Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận quy định về yếu tố lỗi trong bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.58 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
B.NỘI DUNG........................................................................................................2
I.KHÁI NIỆM....................................................................................................2
II.ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CÓ LỖI CỦA TỘI PHẠM..................3
2.NỘI DUNG LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý.....................................................5
a)Lỗi cố ý trong Luật hình sự....................................................................5
b)Lỗi vô ý trong Luật Hình sự...................................................................6
IV.MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN.................................................................9
C.KẾT LUẬN......................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................10

A. MỞ ĐẦU
Với tính chất là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, việc xác định lỗi của chủ
thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ giúp chúng ta xác định
một người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Lỗi trong Luật Hình sự
thể hiện mối quan hệ giữa kẻ phạm tội và hành vi nguy hiểm cho xã hội do
người đó thực hiện. Nghĩa là người phạm tội đã quyết định thực hiện tội phạm
với chính ý thức chủ quan của mình chứ không do bất kỳ tác động bên ngoài
nào. Việc thừa nhận yếu tố lỗi như là một căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình
sự và là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.


2
B. NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM
Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi được hiểu đơn giản là người nào thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội và ở trong tình trạng có lỗi thì phải chịu trách


nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu anh có thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không
có lỗi thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.Ví dụ: anh A có sự thể hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội ra bên ngoài là đâm chết người nhưng trong trường hợp
này anh A mắc một căn bệnh ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt làm cho anh mất
đi khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vì vậy trong trường hợp
này anh A được coi là người không có lỗi và suy ra anh A không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Về nội dung: một người được coi là có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội
chỉ khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của người đó trong khi họ có đủ
điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn thực hiện đúng pháp luật.
Ví dụ: trong trường hợp cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, anh E đang chết đuối dưới sống . Xét về điều kiện khách quan: anh D do
trời tối không nhìn thấy hoặc xét về điều kiện chủ quan là anh D không biết bơi
thì anh E chết do anh D không cứu thì anh D cũng được xét là không có lỗi.
Nhưng nếu anh D có đầy đủ điều kiện để cứu E mà lại bỏ mặc không cứu dẫn
đến anh E chết đuối thì anh D có lỗi và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy
định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Về hình thức: lỗi là thái độ tâm lí của người đó đối với hành vi và hậu quả
của hành vi do mình thực hiện. Bao gồm: lý trí (nhận thức về tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội và khả năng gây ra hậu quả) và ý chí (mong
muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra). Đây chính là căn cứ để phân
chia các hình thức lỗi.


3
II.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CÓ LỖI CỦA TỘI PHẠM
Đầu tiên, một hành vi được coi là có lỗi khi có đủ 2 điều kiện:

Thứ nhất, hành vi đó trái với pháp luật hình sự: là những hành vi thực

hiện không đúng quy định của pháp luật, xâm phạm tới khách thể mà luật hình
sự bảo vệ.
Thứ hai, hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người
thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự
khác không trái pháp luật hình sự.
Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong việc phân chia tiền lời trong
làm ăn chung. Trong một lần đi ăn cùng nhau để nói chuyện thì A đổ thuốc độc
vào cốc nước của B, khiến cho B trúng độc và chết trên đường đi cấp cứu. Hành
vi của A là trái pháp luật hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017) quy định về tội giết người). Đây là kết quả của sự tự lựa chọn và
quyết định của A trong khi A có thể lựa chọn và quyết định khác không trái pháp
luật để giải quyết mâu thuẫn của mình ví dụ như không cùng B làm ăn chung
nữa hoặc kiện ra Tòa án dân sự để chia tài sản chung. Như vậy trong hành vi gây
ra hậu quả này, A là người có lỗi.
Tiếp theo, điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã
hội phù hợp với các quy định của pháp luật hình sự và được xem là có lỗi khi họ
có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó. Điều đó có nghĩa là,
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó phải không thuộc trường
hợp: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 21 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trong Bộ luật Hình sự không quy định
người có năng lực trách nhiệm hình sự là một người có những điều kiện gì, mà
chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự nên chúng ta suy
đoán rằng những người không thuộc trường hợp Điều 21 như trên thì đều có đầy
đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Thêm nữa, để trở thành chủ thể của tội phạm



4
thì người đó phải đạt độ tuổi nhất định để có thể chịu trách nhiệm hình sự, thông
thường thì là người phải chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên
(Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và trường hợp
đặc biệt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Khoản 2 của Điều 12.
III.

