Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xuất xứ hàng hoá là gì trong những trường hợp nào thì hàng hoá được coi là có xuất xứ những trường hợp nào thì được coi là hàng hoá có xuất xứ thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.32 KB, 17 trang )

TM2. HK. 8. Xuất xứ hàng hoá là gì? Trong những trường hợp nào thì
hàng hoá được coi là có xuất xứ? Những trường hợp nào thì được coi là
hàng hoá có xuất xứ thuần tuý và được công nhận có xuất xứ từ một
quốc gia, vùng lãnh thổ?

MỤC LỤC
I. Xuất xứ hàng hóa.
1. Xuất xứ hàng hoá là gì?
2. Tại sao phải xác định xuất xứ của hàng hóa?
3. Các loại xuất xứ hàng hoá
II. Qui tắc xuất xứ hàng hoá:
1. Qui tắc xuất xứ hàng hoá là gì?
2. Các loại qui tắc xuất xứ
3. Các tiêu chí cơ bản xác định xuất xứ hàng hoá:
3.1. Tiêu chí hàng hoá thu được toàn bộ:
3.2. Tiêu chí chuyển đổi cơ bản
4. Các qui tắc xuất xứ hiện hành tại Việt Nam:
III. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
1. Khái niệm:
2. Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
3. Đặc điểm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
4.Các nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
5. Các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá .
6. Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá hiện áp dụng tại Việt nam

1


I. Xuất xứ hàng hóa.
1. Xuất xứ hàng hoá là gì?
Xuất xứ hàng hoá được hiểu theo Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại


Việt nam như sau: “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản
xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối
cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ
tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.
Như vậy có thể thấy xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm tương đối.
Xuất xứ hàng hoá chỉ quốc gia, vùng, lãnh thổ nguồn gốc nơi hàng hoá được
tạo ra. Tuy nhiên, hàng hóa không phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn
trong một nước hay vùng, lãnh thổ mà thực tế cùng với sự phát triển của phân
công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hóa được sản xuất ra
có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Việc xác
định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hoá trên
thực tế khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất (xem phần các
Qui tắc xuất xứ).
2. Tại sao phải xác định xuất xứ của hàng hóa?
Xuất xứ hàng hóa mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, giao lưu thương mại toàn cầu hiện nay. Các ý nghĩa
quan trọng của xác định xuất xứ hàng hóa có thể kể đến là:
Thứ nhất, Xuất xứ hàng hoá gắn liền với thương hiệu, chất lượng, uy
tín, tên tuổi của quốc gia. Một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến việc quyết
định mua hay không mua hàng hoá, bán nhanh hay chậm hàng hoá là xuất xứ
hàng hoá vì đó chính là thương hiệu, chất lượng, uy tín, tên tuổi của một quốc
gia trên thương trường. Việc xác định và ghi xuất xứ đúng trên nhãn hàng hoá
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao dịch thương mại của hàng hoá và cũng
đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, tên tuổi của quốc gia xuất xứ. Chính vì vậy
phải đặt ra yêu cầu xác định xuất xứ rõ ràng, vừa để khẳng định tên tuổi quốc
2


gia trên thị trường quốc tế, vừa chống việc mạo nhận xuất xứ của quốc gia
khác, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, chất lượng hàng hoá của quốc

gia mình, đó cũng là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của xuất xứ, các qui định
của Luật pháp Việt nam trong việc ghi nhãn hàng hoá cũng thể hiện rõ tiêu
chí xuất xứ trên nhãn hàng là một trong những tiêu chí bắt buộc, phải được
phản ánh trên nhãn hàng, không chỉ đối với hàng sản xuất, tiêu dùng trong
nước mà còn đối với hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá của nước ngoài nhập
khẩu. Trước đây, các văn bản qui định về ghi nhãn hàng hoá (theo hệ thống
Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Chính phủ) cho phép đối
với hàng hàng gia công cho nước ngoài được ghi nhãn nội dung xuất xứ hàng
hoá theo yêu cầu của bên đặt gia công. Đây là một qui định giao thời và có
tính chất đặc cách áp dụng trong thời gian các doanh nghiệp Việt nam vẫn
còn chưa sẵn sàng tiếp cận thị trường thế giới bằng chính tên tuổi, thương
hiệu của mình. Tuy nhiên đến nay qui định đặc cách này không còn được áp
dụng, theo hệ thống Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng
hoá của Chính phủ, hàng hoá sản xuất tại Việt nam đều phải ghi nhãn xuất xứ
rõ ràng, kể cả hàng xuất khẩu. Qui định này đã góp phần thể hiện quyết tâm
của Việt nam trong việc xây dựng một thương hiệu Việt trong lòng người tiêu
dùng quốc tế.
Thứ hai, Nhằm thực hiện các chính sách thương mại của một quốc gia,
các ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận thương mại (song phương, đa phương)
hoặc đơn phương khi hàng hóa được mua bán giữa các quốc gia.
Về chính sách thương mại của một quốc gia có thể kể đến là các yêu
cầu về cấm, hạn chế, xuất nhập khẩu có điều kiện, các biện pháp thuế chống
bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ… Tuy nhiên trong vai trò này, cần
khẳng định rằng xuất xứ hàng hoá không phải là công cụ của các chính sách
thương mại mà nó giúp thực hiện chính sách thương mại đúng hướng, đúng
đối tượng. Một chính sách thương mai đưa ra thường nhằm vào một đối
3



