SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hải I
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
i
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thống nhất với phụ huynh học sinh về yêu cầu và cách
giúp con giữ vở sạch viết chữ đẹp.
2.3.2. Việc rèn luyện chữ viết của giáo viên.
2.3.3. Rèn cho học sinh nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông
2.3.4. Rèn cho các em ý thức giữ vở sạch:
2.3.5. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết góp phần nâng
cao vở sạch chữ đẹp.
2.3.6. Một số trò chơi học tập trong giờ chính tả
2.3.7. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
2.3.8. Đánh giá chính xác là biện pháp hữu hiệu đẻ nâng cao chất
lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận , đề xuất
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1
1
1
1
1
1
2
3
3
4
5
5
6
10
12
14
14
15
15
15
17
ii
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Từ bao đời nay ông cha ta luôn tôn vinh những người “ Văn hay - chữ tốt”
đó sao? Nét chữ của mỗi người sau này ra sao phụ thuộc rất nhiều vào nét chữ
của mỗi ngày đi học được thầy cô uốn nắn. Vì vậy nề nếp vở sạch chữ đẹp là
yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học.
Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt
trong nhà trường Tiểu học. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng học tập ở tất cả các môn. Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan
trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và
giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm học gần đây, vấn đề “ Giữ vở sach –
Viết chữ đẹp” của trường Tiều học Đông Hải I nơi tôi đang công tác cũng là một
trong những phong trào được nhà trường đặc biệt quan tâm và trú trọng. Năm
học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A. Ngay từ đầu năm học, tôi
nghĩ rằng muốn nâng cao được chất lượng toàn diện cho học sinh, không những
người giáo viên phải truyền thụ đầy đủ những tri thức cho các em mà chúng ta
còn phải quan tâm, trú trọng đến việc rèn chữ viết, giữ vở sạch cho học sinh.
Ngoài ra, tôi thấy việc rèn chữ viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật và phát triển óc
thẩm mĩ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là giáo viên đang trực tiếp dạy lớp
Năm, tôi đã băn khoăn suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để nâng cao chất
lượng chữ viết ở lớp mình phụ trách, đảm bảo chỉ tiêu VSCĐ mà nhà trường đã
giao trong năm học ? Bằng kĩ năng rèn chữ viết của mình trong những năm học
qua, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp
cho học sinh lớp Năm” để nghiên cứu và thực hành đối với học sinh lớp 5A
trường Tiểu học Đông Hải 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp cho học sinh
lớp Năm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Thông qua dạy chữ để
dạy người, rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, cần cù, nhẫn nại, không ngại
khó, ngại khổ, tỉ mỉ trong công việc. Góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, tính
cách, nhân cách cho học sinh thông qua dạy chữ “ Nét chữ, nết người”, “ Dạy
chữ để dạy người”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về nội dung chương trình, phương pháp và hình thức dạy – học
phân môn chính tả để tìm ra các giải pháp rèn kĩ năng “ Giữ vở sach – Viết chữ
đẹp” cho học sinh lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp luyện tập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến nghiệm
1
Chữ viết là công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện
để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy,
ở trường Tiểu học, việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được
công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng
đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung
và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Chính tả cho học sinh theo Quyết định số
31/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 v/v hướng dẫn dạy và
học viết chữ ở Tiểu học của BGD& . Chữ viết có quan hệ mật thiết với chất
lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ
nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập
sẽ cao hơn. Ngược lại viết chữ xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng học tập của học sinh.
Dạy cho học sinh biết được những kĩ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản
đến phức tạp bao gồm những kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ
ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ
ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết
đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng
là một kĩ năng đặc thù của việc rèn chữ viết cho học sinh mà giáo viên cần
thường xuyên quan tâm. Việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là một việc làm
cực kì khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì và lòng yêu nghề,
mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên và liên
tục ở các khối, lớp tiểu học. Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết Chính tả
ở lớp. Bởi vì qua đó học sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng
kẻ, toạ độ, tốc độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, và liên
kết các chữ cái khi viết. Từ đó, mới hình thành ở các em những biểu tượng
về hình dáng độ cao và sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Ngoài ra, học
sinh còn rèn thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, xác định được
khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là
viết nhanh và viết đẹp. Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoài việc học
sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật viết thì
rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy
chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết.
