Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.58 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó là sự tăng lên
các vụ án Hình sự, Dân sự, hành chính. Đối với các vụ án hành chính, hoạt động
giải quyết tương đối phức tạp và rất dễ dẫn đến sai sót nếu thiếu kỹ năng trong
công tác thụ lý. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan quan trọng tham gia vào công
tác này do đó công tác kiểm sát giải quyết các vụ hành chính phải được tăng
cường và nâng cao chất lượng hơn nữa. Điều này đòi hỏi Kiểm sát viên, Kiểm
tra viên, Chuyên viên được phân công nhiệm vụ kiểm sát giải quyết các vụ án
hành chính phải nắm chắc các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng công
tác kiểm sát, phát hiện những vi phạm pháp luật của các bản án, quyết định để
thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị đạt kết quả cao. Trong bài tiểu luận em
xin chọn đề tài “Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án
hành chính theo thủ tục phúc thẩm”.
NỘI DUNG
I.Hoạt động kháng nghị phúc thẩm
Kháng nghị là một trong những thẩm quyền của viện kiểm sát khi thực hiện
kiểm sát việc giải quyết vụ án. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của viện
kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp
luật là quyền năng pháp lý quan trọng để viện kiểm sát thực hiện chức năn kiểm
sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính được thể hiện bằng một văn bản
pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định của Tòa án
để Tòa án có thẩm quyền xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Kháng nghị
phúc thẩm là thẩm quyền riêng có của viện kiểm sát cùng cấp và viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp đối với bản án, quyết định sơ thẩm.
Sau phiên tòa, khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm,
Kiểm sát viên được phân công kiểm sát vụ án hành chính cấp sơ thẩm thông qua
việc kiểm sát giải quyết vụ án tại phiên tòa, tổng hợp báo cáo kết quả xét xử với
Lãnh đạo Viện, và thông qua kiểm sát bản án, đối chiếu bản án, quyết định đó
với các tình tiết khách quan của vụ án để xác định có hay không có vi phạm
trong bản án. Nếu bản án, quyết định giải quyết vụ án của Hội đồng xét xử có vi



phạm pháp luật nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng thì đề xuất
lãnh đạo bằng văn bản việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Kiểm sát viên
Báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi
thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp mình đã hết.
II.Kỹ năng kiểm sát vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm.
1. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp.
Thực hiện kiểm sát trong trườn hợp có kháng cáo quá hạn: kiểm sát viên cấp
phúc thẩm tham gia phiên họp Hội đồng xét kháng cáo kháng nghị quá hạn của
Tòa án cấp phúc thẩm. Tại phiên họp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc
kháng cáo quá hạn có căn cứ hay không. Nội dung kiểm sát phiên họp xét kháng
cáo quá hạn, kiểm sát viên căn cứ vào điều 208 Luật Tố tụng hành chính.
Sau khi viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhận văn bản thông báo thu lý vụ án
theo trình tự phúc thẩm thì Lãnh đạo viện kiểm sát phân công kiểm sát viên thụ
lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho Tòa án cấp phúc thẩm biết. Kiểm sát
viên thực hiện kiểm sát nội dung này theo quy định tại điều 217 Luật Tố tụng
hành chính.
KSV tiếp nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử cùng hồ sơ vụ án để thực hiện
việc kiểm sát chuẩn bị xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm. Hồ sơ vụ án được lưu
lại tại viện kiểm sát cấp phúc thẩm 15 ngày, sau đó phải chuyển trả cho Tòa án
để tiếp tục chuẩn bị việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại Điều 231 Luật Tố
tụng hành chính. Trong trường hợp Viện trưởng viện kiểm sát cáp phúc thẩm đã
kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm không phải
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm, trừ những tài liệu, chứng cứ thu
thập được.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải thực hiện những công việc
sau:
+ Nghiên cứu kĩ hồ sơ về nội dung, hình thức các quyết định tố tụng, thông
báo, triệu tập người tham gia tố tụng ở giai đoạn phúc thẩm. Tổng hợp những
hoạt động tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm.

