Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI HỮU KHUYNH CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.43 KB, 41 trang )

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

CNXH
CNTB
GCCN
GCTS
XHCN

Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa tư bản
Giai cấp công nhân
Giai cấp tư sản
Xã hội chủ nghĩa

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng nhất về giải
phóng xã hội và giải phóng con người. Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ
nghĩa Mác - Lênin luôn luôn phải đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng đối lập, trào
lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít.
Cách mạng Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho mọi hoạt động cũng đã không ngừng phải đấu tranh bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin chống lại các tư tưởng phi Mác xít. Nhưng hiện nay, một bộ


phận cán bộ Đảng viên đã và đang suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt chủ
nghĩa, phai nhạt lý tưởng cách mạng. Đây là kết quả của sự “tự diễn biến” dưới sự tác
động của nhiều yếu tố khác nhau.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, nhất là trên
mạng internet đó xuất hiện những bài viết, trả lời phỏng vấn thể hiện sự “tự diễn biến”
về tư tưởng, công khai xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, hùa với những quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch tạo nên những bi quan, hoang mang nghi vấn trong tư tưởng
của cán bộ, đảng viên, gây chia rẽ nội bộ làm yếu sức đề kháng, tạo cơ sở cho sự xâm
nhập dễ dàng của chiến lược “diễn biến hòa bình” ...
Trước tình hình trên đây, một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho công tác tư
tưởng, lý luận trong thời kỳ mới là phải tăng cường tính thống nhất tư tưởng trong
Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi những nhân tố “tự diễn biến”,
góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo nền tảng tư tưởng của Đảng, mục
tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xó hội của đất nước trong tình hình mới.

3


Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu “các trào lưu XHCN phi Macxit” trở thành
vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn góp phần đấu
tranh, phê phán và làm sáng tỏ sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn tình hình thế giới và trong nước có
nhiều biến động hiện nay. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Nội dung cơ bản của chủ nghĩa
cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Châu Âu” làm đề tài kết thúc
học phần môn “Phê phán các trào lưu XHCN phi Macxit.”Bài nghiên cứu của em còn
nhiều thiếu xót rất mong nhận được sự góp ý và sửa đổi bổ sung của thầy cô. Em xin
cảm ơn !

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam tính đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các trào lưu

XHCN phi Mác xít, có thể kể đến một số công trình như:
- Giáo trình phê phán các trào lưu XHCN phi Macxit, PGS.TS. Đỗ Công Tuấn (chủ
biên), khoa CNXHKH-Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhà xuất bản chính trị-hành
chính ,Hà Nội 2016. Tài liệu đã khái quát về mô hình, con đường, phương pháp đi lên
CNXH của các trào lưu XHCN phi macxit, trong đó có chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Châu Âu.
- Tác phẩm V.I.Lênin về CNXH khoa học, PGS.TS.Đỗ Công Tuấn, khoa CNXHKH,
Hà Nội 1/2013. Tác giả đã nêu nêu hệ thống những quan điểm của CNXH khoa học
qua từng tác phẩm của Lênin, trong đó có đề cập đến những lý luận của Lênin phê
phán các trào lưu XHCN phi mác xit
Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thông tin trên internet, với tư cách là sinh
viên chuyên ngành CNXH khoa học, em còn được tiếp cận, được học tập, nghiên cứu
những tài liệu và trao đổi với giảng viên về những vấn đề có liên quan đến các trào
lưu XHCN phi Macxit. .Nhưng tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX,
4


đầu thế kỷ XX ở Châu Âu, vì vậy, trong tiểu luận này sẽ trình bày những vấn đề đặt ra
đối với các nhà tư tưởng, những quan niệm cơ bản về mô hình CNXH, con đường và
phương pháp đi lên CNXH của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX ở Châu Âu
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ nội dung cơ bản của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX ở Châu Âu
3.2. Nhiệm vụ
-

Khái quát lại hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra đối với các nhà tư tưởng cuối


-

thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Châu Âu.
Hệ thống hóa những nội dung của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu

-

thế kỷ XX ở Châu Âu.
Phân tích những nội dung đó để thấy rõ ý nghĩa đối với đương thời và đối với hiện
nay
4. Đóng góp của tiểu luận

-

Tiểu luận góp phần làm làm rõ những nội dung của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Châu Âu về mô hình CNXH, con đường, phương pháp

-

đi lên CNXH và động lực xã hội
Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo trong môn học
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận: Nghiên cứu nội dung của chủ nghĩa cơ hội hữu

-


khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Châu Âu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển nội dung của chủ nghĩa cơ

-

hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Châu Âu
Giới hạn khảo sát: Để hoàn thành tiểu luận, em đã đọc và nghiên cứu tác phẩm của
V.I.Lênin sau: Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau xky
5


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
-

Cơ sở lý luận: Những nội dung của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX,

-

đầu thế kỷ XX ở Châu Âu
Phương pháp luận: Dựa trên các nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem
xét, đánh giá vấn đề.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của tiểu luận
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu, đồng
thời có kết hợp vài phương pháp logic lịch sử
6.2.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp cụ thể gồm các phương pháp: Phân tích lược thuật, phân tích tổng hợp
tài liệu,… để làm rõ nội dung của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX ở Châu Âu
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu gồm 3
chương, 7 tiết và các tiểu tiết.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở CHÂU ÂU
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỉ XIX, nhất là vào những năm đầu của thập niên thứ nhất của thế kỉ
XX, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có những biến động sâu sắc, tác động mạnh
mẽ đến các quan hệ chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các giai cấp và lực
lượng chính trị-xã hội. Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, các nước
đế quốc phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược nhằm giành lại thị trường và làm
suy yếu lẫn nhau.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc, trong đó có mâu thuẫn NgaNhật. Bên cạnh đó, các chính phủ của các dân tộc đi xâm lược áp dụng những chính
sách bóc lột, cai trị tàn bạo đối vài các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc vài nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa trở nên hết sức gay gắt. Cuộc
khủng hoảng kinh tế 1900-1903 đã diễn ra ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu
vài số người thất nghiệp tăng nhanh. Mâu thuẫn bên trong các quốc gia đế quốc, mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản vài GCCN và nhân dân lao động càng thêm sâu sắc.
Tháng Mười năm 1917, cách mạng XHCN bùng nổ và thắng lợi ở nước Nga.
Do sự lớn mạnh, trưởng thành của phong trào công nhân trong từng nước, do ảnh
hưởng to lớn của cách mạng tháng 10, thời kỳ này, các Đảng cộng sản được thành lập
ở hàng loạt nước. Riêng năm 1918 các Đảng cộng sản được thành lập ở Đức, Phần
Lan, Áo, Hung, Ba Lan, Hy Lạp, Hà Lan. Trên phạm vi thế giới, đây là thời kỳ diễn ra

một quá trình có ý nghĩa lịch sử to lớn: quá trình đi tới thành lập một tổ chức quốc tế
mới của giai cấp công nhân quốc tế cộng sản - thay cho quốc tế II đã phá sản. Nét nổi
bật khác của phong trào thời kỳ này là song song với cuộc đấu tranh của giai cấp vô
7


sản và quần chúng lao động ở các nước tư bản, phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động



các

nước

thuộc

địa



phụ

thuộc

cũng

lên

cao.


