Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.61 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt,
thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng
hợp các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn
hay.
Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, miêu tả cây cối chiếm thời lượng lớn
nhất về số tiết so với các loại văn bản khác. Văn miêu tả nói chung và miêu tả cây
cối nói riêng là một trong những kiểu văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc
sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn
đối với việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát
và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng đó, văn miêu tả làm
cho tâm hồn và trí tuệ của người đọc phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn
học và cuộc sống một cách sâu sắc và tinh tế hơn. Do đó, giúp học sinh làm văn
miêu tả cây cối tốt hơn thông qua những tiết học có chất lượng có tầm quan trọng
lớn và là một trong các nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên.
Thực tế cho thấy, việc dạy văn miêu tả ở nhà trường nói chung, việc dạy và
học văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng bên cạnh những điểm tốt và một số kết quả nhất
định còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm, dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo
máy móc thiếu tính chân thực. Các bài viết vì rất nhiều lý do khác nhau về phương
pháp, kỹ năng còn chưa đạt hiệu quả hoặc không phù hợp với văn cảnh. Do đó, bài
văn thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu hoặc chỉ mang tính chất liệt
kê, mô tả. Bên cạnh đó, giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các em làm
bài.
Vì những lý do cơ bản trên đây, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện
pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4” với mong muốn
góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả ở trường tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của tôi khi tiến hành đề tài này là tìm hiểu thực trạng
về khả năng viết văn miêu tả cây cối của học sinh lớp 4. Từ đó đề ra các biện pháp
giúp các em viết văn miêu tả cây cối sinh động hấp dẫn.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là văn miêu tả ở tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: văn miêu tả cây cối lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
1


- Phương pháp khảo sát, quan sát thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm.

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ ĐỂ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

1. Văn miêu tả:
1.1. Khái niệm văn miêu tả:
“Miêu tả” theo sách Tiếng Việt 4 “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể
hình dung được các đối tượng ấy”
Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người một cách
sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu tưởng tượng và
sự đánh giá của người viết.
Bất kỳ một hiện tượng nào đó trong thực tế cũng có thể trở thành đối tượng
của văn miêu tả, nhưng không phải bất kỳ sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu
tả. Miêu tả không chỉ đơn thuần ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc
trưng, những đặc điểm, tính chất…, không thể chỉ là việc sao chép, chụp lại một
cách máy móc mà phải thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng
được miêu tả và hơn cả là miêu tả văn học lại mang tính chủ quan của người viết.
Người viết thấy say sưa, thích thú, thấy những nét tiêu biểu đặc sắc nào của đối

tượng thì miêu tả.
1. 2. Đặc trưng văn miêu tả cây cối:
Miêu tả cây cối là diễn đạt bằng ngôn ngữ để người khác có thể hình dung
một cách rõ nét về một loại cây.
Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh ta. Tuy
vậy, trong nhà trường, việc miêu tả cây cối thường hướng vào những loại cây như
cây có bóng mát, cây hoa, cây ăn quả, luống rau hoặc vườn rau. Đó là những cây có
ích cho đời sống và gần gũi với tuổi học trò.
Tả cây cối tức là phải nêu được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của cây
như những đặc điểm về hình dáng, thân lá, hoa, quả… Miêu tả cây cối trước tiên là
miêu tả bản thân cái cây đó: tả bao quát toàn cây, tả các bộ phận của cây. Tả bao
quát toàn cây là tả cây nhìn từ xa để nhận ra đặc điểm của tầm cao, dáng đứng,
ngọn cây, tán lá… sau đó tả cây khi đến gần. Tả các bộ phận của cây có thể theo 2
cách: tả lướt các bộ phận của cây hoặc chi tả chi tiết một số bộ phận của cây. Tuy
2


nhiên, bài văn miêu tả cây cối không phải là bài học sinh vật nhằm truyền thụ các
kiến thức về các loài cây mà bài văn miêu tả cây cối cần gợi cho người đọc những
hình ảnh của cây với vẻ đẹp riêng của nó, những cảm xúc của người viết. Vì vậy, có
thể miêu tả những chi tiết mà người viết ấn tượng, tâm đắc về loài cây mình tả mà
vẫn giúp người đọc hình dung được về loài cây đó như đang nhìn, đang ngắm cây.
Bởi mỗi loài cây đều có quá trình sinh trưởng và phát triển của nó nên có thể
tả cây cối qua các chặng đường phát triển của cây, ví dụ như khi cây đâm lộc, ra
hoa, kết quả, quả chín… Hoặc cũng có thể miêu tả cây qua các chặng biến đổi của
thời gian, ví dụ miêu tả cây theo các mùa.
Một đặc điểm cũng cần chú ý là những loài cây được miêu tả đều là những
cây có ích và gần gũi với đời sống của các học sinh. Mỗi loại cây có hình dáng, đặc
điểm, lợi ích nhất định. Khi tả một loại cây, học sinh cần làm nổi bật những đặc
điểm trên để người nghe, người đọc có thể thấy rõ được vẻ đẹp riêng của mỗi loài

