Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

QUẢN lý NHÀ nước đối với các tổ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.3 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.........../...........

.........../...........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐÀO HỮU TUẤN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.........../...........

BỘ NỘI VỤ
.........../...........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐÀO HỮU TUẤN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. HOÀNG VĂN CHỨC

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn khoa
học của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Văn Chức, Học viện Hành chính Quốc gia.

Tư liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2017

Học viên
Đào Hữu Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Thầy, Cô giáo Học
viện Hành chính Quốc gia và Cơ sở Đào tạo của Học viện Hành
chính Quốc gia tại miền Trung đã cung cấp cho tôi những tri thức
quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Hoàng Văn Chức, Học viện Hành chính Quốc gia, người đã trực tiếp và tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Chân thành cảm ơn Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Bình, các đồng
nghiệp, bạn bè và người thân đã hết lòng giúp đỡ, động viên, khích lệ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được kết quả ngày hôm nay.
Mặc dù rất tâm huyết với đề tài và đã có rất nhiều cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy, cô tiếp
tục chỉ dẫn; bạn bè, đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2017

Học viên
Đào Hữu Tuấn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI........................................................................................................................ 12
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài...................................................... 12
1.1.1. Quan niệm của Việt Nam về tổ chức phi chính phủ.................... 12
1.1.2. Quan niệm của thế giới về tổ chức phi chính phủ.......................14
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại

Việt Nam.................................................................................................................................... 20
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ


nước ngoài tại Việt Nam............................................................................................... 25
1.2.1. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam....................25
1.2.2. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài.................................................................................................... 27
1.2.3. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh

tế quốc tế................................................................................................................................. 30
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước

ngoài............................................................................................................................................ 31
1.3.1. Nội dung quản lý................................................................................................... 31
1.3.2. Chủ thể quản lý...................................................................................................... 39
1.3.3. Đối tượng quản lý................................................................................................ 40
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài.................................................................................................... 41
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước....................... 41
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình........................................ 45


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ
CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 49
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình có ảnh hưởng đến

quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 49
2.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên................................................................................ 49
2.1.2. Về phát triển kinh tế........................................................................................... 50
2.1.3. Về dân cư, dân tộc, tôn giáo........................................................................ 53
2.2. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh


Quảng Bình............................................................................................................................. 55
2.2.1. Về số lượng.............................................................................................................. 55
2.2.2. Về phạm vi và lĩnh vực hoạt động........................................................... 56
2.2.3. Nhận xét hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình........................................................................................................ 58
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình....................................................... 62
2.3.1. Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với

hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh
......................................................................................................................................................... 62
2.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh.......................................................... 66
2.3.3. Hoạt động vận động viện trợ và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn Tỉnh................................................. 71
2.3.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ phi chính phủ

nước ngoài trên địa bàn Tỉnh.................................................................................... 74
2.3.5. Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và tổng kết về quản lý nhà
nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng

Bình.............................................................................................................................................. 75


2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ


nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình....................................................... 78
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước đối với các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......78
2.4.2. Kết quả đạt được................................................................................................. 80
2.4.3. Hạn chế........................................................................................................................ 82
2.4.4. Nguyên nhân........................................................................................................... 87
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH...................................................................................... 92
3.1. Quan điểm của Đảng và phương hướng, mục tiêu quản lý tổ chức phi

chính phủ nước ngoài.................................................................................................... 92
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

tại tỉnh Quảng Bình........................................................................................................... 92
3.1.2. Quan điểm của Đảng......................................................................................... 93
3.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài

của tỉnh Quảng Bình........................................................................................................ 96
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước

ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình...................................................................... 97
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......97
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tổ

chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình........................100

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý

hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Bình
...................................................................................................................................................... 102

3.2.4. Vận động thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ phi chính phủ

nước ngoài trên địa bàn Tỉnh................................................................................. 106


3.2.5. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác

phi chính phủ nước ngoài........................................................................................ 108
3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá......................110
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ

nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình...........................111
3.3. Một số khuyến nghị.............................................................................................. 114
3.3.1. Đối với Trung ương......................................................................................... 114
3.3.2. Đối với các Bộ, Ngành................................................................................... 116
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IMF

:


International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ quốc tế)

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LHQ

:

Liên hiệp quốc

ODA

:

Oficial Development Assistance
(Viện trợ phát triển chính thức)

PCP

:

Phi chính phủ

PCPNN


:

