MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượng sản
xuất phát triển mạnh mẽ, mặc dù chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh và thích nghi với
điều kiện mới, song, bản chất bóc lột, bất công, phi nhân tính vốn có của nó là không
thể che giấu, mà ngược lại, càng thể hiện rõ hơn. Những hành vi xâm lược của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc trước đây và ngày nay dưới mọi hình thức, dù được che đậy
kín đáo, tinh vi đến mức nào thì nó vẫn lộ nguyên hình của kẻ ăn cướp. Chúng tiếp
tục làm bằng mọi cách để mở rộng tầm ảnh hưởng, sự thống trị nhằm chiếm đoạt các
nguồn tài nguyên, của cải và ép buộc các nước nhỏ khuất phục ngày càng bộc lộ rõ
hơn. Các cuộc chiến tranh ở Nam Tư, Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Xy-ri, Ly-bi và nhiều
nước khác thời gian gần đây cho thấy điều đó.
Nếu nhìn nhận từ góc độ nhân văn và chứng kiến những đau thương, chết chóc của
hàng nghìn người dân vô tội ở các nước Trung Đông, Bắc Phi thì thấy, chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới thật sự là nhân văn, là ước mơ, khát vọng sống hòa bình của hàng
triệu người dân lương thiện, có lương tâm với tình thương yêu nhân loại. Những điều
tốt đẹp ấy thể hiện đầy đủ, sâu sắc, toàn diện trong chủ nghĩa Mác – Lê-nin về tính ưu
việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Với công lao và đóng góp to lớn, C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đã phát triển chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học; đã tìm ra
quy luật vận động, phát triển của lịch sử loài người. V.I.Lê-nin đã chuyển lý luận khoa
học, cách mạng của C.Mác thành thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
năm 1917. Tất cả điều ấy là sự kết tinh, được hình thành từ những yếu tố thực tiễn của
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, chủ nghĩa xã
hội là một học thuyết khoa học và cách mạng, phù hợp cả về thế giới quan, nhân sinh
quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, cả về tính nhân văn đích thực mà loài
người cần hướng đến, phấn đấu đạt được.
Thế nhưng sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, một số
kẻ cho rằng chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã lỗi thời, không còn giá trị, đã mất ý nghĩa và
tác dụng. Những phần tử cơ hội tuyên truyền Đảng Cộng sản Việt Nam không nên lấy
chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam; không thể dựa vào chủ nghĩa Mác – Lê-nin để xây
dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp. Đảng cần “thay máu” cho hệ tư tưởng và tìm một con
đường đi mới lên chủ nghĩa xã hội nhưng không phải bằng chủ nghĩa Mác-Lênin mà
bằng một thứ chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit.
Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu “các trào lưu XHCN phi Macxit” trở thành vấn
đề hết sức cấp bách và quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn góp phần đấu tranh,
phê phán và làm sáng tỏ sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin của
đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn tình hình thế giới và trong nước có nhiều
biến động hiện nay. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện
đại về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường, phương pháp đi lên chủ nghĩa xã hội”
làm đề tài kết thúc học phần môn “Phê phán các trào lưu XHCN phi Macxit.”Bài
nghiên cứu của em còn nhiều thiếu xót rất mong nhận được sự góp ý và sửa đổi bổ
sung của thầy cô. Em xin cảm ơn !
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam tính đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các trào lưu XHCN phi
Mác xít, có thể kể đến một số công trình như:
Giáo trình phê phán các trào lưu XHCN phi Macxit, PGS.TS. Đỗ Công Tuấn (chủ
biên), khoa CNXHKH-Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhà xuất bản chính trị-hành
chính ,Hà Nội 2016. Tài liệu đã khái quát về mô hình, con đường, phương pháp đi lên
CNXH của các trào lưu XHCN phi macxit, trong đó có các trào lưu CNXH hiện đại
Tác phẩm V.I.Lênin về CNXH khoa học, PGS.TS.Đỗ Công Tuấn, khoa CNXHKH,
Hà Nội 1/2013. Tác giả đã nêu nêu hệ thống những quan điểm của CNXH khoa học
qua từng tác phẩm của Lênin, trong đó có đề cập đến những lý luận của Lênin phê
phán các trào lưu XHCN phi mác xit
Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thông tin trên internet, với tư cách là sinh viên
chuyên ngành CNXH khoa học, em còn được tiếp cận, được học tập, nghiên cứu
những tài liệu và trao đổi với giảng viên về những vấn đề có liên quan đến các trào
lưu XHCN phi Macxit. .Nhưng tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về chủ nghĩa xã hội ngoài Macxit hiện đại, vì vậy,
trong tiểu luận này sẽ trình bày những vấn đề đặt ra đối với các nhà tư tưởng, những
quan niệm cơ bản về mô hình CNXH, con đường và phương pháp đi lên CNXH của
chủ nghĩa xã hội ngoài Macxit hiện đại
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện đại
3.2. Nhiệm vụ
Khái quát lại hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra đối với các nhà tư tưởng hiện
đại
Hệ thống hóa những nội dung của chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện đại
Phân tích những nội dung đó để thấy rõ ý nghĩa đối với đương thời và đối với hiện
nay
4. Đóng góp của tiểu luận
Tiểu luận góp phần làm làm rõ những nội dung của chủ nghĩa xã hội ngoài Macxit
hiện đại về mô hình CNXH, con đường, phương pháp đi lên CNXH.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo trong môn học
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận: Nghiên cứu nội dung của chủ nghĩa xã hội ngoài
Mácxit hiện đại
Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển nội dung của chủ nghĩa xã
hội ngoài Mácxit hiện đại.
Giới hạn khảo sát: Để hoàn thành tiểu luận, em đã đọc và nghiên cứu tác phẩm của
V.I.Lênin sau: Phê phán cương lĩnh Gôta
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Cơ sở lý luận: Những nội dung của chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện đại Phương
pháp luận: Dựa trên các nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét,
đánh giá vấn đề.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của tiểu luận
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu, đồng
thời có kết hợp vài phương pháp logic lịch sử
6.2.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp cụ thể gồm các phương pháp: Phân tích lược thuật, phân tích tổng hợp
tài liệu,… để làm rõ nội dung của chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện đại.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu gồm 3
chương, 7 tiết và các tiểu tiết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở CHÂU ÂU
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội dân chủ-hiện
đại
“Dân chủ xã hội” là một khái niệm chính trị xuất hiện lần đầu tiên trong phong
trào cách mạng Đức vào những năm 1848 – 1849, nó thể hiện tư tưởng xây dựng xã
hội dân chủ cho mọi công dân, trong đó dân chủ về chính trị và xã hội gắn liền với
công bằng xã hội và nghĩa vụ đóng góp của mỗi người dân. Các nhà nước dân chủ
được thiết lập theo tinh thần của dân chủ xã hội ở nhiều nước châu Âu đã thể hiện một
trình độ, mức sống chưa từng có trong lịch sử và trên toàn cầu về việc thực hiện
những mục tiêu chính trị có tầm quan trọng như là sự tôn trọng quyền con người, đảm
bảo dân chủ, an toàn xã hội, mức sống cao và mọi người đều được học hành, đào tạo,
dự rằng vẫn còn cách khá xa với mục tiêu về một xã hội của những con người tự do
và bình đẳng mà những người dân chủ xã hội đề ta. Đồng thời, đó cũng là tên gọi của
các đảng chính trị (Đảng xã hội chủ nghĩa, đảng xã hội, đảng dân chủ xã hội, công
đảng…) theo đuổi mục tiêu đó. Các đảng dân chủ xã hội ra đời trong nửa cuối thế kỷ
XIX, xuất phát từ sự phản kháng chống lại ách bóc lột và áp bức các giai cấp lao
động, trong hầu hết các nước châu Âu. Đến nay, cương lĩnh với những tư tưởng chính
trị, đường lối cải cách của các đảng dân chủ xã hội đã trở thành đường lối chính trị
chung ở hầu khắp các nước thuộc châu Âu, là những nước đều đã thực thi các hiến
pháp có tính chất dân chủ.