Trước tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động càng ngày càng
tăng cường đối phó bằng những thủ đoạn nham hiểm nhất. Kẻ giúp ích đắc lực cho
chúng là chủ nghĩa cơ hội. Một trong những phần tử cơ hội nguy hiểm nhất và là một
trong những lãnh tụ của quốc tế II, một trong những lãnh tụ của Đảng xã hội dân chủ
Đức, là Causky- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, do không vững vàng về lập
trường, do bị chi phối bởi những trào lưu tư tưởng phi vô sản, Causky dần dần xa rời
chủ nghĩa Mác đã chạy sang mặt trận của kẻ thù, công khai chống lại chủ nghĩa Mác.
Causky đã xuyên tạc học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước và đã công khai chống lại
tư tưởng cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, Causky đã viết cuốn “Bàn về
chuyên chính vô sản”.
1.1.2. Những vấn đề đặt ra từ tình hình chính trị thế giới và phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân quốc tế[Xem 5,tr65-70]
1.1.2.1. Vấn đề đặt ra từ phân tích quá trình chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế
quốc
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn phát
triển cao nhất là chủ nghĩa đế quốc. Việc tích tụ tập trung sản xuất và tư bản đẫ đạt tới
quymoto lớn, hình thành nên các Liên hiệp Tư bản độc quyền (giữa tư bản công
nghiệp và tư bản tài chính). Sự cạnh tranh cũng được mở rộng chẳng những ở thị
trường trong nước mà cả việc hình thành các liên minh quốc tế xâm chiếm thị trường
bên ngoài và phân chia với nhau toàn bộ thế giới thành các khu vực ảnh hưởng.
Một khi chủ nghĩa tư bản bước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt. Thời kỳ tương đối
hòa bình chấm dứt, sự tấn công không thương tiếc của giai cấp tư sản vào mức sống
của nhân dân lao động, sự phản động về chính trị và tăng cường sức ép về tư tưởng
của giai cấp tư sản với nhân dân lao động và thúc đẩy hoạt động của giai cấp công
nhân, mở rộng hàng ngũ đồng minh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, chủ
8



nghĩa đế quốc chẳng những là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản, mà
còn là giai đoạn phát triển cuối cùng của nó. Việc chuẩn bị cho cách mạng XHCN đã
trở thành nhiệm vụ khách quan, trực tiếp của giai cấp công nhân và cũng là nội dung
đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Các yếu tố như trình độ về nhận thức, về
điều kiện mới, nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân và do đó sự phù hợp giữa chiến
lược, sách lược và toàn bộ hoạt động của giai cấp công nhân với yêu cầu lịch sử mới
đã trở thành tiêu chuẩn khách quan đánh giá trình độ và bản lĩnh của mỗi trào lưu,
trường phái lý luận XHCN và của bất cứ tổ chức công nhân nào. Tùy thuộc vào thế
giới quan và phương pháp tư duy triết học, tùy thuộc vào lập trường và lợi ích chính
trị, mỗi một nhà tư tưởng XHCN sẽ có những quan sát khác nhau, phát hiện và giải
quyết những vấn đề chính trị thực tiễn khác nhau. Qua đó, những phân tích, luận
chứng của mỗi nhà tư tưởng ấy sẽ tất yếu dẫn đến hoặc là tiếp tục bảo vệ và phát triển
các nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học, hoặc là củng cố thêm xu thế và khuynh
hướng xa rời, đối lập với các nguyên lý cơ bả ấy. Đến lượt nó, các xu hướng trào lưu
XHCN ấy sẽ trở thành hoặc là tác nhân thúc đẩy hoặc là lực cản đối với sự phát triển
của phong trào công nhân, phong trào cộng sản thế giới.
1.1.2.2. Vấn đề đặt ra từ sự phân tích các biến động của phong trào công nhân quốc
tế
Thứ nhất, vị trí của các đảng xã hội- dân chủ được tăng cường rõ rệt
Trong Nghị viện của những nước bầu cử, năm 1914 những người xã hội-dân
chủ chiếm gần 700 ghế. Đồng thời xuất hiện những Đảng dân chủ-xã hội mới(Đảng
xã hội-dân chủ Nhật Bản…). Phong trào công đoang đã được củng cố, Liên Hiệp
công đoàn quốc tế đã được thành lập. Phong trào công nhân quốc tế hướng vào việc
chống chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh ăn cướp ngày càng tăng, cuộc đấu tranh
cho hòa bình gắn chặt với cuộc đấu tranh cho CNXH. Những thắng lợi nói trên của
phong trào dân chủ-xã hội với tính cách một trình độ, một bộ phận (hay cũng có thể
như một khuynh hướng thực tế) của phong trào công nhân, nhân dân lao động đấu
tranh cho CNXH, được coi là kết quả của sự nỗ lực hoạt động của các đảng và các tổ
9