cây. Cây bao giờ cũng gắn với lợi ích của con người. Mỗi cây lại có một hay một số
lợi ích khác nhau. Vì thế nội dung miêu tả đối với mỗi loại cây cũng khác nhau.
Khi viết bài văn miêu tả cây cối, học sinh cần chú ý tả cây ăn quả cần tập trung
miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây hoa cần tả hương sắc của hoa, tả
cây có bóng mát cần làm rõ dáng cây, tán lá… Do vậy nội dung miêu tả mỗi cây
còn phụ thuộc vào sự cảm nhận về lợi ích, tác dụng của nó.
2. Thực trạng về việc dạy và học văn miêu tả cây cối lớp 4:
2.1. Cấu trúc chương trình:
Học sinh tiểu học được làm quen với văn miêu tả ngay từ các lớp đầu bậc
tiểu học. Đối với thể loại văn miêu tả cây cối, học sinh được làm quen từ lớp 2, lớp
3 qua hình thức bài tập trả lời câu hỏi và viết một đoạn văn ngắn miêu tả cây cối.
Lên lớp 4 các em được học kiểu bài văn miêu tả cây cối. Chương trình lớp 4 yêu
cầu học sinh tả những loại cây quen thuộc với đời sống của các em như cây có
bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, vườn rau… Các em cần dựa trên sự quan sát, nhận
xét của mình rồi dùng ngôn ngữ nói hoặc viết để dựng lại một bức tranh về một loại
cây cụ thể, lời tả sinh động, tự nhiên.
Ở lớp 4, văn miêu tả cây cối được dạy trong 11 tiết, trong đó có 1 tiết kiểm
tra viết và 1 tiết trả bài.
2. 2. Nội dung dạy học văn miêu tả cây cối ở lớp 4:
Nội dung miêu tả cây cối trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
được sắp xếp cụ thể như trong Bảng 1
Bảng 1 Chương trình dạy học miêu tả cây cối ở lớp 4
3


STT Tuần
Tên Bài
1
21 Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
2

22 Luyện tập quan sát cây cối
3
22 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
4
23 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
5
23 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
6
24 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
7
25 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
8
26 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
9
26 Luyện tập miêu tả cây cối
10
27 Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết)
11
27 Trả bài văn miêu tả cây cối

Trang
30
39
41
50
52
60
75
82
83

92
94

Nội dung miêu tả cây cối gồm các đề sau: miêu tả lá, thân hay gốc của một
cây mà em yêu thích, miêu tả một loài hoa hay một thứ quả, viết đoạn văn về lợi
ích của một loài cây, miêu tả cây chuối tiêu, miêu tả một cây có bóng mát, miêu tả
một cây ăn quả, miêu tả một cây hoa, miêu tả một luống rau hoặc vườn rau. Như
vậy, nội dung miêu tả cây cối là những cây gần gũi, quen thuộc với đời sống học
sinh, do đó các em có điều kiện quan sát những loại cây mà mình miêu tả.

4


Hình 1. Sơ đồ nội dung dạy học kiểu bài miêu tả cây cối
Văn miêu tả cây cối

Quan sát

Miêu tả các bộ
phận

Đoạn văn

Giác
Trình
Cây
quan
tự

Tả

T
thân Tả Tả

và hoa quả

gốc

Giới Tả Tả Nêu
thiệ bao cụ lợi
u
quát thể ích

Cấu tạo bài văn
miêu tả cây cối

Mở
Kết
Thân
bài
luận
bài

Tả
từng
bộ
phậ
n
của
cây


Tả
từng
thời
kỳ
phát
triển
của
cây

Từng
bộ
phận
của
cây

Từng
thời
kỳ
phát
triển
của
cây

Một
loài
cây

Một
cây
cụ

thể

Đặc
Đặc
điểm
điểm
riêng
riêng
của
của
từng
cây
loại
đó
cây

2.3. Về học sinh:
Năm học 2014 – 2015 Ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Văn Tám tiếp tục
giao nhiệm vụ cho tôi dạy lớp 4B. Điều này càng giúp tôi có điều kiện nghiên cứu
chuyên sâu hơn nội dung dạy học môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm
văn. Qua những năm đã từng dạy lớp 4 cũng như năm nay, tôi nhận thấy thực trạng
của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng và học sinh lớp 4 nói
chung còn có những tồn tại sau:
- Học sinh viết văn miêu tả cây cối rất nghèo nàn, công thức, lời văn sơ
lược, đơn giản, không có cảm xúc chân thực.
5


- Học sinh thiếu sáng tạo, thường vay mượn tình ý của người khác, thường là
của một bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh thường dễ dàng thuộc một đoạn văn,

