Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.51 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí
tuệ, thẩm mĩ và thể chất, trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ bản ban đầu cho
sự phát triển nhân cách con người. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là một
môn học quan trọng và chiếm lượng thời gian nhiều nhất. Môn Tiếng Việt bước
đầu dạy cho học sinh nhận biết những kiến thức cơ bản cần thiết bao gồm: Ngữ
âm, chữ viết, từ vựng, chính tả.. Trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh 4 kĩ
năng ngôn ngữ cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và giúp học sinh sử dụng hiệu quả
Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Ngoài ra nó còn góp phần bồi dưỡng cho
các em những tình cảm chân chính lành mạnh, hình thành và phát triển ở các em
những phẩm chất tốt đẹp. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn như: Tập
đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn có một vai trò và
nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng lại liên quan với nhau.
Tập làm văn là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng đối với học sinh
Tiểu học. Nó chính là kết quả của việc tiếp thu, vận dụng các kiến thức của các
phân môn kia. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4 không chỉ trang bị
kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh mà còn góp phần cùng
các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng,
bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho các em. Phân
môn Tập làm văn giúp học sinh vừa tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết về
Tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hoàn thiện các kết quả đó.
Chiếm một phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là văn miêu
tả. Văn miêu tả chia làm nhiều dạng bài. Ở lớp 4, các em đã được học tả đồ vật,
tả cây cối, tả con vật ... Trong đó, số tiết tập làm văn miêu tả cây cối chiếm thời
lượng tương đối lớn so với tổng số tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 4. Như chúng
ta đã biết, văn miêu tả cây cối là học sinh căn cứ vào những điều quan sát, ghi
chép, cảm nhận được về đối tượng là cây cối trong thiên nhiên. Sau đó dùng
ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó. Trình bày theo bố cục
hợp lí và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc người nghe cùng


thấy, cùng cảm nhận như mình. Là người giáo viên chủ nhiêm lớp, trực tiếp
giảng dạy đồng thời là một người yêu văn, thích tìm hiểu về bộ môn văn, tôi có
mong muốn càng ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích môn học này. Từ
niềm ham thích đó, các em mới có sự tìm tòi, sự sáng tạo trong viết bài tập làm
văn.
Cây cối trong tự nhiên luôn mang theo trong nó cuộc sống riêng với
những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận về cây cối, cảnh vật như thế nào sẽ
vẽ lên bằng ngôn ngữ hình ảnh cây cối như thế ấy. Đó là cái tình của người viết
văn. Tả cảnh, tả cây cối mà không gửi gắm tình cảm, sự yêu mến của người viết
vào đó thì bài văn sẽ không có hồn, sẽ khô khan, thiếu sức sống.
Bản thân tôi hằng ngày được tiếp xúc với học sinh và trực tiếp giảng dạy
các em Tôi đã nắm bắt, nhìn thấy thực trạng học tập của học sinh. Qua thực tế
của việc dạy học và chấm, chữa, nhận xét bài của học sinh, tôi không khỏi băn
1


khoăn trước thực trạng viết bài tập làm văn của học sinh. Tôi nhận thấy còn
nhiều học sinh làm bài chưa tốt, ngôn từ nghèo nàn, chất lượng của bài làm chưa
cao. Các em vẫn chưa hình dung rõ cách thức viết một bài văn như thế nào.
Chính vì điều đó, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, tập trung nghiên cứu. Sau đó đưa ra
“Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4”. Sáng kiến này
nhằm góp phần nhỏ bé để khắc phục những hạn chế của học sinh khi làm bài
văn miêu tả cây cối.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm :
- Giúp giáo viên lớp 4 có một số kiến thức, kinh nghiệm khi hướng dẫn
học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối.
- Giúp học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối sinh động, sáng tạo, có
hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là phương pháp dạy văn miêu tả cây cối cho học
sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau :
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : Khảo sát phương pháp dạy văn
miêu tả của một số giáo viên. Khảo sát các bài tập làm văn miêu tả cây cối của
học sinh lớp 4.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại, phỏng vấn học sinh để nắm được
mức độ hứng thú của học sinh với bài học miêu tả cây cối.
- Phương pháp thống kê : Thống kê mức độ làm bài của học sinh trước và
sau khi áp dụng các phương pháp dạy học.
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. 1.1. Cấu trúc chương trình.
- Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết
Tập làm văn. Cả năm học có tổng số 70 tiết Tập làm văn.
2.1.2. Sách giáo khoa.
- Thông tin của phân môn Tập làm văn được thể hiện phần lớn bằng kênh
chữ, kênh hình minh hoạ còn hạn chế.
- Phân môn Tập làm văn mang tính đặc thù của môn học cần giàu trí
tưởng tượng và biểu cảm. Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của
nhiều phân môn như : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện .
- Nội dung các bài Tập làm văn được gắn liền với các chủ điểm, có sự kết
hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Để có một bài
văn hay, xúc tích đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy độc lập, có vốn sống
và kinh nghiệm về xã hội người viết cần có sự am hiểu tường tận về vấn đề mình
sẽ viết.
- Theo phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 ở bậc Tiểu học, cấu
trúc của các bài học văn miêu tả cây cối được sắp xếp như sau:
+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả

2


+ Luyện tập cách quan sát
+ Luyện tập miêu tả
+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả
+ Thực hành viết bài văn miêu tả
2.1.3. Căn cứ vào mục tiêu các tiết dạy văn miêu tả cây cối.
Mục tiêu là giúp học sinh nắm được:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Biết cách quan sát, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi
quan sát cây cối. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa tả một loài cây và một
cây.
- Biết viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây theo một trong hai cách: tả lần lượt từng
bộ phận, tả theo từng thời kì phát triển.
- Biết lựa chọn cách viết mở bài và kết bài cho phù hợp.
- Biết tổng hợp, viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học thể loại văn miêu tả cây cối.
Qua thực tế dạy lớp 4, bằng cách sử dụng phiếu trắc nghiệm, dự giờ thăm
lớp, qua trao đổi, chuyện trò, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp
và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy
một số tồn tại, hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 viết bài văn tả cây cối như
sau:
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Hầu hết các đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu sáng tạo
để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất.

Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi “sợ” dạy tiết Tập làm
văn với tâm lý có dạy học sinh cũng không viết được. Còn có giáo viên chưa
thực sự coi trọng cũng như chưa thực sự đồng tình với việc “tạo năng lực viết
văn” cho học sinh khi các em đang học bậc Tiểu học. Cụ thể là:
- Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh học phân môn Tập làm
văn.
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen
tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
- Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn
còn hạn chế. Thực tế: Khi viết văn thì việc sử dụng từ, viết câu rất quan trọng.
Nhưng khi dạy tập đọc, giáo viên ít quan tâm đến việc rèn cho học sinh cảm
nhận hoặc chỉ ra những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những câu văn sinh
động, hấp dẫn, giàu cảm xúc của tác giả bài viết.
- Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn
ý cho một bài văn.
- Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng của học sinh.
3


Qua nhiều năm dạy học, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy thực trạng của học
sinh là:
- Học sinh ngại học văn đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn
và học phân môn Tập làm văn, ít có hứng thú với môn Tập làm văn.
- Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự
nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế, ngại quan sát, ít đọc các
bài tham khảo.
- Việc viết câu văn, đoạn văn còn rất hạn chế. Cụ thể của sự hạn chế đó
là:
- Vốn từ còn nghèo nàn dẫn đến việc sử dụng từ còn lặp, vụng, chưa

đúng.
Ví dụ : Sân trường em rất rộng. Sân trường em có rất nhiều cây cho bóng
mát. Ở sân trường, em thích nhất là cây bàng. (lặp từ)
- Một số học sinh hoàn thành tốt cũng chưa chú ý một cách “đúng mức”
đến việc tập viết câu văn giàu giá trị nghệ thuật.
- Học sinh còn rất hạn chế khi kết nối câu văn, tạo đoạn, liên kết đoạn để
viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Từ những thực trạng trên cho thấy: việc rèn cho học sinh viết được đoạn
văn đúng về nội dung đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần
phải cho học sinh viết được bài văn sinh động, có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và
có giá trị nghệ thuật.
Qua thống kê về chất lượng viết văn miêu tả cây cối của học sinh năm
học 2017 – 2018 trước khi áp dụng các phương pháp, với đề bài: Hãy tả một cây
ở sân trường gắn với nhiều kỷ niệm của em; tôi thu bài, chấm điểm và có kết
quả cụ thể như sau :
Số
HS
28

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

0

0%

7

25 %

17

60,7 %

4

14,3 %

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng trên và qua tìm hiểu về việc dạy

của giáo viên và việc học của học sinh hiện nay, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiêm nhằm nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh
lớp 4.
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cây cối cho
học sinh lớp 4.
2.3.1. Phát huy tính tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
- Để giúp các em làm tốt một bài văn miêu tả, giáo viên phải biết cách
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đây là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của người thầy, trong quá trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm
chú ý của họat động dạy - học. Tích cực hoá là tập hợp các hoạt động nhằm làm
chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp
4


nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Điều này có nghĩa là trong quá trình dạy học, giáo viên luôn luôn lấy học sinh
làm trung tâm, làm chủ thể của hoạt động dạy - học.
- Đặc điểm tính tích cực của học sinh là mang tính tự phát, là những yếu
tố tiềm ẩn bẩm sinh trong con người nó thể hiện ở sự tò mò, tính hiếu kì, hiếu
động ,linh hoạt sôi nổi trong hành vi mà ở tất cả trẻ em đều có. Vì vậy trong quá
trình dạy học, giáo viên phải biết cách khêu gợi tính tò mò, tính hiếu kỳ, hiếu
động của học sinh. Gây sự hứng thú, chú ý học tập của học sinh, biến cái tính tự
phát thành tính tự giác. Có thể hiểu là giáo viên phải biến biến sự tò mò, hiếu
động ban đầu sang tìm tòi, nghiên cứu, hăng hái tham gia vào các hình thức hoạt
động như phát biểu ý kiến, ghi chép, mạnh dạn , phê phán điều sai …
- Mức độ tích cực của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên, để học
sinh của mình có thể tích cực, giáo viên cần phải có sự đầu tư, sáng tạo trong nội
dung bài dạy, biết cách nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh qua đó đưa ra những
biện pháp và hình thức dạy học phù hợp .
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách nhìn( cách quan sát), cách cảm nhận

về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2.3.2.1. Cách nhìn( cách quan sát).
- Để làm được một bài văn hay, đạt chất lượng, giáo viên phải hướng dẫn
cho học sinh biết cách nhìn nhận về sự vật, sự việc ở xung quanh. Cái nhìn của
học sinh phụ thuộc vào cách nhìn của giáo viên. Để nhìn được sự vật thông qua
đôi mắt của mình học sinh cần có sự hướng dẫn từ người thầy. Người thầy sẽ là
người trực tiếp hướng dẫn các em có cái nhìn bao quát ban đầu.
Ví dụ : Muốn miêu tả một cây nào đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh
quan sát bao quát cây bao quát từ xa đến gần.Tiếp đến quan sát từng bộ phận của
cây và rút ra những nhận xét khái quát ban đầu về cây đó.
- Hướng dẫn học sinh cách nhìn là hướng dẫn các em cách quan sát để
quá trình quan sát đạt hiệu quả như mong muốn, giáo viên phải phân học sinh
quan sát theo từng nhóm, học sinh cùng quan sát, thảo luận trả lời hệ thống
những câu hỏi ban đầu giáo viên đặt ra. Qua đó rút ra nhận xét chung về đặc
điểm, tính chất, cấu tạo ….
2.3.2.2. Cách cảm nhận
- Cảm thụ văn học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình viết văn .
Muốn có được sự cảm thụ tốt, giáo viên phải khuyến khích học sinh đọc nhiều
sách báo, các tác phẩm văn học cùng những bài văn hay. Qua đó chắt lọc cho
học sinh những ngôn từ, hình ảnh, ý tứ trong bài văn. Giúp học sinh tích luỹ
những kinh nghiệm, vốn từ, vốn sống… Sử dụng điều đó vào quá trình làm bài
của mình.
- Bên cạnh sự cảm thụ về văn học, học sinh cần có sự cảm nhận từ các
giác quan ( cảm giác, vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác) Để làm một bài văn
miêu tả, học sinh không chỉ đơn thuần quan sát bằng thị giác, mà cần phải tập
trung, phối hợp tất cả các giác quan cùng quan sát, cảm nhận. Thông qua các
giác quan, học sinh sẽ hình dung, phân tích, xâu chuỗi những điều quan sát
được. Qua đó hình thành những nét cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng được
5