chức chính trị dân chủ-xã hội của giai cấp công nhân. Nhưng đồng thời những thắng
lợi ấy cũng lại đặt ra vấn đề cần luận giải: đấu tranh nghị trường có vai trò vàvị trí
như thế nào trong cuộc đấu tranh cho CNXH? Chỉ có thể có hai câu trả lời đối lập
nhau:
+Câu trả lời thứ nhất, đấu tranh nghị trường là một trong số các phương
pháp, hình thức đấu tranh cho CNXH. Cùng với các hình thức và phương pháp
đấu tranh khác, đấu tranh nghị trường có vị trí quan trọng trong đấu tranh cho
CNXH. Vô luận trong mọi hoàn cảnh cụ thể nào đi nữa, sự nghiệp cách mạng
của giai cấp công nhân chỉ có thể thắng lợi bắt đầu bằng một cuộc cách mạng
xã hội,giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, đưa giai cấp công nhân trở
thành giai cấp thống trị.
+Câu trả lời thứ hai, đấu tranh nghị trường là một trong số các phương
pháp, hình thức chủ yếu, thậm chí là duy nhất cần thiết trong sự nghiệp đấu
tranh cho CNXH. Sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân có thể giành
thắng lợi hoặc là chủ cần đấu tranh nghị trường cũng có thể thực hiện một cuộc
cách mạng xã hội, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, đưa giai cấp
công nhân trở thành giai cấp thống trị, hoặc là có thể đi lên CNXH mà không
cần thiết phải thực hiện cuộc cách mạng ấy mà chỉ cần thông qua đấu tranh
nghị trường, phổ thông đầu phiếu, trong khuôn khổ nên dân chủ tư sản và hiến
pháp tư sản.
Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp tư duy đối lập nhau, sự phê phán kế
thừa các nguồn gốc tư tưởng lý luận khác nhau và với những tác động, ảnh hưởng xã
hội, nhận thức khác nhau, mỗi một nhà tư tưởng XHCN sẽ đưa ra các nhận định và
đánh giá đối lập nhau về các vấn đề nêu trên.Trong trường hợp thứ nhất, các đại biểu
ưu tú của phong trào công nhân sẽ đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, với
phương pháp tư duy biện chứng,sẽ nghiên cứu nhận thức một cách khách quan đối với
vấn đề dó và có được những phát triển sáng tạo của CNXH khoa học. Trong trường
hợp ngược lại, các đại biểu khác của phong trào công nhân thường không đứng trên
10



lập trường duy vật lịch sử, với phương pháp tư duy biện chứng, sẽ nghiên cứu nhận
thức một cách khách quan đối với vấn đề đó và có được những phát triển sáng tạo
CNXH khoa học. Trong trường hợp đó ngược lại, các đại biểu khác của phong trào
công nhân thường không đứng trên lập trường duy vật lích sử,với phương pháp tư duy
siêu hình, sẽ nghiên cứu nhận thức một cách không khách quan đối với vấn đề đó và
chỉ có thể đưa ra được những luận điểm mang tính chất cơ hội, thậm chí xét lại đối
với CNXH Mácxit. Đấu tranh phê phán các luận điểm thuộc loại thứ hai đó tiếp tục
trở thành nhiệm vụ khách quan, quan trọng của công tác tư tưởng lý luận, của bảo
vệ,phát triển CNXH khoa học.
Thứ hai, Sự xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc
là vấn đề đặt ra đối với lý luận CNXH.
Chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc đã tất yếu dẫn đến các cuộc chiến
tranh đế quốc nhằm tranh giành thị trường thế giới. Điều đó, một cách khách quan đã
dẫn đến mâu thuẫn chính trị mới gồm hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, mâu thuẫn giữa
các nước đế quốc với nhau và thứ hai, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân
dân các dân tộc bị xâm lược.
Theo nội dung thứ nhất, cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc đòi hỏi
chính phủ tư bản cần huy động sức người sức của cho chiến tranh. Điều đó tất
nhiên làm gia tăng những đóng góp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động,
của chính những nhà tư sản cho cuộc chiến tranh ấy. Sự khác biệt về lợi ích giai
cấp của giai cấp công nhân, của các giai cấp cấu thành một quốc gia tư bản chủ
nghĩa đã dẫn đến phản ứng khác nhau đối với chính sách xâm lược của các
chính phủ. Quan hệ giai cấp và lợi ích giai cấp trên thực tế đang bị che lấp bởi
các quan hệ dân tộc và lợi ích dân tộc. Một cách khách quan,thực tế này đòi hỏi
các lý luận gia cần thiết phải phân tích, nghiên cứu nhằm trả lời cho vấn đề về
mối quan hệ giai cấp của giai cấp công nhân với quan hệ dân tộc và lợi ích dân
tộc. Lời giải cho vấn đề này lại tùy thuộc vào thế giới quan triết học của mỗi
một nhà lý luận, phụ thuộc vào phương pháp tư duy, bản lĩnh khoa học của họ

11


và sau hết là tùy thuộc vào những nguồn gốc tư tưởng, những tiền đề lý luận mà
họ kế thừa, chịu ảnh hưởng của các phương pháp phân tích kế thừa. Kết quả là
những nhà lý luận nào tiếp tục đứng vững trên các nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, các nguyên tăc phương pháp luận tư duy biện chứng, bằng
phương pháp lịch sử cụ thể sáng tạo…họ sẽ là những người có thể phát triển
sáng tạo CNXH khoa học.Trong trường hợp ngược lại, những nhà lý luận nào
không đứng vững trên các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
nguyên tắc phương pháp luận tư duy biện chứng, không sử dụng và vận dụng
đúng phương pháp lịch sử cụ thể…họ sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng
nề của những tư tưởng lý luận cải lương xã hội, trở thành những nhà tư tưởng
CNXH phi mácxit,chủ nghĩa cơ hội.
Theo nội dung thứ hai, trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của
chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc tất yếu có sự tham gia của không chỉ
giai cấp công nhân, nhân dân lao động bị bóc lột mà còn cả giai cấp tư sản, một
bộ phận giai cấp phong kiến của các quốc gia bị xâm lược. Điều này tất yếu đặt
ra hai vấn đề lớn đối với các lý luận gia của chủ nghĩa xã hôi: thứ nhất, cuộc
đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân các dân tộc bị xâm lược có
mối quan hệ như thế nào đối với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế,
của giai cấp công nhân trong các quốc gia đế quốc chủ nghĩa; thứ hai,trong cấp
công nhân trong các quốc gia bị xâm lược có vai trò, vị trí như thế nào trong
đấu tranh chống xâm lược. Kết quả là, những nhà lý luận nào tiếp tục đứng
vững trên các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử,các nguyên tắc phương
pháp luận tư duy biện chứng, bằng phương pháp lịch sử cu thể sáng tạo…họ có
thể là những người nhận thức đúng và đưa ra những quan niệm khoa học-cách
mạng trả lời cho vấn đề ấy. Họ trở thành người phát triển sáng tạo CNXH khoa
học. Trong trường hợp ngược lại, những nhà lý luận nào không đứng vững trên
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp luận tư duy biện