Phi chính phủ nước ngoài

QLNN

:

Quản lý nhà nước

Sở KH-ĐT :

Sở Kế hoạch - Đầu tư

TCPCP

Tổ chức phi chính phủ

:

TCPCPNN : Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
UBND

:

Ủy ban Nhân dân

VH-XH

:


Văn hóa - xã hội

WB

:

World Bank (Ngân hàng thế giới)

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Số lượng các dự án PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh

Quảng Bình từ năm 2012 đến 2016......................................................................... 7
Biểu 2.2: Lĩnh vực hoạt động của các dự án phi chính phủ nước ngoài

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2016.....................7
Bảng 2.1: Một số TCPCP nước ngoài hoạt động có nguồn hỗ trợ lớn và

thời gian dài trên địa bàn Quảng Bình............................................................. 56
Bảng 2.2: Tổng số vốn cam kết các dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh

trong giai đoạn 2012 - 2016...................................................................................... 59
Bảng 2.3: Tổng số vốn giải ngân các dự án thực hiện trên địa bàn trong


giai đoạn 2012 - 2016..................................................................................................... 60
Bảng 2.4: Các dự án từ nguồn vốn tổ chức phi chính phủ nước ngoài

triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Từ năm 2009-2015)..............8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Các tổ chức phi chính phủ là một hiện tượng có tính toàn cầu đến mức mà
ngày nay người ta đã nói tới một Cộng đồng phi chính phủ có mặt ở khắp mọi nơi
trên thế giới. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của Chính
phủ thì các tổ chức phi chính phủ đã góp phần không nhỏ vào quá trình cải thiện
cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các
nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh, giúp các quốc gia, dân tộc tự phát triển một
cách bền vững. Trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, các tổ chức phi chính phủ ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng
trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội.

Quảng Bình là một tỉnh sớm có nhiều hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài (PCPNN). Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có
45 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động, trong đó: có 43 tổ chức đã được
cấp giấy phép theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012
của Chính phủ, 02 tổ chức còn lại đang được Bộ Ngoại giao tiến hành cấp
giấy phép. Trong đó, có 02 tổ chức có Văn phòng dự án tại Quảng Bình là
tổ chức Mines Advisory Group và tổ chức Plan International. Trong năm
2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Ủy ban Công tác về các tổ chức
PCPNN tiến hành các thủ tục cấp mới Giấy Đăng ký lập Văn phòng Đại diện
cho tổ chức Australian Volunteers International (Australia), Giấy Đăng ký
hoạt động cho tổ chức Aide à l’enfance du Viet-Nam (Hội Giúp đỡ trẻ em

Việt Nam - Pháp), gia hạn Giấy Đăng ký lập Văn phòng Dự án tại Việt Nam
cho tổ chức Save the Children International (Quốc tế), bổ sung tỉnh Quảng
Bình vào địa bàn hoạt động của tổ chức Give2Asia (Mỹ), Oxfam Great
Britain (Anh), Norwegian People’s Aid (Na Uy).

1


Nhìn chung, các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình đều có giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp, tôn trọng pháp luật
của Việt Nam cũng như truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa
phương, hoạt động đúng với lĩnh vực đã đăng ký, phối hợp tốt với đối tác địa
phương để thực hiện đầy đủ các thủ tục về phê duyệt, tiếp nhận dự án và
thực hiện các chương trình, dự án theo các nội dung, kế hoạch đã được phê
duyệt. Trong 10 năm gần đây (2007 - 2016), đã tiếp nhận nguồn viện trợ từ các
tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN với số tiền trên 30 triệu USD cho khoảng 300
dự án. Nguồn viện trợ này đã tập trung vào các lĩnh vực xã hội đang quan tâm,
giải quyết được phần nào nhu cầu bức thiết cho nhân dân các vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Với số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt
động tại tỉnh Quảng Bình và hoạt động của các tổ chức này đa dạng trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức này đòi hỏi được hoàn thiện và thống nhất toàn diện. Tuy nhiên về
mặt lý luận cũng như thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, hoàn
thiện như thể chế quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ,
chưa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tổ chức PCPNN trên
địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy quản lý các tổ chức PCPNN chưa được kiện
toàn; nhân sự chưa đảm bảo tính chuyên môn nghiệp vụ; cơ chế quản lý chưa
thống nhất từ trung ương đến địa phương…


Qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về hiệu quả, vai trò, lĩnh vực
hoạt động của các tổ chức PCPNN. Hiện tại, chưa có tài liệu nghiên cứu
chính thức nào nghiên cứu về thực trạng hoạt động và công tác QLNN đối
với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chính vì vậy, việc cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà
nước đối với hoạt động này, kết hợp với việc đánh giá thực trạng công tác

2


quản lý hoạt động các tổ chức PCPNN tại Quảng Bình hiện nay và
từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Quảng
Bình là rất cần thiết và mang tính thời sự.
Từ những lý do trên, tác giả chọn “Quản lý Nhà nước đối với
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ được nhiều tác giả xếp vào
phạm trù xã hội công dân (xã hội dân sự) gồm một dải rộng các tổ chức:
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị;
các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các hiệp hội kinh tế; các hợp tác xã; các
tổ chức của các giới; các tổ chức từ thiện, nhân đạo, hữu nghị; các tổ
chức phi chính phủ. Nhiều tác giả đã có những nghiên cứu xã hội dân sự
về thể chế xã hội và vai trò của tổ chức này trong phát triển kinh tế xã hội
như các tác giả Hoàng Chí Bảo, Thang Văn Phúc, Nguyễn Viết Vượng,
Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh Dinh, Đào Trí Úc...

Trong các nghiên cứu xã hội dân sự, nổi bật là tác phẩm:
“Xã hội dân sự ở Việt Nam: Di chuyển từ lợi nhuận sang chủ đạo”

của tác giả Thân Thị Thiên Hương và Gita Sabharwal, tháng 7 năm
2005. Bài báo này trình bày một cách nhìn tổng quan về xã hội dân
sự tại Việt Nam và bắt đầu bằng cách định nghĩa xã hội dân sự.
Nhằm tìm hiểu vai trò, tính chất, loại hình hoạt động, lĩnh vực
hoạt động, công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN,
tôi đã nghiên cứu một số tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu
về các tổ chức phi chính phủ ví dụ như:

3


- Giáo trình quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ:
Đào tạo Đại học hành chính, Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2004
của tác giả Hoàng Văn Chức, Phạm Kiên Cường, Đinh Thị Minh
Tuyết, Học viện Hành chính quốc gia.[41]
- Đề tài “Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ quản lý hành
chính công, do học viên Nguyễn Thị Thanh Loan thuộc Học viện Hành
chính - Chính trị Quốc gia, khóa học 1999-2002, thực hiện với sự hướng
dẫn của TS. Thang Văn Phúc. Đề tài đã nêu rõ: Hoạt động của các tổ chức
PCP tại Việt Nam đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong thời kỳ hội nhập, tuy nhiên công tác quản lý nhà nước
đối với các tổ chức PCP còn nhiều bất cập, cần có sự quản lý đồng bộ, đề
tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động của các tổ chức PCP tại Việt Nam.[47]

- “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý hành chính
công, do học viên Cấn Việt Anh thuộc Học viện Hành chính - Chính trị
Quốc gia, khóa học 2005-2008 thực hiện. Đề tài đã nêu rõ thực trạng

công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn
thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố.

- “Công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài”, báo cáo 5 năm, do Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình thực
hiện từ năm 2012 đến năm 2016. Báo cáo đã khái quát về tình hình thu hút và
vận động tổ chức PCPNN giai đoạn 2012 - 2016; dự báo triển vọng và khả năng
hợp tác đầu tư nhằm vận động và thu hút nguồn vốn PCPNN; nhận định

4


chung về công tác vận động, thu hút vốn PCPNN của tỉnh Quảng
Bình trong thời gia tiếp theo.[27]
- “Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của tỉnh Quảng Bình”, báo
cáo 10 năm, do Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình thực hiện năm 2016 đánh giá
hiệu quả công tác quản lý và hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN
trên địa bàn và những định hướng trong giai đoạn 2016 - 2020.
- “Công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính

phủ nước ngoài giai đoạn 2005-2010”, báo cáo đánh giá, do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình thực hiện năm 2010. Báo cáo
nêu rõ hiệu quả từ công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ
PCPNN góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh,
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn.
- Hiệu quả từ các dự án phi chính phủ, Báo Quảng Bình 07/5/2015 nêu các
hoạt động các dự án phi chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
trong những năm qua chủ yếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội như: hỗ trợ vay
vốn, xây dựng nhà tình thương, trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo,

khám chữa bệnh, nuôi dạy trẻ mồ côi ...Các dự án phi chính phủ đã góp phần giúp
trẻ mồ côi, khuyết tật cải thiện điều kiện sống, giảm bớt mặc cảm để hòa nhập
cộng đồng; cải thiện cơ sở vật chất ngành giáo dục; giúp người nghèo, hộ nghèo
có điều kiện vươn lên trong cuộc sống...

