Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp giải bài tập phần nhiệt cho học sinh giỏi trường THCS quang trung đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.42 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
.....................................
2
.
1.1Lí do chọn đề tài
.....................................
2
.
1.2 Mục đích nghiên cứu
.....................................
3
.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
.....................................
3
.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
.....................................
3
.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .....................................
3
.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
.....................................
3
.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm


.....................................
3
.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải
pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
.....................................
4
.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
..................................... 14
.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
.....................................
1
.
5
3.1 Kết luận
.....................................
1
.
5
3.2 Kiến nghị
.....................................
1
.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..................................... 17

.

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của
khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị to
lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo của trường THCS. Chương trình Vật lý THCS có nhiệm vụ
cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Vật lý cơ bản ở trình độ phổ
thông cơ sở, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản, phổ thông
và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở học sinh các năng lực
nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra.
Môn Vật lý ở trường THCS có vị trí quan trọng, nó góp phần cung cấp cho
học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên THPT
và THCN, học nghề hoặc đi vào các lĩnh vực lao động sản xuất đòi hỏi những
hiểu biết nhất định về Vật lý.
Bài tập Vật lý có một vai trò quan trọng trong dạy - học Vật lý đặc biệt là
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Thông qua việc giải các bài tập Vật lý, học
sinh thu nhận được các khái niệm mới, phương pháp giải một bài tập nào đó…
hoặc giúp học sinh vận dụng, khắc sâu các kiến thức, kỹ năng Vật lý; phát triển
tư duy, năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề.
Qua nhiều năm giảng dạy Vật lý 8 bản thân tôi nhận thấy: Các bài tập Nhiệt
học chiếm không nhiều thời lượng của chương trình Vật lý 8 nhưng thường
chiếm một phần trong cấu trúc của các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh
cũng như đề thi vào khối chuyên Vật lý ở các trường THPT. Đây là loại bài tập

mà các em gặp rất nhiều lúng túng, sai sót với những biểu thức toán học dài và
những con số tương đối lớn. Bên cạnh đó, thời lượng học Vật lý lớp 8 được bố
trí rất ít chỉ có 1 tiết/tuần và gần như không có giờ bài tập. Thực tế, nhiều học
sinh không thể tự mình giải quyết được các bài tập Nhiệt học đặc biết là bài tập
2


khó do chưa biết cách phân loại và chưa tìm được phương pháp giải phù hợp.
Qua nhiều năm giảng dạy vật lý ở trường THCS Quang Trung đối với học sinh
vấn đề học bài mới và giải, chữa các bài tập vật lý gặp không ít khó khăn. Vì
vậy các em giải bài tập một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp
dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải được, có nhiều nguyên nhân:
- Lý thuyết chưa tốt.
- Học sinh chưa biết phương pháp để giải bài tập vật lý.
- Chưa có những kỹ năng toán học cần thiết để giải bài tập vật lý.
- Chưa xác định được mục đích của việc giải bài tập và tìm ra từ câu hỏi
điều kiện của bài toán, xem xét các hiện tượng vật lý nêu trong đề bài tập để từ
đó nắm vững bản chất vật lý, tiếp theo là xác định mối liên hệ giữa cái đã cho và
cái phải tìm. Do vậy, việc tiếp thu kiến thức của các em gặp rất nhiều khó khăn,
ảnh
Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn thường gặp trên và thêm tự tin
trước những bài tập trong các giờ học, các đề thi học sinh giỏi, các đề thi vào
chuyên Lam Sơn. Bản thân tôi thấy rằng việc giúp học sinh trường THCS Quang
Trung nắm vững kiến thức cơ bản và có phương pháp giải phù hợp với từng loại
bài trong mỗi phần kiến thức là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Xuất
phát từ nhận thức trên, sau nhiều năm nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn giảng
dạy và bồi dưỡng HSG tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp giải
bài tập phần nhiệt cho học sinh giỏi ở trường THCS Quang Trung đạt hiệu
quả cao”
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp giải bài tập phần nhiệt cho học sinh giỏi ở trường
THCS Quang Trung giúp học sinh nắm vững kiến thức , phân biệt được dạng
bài tập, nắm được cách giải đối với từng dạng để nâng cao được chất lượng học
sinh giỏi đạt được kết quả cao trong các kì thi HSG thành phố, tỉnh và chuyên
Lam Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh tham gia thi đội tuyển Vật lí khối 8 và HSG khối 9 trường THCS
Quang Trung – Thành Phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra và tìm hiểu đối tượng học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở giả thuyết.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
- Môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu những hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực
tế. Vật lý có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con
người, thông qua dạy học vật lí giáo dục cho HS có hệ thống tri thức khoa học,
kiến thức kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, thế giới quan duy vật biện chứng,
củng cố lòng tin vào khoa học, nâng cao khả năng nhận biết ngày càng chính
xác và đầy đủ các quy luật tự nhiên của con người.
3


- Phương pháp giải bài tập Vật lý là khả năng định hướng, vận dụng một
cách có mục đích, sáng tạo các kiến thức của mình trong việc đi tìm lời giải hợp
lý nhất cho một bài tập. Học sinh có phương pháp tốt sẽ biết cách phân tích đề
bài và các hiện tượng xảy ra từ đó sẽ phân loại được bài tập, xác định được
hướng giải quyết đúng và trình bày lời giải một cách logic, chính xác trong một
thời gian xác định.

