạng
hoạt chất nạp trong gel thông thường nanoemulgel ổn định hơn và giải phóng thuốc tốt
hơn.
- Nanoemulgel ổn định hơn nano nhũ tương: vì độ nhớt của pha nước lớn hơn,
đồng thời nó cũng ổn định hơn so với các dạng bào chế dùng ngoài khác như kem,
thuốc mỡ.
- Nanoemulgel giúp hòa tan các hoạt chất sơ nước tốt hơn nên có khả năng chứa
được một lượng lớn hoạt chất .
- Nanoemulgel làm tăng tác dụng sinh học của thuốc thân lipid nhờ phối hợp
chúng trong các giọt dầu, do đó nó dễ dàng thấm qua da và vận chuyển vào tuần hoàn
chung.
- Nanoemulgel bám dính trên da tốt hơn.
- Dễ dàng thấm qua da do vừa thân nước vừa thân dầu.
8


- Không trơn nhờn, không gây bóng da, dễ rửa sạch.
- Kỹ thuật bào chế đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.
- Dễ dàng tự sử dụng và có thể sử dụng ở vị trí mong muốn.
1.2.4.2. Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng nanoemulgel vẫn có những hạn chế liên
quan đến vấn đề phương pháp bào chế, độ ổn định và có những nhược điểm sau [5],
[27], [28]:
- Ở phương pháp 1, yếu tố quan trọng nhất để tạo thành nanoemulgel là sử dụng

năng lượng cao. Phương pháp sử dụng năng lượng thấp không phù hợp cho sản xuất
lớn và thường cần một lượng chất diện hoạt lớn nên dễ gây ra kích ứng. Mặt khác,
nano nhũ tương khó ổn định trong một thời gian dài do có thể kết tụ các giọt tiểu phân
hay sự sa lắng.
- Pha gel có thể không ổn định đặc biệt là các polyme tạo thành gel phụ thuộc pH
và nhiệt độ. Ví dụ như Carbopol tạo thành gel ở pH trung tính, ở trên hoặc dưới
khoảng pH này thì đặc tính của gel bị mất hoặc gel bị phá vỡ cấu trúc. Do đó, khi pH
của gel thay đổi có thể ảnh hưởng tới độ ổn định của gel. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt
độ bảo quản cũng có thể làm phá vỡ cấu trúc gel. Tốc độ đồng nhất hóa cũng có thể
ảnh hưởng đến độ ổn định của gel. Đồng nhất hóa với tốc độ quá cao dẫn tới phá vỡ
cấu trúc của gel.
- Có thể gây kích ứng da và viêm da tiếp xúc do hoạt chất hoặc tá dược.
- Bọt có thể hình thành trong quá trình bào chế emulgel.
- Có thể gây phản ứng dị ứng.
- Chất có kích thước phân tử lớn (> 400 Dalton) khó hấp thu.
1.2.5. Một số chế phẩm chứa curcumin trên thị trường
Mặc dù curcumin bị hạn chế về nhiều mặt như độ tan trong nước thấp, độ ổn
định kém, dễ bị phân hủy bởi môi trường kiềm, ánh sáng nhưng hiện nay curcumin
vẫn được ứng dụng rất nhiều trong các chế phẩm hỗ trị điều trị và chăm sóc da cả
trong và ngoài nước. Một số chế phẩm chứa curcumin đang lưu hành trên thị trường
được thể hiện trong bảng 1.2.

9


Bảng 1.2. Một số chế phẩm chứa curcumin lưu hành trên thị trường
Tên thương mại

Nước sản


Chế phẩm

xuất

Hàm lượng

Dạng bào
chế

Psoria-Gold
Classic Regular

Hoa Kỳ

-

Gel

Curcumin Gel

Gel chứa
Decumar

Việt Nam

-

nano
curcumin


Skin curcumin

Tumeric gel

Tumeric retinol

Việt Nam

0,3%

Gel

Ấn Độ

-

Gel

Hoa Kỳ

-

Serum

* Ghi chú:
(-): Không có thông tin về hàm lượng curcumin.
Thực tế cho thấy có rất nhiều sản phẩm trên thị trường chứa curcumin được bào
chế dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như bột, viên nang, gel, kem, serum… Chứng
tỏ rằng, với đặc tính an toàn và có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, liền sẹo…
curcumin đang được sử dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên với những hạn chế về mặt

