Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT THỊT HEO RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KHẢO SÁT
SÁT ẢNH
ẢNH HƯỞNG
HƯỞNG CỦA
CỦAKHẨU
KHẨU PHẦN
PHẦN THỨC
THỨC
KHẢO
ĂN LÊN
LÊN SỰ
SỰ TĂNG
TĂNG TRƯỞNG
TRƯỞNG VÀ
VÀ PHẨM
PHẨM CHẤT
CHẤT THỊT
THỊT
ĂN
HEO RỪNG


RỪNG
HEO
Mã số
số đề
đề tài:
tài: TSV2014-58
TSV2014-58


Thuộc nhóm ngành khoa học: Chăn Nuôi Thú Y
Thuộc nhóm ngành khoa học: Chăn Nuôi - Thú Y
Sinh viên thực hiện: Phan Đỗ Thanh Thảo, Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: HG12V2A1, Khoa Phát triển Nông thôn
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kỹ Thuật Nông Nghiệp K38
Người hướng dẫn: ThS. Lê Trần Thanh Liêm

Cần Thơ, 12/2014
Cần Thơ, 12/2014


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA


TT
1

Họ và tên


Đơn vị công tác và

Nội dung nghiên cứu cụ thể

Phan Đỗ Thanh

lĩnh vực chuyên môn
được giao
Khoa Phát triển Nông thôn- Công tác chuồng trại.

Thảo

chuyên ngành kỹ thuật

Mua heo giống.

nông nghiệp

Chăm sóc và quan sát quá
trình phát triển.
Tiến hành phân tích mẫu thịt
và mẫu thức ăn.
Xử lý số liệu.
Viết báo cáo.
Chỉnh sữa báo cáo.
Nộp báo cáo hoàn chỉnh.

2

Nghiệm thu đề tài

Đặng Vinh Yên

Khoa Phát triển Nông thônchuyên ngành kỹ thuật
nông nghiệp

3
Đặng Trung Nam

Khoa Phát triển Nông thôn- Công tác chuồng trại.
chuyên ngành kỹ thuật Chăm sóc và quan sát quá
nông nghiệp

trình phát triển.

4
Nguyễn Thị Hảo

Khoa Phát triển Nông thôn- Công tác chuồng trại.
chuyên ngành kỹ thuật Chăm sóc và quan sát quá
nông nghiệp

trình phát triển.


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................1
1.1 HEO RỪNG............................................................................................................1
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về heo rừng........................................................................1
1.1.2 Đặc tính sinh học..............................................................................................4

1.1.3 Sinh sản............................................................................................................6
1.1.4 Thức ăn...........................................................................................................10
1.2 NUÔI HEO RỪNG................................................................................................15
1.2.1 Mô hình nuôi heo rừng...................................................................................15
1.2.2 Kỹ thuật chăm sóc..........................................................................................20
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................26
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................29
3.1 Mục tiêu chung.....................................................................................................29
3.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................29
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................29
4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................29
4.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.............................................................................29
4.2.1 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................29
4.2.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu.........................................................................29
4.2.3 Thời gian nghiên cứu......................................................................................29
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................30
5.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................................30
5.2. Nuôi thí nghiệm so sánh tốc độ tăng trưởng của heo rừng khi sử dụng hai loại thức
ăn khác nhau................................................................................................................30
5.3 Phân tích giá trị dinh dưỡng và năng suất quầy thịt của heo rừng lai....................31
5.4 Tính toán hiệu quả kinh tế......................................................................................31
5.5 Phân tích số liệu.....................................................................................................31
5.6 Các bước thực hiện................................................................................................31
5.6.1 Sửa chửa chuồng trại và phân khu cho từng nghiệm thức..............................31
5.6.2 Lấy chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng..................................................................32
5.6.3. Lấy chỉ tiêu năng suất quầy thịt.....................................................................33


5.6.4 Phân tích thành phần dinh dưỡng trong thịt và hiệu quả kinh tế đạt được khi sử
dụng hai loại thức ăn:..............................................................................................34

5.6.5. Xử lý số liệu..................................................................................................34
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................35
CHƯƠNG 1. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HAI KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO RỪNG.......................................................................35
1.1 MỨC SINH TRƯỞNG..........................................................................................35
1.1.1 Sinh trưởng tích lũy........................................................................................35
1.1.2 Chiều cao của heo rừng lai.............................................................................36
1.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối......................................................................................38
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG THỊT HEO RỪNG.................................................40
2.1 KHẢO SÁT NĂNG SUẤT QUẦY THỊT..............................................................40
2.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỊT HEO THÍ
NGHIỆM..................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................................44
3.1 KHẢ NĂNG THÍCH NGHI..................................................................................44
3.2 HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN......................................................................44
3.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ..........................................................................................47
3.3.1 Giá thành sản xuất..........................................................................................47
3.3.2 Hiệu quả kinh tế..............................................................................................48
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ.........................................................................................49
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...............................................................49
4.2. ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................49
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................50
1.KẾT LUẬN..............................................................................................................50
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................51


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.1 : Phân loại các giống heo rừng trên thế giới............................................1
Bảng 1.1.3 (1) Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của heo rừng Thái Lan