miêu tả. Nhờ vào quá trình này các em dần dần phát triển khả năng tư duy, sáng
tạo biết cách xâu chuỗi, tổng hợp các dữ liệu, hệ thống hoá tri thức.
2.3. 3. Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế
giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
Nói đến văn tả cây cối là ta phải nghĩ tới cảnh vật thiên nhiên, những yếu
tố tự nhiên gắn bó thân thiết cùng với sự sống và tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho cây
như: gió, nắng, trăng sao, ... Học sinh sẽ được bồi dưỡng tâm hồn khi được
ngắm một rặng dừa đẹp bên bãi biển khi mặt trời lên, một dòng sông trong đêm
trăng đẹp, cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời,...
Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học là tư duy của các em đang trong
quá trình hình thành và phát triển, còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”.
Thông thường, các em làm văn ở lớp, ngồi giữa bốn bức tường của lớp học,
xung quanh chỉ có cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài
văn tả cây cối vào một thời điểm nào đó hoặc vào một mùa trong năm ...thì quả
là khó khăn với các em. Học sinh không được quan sát nên đã xảy ra tình trạng
bịa đặt hình ảnh trong bài làm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính
chân thực, thậm chí hết sức vô lí.
Ví dụ: Khi tả cây bàng, có học sinh đã tả như sau: Mùa xuân, lá bàng
xanh um che kín cả sân trường. Mùa hè, những quả bàng chín vàng thấp thoáng
trong vòm lá xanh tươi ...
Muốn khắc phục tình trạng này, các em phải có thói quen quan sát hàng
ngày. Quan sát và tự đặt câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí
nhớ những hình ảnh về cây cối, về cuộc sống xung quanh. Vì vậy, khi dạy học
giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi chép, phát hiện ra những
đặc điểm tiêu biểu cụ thể của cây cối, của sự vật, hiện tượng quanh mình.
Ví dụ: Học sinh có thể quan sát hai bên đường ta đi học có những loại
cây gì? Cây cối trong vườn, trên sân trường ra sao? Cảnh cây cối vào mùa đông
khác với mùa hè, buổi sáng khác với buổi chiều ở chỗ nào? Với từng loại cây cụ
thể, quen thuộc học sinh còn phải biết mùa ra hoa, kết trái, màu sắc hình dáng,

mùi hương của hoa lá. Tất cả những điều quan sát và ghi nhận được cần phải
nhớ hoặc chép lại vào một cuốn sổ tay.
Khi tiến hành quan sát để viết một bài văn cụ thể, học sinh phải nắm
được yêu cầu và giới hạn của đề bài để tránh miêu tả đôi khi rất hay nhưng
không đúng trọng tâm của đề. Tôi gợi ý cho các em biết có rất nhiều loài cây,
loài hoa đẹp. Mỗi loài lại có một vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt. Từng loài cây cối lại
đẹp nhất vào một thời gian, thời điểm nào đó trong ngày nên các em có thể chọn
tả vào thời điểm đó để làm nổi bật vẻ đẹp riêng vốn có của từng loài và bài văn
thêm hay, thêm hấp dẫn lòng người.
2.3.4. Sử dụng các từ ngữ biện pháp tu từ khi viết.
2.3.4.1. Sử dụng từ ngữ.
- Muốn viết được bài văn hay thì học sinh phải có vốn từ phong phú. Cần
tích luỹ vốn từ thường xuyên và dưới nhiều hình thức như: thông qua giao tiếp
hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới
văn miêu tả. Nhưng chủ yếu thông qua các phân môn của Tiếng Việt.
6


- Ngoài yêu cầu về vốn từ phong phú còn đòi hỏi học sinh phải hiểu
nghĩa từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ. Trước khi viết đoạn văn, học sinh
phải xác định được từ ngữ dùng để gọi tên sự vật cần tả cho phù hợp, từ ngữ nào
gợi tả được màu sắc, âm thanh, hình dáng của những sự vật được chọn tả.Vận
dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn.
- Các từ ngữ có thể giúp học sinh vận dụng dể viết bài hay hơn đó là: từ
laý, từ ghép, từ tượng thanh, từ tượng hình, ....
Ví dụ: +Khi tả cây ăn quả, tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra những từ chỉ
màu sắc thích hợp để tả quả khi chín như: vàng tươi, vàng mọng, vàng ươm, đỏ
mọng, đỏ rực,...
+ Còn khi tả cây đang lên xanh tốt học sinh phải chọn nhóm từ chỉ sắc
xanh của lá: xanh non, xanh mượt mà, xanh thẫm, xanh mơn mởn,...

- Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình, gợi tả, giàu sự
biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn miêu tả.
+ Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống
từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái ...)
+ Muốn làm nổi bật âm thanh, không khí thì sử dụng hệ thống từ tượng
thanh (mô phỏng các tiếng động )
- Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc
chắn sẽ
không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức được rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tùy
tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có
sức thuyết phục. Điều quan trọng là người tả cần chọn đúng từ ngữ diễn tả
chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
Ví dụ : Cùng tả về hoa gạo có nhiều cách viết:
1.Những bông hoa gạo đỏ rực như lửa.
2.Hoa gạo nở bung ra như thắp lên những đốm lửa đỏ hồng làm bừng
sáng cả khúc sông.
3. Những bông hoa gạo rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những
cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Ta thấy cách miêu tả bông hoa gạo ở câu thứ hai và thứ ba hay hơn, sinh
động hơn ở câu thứ nhất. Rõ ràng cùng tả hoa gạo nhưng có nhiều cách dùng từ,
đặt câu khác nhau. Việc sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm khác nhau đã tạo
nên những câu văn hay hơn.
2.3.4.2. Sử dụng các biện pháp tu từ vào viết câu văn
- Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để vẽ lên một cách sinh động
hình ảnh chân thực sống động về sự vật, cây cối. Để vẽ ra được hình ảnh chân
thực của đối tượng thì học sinh còn phải sử dụng đến biện pháp tu từ trong bài
văn. Các biện pháp tu từ chủ yếu là: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,... Nhờ
có so sánh và nhân hoá mà cùng một dàn ý nhưng người viết lại tìm được cái
mới cái riêng cho bài viết của mình.
Ví dụ : Nhìn một bầu trời đầy sao thì mỗingười có cảm nhận khác nhau.