“Chủ nghĩa dân chủ xã hội” là khái niệm được trào lưu dân chủ xã hội dựng để
thay cho khái niệm “chủ nghĩa cải lương xã hội”. Ngoài ý nghĩa khác nhau về ngôn
từ, khái niệm này có ý muốn đề cao vấn đề “dân chủ”, nhất là dân chủ về xã hội. Các
nhà lý luận của trào lưu dân chủ xã hội đưa ra lý luận về mối quan hệ giữa dân chủ
chính trị với dân chủ xã hội. Họ cho rằng, sự thắng lợi của nhân dân, của dân chủ
chính trị đã được thể hiện đầy đủ trong nền dân chủ tư sản. Nói cách khác, họ đồng
nhất nền dân chủ tư sản với thắng lợi của dân chủ chính trị. Do đó, phong trào công
nhân chỉ cần tận dụng cơ sở dân chủ chính trị tư sản để tiếp tục phấn đấu có đầy đủ
dân chủ xã hội hơn, như vậy sẽ có chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội, theo quan điểm
của họ có nghĩa là sự bảo đảm việc làm, không thất nghiệp, có chỗ ở, đời sống cao, có
bảo hiểm xã hội, bình đẳng cho phụ nữ… [7, 76]
“Chủ nghĩa xã hội dân chủ” là quan điểm tư tưởng chính trị rất đa dạng, nhiều
màu sắc về việc cải tạo Chủ nghĩa tư bản thành Chủ nghĩa xã hội bằng con đường cải
cách dân chủ, đối lập với hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Chủ
nghĩa xã hội khoa học và thực tiễn hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân
[8,517]. Chủ nghĩa xã hội dân chủ là tên gọi thống nhất của hệ thống tư tưởng và mô
hình mục tiêu của đảng dân chủ xã hội ở các nước. Chủ nghĩa xã hội dân chủ bác bỏ
những luận điểm quan trọng nhất của học thuyết Mác – Lê nin về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Họ tuyên
truyền về “hợp tác giai cấp”, “hòa bình xã hội”, về những việc tự tu dưỡng đạo đức,
về tư tưởng thuyết đa nguyên chính trị, những tư tưởng về trách nhiệm toàn cầu của
“phương Bắc” đối với “phương Nam”… Các đảng phái theo chủ nghĩa xã hội dân chủ
đều có quan niệm riêng của họ về chủ nghĩa xã hội, về các vấn đề cải tổ xã hội theo
những cái gọi là nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ví dụ: “Chủ nghĩa xã hội
dân chủ là một lý tưởng” (E.Bernstein), “Chủ nghĩa xã hội dân chủ là chủ nghĩa xã
hội không có chuyên chính” (K.Kaustky), “Chủ nghĩa xã hội dân chủ ở châu Âu có
cội nguồn tinh thần trong đạo Cơ đốc giáo, trong triết học nhân văn, trong triết học
cận đại, trong học thuyết xã hội và lịch sử của Mác, trong những kinh nghiệm của
phong trào công nhân” (Cương lĩnh của Đảng dân chủ xã hội Đức)… Các nhà dân chủ
xã hội tuyên bố nguyên tắc chủ yếu trong những nguyên tắc đó là “nền dân chủ đa
nguyên”, chủ trương xây dựng Chủ nghĩa xã hội bằng biện pháp cải cách, sử dụng chế
độ nghị viện tư sản, nhằm giành chính quyền chỉ thông qua bầu cử, khước từ những
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, những thay đổi cơ bản về cơ cấu chính trị và kinh tế
của Chủ nghĩa tư bản hiện đại” [8,518]
Việc đề xuất chuyển đổi từ “chủ nghĩa xã hội dân chủ” sang “Chủ nghĩa dân
chủ xã hội” không chỉ là sự chuyển đổi khái niệm và tên gọi, hoặc quay trở lại khái
niệm “Chủ nghĩa dân chủ xã hội” được sử dụng trước kia, mà bao hàm sự thay đổi về
bản chất nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ sự khủng hoảng về lý luận, sự hoài nghi và tự
vứt bỏ mục tiêu Chủ nghĩa xã hội truyền thống của những người dân chủ xã hội. Đồng
thời điều đó cũng cho thấy, các đảng dân chủ xã hội đang tìm kiếm và xây dựng nên
một bộ khung lý luận mới, nhằm đối phó với những thách thức của thời đại, khắc
phục những nguy cơ của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tuy nhiên, do chưa có sự chính
thức hóa đối với khái niệm “chủ nghĩa dân chủ xã hội” và lý do đưa ra để thay thế vẫn
còn nhiều tranh luận, cho nên trong các ấn phẩm, công trình nghiên cứu cả trong và
ngoài nước về vấn đề này còn lẫn lộn khi sử dụng các khái niệm, tùy thuộc vào quan
điểm của mỗi tác giả. Vì vậy, trong nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng khái
niệm đã quen thuộc là “Chủ nghĩa xã hội dân chủ”.
Trào lưu dân chủ xã hội có nguồn gốc từ phong trào công nhân ở các nước tư
bản phát triển Tây Âu khoảng 150 năm trước. Đến nay nó đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển thăng trầm phức tạp. Để phân kỳ các giai đoạn của trào lưu dân chủ xã hội,
cần dựa trên hai căn cứ: Trước hết là dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội, nói khác là dựa
trên những giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Thứ
hai là dựa trên những sự kiện lịch sử quan trọng của phong trào công nhân nói chung,
đặc biệt là những đại hội quan trọng của Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phương
pháp luận như vậy, có thể chia sự phát triển của trào lưu dân chủ xã hội thành bốn giai
đoạn với những đặt điểm chủ yếu ở mỗi giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất, từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XIX đến chiến tranh thế
giới lần thứ I. Trong giai đoạn này, trào lưu dân chủ xã hội gắn liền với bối cảnh chấu
Âu và Chủ nghĩa tư bản đang từ cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền. Đây cũng là
thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được triển khai mạnh mẽ ở các
trung tâm tư bản chủ nghĩa lớn. Giai đoạn 1850 – 1870, phong trào dân tộc – dân chủ
của giai cấp tư sản về cơ bản đã đánh bại chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản ngày
càng khẳng định ưu thế tuyệt đối và bắt đầu chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang lũng
đoạn, đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã kéo theo sự phát triển
của giai cấp công nhân và làm thay đổi một cách sâu sắc cơ cấu của giai cấp công
nhân. Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng lớn mạnh, nắm giữ những khâu
quan trọng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, do sự bóc lột nặng nền của giai cấp
tư sản, điều kiện sống và lao động của những người làm thuê trở nên tồi tệ hơn so với
thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh. Giai cấp công nhân ngày càng bị bần cùng hóa, bị bóc
lột nặng nề và lao động trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Mâu thuẫn giai
cấp và đấu tranh giai cấp giữa lao động và tư bản ngày càng sâu sắc, quyết liệt.
Trải qua cuộc cách mạng 1848 – 1849, được tiếp thu lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học của C.Mác và Ph.Ăng ghen, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành và
giác ngộ về sứ mệnh lịch sử cũng như sức mạnh của mình. Sự trưởng thành đó được
đánh dấu bằng việc ra đời và phát triển của các đảng dân chủ xã hội có tính chất quần
chúng và cách mạng cùng các tổ chức khác của giai cấp công nhân trong các nước tư
bản chủ nghĩa, bằng sự ra đời và hoạt động của các tổ chức quốc tế của giai cấp công
nhân. Năm 1871, sự kiện Công xã Paris là một trang sử hào hùng của phong trào công
nhân quốc tế, song sự thất bại của Công xã với hình thức là con đường cách mạng bạo
lực, cùng với việc phát triển tính phức tạp về thành phần và cơ sở xã hội của trào lưu
dân chủ xã hội đã góp phần thúc đẩy khuynh hướng cải lương trong nội bộ phong trào
công nhân nói chung và trào lưu dân chủ xã hội nói riêng. Cuộc đấu tranh giữa trào
lưu tư tưởng mác xít và trào lưu tư tưởng cơ hội ngày càng sâu sắc, chủ nghĩa cơ hội
ngày càng lan rộng và gây ra tình trạng chia rẽ trong Quốc tế I, buộc tổ chức này phải
giải tán vào năm 1876.
