Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết giàu flavonoid từ lá hồng (diospyros kaki) trên mô hình đột quỵ não thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HẠNH

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH
CỦA CAO CHIẾT GIÀU FLAVONOID
TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI) TRÊN
MÔ HÌNH ĐỘT QUỲ NÃO THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HẠNH
MSV: 1301123

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH
CỦA CAO CHIẾT GIÀU FLAVONOID
TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI) TRÊN
MÔ HÌNH ĐỘT QUỲ NÃO THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Lê Thị Xoan
2. TS. Hà Vân Oanh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền


2. Viện Dƣợc liệu

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện, thực hiện khóa luận tại Viện Dược Liệu và
trường Đại học Dược Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, anh chị,
gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Lê Thị Xoan – Khoa Dược lý, Sinh hóa, Viện Dược liệu – một người chị, người
thầy luôn nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện đề tài.
TS. Hà Vân Oanh – Bộ môn Dược học cổ truyền – đã tạo điều kiện để em tham gia
thực hiện khóa luận và luôn hết lòng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cán bộ Khoa Dược lý, Sinh hóa
và Khoa Hóa thực vật I – Viện Dược liệu đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và cho em những lời
động viên, khích lệ những lúc khó khăn khi làm thực nghiệm.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong 5 năm
học qua.
Do trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khóa
luận. Vì vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Đặng Thị Hạnh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về đột quỵ não ............................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa .................................................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ..................................................................................................................... 3
1.1.3. Yếu tố nguy cơ............................................................................................................ 4
1.2. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ ....................................................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm phân bố máu của các động mạch não......................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não ...................................................... 6
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh ........................................................................................................ 6
1.2.4. Vùng nửa tối trong thiếu máu não cục bộ .................................................................. 7
1.2.5. Điều trị ........................................................................................................................ 7
1.2.6. Mô hình thiếu máu não cục bộ ................................................................................... 8
1.3. Tổng quan về lá hồng .................................................................................................. 10
1.3.1. Mô tả ......................................................................................................................... 10
1.3.2. Phân bố ..................................................................................................................... 10
1.3.3. Bộ phận dùng, công dụng ......................................................................................... 10
1.3.4. Thành phần hóa học.................................................................................................. 11
1.3.5. Tác dụng dược lý ...................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 17
2.1.1. Nguyên liệu............................................................................................................... 17
2.1.2. Động vật thí nghiệm ................................................................................................. 17
2.1.3. Hóa chất, trang thiết bị ............................................................................................. 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.2.1. Định lượng flavonoid trong cao chiết ethanol 70% và cao chiết giàu flavonoid ..... 19
2.2.2. Đánh giá tác dụng dược lý ........................................................................................ 22
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................ 28



3.1. Định lượng flavonoid trong cao chiết ethanol 70% và cao chiết giàu flavonoid từ lá
hồng .................................................................................................................................... 28
3.1.1. Sắc kí đồ của mẫu chuẩn và mấu thử ....................................................................... 28
3.1.2. Xây dựng đường chuẩn định lượng kaempferol trong cao chiết lá hồng. ................ 28
3.1.3. Xây dựng đường chuẩn định lượng quercetin trong cao chiết lá hồng .................... 29
3.1.4. Kết quả định lượng flavonoid trong cao chiết lá hồng ............................................. 30
3.2. Tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết lá hồng trên thực nghiệm............................ 31
3.2.1. Ảnh hưởng của cao chiết lá hồng trên mức độ thiếu hụt thần kinh vận động .......... 31
3.2.2. Xác định mức độ nhồi máu não chuột bằng phương pháp nhuộm 2,3,5tripphenyltetrazolium chloride (TTC) ................................................................................ 33
BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 40


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACAT

Acyl CoA – cholesterol acyl transferase

AST

Aspartate transamiase

CAT

Catalase

CCA

Động mạch cảnh chung (Common carotid artery)


CK
DKE70
DKF

Creatine kinase
Cao chiết khô ethanol 70% từ lá hồng
Cao chiết khô giàu flavonoid từ lá hồng

DKF100

Lô chuột MCAO xử lý với mẫu thử liều 100 mg/kg DKF

DKF50

Lô chuột MCAO xử lý với mẫu thử liều 50 mg/kg DKF

ECA

Động mạch cảnh ngoài (External carotid artery)

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug
Administration)

GSH
HMG-CoA
HPLC
i.v


Glutathione
Hydroxymethylglutaryl coenzym
High Performance Liquid Chromatography
Đường tiêm tĩnh mạch

ICA

Động mạch cảnh trong (Internal carotid artery)

LDH

Lactase dehydrogenase

MCA

Động mạch não giữa (Middle cerebral artery)