chứng, không sử dụng và vận dụng đúng phương pháp lịch sử cụ thể… họ sẽ
12


chỉ có thể đưa ra luận chứng sai lệch, cơ hội… đối với các vấn đề ấy. Khi ấy, họ
là những người chịu ảnh hưởng nặng nề của những tư tưởng lý luận cải lương
xã hội, trở thành những nhà tư tưởng CNXH phi macxit, chủ nghĩa cơ hội… đối
với các vấn đề chính trị xã hội đang đặt ra ấy.
Thứ ba, nguy cơ chủ nghĩa cơ hội rất nghiêm trọng nên cuộc đấu tranh giữa hai
khuynh hướng cách mạng và cơ hội chủ nghĩa trở thành đặc điểm quan trọng nhất của
thời kỳ mới của phong trào công nhân quốc tế.
Giai cấp tư sản nắm quyền, xuất phát từ bản chất của nó, chẳngnhững thường xyên sử
dụng bạo lực mà còn dùng thủ đoạn mua chuộc,tạo ra tầng lớp công nhân quý tộc,
chia rẽ hàng ngũ giai cấp công nhân. Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc làm cho các tầng
lớp trung gian phá sản hàng loạt, gia nhập giai cấp công nhân. Đội ngũ này đã đem
vào gia cấp công nhân hệ tư tưởng tiểu tư sản,tạo ra sự truyền bá thuận lợi chủ nghĩa
cơ hội. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản phát triển cao nhất lúc đó vẫn chưa xóa bỏ hết tầng
lớp trung gian, tầng lớp đông đảo nhất của hành trình. Tầng lớp này sống bên cạnh
giai cấp công nhân và không thể không gây ảnh hưởng đến tư tưởng tiểu tư sản vào
giai cấp công nhân.
Nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra với giai cấp công nhân không thể nào giải
quyết được, nếu không có thắng lợi hoàn toàn về tư tưởng lý luận đối với chủ nghĩa
cơ hội và đoạn tuyệt với nó về tổ chức.Tiêu biểu cho chủ nghĩa cơ hội xét lại là E.
Bec-stanh(1850-1932).
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại là cực kì khó khăn vì trong
những người xã hội-dân chủ nhiều người chưa nhận thức được những điều kiện và
nhiệm vj mới của giai cấp công nhân. Họ giải thích chủ nghĩa Mác một cách giáo
điều, không thấy được sự cần thiết phải phát triển nó trên cơ sở những điều kiện mới.
Các đại biểu cho trào lưu này như Cau-xky, At-le, Khin-cơ-vít,… tự coi mình là
những người giữ gìn chủ nghĩa Mác và tự coi là trung tâm macxit. Những người xã

hội-dân chủ cách mạng gọi họ là trung phái và toàn bộ trào lưu là chủ nghĩa trung
phái. Do không nhận thức được nguy cơ của chủ nghĩa xét lại, những người phái
trung dung đã tìm cách điều hòa trào lưu cách mạng và trào lưu cơ hội chủ nghĩa
13


trong nội bộ phong trào, bảo vệ một số quan điểm đã cũ, chống lại những hình thức
đấu tranh mới. Chủ nghĩa trung phái là chủ nghĩa cơ hội ẩn giấu,như một dạng đặc
biệt của chủ nghĩa cơ hội: nó kết hợp chủ nghĩa Mác trên lời nói với thực tế cải lương.
Chủ nghĩa cơ hội dưới hình thức chủ nghĩa xétlại và chủ nghĩa cơ hội trung dung
trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, trở thành nguy cơ chính, song không phải nguy cơ
duy nhất của phong trào công nhân. Trong phong trào công nhân còn có chủ nghĩa
công đoàn phi chính phủ, là chủ nghĩa xét lại về phía tả. Phái này ở Pháp lấy Tổng
Liên đoàn lao động làm thành trì của mình và tại Đại hội của tổ chức này của Amen(1906) đã nêu ra những nguyên tắc trong một tuyên bố có tính cương lĩnh dưới
cái tên nổi tiếng -Hiến chương A-men(1906) . Tuyên bố ấy trình bày những nguyên lý
quan trọng nhất của chủ nghĩa công đoàn-vô chính phủ về các vấn đề nội dung và
sách lược đấu tranh.
1.2. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ở Châu Âu
Trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chủ
nghĩa cơ hội hữu khuynh là một trào lưu tư tưởng XHCN xuất hiện trong công nhân
và phong trào cộng sản quốc tế. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh phủ nhận thực hiện sự
chuyển biến lên CNXH bằng con đường cách mạng,chủ trương cải biến dần dần, tuần
tự, tự phát đối với chủ nghĩa tư bản.
Tùy theo mức độ khác biệt trong quan hệ so sánh với các nguyên tắc, mục tiêu
cơ bản của CNXH khoa học, ngườita chia chủ nghĩa cơ hội thành các trào lưu cụ thể:
phái trung dung, phái trung hữu và phái cực hữu. Những dù ở phía nào đi nữa thì
điểm chung nhất, không thay đổi của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là “…bao giờ
tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung
dung,nó quanh co, uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhua, nó

tìm cách thỏa thuận giữa quan điểm này với quan điểm kia và nó quy những sự bất
đồng ý kiến của mình thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những
nguyện vọng thành tâm và vô hại…”[9,tr447]. “Dù biểu hiện bất cứ dưới hình thức
14