....................................................................................................................................... 7
Bảng 1.1.3 (2) Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của heo rừng Thái Lan và Việt
Nam............................................................................................................................... 7
Bảng 1.1.4 (1) Bảng một số thành phần dinh dưỡng trong 100g rau lang.............14
Bảng 1.1.4 (2) Bảng một số thành phần dinh dưỡng trong 100g rau muống.........14
Bảng 1.2.2 (1) Một số loại thức ăn dùng trong giai đoạn đầu mới làm quen........21
Bảng 1.2.2(2) Khẩu phần ăn sau giai đoạn thích nghi.............................................22
Bảng 5.2. Thành phần dinh dưỡng của hai loại thức ăn.........................................30
Hình 5.6. Mô hình chuồng nuôi thí nghiệm.............................................................31
Bảng 1.1.1 (1) Sinh trưởng tích lũy của heo thí nghiệm (kg/con)...........................35
Bảng 1.1.1 (2) Trọng lượng tăng qua các giai đoạn (kg/con/tháng)........................35
Biểu đồ 1: Sinh trưởng tích lũy của heo rừng lai ở hai nghiệm thức.....................36
Bảng 1.1.2 (1) Chiều cao của heo thí nghiệm (cm/con)...........................................36
Bảng 1.1.2 (2) Chiều cao tăng qua các giai đoạn (cm/con/tháng)...........................37
Biểu đồ 2: Sinh trưởng tích lũy của heo rừng lai ở hai nghiệm thức.....................37
Bảng 1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày)........................38
Biểu đồ 3: Sinh trưởng tuyệt đối của heo rừng lai ở hai nghiệm thức...................38
Bảng 2.1 Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt heo thí nghiệm...............................40
Bảng 2.2 Một số thành phần dinh dưỡng trong thịt heo rừng................................41
Biểu đồ 4: Hàm lượng chất béo trong thịt (%)........................................................42
Biểu đồ 5: Hàm lượng protein trong thịt (%)..........................................................42
Bảng 3.2 (1) Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của heo ở hai nghiệm thức....44
Biểu đồ 6: Hệ số chuyển hóa thức ăn của NT1 và NT2...........................................45
Bảng 3.2 (2): Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn...........................................46
Bảng 3.3.1 (1) Chí phí đầu tư cho hai nghiệm thức.................................................47
Bảng 3.3.1 (2) Giá thành sản xuất mỗi kg thịt.........................................................47
Bảng 3.3.2 Hiệu quả kinh tế của nuôi heo rừng qua các nghiệm thức...................48

của thí nghiệm


48
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CP

Protein thô

ĐV

Đơn vị

H

Chiều cao

HRL

Heo rừng lai

KL

Khối lượng

KP100

Khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp tự trộn

MKS


Mổ khảo sát

NT

Nghiệm thức

NT1

Khẩu phần 40% rau lang + 40% rau muống + 20% cám gạo

NT2

Khẩu phần 40% rau lang + 40% rau muống + 20% thức ăn
hỗn hợp

P

Trọng lương

TA

Thức ăn

TN

Thí nghiệm

VCK

Vật chất khô


FAO

Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sự tăng trưởng và
phẩm chất thịt heo rừng.
- Sinh viên thực hiện: Phan Đỗ Thanh Thảo
- Lớp: Kỹ thuật nông nghiệp K38

Khoa: Phát Triển Nông Thôn

Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS.Lê Trần Thanh Liêm
2. Mục tiêu đề tài:
2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu khẩu phần thức ăn cho heo rừng lấy thịt mang hiệu quả tốt về sinh trưởng
và phẩm chất thịt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
1.
-


Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát so sánh mức sinh trưởng của heo rừng giữa hai khẩu phần (40% rau lang
+ 40%rau muống + 20% cám gạo) và (40% rau lang + 40% rau muống + 20% thức
ăn hỗn hợp ).

-

So sánh chất lượng thịt heo ở từng nghiệm thức.

-

Tính toán hiệu quả kinh tế của hai nghiệm thức và đưa ra khuyến cáo chăn nuôi
heo rừng đạt hiệu quả.

3. Tính mới và sáng tạo:
Là thí nghiệm thích nghi của quá trình nuôi heo rừng trong chuồng kín. Khẩu phần
thức ăn là sự phối trộn giữa các loại nguyên liệu rau lang, rau muống, cám gạo và thức
ăn hỗn hợp với các công thức kết hợp khác nhau.
4. Kết quả nghiên cứu:
Ảnh hưởng của hai khẩu phần thức ăn NT1 và NT2 lên sự tăng trưởng và phẩm
chất thịt heo rừng.
Qua các số liệu đánh giá về mức sinh trưởng của heo ở hai nghiệm thức thức ăn ta có
thể thấy NT1 với hàm lượng đạm là 4.28%, béo là 0.5%, khoáng 3.5% với vật chất
khô 28.38% so với NT2 với hàm lượng đạm là 5.21%, béo là 0.8 %, khoáng 2.27% với
vật chất khô 24.42% thì heo ở NT2 tăng trưởng tốt hơn so với NT1: đầu tháng thí


nghiệm 12.67 ± 1.155 kg và 13.33 ± 3.215 kg, kết thúc thí nghiệm: 17.03 ± 1.05 kg và
21.06 ± 5.575 kg. Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

