Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những biện pháp khắc phục sai lầm học sinh lớp 4, 5 thường mắc phải khi học phần từ ghép, từ láy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.36 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là tiếng phổ thơng, dùng trong giao tiếp chính thức của cộng
đồng sống trên đất nước Việt Nam. Bởi vậy, tiếng Việt có vai trị quan trọng
trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Những thay đổi về đời sống kinh
tế - xã hội, văn hóa giáo dục, thành tựu nghiến cứu khoa học đã dẫn tới yêu cầu
mới trong dạy tiếng Việt ở nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng.
Chương trình Tiểu học chú trọng đặc biệt đến nhiệm vụ hình thành và
phát triển 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết (mục tiêu hình
thành và phát triển kĩ năng được đưa lên hàng đầu) nhằm tạo ra ở học sinh năng
lực dùng tiếng Việt để học tập và giao tiếp. Giúp trẻ sử dụng tốt tiếng Việt trong
học tập và giao tiếp tức là làm cho việc dạy tiếng Việt hòa nhập với xu hướng
chung của việc dạy tiếng trên thế giới, hướng vào việc chuẩn bị cho học sinh
thích ứng với đời sống xã hội hiện đại, đồng thời góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có vai trị tích cực
trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Đối với lớp 4, 5
phân mơn này có tầm quan trọng rất lớn vì nó giúp học sinh:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,
có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp, yêu thích học tiếng Việt và
góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đối với học sinh Tiểu học, đặc
biệt là học sinh cuối cấp bậc tiểu học, để giúp các em có vốn từ ngữ phong phú,
dùng từ chính xác trong nói, viết và giao tiếp là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong nhiều năm liền, tôi được nhà trường phân công giảng dạy ở các
lớp cuối cấp, tôi nhận thấy học sinh cuối cấp bậc Tiểu học phân biệt, nhận diện
từ ghép, từ láy còn chưa tốt nên tôi chọn đề tài “ Những biện pháp khắc phục
sai lầm mà học sinh lớp 4, lớp 5 thường mắc phải khi học phần từ ghép, từ láy”
nhằm giúp các em phân biệt được từ ghép, từ láy và giúp các em hiểu sâu hơn


về từ ghép, từ láy, biết dùng từ chính xác hơn trong nói, viết và giao tiếp, góp
phần làm phong phú hơn vốn từ ngữ của các em, giữ gìn và bảo vệ sự trong
sáng của tiếng Việt.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu những sai lầm mà học sinh lớp 4, lớp 5 thường mắc
phải về việc phân biệt, nhận diện từ ghép, từ láy.
- Đề xuất những giải pháp giúp học sinh nắm chắc khái niệm từ ghép, từ
láy; phân biệt tốt từ ghép và từ láy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình luyện từ và câu lớp 4, lớp 5.
- Kiến thức về từ ghép, từ láy lớp 4, lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
1


- Phương pháp so sánh, tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình mơn tiếng Việt ở Tiểu học, từ ghép, từ láy được dạy
trong phân môn Luyện từ và câu, các phân môn khác thuộc môn tiếng Việt và
trong giờ học của các môn học khác… Như vậy, nội dung dạy về từ ghép, từ
láy trong chương trình mơn tiếng Việt nói riêng, các mơn học nói chung ở tiểu
học, chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy
từ ghép, từ láy ở bậc tiểu học. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành
của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy cho học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, không thể
không coi trọng việc dạy vốn từ ghép, từ láy cho học sinh. Trong giao tiếp
thông thường, cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều cần nắm
được từ ghép, từ láy, hiểu từ ghép, từ láy và sử dụng từ ghép, từ láy một cách

chính xác thì việc giao tiếp mới diễn ra sn sẻ, đạt được hiệu quả. Nhất là đối
với học sinh ở độ tuổi tiểu học, khi mà vốn tiếng Việt nói chung, vốn từ nói
riêng ở các em cịn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các
nhu cầu học tập, giao tiếp. Đặc biệt là từ láy trong tiếng Việt cịn góp phần rất
lớn trong việc gợi tả sắc thái, biểu cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của
ngơn từ nói chung và văn bản văn chương nói riêng. Việc nắm vững từ ghép, từ
láy rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp cho các em thêm yêu quý
tiếng Việt, viết được những câu văn hay sinh động, gợi tả, gợi cảm, miêu tả
được cảnh vật một cách sinh động. Vì vậy, việc dạy và mở rộng vốn từ ghép, từ
láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy lướt qua.
Trước tình hình học sinh đã và đang học lớp 4, 5 khi học và ôn đến phần
từ ghép, từ láy mà bản chất từ ghép, từ láy các em khơng hiểu, thậm chí cịn
khơng phân biệt được các từ ghép, từ láy đơn giản và thơng thường nên nó là
mối quan tâm và lo ngại của giáo viên khi dạy môn tiếng Việt. Từ thực tế kĩ
năng nhận biết từ ghép, từ láy của học sinh còn chưa tốt, chưa đạt yêu cầu cơ
bản của học sinh cuối cấp ở bậc Tiểu học. Do vậy, tôi nhận thấy yêu cầu cần
thiết là hướng dẫn cho học sinh “Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học
sinh lớp 4, 5 thường mắc phải khi học phần từ ghép, từ láy” nhằm giúp học sinh
hiểu sâu hơn về từ ghép, từ láy. Các em đạt yêu cầu về nắm bắt tính chất cơ bản
của từ ghép, từ láy, khơng cịn mắc lỗi phổ biến và có khả năng nhận biết và
vận dụng tốt từ ghép, từ láy vào phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn và các
môn học khác.
Mặt khác, đề tài này cũng giúp học sinh hiểu được bản chất của từ ghép,
từ láy trên cơ sở sách giáo khoa tiếng Việt hiện hành (Lớp 4)
Những biện pháp này tôi đã thực hiện trong các năm học trước và đang
được áp dụng ở năm học này, nhằm thực hiện cho đối tượng học sinh lớp 4 mà
tôi trực tiếp giảng dạy, nhất là đối với học sinh chưa hồn thành mơn tiếng Việt.
2.2. Thực trạng
Do đặc diểm nội dung của phân môn Luyện từ và câu không được hấp
dẫn như phân môn Tập đọc hay Kể chuyện nên học sinh không hứng thú khi