Mai-a-cốp-xki thì lại thấy ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người
da đen.
7


Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài
người gieo vào vũ trụ.
- Trước khi viết, học sinh phải lựa chọn được những chi tiết, sự vật nào có
thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá. Chọn được sự vật rồi ta mới lựa
chọn xem so sánh với cái gì và nhân hóa như thế nào ?
Ví dụ: Tả về cây dừa, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa
đẻ miêu tả rất hay:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Hay khi tả bộ phận hoa, quả, tàu của cây dừa, Trần Đăng Khoa đã so sánh
với các sự vật hết sức gần gũi.
Quả dừa- đàn lợn con nắm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
- Khi sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá, giáo viên cần chỉ cho học
sinh học sinh dựa trên dấu hiệu tương đồng để nhận biết và để viết. Câu có sử
dụng biện pháp tu từ không chỉ phù hợp ở dấu hiệu bên ngoài mà cần có nội
dung phù hợp thực tế.
- Khi sử dụng các nghệ thuật trên trong bài văn miêu tả, chúng ta cần lưu
ý rằng những nghệ thuật ấy chỉ thực sự có tác dụng nếu được dùng đúng lúc,
đúng chỗ, hợp văn cảnh. Ngược lại nếu dùng nghệ thuật ấy một cách máy móc,
sáo mòn thì nó làm giảm giá trị của bài văn miêu tả rất nhiều. Mặt khác, nếu
dùng quá lạm dụng cách nói so sánh, nhân hoá mà ít tả thực thì chắc chắn cảm
giác thích thú ban đầu của người đọc sẽ giảm dần, thậm chí dẫn tới sự khó chịu.
2.3.4.3. Vận dụng cách dùng từ, đặt câu

Cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải linh hoạt, công phu.
Có thể là câu dài với đầy đủ các thành phần chính phụ, có nhiều tầng ý nối tiếp.
Cũng có thể là những câu ngắn(câu đặc biệt ). Vì vậy học sinh phải biết chọn
kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả cảm
xúc của người miêu tả nữa.
- Kiểu câu dài, nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau thường phù hợp với việc
miêu tả khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả, hoặc những hoạt động diễn ra
nhẹ nhàng, liên tiếp nhau, hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng trào, tuôn
chảy.
- Kiểu câu ngắn (câu đặc biệt ...) với các dấu câu (chấm than, chấm hỏi,
chấm lửng ...) thường dùng để diễn tả những cảm xúc mạnh, những tình huống
bất ngờ, những hoạt động diễn ra nhanh gọn, liên tục.
- Kiểu câu đảo ngữ: thường dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh
một đặc điểm, một trạng trạng thái nào đó của đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Tả hoa phượng bằng biện pháp đảo ngữ:
Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa.
Một điều cần chú ý là trong cùng một bài văn miêu tả, phải biết dùng đan
xen nhiều kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn, có câu bình thường xen
câu đặc biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt.
8


2.3.5. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý.
Muốn viết bài văn hay, trước hết phải quan sát tốt, tìm ra được các chi tiết
điển hình, hấp dẫn, sinh động của đối tượng. Tìm được rồi ta lại phải sắp xếp các
chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, với không gian và thời gian được tả. Đó
chính là việc lập dàn ý. Việc sắp xếp các ý trong văn miêu tả thực ra rất linh
hoạt. Lựa chọn trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc đặc
điểm nhìn của người tả.
Mỗi bộ phận của cây chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời

phải xác định đâu là nét chính, nét chủ yếu để tập trung miêu tả nhằm làm nổi
bật đối tượng đó, để người đọc, người nghe không thể nhầm lẫn với đối tượng
khác... Có thể tả người và vật trong mối liên quan đến đối tượng miêu tả nhưng
việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó, làm cho cây cối được miêu tả
trong bài nổi bật hơn, đẹp hơn, gần gũi thân thiết hơn với con người hơn.
Để giúp HS lập dàn ý, giáo viên cần nêu những câu hỏi gợi mở khi sắp
xếp các ý đã quan sát chung cho các bài tả cây cối như sau:
- Tả cây gì?
- Tả cây theo trình tự nào?
- Cây đó có những bộ phận nào, đặc điểm nổi bật của từng bộ phận?
- Mỗi đặc điểm (bộ phận lớn) gồm mấy chi tiết cần được tả?
- Mỗi chi tiết liên quan đến sự vật nào?
Trả lời được câu hỏi đó là học sinh nắm được đầy đủ nội dung của dàn ý.
Ví dụ: Tả cây bàng ở sân trường em.
Mở bài : Giới thiệu cây bàng ở sân trường em.
Thân bài: Tả theo trình tự thời gian
- Tả cây vào các mùa trong năm (gồm 4 phần lớn):
+ Mùa xuân
+ Mùa hạ
+ Mùa thu
+ Mùa đông
- Mỗi mùa tập trung vào miêu tả các bộ phận nổi bật khác nhau.
+ Mùa xuân: cành, lá, chim chóc,...
+ Mùa hạ: lá và hoa,...
+ Mùa thu: lá , quả, ...
+ Mùa đông: lá, cành cây, ...
- Các chi tiết liên quan đến sự vật: mưa xuân, nắng mùa hạ, gió mùa thu,
chim chóc, ong bướm, âm thanh của tiếng chim,... Đặc biệt là con người cùng
những tình cảm gắn bó với cây, sự chăm sóc bảo vệ cây, ...
Kết bài: Cây bàng đã đem lại cho em và các bạn cảm giác gì? Nó làm đẹp

cho ngôi trường như thế nào?
Dàn ý là cái khung vững chắc để đỡ bài văn. Một dàn ý tốt sẽ đảm bảo
cho bài văn không lạc đề, không thiếu ý, không mắc lỗi về bố cục ... Vì vậy để
viết được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải lập được dàn ý và dựa vào dàn
ý để viết.
2.3.6. Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh.
9