KHÍA CẠNH THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM DO LỖI
1. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM (ĐIỀU 8 BLHS 2015)
Cụ thể tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017) quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Theo đó nhà làm
luật yêu cầu hành vi được coi là tội phạm phải do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện, nếu như một người nào đó không có năng lực trách nhiệm
hình sự thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, sẽ không phải chịu hình
phạt. Theo đó chúng ta thấy nguyên tắc trách nhiệm do lỗi là nguyên tắc cơ bản
để xác định được một người có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội của mình hay không. Một người phải chịu trách nhiệm
hình sự không chỉ đơn thuần vì họ có hành vi khách quan đã gây ra thiệt hại cho
xã hội, mà còn vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Điều
kiện để hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả
của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để lựa chọn hoặc quyết định một xử sự khác phù hợp

với đòi hỏi của xã hội.


5
2. NỘI DUNG LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý
a) Lỗi cố ý trong Luật hình sự
Thứ nhất, khái niệm lỗi cố ý trực tiếp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”
- Về lý trí : nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả sẽ xảy ra của hành vi đó.
Thấy trước ở đây không phải là để hậu quả xảy ra rồi mình mới biết mà
người đó phải tiên lượng được rằng mình làm như thế thì hậu quả sẽ xảy ra như
nào. Ví dụ: anh F cầm gậy đập vào anh G thì chắc chắn phải nghĩ được rằng
thương tích sẽ xảy ra cho người ta, không thể suy đoán là anh G tập khí công
nhiều năm rồi và đập gậy vào không hề hấn gì.
- Về ý chí: mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Mong muốn hậu quả xảy ra với chủ đích để đạt được mục đích phạm tội
của mình. Ví dụ: anh H đi cướp tài sản thì hậu quả xảy ra là chiếm đoạt được tài
sản của người ta thì mục đích của tội phạm đó đã đạt được. Tuy nhiên có thể có
trường hợp là mặc dù không nhằm tới mục đích đó nhưng buộc phải đi qua gián
tiếp hậu quả đó thì mới đạt được mục đích phạm tội. Ví dụ như với tình huống
anh H đi cướp như trên, anh H muốn chiếm đoạt tài sản tuy nhiên do nạn nhân
chống trả nên anh H phải đánh nạn nhân thì mới lấy được tài sản, thì hành vi
đánh người, cố ý gây thương tích đó cũng được coi là lỗi cố ý trực tiếp cho dù
mục đích chính của anh H là cướp tài sản và nó cũng được coi là mong muốn vì
hậu quả nạn nhân bị thương tích hoặc chết là phương tiện cần thiết để đạt được
mục đích phạm tội ban đầu của anh H là cướp tài sản.
Các tội phạm có cấu thành hình thức cũng có thể có hình thức lỗi cố ý

trực tiếp và chỉ xét yếu tố lý trí. Ví dụ: tội phản bội tổ quốc, hiếp dâm, cướp tài
sản...


6
Thứ hai, lỗi cố ý gián tiếp quy định tại Khoản 2 Điều10 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy
ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
- Về lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước
hậu quả có thể xảy ra của hành vi.
- Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra và có ý thức để mặc hậu quả
có thể xảy ra.
Cần phải hiểu “để mặc hậu quả xảy ra” ở đây phải xảy ra trong ý thức
của người thực hiện hành vi nghĩa là người đó suy nghĩ rằng khi mình thực hiện
hành vi đó thì hậu quả xảy ra cũng được hoặc không xảy ra cũng được (thái độ
thờ ơ, bàng quang) chứ không phải là hành vi để mặc, bỏ mặc, không phải là
đánh người ta bị thương rồi bỏ đi về, mặc kệ người ta ở đó chết cũng được
không chết cũng chẳng sao.
Ví dụ: ông A là người chăn nuôi vịt ở nơi có dân cư, có người qua lại, do
bị trộm vịt nhiều lần nên ông A mới mắc lưới điện 220V xung quanh khu vực
nhốt vịt, ông A biết được rằng việc mắc dây điện như vậy là có nguy cơ gây
nguy hiểm tới tính mạng người khác và ông A đoán được rằng nếu ai mắc phải
dây điện thì có thể chết tuy nhiên ông không mong muốn giết ai cả nhưng mà
nếu như ai vào ăn trộm vịt, mắc phải dây điện thì cũng kệ.
Một ví dụ khác là ở Điều 124 về tội vứt con mới đẻ luôn là lỗi cố ý gián
tiếp. Người mẹ đã có hành vi vứt con của mình đi và biết rằng nếu làm như vậy
đứa trẻ có thể chết, còn về ý chí thì người mẹ đó để mặc cho hậu quả xảy ra là
con mình có ai đó nhặt về nuôi hoặc không sống nổi cũng được. Nếu đứa con đó
chết thì người mẹ sẽ bị xử lý hình sự về tội vứt con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp.