Như vậy, trong giai đoạn phát triển lịch sử đầu tiên của trào lưu dân chủ xã hội
có thể thấy, xét về tổng thể, sự lớn mạnh và trưởng thành của giai cấp công nhân châu
Âu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX là cái nôi của phong trào
dân chủ xã hội. Tuy nhiên, biến đổi lớn nhất trong nội bộ trào lưu là sự phân hóa ngày
càng đậm nét thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng dân chủ xã hội cách mạng chịu
ảnh hưởng tích cực của tư tưởng mác xít, là cơ sở của các đảng cộng sản và công
nhân sau này, khuynh hướn dân chủ xã hội cải lương đối lập với khuynh hướng mác
xít, đi ngược lại lợi ích cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào công nhân.
Giai đoạn thứ hai, từ sau chiến tranh thế giới thứ I đến kết thúc chiến tranh
thế giới thứ II. Sau chiến tranh thế giới thứ I, chủ nghĩa tư bản đi vào khắc phục hậu
quả chiến tranh, tiếp tục phát triển theo khuynh hướng để quốc chủ nghĩa. Sau thắng
lợi của Cách mạng tháng Mười, nhà nước Nga Xô viết – Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới ra đời và bắt tay vào xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội
chủ nghĩa. Tình hình đó đã tác động trực tiếp đến các đảng của phong trào công nhân,
lúc đó chủ yếu là các đảng dân chủ xã hội, làm cho phong trào dân chủ xã hội lâm vào
tình trạng phân hóa sâu sắc về tổ chức, lực lượng thành phái tả, phái hữu và phái giữa.
Phái tả bao gồm đại bộ phận là những người dân chủ xã hội cách mạng, mac xít. Phái
hữu và phái giữa gần nhau về khuynh hướng tư tưởng cơ hội và xét lại, cải lương đối
lập với chủ nghĩa Mác. Hai phái này không lớn hơn phái tả về lực lượng, nhưng bao
gồm một bộ phận đáng kể những lãnh tụ đương thời của các đảng dân chủ xã hội.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, trào
lưu dân chủ xã hội lại một lần nữa rơi vào tình trạng phân hóa sâu sắc về tư tưởng và
tổ chức. Lần này, sự phân hóa chủ yếu là sự hình thành hai phái trong trào lưu dân chủ
xã hội và trong các đảng dân chủ xã hội: phái hữu phản bội phong trài công nhân, đi
theo giai cấp tư sản và phái tả chủ trương bảo vệ Liên Xô, chống nguy cơ phát xít.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, đa số những người dân chủ xã hội phái tả đã sát
cánh cùng những người cộng sản đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trào lưu dân
chủ xã hội cũng dã không tránh khỏi sự khủng bố, đàn áp của chủ nghĩa phát xít, bị
tổn thất và suy yếu. Ở một số nước như Đức, Áo, đảng dân chủ xã hội bị cấm hoạt
động, ở một số nước Trung và Đông Âu nhiều đảng dân chủ xã hội bị tan vỡ.
Nhìn chung, sau khi Quốc tế II bị phá sản, phái tả tách ra thành lập các đảng
cộng sản và giai nhập Quốc tế cộng sản, thì phái hữu và phái giữa đã có nhiều cố gắng
nhằm khôi phục lại trào lưu dân chủ xã hội về tư tưởng và tổ chức. Phong trào công
nhân quốc tế bị phân biệt thành hai tổ chức đối lập nhau và đấu tranh gay gắt với nhau
về hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng như con đường và phương
pháp thiết lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước, chuyên chính vô sản, lý luận
và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Phê phán và bác bỏ các quan niệm
của những người cộng sản Nga về nhà nước chuyên chính vô sản, về xã hội hóa các tư
liệu sản xuất, về nhà nước quản lý tập trung nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác…
các nhà lãnh đạo dân chủ xã hội thuộc phái hữu cho rằng, các nước dân chủ tiên tiến ở
châu Âu cần đi theo con đường của Chủ nghĩa xã hội dân chủ, thực hiện chế độ dân
chủ chính trị, chế độ dân chủ trong kinh tế và trong các lĩnh vực xã hội khác chứ
không phải đi theo con đường cách mạng Nga. Còn những người dân chủ phái tả chủ
trương kế thừa di sản lý luận cách mạng của các đảng dân chủ xã hội trong giai đoạn
thứ nhất, dưới ảnh hưởng của Mác và Ăng ghen, thừa nhận ý nghĩa và giá trị lịch sử
của cách mạng Tháng Mười, bảo vệ Liên Xô, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc. Mặc dù có sự phân hóa ngày càng sâu sắc về tư tưởng nhưng về cơ bản chiều
hướng thỏa hiệp trong nội bộ cũng như với giai cấp tư sản là nét đặc trưng của trào
lưu dân chủ xã hội trong giai đoạn này. Về mặt tư tưởng, các đảng dân chủ xã hội
trong giai đoạn này đều chống cộng sản, chống Liên Xô, gắn bó với chủ nghĩa tư bản
ở mức độ nhất định.
Giai đoạn thứ ba, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến cuối những năm 70
thế kỷ XX. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc bằng thất bại của chủ nghĩa phát xít và
thắng lợi của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, trước hết là của các lực lượng đấu tranh
cho chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc, đứng đầu là Liên Xô. Ngay sau khi chiến
tranh kết thúc, một loạt các nước ở châu Âu, châu Á dưới sự lãnh đạo của đảng cộng
sản đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Phong trào cộng sản phát triển mạnh mẽ.
Trong lúc đó, trào lưu dân chủ xã hội vẫn còn ở tình trạng khủng hoảng nặng nề và
các đảng dân chủ xã hội phải mất 6 – 7 năm mới phục hồi lại được. Ở nhiều nước Tây
Âu, Bắc Âu các đảng dân chủ xã hội hoặc là được khôi phục, hoặc được thành lập lại
và tham gia chính quyền.
Trên thực tế, trào lưu dân chủ xã hội đã từ bỏ chủ nghĩa Mác, xem học thuyết
Mác chỉ còn là di sản văn hóa – lịch sử. Trào lưu này đưa ra quan điểm “tự do tư
tưởng”, “trung lập về thế giới quan”, “đa nguyên hóa các quan điểm”, “phi ý thức hê”
và đề xuất “con đường thứ Ba” – không phải Chủ nghĩa tư bản, càng không phải chủ
nghĩa xã hội (mô hình Xô viết), mà là con đường đi giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội, nhằm khắc phục được cực đoan của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa
xã hội. Mặc dù chưa bao giờ có một định nghĩa hoàn chỉnh về chế độ xã hội theo quan
niệm của các nhà dân chủ xã hội, tuy nhiên trong các văn kiện cũng như các luận văn
của các lãnh tụ dân chủ xã hội, khái niệm Chủ nghĩa xã hội dân chủ đã được đề cập
tới mặt này, mặt khác trong sự đối lập với chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội
hiện thực. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội dân chủ, theo những người dân chủ xã hội là
một xã hội “giải phóng cho nhân dân khỏi sự áp bức của thiểu số, trao trả quyền lực
kinh tế cho nhân dân, tạo ra xã hội mà mọi người tự do có thể cùng nhau lao động và
bình đẳng”.