Việc dạy viết đúng, viết đẹp cho giáo viên học sinh trong nhà trường đòi
hỏi người dạy phải nắm vững về cấu trúc hệ thống chữ viết Tiếng Việt, phải
nắm vững luật chính tả. Trong dạy học các phương pháp có thể sử dụng
một cách linh hoạt, song chữ viết phải tuân theo một quy luật, một khuôn
khổ chuẩn mực.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2017- 2018, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
5A. Sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành ngay việc khảo sát chất lượng vở sạch chữ
đẹp của học sinh ở lớp đã thu được kết quả như sau:
2
Xếp loại
A
Tháng
SL Tỷ lệ % SL
Tháng 9
12
31,5
21
* Đánh giá về việc giữ vở:
Nội dung yêu cầu rèn luyện
a. Vở đóng chặt có bìa, dán nhãn
b. Giấy không nhăn, không quăn
c. Trình bày vở đúng quy định
* Đánh giá về chữ viết:
Nội dung yêu cầu rèn luyện
a. Chữ viết thẳng hàng, ngay ngắn
b. Chữ viết đúng mẫu, cỡ, kiểu cách
c. Chữ viết không sai lỗi chính tả
d. Đảm bảo tốc độ viết
B
Tỷ lệ %
55,4
SL
5
Đạt
38 = 100%
25 = 65,7%
23 = 60,5%
Đạt
20 = 52,6%
12 = 31,5%
21 = 55,4%
20 = 52,6%
C
Tỷ lệ %
13,1
Ghi chú
Chưa đạt
13 = 34.3%
15 = 39,5%
Chưa đạt
18 = 47,4%
26 = 68,5%
17 = 54,6%
18 = 47.4%
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn về kĩ
năng viết chữ và giữ vở như:
- Học sinh nam còn hiếu động nghịch ngợm nhiều em còn hay để mực giây
ra tay.
- Ở lớp 5, không có giờ tập viết, giờ chính tả cũng rút đi, chỉ còn một tiết
trong một tuần. Thời gian dành cho luyện chữ ít.
- Khối lượng kiến thức của các em nhiều nên dễ hình thành cho các em thói
quen viết nhanh, viết ẩu vì thế các em rất ngại viết bút mài.
- Nếu như ở lớp 1,2,3, các em viết chưa chuẩn nét thì sửa cho các em nét
chữ rất khó vì một số thói quen: cách cầm bút, tư thế viết, nét chữ đã hình thành
thói quen từ lâu rồi.
- Lớp 5 tốc độ viết nhanh dần, bài học dài, thời gian ít nên chữ viết các em
không đúng cỡ chữ, độ cao, khoảng cách, không đẹp.
- Chưa xác định được khoảng cách giữa các con chữ và các chữ trong từ.
Các em viết chưa đúng kích, cỡ chữ. Vẫn còn học sinh viết sai lỗi chính tả.
- Việc nối nét giữa các con chữ (ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph,gi, th, tr) chưa đúng
và chưa đẹp.
- Khi viết sai các em còn gạch xoá, tẩy tuỳ tiện, tay tì lên giấy không đúng quy
định nên vở viết của các em rất bẩn, nhàu nát và các góc vở hay bị quăn mép.
- Vở viết, loại bút, loại mực của học sinh cũng không đồng nhất. Giấy, bút,
mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn như đã thống kê số liệu và phân tích ở trên.
Năm học 2017 - 2018 này, tôi đã cố gắng khắc phục tình trạng chữ viết của học
sinh lớp tôi bằng một số biện pháp như sau:
2.3.1. Thống nhất với phụ huynh học sinh về yêu cầu và cách giúp con
giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
Ngay Hội nghị phụ huynh đầu năm, tôi đã quán triệt việc nâng cao nhận
thức cho cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc rèn vở sạch, luyện chữ
3
đẹp. Giới thiệu và cho phụ huynh xem mẫu chữ và những quyển vở, những bài
viết đẹp của học sinh năm trước. Từ đó tôi hướng dẫn cơ bản cách hướng dẫn,
giúp đỡ con em luyện viết ở nhà cho đúng mẫu chữ. Tôi còn vận động phụ
huynh mua bảng chữ mẫu dán trên góc học tập của con em mình để mỗi khi
luyện viết nhìn vào đó viết cho đúng.
Sau đó tôi nêu những tồn tại về chữ viết của học sinh lớp và đưa chỉ tiêu phấn
đấu vở sạch chữ đẹp của lớp để phụ huynh học sinh nắm bắt được và cùng giáo viên
chủ nhiệm đồng thời nêu rõ tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp cho phụ huynh biết.
Đó là các tiêu chuẩn sau:
+ Vở ghi đầy đủ bài theo thời khoá biểu.
+ Vở đóng chặt có nhãn, không quăn mép, trình bày đúng quy định, không
bỏ giấy, không dây mực…
+ Chữ viết thẳng hàng, đúng mẫu chữ, không sai lỗi chính tả, không tẩy
xoá, chữ viết đều đẹp.
Từ đó tôi đề nghị phụ huynh mua đầy đủ đồ dùng học tập: thước, bút chì,
bút mực… Đặc biệt tôi động viên phụ huynh mua bút mực như ( bút nét hoa, bút
mài) để luyện viết chữ đẹp, luyện viết chữ nét thanh, nét đậm. Hướng dẫn phụ
huynh chọn mua vở ô li loại vở rõ ô li, giấy trắng mịn, viết không bị nhoè như
vở Diên Hồng, Hồng Hà,… Đề nghị phụ huynh mua giấy bọc vở cho các em
giúp các em giữ được lâu bền. Tôi hướng dẫn phụ huynh chọn loại mực tốt để
tránh tắc mực khi viết.
Tôi đề nghị hàng tuần phụ huynh phải kiểm tra việc giữ vở sạch, viết chữ
đẹp của con, nếu phụ huynh nào có điều kiện thì kiểm tra hàng ngày, nhắc nhở
con em mình thực hiện.