bài văn mẫu. Khi làm các em biến thành bài làm của mình không kể đề bài quy
định như thế nào. Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần
miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài
rất có thể khen nhầm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của học sinh
mình. Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau.
- Miêu tả hời hợt chung chung; không có sắc thái riêng biệt nào của đối
tượng được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại
nào cũng được. Nguyên nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc
không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nên
không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả. Những bài văn như vậy đọc
lên ta thấy nhợt nhạt, mờ mờ.
- Nguyên nhân của tình trạng này là học sinh không được quan sát hoặc
không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, hoặc không biết cách quan sát
nên không có được những nhận xét cụ thể. Bên cạnh đó cũng thể hiện rằng khả
năng tư duy và diễn đạt của các em còn nhiều hạn chế.
2.4. Về giáo viên:
Khi dạy văn miêu tả cây cối đối với một số giáo viên trường Tiểu học Lê
Văn Tám nói riêng cũng như giáo viên tiểu học nói chung thường:
- Chỉ có một cách duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các
kỹ năng làm bài là qua phân tích các bài mẫu.
- Dạy văn miêu tả để đối phó với học sinh làm bài kém để đảm bảo chất
lượng bài kiểm tra bằng cách cho học sinh đọc bài văn mẫu để gặp đề tương tự thì
chép ra.
- Đại đa số giáo viên đều cho các tiết dạy học sinh quan sát tìm ý “khó dạy”.
Các chỉ dẫn về phương pháp giảng dạy còn sơ lược, kinh nghiệm giảng dạy của
giáo viên về quan sát tìm ý chưa nhiều.
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do tình trạng quá lệ thuộc vào sách vở,
thiếu thực tế. Căn bệnh này rất tai hại bởi dạy làm văn theo điệu “sáo” gây cho học
sinh thói quen bắt chước, lười suy nghĩ. Thực tế, trong cuộc đời con người đứng
trước rất nhiều cảnh ngộ và cần thiết phải diễn tả rất nhiều điều hết sức xa lạ với

sách vở học được ở nhà trường.

6


II. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
CHO HỌC SINH LỚP 4
1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ của văn miêu tả cây
cối:
- Qua các bài văn miêu tả cây cối, tôi yêu cầu các em đọc, trả lời câu hỏi tìm
hiểu nội dung bài để thấy được: Ngôn ngữ trong văn miêu tả cây cối thường là
ngôn ngữ xác thực và giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. Chính các động từ, tính từ cụ
thể, riêng biệt được lựa chọn phù hợp với đặc điểm cần tả đã tạo nên những bài văn
miêu tả cây cối sinh động. Trong văn miêu tả cây cối, người viết hay dùng những
tính từ chỉ màu sắc để làm nổi bật màu của lá, hoa, quả: mai vàng rực rỡ (cây mai
tứ quý), cánh hoa đỏ rực (Cây gạo). Các tính từ chỉ hình dáng cũng được sử dụng
để miêu tả hình dáng bên ngoài của cây: dáng thanh, thân thẳng, tán tròn (Cây
mai tứ quý), thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột (Sầu riêng). Các
tính từ chỉ mùi vị giúp cho người đọc hình dung được vị ngon của hoa, quả như
đang được nếm, được thưởng thức hương vị đặc biệt đó: “Sầu riêng thơm mùi
thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái
ngọt của mật ong già hạn”. Biện pháp nhân hoá, so sánh được sử dụng nhiều trong
văn miêu tả cây cối. Việc sử dụng các biện pháp này vừa giúp cho người đọc hình
dung đối tượng miêu tả một cách dễ dàng, vừa làm cho lời văn sinh động, giàu hình
ảnh.
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả trong bài văn miêu
tả cây cối.
Mỗi bài văn miêu tả cây cối lại mang một nét riêng bởi đó là sự sáng tạo,
cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên, ta có thể nêu ra được cách thức miêu tả chung
nhất đối với một bài văn miêu tả cây cối. Có thể miêu tả cây cối theo trình tự thời

gian (theo sự biến đổi của thời tiết, biến đổi của mùa vụ) hoặc theo trình tự của các
tính chất, các bộ phận tạo thành. Cũng có thể đan xen trình bày vừa theo trình tự
thời gian, vừa theo trình tự đặc điểm của từng bộ phận cấu tạo và tính chất (hay
ngược lại). Vì vậy, có thể nêu một dàn ý chung cho bài văn miêu tả cây cối như
sau:
1. Mở bài:
Giới thiệu cây định miêu tả
+ Cây gì (Tên cây)?
+ Ai trồng?
+ Trồng ở đâu? Khi nào?
2. Thân bài:
7


Thể hiện những đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hương vị, công dụng.
- Hình dáng của cây.
- Đặc điểm của rễ, thân, cành, lá
- Đặc điểm của hoa trái.
- Những rét riêng đáng chú ý.
- Lợi ích của cây.
(Đặt đối tượng vào trong các thời điểm khác nhau, như lúc nụ hoa mới nhú,
lúc hoa nở, lúc hoa tàn,…; Nhấn mạnh những chi tiết đặc biệt; cố gắng tìm những
từ ngữ và cách diễn đạt sao cho cây cối hiện lên có sức sống).
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm đối với cây được miêu tả
3. Biện pháp 3: Rèn các kỹ năng làm văn miêu tả.
a. Tìm hiểu đề:
Cũng như các thể văn khác, khi học văn miêu tả cần hiểu yêu cầu của đề. Đề
bao giờ cũng có yêu cầu về thể loại (miêu tả), nội dung (miêu tả cái gì) và phạm vi
(bao giờ, ở đâu?). Văn miêu tả thường cho biết rõ đối tượng miêu tả (tả cảnh, vật,