độ tan cũng như độ ổn định, curcumin trong các chế phẩm bôi ngoài da thường có hàm
lượng thấp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của curcumin. Để khắc phục những
hạn chế của curcumin, trên thị trường cũng đã có những chế phẩm bào chế curcumin
dưới dạng tiểu phân nano. Với kích thước nhỏ cỡ nanomet, hệ tiểu phân nano có thể dễ
10


dàng thấm hoặc hấp thu qua các tổ chức do tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt màng
hoặc nhờ kích thước nhỏ có thể dễ dàng thâm nhập vào các kênh trên màng sinh học.
1.2.6. Một số nghiên cứu bào chế nanoemulgel
1.2.6.1. Nghiên cứu bào chế nanoemulgel
Bhavna Dhawan và cộng sự (năm 2014) đã tiến hành bào chế và đánh giá
nanoemulgel piroxicam với các thành phần 0,5% piroxicam, 10% acid oleic, 35% hỗn
hợp tween 80 và ethanol tỷ lệ 1:3, 55% nước và 0,5% (kl/kl) Carbopol 934. Hệ được
bào chế như sau: piroxicam được hòa tan vào hỗn hợp acid oleic, tween 80 và ethanol
thu được pha dầu. Carbopol 934 được trương nở trong nước 24 giờ. Pha dầu được
thêm từ từ vào pha nước dưới sự khuấy trộn của máy khuấy. PH được điều chỉnh bằng
triethanolamin. Kết quả: KTG là 135,4 nm và PDI là 0,164. Thí nghiệm thử thấm ex
vivo qua da chuột cho thấy hệ nanoemulgel piroxicam tối ưu có tốc độ dược chất thấm
qua da cao hơn so với gel tự do lần lượt là 42 ± 0,003 µg/cm2/giờ và 37 ± 0,02
µg/cm2/giờ. Hệ nanoemulgel piroxicam được đánh giá độ ổn định với điều kiện bảo
quản ở nhiệt độ 25 ± 2°C, 40 ± 0,1°C và 4 ± 0,2°C, kết quả cho thấy tất cả các công
thức đều ổn định, không có sự thay đổi về nồng độ, pH. Do đó, hệ nanoemulgel làm
tăng khả năng thấm của thuốc qua da đồng thời nâng cao độ ổn định của các giọt dầu
trong hệ nano nhũ tương [13].
Bhanu P Vijaya và cộng sự (năm 2011) đã tiến hành bào chế và đánh giá
nanoemulgel diclofenac như sau: Pha nước bao gồm methyl paraben được hòa tan
trong nước nóng. Carbopol 934 được phân tán liên tục vào pha nước bằng máy khuấy
ở tốc độ không đổi. Đến khi Carbopol 934 trương nở hoàn toàn, pha nước được đun
nóng đến 75oC. Pha dầu bao gồm Crodamol GTCC, Cetomacrogol 1000 và parafin

lỏng được đun nóng tới 75oC. Sau đó, hỗn hợp pha dầu được thêm từ từ vào pha nước
dưới sự khuấy trộn liên tục cho đến khi tạo thành nano nhũ tương. Diclofenac
diethylamin được hòa tan trong propylen glycol và thêm vào nano nhũ tương. Hỗn hợp
được trung hòa bằng diethylamin đã được phối hợp với lượng nhỏ nước. Kết quả cho
thấy, nanoemulgel tối ưu (không chứa isopropanol) giải phóng thuốc tương đương với
chế phẩm trên thị thường (có chứa isopropanol để làm tăng độ tan của diclofenac
diethylamin nhưng dễ gây kích ứng với da và mắt, tiếp xúc lâu với da có thể gây
chàm) [10].