học phân môn này. Bên cạnh đó, vốn từ ngữ của các em cịn hạn chế, việc học
và phân biệt từ ghép, từ láy đối với các em cịn gặp nhiều khó khăn do các em
2


tiếp thu cịn hạn chế vì thời lượng quy định cho chương trình về phần này trong
sách giáo khoa (SGK) cịn ít. Do vậy, giáo viên chỉ dạy theo sự ràng buộc của
phân phối chương trình, thường dạy kiến thức cơ bản trong SGK là chính, thời
gian dành cho luyện tập thực hành cịn q ít. Từ đó, học sinh ít phát triển được
năng lực tư duy, tìm tịi, sáng tạo trong khi học phần từ ghép, từ láy, không hình
thành được kỹ năng khái qt hóa, trừu tượng hóa.
Năm học 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4B,
qua thực tế giảng dạy ở các năm học trước và một số tuần đầu của năm học này,
sau khi học phần từ ghép, từ láy, qua sự kiểm tra của giáo viên và đặc biệt
thông qua kết quả thi định kỳ học kỳ I, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế về
phần từ ghép, từ láy và tôi đã thống kê các sai lầm của học sinh để tìm ngun
nhân và có biện pháp khắc phục để các em hiểu và nắm vững hơn về từ ghép,
từ láy giúp các em trau dồi vốn từ ngữ phong phú hơn, hiểu và sử dụng từ ngữ
chính xác hơn trong nói, viết và làm văn. Cụ thể, qua thống kê, tôi nhận thấy
thực trạng những sai lầm của học sinh nhiều nhất là:
Chưa nắm vững:
- Khái niệm về từ ghép, từ láy.
- Phân biệt được từ ghép, từ láy.
- Nghĩa của từ ghép, từ láy.
- Nhận biết và sử dụng từ ghép, từ láy.
Cuối tháng 9, học sinh lớp 4B làm bài khảo sát về môn tiếng Việt, kết
quả như sau:
Học sinh HTT
Học sinh HT
Học sinh CHT

Tổng số
học sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
38
10
26,3
25
65,8
3
7,9
2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ thực trạng của học sinh, sau khi tìm ra ngun nhân, tơi thấy cần giải
quyết những vấn đề sau:
- Giúp học sinh hiểu đầy đủ khái niệm từ ghép, từ láy.
- Giúp học sinh phân biệt giữa từ ghép và từ láy.
- Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ ghép, từ láy.
- Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết và sử dụng từ ghép, từ láy.
2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm từ ghép
Khái niệm: (SGK Tiếng việt lớp 4) nêu khái niệm về từ ghép như sau:
Từ ghép là từ gồm 2 tiếng có nghĩa trở lên ghép lại với nhau để tạo thành
từ mới mang ý nghĩa chung.
Đặc điểm : là loại từ có cấu trúc phức tạp bởi vì xét về mặt số lượng các
yếu tố thì từ ghép trùng với cụm từ tự do .
Ví dụ: máy bay → từ ghép
Chim bay → cụm từ tự do

- Khi nhận diện đâu là từ ghép, đâu là cụm từ tự do cần phải dựa vào 2
tiêu chí sau :
+ Nghĩa của từ ghép mang tính khái qt.
+ Về hình thức từ ghép mang tính chất chỉnh thể các yếu tố trong từ ghép
không thể tách ra hoặc không thể chen thêm một yếu tố khác vào giữa 2 yếu tố
3