Tôi đề nghị phụ huynh có hình thức khen thưởng kịp thời khi vở của con
đạt loại A trong những đợt kiểm tra và xếp loại của cô giáo.
2.3.2. Việc rèn luyện chữ viết của giáo viên
Bên cạnh việc hợp tác với phụ huynh học sinh, bản thân tôi luôn ý thức
được rằng chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học
tập và viết theo. Vì vậy, tôi luôn ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ
ràng, đúng mẫu và tương đối đẹp. Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở bảng
lớp, ở lời phê trong vở học sinh, làm gương cho học sinh học tập và noi theo.
Giáo viên có lòng say mê nghề nghiệp và đặc biệt phải có lòng kiên trì và tính
cẩn thận, tỉ mỉ.
Ngoài ra , tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo
như dạy viết ở Tiểu học, tài liệu tham khảo “Nét chữ - Nết người”, mẫu chữ viết
trong trường Tiểu học và tham quan, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
Tôi chú trọng rèn chữ cho học sinh trong tất cả các giờ học.
Thường xuyên đánh giá, nhận xét và chữa những lỗi sai mà học sinh hay
mắc phải. Những học sinh nào hay sai lỗi và viết xấu, giáo viên phân loại để có
biện pháp rèn cụ thể hơn.
Khi viết trên bảng, giáo viên phải viết rõ ràng, đúng mẫu, mạch lạc trình
bày bảng khoa học để học sinh noi theo (chữ viết của giáo viên có ảnh hướng
rất lớn đến chữ viết của học sinh).
4
2.3.3. Rèn cho học sinh nói chuẩn – viết chuẩn tiếng phổ thông.
Để giúp học sinh viết đúng chính tả thì trước hết giáo viên cần chú ý đến
việc rèn cho học sinh nói chuẩn viết chuẩn tiếng phổ thông. Trường Tiểu học
Đông Hải 1 có nhiều học sinh là con nông dân lao động thuộc ven thành phố,
nhiều em đựơc chuyển từ nơi khác di trú về nên việc nói chuẩn tiếng phổ thông
chưa thật tốt, các em còn mắc phải một số lỗi phát âm địa phưng nên dẫn đến lỗi
viết sai. Những lỗi chủ yếu là:
- Phát âm sai về thanh điệu: Thanh hỏi – thanh ngã; thanh ngã – thanh hỏi.
- Phát âm lệch chuẩn về Phụ âm đầu: tr, ch, d,gi.
- Phát âm lệch chuẩn về phần vần ( chủ yếu là vần có âm đệm và có nguyên
âm đôi: iê, ươ, ia….)
- Sử dụng tiếng địa phương
Để giúp học sinh nói chuẩn tôi đã thực hiện rèn lỗi phát âm cho học sinh
thông qua các phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Làm văn; Chính
tả; Tập viết, giáo viên cho học sinh tiếp tục luyện đọc, nói đúng chính âm và viết
đúng chính tả. Về cơ bản cần phân biệt rõ các nguyên âm d,gi/ r; s/x; ch/ tr;
p/ph/b; l/n; g/gh; ng/ngh; k/q/c; phân biệt dấu hỏi/ ngã, các vần chứa nguyên âm
đôi (iê, uô, ươ). Giáo viên có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu
nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết
những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của học sinh trong
lớp.( Thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo công văn số 896/ GDTH – BGD và DDT).
Học sinh luyện lỗi phát âm
2.3.4. Rèn cho các em ý thức giữ vở sạch:
Bên cạnh việc rèn chữ, giữ vở sạch cũng rất cần thiết và tiến hành song
song vì khi nhìn vào quyển vở sạch các em thấy mình cần phải viết chữ đẹp hơn.
Tôi đã hướng dẫn các em cách giữ vở sạch như sau:
- Giáo viên luôn nhắc học sinh phải giữ tay sạch, khi mở vở phải lật từng
trang cẩn thận.
- Khi viết trải rộng vở, không được gấp, để vở ngay ngắn không được tì
ngực vào vở.
5
- Viết xong để khô mực mới được gấp vở, cần cố tờ giấy kê, giấy thấm để
không bị nhoè chữ.
- Đi học ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Nếu như ốm nghỉ học phải mượn vở
của bạn chép lại đầy đủ.
- Sách giáo khoa, vở ghi bài, dụng cụ học tập, mỗi loại để riêng một ngăn.
- Đặc biệt những tuần đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cách
trình bày cách đặt thước để gạch (gạch tên môn học, gạch hết bài, hết ngày, hết
tuần).
- Yêu cầu học sinh nếu viết sai chữ nào gạch chân chữ đó và viết lại sang
bên cạnh, không chữa đè, tẩy xoá.
- Tôi luôn nhắc nhở học sinh khi mở vở và gấp vở cần phải nhẹ tay, khi viết
bài không được gấp đôi vở.
- Những em nào trình bày chưa đúng quy định thì tôi nhắc nhở các em từng
tí một để các em nắm vững và trình bày bài đúng, đẹp.
- Sử dụng bìa kê vở để không bị giây mực hoặc mồ hôi tay làm bẩn vở.