+ Xem xét lý do, nội dung kháng cáo , kháng nghị, nắm chắc nội dung


kháng cáo, kháng nghị, nghiên cứu chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án mà
Tòa án căn cứ vào đó để nhận định, quyết định giải quyết. Xác định tính hợp
pháp, tính có căn cứ của kháng cáo, kháng nghị về hình thức, nội dung, thời hạn
và thẩm quyền. Trường hợp kháng cáo quá hạn thì phải xem xét, làm rõ thời
gian có trở ngại khách quan để chấp nhận việc kháng cáo.
+ Xác định những chứng cứ mới thu thập có đảm bảo đúng căn cứ và hợp
pháp không? Nguồn cung cấp và thủ tục thu thập, giao nộp chứng cứ có đảm
bảo đúng trình tự, thủ tục luật định hay không; trường hợp viện kiểm sát yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tà liệu theo quy định tại Điều 93
Luật tố tụng hành chính để thực hiện thẩm quyền kháng nghị và bảo vệ căn cứ
kháng nghị thì chứng cứ đã thu thập được là hợp pháp và được đưa vào hồ sơ vụ
án. Tổng hợp, so sánh nội dung giữa chứng cứ mới bổ sung với các chứng cứ đã
có trong hồ sơ nhằm xác định có làm thay đổi việc giải quyết tranh chấp so với
phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không?
+ Xác định phạm vi xét xử, giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm.
+ Phân tích tài liệu, chứng cứ mới thu thập ( nếu có ) hoặc thu thập tài liệu,
chứng cứ mới ( nếu cần )
Trên cơ sở đó, kiểm sát viên tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo:
+Xác định vi phạm pháp luật của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng
nghị: Kiểm sát viên phải xuất phát từ nội dung yêu cầu của kháng cáo, kháng
nghị để nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà Toà án cấp sơ
thẩm lấy làm căn cứ nhận định và đưa ra phán quyết; đánh giá tính hợp pháp,
khách quan của bản án, quyết định thông qua việc xem xét tính hợp pháp, khách
quan, đầy đủ của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
+ Xác định những vi phạm ( nếu có ) của Tòa án cấp phúc thẩm khi thực
hiện các thủ tục tố tụng: Thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định dưa vụ án ra xét
xử; thực hiện việc thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng đến các đương sự và

nhữn người tham gia tố tụng khác; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;…
+ Xem xét những tài liệu và chứng cứ mới bổ sung ở thủ tục phúc thẩm và
xác định tính hợp pháp của những tài liệu chứng cứ mới đó có thật sự làm thay


đổi việc áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp so với phán quyết của Toà
án cấp sơ thẩm. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì kiểm sát viên có trách
nhiệm bổ sung tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quan điểm kháng nghị.
+

Nghiên cứu các văn bản pháp luật mà Toà án cấp sơ thẩm áp dụng để

giải quyết vụ án, đối chiếu với các tình tiết khách quan của vụ án để xác định
việc áp dụng pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm đã phù hợp với quy định của
pháp luật hay chưa.
+ Trường hợp phát hiện kháng nghị của Viện kiểm sát không đủ căn cứ hoặc
không phù hợp với các tình tiết khách quan của bản án, quyết định bị kháng nghị
thì Kiểm sát viên đề xuất với Lãnh đạo viện điều chỉnh kháng nghị (rút một
phần hoặc toàn bộ kháng nghị theo quy định của pháp luật).
+ Lập hồ sơ kiểm sát: Hồ sơ kiểm sát ở thủ tục phúc thẩm cũng có những tài
liệu tương tự như hồ sơ kiểm sát ở thủ tục sơ thẩm và có thêm bản án, quyết
định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị những tài
liệu chứng cứ mới được bổ sung.
+ Chuẩn bị việc trình bày kháng nghị của viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên
họp.
+ Chuẩn bị đề cương hỏi những người tham gia tố tụng: Việc xây dựng đề
cương hỏi tiến hành như đối với việc xây dựng đề cương hỏi ở cấp sơ thẩm.
+ Chuẩn bị tài liệu chứng cứ để tranh luận với người tham gia tố tụng về
kháng nghị của viện kiểm sát
+ Dự kiến nội dung phát biểu của viện kiểm sát tại phiê tòa, phiên họp phúc