MCAO

Thuyên tắc động mạch não giữa

MDA

Malondiadehyde

NXQ

Cao chiết chuẩn hóa từ lá hồng (Naoxinqing)


p.o
ROS
r-TPA, tPA

Đường uống
Reactive oxygen species
Human tissue-type plasminogen activator

SOD

Superoxide dismutase

TIA

Cơn thiếu máu não thoáng qua


TTC

2,3,5-triphenyltetrazolium chloride

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cây hồng, Lá hồng ............................................................................................. 10
Bảng 1.2. Các flavonoid chính trong lá hồng .................................................................... 11
Bảng 2.1. Các lô chuột tiến hành thử tác dụng dược lý ..................................................... 24

Bảng 3.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn theo kaempferol .............................................. 28
Bảng 3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn theo quercetin ................................................. 29
Bảng 3.3. Kết quả định lượng flavonoid trong DKE70 .............................................................. 31
Bảng 3.4. Kết quả định lượng flavonoid trong DKF .................................................................. 31
Bảng 3.5. Điểm đánh giá tổn thương thần kinh ................................................................. 32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức của flavonoid [40] ............................................................................ 12
Hình 1.2. Công thức của terpenoids[40] ............................................................................ 12
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng dược lý của DKF ......................... 22
Hình 2.2. Sợi monofilament gây tắc động mạch não giữa ................................................. 25
Hình 2.3. Vị trí cắt để thu lấy 5 lát cắt não nhuộm TTC .................................................... 27
Hình 3.1. Sắc ký đồ HPLC phân tích định lượng flavonoid tổng số trong cao chiết lá
hồng. (A) Cao lá hồng DKF sau khi đã thủy phân; (B) Quercetin; (C )Kaempferol ......... 28
Hình 3.2. Đường chuẩn xác định kaempferol .................................................................... 29
Hình 3.3. Đường chuẩn xác định quercetin ....................................................................... 30
Hình 3.4. Hình ảnh đặc trưng của lát cắt não của các nhóm chuột nghiên cứu khi nhuộm
bằng TTC. Vùng màu trắng chỉ vùng nhồi máu ................................................................. 33
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ % nhồi máu não chuột ...................................................... 33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay đột quỵ là vấn đề thời sự cấp thiết của y học đối với mọi quốc gia, mọi
dân tộc trên thế giới. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ 2 trong top 10 nguyên nhân gây
tử vong sau nhồi máu cơ tim [37]. Khoảng 1 trong số 1.000 người bị đột qụy trong đời
[29]. Trên thế giới, vào năm 2013, đã có 6,5 triệu người chết vì đột quỵ [38]. Tại Mỹ, đột
quỵ giết chết khoảng 140.000 người và hơn 795.000 bị đột quỵ mỗi năm. Cứ 40 giây lại
có 1 trường hợp đột quỵ não cấp và cứ 4 phút lại có một trường hợp tử vong do đột quỵ
não [18], [38]. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ,

khoảng 50% trong số đó tử vong. Đột quỵ thường xảy ra “bất ngờ” và để lại hậu quả vô
cùng nặng nề khi có tới 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như
liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần...[1]
Đột quỵ gồm hai thể: thiếu máu não cục bộ (ischemic stroke) và xuất huyết não
(hemorrhagic stroke) trong đó thiếu máu não cục bộ chiếm 87%, xuất huyết não là 13%
[21]. Điều trị đột quỵ não càng sớm thì tổn thương và di chứng để lại càng được giảm
thiểu. Mỗi thể có cách điều trị khác nhau. Thiếu máu não cục bộ xảy ra khi cục máu đông
chặn một mạch máu cung cấp máu cho não. Đây là loại phổ biến nhất. Mục tiêu điều trị là
làm tan hoặc loại bỏ cục máu đông [12]. Cho đến nay, liệu pháp điều trị còn hạn chế và
chưa được tối ưu. Do đó, việc nghiên cứu phát triển các liệu pháp điều trị đột quỵ não mới
là rất cần thiết.
Các thuốc từ thảo dược với thành phần hóa học đa dạng, đa mục tiêu, có thể đạt
được những hiệu quả đáng kể với những bệnh phức tạp như nhồi máu não. Cây hồng, có
tên khoa học Diospyros kaki L.f là một cây ăn quả lâu năm được trồng phổ biến ở các khu
vực Đông Nam Á. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi đã chứng minh rằng cao chiết
ethanol 70% từ lá hồng có tác dụng làm giảm tổn thương thần kinh trên chuột gây đột quỵ
não thực nghiệm bằng phương pháp làm tắc động mạch não giữa (middle cerebral artery
occlusion, MCAO) [18]. Theo các tài liệu được công bố trên thế giới, thành phần
flavonoid từ lá hồng đã được chứng minh là có tác dụng tác dụng chống oxi hóa, giãn
mạch, hạ lipid máu, kháng viêm và đặc biệt là tác dụng chống đột quỵ thiếu máu theo cơ
chế kháng viêm và bảo vệ tế bào nội mạc [39].
1


Để góp phần làm sáng tỏ thành phần hoạt chất có tác dụng bảo vệ thần kinh trong lá
hồng Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết
giàu flavonoid từ lá hồng (Diospyros kaki) trên mô hình đột quỵ não thực nghiệm” với
mục tiêu:
1. Điều chế cao chiết ethanol 70% và cao chiết giàu flavonoid từ lá hồng thu
hái tại Yên Bái, định lượng flavonoid toàn phần trong cao chiết đó.