- Nhiệt học là một phần của chương trình Vật lý THCS và có nhiều bài tập
định lượng. Nắm chắc được phương pháp giải một số dạng bài tập Nhiệt học:
Giúp học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tế đời sống, giải quyết được
những thắc mắc hoặc vấn đề mà thực tế đời sống đòi hỏi; giúp học sinh tự tin
hơn khi tiếp cận với các bài tập nâng cao, các hiện tượng nhiệt học phức tạp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà
trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Giáo viên được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng, chuyên đề, thay sách
giáo khoa, nắm được những thay đổi về phương pháp dạy học môn Vật lí.
Học sinh có ý thức tự học, tự phấn đấu. Nội dung sách giáo khoa Vật lí
biên soạn hợp lí, logic.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó thì trong quá trình nghiên cứu đề tài này cũng
gặp không ít khó khăn:
- Học sinh chưa biết cách phân tích, xử lý các hiện tượng; chưa biết cách
xử lý công thức cho phù hợp nên chưa có được bài giải hợp lý; dễ nhầm lẫn bản
chất của các hiện tượng trong các quá trình nhiệt học hoặc không hiểu rõ bản
chất một số hiện tượng ít gặp.
- Học sinh còn lúng túng trong việc vận dụng, liên hệ giữa các đại lượng
kiến thức; kĩ năng biến đổi bài tập từ đơn giản đến phức tạp và kĩ năng giải toán
còn rất nhiều hạn chế.
- Vận dụng các kiến thức Toán học về giải phương trình bậc nhất, giải
phương trình bậc hai, giải hệ phương trình, biện luận phương trình để tìm
nghiệm phù hợp trong các bài tập nhiệt học còn hay nhầm lẫn.
- Trong các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cũng như đề thi vào
khối chuyên Vật lý ở các trường THPT thì dạng bài tập nhiệt học rất hay gặp.
- Tài liệu trình bày về các dạng bài tập nhiệt học cho học sinh giỏi cấp
THCS hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của các em, chưa đi sâu vào

phân loại và khái quát thành phương pháp cụ thể, thường biên soạn không theo
một trình tự nhất định. Do đó, khi giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi việc lựa
chọn bài tập, phân loại bài tập và xây dựng phương pháp giải phù hợp còn gặp
nhiều khó khăn.
*Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng theo SKKN
Khối

Số học
sinh đã
KS

Điểm trên 5
SL

Tỷ lệ

Điểm 9-10
SL

Tỷ lệ

Điểm dưới 5
SL

Tỷ lệ
4


8


30

13

43.3%

0

0%

17

56.7%

9

12

6

50%

1

8.3%

5

41.7%


2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Những biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán nhiệt học lớp 8
- Nắm bắt được mức độ, lượng hóa mục tiêu của từng bài.
- Tùy từng bài toán nhiệt học để đưa ra các cách giải khác nhau mà đưa đến
cùng một kết quả.
Giáo viên phải sử dụng linh hoạt mọi biện pháp sư phạm để phát huy tính
chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Đối với môn vật lý nói chung và
nói riêng ở chương trình vật lý trung học cơ sở để cho học sinh không nhàm
chán khi làm một bài tập vật lý, vì thế tùy từng bài giáo viên giảng dạy đưa ra
cách giải bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Muốn đạt được kết quả trên đối với mỗi giáo viên không chỉ nắm vững
kiến thức mà còn phải biết vận dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy nhằm
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Mục tiêu kĩ năng: quan sát, nhìn nhận.
Mục tiêu thái độ: tuân thủ, tán thành, bảo vệ.
2.3.2. Một số phương pháp giải bài toán nhiệt học lớp 8
2.3.2.1. Giúp các em nắm vững và khắc sâu phần kiến thức lí thuyết đã
học
a. Nhiệt năng
- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi
trong quá trình truyền nhiệt.
b. Nguyên lý truyền nhiệt
Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
c. Các công thức
Công thức nhiệt lượng: Q = mc∆t
+ Q: Nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra (J)

+ m: Khối lượng của vật (kg)
+ c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
+ ∆t: Độ tăng (giảm) nhiệt độ của vât.
- Vật thu nhiệt vào để nóng lên: ∆t = t2 - t1: Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu
- Vật tỏa nhiệt ra để lạnh đi: ∆t = t1 - t2: Nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối
- Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg
chất đó nóng lên thêm 10C.
- Khi nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi nhưng ta
vẫn phải cung cấp nhiệt lượng. Nhiệt lượng thu vào hay toả ra khi nóng chảy
hay đông đặc ở nhiệt độ nóng chảy là: Q =  m với  là nhiệt lượng cần thiết để
làm cho 1kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy
5


