Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.14 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI TRƢỜNG GIANG

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Nhã
Phản biện 2: TS Phan Anh Tuấn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện khoa học xã hội lúc 07 giờ 30 ngày 12 tháng 10
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện
đổi mới, điều này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế,
đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo trở thành nước có thu
nhập trung bình trên thế giới. Sự phát triển, tăng trưởng nhanh về
kinh tế cũng làm cho đời sống của người dân ngày một được nâng
cao.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế cùng các thủ tục hành
chính rườm rà, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, sự suy thoái
về đạo đức của một bộ phận cán bộ, dân cư trong xã hội đã dẫn đến
một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đó là hiện tượng làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi, tư lợi. Những năm gần
đây, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, các vụ
việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có chiều hướng
gia tăng về số vụ việc và tinh vi về cách thức thực hiện. BLHS Việt
Nam hiện hành đã quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức, tuy nhiên thực tiễn xét xử tội này còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc và chưa thống nhất. Do vậy, việc nghiên cứu các
quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử các vụ án về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ góp phần đưa ra những giải
pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác xét
xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức.
Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn là đầu
tàu về kinh tế tại Việt Nam, trong đó Quận 1 là trung tâm của thành
phố, nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính của Thành phố, Trung
ương trú đóng trên địa bàn, là Quận có đóng góp ngân sách lớn nhất
1



cho Thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động kinh tế chủ yếu là
thương mại dịch vụ, do vậy, Quận 1 cũng là nơi phát hiện và xét xử
nhiều vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sỹ
Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, có rất ít bài viết, luận văn viết và
nghiên cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như:
Luận văn thạc sỹ “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn
tỉnh Phú Thọ) của Hoàng Văn Bắc, GS.TS Đỗ Ngọc Quang hướng
dẫn năm 2015; bài viết “những nhức nhói nạn làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức” của tác giả Nguyễn Văn Phong đăng trên
Báo sức khỏe và đời sống….Bình luận khoa học BLHS của Tiến sĩ
Trần Minh Hưởng (Học viện Cảnh sát nhân dân) và giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam (Phần chung; phần các tội phạm – Quyển 2) của
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu về Tội phạm
này.
Ở góc độ nhất định, Luận văn đã nêu đề cập đến các khía
cạnh khác nhau về thực trạng và việc thực hiện pháp luật trong công
tác xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức ở trong lĩnh vực, địa phương khác nhau và
có những nhận định và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, với đặc thù là đô
thị lớn, trung tâm kinh tế như Quận 1 thì chưa có đề tài nghiên cứu

2



về thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn hoạt động xét xử
tại Quận 1, Luận văn làm rõ thêm về cơ sở lý luận và đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích đã nêu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số khái niệm về con dấu, làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, nhà nước, những quy định của BLHS về tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Quy định của BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức.
- Thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Giải pháp nâng cao chất lượng và tăng cường hiệu quả
công tác xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức trong BLHS và thực tiễn áp dụng quy định


3


của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức dưới góc độ luật hình sự gắn
với thực tiễn hoạt động xét xử tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 2012 đến tháng 4 năm 2016.
Các số liệu thống kê trong Luận văn được thu thập tại Cục
thống kê, TAND tối cao, các báo cáo giám sát của Quốc Hội, TAND
Thành phố Hồ Chí Minh, Đội Điều tra – Tổng hợp, Đội Cảnh sát
Kinh tế Công an Quận 1, VKSND Quận 1, TAND Quận 1.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng về Nhà nước và Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp (được tác giả sử dụng
xuyên suốt luận văn để thực hiện tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu);
phương pháp thống kê, so sánh và nghiên cứu án điển hình (được sử
dụng để giải quyết, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.

Ý nghĩa lý luận
4


Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và
hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, Luận văn còn được sử dụng làm tài
liệu học tập, nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần nâng cao hiệu
quả xử lý các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của các cơ
quan, tổ chức để trình cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp
triển khai thực hiện BLHS năm 2015 hoặc sửa đổi, bổ sung một số
nội dung liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan,
tổ chức trong BLHS năm 2015.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
dự kiến Luận văn được cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật
hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Chương 2: Định tội danh và quyết định hình phạt về tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại địa bàn Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những điểm mới trong quy định của BLHS năm
2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và các kiến
nghị.