2. Triển khai mô hình gây tắc động mạch não giữa trên chuột nhắt trắng. Đánh
giá tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết này trên mô hình MCAO.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đột quỳ não
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não được định nghĩa như sau:
Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột
ngột các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24
giờ hoặc dẫn tới tử vong, không xác định được nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân
mạch máu [18].
1.1.2. Phân loại
Một cơn đột quỵ có thể do tắc động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hoặc
vỡ một mạch máu (xuất huyết não). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu
lượng máu đến não được gọi là cơn thiếu máu thoáng qua, hay TIA [11] [12].
 Đột quỵ thiếu máu cục bộ:
Nguyên nhân thiếu máu cục bộ là do động mạch não hẹp hoặc bị nghẽn gây suy
giảm nghiêm trọng dòng máu tới não. Các đột quỵ phổ biến nhất bao gồm:
 Đột quỵ huyết khối: Xảy ra do hình thành cục máu đông ở động mạch cung cấp
máu cho não bộ. Tình trạng này xuất hiện do có các mảng bám (chất béo) lắng
đọng và tích tụ lại trong động mạch và dẫn tới giảm lưu lượng máu.
 Đột quỵ tắc mạch: Xảy ra do 1 cục máu đông hoặc các mảnh vỡ theo dòng máu
đến động mạch trong não bộ khiến các động mạch não hẹp hơn.
 Đột quỵ xuất huyết não
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi 1 mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ ra. Nguyên nhân có
thể là do không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, sử dụng quá liều thuốc chống
đông cũng như thành mạch yếu dễ vỡ.

Nguyên nhân ít gặp hơn là vỡ nhiều mạch máu mỏng do dị dạng động tĩnh mạch lúc
mới sinh. Các loại đột quỵ xuất huyết bao gồm:
 Xuất huyết trong não: Xuất huyết nội sọ khiến cho máu tràn vào các tế bào cũng
như mô não xung quanh gây hại các tế bào não. Nguyên nhân thường là do cao
huyết áp, chấn thương, dị dạng mạch máu, sử dụng các thuốc làm mỏng thành
mạch.
3


 Xuất huyết dưới màng nhện: Động mạch trên hoặc gần bề mặt của não bị vỡ ra và
tràn vào không gian giữa bề mặt não và hộp sọ. Xuất huyết dạng này thường dẫn
tới 1 cơn đau đầu đột ngột và dữ dội. Xuất huyết dưới màng nhện thường được biết
đến là do chứng phình động mạch. Sau khi xuất huyết thì các mạch máu não bạn
mở rộng và hẹp bất thường (co thắt mạch).
 Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) − được biết đến như một cơn đột quỵ
nhỏ có triệu chứng giống như cơn đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn. Cơn đột
quỵ thoáng qua là do thời gian cung cấp máu cho não bộ giảm trong thời gian dưới 5
phút.
Giống như một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, TIA xảy ra khi một cục máu đông
hoặc mảnh vỡ ngăn cản khối lượng máu đến một phần của não bộ. TIA không gây ra triệu
chứng kéo dài do chỉ làm tắc nghẽn tạm thời.
TIA có thể cảnh cáo nguy cơ đột quỵ cục bộ chính vì vậy cần phải được thăm khám
và điều trị để tránh tổn thương sau này.
1.1.3. Yếu tố nguy cơ
 Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát [12], [32]
- Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ
- Xơ vữa động mạch: các mảng chất béo tích tụ ở trong thành động mạch sẽ ngăn
chặn hoặc làm thu hẹp mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ.
- Bệnh tim: bệnh mạch vành, suy tim, bệnh cơ tim giãn nở và những bệnh về tim

khác
- Nồng độ cholesterol cao: Nồng độ cholesterol cao sẽ góp phần tích tụ mảng bám
trong thành động mạch, có thể chặn lưu lượng máu đến não và gây ra đột quỵ.
- Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, khiến tim phải làm
việc nhiều hơn và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành dễ dàng hơn.
- Rung tâm nhĩ: Bệnh làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 5 lần, dễ
dẫn đến thuyên tắc mạch.
- Bệnh tiểu đường
- Thừa cân hoặc béo phì
4