tượng cụ thể. Ví dụ chính sách về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
chính phủ, hạn chế nhập khẩu… được áp dụng đối với một hoặc một số hàng
hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một hoặc nhiều quốc gia cụ thể. Khi đó xuất xứ
hàng hoá sẽ giữ vai trò giúp cho việc thực hiện chính sách thương mại được
đúng hướng, đúng đối tượng áp dụng.
Ngược lại, đối với các ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan theo thoả
thuận hoặc đơn phương khi hàng hoá được mua bán giữa các quốc gia, xuất
xứ hàng hoá thể hiện nội dung, tinh thần của các thoả thuận hay mong muốn,
chủ đích của quốc gia đưa ra các ưu đãi đơn phương.
Thứ ba, Thống kê thương mại: yêu cầu của thống kê thương mại phải
theo tiêu chí xuất xứ hàng hoá để làm cơ sở hoạch định các chính sách ngoại
thương của quốc gia, làm cơ sở khi thương thuyết, đàm phán quốc tế.
3. Các loại xuất xứ hàng hoá
Căn cứ việc tạo thành hàng hoá tại một hay nhiều quốc gia mà xuất xứ
hàng hoá có thể phân thành:
Thứ nhất, Xuất xứ thuần tuý: xuất xứ của hàng hoá được tạo ra/ thu
nhận toàn bộ tại một quốc gia. Nước sản xuất/thu nhận toàn bộ hàng hoá
được coi là nước xuất xứ của hàng hoá.
Thứ hai, Xuất xứ không thuần tuý: xuất xứ của hàng hoá được sản
xuất ra có nhiều sự đóng góp của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Các quốc
gia đóng góp vào hàng hoá sẽ được xem xét để xác định một quốc gia nào
được coi là xuất xứ hàng hoá. Nước xuất xứ trong trường hợp này thông
thường được qui định là nước thực hiện công đoạn gia công, chế biến cơ bản
cuối cùng của hàng hoá.
II. Qui tắc xuất xứ hàng hoá:
1. Qui tắc xuất xứ hàng hoá là gì?

4



Theo khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006
của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về xuất xứ
hàng hoá, cũng đưa ra 2 khái niệm về Qui tắc xuất xứ ưu đãi và Qui tắc xuất
xứ không ưu đãi:
1. "Quy tắc xuất xứ ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho
hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
2. "Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng
cho hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp
dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
Qua các khái niệm trên có thể hiểu chung nhất như sau: qui tắc xuất xứ
hàng hoá là những qui định pháp luật được một quốc gia xây dựng hoặc thừa
nhận và áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá cho mục đích nhất định.
Nội dung cơ bản của Qui tắc xuất xứ là đề ra những tiêu chuẩn cần
thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của một sản phẩm.
2. Các loại qui tắc xuất xứ
Căn cứ vào mục đích của các Qui tắc xuất xứ, có thể phân Qui tắc xuất
xứ thành 02 loại:
Thứ nhất, Qui tắc xuất xứ không ưu đãi: được sử dụng để xác định xuất
xứ hàng hóa khi cần phân biệt giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm trong
nước, giữa các sản phẩm của các nước khác nhau nhằm mục đích áp dụng các
công cụ chính sách thương mại không ưu đãi như đối xử tối huệ quốc (MFN),
thuế chống phá giá, thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ, các yêu cầu về ký
hiệu xuất xứ, ghi nhãn xuất xứ và tất cả các hạn chế về số lượng hay hạn
ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê.
Một quốc gia có thể không có hoặc không sử dụng các Qui tắc xuất xứ
ưu đãi nhưng vẫn phải có những qui tắc xuất xứ không ưu đãi nhất định
5