- Cần tập trung chú ý khi viết bài, hạn chế thấp nhất chữ viết sai, kịp thời
tuyên dương những em thực hiện tốt, chỉ ra lỗi sai cụ thể cho từng em. Đưa ra
những quyển vở đẹp cho học sinh xem và học tập.
2.3.5 . Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao vở
sạch chữ đẹp.
* Tư thế ngồi
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vông góc với mặt ghế ngồi.
Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Hai chân để thoải mái, không để chân co chân duỗi khiến cột sống phải
lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng
thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Khoảng cách từ mắt đến vở khoảng 25cm->30 cm, không được nhìn quá
gần vì dễ dẫn đến cận thị.
*Cách để vở khi viết:
- Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt.
- Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở
phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 0. Khi viết độ nghiêng
của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 900. Như vậy, dù viết
theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt
(chỉ khác nhau về cách để vở).
* Cách cầm bút và sử dụng bút trong khi viết.
- Cầm bằng ba ngón tay phải:
* Ngón giữa: Giữ phía dưới có tác dụng đưa lên tạo nét thanh.
* Ngón trỏ: Ở trên chỗ tay cầm có tác dụng kéo xuống nhấn bút tạo nét
đậm.
* Ngón cái: Giữ bút phía ngoài.
* Má bàn tay tì xuống làm điểm tựa.
- Khi viết kết hợp nhịp nhàng ba ngón tay và cử động cổ tay.
6
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi bút đặt nghiêng so với giấy khoảng 45 độ.
Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay.
- Ngòi bút úp xuống mặt giấy, cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Khi viết
không được nhấc bút liên tục.
- Học sinh không được cầm bút quá thấp hay quá cao, cầm bút cách đầu
ngòi bút 3 - 4cm. Nếu các em cầm bút thấp quá thì viết các nét khuyết, nét lượn
rất khó, nét chữ không mềm dẻo, tốc độ viết chậm và phải di chuyển tay liên tục.
- Khi viết điều khiển bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa. Động tác viết cần có sự phối hợp cử động cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
* Rèn luyện chữ viết:
Tôi tập trung hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác chung của quá
trình tập viết, luyện tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, cách xác định dòng
kẻ, đường kẻ trên vở ô li .
Đường kẻ dọc
Đường kẻ ngang
Dòng kẻ ngang
- Nắm kỹ về cấu tạo chữ viết:
Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở viết và đường kẻ
dọc của vở viết. Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ
dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những
điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt
bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.
- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt
bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có
thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3
đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét
đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: - a nối với m
- x nối với inh
- Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút.
- Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái
với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút)
không chạm vào mặt phẳng viết (giấy). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia
bút.
7
Ví dụ: b nối với a : Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia
bút sang điểm bắt đầu của chữ a.
- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét
chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút) chạy nhẹ từ
điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( 1 ) sau đó không nhấc bút
để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu
(2) Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút.
- Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:
Những yếu tố cấu tạo chữ viết tiếng Việt chính là hệ thống các nét chữ. Hệ
thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:
* Nét thẳng: thẳng đứng ê, nét ngang ¾, nét xiên /, \
* Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O.
Tuy nhiên, khi ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ
viết còn có các nét dư. Những nét dư này nhằm mục đích tạo sự liên kết (nét
nối) giữa.
Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ
hiểu.
Sau đây là danh sách các nét phối hợp để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt:
1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược.
2. Nét móc hai đầu.
3. Nét thắt giữa.
4. Nét khuyết: - nét khuyết trên
- nét khuyết dưới.
5. Nét thắt trên.
Dựa trên nhóm nét trên ta có thể chia chữ cái tiếng Việt thành các nhóm
sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc
nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối
hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s
Giáo viên cho học sinh luyện các nét cơ bản và sửa nét theo các nhóm được
chia ở trên . Bài luyện viết sẽ có sự liên kết liền mạch và có hệ thống. Ngay từ
đầu năm học giáo viên đã cho các em học lại các tiêu chuẩn về chữ viết đẹp.
- Chữ viết phải đúng mẫu, đúng cỡ chữ, viết thẳng hàng, ngay ngắn. Viết
đúng khoảng cách giữa các con chữ và các chữ. Các nét chữ đều chân phương,
nối liền các con chữ trong từng chữ. Giáo viên theo dõi sát chữ viết của các em
để kịp thời uốn nắn. Thường xuyên kiểm tra học sinh bằng một bài viết cụ thể để
phân loại theo 4 nội dung yêu cầu về rèn luyện “ chữ đẹp” để có biện pháp giúp
đỡ hợp lí học sinh.
- Khảo sát, phân loại chữ viết của học sinh. Lập kế hoạch rèn luyện chữ
viết cho học sinh ngay từ đầu năm. Để có chữ đẹp không chỉ chú ý luyện tập
8
trên vở viết mà cần chú ý rèn luyện trên bảng con, bảng lớp để giáo viên kiểm
tra sự tiếp thu cách viết, khả năng viết của học sinh để uốn nắn sửa sai cho các
em. Giúp các em viết vào vở tốt hơn.