trong từ ghép cịn cụm từ tự do thì các yêu tố trong cụm từ tự do kết hợp với
nhau một cách lỏng lẻo, có thể chèn thêm một yếu tố khác vào giữa 2 yếu tố
trong cụm từ tự do.
Ví dụ: chim bay → chim đang bay
- Muốn nhận diện từ ghép nên đặt nó vào ngữ cảnh, đặt nó vào câu.
- Các yếu tố trong từ ghép kết hợp với nhau bao giờ cũng theo tiêu chí
ngữ nghĩa, bởi vậy qui tắc nổi trội nhất trong từ ghép tiếng Việt là qui tắc ngữ
nghĩa, các yếu tố cấu tạo nên từ ghép đều có ý nghĩa từ vựng. Quan hệ giữa các
yếu tố cấu tạo nên từ đó là quan hệ về nghĩa.
2.3.2. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ ghép
Ở tiểu học các em được học về hai loại từ ghép:
Loại 1: Từ ghép có nghĩa tổng hợp: là hai yếu tố trong từ ghép ngang
hàng nhau, khơng có yếu tố nào chính khơng có yếu tố nào phụ ghép lại với
nhau để tạo thành từ mang ý nghĩa chung.
Ví dụ: Thuyền + bè = thuyền bè
Gà + vịt = gà vịt
Sông + núi = sông núi
Yêu + thương = yêu thương
- Có thể phân từ ghép tổng hợp thành 3 tiểu loại:
Ví dụ: Thuyền bè; gà vịt; hổ báo; sông núi;… → mang ý nghĩa khái qt.
Ví dụ: Đi đứng; ăn nói; ăn mặc; học hành;… → loại này có ý nghĩa
thường thiên vào một yếu tố nào đó trong từ → mang ý nghĩa trừu tượng.

Ví dụ: Giá cả, chợ búa, phố xá, chùa chiền, cây cối, đền đài, đất đai,…
→ loại này có một yếu tố đứng sau bị mờ nghĩa cho nên xét về mặt hình thức
nó giống từ ghép phân nghĩa nhưng xét về mặt bản chất nghĩa thì nó vẫn mang
nghĩa chung, nghĩa khái quát.
Vì vậy, giáo viên phải nắm vững 3 tiểu loại của từ ghép tổng hợp để giúp
học sinh làm các bài tập tìm từ ghép và phân loại từ ghép.
Loại 2: Từ ghép có nghĩa phân loại: là quan hệ giữa một yếu tố mang
nghĩa khái quát với một yếu tố mang nghĩa hạn định tạo thành nghĩa cá thể, cụ
thể của từ.
Ví dụ: Chim sáo, chim sâu, xe đạp, xe máy, xe xích lơ,…
- Từ ghép có nghĩa phân loại lại gồm 3 tiểu loại:
+ Loại 1: Giữa các yếu tố cấu tạo từ dường như khơng có ý nghĩa chung.
Ví dụ: Xe lửa, xe đạp, xe ngựa, xe điện,…
+ Loại 2: Nghĩa của yếu tố thứ 2 ít nhiều mang nghĩa của yếu tố thứ nhất.
Ví dụ: Cá giếc, cá rơ, cá chép, cá mè,…
+ Loại 3: Loại mà yếu tố thứ 2 thường mất nghĩa.
Ví dụ: Trắng tinh, thẳng tắp, xanh rì,…
Ngồi 2 loại từ ghép chính đã nói trên (từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ
ghép có nghĩa phân loại) được giới thiệu ở tiểu học thì trong thực tế khi hướng
dẫn học sinh làm các bài tập về xác định từ ghép, nhận diện từ ghép ta còn gặp
một số từ ghép:
Ví dụ: - Cà phê, pho mát, bù nhìn,…
- Châu chấu, chẫu chàng, cào cào, đu đủ, chuồn chuồn,…
4


Các từ ghép trên: cả 2 yếu tố kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, cả
hai yếu tố trong từ đều khơng có nghĩa thực, mà chỉ có ý nghĩa từ vựng của từ
khi các yếu tố kết hợp với nhau.
Ở trường hợp phân môn Luyện từ và câu, từ ghép và từ láy được giới

thiệu rất sơ giản, thời lượng rất ít, nhất là lớp 4, từ ghép và từ láy chỉ được giới
thiệu trong hai tiết học. Bởi vậy, học sinh hiểu về từ ghép và từ láy cịn rất lơ
mơ nên gặp rất nhiều khó khăn khi làm các bài tập tìm từ ghép, từ láy, nhận
diện từ ghép, từ láy và sử dụng từ ghép, từ láy trong nói, viết, cịn rất nhiều hạn
chế đặc biệt trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn. Nếu giáo viên chỉ bó hẹp
nghiên cứu tài liệu trong SGK mà khơng tìm tịi, nghiên cứu thêm các tài liệu
khác có liên quan thì việc dạy và hướng dẫn học sinh phân biệt và nắm vững từ
ghép, từ láy cũng gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ: Cho một số từ sau:
Thật thà, vui mừng, chăm chỉ, bạn học, đẹp đẽ, gắn bó, bạn đường, ngoan
ngỗn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, hư hỏng, bạn bè.
- Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xếp như sau:
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Từ láy
Vui mừng
Bạn học
Thật thà
Gắn bó
Bạn đường
Chăm chỉ
Giúp đỡ
Bạn đọc
Đẹp đẽ
Hư hỏng
Ngoan ngỗn
Bạn bè
Khó khăn