Những luận điểm cơ bản của Tuyên ngôn Frankfurt là nền tảng tư tưởng lý
luận của trào lưu dân chủ xã hội trong suốt mấy thập niên sau chiến tranh thế giới thứ
II. Nó là kim chỉ nam cho các chính sách, chương trình hành động của các đảng dân
chủ xã hội trong suốt các thập niên 50, 60, 70. Đây là thời kỳ hoàng kim của trào lưu
dân chủ xã hội với những đặc điểm sau: nền dân chủ tự do đa nguyên, thể chế kinh tế
hỗn hợp, chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô theo học thuyết Keynes, một nhà nước
phúc lợi bảo đảm giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khắn, các giá trị trọng
tâm: Tự do, bình đẳng, đoàn kết… Đây cũng là giai đoạn xuất hiện những lãnh tụ,
đồng thời là nhà tư tưởng có uy tín lớn của trào lưu dân chủ xã hội hiện đại như Willy
Brandt (Đức), Olof Palme (Thụy Điển)…
Giai đoạn thứ tư, từ cuối những năm 70 đến nay. Giai đoạn này được chia
thành hai thời kỳ: thứ nhất từ cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 90 và từ giữa thập
niên 90 đến nay. Bước vào thập niên 70, tình hình thế giới có những thay đổi cơ bản:
Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bị suy yếu và buộc phải chấp nhận “hòa
dịu” và chính sách cùng tồn tại hòa bình với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa,
Liên Xô giành được thế cân bằng chiến lược với Mỹ. Sau chiến thắng của Việt Nam
năm 1975, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc có bước phát triển mới,
hơn 20 nước độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh ra đời, chọn con đường
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật
hiện đại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nước tư
bản chủ nghĩa, đồng thời đẩy các nước này lâm vào cuộc khủng hoảng cơ cấu trầm
trọng. Khủng hoảng sản xuất thừa đi đối với tình trạng thiếu vốn, lạm phát và thất
nghiệp trầm trọng đã làm cho mâu thuẫn về kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản càng
thêm gay gắt.
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc
khủng hoảng về lý luận, tư tưởng và tổ chức của trào lưu dân chủ xã hội. Do kinh tế
khủng hoảng, đời sống nhân dân, nhất là công nhân và người lao động làm thuê gặp
nhiều khóa khăn, nạn thất nghiệp tăng lên. Trước tình hình đó, nhằm cố gắng thích
ứng với những thay đổi trong tương quan lực lượng dân chủ tiến bộ với lực lượng tư
bảnđế quốc, nhiều đảng dân chủ xã hội đã ra đường lối “tư tưởng mới” thay thế cho
đường lối “phi tư tưởng hóa” trước kia với hi vọng phác họ ra bộ mặt mới, hiện đại
hơn cho chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Trong những năm 80 – 90, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra
mạnh mẽ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Chủ
nghĩa tư bản bước vào giai đoạn quá độ từ xã hội công nghiệp sang “xã hội hậu công
nghiệp” với những nguyên tắc, thời cơ và thách thức mới. Làn sóng chủ nghĩa thực
dân mới bùng nổ ở tất cả các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm
vào khủng hoảng và bị sụp đổ một mảng lớn ở Liên Xô – Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội
dân chủ cũng bị khủng hoảng nghiêm trọng. Các đảng dân chủ xã hội cầm quyền từng
tạo ra nhiều kỳ tích phát triển lần lượt bị mất quyền, trở thành các đảng đối lập ở hầu
hết các nước tư bản phát triển. Sự cần thiết phải đổi mới, hiện đại hóa lý luận và
đường lối, chính sách của trào lưu dân chủ xã hội và các đảng dân chủ xã hội nhằm
đáp ứng những yêu cầu phát triển của cuộc sống và thời đại trở nên bức xúc.
Như vậy, cải lương và cải cách xã hội trong khuôn khổ của trật tự tư bản chủ
nghĩa là đường nét chủ đạo, xuyên suốt đường lối của các đảng dân chủ xã hội. Cũng
chính xuất phát từ đường lối chủ đạo đó mà trào lưu dân chủ xã hội đã trải qua những
giai đoạn thăng trầm, “mang đậm tính ảo tưởng và bi kịch”. Vấn đề đặt ra đối với các
nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ là thiếu một cơ sở khoa học nhất quán, trào
lưu dân chủ xã hội đã rơi vào con đường cải lương, cơ hội. Trong điều kiện phát triển
của chủ nghĩa tư bản, nó có thể thu được một số thành tựu nhất định, có ý nghĩa tiến
bộ và tích cực. Nhưng trong cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, nó không tránh
khỏi bế tắc, mất phương hướng, đưa phong trào xã hội chủ nghĩa vào ngõ cụt. Tuy
nhiên, sự ý nghĩa tiến bộ và tích cực đó là tạm thời và hết sức hạn chế, nhưng sự ghi
nhận những đóng góp và ảnh hưởng của trào lưu dân chủ xã hội, của những người dân
chủ xã hội thực sự mong muốn tìm kiếm một con đường, một khả năng tiến tới một xã
hội tiến bộ thật sự tự do và dân chủ là điều cần thiết.
1.1.2. Hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI là tên gọi một cuốn sách nổi tiếng của Ste-phan Hai-xơ
được xuất bản năm 1966. Những nội dung tư tưởng lý luận của cuốn sách được các
lực lượng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh coi là ngọn cờ tư tưởng lý luận của cuộc đấu
tranh nhằm xây dựng một mô hình mới của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội thế kỷ
XXI được coi là một tìm tòi và thử nghiệm mới trên con đường đấu tranh của nhân
loại nhằm hiện thực hóa các giá trị khát vọng nhân văn nhân đạo xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa, trong bối cảnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang lâm vào
thoái trào sau sụp đổ của mô hình nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu. Nghiên cứu
nhằm nhận dạng đúng đắn các nội dung tư tưởng, các giá trị và hạn chế cũng như ảnh
hưởng tác động của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI trở thành một nhiệm vụ quan trọng
của các nhà lý luận chính trị mácxit trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
Theo sáng kiến của Đảng Lao Động Brazin, vào tháng 7 năm 1990 “Diễn đàn XaoPao-lô” ra đời. Đây là một diễn đàn thường niên của các đảng chính trị trong phong
trào cánh tả Mỹ latinh và các khu vực khác trên thế giới có chung lập trường chống đế
quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Chủ đề trung tâm của
diễn đàn là phê phán mô hình chủ nghĩa tự do mới và tìm tòi giải pháp thay thế, nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia, thực hiện bình đẳng và công bằng
xã hội, hội nhập và tăng cường đoàn kết quốc tế giữ các lực lượng cánh tả tiến bộ… ở
khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 2007, diễn đàn Xao-Pao-lô đã tiến hành được 13
lần, với sự tham gia thường xuyên của trên 50 đảng, tổ chức, phong trào xã hội. Cuộc
gặp lần thứ 13 được tiến hành vào tháng 1 năm 2007, tại Xan Xan-va-đo, En xan- va- đo,
với sự tham gia của 58 đảng, tổ chức, phong trào xã hội.
Năm 1997, Đảng Lao động Mê-hi-cô đã có sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế với chủ
đề “Các đảng chính trị và một xã hội mới”. Sáng kiến này đã được các đảng cộng sản,
đảng cánh tả ở Mỹ latinh, cũng như các đảng cộng sản trên thế giới ủng hộ và đã trở
thành diễn đàn thường niên để các đảng trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chính trị vì
một xã hội mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội. Đến nay, đã có 11 cuộc
hội thảo được tổ chức. Khác với diễn đàn Xao- Pao-lô (với sự tham gia rộng rãi của
các đảng, tổ chức và phong trào), hội thảo quốc tế “Các đảng chính trị và xã hội
mới”chỉ mời các đảng tham dự. Tại cuộc hội thảo lần thứ nhất (1997) mới có 28 đảng
tham gia, đến cuộc hội thảo lần thứ 11(tháng 3/2007) đã có hơn 70 đảng tham gia .
Vào năm 1999, theo sáng kiến của Cuba, hội nghị quốc tế với chủ đề “Toàn cầu hoá
với các vấn đề phát triển” đã được tổ chức. Từ đó đến nay, hội nghị này đã trở thành
diễn đàn thường niên của các lực lượng cánh tả và tiến bộ, với sự tham gia của các
chính khách, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và đại diện các tổ chức
quốc tế và khu vực, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc… Diễn đàn “Toàn cầu hoá với
các vấn đề phát triển” đã trải qua hơn 15 năm, thường thu hút rất đông đảo các đại
biểu đại diện cho các đảng phái, các tổ chức chính trị cánh tả mới trên thế giới. Nhiều
Hội nghị có đến trên 1000 đại biểu đến từ khắp các châu lục.