- Đối với những em chữ xấu, các nét viết sai mẫu, kích cỡ, giáo viên vừa
phải viết mẫu vào vở ô li cho các em. Chỉ rõ cho các em thấy nét sai, lỗi chính
tả sai ở những vần khó để luyện và viết đúng. Học sinh kết hợp quan sát chữ
mẫu trong vở luyện viết nâng cao tính tích cực rèn chữ đẹp. Giáo viên phối hợp
với phụ huynh nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc các em thường xuyên.
- Trong rèn luyện kĩ năng viết tôi yêu cầu học sinh viết liền mạch cả chữ
thường, chữ hoa, chữ số. Hướng dẫn từ trái sang phải, viết liền mạch các con
chữ trong một chữ. Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ đều nhau và
khoảng cách từ chữ nọ sang chữ kia trong một cụm từ, một câu cũng phải đều
nhau.
Khi viết chẳng những hướng dẫn các em viết liền mạch sao cho tự nhiên
liên tục mà còn chú ý hướng dẫn đánh dấu thanh đúng vị trí quy định.
- Bên cạnh đó, tôi còn chú ý hướng dẫn đánh dấu thanh đúng quy tắc chính
tả :
+ Đối với các chữ có vần, có âm chính là nguyên âm đơn.
+ Đối với các chữ có vần, có âm chính là nguyên âm đôi.
- Trong lớp xếp xen kẽ những em viết đẹp, cẩn thận bên cạnh những em
viết xấu, viết cẩu thả để các em có điều kiện học tập giúp đỡ lẫn nhau.
Khi viết trên bảng, giáo viên phải viết rõ ràng, đúng mẫu, mạch lạc trình
bày bảng khoa học để học sinh noi theo (chữ viết của giáo viên có ảnh hướng
rất lớn đến chữ viết của học sinh).
Đối với những em hay viết sai lỗi chính tả, tôi thường hướng dẫn cho các
em thực hiện một số bài tập để giúp các em khắc phục các lỗi chính tả tiêu biểu
như :
a) Khắc phục lỗi s- x
Bài 1: Điền vào chỗ trống x hoặc s
...ắp xếp , ...ếp hàng , sáng ...ủa, xôn ...ao
Bài 2:Tìm một số từ chỉ thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn có âm
s hoặc x.
Bài 3 : Nối chữ cây với chữ có thể ghép với nó
si
sung
cây
xoài
xung
Qua 3 dạng bài tập trên, ta có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo để phân
biệt s-x như sau:
- Tên thức ăn thường đi với x: (VD: xôi , xúc , xích, xà lách,cải xoong,…)
- Danh từ viết với s.VD:
+ Chỉ người : sứ giả, bà sãi, ông sư,…
+ Chỉ cây : cây si, cây sắn , cây sung,…
+ Hiện tượng tự nhiên: sao, sông, sương,…
+ Đồ vật: hòn sỏi, sợi dây, súc vải,…
9
b) Khắc phục lỗi ch- tr
Bài 1: Điền vào chỗ trống ch hay tr
Con …ai, cái …ai, …ồng cây,…ồng bát
Bài 2: Tìm và viết tên các đồ vật dùng trong nhà có âm ch
* Kết luận : Các đồ vật dùng trong nhà thường viết ch ( VD: chén, chạn, chăn,
chiếu, chậu, chai….)
Bài 3: Điền vào chỗ trống ch hay tr
… inh …ọng, …ụ sở, …uyền thống,…ình độ,…lởm …ởm, …eo leo.
* Kết luận : Ch có thể đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong từ láy vần còn tr
thì không như vậy( VD: trụ sở, trịnh trọng , trình độ…)
c) Khắc phục lỗi r – d – gi
…ừng núi,
…ừng lại
cây …ang
…ang tôm
Bài 2: Luyện phát âm và viết đúng các cặp từ ngữ so sánh:
Nổ ran
/
gian nhà
Rực rỡ
/
dỡ nhà
Nói rằng
/
giằng co
Qua một số bài tập trên, HS có thể rút ra một số nhận xét:
- Những từ viết là r thường :
+ Mô phỏng tiếng động ( VD: rào rào, rả rích, rầm rầm, …).
+ Mô phỏng sự rung động ( VD: rưng rức, run rẩy,…)
+ Mô phỏng sắc thái ánh sáng ( VD: rực rỡ , rừng rực,…)
- Ghi nhớ một số từ láy âm đầu:
VD : Láy gi : giặc giã, giữ gìn,…
Láy d : dạt dào, dai dẳng….
d) Khắc phục lỗi k – c – q
Bài tập : Điền k, c hoặc q vào chỗ trống cho thích hợp:
con …uốc
cái …a
ngoài …ia
bó …ủi
tổ …uốc
thước …ẻ
Qua dạng bài tập trên, rút ra kết luận:
-Viết là k khi đứng trước i, e, ê (VD : con kiến, thước kẻ, học kém,…)
-Viết là q trong trường hợp đứng trước âm đệm u: (VD: quân, quần, quốc,…)
-Viết là c trong trường hợp còn lại (VD: cái ca, con cá, bó củi,…)
e) Khắc phục lỗi gh – g
Bài tập : Điền gh hoặc g vào chỗ trống:
….ế ….ỗ
…é thăm
…..i chép
nhà …a
*Kết luận:
+ Viết gh khi đứng trước i, ê, e (VD : ghi chép, ghế,…)
+ Viết g trong các trường hợp còn lại ( VD: ngô, ngoan ngoãn…)
Ngoài việc luyện theo hệ thống các bài tập trên , tôi thường linh hoạt hướng
dẫn cho học sinh một số trò chơi học tập trong giờ dạy chính tả , giúp học sinh
học nhẹ nhàng hơn, nhớ lâu hơn và khắc phục được các lỗi chính tả thường mắc.