Viết bài văn là sản phẩm cuối cùng của học sinh. Một bài văn tả cảnh
thường có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu cây cần cần miêu tả.
- Thân bài: Lần lượt miêu tả từng bộ phận của câynhư: gốc, rễ, thân,
cành, lá, nụ, hoa, quả, ...Chú ý miêu tả kỹ hơn những nét đẹp, nét tiêu biểu nổi
bật của cây.
- Kết bài: Nêu lợi ích, cách chăm sóc cây, nêu cảm nghĩ về đối tượng
miêu tả.
Theo mô hình này thì văn miêu tả trở nên đơn điệu, rập khuôn, thậm chí
có một số em học sinh dùng cái khuôn ấy để lắp ghép cho tất cả các bài văn
miêu tả khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần dạy cho các em viết theo các cách khác
nhau.
2.3.6.1 Dạy cách mở bài, kết bài
Học sinh thường mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng
cách nêu cảm nghĩ của người viết. Vì vậy, mở bài và kết bài trở nên đơn điệu,
rập khuôn, dễ gây nhàm chán.
Cứ theo kiểu rập khuôn này thì ta sẽ có một loạt mở bài và kết bài na ná
như nhau mặc dù đối tượng cần miêu tả có thể không giống nhau. Để bài văn
sáng tạo hơn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số cách mở bài và kết thúc
khác .
a. Cách mở bài : Có thể mở bài trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng thông

thường mở
bài gián tiếp vẫn hay hơn.
- Cách mở bài trực tiếp: Cách này là cách đơn giản nhất. Có thể áp dụng
cho mọi đối tượng học sinh mà em nào cũng viết được.
Ví dụ: Với đề bài “ Em hãy tả một cây hoa thường nở vào dịp Tết.”
Học sinh thường sẽ viết mở bài như sau: “ Có rất nhiều loài hoa nở vào
dịp Tết nhưng em thích nhất là hoa hồng.Cây hoa này bố em mới mua về.”
Nhưng giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý cho các em viết cách theo mở
bài gián tiếp hay hơn. Bằng cách miêu tả các sự vật khác của mùa xuân rồi mới
giới thiệu cây hoa sẽ tả. Sau đây là một số cách mở bài gián tiếp:
Cách 1: Khi ánh bình minh lên, chiếu những tia nắng mùa xuân ấm áp
xuống cho cây cối và vạn vật thì cũng là lúc cây hoa hồng nhà em thức giấc,
ngơ ngác nhìn xung quanh.
Cách 2: Mùa xuân đã về. Vạn vật bừng lên một sức sống mới. Cây cối
đâm chồi nảy lộc. Cây nào cũng khoác chiếc áo lộng lẫy nhất của mình. Cây
hoa hồng nhà em đã nở những bông hoa đỏ thắm để đón chào mùa xuân.
Cách 3: Mùa xuân đã về. Tết cũng đến gần. Phố phường nhộn nhịp người
và xe. Em cùng bố đi mua hoa. Giữa những chậu hoa rực rỡ sắc màu bày trên
vỉa hè, bố em đã chọn một chậu hoa hồng đã nở hoa đỏ rực.
Cách 4: Khi những cánh én từ phương Nam bay về chao liệng trên bầu
trời cũng là lúc mùa xuân về. Muôn hoa khoe sắc toả hương. Cây hoa hồng nhà
em cũng khoe với đất trời những bông hoa đỏ rực của mình.
10


Cách 5: Em yêu khu vườn nhà em.Khu vườn bé nhỏ có tiếng chim hót líu
lo,có cây hoa hồng đã nở những bông hoa đỏ rực để dón chào mùa xuân.
b. Cách kết bài: Có thể kết bài mở rộng hay không mở rộng.
- Trong kết bài không mở rộng, học sinh thường nêu tình cảm của mình
với cây và cách chăm sóc cây.

Ví dụ : “Em rất thích cây hoa hồng. Em sẽ chăm sóc cây cẩn thận.”
Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh viết kết bài mở rộng bằng cách nêu
cảm nhận, tình cảm đối với cây một cách sinh động, phong phú hơn.Sau đây là
cách kết bài khi tả một số loài hoa.
Cách 1: Em thấy thật hạnh phúc khi mối sáng mai thức dậy, em được lắng
nghe tiếng chim hót líu lo và được ngắm những bông hoa hồng rực rỡ ngoài
vườn. Em sẽ chăm sóc để cây luôn xanh tốt.
Cách 2: Em rất yêu cây hoa hướng dương. Loài hoa luôn hướng về mặt
trời. Cây là biểu tượng cho khát khao của con người luôn hướng đến chân,
thiện, mĩ của cuộc sống.
Cách 3: Em rất thích cây hoa hồng vì cây đã làm đẹp cho ngôi nhà của
em.Cây chính là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên ban tặng cho con người.
Cách 4: Cây hoa đào là sứ giả của mùa xuân. Em rất thích cây đào. Em sẽ
chăm sóc cây chu đáo để mỗi độ xuân về cây lại nở hoa kết trái.
2.3.6.2. Dạy cách viết phần thân bài
-Thông thường, khi làm văn, học sinh chia bài làm ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và kết luận
ngắn, thân bài thì dài. Dù nội dung văn nghèo nàn hay phong phú, dù lượng bài
văn ngắn hay dài, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có
một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà ta bắt gặp trong bài làm của học sinh. Vì
vậy giáo viên phải giúp học sinh khắc phục hạn chế này bằng cách nào ? Điều
trước tiên là phải xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả
để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn
trong phần thân bài trong bài văn tả cây cối.
+ Chia đoạn theo trình tự thời gian: Học sinh đặt đối tượng miêu tả vào
các khoảng thời gian khác nhau trong một năm thì theo bốn mùa: xuân, hạ, thu
đông; trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối. Giáo viên cần chỉ rõ cho học
sinh thấy: tầm vóc, hình dáng, sức lớn và vẻ đẹp của cây gắn với từng giai đoạn
phát triển, với mỗi mùa trong năm, với thời tiết mỗi ngày.Mỗi loài cây lại có
một đặc điểm riêng. Khi miêu tả, học sinh cần làm nổi bật lên điều đó.