Đối với loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về
Từ ghép, từ láy, phân biệt được từ ghép, từ láy thì học sinh mới có thể
lựa chọn và xếp chính xác các từ trên vào 3 nhóm như đã nêu trên.
Ví dụ: Từ: Hư hỏng, bạn bè → nếu khơng nắm vững kiến thức về Từ
ghép, từ láy học sinh dễ nhầm và cho đó là từ láy.
2.3.3. Giúp học sinh có kỹ năng nhận biết và phân loại từ ghép
Một số dạng bài tập về từ ghép mà các em thường gặp
* Loại bài tập về tạo từ ghép, từ láy từ các tiếng đã cho
Dạng 1: Cho các tiếng, tạo ra các từ ghép, từ láy từ các tiếng đã cho.
Ví dụ: Tạo hai từ ghép có nghĩa phân loại, hai từ ghép có nghĩa tổng hợp,
một từ láy từ mỗi tiếng sau: Nhỏ, sáng, lạnh.
Đối với dạng bài tập này khi các em đã nắm vững khái niệm về từ ghép
và hiểu về các nghĩa của từ ghép thì các em dễ dàng tạo ra được các từ ghép, từ
láy từ các tiếng đã cho như sau:

Tiếng

Từ ghép có
nghĩa phân loại

Từ ghép có
nghĩa tổng hợp

Từ láy
5


Nhỏ xíu
Nhỏ bé
Nhỏ nhắn

Nhỏ tí
Nhỏ xinh
Sáng choang
Sáng trong
Sáng
Sáng sủa
Sáng rực
Sáng tươi
Lạnh ngắt
Lạnh giá
Lạnh
Lạnh lẽo
Lạnh tanh
Lạnh buốt
Dạng 2: Từ những tiếng cho trước hãy tạo thành các từ ghép bằng cách
ghép các tiếng đã cho lại với nhau.
Ví dụ: Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau lại với nhau:
Yêu, thương, quý, mến, kính,..
Với dạng bài tập này, học sinh dễ dàng tìm được các từ ghép từ các tiếng
đã cho như: (yêu thương, yêu quý, yêu mến, thương yêu, thương mến, quý
mến, mến yêu, mến thương, kính mến, kính yêu v..v.)
* Loại bài tập về nhận diện từ ghép, từ láy
Ví dụ: Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu,
mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.
Đối với dạng bài tập này tất cả các từ đã cho đều có một bộ phận âm
thanh của tiếng được lặp lại nếu không nắm vững khái niệm và hiểu về nghĩa
của từ ghép, từ láy học sinh sẽ cho rằng tất cả các từ trên đều là từ láy. Vì vậy,
giáo viên phải hướng dẫn học sinh chọn ra những từ mà cả hai tiếng đều mang
nghĩa thì đó là từ ghép.

Các từ ghép là: Xa lạ; phẳng lặng; mong ngóng; mơ mộng.
Các từ láy là: Mải miết; xa xôi; phẳng phiu; mong mỏi; mơ màng.
* Loại bài tập về phân loại từ ghép
Ví dụ: Phân các từ ghép sau đây thành 2 loại: Từ ghép có nghĩa phân
loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp:
- Học tập, học địi, học hành, học gạo, học lỏm, học hỏi, học vẹt, anh cả,,
anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.
- Bằng những kiến thức đã học, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ các
từ ghép đã cho, chọn ra những từ ghép gồm hai tiếng mà trong đó mỗi tiếng
đều có nghĩa ngang hàng nhau, ghép lại với nhau để tạo thành một nghĩa chung,
nghĩa khái quát. Các từ đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Từ đó, học sinh có thể
tìm được.
Các từ ghép có nghĩa tổng hợp là: Học tập; học hành; học hỏi; anh em.
Các từ cịn lại là từ ghép có nghĩa phân loại.
* Loại bài tập về điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có các từ ghép,
từ láy.
Nhỏ

Ví dụ: Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có
6


a) Các từ ghép
a) Các từ láy
Mềm …………
Mềm …………
Xanh…………..
Xanh…………..
Khỏe………….
Khỏe………….

Lạnh………….
Lạnh………….
Vui……………
Vui……………
Đối với dạng bài tập này học sinh dễ dàng tìm và điền được các tiếng còn
thiếu vào chỗ trống để tạo thành từ ghép, từ láy.
Các em sẽ điền như sau:
a) Các từ ghép
b) Các từ láy
Mềm mỏng
Mềm mại
Xanh trong
Xanh xao
Khỏe mạnh
Khỏe khoắn
Lạnh buốt
Lạnh lẽo
Vui tươi
Vui vẻ
2.3.4. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy
Khi dạy phần khái niệm từ láy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
Ngoài những từ láy có tiếng gốc rõ nghĩa như:
Xa → xa xa; đẹp → đèm đẹp ;…cịn có những từ láy trong đó khơng xác
định được tiếng gốc như: lững thững; thướt tha; nhí nhảnh; dí dỏm….
Có một số từ trong đó một trong hai tiếng đã mất nghĩa.
Ví dụ: Chùa chiền; thịt thà; gậy gộc; máy móc;…
Có một số từ mà các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết khơng có
phụ âm đầu.
Ví dụ:
+ Ồn ã; ấm áp; im ắng; inh ỏi; óng ả;…(những từ này xác định được