5



Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU
CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1.1. Những khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1.1.1.1 Khái niệm con dấu của cơ quan, tổ chức
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân: “Con dấu là
vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su…mặt dưới hình tròn hoặc hình
vuông, hoặc hình chữ nhật…theo những kích cỡ nhất định, có khắc
chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong
quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ tang và
tổ chức kinh tế, xã hội. Con dấu được quản lý chặt chẽ từ việc khắc
đến việc sử dụng. Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số
chức danh nhà nước”.
1.1.1.2. Khái niệm về tài liệu của cơ quan, tổ chức
Hiện nay, theo quy định tại Luật lưu trữ số 01/2011/QH13
ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về lưu trữ. Tài liệu “là vật mang tin được hình thành trong quá
trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm văn bản, dự
án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu
thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm,
ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ
công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in;
ấn phẩm và vật mang tin khác”.
6



1.1.2. Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ
chức
Tại khoản 1 Điều 267 quy định như sau: “Người nào làm giả
con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử
dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức
hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
1.1.3. Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan
tổ chức
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, khoản 1 Điều 8 quy
định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa.”.
1.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1.2.1 Các dấu hiệu định tội
Khách thể của tội phạm
Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức trực
tiếp xâm hại đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài
liệu, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
Đây cũng chính là khách thể trực tiếp của tội phạm này. Bảo vệ sự an
toàn của con dấu và các tài liệu, giấy tờ cũng chính là bảo đảm sự
7



hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản
lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu.
Mặt khách quan của tội phạm
Đối với tội danh này, mặt khách quan bao gồm hành vi
khách quan đó là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức hoặc hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối
cơ quan, tổ chức, công dân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực
tiếp. người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích “nhằm lừa
dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân”.
Chủ thể của tội phạm
Căn cứ vào mức chế tài quy định tại Điều 267 Bộ luật hình
sự năm 1999 cho thấy: mức độ nghiêm trọng của tội phạm chỉ dừng
lại ở tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Do đó, chủ
thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là người từ
đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy
định của Bộ luật hình sự. Người thực hiện hành vi này không cần
những dấu hiệu đặc biệt, vì vậy chủ thể của tội phạm không phải là
chủ thể đặc biệt.
1.2.2. Các dấu hiệu định khung hình phạt
* Định khung hình phạt theo CTTP cơ bản:
Khung hình phạt cơ bản của tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức được quy định tại Khoản 1, Điều 267 BLHS năm
1999. Hình phạt đối với người phạm tội theo CTTP cơ bản này là
“phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm”.

8


* Định khung hình phạt theo CTTP tăng nặng thứ nhất
Là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu đó
nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân. Bên cạnh đó, người phạm
tội thực hiện một trong các hành vi sau để thực hiện phạm tội thì
hành vi đó được xác định là tình tiết tăng nặng, cần phải quy định
một mức hình phạt cao hơn đối với mức hình phạt đối với khung
hình phạt cơ bản để đảm bảo tính trừng trị, răn đe và phòng ngừa tội
phạm. Các hành vi gồm: “thực hiện có tổ chức; Phạm tội nhiều lần;
Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm”.
Người phạm tội thực hiện hành vi trên có thể bị áp dụng hình
phạt tù “từ hai năm đến năm năm”
* Định khung hình phạt theo CTTP tăng nặng thứ hai
Là trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng. Điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định
khung hình phạt, nhưng hai tình tiết này lại có mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau, đó là: "phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng". Nội dung này, theo quan điểm tác giả
cần vận dụng hướng dẫn Thông tư liên tịch số: 02/2001/TTLTTANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án
Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ
Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các
tội xâm phạm sở hữu" của Bộ Luật Hình sự năm 1999 đó là “gây
thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm
trăm triệu đồng”.
Ngoài ra, Điều luật còn quy định về hình phạt bổ sung đối
với người thực hiện hành vi phạm tội: “phạt tiền từ năm triệu đến