- Khi hoá hơi hay ngưng tụ thì vẫn phải cung cấp nhiệt lượng. Nhiệt lượng
thu vào hay toả ra khi hoá hơi hay ngưng tụ ở nhiệt độ sôi là: Q = L.m với L là
nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi
Q

i
- Hiệu suất sử dụng nhiệt: H  Q .100%
Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
- Qtỏa ra: Nhiệt lượng vật tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
- Qthu vào: Nhiệt lượng vật thu vào trong quá trình truyền nhiệt.
Một số biểu thức liên quan

m
V
P
- Trọng lượng riêng: d =

V

- Khối lượng riêng: D =

- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10m
- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10D
2.3.2.2. Phương pháp chung để giải bài tập Nhiệt học
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Đọc kỹ đề bài, tóm tắt bài toán và đổi đơn vị (nếu cần).
- Vẽ hình của bài toán (nếu cần).
Bước 2: Phân tích hiện tượng Vật lý
- Xác định xem kiến thức trong đề bài liên quan đến những khái niệm nào,
định luật nào?
- Đối với những hiện tượng vật lý phức tạp cần phải phân tích thành những
hiện tượng đơn giản.
- Tìm xem hiện tượng vật lý diễn biến qua những giai đoạn nào? Mỗi giai
đoạn tuân theo những quy tắc nào?
Bước 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
- Trình bày hệ thống chặt chẽ lập luận, lôgíc để tìm mối liên hệ giữa những
đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm.
Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt
+ Hỗn hợp gồm lỏng + rắn thì nhiệt độ của hỗn hợp chính là nhiệt độ nóng
chảy
+ Hỗn hợp gồm lỏng + hơi thì nhiệt độ của hỗn hợp chính là nhiệt độ sôi
+ Có khi phải suy luận để xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi Qthu �Qtỏa
- Lập các công thức có liên quan giữa các đại lượng đã biết và đại lượng
phải tìm, rồi thực hiện các phép biến đổi toán học để đưa ra một công thức chỉ
chứa các đại lượng đã biết và phải tìm.
- Thay số để tìm giá trị đại lượng phải tìm.
Bước 4: Biện luận kết quả

Sau khi tìm được kết quả, cần rút ra nhận xét về giá trị thực của kết quả.
2.3.2.3. Phương pháp giải một số dạng bài tập Nhiệt học cụ thể
Dạng I: Bài tập có sự trao đổi nhiệt của hai hay nhiều chất
a. Phương pháp giải
- Xác định các chất thu nhiệt, các chất tỏa nhiệt.
- Tính nhiệt lượng các chất toả ra, thu vào theo công thức.
6


- Áp dụng phương trình cân bằng (PTCB) nhiệt và dữ kiện bài toán, suy ra
ẩn số phải tìm.
b. Bài tập mẫu
Thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới
600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K.
a. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt ?
b. Tính nhiệt lượng nước thu vào.
c. Tính nhiệt dung riêng của chì.

Tóm tắt
m1 = 300g
= 0,3kg
t1 = 1000C
m2 = 250g
= 0,25kg
t2 = 58,50C
t = 600C
c2 = 4 190J/kg.K
a) tcb = ?
b) Qthu vào = ?
c) c1 = ?


Bài giải
a. Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt cũng là nhiệt độ
cuối của nước ( khi nước đã nóng lên), nghĩa là bằng 60 0C =>
tcb = 600C
b. Nhiệt lượng nước thu vào:
Qthu vào = m2c2( t - t2) =
= 0,25. 4 190. (60 - 58,5) = 1 571,25 (J)
c. Nhiệt lượng chì toả ra là:
Qtoả ra = m1c1( t1- t) = 0,3.c1.(100 - 60) = 12c1(J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtoả ra = Qthu vào
Hay
12c1= 1571,25
c1 = 130,94 (J/kg.K)
Vậy nhiệt dung riêng của chì là : 130,94 J/kg.K
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ
360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban
đầu rượu có nhiệt độ 19 0C và nước có nhiệt độ 100 0C, cho biết nhiệt dung riêng
của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
Bài 2: Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15 0C. Hỏi nước nóng lên
tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối
lượng 500g được nung nóng tới 100 0C.Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt
lượng kế và môi trường bên ngoài. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là
368J/kg.K, của nước là 4 186J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là 1 000kg/m3.
Bài 3: Một chiếc ca không có vạch chia được dùng để múc nước ở thùng chứa I
và thùng chứa II rồi đổ vào thùng chứa III. Nhiệt độ của nước ở thùng chứa I là
t1= 20 0C, ở thùng II là t2 = 800C. Thùng chứa III đã có sẵn một lượng nước ở
nhiệt độ t3 = 400C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm. Cho rằng không có sự

mất mát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh. Hãy tính số ca nước cần múc ở
thùng I và thùng II để nước ở thùng III có nhiệt độ bằng 500C.
Bài 4: Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 200C, bình 2 chứa
m2 = 4kg nước ở t2 = 600C. Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình
2. Sau khi cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước m như thế từ bình 2
sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t1/ = 21,950C.
a. Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng của bình 2.
b. Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình.