2.3.6. Một số trò chơi học tập trong giờ học chính tả:
10
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và đồng thời giúp học sinh nhớ được
cách phân biệt để viết đúng chính tả, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động
dạy – học tích cực trong giờ học trong đó có việc kết hợp tổ chức hoạt động trò
chơi học tập cho các em. Một số trò chơi tôi thường sử dụng là:
1.Tìm tên cây có chữ S hoặc X.
a . Mục đích
- Cung cấp cách viết đúng mốt số loài cây bắt đầu bằng S hoặc X , kết hợp mở
rộng vốn từ ngữ cho HS.
- Luyện phản xạ nhanh khi nghe ,đọc và viết.
b . Cách chơi:
- Thi viết tên cây bắt đầu bằng S hoặc X vào thẻ hay viết nối tiếp lên bảng.
- Học sinh thi viết vào bảng con hoặc thẻ - giáo viên nhận xét, khen thưởng.
2. Tìm tên con vật bắt đầu bằng chữ Ch hoặc Tr.
Mục đích và cách chơi : Tương tự như trò chơi trên.
3.Tìm tiếng có nghĩa để đặt câu.
a. Mục đích:
- Nhận biết các tiếng có nghĩa, dùng tiếng đó để đặt câu, củng cố, mở rộng nội
dung bài chính tả phân biệt dấu thanh.
- Luyện viết đúng các từ có dấu hỏi và ngã.
b. Cách chơi:
Thi khoanh tròn những tiếng có nghĩa, đặt câu nêu miệng hoặc ghi nhanh vào
bảng phụ.
4. Chơi viết đúng d hoặc gi.
a. Mục đích:
- Nhận biết cách viết đúng một số từ chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi.
- Luyện viết đúng các từ bắt đầu bằng d hoặc gi.
b. Cách chơi
- GV đọc tiếng hoặc từ có phụ âm đầu là d hoặc gi. HS giơ quân bài ghi phụ âm
tương ứng.
Ví dụ :
- GV đọc: hoang dã
- HS giơ quân bài ghi : d
5. Tìm tiếng có từ gần giống nhau:
a. Mục đích:
- Nhận biết cách viết đúng một số từ có vần gần giống nhau nhằm củng cố mở
rộng nội dung các bài chính tả có vần gần giống nhau.
- Luyện viết đúng, nhanh các từ có vần gần giống nhau.
b. Cách chơi:
- HS sử dụng bảng phụ ghi các từ có vần gần giống nhau, sau đó dán lên bảng.
( uc/ut; ưc/ưt ; iêc/iêt; ươc/ươt…)
6. Câu cá – viết chữ:
a. Mục đích:
- Luyện phản xạ nhanh trong suy nghĩ và học tập để ghi nhớ kiến thức chính tả.
b. Cách chơi:
Mỗi con cá mang nội dung yêu cầu chính. HS câu được con cá nào thì giải
đáp yêu cầu đó.
11
Ví dụ:
- Tìm và viết lại 1 từ có vần ai
- Tìm và viết lại 1 từ có vần ay ...
Học sinh hào hứng tham gia trò chơi học tập
Việc tổ chức trò chơi học tập đã thu được nhiều kết quả tốt , học sinh nắm vững
các nguyên tắc chính tả, hiểu nghĩa của từ và một số nguyên tắc bất hợp lý trong
chữ viết, từ đó các em viết đúng chính tả.
2.3.7 Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả..
Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên
lớp 5, các em vẫn thường xuyên được ôn lại nhưng không phải em nào cũng nhớ
và vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận dụng đúng qui tắc chính
tả không phải là điều dễ dàng. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã
học một cách khái quát, có hệ thống, tôi đã chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và
một số “ mẹo” chính tả ở mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí
có em nào quên, các em có thể giở ra xem để viết đúng chính tả. Qui tắc và mẹo
luật chính tả này chỉ nằm trong hai mặt của một tờ giấy A4 nên học sinh rất dễ
học, dễ nhớ và nhanh thuộc.
Một số mẹo chính tả dễ như:
* Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
- Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền – ngã – nặng
hoặc không – sắc – hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát sau:
Chị Huyền mang nặng, ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
* Mẹo “ Mình nên nhớ viết là dấu ngã”
- Với m ( mình): mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, ma mãnh,mĩ mãn,…
- Với n( nên): nỗ lực, phụ nữ, nỗi niềm, noãn bào,…
- Với nh ( nhớ) : nhẫn nhịn, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng,…
- Với v ( viết): vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, …
- Với d ( dấu): dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm,…
- Với ng ( ngã): té ngã, ngớ ngẩn, ngây ngô, ngỗ nghịch,…
* Mẹo nhóm nghĩ tr – ch:
12
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch: cha, chú, cháu,
chồng, chắt,..
- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai,
chum, chén, chổi, chão, … (ngoại trừ cái tráp , đồ vật này giờ ít dùng)
* Mẹo nhóm nghĩa s –x:
- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu,…
- Các động từ, tính từ thường viết là: xách, xẻ, xào, xúc,….
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+ Chỉ người: sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư,…
+ Chỉ cây cối: sen, sung, sắn, si, sim,…
+ Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây,…
+ Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, sấm, sét, …
Có một số trường hợp ngoại lệ là dnh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, xoài, túi
xách, xương, xô, xẻng, xưởng, mùa xuân,… Học sinh có thể ghi nhớ các trường
hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn sau: Mùa xuân, bà xơ đi xuồng
gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh
nhân đau xương.
* Mẹo viết d, r, gi
- Trong những từ láu đôi, nếu tiếng có phụ âm đầu l thì tiếng thứ hai có phụ âm
đầu là d, chứ không thể là gi hay r: lò dò, lắc dắc…
- Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng thì phải dựa vào
sự đối lập về nghĩa:
+ gia ( tăng them): gia hạn, gia vị, gia tăng, tham gia,…
+ gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia,…
+ da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời,…
+ ra( sự di chuyển): ra vào, ra ngoài, ra chơi,…
Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và luật chính tả này mà học sinh lớp tôi trở
nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính tả, lỗi
chính tả đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn học sinh cần chú ý
viết đúng chính tả dựa trên một số nguyên tắc sau:
*Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ.
Việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ
sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện
ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi
chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa.
-Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của
mỗi từ.
Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ dành” thì học sinh sẽ lung
túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từng người. Nhưng nếu tôi đặt
nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền
mua sách;/ Trong trận bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy chiến thắng;/
Các em đọc phải rõ rang, rành mạch để cả lớp cùng nghe. Như vậy, học sinh sẽ
dễ dàng viết đúng chính tả.
- Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ ( diễn đạt một ý nhỏ), tôi
luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa từ đó để viết đúng chính tả.
13
2.3.8. Đánh giá chính xác là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng vở
sạch chữ đẹp của học sinh.
Trong việc đánh giá, nhận xét cho học sinh, người giáo viên phải thật
chính xác, vô tư và công bằng, cần chỉ ra chỗ sai một cách cụ thể để các em điều
chỉnh sửa sai.Tôi áp dụng việc đánh giá thường xuyên học sinh theo tinh thần
TT22 để các em nhận ra lỗi và kịp thời sửa sai.
- Khi nhận xét bài: Giáo viên nên chú trọng phần trình bày (sạch và đẹp) đối với
môn Toán cũng như môn Tiếng Việt…Sau mỗi lần chấm: Giáo viên nên chọn
năm học sinh viết chữ đẹp nhất lớp để tuyên dương, treo vở trên bảng để học
sinh quan sát và bình chọn: nét chữ đẹp nhất, cách trình bày đẹp nhất.
- Đưa “viết chữ đúng và đẹp” vào việc đánh giá thi đua giữa các nhóm. Cuối
tuần bình bầu ba bạn viết chữ đẹp nhất và ba bạn viết chữ tiến bộ nhất.
Việc nhận xét, đánh giá về chữ viết của học sinh không chỉ đặt ra trong giờ
chính tả mà còn đặt ra ở tất cả các môn học. Bất kể chấm bài môn gì, giáo viên
cũng nên xem chữ viết là một yêu cầu không thể thiếu được. Làm như vậy có tác
dụng khuyến khích các em, tạo ra ý thức thường xuyên luyện tập, rèn luyện ở tất
cả các môn học, ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường cũng như ở nhà.
Khi đánh giá bài chính tả của học sinh phải kết hợp hai yêu cầu đó là:
+ Nhận xét về lỗi chính tả.
+ Nhận xét về chữ viết và trình bày.
Bên cạnh việc nhận xét, giáo viên chú ý động viên ghi nhận kịp thời
những em có tiến bộ ( dù nhỏ), có lời phê ngắn gọn thể hiện sự biểu dương hay
góp ý yêu cầu về chữ viết, chữ nào sai, giáo viên gạch chân và viết mẫu chữ đó
bên cạnh để học sinh so sánh đối chiếu, tự rút ra chỗ chưa được khắc phục, rút
kinh nghiệm. Nhưng với học sinh viết chữ đẹp cần nghiêm khắc với lỗi dù là
nhỏ để các em không có thái độ chủ quan.
Với những em chữ xấu chậm tiến bộ tôi gặp gỡ phụ huynh tìm hiểu
nguyên nhân kết hợp cùng gia đình động viên khuyến khích thường xuyên nhắc
nhở các em luyện viết thêm ở nhà ( luyện viết nét hay viết sai).