Vấn đề đặt ra ở đây là chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của các Đảng cánh tả khu vực Mỹ
latinh phải bám sát chủ đề “ toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”, các cuộc hội thảo
thường niên này đã đi sâu phân tích những khía cạnh chung quanh vấn đề toàn cầu
hoá và những tác động đối với các nước đang phát triển, kinh nghiệm của các nước
trong hội nhập kinh tế quốc tế, đấu tranh chống các mặt trái của toàn cầu hoá, và tìm
ra con đường đi tới cho một tương lai vì hoà bình và phát triển thịnh vượng.
Mỹ latinh cũng là nơi ra đời của Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) – là đối trọng của
Diễn đàn kinh tế thế giới, vốn là diễn đàn của các quốc gia phát triển nhất. WSFlà một
diễn đàn mở của các lực xã hội rộng rãi chống lại chủ nghĩa tự do mới; chống lại các
mặt trái của quá trình toàn cầu hoá do cá nước tư bản phát triển, các tập đoàn, công ty
xuyên quốc gia… chi phối và thao túng; vì một quá trình toàn cầu hoá chú ý đến mặt
xã hội nhiều hơn, có lợi cho tất cả mọi người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc; vì một
sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, trong đó lấy con người làm trung tâm…với
khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể”. Diễn đàn xã hội thế giới được tổ chức mỗi
năm một lần (ba lần đầu tiên đều được diễn ra tại thành phố cảng Poóc-tô A-le-gre,
Brazin, vào các năm 2001, 2002 và 2003; sau đó, được tổ chức luân phiên tại Mỹ
latinh, châu Á và châu Phi nhằm thu hút sự chú ý của dư luận thế giới đối với các vấn
đề mà các nước phát triển đang phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra
mạnh mẽ. Ngay ở lần đầu tiên (tháng 11/2001), Diễn đàn xã hội thế giới đã thu hút
gần 4.700 đại biểu của 900 tổ chức chính trị, xã hội và phi chính phủ từ 117 nước
tham dự; từ lần thứ 2 trở đi, số đại biểu tham dự đã tăng lên con số vài chục nghìn,
thậm chí có Hội nghị con số đại biểu lên đến cả trăm nghìn người. Kể từ đó, mỗi
năm một lần, vào tháng 1 hàng năm, các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hàng
đầu tiến hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì các đại biểu cánh tả, các đảng
phái chính trị từ hàng trăm quốc gia trên thế giới lại tiến hành Diễn đàn xã hội thế
giới (WSF). Người ta thường gọi Diễn đàn xã hội thế giới là Diễn đàn Dvos mới
hay Diễn đàn đối lập với Diễn đàn kinh tế thế giới. Điểm mấu chốt là ở chỗ nếu
WEF luôn bàn đến giải quyết các vấn đề kinh tế, của toàn cầu hóa kinh tế chủ yếu
theo lăng kính, lập trường của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tự do mới, thì WSF luôn
bàn đến các hậu quả xã hội của toàn cầu hóa kinh tế, đấu tranh giải quyết các vấn
đề xã hội chủ yếu trên lập trường của các quốc gia kém phát triển, đang phát triển,
của đại đa số nhân dân lao động và nhân loại.
Từ những cách tiếp cận đối lập nhau ấy, từ các diễn đàn xã hội chính trị và từ
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, của toàn cầu hóa trên lập trường
lợi ích các nước phát triển, lợi ích chủ nghĩa tư bản, một lực lượng xã hội mới hình
thành và phát triển, những giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa mới được xuất hiện,
được củng cố…
1.2. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội ngoài Mácxit hiện đại
1.2.1. Trào lưu xã hội-dân chủ hiện đại
Dân chủ xã hội, hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội dân chủ (democratic socialism) hoặc
là chế độ dân chủ xã hội (social democracy regime), là một trong ba trào lưu lý luận
chính trị - xã hội chủ yếu của thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX đến nay trào lưu dân chủ
xã hội đã có những bước phát triển nhanh chóng ở châu Âu, và trở thành một lực
lượng chính trị đương đại quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống
chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây.
Lịch sử chủ nghĩa xã hội dân chủ bắt nguồn từ trong sự xuất hiện của chủ nghĩa
cơ
hội và chủ nghĩa xét lại. Được hình thành, phát triển trong quá trình phân hoá của
phong trào công nhân quốc tế, trào lưu dân chủ xã hội đứng trên lập trường của chủ
nghĩa cải lương. Hoạt động tại các nước TBCN, các tổ chức đảng này là đại diện
chính trị cho một bộ phận đáng kể trong GCCN và là một lực lượng có vai trò to lớn
trong hệ thống chính trị các nước TBCN. Cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
hệ thống đó, cùng với tất cả các mối quan hệ xã hội đan xen phức tạp, đã chi phối khá
mạnh đến tư tưởng, lý luận, tổ chức và hoạt động của các đảng dân chủ xã hội.
Trong Cương lĩnh thành lập đảng của mình (còn gọi là Cương lĩnh
Aixơnéc) do Beben(A. Bêben (1840-1913), một trong những người sáng lập Đảng xã
hội - dân chủ Đức, nhà tuyên truyền và nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Mác, là
người đã có những phê phán đối với chủ nghĩa xét lại. ) soạn thảo, Đảng xã hội - dân
chủ Đức đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để thành lập một nhà nước nhân
dân tự do. Việc giải phóng giai cấp công nhân như Cương lĩnh khẳng định, không
phải để giành đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp công nhân mà nhằm “xóa bỏ mọi
sự thống trị giai cấp”. Cương lĩnh này đã thể hiện sâu sắc quan điểm mác - xít và đã
được C. Mác, Ăngghen tán thành, đánh dấu sự phát triển của giai cấp công nhân Đức
về mặt lý luận.
Tuy nhiên, việc xây dựng quan niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” đã được bắt
đầu trong phong trào xã hội dân chủ Đức và gắn liền trước hết với tên tuổi của Látxan, Béc-xtanh, Cau-xky. Chính những nhà hoạt động này của phong trào xã hội dân
chủ Đức đã nối tiếp nhau trong lịch sử phát triển những luận điểm mà sau này người
ta dùng làm cơ sở để xây dựng quan niệm về xã hội dân chủ. Lát - xan (1825-1864) là
người đã đưa ra luận cương về khả năng phong trào công nhân hoà bình tiến nhập vào
chủ nghĩa xã hội bằng hình thức bầu cử. Là một người duy tâm, ông coi Nhà nước là
một tổ chức siêu giai cấp và chủ trương thi hành đường lối từ bỏ đấu tranh giai cấp.
Những tư tưởng của Lát - xan đã được Béc- xtanh tiếp thu và phát triển thêm. Bécxtanh (1850-1932, người đặt nền móng cho chủ nghĩa xét lại trong phong trào công
nhân cách mạng, bác bỏ tư tưởng chuyên chính vô sản, truyền bá học thuyết về sự
giảm dần đấu tranh giai cấp và thừa nhận nhiệm vụ duy nhất của giai cấp công nhân là
đấu tranh giành những cải cách nhỏ nhặt trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Ông
khẳng định rằng những người dân chủ xã hội tập trung sức chú ý chủ yếu của mình
vào các cuộc cải cách, coi đó là con đường chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa xã hội. Năm
1899, cuốn sách dưới tiêu đề Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ
của phái dân chủ của Béc-xtanh được xuất bản. Chủ đề tác phẩm là trực tiếp khuyến
cáo đảng xã hội - dân chủ phải thay đổi đường lối chính trị bởi vì tồn tại “khả năng cải
cách không có bất kỳ hành động bạo lực nào”4.
Năm 1910, Cau-xky thành lập phái “giữa” trong đảng xã hội dân chủ
Đức và từ đó công khai chống lại chủ nghĩa Mác cách mạng, phủ nhận tính
đảng của triết học mác - xít. Về mặt hình thức, những người xã hội dân chủ phái tự do
không phủ nhận chủ nghĩa Mác. Song trên thực tế, họ chỉ chú ý đến phần di sản lý
luận của Mác và Ăngghen trình bày về những vấn đề gắn liền với vai trò của cá nhân,
đảm bảo các quyền tự do cá nhân, tách những vấn đề này ra khỏi lập trường, quan
điểm chung của chủ nghĩa Mác đối với những vấn đề cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa.
