Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quan tri nhan su Quan tri nhan su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.12 KB, 3 trang )

Để lập nghiệp, mỗi người thanh niên, học sinh thường trải qua bốn giai đoạn là định hướng
nghề, chọn nghề, học nghề và hành nghề.
Có người may mắn khi quá trình trên diễn ra tuần tự như một đường thẳng, cũng có người phải
chọn đi, chọn lại, học đi học lại nhiều lần, tốn kém nhiều thời gian và công sức mới có một nghề
ổn định. Cũng có người thất bại, suốt đời không chọn được cho mình một nghề, phải sống bám
vào cha mẹ hay những người thân khác trong gia đình.
Sự thành công hay thất bại của con người trên đường lập nghiệp thường phụ thuộc vào cả bốn
giai đoạn lập nghiệp, nếu có ít sai sót hoặc sai sót không nghiêm trọng và sớm khắc phục thì sau
này sẽ có một nghề và một cuộc sống ổn định hơn. Ngược lại, nếu có nhiều sai sót và những sai
sót đó đều có cả trong bốn giai đoạn trên thì sẽ có hậu quả đáng buồn trong cả cuộc đời, có khi
nó còn ảnh hưởng đến cả thế hệ sau này.
Trước kia, ở nước ta cũng như Trung Quốc, thường có tục lệ chọn nghề và định hướng nghề khi
trẻ mới thôi nôi, người ta thường bày ra một số đồ chơi có màu sắc sinh động hấp dẫn tượng
trưng cho một số nghề, đứa trẻ sẽ chọn ngẫu nhiên một thứ đồ chơi trong đó. Cha mẹ và người
thân trong gia đình thường căn cứ vào món đồ chơi mà đứa trẻ đã chọn để phán đoán về nghề
nghiệp tương lai, nếu thứ đồ chơi phù hợp với một nghề danh giá họ rất mừng, sau này đứa trẻ
lớn lên thường được nhắc nhở, động viên để định hướng theo nghề đó. Thí dụ, món đồ chơi là
dụng cụ học tập như bút, nghiên, sách vở thì cha mẹ sẽ hướng con vào việc học hành, thi cử, đỗ
đạt, làm quan. Nếu chẳng may chọn phải thứ đồ chơi không thích hợp như trẻ trai mà chọn son
phấn của con gái thì mọi người sẽ thất vọng cho đó là một điềm báo trước không lành mạnh về
tương lai.
Ngày nay, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn
chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ những yêu cầu về
năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu với khả năng của mình
xem có phù hợp hay không, muốn vậy trước khi chọn ta phải định hướng nghề.
Như vậy, định hướng nghề là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự
hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh
tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai.
Định hướng nghề đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, là khâu đầu tiên và quan trọng
nhất trong cuộc đời lập nghiệp của mỗi con người. Tuy nhiên, không phải hiện nay mọi học sinh
đều có định hướng nghề trước khi chọn nghề và cũng không phải là đã định hướng là đúng vì


cuộc sống thường hay biến động và có nhiều rủi ro. Định hướng nghề đúng thường phụ thuộc
vào quá trình phấn đấu, tu dưỡng của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào truyền thống gia đình, dòng
họ, truyền thống của địa phương và môi trường sư phạm trong nhà trường.
Điều quan trọng nhất để định hướng nghề đúng và để các bước tiếp theo trên đường lập nghiệp
thành công là phải có tinh thần, thái độ, động cơ và phương pháp học tập đúng. Khi kiến thức
vững vàng và sâu sắc sẽ là cơ sở để tạo ra những kỹ năng và kỹ xảo trong thực hành. Nếu động
cơ học tập thiếu trong sáng, học để thi cử, học vì bằng cấp và học để thoát khỏi môi trường lao


động chân tay thì kiến thức chỉ là lý thuyết suông trên sách vở. Hiện nay, có rất nhiều bạn học
sinh có tham vọng thi vào các trường đại học danh tiếng, những ngành nghề "nóng" và danh giá
trong xã hội. Đây là một lựa chọn đáng trân trọng, tuy nhiên, nếu quá mải mê chạy theo tham
vọng mà thiếu sự quan tâm đến năng lực, sở trường của bản thân thì cũng rất dễ dàng dẫn đến
những sai lầm đáng tiếc.
Vai trò của gia đình trong việc hướng nghiệp cho học sinh
Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh quan niệm lo cho con cái ăn học là đủ, còn việc hướng
nghiệp thì nhờ nhà trường. Tuy nhiên, để các em có được việc làm ổn định, phù hợp với
năng lực của bản thân thì không thể thiếu sự định hướng từ gia đình tạo điều kiện để các
em phát huy hết khả năng.

Bố mẹ hãy là người định hướng, đừng áp đặt việc thi cử cho
con cái. (Ảnh minh họa)
Trước hết, thông qua nhà trường, phụ huynh cần phải nắm rõ sức học của con em mình để chuẩn
bị cho việc định hướng trong tương tai. Tuyệt đối không nên tự ý quyết định trong việc học tập,
cũng như việc chọn ngành nghề để gây áp lực cho các em. Phải xem xét và dựa vào năng lực của
con cái mà, cha mẹ quyết định cho con mình có nên học tiếp tục lên hay là không. Nếu nhận thấy
con mình có khả năng tiếp tục học nữa thì phải chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực
học thực tiễn các môn học ở trường của các em đang học.



Kế tiếp, cần quan tâm đến sở thích và ước mơ một công việc trong tương lai của các em. Từ đó,
cha mẹ phải luôn bên cạnh theo dõi, động viên và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, từng bước
giúp cho các em thực hiện hoài bão của mình.
Một khi có sự lựa chọn ngành nghề như ước muốn thì phụ huynh cần phải giải thích cho các em
hiểu và nắm vững tính chất của ngành nghề đó. Khi học xong có thể làm những công việc gì, làm
ở đâu và công việc đó như thế nào? Để các em tự tưởng tượng ra công việc của mình chọn trong
tương lai.
Bên cạnh đó, việc chọn trường cho con cũng không kém phần quan trọng. Tùy theo điều kiện
kinh tế gia đình và khả năng học tập của các em để chọn trường cho thích hợp.
Điều quan trọng là phụ huynh cần phải nhận thức rằng việc hướng nghiệp cho con cái là phải
thực hiện đồng bộ trong khoảng thời gian dài, từ lúc các em có khả năng hiểu biết về cuộc sống.
Không nên đợi đến khi các em học đến lớp 12 mới hướng nghiệp. Trong quá trình hướng nghiệp,
phụ huynh cần thường xuyên khích lệ tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập của các em bằng
việc nêu điển hình những tấm gương từ thực tiễn trong cuộc sống thông qua sự chịu khó trong
học tập để công việc tốt như hiện tại.
Có thể nói gia đình có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công trong tương lai của các em.
Do đó, các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc hướng nghiệp cho
con cái, tạo nền tảng để các em có một công việc thích hợp sau này.



×