9


năm mươi triệu đồng”. Như vậy, hình phạt tiền được áp dụng trong
Điều luật vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.
1.3 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức với một số tội danh khác.
1.3.1 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ
quan nhà nước.
1.3.2. Phân biệt với tội giả mạo trong công tác
1.3.3. Phân biệt với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc
1.4 Những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, BLHS
năm 2015 đã có một số nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, tên điều luật “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức” tại Điều 267 BLHS năm 1999 chưa bao hàm hết nội
dung trong Điều luật. Bởi lẽ, trong nội dung điều luật, ngoài hành vi
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, người có hành vi sử
dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ (giả) đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức
hoặc công dân cũng trở thành hành vi phạm tội của tội này. Do đó,
BLHS 2015 đã sửa tên điều luật thành “Tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của cơ
quan tổ chức” (Điều 341). Như vậy, tên điều luật đã bao hàm và
chứa đựng đầy đủ nội dung của điều luật.
Thứ hai, về nội dung điều luật. So với quy đinh trong BLHS
năm 1999, BLHS năm 2015 chỉ ra dấu hiệu “sử dụng con dấu, tài
liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật”, như vậy, hành vi

trái pháp luật đã thay thế cho hành vi “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức
10


hoặc công dân”. So với quy định trong BLHS năm 1999, BLHS năm
2015 chỉ ra dấu hiệu phạm tội hẹp hơn, chính xác hơn. Hành vi trái
pháp luật được hiểu là những xử sự của con người không phù hợp
với các quy định của pháp luật, được thực hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động. Ở đây, hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ giả
chỉ cần sử dụng không phù hợp với quy định của pháp luật là có thể
bị truy cứu TNHS. Nếu trước kia, Điều luật quy định hành vi sử
dụng con dấu, giấy tờ (giả) phải nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ
chức hoặc công dân. Dấu hiệu mục đích “lừa dối cơ quan, tổ chức”
trên thực tế biểu hiện ở hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, về hình phạt
Hình phạt tiền trong khung cơ bản BLHS 1999 “phạt tiền từ
năm triệu đến năm mươi triệu”. Đây được coi là mức phạt thấp so
với mức độ vi phạm, thiệt hại về kinh tế, xã hội do tội phạm này gây
ra, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa tội phạm. Chính vì vậy,
trong BLHS năm 2015, mức phạt tiền trong khung cơ bản đã được
nâng lên “từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”. Đây được coi
là mức xử phạt cơ bản đủ tính răn đe đối với tội phạm và góp phần
phòng ngừa tội phạm.
Ngoài ra, trong khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều 341
BLHS năm 2015 đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức; nhà làm luật đã bổ sung thêm hình phạt “cải tạo không giam
giữ đến 03 năm”.
Thứ tư, dấu hiệu định khung
So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015, các dấu hiệu định
khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 và 3 của Điều luật, là cơ

sở để định khung hình phạt.

11


Các dấu hiệu tăng nặng trong BLHS được giữ nguyên trong
BLHS năm 2015 gồm:
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm.
Các dấu hiệu tăng nặng khác đã được chỉ rõ và được nêu cụ
thể so với quy định trong BLHS năm 1999 hoặc đã được bổ sung
thêm cho phù hợp với thực tế diễn biến của tội phạm này, cụ thể,
trong BLHS năm 2015 quy định tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt:
Khoản 2:
“b) Phạm tội 02 lần trở lên”: BLHS năm 2015 đã chỉ ra cụ
thể, rõ hơn so với quy định “phạm tội nhiều lần” trong BLHS năm
1999. Với quy định này, cơ quan THTT dễ dàng xác ĐTD và QĐHP
hơn so với quy định về “phạm tội nhiều lần” trong BLHS năm 1999.
“c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác”:
Đây là quy định mới so với BLHS năm 1999, theo đó, người phạm
tội thực hiện từ 02 hành vi phạm tội làm giả trở lên đến 05 hành vi
làm giả là thuộc tình tiết này. Đây là quy định cần thiết để làm rõ
hơn, cụ thể hơn so với quy định “phạm tội nhiều lần”. Ví dụ, tội
phạm thực hiện làm giả 4 con dấu cùng một lúc. Nếu chiếu theo
BLHS năm 1999, đây chưa chắc đã là “phạm tội nhiều lần”, nhưng
rõ ràng, làm nhiều con dấu, tài liệu giả là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, mức độ phạm tội cao hơn, thiệt hại gây ra có thể lớn hơn so với
làm 1 con dấu, tài liệu giả. Do đó, BLHS năm 2015 đưa nội dung
trên là tình tiết tăng nặng là hợp lý.


“đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng”
12


Trước đây, không có sự hướng dẫn cụ thể về tình tiết "Gây
hậu quả nghiêm trọng" tại Điều luật 267 BLHS 1999, tuy nhiên, theo
hướng dẫn tại điểm 3.4 Thông tư liên tịch số: 02/2001/TTLTTANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TAND tối
cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng
một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ
luật Hình sự năm 1999. Theo đó, trường hợp gây hậu quả nhiêm
trọng được xác định là “gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu
đồng đến dưới 500 triệu đồng” . Đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu
hoặc sử dụng con dấu tài liệu giả đó để lừa dối cơ quan nhà nước, tổ
chức, công dân có thể gây thiệt hại chủ yếu về mặt vật chất (tính
mạng, sức khỏe con người, tài sản), hậu quả nghiêm trọng của tội
danh này phải xét đến thực tế người làm giả, người sử dụng con dấu,
tài liệu, giấy tờ giả để lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân bao nhiêu
tiền. Do đó, việc quy định cụ thể thiệt hại của cơ quan, tổ chức, công
dân do hành vi này gây ra (cụ thể hóa bằng số tiền do thu lợi bất
chính mà có) là cần thiết, đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện.
Trên cơ sở quy định các dấu hiệu tăng nặng tại khoản 2 Điều
341 BLHS năm 2015, Khoản 3 quy định các dấu hiệu tăng nặng “cao
hơn” mức tại Điều 2 để áp dụng cho khung hình phạt cao hơn so với
khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015.
Kết luận chƣơng 1

13



Chƣơng 2
ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VỀ TỘI
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức
2. 1.1. Lý luận về định tội danh tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “ĐTD là hoạt động áp dụng
pháp luật hình sự bao gồm việc tiến hành đồng thời 3 quá trình:
1. Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án;
2. Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong BLHS;
3. Lựa chọn đúng QPPL hình sự tương ứng để đối chiếu
chính xác, đầy đủ các dấu hiệu CTTP được quy định trong quy phạm
đó với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế, trên cơ
sở đó đưa ra kết luận có cơ sở, có căn cứ về sự đồng nhất giữa hành
vi thực tế đã được thực hiện với CTTP được quy định trong điều
hoặc khoản cuả điều luật tương ứng. Kết luận đó được trình bày
dưới dạng văn bản áp dụng pháp luật”.
2.1.2. Thực tiễn định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức
2.1.2.1. Thực tiễn định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức
Nghiên cứu các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1 thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy, trong những năm qua, việc định tội danh tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thực hiện theo đúng
14



quy định của pháp luật, tạo niềm tin trong nhân dân và có tính giáo
dục cao. Trong các vụ án về tội này, dễ nhận thấy các cơ quan tố
tụng đã đối chiếu những tình tiết thực tế của vụ án với các dấu hiệu
cấu thành tội phạm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức để định tội danh.
2.1.2.2. Hạn chế trong hoạt động định tội danh
* Xác định tội danh chưa chính xác
Như đã phân tích trong Chương 1, Điều 267 BLHS năm
1999 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tồ chức, nhà
làm luật đã xác định đối tượng tác động của tội phạm có thể là con
dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đối với những vụ án cụ thể,
Hội đồng xét xử cần xem xét các tình tiết khách quan của vụ án, xác
định đúng đối tượng tác động để kết án về tội danh cho chính xác.
* Xác định chưa chính xác dấu hiệu định khung tăng nặng
Trong vụ án Huỳnh Công Hùng và Phạm Minh Đức nêu
trên, cơ quan tố tung đã xác định “Hùng và Đức cùng đối tượng tên
Lộc thực hiện làm giấy tờ giả trái pháp luật (sổ KT3), xâm phạm đến
trật tự quản lý hành chính. Hùng và Đức khai nhận đã thực hiện làm
giả 18 sổ hộ khẩu KT3; khám xét nơi ở của Hùng thu được 03 sổ hộ
khẩu KT3. Tuy nhiên, trong cáo trạng, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ
sử dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” theo Điểm b, Khoản 2 Điều
267 BLHS năm 1999 để định tội là chưa xác định chính xác dấu hiệu
định khung tăng nặng. Theo chúng tôi, trong vụ án này, cần mở rộng
điều tra để xác định có hay không sự câu kết chặt chẽ giữa Hùng và
Đức để từ đó xác định có hay không “phạm tội có tổ chức”.
Theo khoản 3 Điều 20 “phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện
phạm tội” và khoản 1 Điều 20 quy định “đồng phạm là trường hợp
15