- Các rối loạn máu: các rối loạn máu như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu
nặng có thể gây ra đột quỵ, nếu không được điều trị.
- Uống rượu quá nhiều.
- Thuốc: một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, có thể làm tăng nguy cơ đột
quỵ. Thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một số phụ nữ.
 Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát [12], [32]
- Tuổi tác: đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở trẻ em nhưng phổ biến
hơn ở người lớn tuổi. Từ 55 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi sau 10 năm.
- Giới tính: đột quỵ phổ biến hơn ở nam giới nhưng phụ nữ chiếm đến hơn một nửa
số ca tử vong do đột quỵ.
- Tiền sử gia đình: nguy cơ đột quỵ tăng lên nếu trong gia đình có thành viên đã
từng bị nhồi máu cơ tim khi còn trẻ.
- Đã từng bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trước đây: nguy cơ bị đột quỵ lần thứ 2
cao hơn nhiều ở những người đã từng bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trong quá khứ.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua: cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là tiền thân
của một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ.
- Bất thường ở động mạch: nguy cơ đột quỵ xuất huyết tăng lên nếu một người có
chứng phình động mạch trong hộp sọ. Dị dạng động tĩnh mạch là một yếu tố nguy cơ đột

quỵ do xuất huyết.
1.2. Đột quỳ thiếu máu não cục bộ
1.2.1. Đặc điểm phân bố máu của các động mạch não
Não được tưới máu bởi hai hệ động mạch là hệ động mạch cảnh trong và hệ động
mạch sống – nền [5].
- Hệ động mạch cảnh trong: cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não
và chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông
sau và động mạch mạch mạc trước.
- Hệ động mạch sống − nền: phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới thuỳ thái
dương và thuỳ chẩm.
- Hai hệ thống này được nối thông với nhau tại đa giác Willis
5


1.2.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não
- Lưu lượng tuần hoàn não:
Lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 50 ml/100 g não/phút (chất xám:
80 ml/100 g não/phút; chất trắng: 20 ml/100 g não/phút).
- Tiêu thụ O2 và glucose của não:
+ Mức tiêu thụ O2 trung bình 4 ml oxy/100 g não/phút, tiêu thụ glucose trung
bình 6 mg/100 g não/phút.
+ Nhu cầu về O2 và glucose của não cần được đáp ứng liên tục và ổn định. Tế
bào não không có dự trữ oxy, còn lượng đường dự trữ chỉ có thể đủ sử dụng trong vòng
hai phút [5].
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là kết quả của sự gián đoạn đột ngột lưu lượng máu
trong não. Thiếu máu não cục bộ có 70 − 80% là do tắc nghẽn mạch máu hoặc huyết khối.
Một cục máu đông có thể hình thành trong tim, dọc theo mạch máu lớn (ví dụ như động
mạch chủ, động mạch cảnh hoặc động mạch thân nền) hoặc trong động mạch nhỏ xuyên
sâu vào não. Hoặc các nguyên nhân khác làm giảm lưu lượng máu trong não bao gồm các

cơn co thắt động mạch một hoặc nhiều lần với lượng máu chảy kém qua các mạch máu,
viêm tủy, tắc nghẽn tĩnh mạch và thiếu máu trầm trọng hoặc tăng lưu lượng máu [30].
Các nguyên nhân trên gây giảm sự cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế bào thiếu
máu, cuối cùng dẫn đến sự suy giảm các phosphate năng lượng cao (ví dụ ATP) và tích tụ
kali trong máu, natri nội bào và nước, dẫn đến tế bào căng ra và cuối cùng là ly giải. Sự
gia tăng calci nội bào dẫn đến việc kích hoạt lipase, proteases, endonucleases và giải
phóng các acid béo tự do từ các phospholipid màng. Ngoài ra còn có các acid amin như
glutamate và aspartate, làm tổn thương thần kinh và tích tụ các acid béo tự do, bao gồm
arachidonic, tạo thành prostaglandin, leukotrienes và các gốc tự do. Trong thiếu máu não
cục bộ, các gốc tự do được sản xuất ồ ạt vượt quá khả năng dọn dẹp của cơ thể, dẫn tới
các gốc tự do này tấn công màng tế bào và góp phần làm tăng acid nội bào. Tất cả xảy ra
trong vòng 2 đến 3 giờ khi bắt đầu thiếu máu và góp phần vào sự chết tế bào [21], [30].

6


1.2.4. Vùng nửa tối trong thiếu máu não cục bộ
Ở vùng tổn thương thiếu máu não cục bộ có hai vùng. Vùng trung tâm, lưu lượng
máu rất thấp 10 – 12 ml/100 g não/phút, các tế bào sẽ chết, gọi là “vùng hoại tử”, khó có
khả năng điều trị. Vùng chu vi giảm lưu lượng máu não dưới 18 − 20 ml/100 g não/phút
có khả năng chết trong vòng vài giờ, gọi là “vùng nửa tối”. Tế bào thần kinh trong vùng
nửa tối chủ yếu là rối loạn chức năng, nhưng có thể phục hồi nếu được tái tưới máu hoặc
được điều trị kịp thời. Sự sống còn của vùng nửa tối là yếu tố quan trọng nhất quyết định
sự phục hồi sau đột quỵ thiếu máu cục bộ. Do đó vùng này còn được gọi là “vùng điều
trị” [20].
1.2.5. Điều trị
Các nhóm thuốc:
- Thuốc tiêu huyết khối (thrombolytic) như Urokinas, Streptokinas và recombinant
Tissue Plasminogen Activator (r-TPA) [5].
Cho đến nay, tPA (human tissue-type plasminogen activator) là liệu pháp duy nhất