Cứ hai tháng tôi lại tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp một lần và em nào đạt
giải tôi thưởng cho các em một cái bút hoặc quyển vở, để động viên khuyến
khích các em thi đua nhau viết chữ đẹp. Tuy phần thường rất ít ỏi song đối với
lứa tuổi các em rất thích khen nên đó là nguồn cổ động viên lớn để kích động
phong trào thi đua trong lớp làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được tăng
lên rõ rệt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Bằng những biện pháp trên, lớp tôi chủ nhiệm đến nay so với đầu năm đã đạt
được một số hiệu quả nhất định. Một số em viết chữ xấu, vở bẩn đã tiến bộ rõ
rệt. Còn những học sinh đã đạt Vở sạch – Chữ đẹp thì các em luôn luôn phát huy
trong các môn học hàng ngày một cách rất tích cực. Sau đây là kết quả của học
sinh lớp tôi đã đạt được:
Xếp loại
A
B
C
Ghi chú
HK
SL Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
HKI
23
61,3
15
38,7
0
0
HKII
30
78,9
8
21,1
0
0
14
*Về chữ viết của học sinh: HS đã nắm vững và thực hiện được:
- Học sinh viết đúng khoảng cách giữa các chữ, con chữ, các nét chữ trong 1 chữ
đã viết liền mạch.
- Độ cao của các con chữ đúng mẫu quy định, nắm được các nhóm chữ có độ
cao 1 ly, 1 ly rưỡi, 2 ly, …
- Chữ viết không quá to hoặc quá nhỏ, độ rộng không bị chườm ly.
- Vị trí đặt bút và kết thúc con chữ đã đúng quy định.
- Viết các chữ có dấu thanh: quy trình viết liền mạch bằng cách lia bút theo
chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, dấu thanh
sau. Viết dấu thanh vừa phải, không quá dài, quá nhỏ hoặc quá cao …
- Hình thức trình bày bài viết đã được thống nhất đồng bộ cả lớp.
* Việc giữ vở của học sinh:
- Vở được bọc bìa, dán nhãn cẩn thận, không quăn góc vở.
- Giữ vở sạch sẽ, không bôi bẩn
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ những việc tôi đã làm như đã trình bày nhằm nâng cao chất lượng vở
sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 5. Tôi nhận thấy rằng mình hết lòng vì học sinh
thì học sinh sẽ không phụ lòng mong mỏi của mình.
Là giáo viên phải có tâm huyết với nghề mình đã chọn, có ý thức vươn lên
làm tốt công việc của mình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp, luôn kiên trì bền bỉ trong công việc.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức giới thiệu và triển lãm các bài viết chữ đẹp của cán bộ, giáo viên và
học sinh vào những thời điểm thích hợp…
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Cần khuyến khích động viên bằng nhiều hình thức để thúc đẩy phong trào viết
chữ đẹp trong toàn trường.
- Trang bị bàn ghế hợp lý hợp với tầm vóc của các em, bảng lớp có dòng kẻ rõ
ràng, không bị bóng, mọi vị trí có thể quan sát được dễ dàng.
- Có phần thưởng thích đáng cho những lớp có nề nếp chât lượng vở sạch chữ
đẹp tốt nhất.
* Gia đình:
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, đặc biệt chú ý chọn mua vở và bút.
- Có góc học tập hợp lý, bàn ghế vừa tầm vóc của lứa tuổi.
- Phối hợp cùng với giáo viên nhắc nhở , kiểm tra việc rèn chữ ở nhà của con em
mình.
* Giáo viên:
- Giáo viên chữ viết rõ ràng, đẹp đúng kích thước, trình bày bảng khoa học gây
ấn tượng cho học sinh để các em học tập.
- Giáo viên phải phát âm chuẩn mực giúp học sinh viết đúng chính tả.
- Luôn quan tâm gần gũi nhiều với học sinh nhất là những em viết cẩu thả, hay
viết sai.
- Phải tạo ra được sự hưởng ứng của phụ huynh học sinh.
15
- Tạo ra được phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp.
Như vậy để xây dựng thành công phong trào” Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” thì
không thể thiếu đi một trong các yếu tố trên.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi góp phần nâng cao chất lượng
vở sạch chữ đẹp. Rất mong sự góp ý giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đông Hải, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này là
của tôi, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Hoan
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Minh Hưởng- Phan Quang Thân- Nguyễn Hữu Cao.
Dạy và học TậpViết ở Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục. 144 trang.
2. Sách Giáo khoa tiếng Việt lớp 5.
3. Vở tập viết, thực hành luyện viết lớp1, 2,3, 4,5.
17
DANH MỤC
CÁC ĐÈ TÀI KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XÉP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Đông Hải 1 - TP Thanh Hóa
Cấp đánh giá
xếp
loại( Phòng,
Sở, Tỉnh,…)
Kết quả
đánh giá
xếp loại
( A, B,
hoặc C)
Năm học
đánh giá
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
1
Một số kinh nghiệm rèn đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 5.
Huyện
A
1996 -1997
2
Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh giải toán “ Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số
đó”
Huyện
A
1998 -1999
3
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng môn Tập làm văn
cho học sinh lớp 4,5
Huyện
A
2001 -2002
4
Một số kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh lớp 4 làm việc
với bản đồ
Huyện
B
2014 -2015