nào, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh luôn bằng cách
khác nhau, làm bại hoại ý thức XHCN bằng cách tầm thường hóa chủ nghĩa Mác,
bằng cách truyền bá cái thuyết cho rằng những sự đối kháng xã hội đang giảm dần đi,
bằng cách tuyên bố rằng tư tưởng về cách mạng xã hội và chuyên chính vô sản là phi
lý, bằng cách kéo phong trào công nhân và cuộc đấu tranh giai cấp xuống thành một
thứ chủ nghĩa công liên hẹp hòi và thành một cuộc đấu tranh thực tế đòi những cách
cải cách từ từ, vụn vặt”[7,tr21]
Như vậy, ở Châu Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, đại diện tiêu biểu cho chủ
nghĩa cơ hội hữu khuynh là E. Bec-stanh và C. Cau-xky
1.2.1. Tóm tắt tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của E. Bec-stanh
E. Bec-stanh (E. Berstein) sinh ngày 6 tháng 1 năm 1850 tại Schoneberg, nay
thuộc thành phố Berlin, Cộng hòa liên bang Đức. Cha và mẹ của E. Bec-stanh là
những người gốc Do Thái thuộc Nhóm Do Thái cấp tiến. Mặc dù gia đình ông không
được khá giả, nhưng cha ông, một người thợ lái xe lửa vẫn quyết tâm lo cho ông được
học hành chu tất.
Ông hoạt động chính trị từ năm 1872 và sớm trở thành một thành viên tích cực
của Đảng xã hội - dân chủ Đức. Cuộc đời hoạt động chính trị của ông có thể được
chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn từ 1872 đến khoảng 1880; giai đoạn 1881 đến 1890
và giai đoạn từ sau năm 1890.
Trong giai đoạn thứ nhất, E. Bec-stanh là chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết cách
mạng. Ông đã sớm tham gia vào phong trào dân chủ xã hội ở Đức và Châu Âu. Trong
những năm đầu của thập niên 70, ông cùng một số lãnh tụ của Đảng tiến hành đấu
tranh chống lại ảnh hưởng của phái Lat-xan. Nhưng ông đã sớm đi đến thỏa hiệp và
cùng với một số lãnh tụ thuộc phái Lat-xan, ông trở thành một trong số những sáng

lập viên Đảng SAP là tổ chức đảng được thành lập trên cơ sở sáp nhập SPD với Tổng
hội công nhân toàn Đức. Sự kiện này diễn ra tại thành phố Gô-ta. Cương lĩnh chính trị
mang nội dung cải lương, thỏa hiệp được thông qua tại đại hội này về sau thường
được gọi là Cương lĩnh Gô-ta, để phân biệt với Cương lĩnh Ai-xơ-nắc. Sinh thời C.
15


Mác đã viết tác phẩm có tựa đề “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”. Trong đó C. Mác đã chỉ
ra những sai lầm nguy hiểm của Cương lĩnh này.
Năm 1880, E. Bec-stanh trở lại Zuy-rich sau chuyến đi cùng P. Bê-ben đến
Lon-đôn gặp Ph. Ăng-ghen. Ông tham gia tích cực vào các công việc của tờ Xã hội
dân chủ, trở thành biên tập viên của báo. Trong khoảng 10 năm này ông là người
macxit, đã viết và công bố nhiều luận điểm quan trọng đứng trên lập trường của chủ
nghĩa Mác. Vào thời kỳ đó, ông từng được biết đến như một nhà lý luận hàng đầu của
chủ nghĩa Mác.
Từ cuối những năm 90, thế kỷ XIX ông đoạn tuyệt hẳn với chủ nghĩa Mác, trở
thành một nhà lý luận của chủ nghĩa cơ hội - xét lại, sau đó là thủ lĩnh của phái đảng
viên có lập trường cực đoan trong Đảng và của Quốc tế II. Tác phẩm chủ yếu của ông
là: “Những tiền đề của CNXH và nhiệm vụ của đảng xã hội – dân chủ Đức” (1899)
1.2.2. Tóm tắt tiểu sử thân thế, sự nghiệp của C. Cau-sky
C. Cau-sky (1854 - 1938), sinh ra ở Prague, cha là họa sĩ sân khấu người Séc,
mẹ là kịch sĩ và văn sĩ người Áo, cùng gia đình chuyển đến Vienna lúc bảy tuổi. Ông
nghiên cứu lịch sử, triết học và kinh tế học tại Đại học Vienna từ năm 1874, ông tham
gia phong trào công nhân từ khi còn trẻ – 20 tuối(1874), là đảng viên Đảng xã hội dân chủ Đức. Do các công lao hoạt động lý luận và thực tiễn, ông trở thành một trong
thủ lĩnh của Đảng và của Quốc tế II. Từ chỗ đứng trên các quan điểm lập trường cơ
bản của chủ nghĩa Mác, trước các thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh, chịu tác động
mạnh mẽ của các tư tưởng cơ hội, do lập trường bấp bênh giao động, ông đã chuyển
sang lập trường cơ hội dù có chút ôn hoà hơn so với Bes-tanh.
Các tác phẩm chủ yếu của C. Cau-sky: Học thuyết kinh tế của Mác (1887),
Vấn đề ruộng đất (1889) Bes-tanh và Cương lĩnh của Đảng Dân chủ - Xã hội (1899),

Cách mạng xã hội (1902), Con đường giành chính quyền ( 1909), Chuyên chính vô
sản (1918)…

16


17


CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI HỮU
KHUYNH CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở CHÂU ÂU
2.1. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH
2.1.1. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH của E. Bec-stanh
E.Bec-stanh là một trong những nhà lãnh đạo xã hội - dân chủ nổi bật cuối
những năm thế kỷ XIX, mô hình CNXH theo ông là mọc rễ trên chủ nghĩa bình đẳng;
CNXH luôn liên hệ với bình đẳng, dân chủ, tự do, công bằng.
Về thể chế kinh tế. Chế độ sở hữu công cộng của CNXH bao gồm: a) chế độ
quốc hữu và tập thể về tư liệu sản xuất; b) xã hội hóa và công hữu hóa về tiền vốn và
lợi nhuận. Hai kiểu "chế độ sở hữu xã hội " đó có tính tiêu biểu của xã hội XHCN.
Những người CNXH dân chủ luôn sử dụng khái niệm "chế độ sở hữu xã hội" để chỉ
“sở hữu công cộng” không chỉ về tư liệu sản xuất, mà cả về tiền vốn và lợi nhuận.
Về thể chế chính trị, E.Bec-stanh, tuy không đưa ra được những nội dung chính
về thể chế chính trị của CNXH, nhưng trong ý tưởng của ông, có thể thấy một nguyên
tắc cơ bản của thể chế chính trị XHCN là nhằm thực hiện giá trị bình đẳng, hiệu quả.
Đó là CNXH không thể tách rời dân chủ. CNXH về bản chất là dân chủ. Không có
dân chủ sẽ không có CNXH. Chính dân chủ là nền móng của thể chế chính trị XHCN.
2.1.2. Quan niệm cơ bản về mô hình CNXH của C.Cau-xky
C. Cau-sky tự nhận mình là phái giữa, nằm giữa hai khuynh hướng: khuynh
hướng tả do C. Liếp-nếch, Bê-ben… là thủ lĩnh và phái hữu do E. Bec-stanh là thủ
lĩnh. C. Cau-sky không công khai phủ nhận học thuyết Mác, mà vẫn tuyên bố là người