được FDA phê chuẩn trong điều trị đột quỵ nhồi máu não với khả năng làm tan cục máu
đông và phục hồi sự tưới máu đến vùng não bị thiếu máu [35].
Những bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho việc sử dụng liệu pháp tiêu huyết
khối được duy trì huyết áp < 180/110 mmHg, được sử dụng tPA theo hướng dẫn. Việc sử
dụng tPA phải bắt đầu trong vòng 3 giờ được phê chuẩn của FDA [35] và 4, 5 giờ ở Châu
Âu và một số nước khác tính từ thời điểm bắt đầu bị đột quỵ, với mức liều 0,9 mg/kg
trong vòng 1 giờ, với 10% liều tiêm trong vòng 1 phút đầu, tránh dùng liệu pháp chống
huyết khối trong vòng 24 giờ, theo dõi chặt chẽ vấn đề tăng huyết áp, đáp ứng và xuất
huyết. Điều trị bằng r-TPA làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng của xuất huyết não so
với giả dược, nhưng không có tác động đáng kể nào lên tỉ lệ tử vong trong 3 − 12 tháng
[16], [21], [36]
- Thuốc chống đông: Heparin tiêm tĩnh mạch, liều trung bình 2500 UI, 6 giờ dùng
một lần, cần theo dõi thời gian Howell hoặc thời gian Quick để điều chỉnh liều lượng,
dùng 7 − 10 ngày. Thời gian sau chuyển dùng Aspirin [5].
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: aspirin, dipyridamol, clopidogrel, ticlopidyl [5].
7


- Edaravon (3-methyl-1-phenyl-2-pyrazolin-5-one) là một chất có khối lượng phân
tử nhỏ, có khả năng dọn dẹp gốc tự do và dễ dàng qua hàng rào máu não. Hoạt tính chống
oxy hóa của edaravon là cơ chế hoạt động chính của nó và là một trong những yếu tố
quan trọng. Sự stress oxy hóa xảy ra sau một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ tạo ra các gốc
oxy hóa hoạt hóa như hydrogen peroxide (H2O2), gốc tự do hydroxyl (HO·)và các gốc
halogen superoxide (O2·), các chất này gây tổn thương tế bào nội mô mạch máu [23].
Nghiên cứu RESCUE đã cho thấy, việc sử dụng edaravon có hiệu quả để cải thiện
kết quả trên các bênh nhân đột quỵ tắc mạch máu lớn cấp tính, đặc biệt với các bệnh nhân
điều trị bằng r-TPA. Cũng có báo cáo rằng edaravon làm giảm xuất huyết nội sọ [28].
1.2.6. Mô hình thiếu máu não cục bộ
Để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đột quỵ thiếu máu não cục bộ cũng
như là để tìm ra phương pháp điều trị mới cho thể đột quỵ này, các nhà nghiên cứu đã xây

dựng các mô hình gây đột quỵ thiếu máu não cục bộ từ nhiều năm nay để hiểu rõ hơn về
cơ chế bệnh sinh cũng như để phục vụ cho nghiên cứu phát triển thuốc mới.
Có hai loại thiếu máu não là thiếu máu não toàn thể (global ischemia) và thiếu máu
não cục bộ (focal ischemia). Thiếu máu não toàn thể là trạng thái hầu hết hoặc toàn bộ
não giảm lưu lượng máu về 0 ml/g/phút, chỉ vài phút của thiếu máu não toàn thể có thể
gây tổn thương không hồi phục được. Thiếu máu não cục bộ chỉ gây giảm lưu lượng máu
và trong khu vực một động mạch não và nhánh của nó [22] [34].
Một số mô hình của thiếu máu não [22].
 Toàn thể:
 Tắc 2 CCA + hạ huyết áp
 Tắc cả 4 động mạch nuôi não
 Ngừng tuần hoàn
 Cục bộ
 Phẫu thuật sọ não:
Tạm thời: phẫu thuật kẹp/tái tưới máu, huyết khối tại chỗ/ly giải
Vĩnh viễn: huyết khối tại chỗ/ly giải
 Không phẫu thuật sọ não
8


Tạm thời: MCAO/tái tưới máu, huyết khối/ly giải, tắc bởi Endothelin-1
Vĩnh viễn: MCAO, huyết khối, không có huyết khối tắc nghẽn.
Thuyên tắc động mạch não giữa (MCAO) – Mô hình intraluminal suture
Do đa số các trường hợp đột quỵ thiếu máu não (~ 80%) xảy ra tại vùng não được
cung cấp máu bởi động mạch não giữa (middle cerebral artery – MCA) nên có rất nhiều
mô hình đột quỵ được nghiên cứu phát triển tập trung vào động mạch này.
Gây tắc động mạch não giữa sử dụng kĩ thuật intraluminal suture là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về đột quỵ. Đây là phương pháp gây tắc
động mạch não giữa bằng cách đưa sợi dây phẫu thuật từ động mạch cảnh ngoài (external
carotid artery – ECA) và đi qua động mạch cảnh trong (internal carotid artery – ICA) cho