7


Bài 5: Bình A chứa 3kg nước ở 200C; bình B chứa 4kg ở 300C. Đầu tiên trút 1 ca
nước từ bình A sang bình B. Sau khi cân bằng nhiệt, trút 2 ca nước từ bình B
sang bình A. Nhiệt độ cân bằng của bình A là 240C. Tính nhiệt độ của bình B khi
có cân bằng nhiệt và khối lượng của 1 ca nước. Cho rằng khối lượng của các ca
nước bằng nhau và chỉ có sự trao đổi nhiệt của nước trong hai bình.
Bài 6: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 230C,
cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân
bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế
2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 =
45 0C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10 0C so với nhiệt
độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết
nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c 1 = 900 J/kg.K và c2 =
4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác
Dạng II: Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt khi chưa biết vật nào
tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt
a. Phương pháp giải
- Giả sử vật có nhiệt độ cao tỏa nhiệt và vật có nhiệt độ thấp thu nhiệt.

- Viết phương trình cân bằng nhiệt và tính toán.
a.Bài tập mẫu
Một hệ vật gồm n vật có khối lượng mỗi vật lần lượt là m 1 , m2 , ...,mn ở
nhiệt độ ban đầu t1, t2 , ..., tn được làm bằng các chất có nhiệt dung riêng c 1 ,
c2 , ...., cn trao đổi nhiệt với nhau. Tìm nhiệt độ cân bằng của hệ ?
b.Hướng dẫn giải :
Gọi t là nhiệt độ cân bằng của hệ. Giả sử trong hệ có k vật đầu tiên tỏa
nhiệt, (n-k) vật sau thu nhiệt. Theo pt cân bằng nhiệt : Qtỏa = Qthu =>
m1c1  t1  t   m2c2  t2  t   ...  mk ck  tk  t   mk 1ck 1  t  t k 1   mk  2ck  2  t  t k  2   ...  mn cn  t  t n 
m c t  m2c2t2  ...  mn cntn
� t (m1c1  m2c2  ...  mncn )  m1c1t1  m2c2t 2  ...  mncnt n � t  1 1 1
m1c1  m2 c2  ...  mn cn

c. Bài tập vận dụng
Bài 1: Một hỗn hợp gồm bốn chất lỏng không có tác dụng hóa học với
nhau có khối lượng lần lượt là: m 1 = 1kg , m2 = 2kg , m3 = 3kg, m4 = 5kg. Biết
nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là: c1 = 2000J/kg.K , t1 = 100C;
c2 = 4000J/kg.K , t2 = 200C; c3 = 3000J/kg.K , t3 = 400C; c4 = 2500J/kg.K, t4 =
500C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
Bài 2 : Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không tác dụng hoá học với nhau có
khối lượng lần lượt là m1 = 2kg; m2 = 1kg và m3 = 4kg. Biết nhiệt dung riêng và
nhiệt độ của chúng lần lượt là: c 1 = 2000 J/kg.K, t1 = 100C ; c2 = 4000 J/kg.K, t2
= 200C; c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 500C.
Hãy tìm:
a) Nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.
b) Nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp ban đầu đến 40oC.
Dạng III: Bài tập có sự trao đổi nhiệt với môi trường, có liên quan đến
thời gian
8



a. Phương pháp giải
- Khi có sự tỏa nhiệt ra môi trường thì hiệu suất truyền nhiệt H luôn nhỏ
hơn 100% và lượng nhiệt thực tế phải cung cấp là Q – Qhp
- Sự trao đổi nhiệt với môi trường luôn tỷ lệ với độ chênh lệch nhiệt độ. Tỷ
lệ với diện tích tiếp xúc với môi trường. Nên nhiệt lượng hao phí ra môi trường
là:
Qhp = k.S.(t2 - t1) - với k là hệ số tỷ lệ.
Trong trường hợp nhiệt lượng cung cấp cho vật không đủ làm cho vật
chuyển thể thì khi vật có nhiệt độ ổn định ta luôn có công suất tỏa nhiệt ra môi
trường đúng bằng công suất của thiết bị đốt nóng cung cấp cho vật.
- Bài tập liên quan đến thời gian, phải xét mối quan hệ giữa nhiệt độ, khối
lượng và thời gian theo từng dữ kiện của đề bài, thiết lập mối quan hệ giữa các
dữ kiện đó để tìm yêu cầu của bài tập.
b. Bài tập mẫu
Dùng một bếp dầu để đun sôi một lượng nước có khối lượng m 1 = 1kg, đựng
trong một ấm bằng nhôm có khối lượng m2 = 500g thì sau thời gian t1 = 10 phút
nước sôi . Nếu dùng bếp dầu trên để đun sôi một lượng nước có khối lượng m 3
đựng trong ấm trên trong cùng điều kiện thì thấy sau thời gian 19 phút nước sôi .
Tính khối lượng nước m3 ? Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là c 1 =
4200J/kg.K; c2 = 880J/kg.K và nhiệt lượng do bếp dầu tỏa ra một cách đều đặn .
Tóm tắt
m1 = 1kg
m2= 500g

= 0,5kg
t1 = 10 phút
t2= 9 phút

Bài giải:

Gọi Q1 và Q2 lần lượt là nhiệt lượng mà bếp cung cấp cho
nước và ấm trong hai lần đun, t là độ tăng nhiệt độ của nước .
Ta có :
Q 1= ( m1c1 + m2c2 )t
Q2 = ( m3c1 + m2c2 )t

c1 = 4200J/kg.K
c2= 880J/kg.K Do bếp dầu tỏa nhiệt đều đặn nên thời gian đun càng lâu thì