Ngoài ra, qua các số liệu hệ số chuyển hóa thức ăn ta thấy NT1 là 9.933 ± 2.9501 kg
VCK/kg tăng trọng, còn NT2 là 4.167 ± 0.3512 kg VCK/kg tăng trọng, từ đây ta kết
luận được hiệu quả sử dụng thức ăn của heo ở NT2 cao hơn heo rừng ở NT1, điều này
còn chứng tỏ hàm lượng dinh dưỡng trong NT2 cao hơn so với NT1 nhưng hiệu quả
sử dụng tốt hơn mà không phải dư thừa được thể hiện qua việc hiệu quả sử dụng của
heo sử dụng NT2 cao hơn so với hiệu quả quả sử dụng thức ăn của heo ở NT1 trong
khi hàm lượng dinh dưỡng ở NT1 thấp hơn NT2, sự khác nhau này có ý nghĩa thống
kê (P=0.028<0.05).
Về đánh giá quầy thịt thì các số liệu quầy thịt ở NT2 cao cụ thể: tỉ lệ thịt móc hàm
80%, tỉ lệ thịt xẻ là 69%, độ dày mỡ lưng là 0.9mm với diện tích cơ thăn là 44 cm 2.
Năng suất quầy thịt ở NT2 là cao hơn so với NT1 và kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Phục (2010)..
Khẩu phần thức ăn ở NT1 với hàm lượng chất béo 0.5%, protein 4.28%, ẩm 71.62% ,
khoáng 3.5% và vật chất khô chiếm 28.38% thì ta thấy được hàm lượng chất béo, đạm
trong thịt heo rừng ở NT1 cao hơn so với heo rừng ở NT2 với hàm lương chất béo
0.8%, protein 5.21%, ẩm 75.58%, khoáng 2.27% và vật chất khô chiếm 24.42%. Thịt
heo rừng lai ở NT2 phẩm chất tốt hơn so với heo rừng lai ở NT1.
Khả năng thích nghi của heo rừng lai ở hai nghiệm thức NT1 và NT2 và hiệu quả
kinh tế.
Heo rừng lai ở NT1 với 2 ngày bỏ ăn và 5 ngày bị bệnh tiêu chảy trong quá trình thí
nghiệm thích nghi với thức ăn và môi trường kém hơn so với heo rừng lai ở NT2 với 4
ngày bỏ ăn và 1 ngày bị bệnh tiêu chảy.
Về vấn đề kinh tế thì heo rừng nuôi ở NT2 ít tiêu tốn thức ăn cụ thể là hệ số chuyển
hóa thức ăn của NT2 là 4.167 kg VCK/kg tăng trọng và NT1 là 9.933 kg VCK/kg tăng
trọng, khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0.028<0.05), trọng lương cuối nghiệm thu
cao hơn, tỉ lệ lợi nhuận/vốn lần lượt là: NT1 là 0.13, NT2 là 0.24. Nuôi heo rừng lai ở
khẩu phần thức ăn NT2 cho hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Qua các kết luận trên ta có thể rút ra kết luận chung rằng nuôi heo rừng với NT2 với
khẩu phần 40% rau lang+40% rau muống+20% thức ăn hỗn hợp với các thành phần
dinh dưỡng: CP (%)=5.21%, Độ Ẩm (%)=75.58%, Vật chất khô (%)=24.42%, Khoáng



(%)=2.27%, Hàm lượng chất béo (%)=0.8% sẽ cho mức sinh trưởng, chất lượng thịt,
cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với NT1 với khẩu phần 40% rau lang+40% rau
muống+20% thức ăn hỗn hợp với các thành phần dinh dưỡng: CP (%)=4.28%, Độ
Ẩm (%)=71.62%, Vật chất khô (%)=28.38%, Khoáng (%)=3.50%, Hàm lượng chất
béo (%)=0.5%. Kết quả nghiên cứu tuy chưa phải là công thức phối trộn lý tưởng nhất.
Tuy nhiên, thành phần thức ăn được đề xuất trong nghiên cứu tương đối phù hợp với
tình hình chăn nuôi heo rừng quy mô nhỏ tại địa phương ở một số Đồng bằng Sông
Cửu Long (Nguyên liệu dễ tìm, không tốn nhiều chi phí, có thể tự sản xuất và công
thức phối trộn đơn giản, dễ áp dụng).

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Kết quả của đề tài được sử dụng trong nghiên cứu và học tập của sinh viên thuộc nhóm
ngành Nông nghiệp.


Chọn ra phương thức chăn nuôi heo rừng hiệu quả nhằm nâng cao kinh tế cho người
chăn nuôi.
Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu có liên quan đến khẩu phần dinh
dưỡng và điều kiện chăn nuôi heo rừng.
Ngày

31 tháng 12 năm 2014

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Phan Đỗ Thanh Thảo


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
Phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy. Kết quả của đề tài mang tính ứng dụng cao
trong thực tiễn.

Ngày
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

tháng

năm 2014

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

Lê Trần Thanh Liêm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6


Họ và tên: Phan Đỗ Thanh Thảo
Sinh ngày: 30

tháng 10

năm 1994

Nơi sinh: Vị Thanh-Vị Thủy-Hậu Giang
Lớp: Kỹ thuật nông nghiệp

Khóa: K38

Khoa: Phát Triển Nông Thôn
Địa chỉ liên hệ: Ấp I, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Điện thoại:

01287910953

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kỹ Thuật Nông Nghiệp,

Khoa: Phát Triển Nông Thôn

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Tham gia đầy đủ các phong trào, từng làm ủy viên của lớp,
thành tích học tập tốt.


* Năm thứ 2:
Ngành học:

Kỹ Thuật Nông Nghiệp, Khoa: Phát Triển Nông Thôn

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Tham gia đầy đủ các phong trào, từng làm phó bí thư lớp, thành
tích học tập tốt.


Ngày

31 tháng 12

năm 2014

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 HEO RỪNG

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về heo rừng
Trên thế giới hiện nay đang có khá nhiều nghiên cứu về heo rừng, phần lớn những
nghiên cứu này tập trung vào đặc tính và nguồn gốc của các loại heo rừng. Từ tài liệu
của các nhà khảo cổ cho thấy, heo rừng ở châu Âu và ở châu Á được con người thuần
hóa sớm nhất và chính chúng là nguồn gốc của các giống heo được nuôi phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới (Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích, 2010).
Heo rừng, tên khoa học là Sus scrofa gốc châu Âu và Sus cristatus gốc châu Á. Theo
Bách khoa toàn thư của Pháp, thì heo nhà đã được thuần hóa từ heo rừng cách đây hơn
5000 năm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển
nông nghiệp (Pháp) thì heo rừng có tới 36 giống phân bố ở hầu khắp các lục địa trên
thế giới.
Bảng 1.1.1 : Phân loại các giống heo rừng trên thế giới
STT
1
2
3

Tên giống
Sus. Scrofa Affinis
Sus. Scrofa Algira
Sus.Scrofa

Nơi phân bố chủ yếu
Ấn Độ; Srilanka
Tunisie; Angieri; Maroc
Đảo Audaman-Ấn Độ

4

Andamanensis

Sus. Scrofa Attila

Hungra; Ucraina-Nga; miền Trung

5
6
7
8

Sus. Scrofa Baeticus
Sus. Scrofa Barbarus
Sus. Scrofa Castilianus
Sus. Scrofa

Bilarus; Caucase; Irac
Balear; Nam Tây Ban Nha; Bắc Maroc
Bắc Phi, Tumisy; Angeri; Maroc
Bắc Tây Ban Nha
Trung Quốc