đến khi đầu sợi dây bắt gặp vòng Willis và bít được gốc của động mạch não giữa (MCA)
[19].
Kỹ thuật này có thể được sử dụng để mô phỏng sự tắc nghẽn vĩnh viễn hoặc thoáng
qua: sợi chỉ được lấy ra sau một khoảng thời gian nhất định (30 phút, 1 giờ hoặc 2 giờ) và
được tái tưới máu là mô hình MCAO tạm thời, sợi chỉ được để lại tại chỗ 24 giờ thì là mô
hình MCAO vĩnh viễn.
Ưu điểm của kĩ thuật này là tạo ra tổn thương lặp lại, mô phỏng được cả thiếu máu
cục bộ tạm thời và vĩnh viễn, tái tưới máu được vị trí tổn thương, can thiệp nhanh, thích
hợp cho nghiên cứu dài hạn sau khi gây thiếu máu não, không đòi hỏi phải phẫu thuật
xâm lấn sọ não, thời gian gây tắc mạch có thể kiểm soát được, sau thời gian gây tắc mạch
mong muốn, sợi dây nilon được thu hồi, chuột có khả năng sống sót trong nhiều ngày,
nhiều tuần. Tuy nhiên, nhược điểm là tỉ lệ tử vong cao do thiếu máu nghiêm trọng [19],
[22].
Đây cũng là mô hình được lựa chọn trong nghiên cứu này của chúng tôi để gây
thuyên tắc động mạch não giữa và trên mô hình đó tiến hành các thử nghiệm hành vi và
mô học đánh giá tác dụng phòng chống đột quỵ của cao chiết giàu flavonoid từ lá hồng.

9


1.3. Tổng quan về lá hồng
Cây hồng, tên khoa học là Diospyros kaki L.f, họ Thị Ebenaceae.

Bảng 1.1. Cây hồng, Lá hồng
1.3.1. Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 15 m, lá mọc so le hình trứng hay trái xoan, dài 8 – 18 cm, rộng 3
− 9 cm, đầu có mũ lồi ngắn, gốc lá nhọn dần, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới có lông
tơ nhạt. Hoa đực mọc chụm lại thành sim ở nách lá, có hai lá bắc, 14 − 24 nhị, thường là
16. Hoa cái mọc đơn độc, đài xẻ 5 thùy, bầu có 4 vòi nhụy và 4 ô, thường có vách giả chia
làm 8 ngăn. Quả mọng 3,5 − 8 cm, nhẵn, khi chín màu vàng hay đỏ (hồng ngâm thì vàng,

hồng trứng thì đỏ), mang đài tồn tại và không gập xuống. Hạt dẹt màu nâu vàng [4], [6].
Tháng 4 − 6 ra hoa, tháng 8 − 10 có quả [4] [7].
1.3.2. Phân bố
Nguyên sản ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam có trồng ở nhiều nơi vùng
đồng bằng và vùng núi. Hồng là một cây ăn quả lâu đời ở các tỉnh phía bắc từ Thanh Hóa
trở ra, ở phía nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt – Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000 −
1500 m so với mặt nước biển [4].
1.3.3. Bộ phận dùng, công dụng
Ở Việt Nam hồng được trồng chủ yếu làm cây ăn quả. Có nhiều chủng được yêu
thích nhất là hồng Lạng Sơn (hồng vuông) với quả hình cầu, khi chín màu vàng lục, thịt
giòn. Hồng Hạc ở Hạc Trì, ở Vĩnh Phúc có vỏ mỏng, không hạt, ruột đỏ da cam [4].
10


Thị đế − Calyx Kaki (tai hồng phơi hoặc sấy khô): dùng để trị ho, nấc, đi đái đêm,
ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng hàn [8].
Thị tất – Succus Kaki siccatus (nước ép từ quả hồng) chữa cao huyết áp [8].
Thị sương – Saccharum Kaki (chất đường trong quả hồng) chữa đau cổ họng, ho [8].
Lá hồng thường được sử dụng như một loại thuốc, đồ uống giải khát và mỹ phẩm
[8].
1.3.4. Thành phần hóa học
1.3.4.1. Flavonoid
Flavonoid là thành phần chính trong lá hồng và có hoạt tính. Các cấu trúc của
flavonoid khác nhau được tìm thấy trong lá hồng được tóm tắt trong bảng [39].
Bảng 1.2. Các flavonoid chính trong lá hồng
Quercetin, Kaempferol
Flavonol

Isoquercetin
Myricitrin

Rutin
Quereetin-3-O-β-L-arabinopyranoside
Quereetin-3-O-β-D-glucopyranoside
Quereetin-3-O-β-D-galactopyranoside
Kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranoside

Flavonol glucoside

Kaempfetol-3-O-β-D-galactopyranoside
Kaempferol-3-β-D-xylopyranoside
Kaempefrol-3-O-L-arabinopyranoside
Kaempferol-3-O- (200-O-galloyl) -β-D-glucopyranoside
Myrieetin-3-O-α-D-glucopyranoside
Quereetin-3-O-β-D-galaetoside

11


R1
Kaempferol

OH

Quercetin

OH

Astragalin

O-β-D-glucose


Rutin

O-β-D-rutinose

R2

R3
OH

OH

Hình 1.1. Công thức của flavonoid [39]

1.3.4.2. Terpenoids
Các hợp chất triterpenoid cũng quan trọng trong lá hồng và cho thấy các hoạt động
dược lý nhất định. Ursolic acid (UA), acid ursolic 19-hydroxy và axit ursolic 19,24dihydroxy được tách ra từ lá hồng tạo ra sự kích thích superoxide và phosphoryl tyrosyl
và có thể có các ứng dụng dược phẩm [39].