Tính: m3= ?

nhiệt lượng tỏa ra càng lớn. Do đó ta có :

Q1= kt1 ; Q2= kt2 ( k là hệ số tỉ lệ ; t 1
và t2 là thời gian đun tương ứng )
Suy ra :

kt1 = ( m1c1 + m2c2 )t ( 1 )
kt2 = ( m3 c1 + m2c2 )t ( 2 )
t

m c m c

3 1
2 2
2
Chia từng vế của ( 2 ) cho ( 1 ) ta được : t  m c  m c �
1
1 1
2 2


m3 

( m1c1  m2 c 2 )t 2  m2 c 2 t1
(3)
c1t1

Thay số vào ( 3 ) ta tìm được m3  2 ( kg ). Vậy khối lượng của
nước m3 đựng trong ấm là: 2 kg

9


c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Một chậu nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 200C
a. Thả vào chậu nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước
nóng đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm,
nước và đồng lần lượt là: c1= 880J/kg.K , c2= 4200J/kg.K , c3= 380J/kg.K . Bỏ
qua sự toả nhiệt ra môi trường
b. Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng toả ra môi trường là 10%
nhiệt lượng cung cấp cho chậu nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò.
Bài 2: Một bếp điện đun một ấm nước đựng 500g nước ở 15 0C. Nếu đun 5 phút
thì nhiệt độ của nước lên đến 230C. Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 phút
nhiệt độ chỉ lên đến 20,80C. Tính:
a. Nhiệt lượng ấm thu và để tăng 10C ?
b. Nhiệt lượng ấm tỏa ra trong 1 phút ? Cho biết hiệu suất của bếp là 40%
và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Bài 3: Người ta nung một miếng thép khối lượng m = 1 kg được nung đến
5000C rồi thả vào một ấm đựng 2 kg nước ở 20 0C, khối lượng của ấm là 0,5 kg
làm bằng nhôm. Tính nhiệt lượng cuối cùng của hệ. Cho nhiệt dung riêng của

nước 4200 J/kg.K. Nhôm 880 J/kg.K , thép 460 J/kg.K và hiệu suất truyền nhiệt
là 80%.
Bài 4: Có hai bình kim loại rất nhẹ chứa cùng một lượng nước, một quả cầu
nặng (có khối lượng bằng khối lượng nước trong bình và khối lượng riêng lớn
hơn nhiều khối lượng riêng của nước) được buộc bằng sợi chỉ nhẹ, cách nhiệt rồi
thả vào một trong hai bình sao cho quả cầu nằm ở tâm khối nước. Các bình được
đun nóng tới nhiệt độ sôi rồi để nguội cho tới nhiệt độ của môi trường. Biết rằng
thời gian để nguội của bình có quả cầu lớn gấp k lần của bình không có quả cầu.
Cho biết nhiệt lượng toả ra môi trường tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa bình và
môi trường và với thời gian. Nhiệt dung riêng của nước là C n. Xác định nhiệt
dung riêng của chất làm quả cầu?
Dạng IV: Bài tập có sử dụng khái niệm nhiệt dung
a. Phương pháp giải
- Xác định các vật trao đổi nhiệt
- Viết PTCB nhiệt cho các quá trình trao đổi nhiệt theo nhiệt dung.
- Giải hệ phương trình và tính toán.
b. Bài tập mẫu
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ tx0C người ta
thả từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt
thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là t0 = 360C,
chai thứ nhất lấy ra có nhiệt độ t1= 330C, chai thứ 2 lấy ra có nhiệt độ t2= 30,50C.
Bỏ qua sự hao phí nhiệt
a. Tìm nhiệt độ tx
b. Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu
nhỏ hơn 260C
Hướng dẫn giải
Tóm tắt
Gọi q1 là nhiệt lượng tỏa ra của nước trong bình
10



t0= 360C
t1= 330C
t2= 30,50C
a.Tìm tx
b.tn< 260C
Tìm chai thứ n

khi nó giảm nhiệt độ đi 10C;
q2 là nhiệt lượng thu vào của chai sữa khi nó tăng lên
10C.
Phương trình cân bằng nhiệt giữa bình với chai
sữa thứ nhất là:
q1(t0 – t1) = q2 (t1 – tx)
(1)
Phương trình cân bằng nhiệt giữa bình với chai
sữa thứ 2 là:
q1 (t1 – t2) = q2 (t2 – tx)
(2)
Chia từng vế của (1) cho (2) rồi thay số với t0 = 360C,
t1 = 330C, t2 = 30,50C ta được: tx = 180C
q

1

2
b. Thay tx = 180C vào (1) và (2) � q  5
1
Từ phương trình (1) suy ra:


t1 

q1.t0  q2 .t x
q1
 tx 
.(t0  t x )
q1  q2
q1  q2

(3)