có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm”. Như vậy, tình tiết
tăng nặng “tội phạm có tổ chức”: có thể được hiểu là trường hợp có
hai người cấu kết chặt chẽ để cùng thực hiện làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức”. Do đó, trong trường hợp này, Đức và Hùng đã
“phạm tội có tổ chức”.
2.2. Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức
2.2.1. Lý luận về quyết định hình phạt đối với tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Dưới góc độ luật hình sự, có thể định nghĩa quyết định hình
phạt như sau: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và
xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng
đối với người phạm tội cụ thể”.
Theo quy định tai Điều 26 BLHS năm 1999 quy định “Hình
phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt
được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định”.
2.2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1 thành
phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh
Đa số các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức trên địa Quận 1 được phát hiện do người phạm tội sử dụng
các giấy tờ giả để tham gia các quan hệ dân sự, giá trị không lớn, khi
bị phát hiện, người phạm tội thành khẩn khai báo nên việc xác minh,
tìm ra sự thật của vụ án được tiến hành nhanh, kịp thời, bị cáo có tình

16


tiết giảm nhẹ nên khung hình phạt được áp dụng thường trong khung
1, khung cơ bản (Khoản 1 Điều 267).
2.2.2.2. Hạn chế trong quyết định hình phạt
* Quyết định hình phạt với mức phạt cho khung tăng tặng
nhẹ hơn mức phạt đối với tội phạm có khung hình phạt cơ bản
Như phân tích ở trên, Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn
cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình
tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS” và theo quy định tại Điều 267
BLHS, khoản 1 Điều luật là khung hình phạt có CTTP cơ bản, khoản
2,3 có khung hình phạt có CTTP tăng nặng. Điều đó có nghĩa, tội
phạm thực hiện hành vi phạm tội, được định tội danh phạm tội “làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và có tình tiết định khung
hình phạt tăng nặng và bị truy tố về tội danh này theo khoản 2 của
Điều 267 thuộc trường hợp được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội
cao hơn so với tội phạm bị truy tố về cùng tội danh tại Khoản 1 Điều
267. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, trong một số trường hợp, mức xử phạt trong QĐHP tuyên
phạt cho bị cáo ở khung hình phạt tăng nặng lại nhẹ hơn mức phạt ở
khung hình phạt cơ bản
* Hình phạt quá nhẹ, không đủ tính răn đe
Theo quy định tại Điều 267 BLHS năm 1999, hình phạt đối
với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm (đối với khung cơ bản) và phạt tù từ hai năm đến năm năm
(khung tăng nặng), trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đậc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm. Tuy

nhiên, nghiên cứu các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu
17


của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, đa số các vụ án được đưa ra xét xử thường rơi vào khoản 1
Điều 267, một số trường hợp áp dụng khoản 2 Điều 267 (có tình tiết
tăng nặng), mức phạt tuyên cho các bị cáo thường là „án treo‟ hoặc tù
có thời hạn cũng rất thấp. So với hậu quả tội phạm gây ra cho xã hội,
thì mức phạt này là rất nhẹ, không đủ tính răn đe và phòng ngừa tội
phạm.
Kết luận chƣơng 2

18


Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON
DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; CÁC KIẾN
NGHỊ
3.1 Các giải pháp
1. Ban hành văn bản hướng dẫn xác ĐTD, cần thiết thì ban
hành án lệ để thống nhất xét xử đối với tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức. Thực tiễn qua các bản án của TAND Quận 1
các cơ quan THTT xác ĐTD chưa tương xứng (hoặc không đúng)
với hành vi phạm tội của bị cáo, có trường hợp bị cáo chỉ thực hiện
hành vi “sử dụng tài liệu giả” nhưng bản án lại kết luận bị cáo phạm
tội “làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức” nghĩa rằng đã
“gom chung” toàn bộ tên điều luật vào hành vi phạm tội của bị cáo,

từ đó khi tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng phạm tội trên địa
bàn, các cơ quan chức năng không phân loại được tội phạm tăng –
giảm để từ đó có biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp với thực
tiễn của địa bàn.
2. Sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Điều 341 BLHS
năm 2015 về tội làm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó
quy định cụ thể, giải thích cụ thể các tình tiết định khung tăng nặng,
giảm nhẹ TNHS liên quan. Đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể
dấu hiệu “thu lợi bất chính”.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định con dấu
giả, tài liệu giả. Trong thực tiễn, để xác định con dấu hoặc tài liệu bị
giả mạo thì các cơ quan chức năng liên hệ với cơ quan, tổ chức có
con dấu, tài liệu mà bị làm giả để đánh giá hoặc gửi cơ quan giám
19