- Bàn về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ của một số
nước trên thế giới, Tiến sĩ Lưu Văn Minh, Tạp chí quản lý nhà nước số 183
(4-2011) với nội dung: Hệ thống về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi
chính phủ của các nước trên thế giới khá đa dạng, phong phú về nội dung
quản lý và hình thức thể hiện, tùy thuộc vào thể chế chính trị, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo... của mỗi
nước, tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm quản lý các hội, tổ chức phi

5


chính phủ các nước trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật
về tổ chức và hoạt động của các hội ở nước ta hiện nay là rất cần thiết.

- Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo (tiểu luận tại Website: www.kilobooks.com)
nhìn nhận tổ chức phi chính phủ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh
vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của
những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn
nhân bị thiên tai và chiến tranh giúp tự phát triển một cách bền vững.
- Tăng cường hiệu quả của tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (trang
thông tin điện tử Đảng Cộng Sản 02/11/2010) với nội dung đánh giá các tổ
chức phi chính phủ quốc tế đều được xem như là mũi nhọn để đưa văn hóa
của quốc gia đến khắp khu vực và ra toàn cầu, đằng sau đó là các lợi ích kinh
tế kèm theo....Vậy ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ đã được phát triển

như thế nào và đang có vai trò như thế nào? Làm thế nào để tăng hiệu quả
hoạt động của những tổ chức đó đang là vấn đề được quan tâm.

Xã hội đang biến đổi sâu sắc và nhanh chóng, xác định vai trò
của các tổ chức phi chính phủ như thế nào cho phù hợp và hiệu quả.
Sức hút của tổ chức phi chính phủ đối với cá nhân? Tại sao người ta
tham gia vào các tổ chức phi chính phủ tất cả đã được đặt lên bàn
thảo luận. Và đó cũng là một trong những nội dung mà “Dự án tăng
cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam” đặt ra.
- Hiệu quả từ các dự án phi chính phủ, Báo Bình Dương 24/6/2015 nêu các
hoạt động các dự án phi chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương
trong những năm qua chủ yếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội như: hỗ trợ vay
vốn, xây dựng nhà tình thương, trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo,
khám chữa bệnh, nuôi dạy trẻ mồ côi ...Các dự án phi chính phủ đã góp phần giúp
trẻ mồ côi, khuyết tật cải thiện điều kiện sống, giảm bớt

6


mặc cảm để hòa nhập cộng đồng; cải thiện cơ sở vật chất ngành giáo dục;
giúp người nghèo, hộ nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống...
- Đa dạng hóa công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài,
Báo Lào Cai 25/4/2016 đánh giá nguồn lực viện trợ của các tổ chức PCPNN đã
góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển KT - XH của
tỉnh. Nhận thức rõ vai trò, hiệu quả tác động của các nguồn vốn này, Đảng bộ
và chính quyền tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác vận động, thu hút các
nguồn viện trợ PCPNN….Để tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa nguồn viện trợ từ
công tác PCPNN, trong thời gian tới, ngành Ngoại vụ tỉnh sẽ phối hợp với các
ngành hữu quan tham mưu cho tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương
trình xúc tiến vận động viện trợ, tăng cường trao đổi, liên lạc với các cá nhân,

TCPCP trong và ngoài nước, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với Đại sứ quán các
nước và các tổ chức đã có nhiều năm hoạt động tại Lào Cai, tạo điều kiện
thuận lợi cho các TCPCP chung vai cùng chính quyền địa phương hỗ trợ các
địa bàn khó khăn của tỉnh, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và các lĩnh
vực khác như hỗ trợ về xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, giáo dục, y tế,
nông, lâm nghiệp, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, nạn
nhân chất độc da cam…, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao
năng lực cộng đồng đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với hoạt động vì giảm nghèo ở Việt
Nam (1996-2008), tác giả ThS. Chử Thu Hà, khoa Văn hóa dân tộc, Đại học Văn
hóa Hà Nội với nội dung đánh giá hoạt động các tổ chức phi chính phủ ở Việt
Nam cho công việc giảm nghèo và phát triển bền vững trong các mảng hoạt
động lớn như nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, phát triển cộng đồng...
cho đến những hoạt động có quy mô nhỏ như viện trợ trực tiếp tiền và nhu
yếu phẩm cũng đều nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