hay con người cụ thể), trong phạm vi không gian, thời gian nào đó.
b. Quan sát tìm ý, chọn ý:
Đối tượng của văn miêu tả là sự vật, là thiên nhiên, là con người và cuộc
sống của con người. Có thể coi đó là thế giới hết sức mới lạ, đa dạng và phức tạp
đang diễn ra và thay đổi từng ngày, từng giờ. Tuy vậy, không phải hiển nhiên mà ta
hiểu và nắm vững được đặc trưng của từng sự vật, từng sự việc, từng con người để
miêu tả đúng bản chất của nó. Vì vậy, phải quan sát.
Quan sát là hành động thường xuyên, thường trực của con người. Đối với
học sinh, khi viết một đoạn văn miêu tả, kỹ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần
thiết. Tuy nhiên, không phải các em có ngay được kỹ năng ấy và sử dụng thành
thạo nó. Tất cả đối với các em cũng mới chỉ là bước đầu tập dượt: tập quan sát, tập
ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng quanh mình. Từ
đó, để có vốn để làm văn miêu tả, viết đoạn văn miêu tả.
c. Sắp xếp, tổ chức các ý:
Đây là bước xây dựng dàn bài. Có thể sắp xếp theo trình tự thời gian: thấy
trước tả trước, thấy sau tả sau, thường dựa theo hành trình của các nhân vật (hoặc
của chính người viết).
Các ý cũng có thể sắp xếp theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ bộ
phận này đến bộ phận kia, từ ngoài vào trong… Thông thường các bài văn miêu tả
được kết cấu theo kiểu:
8


- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
- Thân bài:
+ Miêu tả bao quát đối tượng miêu tả
+ Miêu tả chi tiết, bộ phận
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc, hay đánh giá ý nghĩa của đối tượng.
Cũng có thể tổ chức, sắp xếp theo kiểu kết cấu liên tưởng, tức là theo một
mạch của sự suy diễn, hồi tưởng, tưởng tượng…

d. Diễn đạt, hành văn:
Ở tiểu học chương trình văn miêu tả yêu cầu rèn luyện cho học sinh năng lực
diễn đạt cả bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ở lớp 2 - 3, các bài quan sát và trả lời câu hỏi chỉ mới yêu cầu học sinh trả
lời ý, dùng câu có đủ hai bộ phận chính (chủ ngữ và vị ngữ). Sách giáo khoa có lưu
ý: Tránh để học sinh lặp lại các từ.
Ở lớp 4 - 5, các bài văn miêu tả chính thức yêu cầu ngày càng cao hơn: học
sinh dựa vào câu hỏi để trả lời, rồi phát triển thành đoạn, thành bài bằng văn nói
trước khi chuyển thành văn viết. Đặc biệt có lưu ý trong diễn đạt, hành văn là văn
viết phải sinh động, “có hồn”.
4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
a. Chọn đề bài tập làm văn:
Chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với học sinh. Tốt nhất là tạo cho học
sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Tả cây bàng trước sân trường em.
b. Đọc kỹ yêu cầu của đề bài
Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
- Dạy học sinh đọc kỹ đề bài
- Giáo viên phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi (bài văn thuộc thể
loại gì? Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm? Muốn làm bài tốt cần
quan sát những gì?)
c. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Giáo viên cho học sinh biết quan sát để làm tập làm văn và quan sát tìm hiểu
khoa học có mục đích khác nhau.
- Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng, cấu tạo của cây cối, đặc
điểm tính chất của cây cối.
- Mục đích quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu
và cảm xúc của người đối với cây cối.
d. Xem xét đến việc tiến hành quan sát đối tượng
9



- Quan sát bằng nhiều giác quan
Giáo viên cần tạo cho học sinh có những cảm nhận trực giác qua các giác
quan để các em được liên tưởng, tưởng tượng.
+ Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, chiều cao, độ lớn của cây cối.
+ Quan sát bằng tai: nhận biết âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.
+ Quan sát bằng mũi: thấy được những mùi vị tác động đến tình cảm.
+ Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận.
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài văn đa dạng
phong phú.
- Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:
Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh
đó, cây đó. Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ
không tìm ra những ý hay cho bài văn.
- Hướng dẫn học sinh rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát:
Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau.
+ Trình tự không gian: quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Từ
trái sang phải hay từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…
+ Trình tự thời gian: quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc,
từ mùa xuân sang đến mùa đông…
+ Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát
trước.
e. Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu quan sát của bài văn:
- Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật, cây cối.
- Không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm
nhận sâu sắc nhất không thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật.
- Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể
dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ trọng tâm quan sát thường là nét
chính của bài nêu bật chủ đề của văn và dụng ý của người viết. Có như vậy bài viết

mới tránh khỏi dàn trải, nhạt nhẽo, lan man xa đề.
- Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự
liên tưởng thú vị.
- Quan sát trong văn học cần giúp học sinh có hứng thú say mê, từ đó bộc lộ
cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát. Có hứng thú, cảm xúc, học sinh
mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn.
g. Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh quan sát

10


Giáo viên cần có kế hoạch nghiêm túc giúp cho học sinh có thể hiểu biết về
đối tượng thật phong phú và sâu sắc chân thực.
Ví dụ:
- Thể loại của bài văn là gì?
- Kiểu bài văn là gì?
- Trọng tâm miêu tả cảnh nào?
- Quan sát cảnh đó vào lúc nào?
- Quan sát theo thứ tự nào?
- Quan sát bằng những giác quan nào?
- Quan sát như vậy nhìn thấy hình ảnh gì?
- Nghe thấy âm thanh gì? có cảm xúc gì?
- Có nhận xét gì qua những quan sát đó.
h. Tổ chức cho học sinh quan sát
Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát ngay tại địa điểm có
cảnh vật cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên hướng dẫn học
sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi chép lại những điều ghi nhận được.
Để giúp học sinh quan sát, giáo viên có thể nêu những câu hỏi chung cho cả
lớp.
- Câu hỏi có thể có những câu hỏi gợi mở, học sinh trả lời.

