Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.86 KB, 6 trang )

Tuyên
UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

MA TRẬN NỘI DUNG ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 3

Mạch kiến thức, kĩ năng
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, chi
tiết trong bài đọc hiểu.
- Hiểu ý chính của đoạn văn.
- Giải thích chi tiết đơn giản, có
suy luận, bám sát nội dung của
bài.
- Cảm nhận được ở mức đơn
giản vẻ đẹp cảnh vật trong bài
đọc.
Kiến thức Tiếng Việt:
- Nhận biết được các từ chỉ sự
vật, hoạt động, đặc điểm, tính
chất.
- Nắm vững các câu đơn giản,
đặt và xác định được câu theo
mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào?
- Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy
trong câu văn.
- Bước đầu nhận biết biện pháp
so sánh trong bài đọc, trong lời
nói…



Số câu,
số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1, 2


3, 4

5

8

Số điểm

1,0

1,0

0,5

1

Số câu

1

1

1

Câu số

6

7


9

Số điểm

0,5

1,0

1,0

Số câu

3

3

2

1

9

Số điểm

1,5

2

1,5


1

6

Tổng

3,5

2,5

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ I


T
T
1

Chủ đề
Đọc
hiểu văn
bản

Kiến
thức
2
Tiếng
Việt
Tổng số câu

Số

câu
Câu
số
Số
câu
Câu
số

Mức 1
TN
TL
2

Mức 2
TN
TL
2

1-2

3-4

Mức 3
TN
TL
1
5

1


1

6

7

9

2

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

1

1

Tổng
6

8

1

3

Mức 4
TN
TL
1


1

3

1

9


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
( Thời gian làm bài: 80 phút không kể thời gian giao đề )
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc to: (4 điểm)
- Học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn ( 70-75 chữ) trong một bài thuộc chủ đề đã học
tuần 1 đến tuần 17.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
1. Đọc thầm:
Người liên lạc nhỏ
Sáng hôm ấy , Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông Ké đã
chờ sẵn ở đấy . Ông mỉm cười hiền hậu:
- Nào, bác cháu ta lên đường!
Ông Ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai,bợt cả hai cửa tay. Trông ông như
người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước. Ông ké lững
thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đàng sau tránh
vào ven đường.
Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim ĐỒng bình
tĩnh húy sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập
đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay
xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp

tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
Nghe đàng trước có tiếng hỏi:
-Bé con đi đâu sớm thế ?
Kim Đồng nói:
-Đón thày mo về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong Kim Đồng quay lại, gọi :
-Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy
Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước
mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
2. Em hãy ghi lại chữ cái trước kết quả đúng hoặc thực hiện yêu cầu.
Câu 1: Kim Đồng đến điểm hẹn để làm gì? (M1 - 0,5 đ)
A. Để trò chuyện với bác cán bộ đóng vai ông ké.
B. Để dẫn đường cho bác cán bộ đóng vai ông ké.
C. Để săn sóc bác cán bộ đóng vai ông ké.
Câu 2: Khi gặp bọn lính đi tuần, Kim Đồng đã làm gì? (M1 - 0,5 )


a. Ngồi sau tảng đá để tránh mặt chúng.
b. Thản nhiên đi tiếp như không có ai.
c. Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho ông ké.
Câu 3: Vì sao cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? (M2 - 0,5 đ)
A. Vì người cán bộ yêu thích trang phục dân tộc
B. Vì người cán bộ muốn tìm hiểu đời sống người Nùng
C. Người cán bộ không muốn bị địch phát hiện
Câu 4: Kim Đồng trả lời bọn giặc: "Đón thày mo này về cúng cho mẹ ốm" và giục ông
ké đi mau vì đường còn xa. Các chi tiết trên chứng tỏ điều gì? (M2 - 0,5 đ)
a. Sự nhanh trí của Kim Đồng.
b. Sự ngây thơ của Kim Đồng.
c. Sự sợ hãi của Kim Đồng.
Câu 5: Chi tiết nào cho thấy sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?

(M2 - 0,5 đ)
A. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước
B. Hai bác cháu ung dung đi qua trước mặt chúng
C. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo
Câu 6: Câu “ Đến quãng suối, thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần.” thuộc kiểu câu gì?
(M1 – 1 đ)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 7: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong câu sau: “Những tảng đá ven
đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”. ( M4 – 1 đ)
+ Hình ảnh so sánh: …………………………………………………………………
+ Từ so sánh : ………………………………………………………………………..
Câu 8: Em hãy tìm câu theo mẫu: Ai thế nào ? trong bài tập đọc “Người liên lạc nhỏ”
(M4 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Câu 9: Đặt một câu theo mẫu “Ai như thế nào?” để nói về anh Kim Đồng ?( M3 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………...
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (nghe - viết): (4 điểm)
Gió heo may


Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt giữa ngày
hè đã thành thóc hàng vào bồ , vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả
hồng, quả bưởi...Những ngày có gió heo may dù chỉ có nắng giữa trưa cũng chỉ dìu
dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.
.Băng Sơn
II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) kể về quê hương em.

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc to (4 điểm):
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Tùy vào bài đọc của học sinh, giáo viên cho điểm 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0.)
2. Đọc hiểu (6 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm

1
B
0,5

2
C
0,5

3
C
0,5


4
A
0,5

5
C
0,5

6
B
1,0

Câu 7 (1,0điểm): Nêu được hình ảnh so sánh (vui trong nắng sớm) và từ so sánh
(như).
Câu 8: (1,0 điểm): Tìm được câu đúng theo yêu cầu.
Câu 9: (1điểm). Đặt được câu đúng mẫu theo yêu cầu.
Ví dụ: Anh Kim Đồng rất thông minh và dũng cảm.
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm


- Lỗi chính tả (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định),
mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
* Viết không đúng kĩ thuật (sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ) hoặc trình bày xấu,
bẩn … trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (6 điểm)

1 điểm:
- Viết đúng yêu cầu bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 câu trở lên giới thiệu về quê
hương em.
4 điểm:
- Nội dung (1,5 điểm): Biết nói về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở). Bài nói đủ
ý(quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình
cảm của em với quê hương như thế nào ?)
- Kĩ năng (2 điểm):
+ Thể hiện kỹ năng quan sát từ bao quát đến cụ thể.
+ Có kỹ năng sử dụng từ, câu, hình ảnh làm cho câu văn rõ ý, lưu loát, có hình
ảnh. Các câu có sự liên kết thể hiện nội dung đoạn văn sinh động
- Cảm xúc (0,5 điểm): Nêu được cảm xúc, tính cảm của mình.
1 điểm:
- Chữ viết, chính tả (0,25 điểm):
+ Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Dùng từ, đặt câu(0,25 điểm): Dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo (0,5 điểm): Câu văn hợp lí, có hình ảnh, thể hiện được sự sáng tạo.



×