thẩm.
+ Dự kiến một số tình huống và xử lý tình huống tại phiên tòa, phiên họp
phúc thẩm ( tạm hoãn hoặc tạm ngừng phiên tòa, việc thay đổi người tiến hành
tố tụng và tham gia tố tụng,….).
+ Dự thảo ý kiến của viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá
trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm. Dự thảo ý kiến phải
nêu được tính hợp pháp và tính có căn cứ của yêu cầu kháng cáo, nội dung và
quan điểm nêu trong kháng nghị; xác định tính hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật


của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; ý kiến về việc tuân theo pháp
luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Dự thảo ý kiến của Viện kiểm
sát phải được thông qua Lãnh đạo Viện trước khi tham dự phiên toà phúc thẩm.
+ Trao đổi với viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị những vấn đề liên quan (nếu thấy cần thiết).
2. Tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.
Việc tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giải quyết vụ án hành chính
của viện kiểm sát theo qui định của Luật tố tụng hành chính không hoàn toàn bắt
buộc trừ trường hợp viện kiểm sát kháng nghị. Tuy nhiên, viện kiểm sát cấp
phúc thẩm cần bố trí đủ viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp
phúc thẩm giải quyết vụ án hành chính để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của
công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính.
Những hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và
những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết kháng cáo, kháng nghị;
sử dụng tài liệu chứng cứ để bảo vệ quan điểm kháng nghị.
- Kiểm sát viên thực hiện những nhiệm vụ trên đây thông qua các hoạt động
sau:
+ Kiểm sát việc chấp hành trình tự, thủ tục mở phiên toà. Kiểm sát viên phải
xem xét việc sử dụng chứng cứ, đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử nhằm

đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, toàn diện.
+ kiểm sát viên trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị của viện kiểm sát và
xuất trình tài liệu chứng cứ bổ sung (nếu có) nhưng chỉ trong trường hợp viện
kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu để thực
hiện thẩm quyền kháng nghị và bảo vệ kháng nghị thì chứng cứ đã thu thập mới
được coi là hợp pháp.
- Kiểm sát viên kiểm sát việc hỏi và công bố tài liệu chứng cứ, xem xét vật
chứng tại phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại Điều 236, 175 Luật tố tụng hành
chính.
- Nếu thấy cần thiết thì kiểm sát viên phải chủ động tham gia hỏi để bảo vệ


quan điểm kháng nghị hoặc quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết
kháng cáo: Khi hỏi, Kiểm sát viên phải tập trung làm rõ những vướng mắc có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Việc hỏi của Kiểm sát viên phải trên cơ sở
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ.
- Tại phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của viện kiểm sát thì kiểm sát viên
tranh luận với đương sự về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, đương sự có ý kiến đối với kháng nghị của viện kiểm sát
theo quy định tại khoản 3 Điều 239 Luật tố tụng hành chính.
- Trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và đề xuất hướng giải
quyết: Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa theo qui định tại Điều 240 Luật
tố tụng hành chính và theo quy định tại Điều 10 thông tư liên tịch số
03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 phải đánh giá, nhận xét
đầy đủ phần thủ tục cả những việc chấp hành đúng và những hạn chế vi phạm.
+ Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, kiểm sát viên cần căn cứ
vào quy định của pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Thẩm
phán khi được phân công giải quyết vụ án hành chính như thẩm quyền thụ lý vụ
án, ra các quyết định tố tụng, việc thu thập tài liệu chứng cứ, thời hạn chuẩn bị