7


- Sự hợp tác của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trong quá trình hội nhập quốc tế Tác giả Phạm Bình Minh, tạp chí thông tin đối
ngoại số 2/2010 với nội dung: Nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập
dân chủ, chính sách đối ngoại mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan
hệ quốc tế, kết hợp công tác đối ngoại chặt chẽ của Đảng, ngoại giao của nhà
nước và đối ngoại nhân dân, trong những năm qua Việt Nam đã ngày càng mở
rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN. Mối quan hệ này đã góp phần làm cho
nhân dân thế giới hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam, chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp
tác với các chính phủ và nhân dân thế giới, đồng thời góp phần giải quyết một
số vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển

kinh tế tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn đang gặp khó khăn.
- Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam,
Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ủy ban Thường vụ quốc hội - Ban công
tác đại biểu, 21/1/2014 đánh giá trong những năm qua, Việt Nam đã tranh thủ
được nguồn tài trợ phi chính phủ, tuy chỉ mới ở mức bình quân đầu người rất
thấp nhưng đã góp phần giải quyết một số khó khăn về kinh tế, xã hội ở cơ sở
và địa phương. Trong tình hình có những khó khăn mới về nguồn tài trợ quốc
tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI, số lượng các tổ chức PCPNN hoạt
động tại Việt Nam và giá trị viện trợ sẽ khó có thể tăng hơn. Việc có duy trì
hoặc nâng lên phần nào mức viện trợ hiện tại hay không tùy thuộc chủ yếu
vào công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ.
Hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đánh giá hoạt động
quản lý của nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt
động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Tác giả mong muốn được tìm hiểu công
tác quản lý nhà nước (QLNN) với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng

8


Bình nhằm đưa ra các khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp
tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các tổ chức này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý
nhà nước đối với TCPCP nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; vận
dụng trong nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ
chức PCPNN đang hoạt động tại tỉnh Quảng Bình; từ đó đề xuất
các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các
tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản như sau:
- Tổng quan cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với các tổ chức
PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: quản lý nhà nước đối với hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016. (Quá trình tổng kết, đánh

9


giá hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn Quảng Bình được
thực hiện 5 năm/lần: ...;2007 - 2011; 2012 - 2016; 2017 - 2021;...)

- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung vào nội dung QLNN đối với
các tổ chức PCPNN được cấp phép hoặc có dự án đã được phê
duyệt thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với TCPCP
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối
với các tổ chức CPCPNN; áp dụng vào QLNN đối với các tổ chức
PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

10


- Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của các TCPCP
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với các TCPCP
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua.
- Phân tích định hướng và đề xuất giải pháp QLNN đối với
TCPCP nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo có nội dung liên quan và các bộ phận nghiệp vụ thực tiễn quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc làm
ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với tổ
chức phi chính phủ nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước đối với
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Quan niệm của Việt Nam về tổ chức phi chính phủ
1.1.1.1. Hội, Hiệp hội và Liên Hiệp hội
Tại Điều 2, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội ghi rõ: Hội được hiểu là tổ chức
tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích,
cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường

xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên,
của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định
này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên
đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi
khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Đoàn thể nhân dân
Đoàn thể nhân dân là một khái niệm chung chỉ tất cả các tổ chức
nhân dân với các tên gọi khác nhau, tập hợp nhân dân có cùng một đặc
điểm hoặc một số đặc điểm nhất định, hoạt động tự nguyện, đáp ứng yêu
cầu, nguyện vọng chính đáng của mình theo đúng pháp luật. [19, tr.11]
Theo quan niệm như trên thì đoàn thể nhân dân bao gồm hầu hết các
tập hợp tổ chức đoàn thể nhân dân như: Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội, Câu lạc
bộ, các nhóm lợi ích và hỗ trợ, các tổ chức bảo trợ xã hội, các tổ chức từ

12


thiện, các quỹ, các trung tâm, v.v… Hội là tên gọi phổ biến và cũng
là dạng phổ biến nhất của đoàn thể nhân dân. Khi đề cập tới đoàn
thể nhân dân là bao hàm trong đó có Hội.
1.1.1.3. Quỹ
Tại Điều 3, Nghị định 30/2012/NĐ-CP, ngày 12/4/2012 của Chính
phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện nêu rõ:
“Quỹ” là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành
một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng,
hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận điều lệ.

Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát
triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và
các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.

1.1.1.4. Tổ chức phi chính phủ
Thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ “ xuất hiện ở Việt Nam, đầu
tiên dùng trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Sau đó là Luật Hợp
tác xã năm 1996 và một số văn bản pháp qui gần đây: Tổ chức phi
chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối
với Chính phủ; được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc
công nhận, có sự quản lý Nhà nước; được lập ra do sự tự nguyện của
nhân dân; Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.

Căn cứ theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản
lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam có thể định
nghĩa khái niệm tổ chức PCPNN là:
Tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân hoặc các hình thức
tổ chức xã hội phi lợi nhuận khác được thành lập theo luật pháp nước ngoài

13


có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo không vì mục
đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam.
1.1.2. Quan niệm của thế giới về tổ chức phi chính phủ
1.1.2.1. Quan niệm của thế giới về TCPCP
Nguồn gốc xa xưa của tổ chức phi chính phủ vốn là những nhóm nhỏ
làm từ thiện. Khi tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội ở quốc gia, dân
tộc nào đó hoặc ở những khu vực nhất định trên thế giới có những biến động
lớn, gây ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống con người như: chiến tranh, thiên

tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…thì trong bối cảnh đó, một số người đã tự
nguyện tập hợp nhau lại tự bỏ tiền của, vật chất của mình hoặc vận động, kêu
gọi người khác cùng quyên góp giúp đỡ, cứu trợ những người nghèo khó ở
quốc gia, dân tộc mình hoặc quốc gia, dân tộc khác.

Ngày nay, người ta thường gọi các tổ chức từ thiện xã hội này bằng
một cái tên chung là Tổ chức phi chính phủ - NGO (viết tắt tiếng Anh của
từ Non - Govermental Organization) hay ONG (viết tắt tiếng Pháp của từ
Organisation Non - Gouvernementale). Tuy nhiên, tên gọi “Tổ chức phi
chính phủ” không phải là một thuật ngữ thống nhất mang tính pháp lý, mỗi
nước có thể sử dụng khác nhau tùy theo tính chất cần nhấn mạnh.

Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc và một số quốc gia hoặc cơ
quan quốc gia, đa quốc gia khi đề cập đến những thực thể phi chính
phủ, hoạt động không vì lợi nhuận, tham gia vào các hoạt động phát
triển hay hoạt động vận động thường đưa ra khái niệm như sau:
“Tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội,
quỹ văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp
nhân khác mà theo pháp luật không phụ thuộc khu vực nhà nước và không
hoạt động vì lợi nhuận- nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân phối

14


theo kiểu chia lợi nhuận. Loại tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn,
đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận hay nhà thờ”. [19,tr.2]

1.1.2.2. Phân loại TCPCP
Tổ chức PCP được chia làm 2 loại: Các TCPCP mang tính
quốc gia và các TCPCP mang tính quốc tế.

- TCPCP mang tính quốc gia
Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (National Non
Governmental Organization- NNGO): là tổ chức và các thành viên
đều mang một quốc tịch. Tại Việt Nam, các NNGO bao gồm một số
loại hình như Hội, Hiệp hội và Liên hiệp Hội, đoàn thể nhân dân, quỹ,
các cơ sở bảo trợ xã hội, các câu lạc bộ, các nhóm từ thiện…

- TCPCP mang tính quốc tế
Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International
Non-Governmental Organization - INGO): là tổ chức mà các thành
viên của nó mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập nên.
Các TCPCP mang tính quốc tế xuất hiện khá sớm (năm 1070). Phạm vi
hoạt động rộng khắp trên thế giới. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
mang tính chất quốc tế phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác.

Khi các TCPCP quốc gia hay quốc tế hoạt động ở các nước khác thì
ở các nước đối tác người ta gọi bằng tên chung là TCPCP nước ngoài.
Tại Việt Nam, TCPCP nước ngoài được hiểu là những tổ chức được
thành lập ở các quốc gia khác nhau tham gia hoạt động cứu trợ và phát
triển tại nước ta, trên cơ sở tự nguyện và không vì mục đích lợi nhuận.
Các TCPCP nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua, gắn
liền với những giai đoạn lịch sử cụ thể của Việt Nam trong quan hệ quốc tế
với nhiều hình thức hoạt động và phương thức viện trợ khác nhau như:

+ Hình thức hoạt động:

15



×