Ursolic acid

Oleanolic acid

Hình 1.2. Công thức của terpenoids[39]

12


1.3.4.3. Hợp chất khác
Vitamin C, nhựa, polysaccharide, chất diệp lục, carotene, kryptoxanthine, cellulose,

hemicellulose, lignin, các axit amin và các nguyên tố vi lượng cũng được tìm thấy trong
lá hồng [39].
1.3.5. Tác dụng dược lý
Tác dụng trên hệ tim mạch
Một số báo cáo đã chứng minh rằng lá hồng đã làm tăng lưu lượng máu động mạch
vành của thỏ, ếch và chó (Han và cộng sự, 1983, Liang và Fu, 1985). Các nhóm sử dụng
dung dịch uống liều cao (100 mg/kg) và liều thấp (25 mg/kg) được làm từ lá hồng đã làm
giảm rõ rệt nhịp tim và vùng nhồi máu cơ tim, giảm nồng độ CK và LDH trong huyết
thanh.
Hơn nữa, flavonoid của lá hồng (PLF) ở liều 4 mg/ml có thể làm giảm sự giải phóng
AST, CK và LDH và sản xuất MDA, cũng như tăng hoạt động của enzyme SOD. Điều đó
cho thấy rằng PLF có tác dụng bảo vệ cơ tim.
Flavonoid lá hồng (PLF) làm giảm rõ rệt huyết áp và nhịp tim ở chuột khỏe mạnh.
Sau khi tiêm tĩnh mạch PLF ở liều 20, 40 và 80 mg/kg/ngày trong 4 tuần, huyết áp giảm
đáng kể phụ thuộc vào liều, so với nhóm chứng khỏe mạnh. Nhóm tác giả gợi ý rằng PLF
có thể điều chỉnh sự mất cân bằng của các chất hoạt hóa tim mạch bằng cách tăng cường
giải phóng các chất giãn mạch và làm giảm sự giải phóng các chất co mạch, dẫn đến tăng
huyết áp (Qin et al., 2008).
Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của các flavonoid chiết xuất từ lá hồng (TFPL)
với chất oxy hóa đối chứng là rutin. Các dữ liệu thu được chỉ ra TFPL có hoạt tính chống
oxy hoá mạnh mẽ, dọn dẹp anion superoxide và các gốc hydroxyl, làm giảm năng lượng
và hoạt động chelat sắt ở các mức cao hơn rutin. TFPL đã có thể dọn 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl, mặc dù hiệu quả kém hơn rutin. Việc điều trị các tế bào MC3T3-E1 với
TFPL đã làm giảm rõ rệt sự sản sinh ROS và MDA và tăng GSH, SOD và CAT [33].
Lá hồng có vai trò phục hồi đối với stress oxy hóa gây ra do tia gamma và tổn
thương mô ở chuột, giảm malondialdehyde trong tế bào và tăng cường giải phóng lactate
13


dehydrogenase nội bào trong môi trường nuôi cấy và tăng hàm lượng của enzyme chống