xét xử, thời hạn chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu, việc cấp, gửi, tống
đạt văn bản tố tụng và việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị của viện kiểm sát
trong tố tụng hành chính.
+ Việc chấp hành pháp luât của hội đồng xét xử, kiểm sát viên nhận xét về
việc thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc xét xử, thủ tục phiên tòa, thành phần hội
đồng xét xử, chấp hành pháp luật cuả hội đồng xét xử.
+ Việc chấp hành pháp luật của thư ký tòa án, kiểm sát viên nhận xét việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký tòa án trong quá trình giải quyết vụ án
trước và tại phiên tòa.
+ Việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng, kiểm sát viên
đánh giá việc thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án, việc thực hiện trách nhiệm
tham gia quá trình giải quyết vụ án, việc chấp hành các quyết định tố tụng của


Tòa án,…
- Phần quan điểm của viện kiểm sát với kháng cáo, kháng nghị, đề xuất
hướng giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 241 Luật tố tụng hành chính.
Trong đó, kiểm sát viên phải phân tích rõ ràng, chính xác, cụ thể từng phần như:
tư cách của người kháng cáo, thời hạn kháng cáo, nội dung kháng cáo, đề nghị
hội đồng xét xử chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo hay không. Đối với
vụ án do viện kiểm sát kháng nghị, bản phát biểu của kiểm sát viên cần trình bày
rõ thêm căn cứ của kháng nghị, phân tích chứng cứ, tài liệu bổ sung làm căn cứ
kháng nghị, bảo vệ kháng nghị; bác bỏ hay chấp nhận ý kiến của đương sự,
người tham gia tố tụng khác về căn cứ, nội dung kháng nghị. Ý kiến phát biểu
của kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và phải gửi cho Tòa án ngay sau khi
kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát.
 Kiểm sát việc tuyên án: khi Chủ tọa hoặc một thành viên khác của hội
đồng xét xử tuyên án hoặc đọc quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, quyết định
tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm, kiểm sát viên phải tập trung cao độ theo dõi nội
dung của bản án, quyết định có phản ánh chính xác và đày đủ kết quả hỏi, tranh

luận hoặc những tình tiết, sự kiện liên quan đến việc tạm đình chỉ, đình chỉ xét
xử phúc thẩm trước đó tại phiên tòa, phiên họp hay không. Đồng thời, cần chú ý
xem ý kiến của kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án được ghi nhận trong bản
án, quyết định phúc thẩm như thế nào. Về nội dung quyết định bản án, quyết
định phúc thẩm, kiểm sát viên kiểm sát việc hội đồng xét xử có thực hiện đúng
về thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 241 và
khoản 5 Điều 243 Luật tố tụng hành chính và hình thức, nội dung quy định tại
Điều 242 Luật tó tụng hành chính.
 Khi nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên họp phúc thẩm, Kiểm sát viên
cần chú ý kiểm sát thời hạn mở phiên họp; thành phần Hội đồng phúc thẩm;
trình tự, thủ tục tại phiên họp phúc thẩm; nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát vụ việc
theo đúng quy định của Ngành; đề xuất quan điểm nhận xét của Kiểm sát viên
về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán trong quá trình chuẩn bị
phiên họp và quan điểm về đường lối giải quyết vụ việc báo cáo lãnh đạo Viện;