11


1.2.6.2. Nghiên cứu bào chế nanoemulgel curcumin
Manish Kumar Jeengar và cộng sự (năm 2016) đã tiến hành bào chế và đánh giá
nanoemulgel curcumin ứng dụng vào đường dùng tại chỗ. Thành phần của nano nhũ
tương bao gồm: 0,5% (kl/kl) curcumin, 6,2% (kl/kl) dầu emu, 15,6% (kl/kl)
Cremophor RH40 (CDH), 9,3% (kl/kl) Labrafil M2125CS (chất ĐDH), 68,4% (kl/kl)
nước. Hệ nanoemulgel curcumin được bào chế như sau: curcumin được hòa tan trong
dầu emu bằng máy lắc xoáy, sau đó thêm CDH, chất ĐDH và nước tạo thành hệ nano
nhũ tương. Carbopol được ngâm qua đêm bằng máy khuấy cho trưởng nở hoàn toàn,
sau đó trung hòa bằng triethanolamin. 5% (kl/kl) propylen glycol được thêm vào làm
chất giữ ẩm, chống mất nước cho gel. Sau đó, hệ nano nhũ tương được phối hợp với
gel Carbopol (1% kl/kl) với tỷ lệ 1:1 bằng máy khuấy từ. Kết quả cho thấy KTTP là
62,06 ± 0,52 nm, PDI là 0,206. Thí nghiệm thử tính thấm ex vivo cho thấy curcumin
trong công thức thấm tốt hơn so với curcumin phân tán trong dầu emu và thấm tốt hơn
hỗn dịch curcumin trong nước. Tốc độ GP curcumin của nano nhũ tương tối ưu là 2,52
± 0,44 µg/cm2/giờ. Hệ cải thiện đáng kể khả năng thấm curcumin qua da chuột [16].
Năm 2014, Heni Rachmawati và cộng sự đã tiến hành bào chế, đánh giá nano
nhũ tương curcumin và ứng dụng vào đường ngoài da [24]. Thành phần của hệ nano
nhũ tương bao gồm: pha dầu chứa Glyceryl monoleat, Cremophor RH40, Polyethylen

glycol 400 với tỷ lệ 1:8:1, tỷ lệ curcumin so với pha dầu là 3,5% (kl/kl). Tỷ lệ nước so
với pha dầu là 5:1. Tá dược tạo gel là Viscolam AT 100P (5%). Hệ curcumin gel được
bào chế như sau: 0,01% (kl/tt) bột curcumin hoặc nano nhũ tương curcumin phân tán
trong nước, sau đó phối hợp với tá dược tạo gel và dùng máy khuấy với tốc độ 500
vòng/phút trong 10 phút. Tiếp tục thêm vào một hỗn hợp gồm 0,2% (kl/tt) methyl
paraben, 0,05% (kl/tt) propyl paraben, 5% (kl/tt) glycerin và 15% (kl/tt) propylen
glycol. Hỗn hợp được khuấy với tốc độ 500 vòng/phút trong 5 phút. Sau đó trung hòa
bằng TEA và khuấy ở 500 vòng/phút trong 5 phút. Kết quả cho thấy hệ nanoemulgel
curcumin ổn định hơn so với hệ gel curcumin tự do. Kết quả thí nghiệm độ ổn định ở
điều kiện nhiệt độ phòng và 45oC, độ ẩm 75% trong 28 ngày cho thấy với hệ gel
curcumin tự do quan sát bằng mắt thường có hiện tượng kết tinh hoạt chất do
curcumin bị giới hạn về độ tan trong gel nước còn hệ nanoemulgel curcumin dễ dàng
khắc phục được các vấn đề vật lý và hóa học của curcumin. Hệ nanoemulgel curcumin
làm nâng cao độ tan của curcumin trong gel nước đồng thời ngăn cản sự phân hủy
12