oxy hóa nội bào: catalase (CAT), glutathione peroxidase (GSH-Px), glutathione (GSH)
[13].
Chống xơ vữa động mạch
Dịch chiết lá hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch bằng cách giảm triglyceride
(TG) và cholesterol toàn phần và LDL-C, trong khi tăng tỷ lệ HDL trong huyết thanh ở
chuột với chế độ ăn giàu chất béo. Lá hồng giảm sự tích tụ các giọt lipid gan ở những con
chuột béo phì, cải thiện hoạt động của HMG-CoA và ACAT ở gan. Kết quả cho thấy lá
hồng cải thiện nồng độ lipid huyết tương và gan, một phần thông qua việc tăng lipid phân
ở những con chuột ăn nhiều chất béo. Điều đó có thể là do tính chất của các hợp chất
phenolic và hàm lượng chất xơ cao trong lá hồng (Lee và cộng sự, 2006) [39].
Tác dụng chống đái tháo đường
Dịch chiết phân đoạn ethanol, ethyl acetat, n-butanol và nước từ lá hồng đã làm
giảm đáng kể lượng đường trong máu ở chuột bị tiểu đường với chỉ số kháng insulin giảm
và tăng chỉ số nhạy cảm insulin. Chiết xuất nước của lá hồng (polysaccharide của lá hồng)
làm giảm đáng kể mức đường trong máu và cải thiện dung nạp glucose [39].
Cầm máu
Lá hồng thông thường được sử dụng như là một chất cầm máu. Năm 1956,
Yamashita báo cáo lâm sàng về việc sử dụng lá hồng cho hoạt động cầm máu, kết quả lá
hồng làm giảm chảy máu niêm mạc và ngăn ngừa loét đường tiêu hóa [39].
Tác dụng chống huyết khối
Bên cạnh các flavonoid từ lá hồng, các phân đoạn khác cũng được nghiên cứu cho
hoạt động chống huyết khối. Sa (Sa và cộng sự, 2005) phát hiện ra phần tinh khiết từ lá
hồng có hoạt tính chống huyết khối vì nó làm trì hoãn thời gian thrombin (TT), kích hoạt
thời gian thromboplastin một phần (APTT), và thời gian prothrombin (PT) [31] [39].
Chống sốc phản vệ
Có báo cáo rằng dịch chiết lá hồng hoặc astragalin ức chế sự giải phóng histamine từ
dòng tế bào ưa base của người KU812 để đáp ứng với sự liên kết chéo của FcεRI. Thí
nghiệm trên chuột thí điểm viêm da dị ứng đã ngăn chặn sự phát triển của viêm da, tăng
IgE huyết thanh [39].
14



Tác dụng kháng khuẩn
MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) và MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu) của lá hồng
đã được xác định là 0,313 và 0,625 g/ml chống ăn mòn thực phẩm và các mầm bệnh do
thực phẩm gây ra (Escherichia coli, Escherichia coli, Staphylococcus aureus,
Fluorescence pseudomonas, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Proteus vulgaris), và tỷ lệ
kháng khuẩn trên 90%. Cao chiết cồn và ethyl acetat từ lá hồng đã có hiệu quả đáng kể
chống lại 6 vi khuẩn trên. Cao chiết nước có hiệu quả với nấm hơn với vi khuẩn. Chiết
xuất n-butanol có hiệu quả khác nhau chống lại vi khuẩn, nhưng không có tác dụng với
nấm. Gần đây, Arakawa và cộng sự đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của lá hồng là
do tanin trong cây [39].
Mẫu lá hồng thu hái tại Hà Nội chiết phân đoạn chloroform có tác dụng đối với 7 vi
khuẩn: E. Coli, Salmonella typhi, Shigellla flexneri, B.subtilis, B.cereus, B.pumilus,
S.aureus, trong đó tác dụng tốt nhất với chủng Shigella flexneri và B.pumilus. Phân đoạn
ethyl acetat có tác dụng với chủng Salmonella typhi, Shigella flexneri, B.subtilis,
B.pumilus. Đối với những chủng cả hai phân đoạn đều có tác dụng, phân đoạn ethyl acetat
cho thấy tác dụng mạnh hơn [9].
Tác dụng chống ung thư
Điều trị với PLE (chiết xuất lá hồng) và PLEg (200 galloly) có thể làm tăng đáng kể
độc tính của doxorubicin (DOX) trong tế bào ung thư biểu mô tuyến A549 [39].
Tác dụng bảo vệ thần kinh
NXQ làm giảm tổn thương do H2O2 gây ra cho tế bào thần kinh NG108-15 đã gợi ý
rằng NXQ có khả năng ngăn ngừa và điều trị thiếu máu cục bộ và các bệnh thoái hóa thần
kinh khác. Nghiên cứu tác dụng phòng và điều trị đột quỵ của cao chiết lá hồng đã được
tiến hành trên các mô hình tiền lâm sàng. Với NXQ liều 40, 80 mg/kg/ngày trong 7 ngày
(3 ngày trước khi gây MCAO, 4 ngày sau khi gây mô hình) đã cho thấy sự giảm đáng kể
thể tích nhồi máu não trên hình ảnh mô bệnh học sau nhuộm TTC [14]. Việc sử dụng
NXQ đã giúp làm thoái hóa ít nghiêm trọng hơn và giảm sự thâm nhiễm của các tế bào
lympho ở vùng hải mã, vùng vỏ não và thể vân của não chuột bị thiếu máu cục bộ. Hai

mức liều này cũng làm giảm điểm hành vi thần kinh và cải thiện tình trạng không phối
hợp vận động 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ sau tái tưới máu [14]. Với mô hình 4-VO, nhóm
15


nghiên cứu đã sử dụng FLDK-P70 (74,4% flavonoid) 20, 40, 80 mg/kg (5 ngày trước, 7
ngày sau 4-VO). Kết quả cho thấy với hai mức liều 40, 80 mg/kg làm tăng sự sống của
các nơ-ron hình chóp của vùng hải mã sau thiếu máu cục bộ thoáng qua [15].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Hồng Ngọc (2017) cao chiết ethanol
70% từ lá hồng có tác dụng bảo vệ thần kinh và giảm thể tích nhồi máu não ở mức liều
500 mg/kg [10].

16


×