- Giáo viên dành thời gian tối đa cho hoạt động này, học sinh có thể ngồi yên
một chỗ, để có vị trí thích hợp quan sát các em có thể dịch chuyển vị trí.
Giáo viên có thể gợi ý các em phát hiện những nét đặc sắc của bầu trời, cây
cối, cảnh vật…
5. Biện pháp 5: Vận dụng một số dạng bài tập dùng từ để hướng dẫn học sinh
viết văn miêu tả cây cối.
5.1. Bài tập cho sự vật, tìm hình ảnh nhân hoá đặt câu.
Bài tập minh hoạ
Bài tập 1: Em hãy tìm những từ chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật lá, hoa, gió
... như con người rồi đặt câu với các từ đó.
Gợi ý: 1.Tìm những từ ngữ miêu tả lá, hoa, gió như con người.
Ví dụ : Lá reo vui, hoa khoe sắc, gió vỗ về....
2. Đặt câu có những từ tìm được.
Ví dụ - Mùa xuân về, lá reo vui cùng với chim
- Những bông cúc mùa thu rực rỡ khoe sắc đua hương cùng nắng vàng.
- Những cơn gió thi nhau vỗ về vuốt ve hoa.
Bài tập 2 : Em hãy đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá với các sự vật sau:
11


- Hàng phượng vĩ.
- Đồng lúa đêm trăng
- Luỹ tre đêm trăng.
Gợi ý: 1. Từ những sự vật đã cho, tìm những từ ngữ miêu tả sự vật đó
như con người. Ví dụ: Vầng trăng sáng hiền hậu, đồng lúa thấm đẫm ánh trăng thì
thào trò chuyện, luỹ tre xanh làm duyên với trăng vàng.
2. Đặt câu có những từ ngữ tìm được.
Ví dụ: Luỹ tre xanh đầu xóm, hôm nay hẹn hò làm duyên với trăng vàng.
5.2. Bài tập đặt câu sử dụng biện pháp nhân hoá theo cách trò chuyện xưng
hô với vật như đối với người.

Bài tập minh hoạ
Bài tập 1: Em hãy đặt câu dùng cách xưng hô của con người để gọi hàng
phượng, cây bàng, bói ngỏ...
Gợi ý: 1. Tìm những từ ngữ dùng làm lời gọi, lời than với hàng phượng, cây bàng.
Ví dụ: Hàng phượng ơi,...
2. Đặt câu với những từ ngữ đó.
Ví dụ: Hàng phượng ơi! Chia tay nhé hẹn gặp lại vào mùa khai trường.
5.3. Bài tập đặt câu theo nội dung có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Bài tập minh hoạ
Bài tập 1: Em hãy viết một câu văn tả rau cải, một câu tả làn gió trong câu có sử
dụng biện pháp nhân hoá.
Gợi ý: 1. Tìm những từ ngữ miêu tả rau cải, làn gió như con người .
5.4. Bài tập sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt một ý bằng các câu khác nhau.
Bài tập minh hoạ
Bài tập1: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt các ý sau bằng nhiều
câu khác nhau:
a. Cây bàng trên sân trường em
b. Luỹ tre xanh đầu xóm.
c. Cây đa giữa làng.
5.5. Kiểu bài cho từ láy (tính từ, hình ảnh so sánh nhân hoá) yêu cầu viết đoạn
văn có các từ đó theo đề tài bắt buộc hoặc tự chọn.
Bài tập minh hoạ
Bài tập 1: Cho các từ ngữ hình ảnh sau: Xanh mướt, mỡ màng, ấm áp, lao xao,
chiếc lá như bàn tay. Em hãy viết đoạn văn tả hàng cây sau khi mưa có sử dụng
những từ đã cho.

12


Gợi ý: 1. Xác định những từ ngữ đã cho thường dùng để miêu tả hình ảnh nào của

hàng cây: Xanh mướt tả màu sắc của hàng cây khi tạnh mưa, mỡ màng tả lá cây sau
mưa, ấm áp tả nắng chiếu lên hàng cây, lao xao tả tiếng lá cây, chiếc lá như bàng là
hình ảnh so sánh ...
2. Diễn đạt thành đoạn văn tả hàng cây sau khi mưa tạnh.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Thực nghiệm của tôi được tiến hành đối với học sinh lớp 4 của Trường
Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thanh Hoá, lớp thực nghiệm là lớp 4B
Thời gian thực nghiệm: Nội dung của miêu tả cây cối được dạy trong học
kỳ 2 lớp 4, từ tuần 21 đến tuần 27. Thời gian thực nghiệm từ giữa tháng 2 năm
2015 đến ngày 13 tháng 3 năm 2015
Nội dung thực nghiệm: Do thời gian hạn chế, tôi chỉ tiến hành thực nghiệm
hai tiết học cụ thể là tiết Luyện tập quan sát cây cối (tuần 22) và Luyện tập xây
dựng đoạn văn miêu tả cây cối (tuần 24). Nội dung dạy vẫn như quy định của sách
giáo khoa, tuy nhiên tôi tiến hành soạn bài giảng theo hướng giúp học sinh tích cực
trong quan sát và phát triển kỹ năng dùng từ, tưởng tượng bằng cách sử dụng một
hệ thống câu hỏi.
Giáo án:
Luyện tập quan sát cây cối. Đề bài: Quan sát cây bàng
Hệ thống câu hỏi cho bài văn miêu tả Cây bàng qua quan sát cây bàng(Bảng 2)
Bảng 2: Hệ thống câu hỏi - trả lời cho bài văn miêu tả quan sát cây bàng
TT
Hệ thống câu hỏi
I 1. Sân trường em đẹp như thế nào?
2. Khu vườn mùa xuân đó có những gì?