9
10

Chirodontus
Sus. Scrofa Coreanus
Sus. Scrofa Cristatus

Triều Tiên
Nam dãy Himalaya; Nepan; Bắc


Sus. Scrofa Davidi

Bơmani; Ấn Độ; Thái Lan
Nam dãy Himalaya; Iran; Pakistan;

Sus. Scrofa Falzfeini
Sus. Scrofa Ferus
Sus. Scrofa Floresianus
Sus. Scrofa Jabatus
Sus. Scrofa

Tây Bắc Ấn Độ; Bơmani
Ba Lan
Bắc châu Âu
Đảo Flores-Indonesia
Malaisia
Trung Quốc

11
12
13
14
15
16

1


Leucomystax
Sus. Scrofa Libycus


Cận Caucase; Thổ Nhĩ Kỳ; Palestin;

18
19

Sus. Scrofa Majori
Sus. Scrofa

Yogoslavie; Uzebekistan; Kazakstan
Miền Trung nước Italia
Trung Quốc

20

Mandchuricus
Sus. Scrofa

Tây Ban Nha

21

Mediterraneus
Sus. Scrofa

Audalouise; Sardaigue; Cose

22

Meridionalis

Sus. Scrofa

Duyên hải Nam Trung Quốc và Nam

23

Moupinensis
Sus. Scrofa

Việt Nam
Đảo Nicoba-Ấn Độ

24

Nicobaricus
Sus. Scrofa Nigripes

Miền Trung Á; ven biển Caspienne;

17

Agganistan; Mông Cổ ; Trung Quốc;
25
26
27
28
29
30

Sus. Scrofa Papuensis

Sus. Scrofa Raddeanus
Sus. Scrofa Reiseri
Sus. Scrofa Riukiuanus
Sus. Scrofa Sardous
Sus. Scrofa Scrofa

cận Đông của Nga
Ghinê
Mông Cổ
Yogoslavie; Anbanie; Bungari; Grice
Đảo Ryycon-Nhật Bản
Cardagne; Corse
Bắc Tây Ban Nha; Bắc Italia; Pháp;
Đức; Benelux; Đan Mạch; Ba Lan;

31

Sus. Scrofa

Cộng hòa Séc; Slovakia; Anbania
Sudan

32

Sennaarensis
Sus. Scrofa Sibiricus

Munkinsk; Sayan ; Mông Cổ; Siberia;

Transbaikalia

33
Sus. Scrofa Sukvianus Trung Quốc
34
Sus. Scrofa Taivanus
Đài Loan
35
Sus. Scrofa Ussuricus
Nga; Corse; Trung Quốc
36
Sus. Scrofa Vittatus
Indonesia; Malaisia; Bali; Đảo Pơcang
( Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng. Đào Lệ Hằng)
Như vậy, theo nghiên cứu của Trung tâm này thì heo rừng phân bổ chủ yếu trên thế
giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu, phía Nam nước Nga, Trung Quốc, vùng Trung
Đông, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia (Sumatia, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigne,
những vùng sâu, xa của Ai Cập và Sudan. Theo nhiều tài liệu khác thì heo rừng cũng
được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây Ấn Độ, Hoa Kỳ (gồm các bang Califonia, Texas,

2


Florida, Virginia, Hawaii...), Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biển Nam
Thái Bình Dương. Các giống heo rừng có các đặc điểm sinh học khác nhau tùy theo sự
phân bố sinh sống trong từng địa phương, từng khu vực trên thế giới. Ví dụ, số nếp
nhăn trên da của heo rừng vùng Đông châu Á khác với số nếp nhăn trên da của heo
rừng vùng Tây châu Âu. Độ dày của da heo rừng vùng châu Âu thường dày hơn heo
rừng châu Á. Heo rừng sống ở vùng Trung Mỹ luôn có lông dầy và rậm hơn heo rừng
châu Á. Màu lông đa dạng về độ đậm nhạt, màu sắc khá phong phú. Độ dài và rậm của
lông khác nhau tùy giống và tùy từng bộ phận trên cơ thể. Heo rừng có nhiều giống,
nhất là việc nuôi dưỡng, lai tạo tự phát như hiện nay làm chúng khá đa dạng, phong

phú về kiểu hình. Heo rừng được coi là loài vật nuôi chính thức trong hệ thống sản
xuất nông nghiệp ở nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Nga, Mỹ...nhưng ở
Việt Nam thì hiện nay nghề nuôi heo rừng mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, chưa
có hệ thống cung cấp giống chính thức, chưa có nghiên cứu khoa học xếp loại phân
cấp giống và chưa có chế tài quản lý giống và chăn nuôi heo rừng (Đào Lệ Hằng,
2010).
Theo “Feral Wild Boar in England” (2005) một số quần thể heo rừng, chẳng hạn như ở
Úc và bộ phận các nước Bắc Mỹ có nguồn gốc hoàn toàn từ trong nước nhưng ở Anh
thường sẽ là heo rừng thuần hay heo rừng lai.
Ở Anh heo rừng được nuôi để sản xuất thịt chỉ bắt đầu từ những năm 1980 (booth et al,
1988) và ngoài nuôi sản xuất thịt thì một số lượng nhỏ heo rừng tại Anh được lưu giữ
trong các vườn thú và được đưa vào bộ sưu tập những động vật hoang dã. Một khảo
sát được thực hiện bởi Defra năm 2002 xác định chỉ có 38 trang trại heo rừng được cấp
phép ở Anh. Cũng theo hướng nói về lịch sử của heo rừng quyển sách “Wild Pigs in
the United States: Their History, Comparative Morphology, and Current Status” (2008)
cho ta biết về đặc điểm hình thái cũng như lịch sử về heo rừng ở các nước như:
California, Florida, Alabama…
Tuy không có hệ thống phân cấp nhưng giống heo rừng được quan tâm ở nước ta và
nuôi nhiều vẫn nằm trên các giống như giống heo rừng Việt Nam, Heo rừng Thái Lan
và heo rừng Lai Thái Lan-Việt Nam. Theo Báo nông nghiệp Việt Nam (2011) kết quả
điều tra 77 cơ sở chăn nuôi heo rừng trên cả nước của viện chăn nuôi cho thấy 51,1 %
cơ sở nuôi heo rừng Thái Lan thuần, 38,9% cơ sở nuôi nhiều loại, gồm heo rừng Thái
Lan, Việt Nam, bản địa và con lai.