curcumin. Kết quả thí nghiệm thử tính thấm qua da rắn P. reticulates cho thấy
nanoemulgel curucmin làm tăng rõ rệt khả năng thấm của curcumin so với gel
curcumin tự do lần lượt là 1,699 ± 0,050 µg/cm2/giờ và 0,836 ± 0,004 µg/cm2/giờ (p <
0,05).
Qua tham khảo tài liệu, nhận thấy có nhiều phương pháp để bào chế
nanoemulgel đồng thời các kết quả thí nghiệm đều cho thấy hệ nanoemulgel làm tăng
độ ổn định của dược chất, tăng khả năng thấm của dược chất qua da và lưu giữ trong
da. Do đó, với mong muốn ứng dụng những lợi thế của hệ nanoemulgel và những tác
dụng có lợi của curcumin như có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành vết
thương, liền sẹo… chúng tôi tiến hành nghiên cứu bào chế hệ nanoemulgel curcumin
bôi qua da ứng dụng trong chế phẩm chăm sóc da nhằm tạo ra một sản phẩm an toàn,
có nguồn gốc thiên nhiên, tăng khả năng thấm và lưu giữ trong da của curcumin. Đồng
thời, qua tham khảo tài liệu nhận thấy rằng Carbopol 934 là tá dược tạo gel chủ yếu

được sử dụng để bào chế nanoemulgel do tạo gel có thể chất đẹp, có khả năng kiểm
soát giải phóng dược chất tốt hơn các tá dược tạo gel khác [13]. Do đó, trong nghiên
cứu này chúng tôi định hướng sử dụng tá dược tạo gel là Carbopol 934.
Trên cơ sở khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học của Dược sĩ Trịnh Thị Huế [4]
đã sàng lọc được các tá dược giúp nâng cao độ tan của curcumin nên trong nghiên cứu
ngày chúng tôi tiếp tục sử dụng hệ tá dược bao gồm Labrafil M 1994 CS (dầu),
Cremophor RH40 (CDH) và ethanol (chất ĐDH) để thực hiện đề tài này.

13


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng
STT

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Acetonitril

Mỹ

Tính khiết phân tích


2

Acid acetic

Trung Quốc

Tinh khiết phân tích

3

Carbopol 934

Mỹ

TCCS

4

Cremophor RH40

Gattefossé - Pháp

EP

5

Curcumin

Viện dược liệu TW


TCCS

6

Ethanol

Trung Quốc

TCCS

7

Glycerin

Trung Quốc

TCCS

8

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TCCS

9

Labrafil M 1994 CS


Gattefossé - Pháp

EP

10

Methanol

Trung Quốc

TCCS

11

Methyl paraben

Trung Quốc

TCCS

12

Natri hydroxyd

Trung Quốc

TCCS

13


Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

14

Propyl paraben

Trung Quốc

TCCS

15

Propylen glycol

Trung Quốc

TCCS

16

Triethanolamin

Trung Quốc

TCCS


2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.2. Thiết bị nghiên cứu
STT

Thiết bị

Xuất xứ

1

Cân kỹ thuật Sartorius TE3102S

Đức

2

Cân phân tích Precisa XB 220A (độ chính xác 0,0001 g)