II

Dự kiến học sinh trả lời
… đẹp như một khu vườn mùa xuân.
… rợp bóng mát cây xanh và những

bồn hoa đua nhau khoe sắc.

3. Trong những cây xanh rợp bóng mát
đó, em gắn bó nhất với cây nào?
… trong đó cây gắn bó nhất với em
đó là cây bàng
4. Cây cao chừng nào?
… cao vượt qua tầng hai của lớp
học.
5. Hãy ôm thân cây và cho biết nó to bằng … cây bàng cao sừng sững vượt qua
chừng nào? (cho 2 học sinh ôm và nói).
tầng hai của lớp học. Thân nó to
6. Hãy nói về độ cao, độ to của cây bàng như cái cột đình nhưng thân nó lại
này.
chồi lên hai cái bướu của con lạc
đà.
7. Vỏ cây có màu gì? Sờ vào vỏ cây em … vỏ cây màu nâu bạc, xù xì, ram
13


III

IV

có cảm giác như thế nào? (Mỗi em hãy
nói lên cảm giác của mình).
8. Vỏ xù xì làm em nghĩ đến da con gì?
9. Ngoài ra thân cây còn có đặc điểm gì
khác?
10. Hai cái mấu đó to bằng chừng nào?

11. Hai cái mấu đó làm em nghĩ đến vật
gì? (Hãy dùng các từ ngữ các em đã tìm
được, đã nêu để miêu tả thân cây bàng).
12. Rễ cây có đặc điểm gì? (Chìm sâu hay
nổi lên mặt đất)

ráp, sần sùi…
… xù xì như da con cóc
… giữa thân cây chồi ra hai cái mấu
tròn.
… bằng nắm tay, bằng cái bát con
… hai bóng đèn ô tô, hai con mắt…

… một phần rễ cây chìm sâu dưới
lòng đất còn một phần nổi lên trên
mặt đất.
13. Phần rễ cây nổi lên trên mặt đất to … bằng bắp tay, bắp chân, cong
bằng chừng nào? Hình thù ra sao?
queo, ngoằn ngoèo…
14. Hình ảnh đó gợi cho em nghĩ đến con … như những con trăn, con rắn đang
vật gì? Hãy dùng những từ ngữ đó để cuộn mình.
miêu tả cây bàng.
15. Cành bàng to hay nhỏ. Dài hay ngắn? … To dài, xếp thành ba tầng.
Xếp thành mấy tầng?
16. Hình ảnh “to, dài” của cành bàng làm … như cánh tay của người khổng lồ,
em nghĩ đến cái gì?
như những gọng ô khổng lồ.
17. Lá bàng như thế nào? (Hình dáng, … to, màu xanh đậm.
màu sắc)
18. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả lá, màu

xanh của lá bàng?
… giống cái quạt mo, tai con voi..
19. Hình dáng của lá bàng làm em nghĩ
đến cái gì? (lá bàng to giống như đồ vật … đung đưa, rung rinh…
gì?)
20. Mỗi khi có gió, lá bàng như thế nào? … reo vui cùng chúng em khi được
cô khen…
21. Hình ảnh “rung rinh” gợi cho em nghĩ … những chiếc lá bàng to, màu xanh
đến điều gì?
đậm như cái quạt mo đung đưa
22. Hãy dùng những từ ngữ các em vừa trong gió như reo vui cùng chúng
nêu để nói về cây bàng?
em .
23. Tán bàng to hay nhỏ? Nó có tác dụng … tán bàng to che mát cho chúng
gì?
em.
14


24. Hình ảnh che mát gợi cho em nghĩ đến
vật gì?
25. Hãy dùng từ ngữ trên để miêu tả tán lá
bàng?
26. Các em nhìn thấy gì từ kẽ lá? (hãy nói
về những chùm quả bàng đó: quả bàng to
bằng chừng nào, màu gì?)

… cái ô, cái nón, cái mũ khổng lồ.