(Theo WTO 2003, khoảng 55% giao lưu thương mại quốc tế phải sử dụng
loại Qui tắc xuất xứ không ưu đãi). Cũng giống như các lĩnh vực về phân loại
hàng hoá (đã có hệ thống hài hoà về mô tả và mã số hàng hoá) hay thủ tục hải
quan (đã có công ước KYOTO về hài hoà hoá thủ tục hải quan), qui tắc xuất
xứ không ưu đãi cũng là một trong các đối tượng cần được hài hoà giữa các
quốc gia trên thế giới để đạt được sự thống nhất chung trong cách xác định
xuất xứ của hàng hoá nhằm các mục đích không phải ưu đãi thuế quan.
Nội dung qui tắc: phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hoá là
nước sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nước thực hiện công đoạn chế biến
cơ bản cuối cùng hàng hoá đó nếu có nhiều quốc gia cùng tham gia sản xuất
hàng hoá. Qui tắc xuất xứ không đuợc làm hạn chế, bóp méo hoặc rối loạn
thương mại quốc tê. Không đươc đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ một cách không
hợp lý hoặc điều kiện không liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến để xác
định nước xuất xứ...
Thứ hai, Qui tắc xuất xứ ưu đãi: được sử dụng trong các Thoả thuận/
Hiệp định thuế quan ưu đãi hoặc các chế độ thuế quan ưu đãi đơn phương để
xác định các điều kiện theo đó nước nhập khẩu công nhận hàng hoá có xuất
xứ từ nước xuất khẩu để được hưởng thuế quan ưu đãi tại nước nhập khẩu.
Đối với hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, như ta đã biết mục tiêu
của các quá trình hội nhập này là dành cho nhau các ưu đãi về kinh tế, trong
đó có giao lưu thương mại (được thể hiện ở các ưu đãi thuế quan hay phi thuế
quan), và tiến tới hình thành một thị trường tự do giữa các thành viên (thường
được gọi là Khu vực mậu dịch tự do). Để đảm bảo thực hiện ưu đãi đúng đối
tượng trong quá trình này thì một trong các luật chơi không thể thiếu là các
Qui tắc, tiêu chuẩn xuất xứ cho hàng hóa mà theo đó hàng hóa của một nước
thành viên nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi thâm nhập vào nước
thành viên khác thì phải được công nhận là có xuất xứ từ một nước thành
viên theo tiêu chuẩn xuất xứ đã được thừa nhận lẫn nhau.
6



Như vậy ở đây, xác định xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ đúng luật chơi
(tức là theo tiêu chuẩn xuất xứ đã được cam kết, thừa nhận giữa các nước
thành viên) và ý nghĩa của nó là nhằm thực hiện các ưu đãi thuế quan (ưu đãi
có đi có lại). Ví dụ: các qui tắc xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của các nước
thành viên ASEAN để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT), Qui tắc này là chính là luật chơi mà các quốc gia thành viên
ASEAN phải thực hiện nếu muốn được hưởng các ưu đãi thuế quan CEPT
mà nước thành viên ASEAN nhập khẩu dành cho mình.
Các ưu đãi này tất nhiên không chỉ giới hạn trong các cam kết giữa các
nền kinh tế thuộc khu vực hay quốc tế mà có thể là các ưu đãi một chiều
(không có thỏa thuận), ví dụ như Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập chung
(GSP) của các nước phát triển dành cho các nước chưa và đang phát triển,
theo đó một số nước phát triển dành những ưu đãi nhất định về thuế quan cho
một số nước đang phát triển cụ thể khi hàng hóa của nước này thâm nhập vào
thị trường nước dành cho ưu đãi. Để được hưởng các ưu đãi mà nước nhập
khẩu dành cho mình, hàng hóa phải có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi
được xác định theo tiêu chí xuất xứ cụ thể do các nước cho hưởng ưu đãi đặt
ra.
Có thể nói theo mục đích này thì Qui tắc xuất xứ được coi là linh hồn
của các thỏa thuận thương mại hay các chế độ ưu đãi thuế quan đơn phương.
Đối với mục tiêu này, việc xác định xuất xứ đều được thể hiện bằng
các Giấy chứng nhận xuất xứ (Xem phần Giấy chứng nhận xuất xứ).
3. Các tiêu chí cơ bản xác định xuất xứ hàng hoá:
Có hai loại Qui tắc xuất xứ không ưu đãi, qui tắc xuất xứ ưu đãi nhưng
về mặt nội dung, các loại quy tắc xuất xứ đều dựa trên 2 tiêu chí cơ bản,
tương ứng với 2 loại xuất xứ hàng hoá:
Thứ nhất,Tiêu chí về hàng hoá thu được toàn bộ để xác định hàng hoá
có xuất xứ thuần tuý