tiếng gốc)
+ Ấp úng; ối oăm; óc ách; õng ẹo; ỏn ẻn;…(những từ này không xác
định được tiếng gốc)
Các từ láy trên là từ láy âm vì chúng đều vắng khuyết phụ âm đầu được
láy lại, lặp lại.
Ngoài ra, giáo viên cịn giúp cho học sinh hiểu: Khơng để hình thức chữ
viết của từ “đánh lừa”.
Ví dụ: Cập kênh; cồng kềnh; cũ kỹ; kém cỏi; quanh co;… là những từ
láy âm. (phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các con chữ khác nhau: c, k, q)
2.3.5. Giúp học sinh phân biệt từ ghép với từ láy
Sách giáo khoa Tiếng việt 4 nêu khái niệm về từ láy: “Từ gồm hai hoặc
ba, bốn tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng được lặp lại hoặc cả tiếng được
lặp lại, gọi là từ láy”.
Định nghĩa trên chủ yếu các dấu hiệu hình thức của từ láy. Cho nên,
trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ thêm các trường
hợp sau:
Có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là
từ láy mà là từ ghép.
Ví dụ: Mặt mũi; tươi tốt; đi đứng; nhỏ nhẹ; buôn bán;…
7


Các tiếng trong các từ trên đều có nghĩa. Quan hệ giữa hai tiếng trong
từng từ chủ yếu là quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp). Các từ ghép này có hình
thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
Ngồi ra, có một số từ trong đó có một bộ phận âm thanh của tiếng được
lặp lại nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép gốc Hán.
Ví dụ: Bình minh; hảo hạng; khắc khổ; ban bố; căn cơ; hoan hỉ; chun
chính;…
Các từ trên là từ ghép gốc Hán có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống

từ láy. Các tiếng trong các từ này đều có nghĩa.
Ví dụ: Ban bố: + Ban: ban hành
+ Bố: công bố.
Các từ trên, quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ cũng là quan hệ về
nghĩa (nghĩa tổng hợp).
Có những từ được kết hợp hai từ đơn. Hai từ đơn ngẫu nhiên có điểm
giống nhau về hình thức âm thanh (giống nhau về phụ âm đầu, vần).
Ví dụ: Sáng sớm; bế bé; lên lớp; học đọc;…
Thơng qua những ví dụ cụ thể để học sinh hiểu và phân biệt được các từ
ghép, từ láy thơng qua các nhóm từ cho sẵn thì giáo viên nâng lên mức cao hơn
là cho học sinh phân biệt từ ghép, từ láy trong một câu văn, đoạn văn, đoạn thơ,
câu thơ.
Cụ thể thông qua loại bài tập sau:
Bài tập 1: Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
“Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà
như nhảy múa.”
Đối với loại bài tập này thì học sinh dễ dàng có thể phân biệt đúng được
các từ ghép, từ láy khơng có thể sai (nếu học sinh có kỹ năng tách từ trong câu
văn tốt) vì trong đoạn văn này khơng có từ nào đặc biệt giống nhau một cách
ngẫu nhiên về mặt âm và vần để “đánh lừa”.
Bài tập 2: Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
“Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng
cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”.
Với loại bài tập này học sinh rất dễ nhầm các từ: dẻo dai, giản dị, chí khí
là từ láy vì các từ này có bộ phận giống nhau. Chính vì vậy, giáo viên cần phải
hướng dẫn cho học sinh cách xác định, phân biệt và hiểu được một cách chính
xác các tiếng trong một từ ghép (đó là: Khi tách riêng từng tiếng trong từ thì
tiếng nào cũng xác định được nghĩa của nó cho nên các tiếng này trong từ có
quan hệ với nhau về mặt nghĩa do vậy các từ đó là từ ghép)
Nói tóm lại, khi dạy đến phần này, giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh:

Khi gặp từ có hình thức âm thanh giống nhau mà không xác định được đó là từ
ghép hay từ láy thì các em xác định nghĩa của từng tiếng trong từ. Nếu cả hai
tiếng trong từ đều có nghĩa thì đó là từ ghép, cịn trong từ một tiếng có nghĩa và
một tiếng khơng có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều khơng có nghĩa thì đó là từ láy.
2.3.6. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ láy
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (chương trình cũ) giới thiệu cho học sinh
hai dạng nghĩa cơ bản: “Từ láy có nghĩa mạnh hơn so với nghĩa từ gốc” và “Từ
8