… như một chiếc ô khổng lồ che

nắng, che mưa cho chúng em.
… những tia nắng, những chùm quả,
màu xanh lấp lánh trong kẽ lá. Quả
bàng to như cái chén con, màu vàng
xuộm…
27. Ngoài những chùm quả nấp trong kẽ … như những chùm hoa.
lá, em còn thấy những gì?
28. Hãy dùng những từ ngữ để miêu tả … màu trắng nhỏ li ti, nhỏ xíu, nhỏ
những chùm hoa đó? (màu sắc, hình xinh,…
dáng)
29. Hãy nói về những chùm hoa bàng theo … những chùm hoa màu trắng nhỏ li
cảm nhận của em?
ti như những ngôi sao trên bầu trời.
30. Các em thường làm gì dưới gốc … vui đùa, trò chuyện, học bài,
bàng?
hóng mát,…
31. Cây bàng mang lại lợi ích gì cho … lá gói xôi, làm đồ chơi
chúng ta? (lá, tán, cành)
… tán lá che nắng, che mưa
… cành bàng khô thì làm củi…
32. Tình cảm của em đối với cây bàng … em rất yêu quý cây bàng. Em
như thế nào? Em mong ước điều gì cho mong cây mãi mãi xanh tốt.
cây?
Một số đoạn văn tả cây bàng của học sinh.
1.Đoạn văn tả thân cây bàng của em Văn Yến Nhi.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một
góc sân trường. Cây cao chừng năm mét, to bằng một vòng tay em ôm mới xuể.
Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới
gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ.
Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.

2. Đoạn văn tả lá cây bàng của em Kim Ngọc Hà
Lá bàng mọc từng chùm từng năm chiếc một, lá to bằng bàn tay, hình bầu dục,
gân lá giống như khung xương con cá.Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều che bóng
mát tựa như mái ngói vảy cá. Mùa thu là từ màu xanh thẫm chuyển sang màu đỏ
pha nâu. Khi gió thổi mạnh, những chiếc lá lìa cành chao đảo rơi xuống. Mùa đông
15


lá bàng cong cong như những chiếc bánh đa nướng cháy. Khi xuân sang, chồi non
lộc mới nhú lên, những lá non xòe khắp các cành trông như một bày chim.
3.Đoạn thân bài trong bài văn tả cây bàng của em Kiều Phương Anh
Nhìn từ xa, cây bàng đại thụ sừng sững như một chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây
to, vòng tay em ôm không xuể. Cây được khoác trên mình một chiếc áo màu nâu
đen, sần sùi, mốc thếch, sứt sẹo, đó là dấu vết của những năm tháng dãi dầu mưa
nắng. Gốc cây phình ra, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang bò. Cành
bàng có hết tầng lá này đến tầng lá kia che kín không cho một tia nằng nào rọi được
xuống sân trường để cho chúng em chơi đùa. Tới mùa xuân, chỉ một đêm, những
chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả những cành to, cành nhỏ. Mùa hè, những cái lá to
của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu! Sang thu, lá của
nó ngả thành màu hung hung vàng và bắt đầu rụng xuống. Cái màu hung hung vàng
kì diệu không thể thấy ở bất cứ cây nào khác, càng nhìn càng đẹp. Đến mùa đông,
cây bàng trụi lá chỉ còn trơ lại các cành khẳng khiu in trên nền trời trong xanh.
Hoa bàng nhỏ, trắng, xinh xinh. Quả bàng chín, màu vàng rực to bằng quả ổi, lấp ló
sau những cái lá như chơi trốn tìm. Vào buổi bình minh, ông mặt trời nhô lên chiếu
những tia nắng xen qua lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo
nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cành hoa ngào ngạt
hương thơm. Đêm về, từng con gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một
âm thanh êm dịu.
4. Bài văn tả cây bàng của em Nguyễn Mai Phương
Ngay giữa sân trường em sừng sững một cây bàng. Em không biết cây được

trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em cắp sách tới trường đã thấy cây đứng sừng
sững ở đó rồi.
Nhìn từ xa cây như một chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi. Gốc cây bàng phình ra,
chồi lên những cái rễ bằng cổ chân em bò ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con
trăn đang cuộn mình. Thân cây to, hai người ôm không xuể . Vỏ cây xù xì nổi lên
những u cục đó là dấu vết của những cành bị gãy do mưa bão,nhưng có ai biết rằng
trong lớp vỏ xù xì đó có dòng nhựa mát lành đang cuộn cuộn chảy đi nuôi cây.
Càng lên cao, thân cây càng thon lại và đâm nhánh ra tứ phía. Nhánh to thì bằng cổ
tay người lớn còn nhánh bé cũng bằng cổ tay em. Nhánh cây đâm tua tủa nhiều
cành mang vô số phiến lá thuôn tròn như cái quạt mo. Mặt trên của lá bàng màu
xanh biếc, láng bóng. Mặt dưới của phiến lá màu xanh ngọc, như được phủ một lớp
phấn trắng, gân lá ở dưới cuống lá nổi cộm, cứng cáp.Lúc này đang giữa tháng ba,
lá bàng xanh thẳm một màu, đan xen nhau chi chít trong từng tầng lá. Xen lẫn trong
tầng lá ấy là những trái bàng tròn, to bằng ngón chân cái , hình thon thon, dẹt như
16