dự kiến những vấn đề cần hỏi tại phiên họp (nếu có) và dự thảo phát biểu của
Kiểm sát viên tại phiên họp theo đúng mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, bảo đảm việc giải quyết của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật, góp
phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và bảo đảm tính thống
nhất của pháp luật.
3. Sau phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.
Kiểm sát bản án, quyết định của Toà án, kiểm sát viên phải đối chiếu Nếu
phát hiện có sai sót thì yêu cầu Toà án khắc phục. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng thì đề xuất Lãnh đạo Viện báo cáo, đề nghi Viện trưởng viện kiểm sát cấp
trên xem xét khág nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Làm báo cáo kết quả kiểm sát xét xử: Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc
thẩm làm thành 2 bản, một bản báo cáo lãnh đạo và lưu hồ sơ, một bản gửi Viện
kiểm sát cấp trên. Nội dung báo cáo phải nêu rõ những tình tiết mới phát sinh
dẫn đến trường hợp Toà án quyết định khác với quan điểm của Viện kiểm sát

hoặc những trường hợp Kiểm sát viên phải điều chỉnh quan điểm giải quyết vụ
án. Những trường hợp Kiểm sát viên điều chỉnh hoặc rút quyết định kháng nghị
tại phiên toà phúc thẩm thì phải nêu rõ lý do và trình bày quan điểm của mình về
những vấn đề đó.
Kiểm sát bảo đảm việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm vụ án hành chính
theo đúng qui định tại Điều 244 Luật tố tụng hành chính.
Tập hợp, báo cáo Viện trưởng kiến nghị với Chánh án tòa án cùng cấp về
những vi phạm pháp luật trong việc thụ lý giải quyết vụ án ở trình tự phúc thẩm
(nếu có).
Sắp xếp hồ sơ kiểm sát để có tài liệu lưu trữ, theo dõi rút kinh nghiệm.
Thông báo bằng văn bản kết quả xét xử, giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm
cho viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm.
III. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết vụ án hành chính cấp
phúc thẩm.
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên được phân công làm công tác


kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính phải nâng cao tinh thần trách nhiệm,
xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công tác, phải có nhiệt huyết, bản lĩnh nghề
nghiệp, trong công tác kiểm sát nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, quyết định của
Tòa án thì mới phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kháng nghị đạt kết quả
cao;
Học hỏi nâng cao nghiệp vụ, nắm vững các quy định của Luật, Bộ luật dân
sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật đất đai, pháp lệnh và
văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan…
Kiểm sát viên phải đổi mới về nội dung và phương thức kiểm sát; Phải
nghiên cứu đối với từng loại việc khởi kiện, yêu cầu theo hướng chuyên sâu,
không kiêm nhiệm. Khi nhận bản án, quyết định phải tập trung nghiên cứu có ý
kiến vào phiếu kiểm sát và photo bản án, quyết định gửi ngay cho cấp trên tránh

để quá hạn.
Chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, nâng cao đạo đức cho cán bộ,
Kiểm sát viên để KSV có bản lĩnh nghề nghiệp, kiên định lập trường trong đấu
tranh bảo vệ pháp luật.
KẾT LUẬN
Công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính là một nhiệm vụ quan
trọng trong việc thực hiện các chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành
Kiểm sát nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Để công tác kiểm sát giải quyết các vụ hành
chính được tăng cường và nâng cao chất lượng hơn nữa đòi hỏi Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên, Chuyên viên được phân công nhiệm vụ kiểm sát giải quyết các vụ
án hành chính phải nắm chắc các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng
công tác kiểm sát, phát hiện những vi phạm pháp luật của các bản án, quyết định
nhằmthực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị đạt kết quả cao.


Danh mục tài liệu tham khảo
- Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
- Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, quyết định số
282/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 08 năm 2017;
- Tập bài giảng môn kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, Trường đại học
kiểm sát Hà Nội;

\

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1

I.Hoạt động kháng nghị phúc thẩm....................................................................1
II.Kỹ năng kiểm sát vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm..........................2
1. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp............................................................2
2. Tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm...........................................................5
3. Sau phiên tòa, phiên họp phúc thẩm...........................................................8
III. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết vụ án hành chính cấp
phúc thẩm...........................................................................................................8
KẾT LUẬN...........................................................................................................9
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................10



×