Tương tự khi lấy chai thứ hai ra, do vai trò của
t0 bây giờ là t1 ta có:
t2  t x 

q1
.(t1  t x )
q1  q2

(4).
2

� q �
Thay (3) vào (4) => t2  t x  � 1 �.(t0  t x ) .
�q1  q2 �

Tổng quát: Chai thứ n khi lấy ra nhiệt độ:
n

� q


tn  t x  � 1 �.(t0  t x )
�q1  q2 �

Theo điều kiện: tn < 260C
q

1

2
và q  5 => q1=5q5
1

n


�5 �
��
tn  18  � �.(36  18) � 26 � n  5 .
�6 �



c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Ba bình cách nhiệt A, B, C nhiệt dung không đáng kể đựng 3 chất lỏng có
nhiệt dung và nhiệt độ lần lượt là: q1, q2, q3 và t1, t2, t3. Nhúng một nhiệt kế có
nhiệt dung q0, nhiệt độ ban đầu t0 = 300C vào bình A, khi số chỉ của nó đã ổn
định thì nhấc nhanh ra và nhúng vào bình B. Cứ như vậy nhiệt kế được nhúng
lần lượt vào các bình theo thứ tự A, B, C. Ghi nhiệt độ do nhiệt kế chỉ ta được
các giá trị lần lượt như sau: 900C, 600C, 800C. Biết q1 = 2q2 = 3q3 = 6q0

a. Tính các giá trị t1, t2 và t3?
b. Sau một số lần nhúng như vậy, nhiệt kế chỉ bao nhiêu? Bỏ qua sự trao
đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

11


Bài 2: Có hai bình, mỗi bình đựng một chất lỏng nào đó. Một học sinh lần lượt
múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trút vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng ở
bình 1 sau mỗi lần trút: 20 0C, 350C, rồi bỏ sót mất một lần không ghi, rồi 50 0C.
Hãy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của
mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 trút vào. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca
lấy từ bình 2 đều như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: Trong hai bình cách nhiệt có chứa hai chất lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ
ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế lần lượt nhúng đi nhúng lại vào
bình 1 rồi bình 2. Chỉ số của nhiệt kế lần lượt là 400C; 80C; 390C; 9,50C.
a. Xét lần nhúng thứ hai vào bình 1 để lập biểu thức liên hệ giữa nhiệt dung
q của nhiệt kế và nhiệt dung q1 của bình 1.
b. Đến lần nhúng tiếp theo (lần thứ 3 vào bình 1) nhiệt kế chỉ bao nhiêu ?
c. Sau một số rất lớn lần nhúng như vậy, nhiệt kế sẽ chỉ bao nhiêu.
Bài 4: Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca
nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5 0C. Sau đó lại đổ
thêm một ca nước nóng nữa thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3 0C. Hỏi
nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt
độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?
Bài 5: Người ta thả một chai sữa của trẻ em vào phích đựng nước ở nhiệt độ t =
400C. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, chai sữa nóng tới nhiệt độ t 1 = 360C, người ta
lấy chai sữa này ra và tiếp tục thả vào phích một chai sữa khác giống như chai
sữa trên. Hỏi chai sữa này khi cân bằng sẽ được làm nóng tới nhiệt độ nào? Biết
rằng trước khi thả vào phích, các chai sữa đều có nhiệt độ t0=180C.

Bài 6: Có hai bình chứa hai chất lỏng khác nhau hoà trộn được vào nhau. Nếu
đổ một nửa lượng chất lỏng ở bình 1 có nhiệt độ ban đầu 20 0C vào bình 2 có
nhiệt độ ban đầu 600C. Sau khi có sự cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ ở bình này
là 300C. Hỏi nếu lại đổ một nửa lượng hỗn hợp ở bình 2 trở lại bình một thì nhiệt
độ cân bằng ở bình này là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của các chất lỏng
với bình và môi trường ngoài.
Dạng V: Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt khi có sự chuyển thể của
các chất
a. Phương pháp giải
- Xác định được các vật trao đổi nhiệt.
- Tính được nhiệt lương tỏa ra , thu vào của các vật.
- So sánh nhiệt lượng Qtỏa và Qthu để đưa ra kết luận của sự chuyển thể.
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt và tính toán.
Bài tập mẫu
Đổ m1= 2kg nước ở t1= 100oC vào một bình bằng đồng khối lượng
m2=0,6kg có chứa m3=3kg nước đá ở t2= - 10oC. Tính nhiệt độ chung và khối
lượng nước có trong bình khi cân bằng nhiệt xảy ra. Biết nhiệt dung riêng của
nước là c1=4200J/kg.K, của đồng là c2=380J/kg.K, của nước đá là
c3=2100J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là =3,4.105J/kg và công thức tính
nhiệt lượng vật thu vào khi nóng chảy là Q=.m.
Hướng dẫn giải :
12


Tóm tắt
m1= 2kg
m2=0,6kg
m3=3kg
t1= 100oC
t2= - 10oC

c1=4200J/kg.K
c2=380J/kg.K
c3=2100J/kg.K
=3,4.105J/kg
Tìm tcb=?
mn=?