b) Lỗi vô ý trong Luật Hình sự
Thứ nhất, lỗi vô ý do quá tự tin được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Người phạm tội tuy thấy


7
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”.
- Về lý trí: nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và
thấy trước hậu quả có thể xảy ra.
- Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra và cho rằng hậu quả không
xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: anh E phóng nhanh vượt ẩu trên một con đường ít người qua lại, do
quá tự tin vào “tay lái lụa” của mình chắc rằng nếu có xe chạy qua thì mình sẽ
lách được, nếu anh E tông vào người đi đường khác thì trường hợp này được xác
định là lỗi vô ý do quá tự tin.
Thứ hai, lỗi vô ý do cẩu thả được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:“Người phạm tội không thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải
thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.
– Về lý trí: không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy
hại cho xã hội.
– Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ví dụ là một người bác sĩ đã kê nhầm thuốc cho bệnh nhân, sau khi uống
thuốc thì bệnh nhân chết.
3. SỰ KIỆN BẤT NGỜ
Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người thực
hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải

chịu trách nhiệm hình sự”.
Một hành vi gây ra thiệt hại được coi là sự kiện bất ngờ khi người thực
hiện hành vi không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội vì nguyên
nhân yếu tố khách quan nên không thấy được hậu quả. Có 2 trường hợp:
Thứ nhất, không thấy trước và không buộc phải thấy trước. Ví dụ như một
người đi xe máy trên đường và tông vào một đứa trẻ đang chui ở đống rơm phơi


8
ngoài đường. Thì không ai biết được đứa trẻ đang chui trong đống rơm đó và họ
không buộc phải thấy, pháp luật không yêu cầu là người đi xe máy khi thấy đống
rơm phải bới từng đống ra coi có đứa trẻ nào trong đó không nên người đi xe
máy được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù có
hậu quả là đứa trẻ đó bị tông bị thương hoặc tử vong.
Thứ hai, có thể thấy trước hậu quả nhưng không buộc phải thấy trước. Ví
dụ như một xe máy đang đi đúng luật, bất ngờ có người đi bộ trong ngõ lao ra
khiến người xe máy tông người đi bộ bị thương. Thì người đi xe máy khi đến
gần ngõ cua có thể nhận thức được rằng có thể có người đang đi ra khỏi ngõ và
có thể tông nhau nhưng mà người đi xe máy không buộc phải thấy trước hậu quả
xảy ra vì việc 2 bên tông nhau như thế là yếu tố khách quan (do người đi bộ lao
ra khỏi ngõ). Vậy nên người đi xe máy dù có gây ra hậu quả nhưng được coi là
không có lỗi.
4. TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNGLỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì: “Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
Muốn xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự cần dựa
vào 2 dấu hiệu: dấu hiệu y học (mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác) và dấu hiệu
tâm lý (bệnh phải làm người đó mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều

khiển hành vi). Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này
là tiền đề cái kia và ngược lại. Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức
làm mất khả năng nhận thức dẫn tới mất khả năng điều khiển hành vi hoặc còn
khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi thì mới được coi là
không có năng lực trách nhiệm hình sự.
5. TRONG CÁC ĐIỀU LUẬT QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM
CỤ THỂ
Trong các điều luật ở phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) đều chứa đựng dấu hiệu có lỗi của chủ thể của tội phạm. Có