quả trám. Sang thu quả bàng chín vàng và rơi xuống gốc. Chúng em thường nhặt
lấy, đập ra ăn. Hạt của quả bàng có vị ngòn ngọt, bùi bùi và hơi béo. Vào những
ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Chim chóc rộn ràng
cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em
thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Cuối thu, lá bàng chuyển sang màu
đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió để lại trơ trụi những cành khẳng khiu như
những bàn tay gầy guộc gân guốc của những người già yếu. Nhưng có ai biết rằng
trong những cành khẳng khiu đó đang ấp ủ những mầm non để xuân về đâm chồi
nảy lộc.Trong làn mưa xuân những lá non cứ lớn dần, lớn dần,….
Cây bàng là loài cây có ích. Quả bàng có thể ăn được. Lá bàng dung để gói xôi.
Cành bàng dùng làm chất đốt rất tốt. Đối với chúng em, cây bàng là người bạn tốt
bụng che nắng cho chúng em vui chơi. Không những thế cây bàng còn giúp cho
không khí trong lành và tăng thêm cảnh đẹp của sân trường. Vì thế em và các bạn

sẽ chăm sóc cây bàng thật chu đáo để cây luôn luôn được tươi tốt.
Đánh giá thực nghiệm
Tôi đã chấm bài kiểm tra viết . Sau đó tổng hợp kết quả . Tôi nhận thấy tỉ lệ
học sinh viết văn tốt đã tăng lên. Câu văn viết đã chau chuốt, giàu hình ảnh, từ ngữ
sử dụng phong phú lên rất nhiều so với năm học trước tôi chưa thực hiện.
Tự đánh giá kết quả thực hiện:
Qua kết quả chấm bài cho thấy tỷ lệ bài đạt kết quả tốt tăng lên đáng kể, kết
quả bài làm sơ sài không còn.
Qua việc giảng dạy theo các quy trình trên, tôi thấy giờ văn quan sát tìm ý
của lớp thực nghiệm đã đạt kết quả khá tốt:
- 100% học sinh nắm được thể loại, yêu cầu của đề bài.
- 100% học sinh có khả năng quan sát tìm ý.
- 100% học sinh có kết quả kiểm tra: Đạt .
- Nhiều bài văn biết diễn đạt ý hay, giàu hình ảnh,….
Điều đó khẳng định bài giảng thực nghiệm với các biện pháp đề xuất từ lúc ra
đề bài, hướng dần quan sát với hệ thống câu hỏi được xây dựng đầy đủ, có kế
hoạch đã giúp học sinh làm bài văn miêu tả cây cối tốt hơn, các em thấy dễ dàng
hơn khi làm văn, đoạn văn đã bước đầu làm cho người đọc, người nghe cảm giác
được về sự hiện hữu về hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của loài cây miêu tả. Nhờ vậy,
bài viết trở nên sinh động hơn, không có phiến diện và mang tính liệt kê các chi
tiết.

17


PHẦN KẾT LUẬN
Ở trường tiểu học, “Tập làm văn” là môn học có vị trí quan trọng trong
chương trình Tiếng Việt, góp phần hệ thống lại tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm
phong phú tâm hồn các em. Trong phân môn tập làm văn, văn miêu tả nói chung và
miêu tả cây cối nói riêng là một trong những kiểu văn rất quen thuộc, phổ biến và

chiếm thời lượng lớn nhất về số tiết so với các loại văn bản khác.
Đối với văn miêu tả cây cối nói riêng, quan sát có vị trí quan trọng. Quan sát
đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả bằng nhiều giác quan là điều quan trọng
để có vốn sống phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy
cảm hơn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh vốn ngây thơ, hồn nhiên, giàu cảm
xúc.
Thực tế cho thấy rằng để có một bài văn miêu tả tốt, vai trò của giáo viên rất
quan trọng. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến toàn bộ quá trình từ lúc ra đề,
chọn địa điểm quan sát cho đến các biện pháp cụ thể giúp các em quan sát trực tiếp
đối tượng miêu tả theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi
chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc… của bản thân để gợi ý các em trả lời, tìm ý.
Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn, những đây là bước chuyển biến tiến bộ
đối với các em học sinh ở tiểu học. Những kết quả ban đầu này có thể là động lực
để những người giảng dạy văn miêu tả có thể tiếp tục nghiên cứu đề công tác giảng
dạy môn học này trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù có cố
gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung
thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Cao Thị Nguyệt

18


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ ĐỂ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI …………………

1. Văn miêu tả …………………………………………………………
1.1. Khái niệm văn miêu tả…………………………………………
1. 2. Đặc trưng văn miêu tả cây cối ……………………………………
2. Thực trạng về việc dạy và học văn miêu tả lớp 4 ……………………
2.1. Cấu trúc chương trình …………………………………………
2.2. Nội dung dạy học văn miêu tả cây cối ở lớp 4………………
2.3 Về học sinh………………………………………
2.4. Về giáo viên………………………………………………
II. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4

1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ của văn miêu tả
cây cối
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả trong bài văn
miêu tả cây cối …………………………………
3. Biện pháp 3: Rèn các kỹ năng làm văn miêu tả ……………
4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh……………
5. Biện pháp 5: Vận dụng một số dạng bài tập dùng để hướng dẫn học

sinh viết văn miêu tả cây cối ………………………………
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

KẾT LUẬN

01
01
01
01
02
02
02
02
02
03
04
04
04
06
06
07
07
07
08
09
11
13
18

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CÂY
CỐI CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Cao ThÞ NguyÖt
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Văn Tám
SKKN thuộc môn : Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM 2016

20



×