7


Thứ hai, Tiêu chí về chuyển đổi cơ bản để xác định xuất xứ đối với
hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý.
Ngoài ra có thể có các tiêu chí bổ sung khác: VD như tiêu chí về vận
tải trực tiếp…
3.1. Tiêu chí hàng hoá thu được toàn bộ:
Hàng hoá được coi là thu được toàn bộ tại một quốc gia hay có xuất xứ
thuần tuý tại quốc gia đó là hàng hóa được sản xuất hay thu hoạch toàn bộ tại
một nước hoặc một lãnh thổ hải quan không sử dụng nguyên liệu đầu vào
không xuất xứ (gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không rõ nguồn
gốc xuất xứ); bao gồm:
Các sản phẩm từ tự nhiên, chỉ qua săn bắt, đánh bắt, hái lượm, nuôi
trồng, thu hoạch, khai thác:
(1) động vật sống sinh ra và lớn lên tại một quốc gia/ vùng lãnh thổ;
hoặc.
(2) cây trồng được thu hoạch tại một quốc gia/ vùng lãnh thổ; hoặc
(3) khoáng sản thu được tại một quốc gia/ vùng lãnh thổ
Các sản phẩm đã qua sơ chế; chế biến; sản xuất, gia công không có sự
tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc nguyên vật liệu không rõ nguồn
gốc xuất xứ.
3.2. Tiêu chí chuyển đổi cơ bản
Xuất xứ của hàng hóa được tạo thành bởi 2 hay nhiều quốc gia được
gọi là xuất xứ không thuần túy. Việc xác định xuất xứ không thuần túy căn cứ
vào tiêu chí chuyển đổi cơ bản theo đó Quốc gia nào tạo nên sự chuyển đổi
cơ bản của hàng hóa được xem là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
Tuy nhiên việc xác định tiêu chí chuyển đổi cơ bản cũng rất khác nhau
và được sử dụng các tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cụ


8


thể, ngành, lĩnh vực cụ thể, và mục đích của việc xác định xuất xứ. Có 3 tiêu
chí cơ bản được sử dụng để xác định chuyển đổi cơ bản:
(1) Tiêu chí về chuyển đổi dòng thuế: Hàng hóa được xem là chuyển
đổi cơ bản khi nó được phân loại vào nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng khác
với các nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, việc chuyển đổi dòng thuế cũng
được qui định ở các mức độ khác nhau, ví dụ: CTH (chuyển đến một nhóm từ
bất kỳ nhóm nào khác), CTSH (chuyển tới phân nhóm từ bất kỳ phân nhóm
nào khác hoặc từ bất kỳ nhóm khác),CTSHS (Chuyển tới phân nhóm trên 5
số từ bất kỳ phân nhóm 5 số nào thuộc cùng nhóm hoặc từ bất kỳ nhóm hoặc
phân nhóm nào)... Việc phân loại thực hiện theo Danh mục HS. Tiêu chí này
đơn giản, dễ dự đoán, dựa trên danh mục HS là danh mục rất gần gũi với hải
quan và thương nhân. Tuy nhiên có nhiều chương trong HS đòi hỏi phải có
kiến thức chuyên sâu. Thực tế cũng không nhiều trường hợp sử dụng HS cho
mục đích xác định xuất xứ.
(2) Tiêu chí về giá trị gia tăng: Hàng hóa được xem là chuyển đổi cơ
bản khi hàng hóa đó được gia tăng giá trị tới một mức độ tối thiểu nào đó so
với giá trị các nguyên liệu đầu vào không xuất xứ và được diễn đạt bằng tỉ lệ
%. Có hai cách qui định cho tiêu chí này, gồm: giới hạn tối đa giá trị nguyên
liệu đầu vào không xuất xứ hoặc yêu cầu giá trị tối thiểu hàm lượng nội địa.
Tiêu chí này phù hợp cho hàng hóa được gia công và gia tăng giá trị đáng kể
mặc dù phân loại hàng hóa không thay đổi. Qui định về giá trị gia tăng cũng
đơn giản hơn nhiều so với công đoạn gia công, sản xuất. Tuy nhiên tiêu chí
này lại khó dự đoán và không ổn định do sự lên xuống của tiền tệ và giá gia
công.
(3) Tiêu chí về quá trình/ công đoạn gia công: Hàng hóa được xem là
chuyển đổi cơ bản khi nó trải qua một quá trình hay công đoạn gia công, chế
biến cụ thể. Tiêu chí này mang tính khách quan và kỹ thuật hơn nhưng cần

thay đổi thường xuyên để bắt kịp với sự phát triển công nghệ, việc qui định
cũng đòi hỏi phải thật cụ thể, chi tiết, chính xác.
9