Nhiệt lượng tỏa ra nếu 2kg nước sôi giảm nhiệt độ xuống
0 C:
Q1=m1c1(t1-0)=2.4200(100-0)=840000(J)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho bình và nước đá nếu chúng
tăng nhiệt độ tới 0oC:
Q2=(m2c2+m3c3)(0-t2)=(0,6.380+3.2100)(0+10)=65280(J)
Q1 > Q2 nên bình và nước đá tăng nhiệt độ tới 0oC và nước đá
bắt đầu nóng chảy.
Giả sử nước đá nóng chảy hết thì cần cung cấp một nhiệt
lượng :
Q3=.m3=3,4.105.3=1020000(J)
Q1nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là tcb = 00C.
Gọi khối lượng nước đá đã tan là m’
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra=Qthu vào ta có:
m1c1(t1-0)=(m2c2+m3c3)(0-t2)+.m’
m c (t -0)-(m 2 c2  m3c3 )(0-t 2 ) 840000  65280
� m'  1 1 1

�2,279(kg)
λ
3,4.105
Vậy khối lượng nước có trong bình khi cân bằng nhiệt xảy ra

là :
mn = m1 + m’  2 + 2,279 = 4,279(kg)
o

Bài tâp vận dụng
Bài 1: Một chiếc cốc hình trụ khối lượng m trong đó chứa một lượng nước cũng
có khối lượng m. Cả hệ đang ở nhiệt độ t 1 = 100C. Người ta thả vào cốc một cục
nước đá khối lượng M đang ở nhiệt độ 0 0C thì cục nước đá đó chỉ tan được

1
3

khối lượng của nó và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm một lượng nước có nhiệt
độ t2 = 400C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hệ lại là 10 0C, còn mực
nước trong cốc có độ cao gấp đôi mực nước sau khi thả cục nước đá. Hãy xác
định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường
xung quanh và sự giãn nở vì nhiệt của cốc và nước. Biết nhiệt dung riêng của
nước là c= 4200 J/kg.K và nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước đá nóng
chảy hoàn toàn ở 00C là 336.103 J.
Bài 2 : Cho một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ t 0 = 900C. Thả một
viên nước đá có khối lượng m = 250 g ở nhiệt độ 00C vào bình thì có khối lượng
nước bằng m trào ra khỏi bình. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong
bình là t1 = 560C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K), nhiệt
lượng mà mỗi kg nước đá cần thu vào để tan chảy hoàn toàn ở 0 0C là 336000 J.
Coi rằng nước đá chỉ trao đổi nhiệt với phần nước còn lại trong bình.
a. Tìm khối lượng nước ban đầu trong bình.

13



b. Lần lượt thả tiếp từng viên nước đá như trên vào bình, viên tiếp theo thả
sau khi nước trong bình đã cân bằng nhiệt. Tìm biểu thức nhiệt độ cân bằng trong
bình sau khi thả vào bình viên nước đá thứ n mà nó bị tan hết.
c. Hỏi từ viên thứ bao nhiêu thì nó không tan hết?
Bài 3 : Trong một cốc mỏng có chứa m = 400g nước ở nhiệt độ t 1 = 200C có
những viên nước đá có cùng khối lượng m2 = 20g và nhiệt độ t2 = -50C. Cho biết
nhiệt dung của cốc (nhiệt lượng cần thiết để cốc nóng thêm 1 0C) là q = 250J/độ.
Nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là c 1 = 4200J/kg.K ; c2 =
1800J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là   3, 4.105 ( J / kg ) . Bỏ qua nhiệt tỏa
vào môi trường. Hỏi:
a. Nếu thả hai viên nước đá vào cốc thì nhiệt độ cuối cùng của nước trong
cốc bằng bao nhiêu?
b. Phải thả tiếp thêm vào cốc ít nhất bao nhiêu viên nước đá nữa để cuối cùng
trong cốc có hỗn hợp nước và nước đá?
Bài 4: Quá trình ngưng tụ của một
t (0C)
lượng hơi nước được thể hiện như đồ
thị . Trong đó A là điểm ban đầu, D là
A
B
điểm cuối cùng. Xác định khối lượng
100
của nước đá, nước, hơi nước tại điểm D.
Bỏ qua nước mất nhiệt, biết
  3, 4.105 J / kg , L = 2,3.106 J/kg ; cnước =
C D
4200J/kg.K
0
2,76
3,434Q (.106J)

Bài 5: Người ta bỏ một cục nước đá khối lượng m 1 = 100g vào một nhiệt lượng
kế bằng đồng có khối lượng m2 = 125g thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế và nước
đá là t1= - 20oC . Hỏi cần thêm vào nhiệt lượng kế bao nhiêu nước ở t2 = 20oC
để làm tan được một nửa lượng nước đá . Cho nhiệt dung riêng của đồng c 2 =
380 J/kg.K ; của nước đá c1 = 2100J/kgk, của nước c = 4200J/kg, nhiệt nóng
chảy của nước đá  = 3,34.105 J/kg
Bài 6: Đổ 0,5 kg nước ở nhiệt độ t1 = 20oC vào một nhiệt lượng kế, sau đó thả
vào nhiệt lượng kế một cục nước đá có khối lượng 0,5 kg ở nhiệt độ t 2 = -15oC.
Tính lượng nước có trong hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng
của nước c1 = 4200 J/kg.k, của nước đá c2 = 2100 J/kg.k; Nhiệt nóng chảy của
nước đá  = 3,4.105 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi
trường bên ngoài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp áp dụng SKKN này vào việc giảng
dạy và bồi dưỡng HSG bộ môn Vật lý lớp 8, 9 trường THCS Quang Trung;
SKKN của tôi đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh đã
nhanh chóng nắm bắt, phân loại được các dạng bài tập Nhiệt học và xác định
được phương pháp giải phù hợp. Từ đó các em đã tích cực, chủ động, tự tin hơn
khi làm bài tập trên lớp; tham gia nhiệt tình hơn vào việc thảo luận, tìm cách giải
hợp lý cho một bài tập khó. Kiến thức kỹ năng của của các em được củng cố
một cách vững chắc hơn. Chất lượng qua các đợt kiểm tra phần nhiệt học của
14