3


1.1.2 Đặc tính sinh học
Theo Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích (2010) các loài heo rừng có một số đặc
điểm sinh học cơ bản như sau heo rừng phần lớn đều có màu da lông đen hoặc nâu

xám; lông da khô; lông gáy dài và cứng. Heo đực khi trưởng thành có răng nanh rất
phát triển. Răng nanh hình tam giác màu trắng ngà. Đầu răng nanh nhọn, cong vểnh
lên ở hai bên mép. Heo rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có
những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của
quả dưa. Các vết sọc này mất dần khi heo đạt từ 12kg/con trở lên và mất hẳn khi 17 –
18kg/con. Điều đặc biệt của heo rừng là vị trí của lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại
mọc chụm vào một chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông đi chúng xuất hiện rất rõ. Đây là
điểm phân biệt rõ nhất thịt heo rừng với thịt heo nhà. Heo rừng thường có 8 – 10 vú,
hiếm thấy có heo trên 12 vú. Thời gian mang thai cũng như heo nhà từ 112 – 116
ngày. Gần tới ngày đẻ, heo sẽ tự tìm hoặc tự tao hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô
để làm ổ đẻ. Heo mẹ rất hung dữ khi nuôi con, chúng không muốn con người và các
động vật khác biết ổ đẻ của nó. Do sống hoang dã, mà heo rừng có tốc độ lớn chậm, có
khi 1 năm tuổi chúng mới chỉ nặng được 30 – 40 kg. Khi heo đạt từ 30kg/con trở lên,
tốc độ lớn của heo rừng càng chậm lại. Nhiều con heo cái động dục và phối giống lần
đầu lúc 7 – 8 tháng tuổi và chỉ nặng trên dưới 20kg. Vì vậy, heo rừng thường có số con
đẻ ra mỗi lứa thấp, từ 5 -8 con. Heo con sơ sinh rất nhỏ, chỉ vài ba lạng một con. heo
con thường được heo mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi heo mẹ mang thai lần kế tiếp.
Do cuộc sống hoang dã ở rừng nên chúng có thân hình đẹp, da dầy, bụng gọn, chân
cao, chắc, đi đứng trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình heo rừng rất
thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế…dưới đất để kiểm ăn. Mõm heo rừng
nhọn, thẳng và chắc, phù hợp với việc đào hang hốc để ẩn náu, che mưa, che nắng. heo
rừng rất dễ bị giật mình mỗi khi có tiếng động lạ, tiếng người lạ…Heo rừng đực
thường ưa sống một mình. Mỗi con đực có lãnh địa riêng. Heo cái thường sống thành
từng đàn chừng 20 – 30 con. Đến khi heo cái động dục thì heo đực mới tìm đến đàn
nái để giao phối. Heo rừng thường hoạt động, kiếm ăn về ban đêm. Ban ngày chúng
ngủ trong các hang hốc. Do nguồn thức ăn chủ yếu là lá cây, quả, củ và do vận động
nhiều nên thịt của chúng rất nạc, da dày nhưng giòn. Đó là nguồn thực phẩm rất hấp
dẫn đối với người tiêu dùng hiện nay.

4



Hình 1.1. Hình ảnh heo rừng ( />Ở miền đông Croatia, qua quá trình nghiên cứu sự phát triển của heo rừng người ta có
được các dữ liệu cho thấy điều kiện sống ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của
heo rừng. (Konjević, D.,M.Grubešić..., 2008). Heo rừng rất thích tiếp cận với những
nơi có nước và bóng râm khi thời tiết nóng do heo rừng gập khó khăn trong việc tiết
mồ hôi do đó dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nơi có thảm
thực vật phong phú và gần nguồn nước là nơi mà heo rừng ưa thích. Heo rừng không
thể chịu được nhiệt độ cao nếu nhiệt độ vượt quá 35 oC heo rừng sẽ chết do mất nước,
dựa vào đặc điểm sinh học của nó người ta biết được rằng heo rừng trong thời tiết
nóng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể cần phải ở nơi mát mẻ có
bóng râm và nguồn nước (C.A. Tisdell, 1982). Tuy nhiên heo rừng có khả năng chống
chịu bệnh rất tốt (Hồ Trung Thông, 2010).
1.1.3 Sinh sản
Do đề tài tập trung hơn về sinh trưởng, phát triển và phẩm chất thịt heo rừng với loài
heo rừng được nuôi chủ yếu ở nước ta, nên ta đi sơ lược về tập tính sinh sản của các
loại heo rừng được nuôi nhiều ở trong nước như heo rừng Thái Lan, Việt Nam và heo
rừng Lai.
Theo Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt (2011) thì heo rừng Thái Lan nhập nội có một
số tập tính và khả năng sinh sản như sau: Hoạt động chửa đẻ: Vào những ngày sắp đẻ,

5


heo rừng thường có các biểu hiện: bụng sà, vú căng, âm hộ sưng, đi lại khó khăn, trạng
thái bồn chồn. Heo mẹ hung dữ hơn ngày thường, chúng bắt đầu tha rác, cỏ, cây để
làm ổ đẻ. Heo thường làm ổ ở những nơi vắng vẻ như góc chuồng. Hầu như không có
hiện tượng sát nhau nào ở heo rừng, 100% heo mẹ ăn hết nhau thai của chúng. Sau khi
đẻ, heo mẹ trở nên rất hung dữ và sẵn sàng tấn công các động vật tiến lại gần, kể cả
người chăm sóc và thú y viên. Có một số ít trường hợp heo mẹ cắn chết con sau khi

sinh. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của heo mẹ: Khả năng sinh sản của heo nái
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của heo mẹ và sinh trưởng
của heo con. Các tham số thống kê được sử dụng để đánh giá bao gồm: giá trị trung
bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu, độ lệch chuẩn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở
bảng 1.1.3 (1).