Những nét tiêu biểu của trào lưu dân chủ xã hội là: Sự thừa nhận các phương thức tác
động xã hội thuần tuý hoà bình và dần dần, xu hướng thay thế đấu tranh giai cấp bằng
hợp tác giai cấp, quan niệm về
"tính chất siêu giai cấp" của nhà nước và của dân chủ, quan niệm về CNXH
như là một phạm trù đạo đức.
1.2.1.1.Tóm tắt tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Látxan
Phec-đi-năng Lat-xan(Ferdinand Lassalle) (1825-1864). Ông xuất thân từ một gia
đình thương nhân, bản thân Lat-xan là một luật sư.Ông tham gia tích cực trong cuộc
cách mạng 1848-1849 ở Châu Âu. Tháng 5-1863, Ông tham gia sáng lập và được bầu
là Chủ tịch của Tổng hội công nhân toàn Đức.Lát xan quen biết C.Mác và
Ph.Ăngghen chủ yếu qua thư tín trong khoảng thời gian từ 1848-1862.
Là một chiến sỹ tích cực trong phong trào công nhân Đức, Lát xan có lập trường đấu
tranh cho chủ nghĩa xã hội, đòi thủ tiêu chủ nghĩa tư bản. Là một nhà tư tưởng có lập
trường tiểu tư sản, Lát-xan chủ trương sử dụng con đường tuyên truyền hợp pháp, kết
hợp với phổ thông đầu phiếu để tiến tới chủ nghĩa xã hội. Thậm chí ông còn cho rằng
việc thành lập các Hội sản xuất của giai cấp công nhân với sự trợ giúp của nhà nước
chuyên chế Phổ khi ấy là có thể có được chủ nghĩa xã hội, có thể có được một ‘Nhà
nước nhân dân tự do”
Các tác phẩm chủ yếu gồm: Triết học của Hêraclit, Dự thảo Cương lĩnh và văn kiện
thành lập Liên hiệp công nhân toàn Đức… Đây là những tác phẩm trong đó chứa
đựng đầy đủ nhất các tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản của Lat-xan.
1.2.1.2Tóm tắt tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của E. Bec-stanh
E. Bec-stanh (E. Berstein) sinh ngày 6 tháng 1 năm 1850 tại Schoneberg, nay thuộc
thành phố Berlin, Cộng hòa liên bang Đức. Cha và mẹ của E. Bec-stanh là những
người gốc Do Thái thuộc Nhóm Do Thái cấp tiến. Mặc dù gia đình ông không được
khá giả, nhưng cha ông, một người thợ lái xe lửa vẫn quyết tâm lo cho ông được học
hành chu tất.
Ông hoạt động chính trị từ năm 1872 và sớm trở thành một thành viên tích cực của
Đảng xã hội - dân chủ Đức. Cuộc đời hoạt động chính trị của ông có thể được chia
thành 3 giai đoạn: giai đoạn từ 1872 đến khoảng 1880; giai đoạn 1881 đến 1890 và
giai đoạn từ sau năm 1890.
Trong giai đoạn thứ nhất, E. Bec-stanh là chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng.
Ông đã sớm tham gia vào phong trào dân chủ xã hội ở Đức và Châu Âu. Trong những
năm đầu của thập niên 70, ông cùng một số lãnh tụ của Đảng tiến hành đấu tranh
chống lại ảnh hưởng của phái Lat-xan. Nhưng ông đã sớm đi đến thỏa hiệp và cùng
với một số lãnh tụ thuộc phái Lat-xan, ông trở thành một trong số những sáng lập viên
Đảng SAP là tổ chức đảng được thành lập trên cơ sở sáp nhập SPD với Tổng hội công
nhân toàn Đức. Sự kiện này diễn ra tại thành phố Gô-ta. Cương lĩnh chính trị mang
nội dung cải lương, thỏa hiệp được thông qua tại đại hội này về sau thường được gọi
là Cương lĩnh Gô-ta, để phân biệt với Cương lĩnh Ai-xơ-nắc. Sinh thời C. Mác đã viết
tác phẩm có tựa đề “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”. Trong đó C. Mác đã chỉ ra những
sai lầm nguy hiểm của Cương lĩnh này.
Năm 1880, E. Bec-stanh trở lại Zuy-rich sau chuyến đi cùng P. Bê-ben đến Lon-đôn
gặp Ph. Ăng-ghen. Ông tham gia tích cực vào các công việc của tờ Xã hội dân chủ,
trở thành biên tập viên của báo. Trong khoảng 10 năm này ông là người macxit, đã
viết và công bố nhiều luận điểm quan trọng đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác.
Vào thời kỳ đó, ông từng được biết đến như một nhà lý luận hàng đầu của chủ nghĩa
Mác.
Từ cuối những năm 90, thế kỷ XIX ông đoạn tuyệt hẳn với chủ nghĩa Mác, trở thành
một nhà lý luận của chủ nghĩa cơ hội - xét lại, sau đó là thủ lĩnh của phái đảng viên có
lập trường cực đoan trong Đảng và của Quốc tế II. Tác phẩm chủ yếu của ông là:
“Những tiền đề của CNXH và nhiệm vụ của đảng xã hội – dân chủ Đức” (1899)
1.2.1.3.Tóm tắt tiểu sử thân thế, sự nghiệp của C. Cau-sky
C. Cau-sky (1854 - 1938), sinh ra ở Prague, cha là họa sĩ sân khấu người Séc, mẹ là
kịch sĩ và văn sĩ người Áo, cùng gia đình chuyển đến Vienna lúc bảy tuổi. Ông nghiên
cứu lịch sử, triết học và kinh tế học tại Đại học Vienna từ năm 1874, ông tham gia
phong trào công nhân từ khi còn trẻ – 20 tuối(1874), là đảng viên Đảng xã hội - dân
chủ Đức. Do các công lao hoạt động lý luận và thực tiễn, ông trở thành một trong thủ
lĩnh của Đảng và của Quốc tế II. Từ chỗ đứng trên các quan điểm lập trường cơ bản
của chủ nghĩa Mác, trước các thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh, chịu tác động mạnh
mẽ của các tư tưởng cơ hội, do lập trường bấp bênh giao động, ông đã chuyển sang
lập trường cơ hội dù có chút ôn hoà hơn so với Bes-tanh.
Các tác phẩm chủ yếu của C. Cau-sky: Học thuyết kinh tế của Mác (1887), Vấn đề
ruộng đất (1889) Bes-tanh và Cương lĩnh của Đảng Dân chủ - Xã hội (1899), Cách
mạng xã hội (1902), Con đường giành chính quyền ( 1909), Chuyên chính vô sản
(1918)…
1.2.2. Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của các Đảng cánh tả ở khu vực Mỹ-Latinh
Nền tảng tư tưởng lí luận để các đảng cánh tả Mỹ latinh lựa chọn con đường “Chủ
nghĩa xã hội thế kỉ XXI” được dựa trên tư tưởng, và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của
hai người anh hùng giải phóng dân tộc Xi-môn Bô- li-va và Che Gê-va-ra.
1.2.2.1. Giá trị tư tưởng của Xi-môn Bô-li-va
Xi-môn Bô-li-va sinh năm 1783, mất năm 1830, là một vị tướng nổi tiếng trong lịch
sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc Vênezuela và Mỹ latinh khỏi ách thống trị của thực dân
Tây Ban Nha. X. Bô-li-va đã để lại cho nhân dân Vênezuela sự trân trọng, sự biết ơn,
sự kính phục và sự ngưìng mộ trước một tấm gương mà suốt cuộc đời cống hiến cho
nền độc lập của dân tộc và của nhân loại.Tấm gương của Bô-li-va đến nay đang trở
thành ngọn cờ đầu cho đảng cánh tả Vênezuela, đứng đầu là tổng thống Hu-gô Chavét tiếp bước để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới.