trung thành với học thuyết ấy. Tuy nhiên trên thực tế, ông đã giải thích một cách sai
lệch các nội dung cơ bản nhất của các nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác về
chuyên chính vô sản, cách mạng vô sản và về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Cauxky lập luận rằng các Xô Viết không được biến thành nhà nước, bởi vì theo ông,
muốn trở thành nhà nước thì phải là kiểu nhà nước của giai cấp tư sản. V.I.Lê nin đã
bảo vệ những quan điểm của chủ nghĩa Mác về nhà nước và phê phán sự xuyên tạc
18


của Cauxky về vấn đề nhà nước “Cauxky, một nhân vật có uy tín nhất của Quốc tế II,
là một ví dụ hết sức điển hình và nổi bật nói lên cho người ta thấy việc thừa nhận chủ
nghĩa Mác ngoài miệng đã thực tế đưa đến chỗ biến chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa
X tơ-ru-vê” hay “chủ nghĩa Bren-ta-nô” như thế nào (nghĩa là thành một học thuyết tư
sản tự do, thừa nhận cho giai cấp vô sản được tiến hành cuộc đấu tranh “giai cấp”
không có tính chất cách mạng, nhà văn Nga X tơ-ru-vê và nhà kinh tế học Đức Brenta-nô đã thể hiện đặc biệt rõ ràng điều đó” [13,tr287-288]
Cauxky điều hòa tư tưởng cơ bản của CNXH sô – vanh, thừa nhận chủ trương
bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến tranh hiện tại, với thái độ nhượng bộ có tính chất
ngoại giao và làm điệu bộ đối với những người tả khuynh như: không biểu quyết ngân
sách quân sự, tuyên bố suông về thái độ đối lập của mình [13,tr288]. Ông đã phủ nhận
vai trò của giai cấp công nhân trong việc xây dựng XHCN hiện tại và đề cao vai trò
của phái kinh tế. Phủ nhận đi vai trò của bạo lực cách mạng để giành được chính
quyền
2.2. Quan niệm cơ bản về con đường, phương pháp đi lên CNXH
2.2.1. Quan niệm cơ bản về con đường, phương pháp đi lên CNXH của E.Bec-stanh
E. Bec-stanh cho rằng, cách mạng và CNXH là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Nghĩa là tiến hành cách mạng không nhất thiết là dẫn đến chuyên chính vô sản.
CNXH có thể ra đời mà không nhất thiết phải thiết lập chuyên chính vô sản. như vậy
quan điểm này của ông đã trái ngược hoàn toàn với CNXH khoa học cho rằng, đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, dẫn đến
sự ra đời chế độ xã hội mới.

Một quan điểm sai lầm về con đường lên CNXH của ông là ở chỗ, ông cho
rằng chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tiền lương sẽ càng cao, bộ phận trung lưu
trong giai cấp công nhân càng tăng, đó là quá trình trung lưu hóa giai cấp công nhân
và điều đó tự nó dẫn đến có CNXH. Quan điểm này tiếp tục trái ngược với CNXH
khoa học, CNXH khoa học cho rằng, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì các mâu
19


thuẫn cơ bản nội tại của nó: mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ
của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp
công nhân ngày càng trở nên gay gắt và mâu thuẫn đó sẽ lớn đến nỗi không thể điều
hòa được và giai cấp công nhân sẽ thực hiện cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, lật
đổ nhà nước tư sản-chế độ chính trị bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản, thiết lập
nên nhà nước của giai cấp công nhân, xây dựng CNXH.
E. Bec-stanh tiếp tục cho rằng, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, càng tạo ra
không chỉ là các tiền đề, khả năng khắc phục khủng hoảng một cách hiệu quả hơn,
mà chủ nghĩa tư bản tự nó sẽ ngày càng không có khủng hoảng, tự nó sẽ biến thành
CNXH. Điều này tiếp tục trái ngược với quan điểm của CNXH khoa học, cho rằng
chủ nghĩa tư bản càng phát triển, nó sẽ lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn và mặc
dù nó có thể tạo ra được những tiền đề dưới dạng các khả năng để có thể khắc phục
khủng hoảng nhưng nó không thể biến khả năng đó thành hiện thực ngăn chặn khủng
hoảng, chủ nghĩa tư bản chỉ có thể ngăn chặn khủng hoảng trong thời gian ngắn chứ
không thể ngăn chặn vĩnh viễn
2.2.2. Quan niệm cơ bản về con đường, phương pháp đi lên CNXH của C.Cau-xky
Quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống lý luận của C.Cau-xky là: chủ
nghĩa tư bản trong tương lai sẽ làm xuất hiện “tổ chức tư bản độc quyền toàn thế giới”
hay là chủ nghĩa tư bản “siêu đế quốc”. Nhưng điều nguy hiểm hơn là ông cho rằng
nhờ các “tổ chức tư bản độc quyền toàn thế giới” hay là chủ nghĩa tư bản “siêu đế
quốc” ấy, các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản tự nó sẽ được điều hoà, giải toả,
được giải quyết triệt để. Một cách tự nhiên, luận điểm cơ bản ấy tất dẫn đến quan

niệm cho rằng không nên chú ý đến các mâu thuẫn thường trực, thường xuyên hàng
ngày hàng giờ của nó của đời sống chính trị thực tiễn.
C. Cau-sky xuyên tạc rằng, chuyên chính vô sản chỉ là “câu cỏn con”, được
Mác dùng có một lần hồi năm 1875, trong một bức thư. Đó là lời nghị luận của C.
Mác trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô-ta: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
20


hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy
không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Ở
đây, là lời tóm tắt của toàn bộ học thuyết cách mạng của C. Mác mà C. Cau-sky xem
là một “câu cỏn con”, như vậy là nhạo báng chủ nghĩa Mác, là hoàn toàn từ bỏ chủ
nghĩa Mác. V. I. Lê-nin chỉ rất rõ rằng C. Cau-sky hầu như đã thuộc lòng các tác
phẩm của Mác, không thể không biết rằng C. Mác và Ph. Ăng-ghen trong các thư từ
cũng như trong những tác phẩm đã xuất bản, đã nhiều lần nói đến chuyên chính vô
sản, cả trước và nhất là sau Công xã Pari. C. Cau-sky không thể không hiểu rằng công
thức chuyên chính vô sản chỉ nói lên một cách cụ thể hơn về mặt lịch sử và chính xác
hơn về mặt khoa học, nhiệm vụ này của giai cập vô sản là: “đập tan” bộ máy nhà
nước tư sản. Đây là nhiệm vụ mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen căn cứ vào kinh nghiệm
các cuộc cách mạng 1848 và nhất là vào kinh nghiệm cuộc cách mạng 1871, đã nói
đến từ 1852 tới 1891, tức là trong vòng bốn mươi năm. C. Cau-sky đã đem chủ nghĩa
chiết trung và thuật ngụy biện thay thế cho phép biện chứng; hắn cúi rạp mình trước
bọn cơ hội chủ chênghĩa hay nói đúng hơn là cúi rạp trước giai cấp tư sản. Ở đây luận
điểm đầu tiên, khi Cau-sky cho rằng chuyên chính vô sản chỉ là “một câu cỏn con”,
chỉ được C. Mác “dùng một lần” thì như thế hắn đã phản bội chủ nghĩa Mác, miệng
thì nói mácxít nhưng hành động là kẻ làm tôi tớ cho giai cấp tư sản.
C. Cau-sky tiến hành xuyên tạc khái niệm chuyên chính vô sản bằng cách đưa
ra “định nghĩa” như sau: “chuyên chính có nghĩa là xóa bỏ dân chủ”. Ông chỉ hiểu
nghĩa đen của từ “chuyên chính” và càng không thể chấp nhận đây là một định nghĩa.

Thứ hai, cần lưu ý rằng những người theo phái tự do thì chỉ cần nói đến “dân chủ” nói
chung, còn những người mácxít thì phải không quên hỏi “dân chủ cho giai cấp nào?”
V.I. Lê-nin bác bỏ luận điệu của Cau-sky, chuyên chính không nhất thiết có nghĩa là
xóa bỏ dân chủ. Chuyên chính là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong xã
hội có giai cấp, bao giờ cũng có hai mặt gắn liền với nhau: chuyên chính đối với giai
21


cấp bị trị và dân chủ đối với giai cấp thống trị. Ngay cả “chuyên chính của bọn chủ
nô” cũng không thể thủ tiêu dân chủ đối với giai cấp chủ nô. Nhà “mácxít” Cau-sky
đã vô tình hắn “quên mất” đấu tranh giai cấp và “chuyên chính không nhất thiết có
nghĩa là thủ tiêu dân chủ của giai cấp thi hành quyền chuyên chính đó đối với giai cấp
khác, mà nhất thiết có nghĩa là thủ tiêu (hay hạn chế về căn bản, như thế cũng là một
trong những hình thức thủ tiêu) dân chủ đối với giai cấp bị chuyên chính hay bị trấn
áp.
C.Cau-sky cho rằng chuyên chính có nghĩa là quyền bính riêng của một cá
nhân, quyền bính không bị pháp luật nào hạn chế cả. Lênin đã nhận xét Cau-sky đã vô
tình rơi vào một ý đúng-tức chuyên chế là một quyền bính không bị bất cứ một pháp
luật nào hạn chế, phần còn lại ông đã hiểu sai về chuyên chính vì việc thực hành
chuyên chính có thể do một nhóm ngời, một bọn đầu soe, một giai cấp… Cau-sky còn
cho rằng những kẻ bóc lột chỉ là thiểu số không đáng kể trong dân cư còn giai cấp vô
sản có đa số rồi thì không cần đến chuyên chính nữa, không cần dùng bạo lực để trấn
áp thiểu số làm gì. Đây là cách phủ nhận bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành
chính quyền của giai cấp vô sản của Cau-sky
Trong tác phẩm “Chuyên chính vô sản”, Cauxky hoàn toàn phủ nhận bạo lực
cách mạng, Cauxky cũng phủ nhận việc dùng bạo lực trấn áp sự phản kháng của giai
cấp bóc lột sau khi giai cấp vô sản đã nắm chính quyền, cho rằng dùng bạo lực là xóa
bỏ dân chủ, là rơi vào những biện pháp cực đoan. Vả lại khi giai cấp vô sản và quần
chúng lao động đã trở thành đa số thì nói đến sử dụng bạo lực là vô lý, là thừa. Tất cả
những lập luận xét lại đó chỉ nhằm đi tới phủ nhận sự cần thiết phải dùng bạo lực để

đập tan nhà nước tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản.
Ở đây hiện ra ranh giới rõ rệt phân biệt bọn cơ hội và những người Mác xít:
Bọn cơ hội có thể thừa nhận đấy tranh giai cấp, nhưng với điều kiện là không động
đến bộ máy nhà nước vốn là công cụ thống trị của giai cấp tư sản. Còn đối với người
mác xít thì đấu tranh giai cấp dẫn đến việc giành chính quyền. Phê phán Cauxky, Lê
22


nin đã chỉ rõ rằng bạo lực là tất yếu trong cuộc đấu tranh giành chính quyền. Giai cấp
tư sản vốn có bạo lực trong tay, chính nhờ bạo lực ấy chúng giành được chính quyền
từ tay phong kiến và duy trì được địa vị thống trị của chúng trước áp lực đấu tranh
ngày càng mạnh mẽ của giai cấp vô sản và quần chúng lao động. Giai cấp tư sản
chiếm thiểu số trong xã hội chỉ có thể tồn tại ở địa vị thống trị nhờ có bạo lực. Do đó
phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng của giai cấp tư sản.
Cauxky đã lợi dụng một cách xuyên tác quan điểm của Mác nói về khả năng
giành thắng lợi cho cách mạng bằng phương pháp hòa bình ở nước Anh và Mỹ vào
những năm 70 của thế kỷ XIX vì lúc đó chủ nghĩa tư bản ở những nước này còn đang
phát triển một cách hòa bình, bộ máy quan liêu và chủ nghĩa quân phiệt chưa phát
triển. Nhưng khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì ở các
nước đó, điều kiện đó không còn nữa. Nhìn chung trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
khả năng giành thắng lợi cho cách mạng bằng phương pháp hòa bình rất ít có khả
năng xuất hiện, vì chủ nghĩa quân phiệt của nó thì phát triển đến cao độ và phổ biến
nhất.
2.3. Quan niệm cơ bản về động lực xã hội
2.3.1. Quan niệm cơ bản về động lực xã hội của E.Bec-stanh
Từ quan niệm về con đường, phương pháp đi lên CNXH, E. Bec-stanh đưa ra
quan điểm về động lực xã hội, ông cho rằng, giai cấp công nhân không cần đấu tranh
chính trị vì chế độ chính trị cao nhất, đúng đắn nhất là chủ nghĩa tư bản. Hoạt động
của phong trào công nhân nên hướng chủ yếu, cơ bản vào các mục tiêu dân chủ, dân
sinh, với khẩu hiệu: “Phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng chỉ là con số không”.