láy có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa gốc”. Chương trình hiện hành bây giờ, học
sinh khơng được học nữa nhưng trong quá trình dạy học cho học sinh vào
những tiết thực hành tiếng Việt giáo viên cũng cần giới thiệu cho học sinh biết
được về nghĩa của từ láy và cách sử dụng nghĩa của từ láy để sử dụng vào đặt
câu, viết văn. Có như vậy thì vốn từ của các em mới trở nên phong phú, mới có
được các câu văn hay, đúng nghĩa.
Khi dạy về nghĩa từ láy cho học sinh, giáo viên cần nói rõ: Nghĩa của từ
láy rất phong phú, đa dạng mà dạng giảm nhẹ hoặc mạnh hơn (so với nghĩa
của từ gốc) chỉ là hai dạng cơ bản trong sự phong phú, đa dạng ấy. Nói như vậy
để học sinh tránh hiểu sai là nghĩa của từ láy chỉ có hai dạng ấy mà có một số
từ láy nghĩa của nó so với nghĩa của tiếng gốc có những sắc thái rất mới mẻ,
tinh tế, cụ thể, rõ nét, xác định hơn, gợi tả hơn.
Ví dụ:
+ Nhỏ → nhỏ nhắn; nhỏ nhoi; nhỏ nhen; nhỏ nhẻ
+ Lạnh → lạnh lùng; lạnh lẽo
Khi cho học sinh xác định từ láy nào có nghĩa giảm nhẹ hoặc mạnh hơn
so với nghĩa từ gốc, trước hết, giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra từ đơn là từ
gốc trong từ láy. Sau đó, hướng dẫn học sinh đối chiếu nghĩa của từ láy với
nghĩa của từ đơn là từ gốc.
Riêng đối với từ láy có nghĩa giảm nhẹ chẳng hạn, nếu nghĩa của từ láy

thay đổi theo hướng giảm nhẹ về mức độ thì ta kết luận ngay từ láy ấy có nghĩa
giảm nhẹ so với từ gốc.
Ví dụ: Xanh xanh = hơi xanh; xa xa = hơi xa; mằn mặn = hơi mặn; …
Cịn đối với từ láy có nghĩa mạnh hơn, nếu nghĩa của từ láy thay đổi theo
hướng mạnh hơn về mức độ thì ta kết luận từ láy ấy có nghĩa mạnh hơn.
Ví dụ : Bực → bực bội ; sạch → sạch sành sanh; …
2.3.7. Giúp học sinh có kỹ năng nhận biết và sử dụng từ láy
Ở phần này đối với học sinh tương đối khó và có những từ rất dễ bị lẫn
lộn. Chính vì vậy mà giáo viên có sự lựa chọn dạng bài tập và hướng dẫn cho
học sinh cẩn thận hơn thông qua các dạng bài tập cụ thể:
Loại bài tập về nhận biết từ láy: Có hai dạng.
+ Dạng 1: Cho sẵn các từ ngữ thuộc nhiều loại như: Từ ghép bình
thường (như: nhà cửa, đất nước,… ), từ ghép có hình thức âm thanh dễ lẫn lộn
với từ láy (như: tươi tốt, mặt mũi,…), từ láy bình thường (như: đẹp đẽ, xinh
xắn,…), từ láy khó nhận biết (như: quanh co, ấm áp,…) rồi yêu cầu học sinh
nhận biết từ láy.
Ví dụ: Gạch dưới từ láy trong các từ sau đây: Nhà cửa, mặt trời, bối rối,
may mắn, đi đứng, bao bọc, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ít ỏi, ao
ước, vỡ bờ, giã giò.
Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
Trước hết cần loại bỏ những trường hợp không phải là từ mà là cụm từ,
gồm hai từ đơn như: Vỡ bờ, giã giò.
Dựa vào những đặc trưng của từ láy, loại bỏ tiếp những từ mà hai tiếng
khơng có hình thức âm thanh giống nhau như: Nhà cửa, mặt trời; những từ mà
9


hai tiếng có quan hệ âm thanh nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa như: Đi đứng,
bao bọc.
Cuối cùng, cần chú ý tới những từ láy khó nhận biết, dễ nhầm lẫn như:

Quanh co, cuống quýt, êm ái, ít ỏi.
Bằng cách hướng dẫn trên, học sinh dễ dàng tìm ra các từ láy sau: Bối
rối, may mắn, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ít ỏi, ao ước.
+ Dạng 2: Cho một đoạn văn, câu văn … trong đó có từ láy, yêu cầu học
sinh nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ấy.
Ví dụ: Trong đoạn văn sau đây, có tất cả bao nhiêu từ láy? Em hãy ghi
các từ láy cùng một kiểu thành từng cột riêng:

Hơm nay gió ngồi sơng Hậu vẫn thổi vào lồng lộng. Bé lại leo lên cây
dừa.
- Đúng má đánh rơ-ơ-ồ-ì… !
Tiếng Bé thét lên lanh lảnh…
- Má đốt bót rơ-ơ-ồ-ì…!
Tiếng súng lớn dồn dập. Tiếng reo của Bé bay xuống lẫn vào trong tiếng
bơi xuồng hối hả trên dòng kênh xanh xanh.
- Má xung phong rồi nghen! Tiến lên má-á-á…!
- Tiếng bé kéo dài văng vẳng. Dưới bóng cây um tùm, các cơ du kích
đang chạy theo má. Tiếng súng quân ta xung phong diệt đồn nổ rộn rã.
Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn văn rồi
tìm ra các từ có hình thức âm thanh giống nhau như: Lồng lộng; leo lên; lanh
lảnh; dồn dập; hối hả; xanh xanh; văng vẳng; um tùm; các cơ; rộn rã.
Sau dó dựa vào các định nghĩa từ láy, nhớ lại đặc trưng của từ láy, loại bỏ
dần những từ cả hai tiếng đều có nghĩa như: Leo lên (2 từ đơn), các cô (2 từ
đơn).
Bằng cách này, học sinh sẽ tìm ra các từ láy trong đoạn văn là: Lồng
lộng; lanh lảnh; dồn dập; hối hả; xanh xanh; văng vẳng; um tùm; rộn rã.
Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các kiểu từ láy (láy
âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần) để ghi các từ láy cùng một kiểu như:
- Láy tiếng: Xanh xanh
- Láy âm: Dồn dập, hối hả, rộn ràng.