Bảng 1.1.3 (1) Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của heo rừng Thái

Lan
Chỉ tiêu

N

X

Min

Max

S

Số con sơ sinh (con/lứa)
Số con còn sống sau 24 giờ

194
194

5,87
5,2


1
0

10
9

2,17
2,13

(con/lứa)
Tỉ lệ đực (%)
Khối lượng con sơ sinh (kg/con)
Số con cai sữa (con/lứa)
Thời gian cai sữa (ngày)
Khối lượng cai sữa (kg/con)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

194
42
149
149
32
136

56,71
0,37
4,43
120
13,8
229,3


0
0,33
0
100
12,8
157

100
0,47
9
129
14,9
364

0,03
2,03
5,3
0,6
39,6

Trong đó: N là số mẫu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiểu, Max là gía trị tối đa, S
là độ lệch chuẩn.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khả năng sinh sản của heo rừng Thái Lan nhập nội
tương đối thấp (Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt, 2011).

6


Trước đó năm 2010, Tăng Xuân Lưu và cộng sự của mình đã đưa ra tập tính sinh sản

của 2 giống là heo rừng Thái Lan và heo rừng Việt Nam Biểu hiện chu kỳ sinh dục: Sự
thành thục về tính của heo rừng Thái Lan và lợn Rừng Việt Nam thể hiện qua Bảng
1.1.3(2).
Bảng 1.1.3 (2) Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của heo rừng Thái Lan và Vi ệt

Nam
Chỉ tiêu

Đơn

Giới tính

vị
Tuổi động
hớn lần đầu

N

Mean ± ME

Max

Min

(con)

Ngày Đực:
Thái

186


73,5 ±6,65

108,0

35,0

Việt

20

94,43± 5,4

127,0

64,0

Thái

320

187,53 ± 10,86

301,0

156,0

Việt

20


228,5 ± 8,5

320,0

204,0

Thái

78

229,5± 7,54

382,0

167,0

Việt

20

251,5 ± 11,0

363,0

204,0

Thái

78


21,05 ± 1,5

24,0

18,0

Việt

20

21,05 ± 1,5

24,0

20,0

Cái:

Tuổi phối
giống lần đầu

Chu kỳ động
dục

Ngày Cái:

Ngày Cái:

Thời gian


Ngày Cái:

động dục

Thái

78

2,50±0,05

3,0

2,0

Việt

20

-

-

-

Thời gian

Ngày Cái:

mang thai


Thái

64

114±0,55

118,0

101,0

Việt

20

113,5± 2,5

118,0

110,0

7


Tỉ lệ
đực / cái

Thời gian
động dục lại


%

Đực/cái:
Thái:

680

52,18

100,0

0,0

Việt:

20

54,7

100,0

0,0

Ngày Thái:

53

74,37±2,99

123


22

Việt:

16

82,5 ±4,85

142

73,0

sau khi đẻ

Hiện tượng động dục của heo đực: Diễn ra rất sớm, sau khi đẻ 30 ngày đã bắt đầu xuất
hiện những triệu chứng đầu tiên là con đực đã có phản xạ nhảy ôm lên lưng con khác
nhưng có biểu hiện rõ của hoạt động sinh dục là lúc đạt 2,5-3,0 tháng tuổi và hoạt
động mạnh rõ vào tháng tuổi thứ 4 ; 5. Đặc điểm này giống với heo nhà, như vây heo
đực thành thục sinh dục rất sớm. Đối với heo rừng Việt Nam tuổi động dục đến muộn
hơn heo rừng Thái Lan trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với heo cái
tuổi động dục lần đầu ở 7-8 tháng tuổi, cũng là tuổi phối giống lần đầu của chúng. Đối
với heo rừng Việt Nam thời gian động dục và tuổi phối giống lần đầu kéo dài hơn và
chỉ tiêu này có sự sai khác rõ rệt giữa 2 giống heo (P<0,05). Chu kỳ động dục: Kéo dài
19-22 ngày, trung bình 21 ngày như heo nhà, thời gian động dục kéo dài 2-3 ngày, mật
độ tập trung thường kéo dài 2 ngày (kết quá theo dõi của Nguyễn Lân Hùng và cs,
(2006) kéo dài 3-4 ngày, chu kỳ động dục là 20-22 ngày), đối với 2 giống heo không
có sự sai khác. Triệu chứng động dục của lợn cái: Trước ngày động dục heo đi lại
nhiều, có biểu hiện hưng phấn, thích cà kịa con khác và có hiện tượng nhảy lên lưng
con khác, ăn ít, âm hộ bắt đầu tăng sinh. Thời gian động dục kéo dài 2-3 ngày và cũng

được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn động dục: thường kéo dài 6-16 giờ có các triệu
chứng như kêu, đi lại nhiều, tìm kiếm con đực, thích gần con đực, nhưng chưa cho con
đực nhảy, bỏ ăn, âm hộ xung huyết màu hồng tươi (Viện Chăn Nuôi - Tạp chí Khoa
học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010). Giai đoạn chịu đực: Kéo dài từ 1220 giờ và thường vào cuối ngày thứ nhất và sáng sớm ngày hôm sau: Giai đoạn này
thường có những biểu hiện như ít đi lại, heo mẹ đứng ì khi con đực nhảy lên mình nó,
mắt lim dim, âm hộ từ màu hồng tươi chuyển sang màu hồng nhạt và thâm lại. Giai