9
thể được quy định trực tiếp như tại Khoản 1 Điều 128 quy định về tội vô ý làm
chết người: “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Hoặc có thể không được quy
định trực tiếp như Khoản 1 Điều 141 quy định về tội hiếp dâm: “Người nào
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Ở
đây không quy định rõ rằng là “cố ý” hay “vô ý” thực hiện các hành vi trên, tuy
nhiên ở đây vẫn có dấu hiệu có lỗi và ở có thể hiểu rằng đây là lỗi cố ý trực tiếp.
IV.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
Thứ nhất, về các hình thức lỗi thì ngoài lỗi vô ý và cố ý thì còn có trường

hợp hỗn hợp lỗi, tuy nhiên về phần này thì còn nhiều mâu thuẫn giữa những luật
gia. Đây là trường hợp mà trong một cấu thành tội phạm có 2 loại lỗi: cố ý và vô
ý. Trường hợp hỗn hợp lỗi này chỉ xảy ra đối với các tội phạm với lỗi cố ý và có
tình tiết định khung hình phạt tăng nặng liên quan hậu quả nguy hiểm cho xã hội

mà hành vi đó gây ra và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý.
Hiểu đơn giản là có lỗi cố ý với hành vi nhưng vô ý với hậu quả. Ví dụ như
trường hợp hiếp dâm làm cho nạn nhân mất nhiều máu dẫn tới chết người, thì
người thực hiện hành vi hiếp dâm có lỗi cố ý đối với hành vi hiếp dâm nhưng
đối với hậu quả làm cho nạn nhân chết thì người phạm tội lại vô ý bởi vì người
đó chỉ muốn thực hiện hành vi hiếp dâm thôi còn không mong muốn có hậu quả
là nạn nhân chết. Còn ngược lại đối với trường hợp cố ý gây thương tích dẫn tới
chết người thì có thể là người đó thực hiện hành vi đánh đập nạn nhân và đồng
thời cũng mong muốn đánh nạn nhân đến chết thì đây được quy luôn là lỗi cố ý
trực tiếp, không thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi như nêu ở trên.
Thứ hai, việc xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có
ý nghĩa quan trọng. Trước hết, là trong việc định tội danh. Bởi vì: phạm tội do
lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp phạm tội mà người phạm tội mong muốn cho hậu
quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Đối với trường hợp này hậu quả mà người đó


10
mong muốn chưa xảy ra hành vi của họ vẫn có thể là hành vi phạm tội và phải
chịu trách nhiệm hình sự. Còn trong trường hợp phạm do lỗi cố ý gián tiếp, tức
là trường hợp mà người phạm tội để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy
ra thì chỉ khi xác định được có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, hành vi của
người đó mới được xác định là hành vi phạm tội. Khi hậu quả nguy hiểm cho xã
hội chưa xảy ra thì hành vi của người để mặc cho hậu quả xảy ra không thể bị
coi là hành vi phạm tội; nghĩa là đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián
tiếp không thể có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Xác định
chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc quyết định
hình phạt. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải
được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián
tiếp bởi vì phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm
phạm tội của người phạm tội lớn hơn. Do vậy, hình phạt đối với trường hợp

phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội
do lỗi cố ý gián tiếp.
C. KẾT LUẬN
Để pháp luật phát huy được tối đa tác dụng trong đời sống của mọi người,
chúng ta nên và cần phải có trách nhiệm không chỉ trong việc áp dụng đúng các
quy định của pháp luật hình sự mà còn trong việc hoàn thiện những quy định đó
sao cho chúng phù hợp với thực tế khách quan và được nhân dân đồng thuận,
các nguyên tắc cơ bản trong Luật Hình sự nói chung và đặc biệt với chế định lỗi
nói riêng cũng cần được hoàn thiện hơn, pháp luật Hình sự sẽ là một vòng tròn
khép kín đưa chúng ta vào khuôn khổ để có thể ổn định, phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bộ luật hình sự năm 2015 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội, 2017.
(2) GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015
(Được sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Phần chung), Nhà xuất bản Tư pháp,
Hà Nội, 2017.


11
(3) Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2014.
(4) Nguyễn Thị Nhuần, Luận văn Thạc sĩ“Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt
Nam”, được đăng tải trên website .
(5) Nguyễn Thúy Hằng, Luận văn cử nhân luật “Một số vấn đề về lỗi trong
Luật Hình sự Việt Nam”, được đăng tải trên website
(6) />


×