- Láy vần: Um tùm.
- Láy cả âm lẫn vần: Lồng lộng, lanh lảnh, văng vẳng.
Loại bài tập về sử dụng từ láy: Có hai dạng:
+ Dạng 1: Điền từ láy thích hợp vào đoạn văn.
Dạng bài tập này có ngữ cảnh là đoạn văn, trước hết giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc kỹ đoạn văn để sơ bộ nắm nội dung đoạn văn, tìm câu chủ đề
trong đoạn văn (câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung thơng tin chính,
lời lẽ ngắn ngọn, thường đủ chủ ngữ, vị ngữ và phần lớn trường hợp đều đứng
ở vị trí đầu đoạn văn). Đối với các đoạn văn mà chủ đề của đoạn được đặt
thành tên riêng, học sinh cần đặc biệt quan tâm tới tên chủ đề, vì trong tên chủ
đề bao hàm nội dung khái quát của đoạn văn.
10


Sau đó, giáo viên cho học sinh lần lượt đọc từng câu trong đoạn. Ở từng
chỗ trống trong câu, dựa vào ngữ cảnh, thể loại, phong cách ngôn ngữ của đoạn
văn để hiểu nội dung từng câu văn. Học sinh tiếp tục đọc các từ láy cho sẵn để
hiểu nghĩa từng từ, chọn các từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống. Điền xong,
cần đọc lại đoạn văn đã điền từ, dựa vào ngữ cảnh, xem đã hợp lý, thỏa đáng
chưa.
Ví dụ: Chọn từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn
ÂM THANH THÀNH PHỐ
Một buổi tối mùa hè, từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất
cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã rất quen thuộc của thành phố thủ đô thân u.
Tiếng chng xe đạp ….. khơng ngớt. Tiếng cịi ơ tô ….. xin đường gay
gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau ….. ở một cái vịi nước cơng cộng.
Tiếng ve kêu ….. trong những đám là cây bên đại lộ. Tiếng ….. dữ dội
của một cái đầu máy xe lửa đang xả hơi. Tiếng còi tàu hỏa thét lên cùng với
tiếng bánh xe đập trên đường ray ….. như sắp lao vào thành phố. Và tiếng máy
bay trực thăng ….. đang băng đi ….. trên bầu trời đen sẫm. Rồi tất cả như im

lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông ….. trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô
….. ở một cái gác ba, hay một giọng nam ….. của một nghệ sĩ đơn ca đang
luyện giọng.
(Các từ cần điền: Réo rắt, rền rĩ, vun vút, trầm trầm, lanh canh, ầm ầm,
loảng xoảng, sầm sập, thánh thót, xì xì, pin pin)
Bài tập trên là một đoạn văn có chủ đề (Âm thanh thành phố), học sinh
cần bám sát vào chủ đề, đọc kĩ đoạn văn để nắm nội dung từng câu và đoạn
văn. Sau đó, học sinh đọc các từ cần điền đề hiểu nghĩa từng từ.
Ví dụ:
Câu: “Tiếng chng xe đạp… không ngớt.” (Câu này diễn tả âm thanh
của chuông xe đạp nên học sinh cần tìm từ láy diễn tả âm thanh của chuông xe
đạp để điền vào chỗ trống).
Trong các từ láy cần điền, sau khi đọc kỹ và hiểu nghĩa các từ, học sinh
sẽ tìm ra được từ láy có nghĩa diễn tả âm thanh chng xe đạp để điền vào chỗ
trống câu trên.
Từ : Lanh canh (diễn tả âm thanh chuông xe đạp)
Hiểu nghĩa câu và từng từ như vậy, các em sẽ dễ dàng tìm được từ hợp
nghĩa để điền vào câu: “Tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt”.
Tương tự như vậy, học sinh sẽ dễ dàng chọn đúng các từ láy thích hợp để
điền vào chỗ trống.
ÂM THANH THÀNH PHỐ
Một buổi tối mùa hè, từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất
cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã rất quen thuộc của thành phố thủ đô thân yêu.
Tiếng chng xe đạp lanh canh khơng ngớt. Tiếng cịi ơ tô pin pin xin
đường gay gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một cái vịi nước
cơng cộng.
Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám là cây bên đại lộ. Tiếng xì xì dữ dội
của một cái đầu máy xe lửa đang xả hơi. Tiếng còi tàu hỏa thét lên cùng với
tiếng bánh xe đập trên đường ray sầm sập như sắp lao vào thành phố. Và tiếng
11