+ Chia đoạn theo trình tự không gian : Học sinh quan sát đối tượng từ
nhiều góc độ, nhiều hướng khác nhau: Từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong
nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn
phía trước, nhìn phía sau, nhìn toàn bộ hay nhìn chi tiết,...
+ Chia đoạn theo đối tượng được miêu tả: Ví như tả gốc, thân, cành lá,
hoa quả, cảnh vật xung quanh,...
- Chia đoạn rồi thì phải suy nghĩ cách triển khai ý trong từng đoạn.. Như
vậy, đòi hỏi người viết phải có khả năng mở rộng ý, phát triển hình ảnh miêu tả
11


một cách phong phú và hợp lí. Có như vậy bài văn tả cây cối của các em mới
giàu hình ảnh và có hồn.
- Ngoài việc dùng từ, đặt câu, cách dựng đoạn và liên kết giữa các đoạn
trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Bài văn thường gồm
nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hay một phần của cảnh. Viết tốt các đoạn
thì bài văn sẽ hay nhưng học sinh lại rất lúng túng khi mở rộng các ý của đoạn.
Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em cách mở rộng ý theo những hướng sau:
+ Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với
những đối tượng khác hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các mối quan hệ
với đối tượng xung quanh.
+ Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đặc điểm
về đường nét, hình dáng, màu sắc của đối tượng.
+ Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn tả là những câu văn
nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét hay sự liên tưởng tới một kỷ niệm nào đó.
+ Mở rộng ý bằng cách miêu tả đặc điểm với lời giới thiệu về giá trị, về
công dụng, ích lợi của cây được tả.
2.3.6.3. Dạy các bước khi viết một bài văn tả cây cối
Tuy đã cung cấp cho học sinh hàng loạt những kiến thức về cách quan sát,
cách lập dàn ý, cách chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn,... nhưng đối

với từng bài viết cụ thể chúng ta cần làm tốt các bước theo quy trình sau:
- Xác định, nắm chắc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hành quan sát, ghi chép những điều đã quan sát được.
- Tiến hành lập dàn ý cho bài văn.
- Học sinh thực hành viết theo yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên chấm, nhận xét.
Ví dụ: (Tiết 2 - tuần 26) Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây
hoa)
mà em yêu thích.
Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài, tìm hiểu đề
Giáo viên hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Học sinh trả lời, giáo viên gạch dưới
những từ ngữ quan trọng: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, yêu thích).
Bước 2: Giáo viên treo tranh, yêu cầu khoảng 2- 3 học sinh trình bày
miệng những điều mình đã quan sát được. Lưu ý khi quan sát :
- Để tiện cho việc tả từ bao quát đến cụ thể, em nên chọn góc độ từ xa đi
đến gần. Từ xa, những gì đã hiện lên. Lại gần để tả từng bộ phận của cây nhưng
cần chú ý đến tả bóng mát...
- Cây cối gắn liền với nắng gió, chim chóc, với cả mùa nữa... Vào mùa nào
cây đang có nhiều lá và cho bóng mát, cây đang ra hoa? ....Rồi âm thanh? Hãy
lắng nghe xem có những âm thanh gì?( tiếng chim, tiếng người, tiếng gió thổi,...)
Những ai có mặt và đang làm gì ?... Cây đó gắn với kỉ niệm nào của em?
- Khi viết bài, học sinh nên sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa để cho
bài văn sinh động, gợi tả hơn.
Ví dụ : Khi tả cây hoa phượng, học sinh có thể sử dụng các hình ảnh so
sánh hoặc nhân hóa sau :
12


- Tán cây xòe rộng như một cái ô khổng lồ che mát một khoảng sân trường.
- Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh.

- Mùa đông, cây trơ trụi lá. Những cành cây khẳng khiu như như những
cánh tay gầy guộc run rẩy giữa cái giá lạnh của mùa đông.
- Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực, trông như những chùm pháo hoa rực rỡ.
- Cây như người bạn hiền lành, trầm tư, ít nói của các bạn học sinh.
Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý (giáo viên theo dõi giúp đỡ
học sinh). Học sinh sắp xếp các ý đã quan sát thành dàn ý.
Bước 4 : Học sinh chuyển dàn ý thành bài văn (Có thể chỉ là một đoạn
văn).
Bước 5: Đánh giá
Trên cở sở dàn ý, HS viết thành bài văn hoàn chỉnh. Sau đây là bài văn tả
cây bàng.
Bài làm
Trường của em đẹp lắm! Nhìn từ xa, ngôi trường đep như một khu vườn
cổ tích, bốn mùa cây cối tốt tươi. Khi mùa xuân đến, cây nào cũng khoác chiếc
áo màu xanh tràn đầy nhựa sống để khoe với đất trời. Nhưng em thấy đẹp nhất
vẫn là cây bàng đứng giữa sân trường.
Cây như một chiếc ô khổng lồ che mát cho chúng em. Cây đã nhiều tuổi
lắm rồi. Thời gian ghi dấu ấn lên lên thân cây màu xám xịt. Thân cây to bằng
hai người ôm. Vỏ cây xù xì nhưng bên trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa mát lành
ngày đêm cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Những chiếc rễ uốn lượn trên mặt đất
như những con trăn nằm lim dim ngủ.
Bàng là loài cây nhạy cảm với thời tiết. Vào thu, lá bàng chuyển từ màu
xanh sang màu vàng. Chớm sang đông, những chiếc lá chuyển sang màu đỏ tía.
Khi có làn gió thổi qua, chúng lưu luyến lìa cành, chao liệng như bàn tay chào
vĩnh biệt nơi mình đã sinh ra. Bấy giờ cây bàng chỉ còn lại những cành trơ trụi
lá như những cánh tay gầy guộc run rẩy trước gió đông. Nhìn cây bàng lúc đó
em thấy thương vô cùng. Nhưng em biết cây đang ấp ủ những mầm xanh cho
cây đợi lúc xuân về.
Khi những giọt mưa xuân nhè nhẹ rơi xuống, các chồi non đã tí tách nứt
mầm. Thoáng chốc, các lộc non đã mơn mởn ở đầu cành. Nhìn xa, chúng như

những ngọn nến xanh lung linh trong ngày sinh nhật. Những giọt sương sớm
đọng trên lộc non long lanh như những hạt ngọc. Chẳng bao lâu, lá bàng đã to
bằng bàn tay. Chúng vươn ra để đón ánh nắng ấm áp của mặt trời. Những
chiếc lá xanh mướt đu đưa như những bàn tay vẫy chào chúng em tời trường.
Trong vòm lá, những chú chim sâu lích rích trò chuyện. Rồi những chùm hoa
trắng xinh xinh xuất hiện nhu những vì sao tí hon núp trong vòm lá. Khi những
cánh hoa rơi xuống cũng là lúc những trái bàng non xinh xinh nhú ra. Chúng
uống sương đêm và tắm nắng mai rồi dần dần lớn lên. Quả bàng hình bầu dục,
có cạnh lấp ló sau vòm lá. Dưới bóng mát của cây bàng, chúng em cùng vui
chơi, trò chuyện.
13