1.2.2.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Chê Ghê-va-ra
Che Ghê-va-ratên thật là E-rnes-to De La Serna, sinh ngày 14/6/1928 tại Rô-sa-ri-ô,
Ac-gen-ti-na, là con cả trong năm người con của một gia đình trung lưu người Irelanl
gốc Tây Ban Nha. Năm 1948, Che Ghê-va-ra đã đăng ký học khoa Y thuộc đại học
Buenos Aires. Năm (1952-1953), Ông cùng người bạn thân là Grân-do - một nhà hoá
sinh, thực hiện cuộc hành trình xuyên Châu Mỹ latinh. Trong chuyến này, Che Ghêva-ra đã hoàn thành cuốn nhật ký đặc biệt thể hiện những trăn trở, suy tư khát vọng
của một chàng trai tài hoa, lãng tử, ngang tàng, thích phiêu lưu mạo hiểm và luôn ước
mơ về một tình yêu đẹp. Cuộc hành trình đã góp phần tạo nên tầm nhìn của con người
của Ông sau này. Những nhận thức từ thực tế đã nâng cao tầm nhìn của anh, khiến
anh từ bỏ danh vọng của một bác sỹ và quyết tâm đem cả sinh mệnh của mình để đấu
tranh cho tự do, cho quyền được sống bình đẳng và ấm no của những con người bị áp
bức trên thế giới. Từ đó về sau cho đến khi ngã xuống Người anh hùng giải phóng dân
tộc Che Ghê-va-ra đã chiến đấu không biết mệt mỏi cho nền độc lập của các dân tộc
Mỹ latinh cũng như nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Đó là một tấm gương sáng
ngời cho đức hy sinh và tinh thần chiến đấu quyên mình vì hạnh phúc của nhân dân
lao động. Và đến nay, biểu tượng sáng ngời Che Ghê-va-ra lại tiếp tục toả sáng trong
niềm tin bất diệt về tương lai của làn sóng thiên tả ở Mỹ latinh mà các đảng ở khu vực
này đang quyết tâm xây dựng.
1.2.2.3. Hu-gô Cha-Vet vàsự ra đời tư tưởng lý luận chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
- Ngay từ còn là một sỹ quan trẻ, trong phong trào “Quân đội Bo-li-va - 200”,với mục
tiêu đấu tranh nhằm thay đổi tình hình đất nước đang bị khủng hoảng trầm trọng (80%
dân số nghèo khổ), Hu-gô Cha-vét lúc đó đã tham gia tích cực và đã trở thành lãnh tụ
của phong trào này. Ông đã xác định tính chất của phong trào như sau: Chúng tôi gọi
đây là cuộc cách mạng Bô-li-va bởi vì mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi là tiến hành
làm cuộc cách mạng, thực hiện một cuộc cải cách chính trị, xã hôi, kinh tế, văn hoá…
dựa trên nền tảng tư tưởng Bô-li-va. Tư tưởng này là một cái cây có 3 rễ: Rễ Bô-li-va
với tư tưởng đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha giành độc lập, tự
do, quyền bình đẳng và thống nhất các quốc gia Mỹ latinh trong một địa liên bang; Rễ
Za-mo-va với tư tưởng bảo vệ chính quyền dân tộc, đoàn kết quân đội với nhân dân ;
Rễ Ro-bi-son, người chủ trương đấu tranh mang lại tự do, hạnh phúc, bình đẳng cho
mọi người dân. Cái cây đó chính là hệ tư tưởng của chúng tôi.
Tiếp tục phát triển tư tưởng Bô-li-va trên một bước cao hơn, Tổng thống Hu-gô Chavet đã chuyển lý luận về cuộc “cách mạng Bô-li-va” thành “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ
XXI” và chủ trương áp dụng mô hình này không chỉ ở Vênêzuêla mà còn ở tất cả ở
các nước Mỹ latinh. Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của Vênêzuêla ở giai đoạn đầu chưa
trở thành một học thuyết hoàn chỉnh mang tính khoa học, mà mới chỉ là những nét
lớn, những luận điểm có tính lý luận và thực tiễn đề cập đến tư tưởng chủ đạo và
những mục tiêu cần đạt được trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
(chính Hu-gô Cha-vet đã đề nghị các nhà học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu,
thảo luận, tổng kết vấn đề này).
Như vậy, ở khu vực Mỹ latinh đã hình thành một trào lưu xã hội chủ nghĩa mới mang tên
chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Cho dù có thể còn rất chưa hoàn chỉnh và không tránh khỏi
các sai lầm, Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI đã đáp ứng được một yêu cầu cấp thiết, cơ bản
của các Đảng cộng sản và các đảng cánh tả Ở Mỹ Latinh. Trong khi hầu hết các đảng và
lực lượng chính trị cánh tả đã và đang tích cực chuẩn bị lập trường tư tưởng để đấu tranh
chống lại mặt trái của toàn cầu hoá, chống lại chủ nghĩa tự do mới và sức mạnh kinh tế
của chủ nghĩa tư bản.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NGOÀI MACXIT
HIỆN ĐẠI
2.1. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH
2.1.1. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH của chủ nghĩa xã hội-dân chủ hiện đại
Các nhà xã hội - dân chủ đã và đang tuyên truyền cho quan niệm trừu tượng, phi giai
cấp của dân chủ. Trong khi tuyên truyền cho một nền dân chủ đại chúng, dân chủ đa
nguyên... trào lưu xã hội - dân chủ và chủ nghĩa xã hội - dân chủ đã vấp phải mâu
thuẫn nan giải về mặt lôgic: nói đến dân chủ cho số đông (tức toàn thể nhân dân lao
động), nhưng thực tế lại ra sức bảo vệ trật tự tư sản hiện hành, thậm chí còn thỏa hiệp
với quyền lực tư sản - một lực lượng xã hội đối lập với nhân dân lao động.
Các phạm trù công dân, xã hội công dân, pháp luật, nhà nước pháp quyền, an toàn xã
hội cho con người tự do, công bằng, nhân đạo... được chủ nghĩa xã hội - dân chủ nói
đến rất nhiều song không còn tính xác định về giai cấp và điều kiện lịch sử. Do đó,
chẳng những không hề gây tổn hại gì cho xã hội tư bản chủ nghĩa, mà còn có lợi cho
giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa. Bởi nó tiếp tục củng cố thêm những ngộ
nhận và lầm tưởng rằng dân chủ tư sản là chế độ dân chủ phù hợp nhất với lợi ích của
số đông.
Mặt khác, các đảng xã hội - dân chủ còn ra sức tuyên truyền cho sức mạnh quyết định
của dân chủ chính trị so với dân chủ kinh tế. Điều này nhằm mục đích lẩn tránh vấn
đề nhức nhối và cơ bản nhất đối với người lao động làm thuê trong xã hội tư bản là
quyền làm chủ tư liệu sản xuất và các lợi ích kinh tế của mình. Việc làm đó trái với
lôgic, gieo rắc ảo tưởng vào quần chúng, đồng thời góp phần bảo vệ trật tự tư sản.
Cùng với vấn đề dân chủ, các nhà xã hội - dân chủ còn ra sức tô vẽ cho mô hình “nhà
nước phúc lợi chung” xem nhà nước là của tất cả các giai cấp, các lực lượng xã hội có
chức năng quan tâm đến lợi ích chung. Lý thuyết về “nhà nước phúc lợi chung” trên
thực tế lại là sự bảo vệ có hiệu quả quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa
xã hội - dân chủ trước sau chỉ chủ trương cải cách những đường nét chi tiết của nhà
nước tư sản, mà không hề đặt ra vấn đề giai cấp công nhân phải trở thành chủ thể
quyền lực trong nhà nước. Sự truyền bá về tính chất liên hiệp, phối hợp chung, cân
bằng quyền lực giữa các giai cấp, đảng phái trong chính quyền để xây dựng nhà nước
dân chủ... cũng không vượt ra khỏi giới hạn và mục đích cải lương chế độ tư bản.
Chủ nghĩa xã hội - dân chủ trong những thập kỷ gần đây đã tiếp nhận và phát triển
mạnh mẽ thuyết đa nguyên chính trị. Trong điều kiện các nước xã hội chủ nghĩa thực
hiện cải tổ, đổi mới để khắc phục những biến dạng của chủ nghĩa xã hội hiện thực,
loại trừ chủ nghĩa quan liêu, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thì các đảng xã
hội - dân chủ ở nhiều nước Tây phương lại càng nhấn mạnh tới đa nguyên chính trị,
xem nó như một giải pháp tối cần thiết để khắc phục hoặc ngăn chặn chế độ “cực
quyền”, “độc tài”, mà theo họ chủ nghĩa xã hội hiện thực đã và sẽ vấp phải. Họ cố gắng
bằng mọi cách tạo nên tâm lý và ý thức rằng xã hội vốn là một cơ cấu đa nguyên, con
người cá thể cũng thể hiện tính đa nguyên trong các quan hệ với người khác và xã hội.