Trên cơ sở tiền đề sai lầm ấy, Bec-stanh cho rằng, giai cấp công nhân chỉ nên đấu
tranh bằng con đường nghị trường, đòi thực hiện đầy đủ quyền phổ thông đầu phiếu,
qua đó, giành thắng lợi cho giai cấp mình. Về điều này, V. I. Lê-nin đã từng nhận
định, Bec-stanh đã “Vì những lợi ích nhất thời hàng ngày mà quên đi những quan
điểm chủ yếu lớn, chạy theo những thành công chốc lát và đấu tranh cho những thành
23


công chốc lát mà không tính đến những hậu quả về sau, hy sinh tương lai của phong
trào vì hiện tại, tất cả những việc ấy có thể xuất phát từ những động cơ “thành
thật”[12,tr346].
2.3.2. Quan niệm cơ bản về động lực xã hội của C.Cau-sky
Theo Cauxky thì trong cách mạng Nga lực lượng cách mạng do giai cấp nông
dân đang chiếm đa số, do vậy, đó là chuyên chính nông dân và không phải là cách
mạng XHCN, không phải là chuyên chính vô sản vì vậy khẩu hiệu của Đảng Bôn sê
vích “nhà máy về tay công nhân, ruộng đất về tay nông dân” là khẩu hiệu vô chính
phủ. V.I.Lê nin đã vạch trần chiêu bài “phân tích kinh tế” của Cauxky thực chất là làm
tôi tớ cho giai cấp tư sản: “Cauxky dành đến gần chục trang giấy để “chứng minh” cái
chân lý nói rằng chế độ dân chủ tư sản có tiến bộ hơn so với thời trung cổ và giai cấp
vô sản có nhiệm vụ cấp thiết phải lợi dụng chế độ dân chủ tư sản trong cuộc đấu tranh
của mình chống giai cấp tư sản, thì đó chính là lời nói ba hoa theo lối phái tự do dùng
để lừa bịp công nhân”[14,tr.305].
Trong thời kỳ chiến tranh đế quốc, Cau-sky đã đứng hẳn trên lập trường của
chủ nghĩa xã hội sô-vanh, một cách tự nhiên trở thành đồnglõa của chủ nghĩa đế quốc,
ông ta công khai ủng hộ tán thành ngân sách chiến tranh, ủng hộ phát động chiến
tranh đế quốc. Như vậy dưới lập trường giai cấp và nhãn quan chính trị ấy, trong con
mắt của ông thì Cách mạng Tháng Mười Nga là một sự sai lầm của lịch sử, là trở ngại
lớn trên con đường thực hiện một siêu đế quốc như Cau-skychủ trương. Với ông, cách
mạng Nga, cách mạng vô sản nói chung, chuyên chính vô sản và quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là những điều không thể tin được.

Khi bàn đến chủ nghĩa quốc tế, Cau-sky cho rằng chủ nghĩa quốc tế là ở chỗ
ủng hộ chính phủ đế quốc nước mình, ở chỗ bưng bít các hiệp ước bí mật của các
chính sách, lừa dối nhân dân bằng cá lời đường mật, đòi chính phủ đế quốc phải chấp
nhận khẩu hiệu hòa bình không thôn tính, không bồi thường.

24


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA
CƠ HỘI HỮU KHUYNH CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX Ở CHÂU ÂU
3.1. Nhận xét tóm tắt về chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX ở Châu Âu
Chủ nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh là chủ nghĩa cơ hội xét lại kết hợp lý
thuyết của chủ nghĩa cải lương với phương châm sách lược thỏa hiệp vô nguyên tắc,
chung sống hòa bình vô điều kiện, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc.
Chủ nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh hay còn gọi là phái giữa giả vờ thừa nhận
và trung thành với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, cách mạng trên đầu
lưỡi, nhưng hành động thì xu thời, vụ lợi, sùng bái tính tự phát của phong trào, hướng
mọi chính sách vào dung hòa giai cấp, thủ tiêu đấu tranh cách mạng, bảo vệ lợi ích
của một nhóm nhỏ, hy sinh quyền lợi của giai cấp, dân tộc và từ bỏ nghĩa vụ quốc tế,
đặt lợi ích của dân tộc mình lên trên lợi ích của dân tộc khác. Đại biểu cho chủ nghĩa
cơ hội xét lại hữu khuynh là Cauxky ở Đức, Trôxky ở Nga, Goocbachốp ở Liên Xô
cũ.
So với chủ nghĩa cơ hội xét lại tả khuynh thì chủ nghĩa cơ hội xét lại hữu
khuynh nguy hiểm và tàn phá phong trào cách mạng ghê gớm hơn nhiều. Đúng như
V.I.Lênin đã nhận định khi đánh giá về Becxtanh và Cauxky đại diện cho hai khuynh
hướng cơ hội trong Quốc tế II: “So với sự phản bội của Cauxky thì tên phản bội
Becxtanh chẳng qua chỉ là một con chó con mà thôi”.
3.1.1.Bản chất và tai hại của chủ nghĩa cơ hội xét lại cực hữu của Becstanh[Xem5,tr74]
Tác hại và ảnh hưởng tiêu cực nguy hiểm nhất của chủ nghĩa Bec-stanh chính

là ở chỗ: Các trào lưu chủ nghĩa cơ hội trước đây của V. Vai-tơ-linh, P. G. Pru-đông,
M. A. Ba-cu-nin hay thậm chí cả Ph. Lat-xan chỉ chủ yếu diễn ra trong phạm vi của
một dân tộc, quốc gia, và diễn ra bên cạnh, cùng trong phạm vi khuôn khổ đấu tranh
25


×