Em rất yêu cây bàng. Biết bao lớp học trò đã gắn bó với cây bàng. Cây
gần gũi với chúng em trong những giờ ra chơi. Cây như người bạn hiền lành
đã giữ lại cho chúng em bao kỉ niệm hồn nhiên của tuổi học trò.
Sau đây là bài văn miêu tả cây cối theo cách tả từng bộ phận của cây .
§Ò bµi 2 : Em h·y t¶ c©y phîng trªn s©n trêng em.
Bµi lµm
Cơn mưa đầu mùa hạ kéo về. Cây phượng vĩ ở góc sân trường em giơ
những cánh tay đón nhũng hạt mưa đầu mùa mát mẻ. Chỉ ít phút sau, cơn mưa
ngớt dần, ánh nắng chan hòa bừng lên. Cây lại hồn nhiên hong mình dưới nắng
mai.
Giữa cái nắng chói chang của mùa hè, cây phương vươn mình khoe sắc
đỏ rực rỡ, kiêu sa. Lúc này nhìn cây phương thật đẹp. Nó như khoác trên mình
bộ váy dạ hội đỏ thắm lộng lẫy. Nhìn bông hoa mới đẹp làm sao. Hoa phượng
có năm cánh mỏng như cánh bướm. Nhụy hoa dài cong cong. Đầu nhụy có
những hạt phấn. Nâng đỡ cả vòm hoa đỏ rực đó là thân cây to bằng một vòng
tay ôm của em. Vỏ cây xù xì in dấu ấn của thời gian. Bên trong lớp vỏ đó là
dòng nhựa mát lành đang ngày đêm cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Cây đứng

nghiêng nghiêng tạo dáng với đất trời và ngắm nhìn các cô cậu học trò vui chơi
trên sân trường. Buổi trưa hè nắng nóng, phượng xòe tán ra bốn phía để che
mát cho chúng em. Dưới gốc cây phượng, chúng em hồn nhiên chơi những trò
chơi thú vị của tuổi thơ. Em còn nghịch ngợm ngồi lên những chiếc rễ cây
ngoằn ngèo như những chú trăn trên mặt đất. Cây phượng như người bạn thân
thiện và gần gũi. Khi có làn gió thổi qua, cây khẽ thả xuống những cánh hoa
mỏng manh thật đẹp. Ngắm nhìn cành phượng đung đưa em như được dẫn vào
một thế giới lung linh của sắc đỏ. Hòa lẫn với màu đỏ chói lọi đó là tiếng ve
sầu ngân vang. Tiếng ve râm ran như những bản nhạc không lời chào đón muà
hè. Những chiếc lá trông ngon lành như lá me non đung đưa trong gió. Chúng
như những bàn tay vẫy chào các bạn học sinh tới trường.
Sau này phải tạm biệt mái trường thân yêu, ngoài nỗi nhớ thầy cô và bè
bạn thì em cũng rất nhớ cây phượng. Cây như người bạn gắn bó với em những
năm tháng học Tiểu học. Cây đã giữ gìn bao kỉ niệm hồn nhiên của tuổi học trò
và che mát suốt tuổi thơ em.
Sau khi học sinh làm bài, đọc bài, GV sửa sai và bổ sung, sửa các câu văn
cho hay hơn, sinh động hơn. Yêu cầu học sinh đọc nhiều lần để nhớ được trình
tự tả và có thể nhớ và học tập một số câu văn hay của bạn.
2.3.7. Sử dụng đồ dùng dạy học
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát cây cối theo các cách sau:
- Ra sân trường quan sát cây cụ thể.
- Sử dụng tranh ảnh cây cối.
- Sử dụng hình ảnh cây cối trên máy chiếu ( thông qua bài giảng điện tử)
Qua việc quan sát hình ảnh cây cối, học sinh mới thấy được các bộ phận
của cây cối. Từ đó học sinh mới biết cách tả phù hợp, sát với thực tế.
* Những vấn đề cần chú ý khi yêu cầu học sinh viết văn tả cây cối
14


- Đối với học sinh bài văn tả cây cối có thể coi là một bức tranh bằng

ngôn ngữ. Khi viết học sinh có thể chọn một trong số các trình tự tả: Theo trình
tự thời gian, không gian, số lượng các bộ phận được tả,... Bức tranh tả cây cối
hay tả cảnh thiên nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy
khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (mùa này khác mùa kia, buổi sáng
khác buổi chiều, ...)
- Ngoài việc tả bao quát toàn bộ cả cây, học sinh cần tìm được một số hình
ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể làm nổi bật đối tượng đó. Đặc biệt là
khi miêu tả cần chú trọng dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh để miêu tả
về màu sắc của hoa lá hay mùi thơm của hoa trái. Dù cây nào thì cũng phải đặt
nó trong một khoảng không gian, thời gian cụ thể và phải có mối quan hệ mật
thiết với các hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, chim chóc và cả con người,...
Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá nên được vận dụng nhiều để góp
phần làm cho bài văn tả cây cối gợi cảm và sinh động hơn.
- Bài văn gồm nhiều chi tiết do đó khi viết văn bắt buộc học sinh phải
dựa vào dàn ý để tả.
Đối với giáo viên tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh mà có thể yêu cầu cụ
thể:
+ Đối với học sinh ở mức độ hoàn thành: giáo viên chỉ yêu cầu học sinh
viết câu đúng, câu văn rõ ràng.
+ Đối với học sinh ở mức độ hoàn thành tốt: giáo viên có thể khuyến
khích sự sáng tạo của các em như viết câu văn có hình ảnh sinh động, có sử
dụng biện pháp tu từ, có bộc lộ cảm xúc một cách chân thật, tự nhiên.
- Giáo viên cần trân trọng những suy nghĩ sáng tạo của các em mặc dù chỉ
rất nhỏ.
- Giáo viên tạo bầu không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái.
- Đặc biệt giáo viên cần coi trọng khâu chấm bài và nhận xét bài. Chấm
bài và nhận xét bài chính là đánh giá cái được, cái chưa được của học sinh. Mục
đích của việc chấm bài là đánh giá kết quả bài viết của học sinh từ đó nắm được
năng lực viết văn của từng em để chuẩn bị tốt hơn cho những bài viết sau. Chính
vì thế khi chấm bài, giáo viên chấm kỹ, sửa lỗi cho học sinh một cách triệt để,