học sinh học ôn và trong kì thi vào đội tuyển của trường và HSG lớp 9 tham gia
thi cấp thành phố của Trường THCS Quang Trung đã được nâng lên rõ rệt. Cụ
thể:
Chất lượng bài kiểm tra phần Nhiệt hoc lớp 8 cho đối tượng HSG
Điểm trên 5


Điểm 9-10

Điểm dưới 5

Khối

Số học
sinh đã
KS

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

8

30

28

93.3%


15

50%

2

6.7%

9

12

12

100%

8

66.7%

0

0%

Qua bảng kết quả có thể thấy, chất lượng bài kiểm tra phần Nhiệt học cho
đối tượng HSG của bộ môn Vật lý của Trường THCS Quang Trung khi áp dụng
SKKN đã có chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ điểm khá, giỏi tăng lên đáng kể còn tỉ lệ
điểm yếu đã giảm đi rất nhiều. cụ thể là trong năm học 2017- 2018 học sinh
trường Quang Trung đi tham gia thi cấp thành phố là 10 em thì có 8 em đạt giải

và đặc biệt là bài tập phần nhiệt học trong bài thi các em đều làm đúng 100%.
Như vậy, SKKN đã giúp các em học sinh tiếp cận và tự tin hơn rất nhiều khi làm
các bài tập phần Nhiệt học, đã góp phần nâng cao chất lượng HSG của trường
THCS Quang Trung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Việc phân loại và định hướng phương pháp giải cụ thể cho dạng bài tập
Nhiệt học là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho học sinh không bị lúng túng, nhầm
lẫn trong phân tích các hiện tượng mà có thể nhanh chóng xác định được dạng
bài tập; phương pháp giải và những kiến thức, kỹ năng cần áp dụng. Từ đó giúp
các em tự tin, chủ động hơn rất nhiều và có thể làm dạng bài tập này một cách
có hiệu quả nhất.
- Khi áp dụng SKKN giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo mức độ các dạng bài cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để có thể đạt
hiệu quả cao nhất.
- Để HS có thể hiểu một cách sâu sắc và vận dụng được trong quá trình học
thì nhất thiết khi giảng dạy giáo viên phải phân loại các dạng bài tập và định
hướng phương pháp giải cụ thể cho từng loại. Quá trình rèn kỹ năng cho HS cần
được thực hiện theo hướng kế thừa và phát triển. Mỗi dạng bài tập nên bắt đầu
từ một bài tập mẫu; hướng dẫn HS phân tích đề bài và các hiện tượng thật cặn
kẽ; đưa ra phương pháp giải cho dạng bài đó để HS hiểu và tìm ra được cách
giải hợp lý nhất. Sau đó, cho HS làm bài tập tương tự theo cả nhóm. Khi đã nắm
chắc kiến thức, cho HS làm nhiều bài tập cùng dạng theo hướng nâng cao dần.
- Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình áp dụng SKKN thì phải hết sức
chú trọng việc kiểm tra, đánh giá bài làm của HS. Từ đó chỉ cho HS thấy được
những sai sót, nhầm lẫn thường mắc phải để rút kinh nghiệm trong quá trình làm
bài.
3.2. Kiến nghị:
15



- Phòng Giáo dục và Đào tạo nên có những buổi tập huấn do các giảng
viên có nhiều kinh nghiệm, tập huấn về những chuyên đề bồi dưỡng học sinh
giỏi đã được áp dụng hiệu quả.
- Nhà trường tổ chức các buổi ngoại khoá để các em có cơ hội trao đổi về
cách học tập của bản thân với bạn bè, từ đó các em tự rút ra phương pháp học
tập hợp lý nhất với mình.
- Tổ chuyên môn tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng để giáo viên được
trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Để sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả và có thể triển khai, áp dụng trong
việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong thành phố, mong rằng tài liệu
nhỏ này sẽ được đông đảo các bạn đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa ngày 12 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Phương

16


Tài liệu tham khảo
- Sách bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 8 – Tác giả : Lê Thị Hạnh Dung
- Sách bài tập vật lí 8.
- Sách 500 bài tập vật lí trung học cơ sở - Tác giả Phan Hoàng Văn
- Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng Giáo dục thành phố

Thanh Hóa

17



×