8


đoạn sau chịu đực: Thường kéo dài 4-8 giờ và có các biểu hiện: Đi lại ít, uể oải, nằm
nhiều, xa lánh con khác, niêm dịch dính đuôi. Triệu chứng biểu hiện động dục của 2
giống heo chúng tôi thấy: biểu hiện động dục của heo rừng Thái Lan thường rõ hơn
heo rừng Việt Nam. Hoạt động chửa đẻ: Sau chu kỳ sinh dục, nếu không đậu thai thì
heo động dục trở lại sau 21 ngày (19-22 ngày). Nếu heo đậu thai thì thời gian mang
thai là 101-118 ngày, thời gian mang thai ngắn hơn heo nhà từ 2-3 ngày. Theo Nguyễn
Lân Hùng và cs (2006) thời gian mang thai là 112-114 ngày giống như heo nhà. Trong
thời kỳ mang thai tính tình heo mẹ trở nên “hiền” hơn: ăn tốt hơn, thời gian nghỉ, ngủ
nhiều hơn, lông da mượt hơn. Trong thời gian chửa heo mẹ thường chăm chỉ hơn chịu
khó đào, ủi đất để kiếm mồi hơn và hay ăn các vật cứng, rắn (có thể để tăng cường
canxi cho thai nhi). Triệu chứng đẻ: Trước khi đẻ 6-7 ngày heo có biểu hiện sa nấm
vú, rõ nhất là cách ngày đẻ từ 1-2 ngày. Heo đi lại khó khăn hơn, bồn chồn, lo lắng
hơn khi càng gần đến ngày làm mẹ, âm hộ bắt đầu sưng, đỏ mọng như lúc động dục.
Trước khi đẻ 2-3 giờ: heo cắp rác, lá cây, cắn chuồng để quây ổ đẻ. Trạng thái bồn
chồn và trở thành hung dữ khác thường. Đi lại khó khăn, các tia vú chìa ra, âm hộ từ
đỏ tươi trở về tím tái, nước ối chảy ra. Khi người chăm sóc đến gần chúng có phản xạ
tự vệ ngay. Đối với heo thả rông ngoài đất, đồi, chúng tự đào hầm và cắp rác để làm ổ
đẻ. Thời gian đẻ: Thời gian đẻ kéo dài 1-2 tiếng, đẻ theo nhịp, mỗi nhịp đẻ thường 2
con một lúc. Số con đẻ dao động từ 1- 9 con/ổ và bình quân 5,5 con ở lứa 1, lứa 2,3 số
con bình quân 7,8 con/ổ và biến động từ 3 - 13 con. Lứa 4 trở lên thường ổn định hơn

từ 5-14 con và trung bình là 8,8 con /ổ (Giống như heo địa phương: Phạm Sỹ Tiệp và
cs (2008) khi nhiên cứu trên heo Móng Cái: Tuổi phối giống lần đầu 8,71 tháng, số
con sơ sinh/ổ: 7,23, số lứa đẻ 1,73/năm). Tỉ lệ đẻ đực cái trong đàn: Tỉ lệ này trong
quá trình theo dõi chúng tôi thấy tỉ lệ đực bao giờ cũng cao hơn cái ở cả 2 giống heo: tỉ
lệ đực chiếm từ 52-60% trong tổng số con sinh ra. Số con sinh ra trong lứa: Qua quá
trình theo dõi chúng tôi thấy: heo rừng là loài động vật đa thai, mỗi lứa trung bình 5,5
con ở lứa đẻ 1, lứa hai bình quân 7,5 con trên ổ, từ lứa 3 trở đi số con bình quân trên 8
con/ổ. Mức giao động từ 2-14 con/lứa ở cả 2 giống heo rừng Thái Lan và Việt Nam.
Đối với heo rừng lai con đực giống có thể phối 5-10 con cái, trong khi đó con cái mắn
đẻ. Đẻ nhiều con mỗi năm có thể đẻ hai lứa, mỗi lứa 6-7 con, có lứa đẻ 8-10 con. Thời
gian mang thai 3 tháng 3 tuần 3 ngày. Chọn giống và phối giống: chọn những con đầu
thanh, ngực sau, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, hông rộng, bộ phận sinh dục phát triển

9


và hoạt động tốt, chu kì động dục của heo là 21 ngày, thời gian dộng duc kéo dài 3-5
ngày (Phạm Hiếu Nhân, 2010).
1.1.4 Thức ăn
Ngoài việc nghiên cứu về đặc tính và nguồn gốc hiện nay khi heo rừng được đưa vào
chăn nuôi thì vấn đề nghiên cứu về thức ăn phù hợp cũng ngày càng được chú trọng.
Tại Nepal, tổ chức FAO Nepal nghiên cứu và đưa ra được các thành phần, loại thực ăn
phù hợp với heo rừng theo tiêu chí thức ăn chăn nuôi heo phải đảm bảo cho sự sinh
trưởng của chúng, thức ăn tốt cho heo và giúp heo cung cấp đủ năng lượng, protein,
khoáng chất và vitamin như cám gạo, gạo, bắp, đậu tương, đậu, sắn, rau và cặn chưng
cất thường được sử dụng trong thức ăn cho heo. Trái cây: Trái cây bị hư hỏng trong
quá trình vận chuyển, lưu trữ và xử lý được sử dụng như thức ăn bổ sung cho heo, có
thể luộc chín và trộn với thức ăn khác như cám gạo, gạo và ngô. Tốt nhất là có thể sử
dụng các loại tươi. Các loại trái cây phù hợp là: chuối , đu đủ, táo, lê, dưa hấu…Rau:
Rau quả thiệt hại trong giao thông vận tải, lưu trữ và xử lý được sử dụng như thức ăn

bổ sung cho heo, luộc chín và trộn với thức ăn khác như cám gạo, gạo và ngô. Rau
thích hợp là: bắp cải, rau diếp, rau bina, rau muống, khoai lang, cola - quế (nhu cầu
đun sôi ), bí ngô, lục bình…(Farmer's Hand Book on Pig Production, 2009). Cùng với
nghiên cứu tương tự như trên cách đây rất lâu

theo quyển sách “Wild Pigs:

Environmental Pest or Economic Resource?” (1982) dựa vào đặc điểm sinh học cũng
như thói quen của heo rừng mà cho chúng ta biết heo rừng là một loài ăn tạp và thức
ăn chủ yếu chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn là rau xanh, Trong những năm gần đây,
heo rừng là đối tượng được phát triển mạnh do chúng là loài ăn tạp, có khả năng tìm
và sử dụng hiệu quả nhiều loại thức ăn có khả năng thích nghi cao… (Phan Xuân Hảo
và Ngọc Văn Thanh, 2014). Cũng ý kiến như trên trước đó theo Nguyễn Lân Hùng và
Nguyễn Khắc Tích (2010) heo rừng vốn là loài vật sống hoang dã trong rừng và tự đi
tìm thức ăn, nước uống.
Chúng có mõm dài, chân cao, chắc, khỏe, da dày, bụng gọn, răng cứng và khỏe…
Ngoài ra, heo rừng có dạ dày và hệ thống tiêu hóa cực kỳ tốt nên nó có thể ăn được
nhiều loại thức ăn như thân, lá, cây non, các loại rễ, củ, các loại rau cỏ, các loại trái
cây rụng trên mặt đất; giun đất, bọ chiếu, bọ ngựa, dế, châu chấu, cào cào, các loại côn
trùng, thằn lằn, trứng kiến, kỳ nhông… Với nền thức ăn như vậy và đôi khi cũng được
bổ sung một số thức ăn nhưng nói chung heo rừng lớn chậm. Heo nái đẻ gần giống với

10


lợn nhà, từ 2 – 2,3 lứa/năm. Để heo rừng có thể lớn nhanh hơn, sinh đẻ tốt hơn, người
ta đã tập cho heo rừng làm quen với các loại thức ăn ít chất xơ như bột tấm gạo, cám,
bột ngô, bột đậu tương, đậu mèo, củ khoai lang, cơm và thức ăn thừa…được nấu lên
rồi trộn với rau, bèo, thân lá để cho heo ăn. Song điều này phải được cân nhắc kỹ
lưỡng, nếu tăng quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ làm cho heo dễ tích mỡ, chất

lượng thịt sẽ giảm. Vì chỗ nuôi có khi là cả một bãi rộng, cây cối rậm rạp nên khi đưa
thức ăn tới ta nên gây phản xạ có điều kiện bằng cách gõ kẻng hoặc vỗ tay. Heo sẽ
quen dần với các tín hiệu này để biết đường mò về ăn. Với đàn heo rừng đã được thuần
dưỡng nhiều năm và những đàn heo rừng lai (có một phần máu của heo địa phương –
như heo Bản, heo Mường) thì nguồn thức ăn để nuôi chúng lại càng cần phong phú.
Đặc biệt, có thể cho heo ăn thêm thức ăn giàu đạm như cua, ốc, tôm tép, giun đất. Ta
nấu thành cháo cho heo nái sau đẻ ăn. Với heo con, sau 20 – 25 ngày tuổi có thể dùng
các loại hạt đậu tương, gạo, ngô… rang lên đập vụn hoặc nấu thành cháo loãng để heo
con ăn thêm. Với heo đực giống phải phối giống nhiều thì sau mỗi lần phối giống, cần
bổ sung thức ăn giàu đạm (như bột cá, bột đậu tương, tôm tép, cua, ốc…) để đảm bảo
phẩm chất tinh dịch tốt, nâng cao tỉ lệ thụ thai…Lưu ý, ta chỉ tăng thức ăn giàu đạm là
chính. Nếu tăng thức ăn giàu bột, đường (như bột ngô, bột khoai…) thì heo dễ béo,
ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
Cũng tương tự ở heo rừng lai thức ăn của heo rừng bao gồm thức ăn xanh tươi (cỏ, cây
các loại), thức ăn tinh ( hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng
như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm….Khẩu Phần thức ăn cho heo rừng lai thông
thường: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ
cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 3 bữa , một heo trưởng thành có thể
tiêu thụ 2-3kg thức ăn các loại mỗi ngày. Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy
nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước không có ý nghĩa về
mặt dinh dưỡng nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của heo rừng, nhất là thời tiết nắng nóng……..(Phạm Hiếu Nhân, 2010).
Thức ăn và khẩu phần thức ăn: Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn
tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét,
hỗn hợp đá liếm… Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm
tro, đất sét để ăn. Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng

11



thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo
rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy…(Đặng Tịnh, 2006).
Cám là một phụ phẩm của công nghiệp xây xát lúa gạo đóng vai trò thức ăn quan trọng
hàng đầu trong chăn nuôi heo ở nước ta. Cám gồm những vỏ lụa và vụn mầm lúa, cám
gạo tốt có tỷ lệ protein trung bình, béo tương đối nhiều do đó để lâu khó bảo quản
(Trần Thế Thông, 1985).

Hình 1.1.4 (1). Cám gạo cho heo
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều loại thức ăn đơn được phối hợp theo
công thức, đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì
được đời sống và sức sản xuất của vật nuôi mà không cần cho thêm một loại thức ăn
nào khác ngoài nước uống (Lê Thị Mến, 2010).
Trong các loại rau xanh có trong khẩu phần ăn của heo rừng thì rau lang và rau muống
là hai loại dễ tìm và dễ trồng nhất trong các loại rau, không những thế nó còn khá rẻ.
Rau lang (Ipomaea batatas) là cây thân bò, được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới vì dễ
trồng, không kén đất, có tính chịu hạn thấp (Huỳnh Lê Thanh Phúc, 1995), thành phần
dinh dưỡng của được đưa ra trong quyển Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
(Nguyễn Công Khẩn và cs, 2007) được thể hiện trong bảng sau:

12


×