Thụy Sỹ

3

Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng Hanson
Research

Mỹ

4


Máy cất nước hai lần

Anh

5

Máy đo kích thước tiểu phân và thế zeta Zetasizer NanoZS90

Anh

6

Máy đo lưu biến Discovery Hybrid Rheometer

Anh

14


7

Máy đo pH FiveEasyTM FE20

Thụy Sỹ

8

Máy đồng nhất hóa Unidrive x 1000

Mỹ


9

Máy khuấy tốc độ cao WiseStir® HS-120A

Hàn Quốc

10

Máy khuấy từ gia nhiệt IKA - GCT basic

Đức

11

Máy lọc nước siêu sạch ELGA

Anh

12

Máy quang phổ U - 5100 UV/VIS Hitachi

Nhật

13

Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent Infinity 1260

Mỹ


2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Xây dựng công thức bào chế nanoemulgel curcumin 0,8%.
2. Đánh giá một số đặc tính của nanoemulgel curcumin thu được.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế nanoemulgel curcumin
Qua tham khảo các tài liệu [10], [12], [13], [16], [24] nanoemulgel curcumin
được bào chế theo 3 phương pháp như sau:
* Phương pháp 1 (PP1):
- Bước 1: ngâm Carbopol 934 với 1/4 lượng nước cất trong công thức đựng trong
cốc thủy tinh và để trương nở qua đêm. Sau đó phối hợp với lượng nước còn lại và
khuấy từ với tốc độ 200 vòng/phút trong 15 phút để phân tán đều Carbopol 934.
- Bước 2 (nếu có): đun nóng glycerin. Hòa tan methyl paraben, propyl paraben
vào trong dung dịch. Sau đó phối hợp vào gel và khuấy bằng đũa thủy tinh thu được
pha nước.
- Bước 3: hòa tan Cremophor RH 40 (chất diện hoạt) trong ethanol (chất đồng
diện hoạt). Thêm Labrafil M 1994 CS (dầu) vào dung dịch thu được, khuấy từ đến
đồng nhất. Hòa tan curcumin vào hỗn hợp chứa dầu, CDH và ĐDH thu được pha dầu.
- Bước 4: phối hợp pha dầu vào cốc thủy tinh chứa pha nước và đồng nhất hỗn
hợp bằng thiết bị thích hợp. Mẫu được để yên trong 2 - 3 giờ cho hết bọt khí.
- Bước 5: trung hòa bằng TEA. Khuấy mẫu bằng máy khuấy từ với tốc độ 200
vòng/phút trong 5 phút thu được hệ nanoemulgel curcumin. Hệ được bảo quản ở nhiệt
độ phòng 3 - 4 giờ, sau đó tiến hành các thử nghiệm.

15


* Phương pháp 2 (PP2):
- Bước 1: ngâm Carbopol 934 với 1/4 lượng nước cất trong công thức đựng trong
cốc thủy tinh và để trương nở qua đêm. Sau đó, phối hợp tiếp với 1/4 lượng nước và

khuấy từ với tốc độ 200 vòng/phút trong 15 phút để phân tán đều Carbopol. Sau đó,
trung hòa hỗn hợp bằng TEA.
- Bước 2 và bước 3 giống PP1 đã được mô tả ở trên.
- Bước 4: thêm 1/2 lượng nước trong công thức vào pha dầu và nhũ hóa bằng
máy khuấy tốc độ cao WiseStir® HS-120A với tốc độ 1600 vòng/phút trong 5 phút,
nhiệt độ phòng thu được hỗn hợp N.
- Bước 5: phối hợp hỗn hợp N vào cốc thủy tinh chứa pha nước đồng thời khuấy
bằng đũa thủy tinh sau đó khuấy bằng máy khuấy từ với tốc độ 200 vòng/phút trong 5
phút thu được hệ nanoemulgel curucmin. Hệ được bảo quản ở nhiệt độ phòng 3 - 4
giờ, sau đó tiến hành các thử nghiệm.
* Phương pháp 3 (PP3):
- Bước 1: tiến hành giống bước 1 của PP1 sau đó trung hòa gel bằng TEA.
- Bước 2 và bước 3: tiến hành giống PP1 đã được mô tả ở trên.
- Bước 4: phối hợp pha dầu vào cốc thủy tinh chứa pha nước đồng thời khuấy
bằng đũa thủy tinh sau đó khuấy bằng máy khuấy với tốc độ 200 vòng/phút trong 5
phút thu được hệ nanoemulgel curcumin. Hệ được bảo quản ở nhiệt độ phòng 3 - 4
giờ, sau đó tiến hành các thử nghiệm.
2.3.2. Phương pháp đánh giá nanoemulgel curcumin
2.3.2.1. Đánh giá hình thức
Quan sát bằng mắt thường về thể chất, màu sắc, độ đồng nhất của gel.
Yêu cầu: nanoemulgel curcumin có màu vàng, đồng nhất, thể chất mịn, không
có bọt khí.
2.3.2.2. Đánh giá pH
Tiến hành pha loãng nanoemulgel curcumin 10 lần bằng nước cất và đo pH
bằng máy đo pH FiveEasyTM FE20.
2.3.2.3. Đánh giá kích thước giọt và phân bố kích thước giọt.
Sử dụng phương pháp tán xạ ánh sáng động trên thiết bị Zetasizer Nano ZS 90
để đo KTG và PDI. Hệ nanoemulgel sau khi pha loãng bằng nước cất với tỷ lệ 1:10 và

16



×