máy bay trực thăng ầm ầm đang băng đi vun vút trên bầu trời đen sẫm. Rồi tất
cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi ô lông réo rắt trên một cái ban cơng,
tiếng pi-a-nơ thánh thót ở một cái gác ba, hay một giọng nam trầm trầm của
một nghệ sĩ đơn ca đang luyện giọng.
+ Dạng 2: Học sinh tìm từ láy và đặt câu với từ tìm được:
Dạng bài tập này, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để nắm được phải
tìm từ và đặt câu theo chủ đề nào? Sau đó, tìm từ láy thích hợp theo chủ đề,
phải hiểu nghĩa từ láy của mình tìm rồi tìm mơ hình câu thích hợp tương ứng
với từng từ đã tìm, phù hợp với nội dung chủ đề.
Ví dụ: Tìm 4 từ láy đơi dùng để tả cảnh thiên nhiên. Đặt câu có nội dung
miêu tả cảnh vật thiên nhiên với mỗi từ láy đó.
Bài tập này, học sinh tìm từ láy đơi, chủ đề tả cảnh thiên nhiên.
Dạng bài tập này, trước hết, các em tìm từ láy đơi tả cảnh thiên nhiên rồi
tìm mơ hình câu thích hợp tương ứng với từng từ vừa tìm. Cần dựa vào nghĩa
của từ vừa tìm để đặt câu có nội dung phù hợp với nội dung của chủ đề. Cuối
cùng, học sinh điền từ láy vào mơ hình câu ấy rồi xem lại câu có đủ bộ phận
chính hay chưa? Nghĩa của câu phù hợp với chủ đề hay không? (ý các câu
không nhất thiết phải gắn với nhau)
Với bài tập trên, các em cần tìm từ láy đơi tả cảnh thiện nhiên và từ đó
các em phải hiểu nghĩa, ví dụ: Lộp độp (mơ phỏng tiếng của vật nhỏ, mềm rơi
từ trên xuống, nghe thưa, khơng đều, như giọt mưa rơi). Sau đó, học sinh tìm
mơ hình câu thích hợp với nghĩa của từ láy trên, ví dụ: Những giọt nước mưa
rơi … trên mái nhà.
Cuối cùng, học sinh điền từ láy vào mơ hình câu đã tìm và dùng bút chì
phân tích bộ phận chính của câu. Nếu có đủ hai bộ phận chính thì các em sẽ
được câu hồn chỉnh, phù hợp với chủ đề.
Những giọt nước mưa rơi lộp độp trên mái nhà.
Tương tự như vậy, các em sẽ thực hiện tốt phần cịn lại của bài tập.

2.4. Hiệu quả
Qua q trình giảng dạy, cùng với sự nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi đồng
nghiệp, kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nghiên cứu và đưa
ra được một số những biện pháp, giải pháp nêu trên để giúp học sinh nắm vững
hơn về khái niệm từ ghép, từ láy, hiểu sâu hơn về từ ghép, từ láy, phân biệt
được từ ghép, từ láy, các kiểu từ ghép, các kiểu từ láy. Từ đó, học sinh biết vận
dụng những hiểu biết của mình về từ ghép, từ láy vào việc thực hiện các dạng
bài tập có liên quan đến từ ghép, từ láy và kết quả đạt được như sau:
- Số học sinh nắm vững khái niệm từ ghép, từ láy nhiều hơn.
- Số học sinh phân biệt được từ ghép, từ láy nhiều hơn.
- Số học sinh hiểu nghĩa của từ ghép, từ láy, nhận biết và sử dụng tốt từ
ghép, từ láy nhiều hơn.
Cụ thể: Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào thực tế giảng dạy đối
với học sinh lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy chất lượng của phân môn Luyện từ và
câu và môn tiếng Việt nói chung và chất lượng học phần từ ghép, từ láy nói
riêng của học sinh được nâng lên đáng kể.
12


Qua thống kê các lần khảo sát sau mỗi phần học, kết quả lớp 4B đạt như
sau:
Học sinh HTT
Học sinh HT
Học sinh CHT
Tổng số
học sinh
SL
TL
SL
TL

SL
TL
38
28
73,7
10
26,3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình dạy học lớp 4, lớp 5 nhiều năm liền, bằng những biện
pháp và phương pháp dạy học tích cực, tơi đã giúp học sinh khắc phục những
hạn chế, sai lầm khi học phần từ ghép, từ láy, giúp học sinh nâng cao kiến thức
về từ ghép, từ láy. Từ đó, giúp các em biết vận dụng những kiến thức này trong
q trình học tập góp phần nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Việt một
cách hiệu quả thiết thực. Do đó, tơi cho rằng những kinh nghiệm này có thể áp
dụng phù hợp với học sinh lớp 4, lớp 5.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường
và các bạn đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên:
+ Tích cực tự học, tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Nắm vững nội dung kiến thức sách giáo khoa nói chung, kiến thức về
từ ghép, từ láy nói riêng
+ Cập nhật, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh có phẩm chất tốt, giúp đỡ học
sinh chưa hồn thành mơn học kịp thời
- Đối với nhà trường:
+ Triển khai các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy môn tiếng Việt
+ Thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm,

xây dựng tiết dạy tốt, điển hình.
+ Triển khai việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt, hiệu
quả vào quá trình giảng dạy
+ Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho các lớp học
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của tôi viết, không sao
chép, coppy, nếu sai tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Hiền

13



×