Nền dân chủ chỉ lành mạnh khi là một nền dân chủ đa nguyên và các thiết chế quyền
lực, các Đảng, các hiệp hội, nghiệp đoàn... hoạt động theo nguyên tắc đa nguyên mới
có thể phục vụ được xã hội và bảo đảm dân chủ cho mọi người.
Tuy thế trong điều lệ, chủ trương, hành động của các Đảng xã hội - dân chủ, họ luôn
luôn ý thức rất rõ về việc không chấp nhận đa nguyên tư tưởng, đa nguyên thế giới
quan... trong sinh hoạt đảng của họ.
Qua sự biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu đã cung cấp
những bằng chứng để hiểu cái giá phải trả do sự xâm nhập của chủ nghĩa đa nguyên,
của nền chính trị đa nguyên và chế độ đa đảng. Hậu quả nặng nề mà nhiều nước đang
phải gánh chịu là Đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội, chế độ xã hội chủ nghĩa
bị xóa bỏ và nền chính trị tư sản có điều kiện thuận lợi để hồi sinh và phát triển.
Sự xuất hiện hàng trăm tổ chức chính trị khác nhau trong thời kỳ cải tổ ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây đã dẫn tới các cuộc tranh giành quyền
lực, bài xích, lật đổ nhau gây nên những cuộc nội chiến đẫm máu... Điều đó đã khẳng
định thuyết đa nguyên chính trị hoàn toàn không xuất phát từ thiện ý mong muốn góp
phần khắc phục tình trạng quan liêu, trì trệ và thực hiện quá trình dân chủ hóa lành
mạnh, mà là một âm mưu thâm độc nhằm mục tiêu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, tái lập
nền dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản.
2.1.2. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của các
Đảng cánh tả khu vực Mỹ-latinh
CNXH thế kỷ XXI chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó
kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã giữa vai trò chủ đạo, nhấn mạnh lại việc giành
lại chủ quyền quốc gia,dân tộc đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
dầu mỏ, nước sạch và môi sinh-mô trường.
Theo như dự thảo mà tổng thống Hu-gô Cha –vét trình Quốc hội ngày 16/8/2007 thì
nền kinh tế Venêzuêla sẽ có những thay đổi theo chiều hướng thiên tả rõ rệt, đó là việc
xây dựng một nền kinh tế với 5 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước, sở hữu xã hội,
sở hữu tập thể, liên doanh và sở hữu tư nhân. Việc xây dựng mô hình kinh tế với các
hình thức sở hữu trên cho thấy tính chất chủ nghĩa trong việc hoạch định một mô hình
kinh tế nhà nước cho hiện tại và tương lai ở các quốc gia vốn rất phức tạp trong việc
xác định vai trò của người chủ sở hữu xã hội.
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI đề cao vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện công bằng xã
hội, chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội đã được thực hiện nhằm giải
quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội vốn rất nghiêm trọng ở trong đất nước
và khu vực. Trên cơ sở đó, hương xây dựng một xã hội công bằng cho mọi người dân
lao động, giảm thiểu dân và tiến tới xóa bỏ chênh lệch giàu,nghèo.
Về giáo dục, Venêzuêla đang phấn đấu tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học,ngân sách
giáo dục chiếm 20% tổng chi phí ngân sách, hơn 1 triệu học sinh nghèo được miễn
học phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và giấy bút, hàng nghìn sinh viên nghèo
được nhận học bổng từ nhà nước. Venêzuêla đang triển khai xây dựng bằng nguồn
vốn công ty dầu khí quốc gia (PVDAS) tại một địa phương nghèo một trung tâm phát
triển cộng đồng theo mô hình tự quản, theo đó mỗi trung tâm có một trường học một
trạm y tế, một xưởng sản xuất hàng tiêu dùng hoặc chế biến nông sản, một khu văn
hóa thể thao và một cửa hàng nhu yếu phẩm giá rẻ phục vụ cho người nghèo.
2.2. Quan niệm cơ bản về con đường, phương pháp đi lên CNXH ngoài Macxit hiện
đại
2.2.1. Quan niệm cơ bản về con đường, phương pháp đi lên CNXH của chủ nghĩa xã
hội-dân chủ hiện đại
Tuyên ngôn Franphuốc được xác định như cương lĩnh của phong trào xã hội - dân
chủ, mà điểm nổi bật là chủ trương thông qua đấu tranh nghị trường, tiến hành các cải
cách xã hội để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Đó là lý
luận về “con đường thứ ba, con đường không cộng sản dẫn dắt các dân tộc tới hoà
bình, tự do, dân chủ, công bằng và nhân đạo (tức chủ nghĩa xã hội - dân chủ).
Quốc tế xã hội chủ nghĩa đưa ra mô hình chủ nghĩa xã hội - dân chủ. Họ lập luận rằng
từ sau Đại chiến thế giới thứ hai đã hình thành hai khối chủ nghĩa tư bản và cộng sản
chủ nghĩa. Cả hai khối bên cạnh những thành tựu lớn về kinh tế - kỹ thuật đều đã
phạm những sai lầm lớn và đều lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chủ nghĩa tư bản thì
hy vọng ở ưu thế một nền kinh tế thị trường phát triển năng động, có thể đáp ứng nhu
cầu vật chất của con người... nhưng trên thực tế các nước tư bản đã vấp phải bao
nhiêu vấn đề nan giải: nghèo đói, thất nghiệp, phân cực xã hội, bất bình đẳng, bạo lực
gia tăng... Chủ nghĩa cộng sản thì hy vọng ở nền kinh tế kế hoạch, quản lý nhà nước
tập trung sẽ dẫn tới công bằng xã hội cho con người. Nhưng thực tế lại rơi vào tình
trạng trì trệ, chế độ cửa quyền quan liêu, quyền dân chủ của công dân bị vi phạm thô
bạo. Thế giới căng thẳng và gay gắt bởi sự đối đầu giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa và giữa các siêu cường. Cho nên phải tìm lối thoát bằng cách không
chấp nhận cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa cộng sản, phải tìm con đường thứ ba cho
sự phát triển.
Chủ nghĩa xã hội - dân chủ tìm cách thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ trong
đó lợi ích công cộng được đặt lên trên lợi ích của lợi nhuận tư nhân. Và với tư cách là
một chế độ xã hội, chủ nghĩa xã hội - dân chủ hy vọng có thể bao chứa trong đó cả sở
hữu công cộng và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và nhờ sự tham gia của công
đoàn và các tổ chức công nhân vào việc giám sát bộ máy quản lý, đảm bảo các quyền
tự do, dân chủ, chống được một nhà nước độc đoán quan liêu.
Nguyên tắc để xây dựng đường lối chính trị dân chủ là thực hiện những cải biến trong
xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng không dụng chạm đến sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa.
Lý thuyết thực hiện từng phần chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản mà các
nhà xã hội - dân chủ là hoà bình yên ổn cho chủ nghĩa tư bản, không phải là đặt chủ
nghĩa tư bản trong sự vận động tất yếu của cách mạng xã hội.
Các nhà xã hội - dân chủ hy vọng có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội - dân chủ
trong lòng chủ nghĩa tư bản và xem đó là chỗ vượt lên của chủ nghĩa xã hội - dân chủ
so với chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Họ tìm cách làm cho các quyền công
dân đặt lên trên quyền về tài sản, đặt quyền của những người lao động lên trên quyền
của tư bản, đặt quyền của những người tiêu thụ lên trên quyền của người sản xuất... và
thực hiện nó bằng một số biện pháp kinh tế như chủ trương thành lập một nền kinh tế
hỗn hợp, trong đó sở hữu nhà nước và tập thể chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Vai trò quyết
định vẫn nằm trong tay các công ty đa quốc gia (90%). Mặt khác nhà nước có thể ban