đồng thời ghi lại những ý có sáng tạo, cách sử dụng từ, hình ảnh có giá trị của
học sinh để các em phát huy. Khi nhận xét bài, GV nên chỉ rõ cái được, cái chưa
được của bài về từng khía cạnh như:
+ Bài viết đúng nội dung, bố cục đủ ba phần đúng theo yêu cầu chưa.
+ Cách dùng từ, viết câu ra sao (từ nào, câu nào viết hay, hay ở chỗ nào;
từ nào sử dụng chưa hợp lý, câu nào viết chưa đúng thì yêu cầu học sinh sửa lại.
Có thể cho học sinh ghi lại những câu văn hay để học tập).
+ Việc liên kết các câu, liên kết đoạn đã phù hợp chưa?
Đối với những bài viết chưa tốt tôi yêu cầu các em về nhà viết lại bài.
Giáo viên vẫn tiếp tục kiểm tra. Đối với những bài học sinh viết hay, tôi tuyên
dương các em. Cho học sinh đọc trước lớp. Viết những câu văn hay, những đoạn
văn hay lên bảng cho học sinh đọc nhiều lần để các em học tập.
15


2.4. Hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp
2.4.1.Đối với nhà trường, đồng nghiệp
Sau khi thực hiện các giải pháp trên trong năm học, tôi nhận thấy tôi tự
tin hơn trong giờ dạy tập làm văn, không còn thấy ngại trong giờ dạy Tập làm
văn cho học sinh, nhất là văn tả cây cối.
2.1.2.Đối với học sinh
Sau khi thực hiện các giải pháp trên trong năm học, tôi nhận thấy
tôi tự tin hơn trong giờ dạy tập làm văn, không còn thấy ngại trong
giờ dạy Tập làm văn cho học sinh, nhất là văn tả cây cối. Tôi càng
vui hơn khi thấy học sinh của mình có nhiều tiến bộ, những kiến
thức đã học phần lớn các em vận dụng tốt trong việc viết văn tả cây
cối, các em đã bắt đầu yêu thích giờ học văn. Chính vì thế chất
lượng các bài văn của học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt.
Cụ thể : Qua khảo sát kết quả giữa học kì II với đề bài “Hãy tả một cây
bóng mát ở sân trường em.” Kết quả thu được như sau:

Số
H
S
28

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5- 6

điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6


21,4 %

13

46,5 %

9

32,1%

0

0%

So sánh kết quả ở hai thời điểm, tôi thấy hầu hết các em trình bày bài văn
rõ ràng hơn, viết câu đúng và hay hơn. Đặc biệt đã có học sinh viết bài văn rất
có “hồn”. Có đoạn mở bài để dẫn dắt người đọc, một đoạn kết bài ngắn gọn để
“gói” lại phần đã viết với những câu văn rất sinh động, với cảm xúc chân thật
nhưng lại thực sự rất có “văn”. Điều đó chứng tỏ những biện pháp mà tôi áp
dụng đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp
4.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trong quá trình giảng dạy văn miêu tả nói chung và dạy cho học sinh viết
bài văn tả cây cối ở lớp 4 nói riêng, mỗi giáo viên cần phải luôn luôn nghiên
cứu, sáng tạo ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giảng dạy cho học sinh. Luôn
luôn chú trọng đến quan điểm tích hợp của chương trình trong quá trình giảng
dạy. Bằng những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, sau khi áp
dụng các biện pháp trên, tôi đã rút ra bài học sau:

3.1.1. Đối với giáo viên
- Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, sách
tham khảo để trau dồi thêm kiến thức và phương pháp dạy học.
- Để nâng cao chất lượng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 4, người
giáo viên cần tạo cho các em hứng thú khi học văn với nhiều hình thức khác
nhau.
- Hình thành cho học sinh thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự
nhiên trong cuộc sống và trong văn học bằng cách giao việc về nhà sưu tầm,
16


quan sát, lắng nghe rồi viết những điều quan sát, nghe thấy trong cuộc sống vào
phiếu học tập.
- Dạy học sinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả
đặc biệt là văn tả cây cối.
- Giáo viên cần chú ý rèn cả kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh
khi dạy văn.
- Việc hướng dẫn học sinh viết văn tả cây cối đạt kết quả cao không phải
một sớm một chiều, một tiết học nhất định. Vì thế người giáo viên cần phải có
lòng kiên trì và sự say mê nghiên cứu văn học.
3.12. Đối với học sinh
- Các em phải có ý thức tự học, tự rèn luyện đặc biệt là học viết văn để
còn tiếp tục học lên các bậc học trên.
- Đặc biệt các em phải trau dồi cho mình lòng say mê, yêu thích văn học.
- Chăm chỉ tìm tòi và đọc nhiều loại sách để bồi dưỡng tâm hồn, mở mang
sự hiểu biết về tự nhiên và thế giới xung quanh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đề xuất với tổ chuyên môn và nhà trường
- Tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên môn ( Tăng cường dự giờ, trao
đổi kinh nghiệm,....), bổ sung và tăng cường sử dụng các tài liệu tham khảo

về dạy văn ở Tiểu học.
-Tạo điều kiện để giáo viên tham gia hội thảo, dự giờ hội thi Giáo viên
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
3.2.2. Đề xuất với Phòng giáo dục
- Đối với những sáng kiến của các đồng chí giáo viên trong ngành có giá
trị áp dụng trong giảng dạy Phòng giáo dục cần in thành tập san để các trường
học tập những kinh nghiệm quý báu.
- Có sự khuyến khích động viên đối với những giáo viên có những sáng
kiến kinh nghiệm hay.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc nâng cao chất
lượng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4. Có thể sáng kiến này còn có
những hạn chế.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Vũ Thị Nguyệt
17


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC

MỤC

LỤCNGHIỆM
SÁNG KIẾN
KINH

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện : Vũ Thị Nguyệt
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2018
18


Trang
1. Phần mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2
2.2. Thực trạng
3
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cây cối cho học
4
sinh lớp 4.
2.4. Hiệu quả
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

16
16
16
17

19



×