định để giám định con dấu, tài liệu đó; Nhưng chưa có bất kỳ tiêu chí
nào hướng dẫn xác định con dấu, tài liệu đó là thật hay giả, cũng như
chưa có khái niệm con dấu, tài liệu giả (như đã phân tích tại Chương
1). Do đó cũng cần có “khái niệm” cụ thể hơn.
3.3 Kiến nghị tăng cƣờng chất lƣợng ĐTD và QĐHP
Tăng cường nhận thức và năng lực pháp luật
Nâng cao nghiệp vụ, năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ
để đảm bảo thực hiện và tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án. Tổ chức các lớp nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trong từng hoạt động điều tra, kiểm
sát, xét xử để đảm bảo mọi tội phạm đều phải được điều tra và xử lý
kịp thời.
Tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử
Thực tế cho thấy, việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý

luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là một đòi
hỏi khách quan trong quá trình nâng cao hiệu quả công tác xét xử nói
chung, công tác xét xử các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức nói riêng. Hiện nay, dù rằng định kỳ, các
cơ quan THTT có tiến hành đánh giá thực tiễn xét xử, tuy nhiên hiệu
quả đem lại chưa cao, các buổi đánh giá chưa đi sâu vào phân tích
việc ĐTD và QĐHP đối với các vụ án liên quan đến tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, nhìn lại các bản án mà 5 năm qua
TAND Quận 1 xét xử vẫn còn rất nhiều bản án ĐTD và tuyên án
chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.
Nâng cao ý thức pháp luật
(1) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.
(2) Nâng cao ý thức của người dân về tố giác tội phạm.

20


(3) Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công
chức.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan THTT với các cơ
quan, tổ chức khác.
Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp nhất định, khi
tiến hành điều tra và xử lý vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa
thực hiện tốt mối quan hệ với Viện kiểm sát, chưa nghiêm túc thực
hiện đúng quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, có
những vụ việc CQĐT phân công cán bộ thụ lý giải quyết nhưng
không gửi đến Viện kiểm sát để thực hiện hoạt động kiểm sát. Đối
với Viện kiểm sát thực hiện hoạt động kiểm sát còn mang tính hình
thức, bị động, dừng lại ở việc lấy số liệu và kết quả giải quyết.
Kết luận chƣơng 3


21


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam luôn có sự tăng
trưởng và phát triển ổn định và Thành phố Hồ Chí Minh luôn được
coi là đầu tàu của nền kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện
về cơ sở vật chất, cầu cảng, sân bay, Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều thuận lợi để phát triển về kinh tế, văn hóa và du lịch. Tuy
nhiên, mặt trái của nền kinh tế cùng với sự yếu kém trong quản lý đã
tạo nên những thủ tục hành chính rườm rà, cơ chế xin cho, bằng cấp,
sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, dân cư trong xã hội
đã dẫn đến một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đó là hiện tượng
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi, tư lợi.
Qua nghiên cứu về mặt lý luận về tội làm giả con dấu, giấy
tờ của cơ quan, tổ chức và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung nghiên cứu, đánh giá
một cách khoa học về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức cũng như các dấu hiệu pháp lý ĐTD, QĐHP đối với tội này.
Bên cạnh đó, tác giả nêu và phân tích một cách tổng quát quy định
của pháp luật hiện hành cũng như những điểm mới trong BLHS năm
2015 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích các vụ án hình sự về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế
trong quá trình định tội, QĐHP. Từ những thực tiễn này, tác giả đã
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp
luật trong quá trình tố tụng.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô Học viện
22


Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sự giúp
đỡ của cơ quan, các ý kiến góp ý của bạn bè, đồng nghiệp,đã giúp tác
giả hoàn thành Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tác giả xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu,
hoàn thiện luận văn này./.

23


×