Khi xây dựng các Qui tắc xuất xứ, việc xác định hàng hóa được xem là
chuyển đổi cơ bản có thể căn cứ vào từng loại tiêu chí đơn lẻ nêu trên, hoặc
là sự kết hợp của hai hay cả 3 tiêu chí đó.
Khi các tiêu chí xuất xứ được xây dựng và áp dụng cho một mặt hàng
cụ thể hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể thì người ta gọi đó là các tiêu chí sản
phẩm cụ thể.
4. Các qui tắc xuất xứ hiện hành tại Việt Nam:
Hệ thống các Qui tắc xuất xứ hiện hành tại Việt nam cũng gồm 2 loại:
Qui tắc xuất xứ không ưu đãi và Qui tắc xuất xứ ưu đãi.
Trước đây chúng ta chưa xây dựng các qui tắc xuất xứ không ưu đãi
riêng cho mình. Văn bản đầu tiên có thể nói qui định về xuất xứ không ưu đãi
của Việt nam là TTLT 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của Liên
Bộ Thương mại - TCHQ, tuy nhiên Thông tư này mới chỉ đưa ra các nội dung
xác định xuất xứ rất đơn giản, có thể nói là chưa có các qui tắc cụ thể. Nội
dung liên quan đến xác định xuất xứ tại TTLT này mới chỉ giới hạn ở việc
đưa ra danh sách các công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét
đến khi xác định xuất xứ hàng hóa (như các thao tác về phân loại, đóng gói,
bảo quản, lắp ráp đơn giản, giết mổ đơn thuần…). Tới gần đây, TTLT
09/2000/TTLT-BTM-TCHQ mới bị bãi bỏ và được thay thế bởi Nghị định
19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 qui định chi tiết Luật Thương mại về xuất
xứ hàng hóa. Nghị Định 19 cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện đã
đánh dấu việc ban hành các Qui tắc xuất xứ một cách hệ thống ở Việt nam
với 2 loại Qui tắc xuất xứ: Qui tắc xuất xứ không ưu đãi và Qui tắc xuất xứ
ưu đãi:
Thứ nhất, Qui tắc xuất xứ không ưu đãi: được qui định tại các văn bản:

Nghị Định 19/2006/NĐ-CP
Thông Tư 07/2006/TT-BTM; TT 08/2006/TT-BTM; 10/2006/TT-BTM

10


Theo đó, qui tắc xuất xứ không ưu đãi được qui định áp dụng xác định
xuất xứ cho các mục đích thực hiện các biện pháp thương mại không ưu đãi
về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số
lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
(K3 Đ3 NĐ 19)
Thứ hai, Qui tắc xuất xứ ưu đãi hiện hành gồm các Qui tắc xuất xứ:
Qui tắc xuất xứ
Qui tắc xuất xứ để xác định xuất xứ hàng hóa đủ điều kiện được hưởng
các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa
ASEAN và Trung quốc ban hành kèm theo QĐ 12/2007/QĐ-BTM ngày
31/5/2007.
Qui tắc xuất xứ để xác định xuất xứ hàng hóa đủ điều kiện được hưởng
các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN và
Hàn quốc ban hành kèm theo QĐ 02/2007/QĐ-BTM ngày 8/1/2007.
Qui tắc xuất xứ để xác định xuất xứ hàng hóa đủ điều kiện được hưởng
các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về Hợp tác kinh tế - văn hóa – khoa học
kỹ thuật giữa Việt nam và Lào ban hành kèm theo QĐ 865/2004/QĐ-BTM
ngày 29/6/2004.
Qui tắc xuất xứ để xác định xuất xứ các mặt hàng được hưởng ưu đãi
thuế quan theo Bản thỏa thuận giữa BTM Việt nam và BTM Campuchia ban
hành kèm theo QĐ 31/2006/QĐ-BTM ngày 4/10/2006.
III. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
1. Khái niệm:
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị Định 19: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng

hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất
xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
11


Tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu: Tuỳ theo qui định của
từng quốc gia mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ là khác nhau, các cơ quan thường gặp là Bộ Thương mại, Bộ Công
nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành quản lý, Hải quan, Phòng Thương
mại và Công nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề, thậm chí là một số Công ty
sản xuất được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm, hàng hoá do chính
Công ty sản xuất... Các nước có thể qui định thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá cho từng cơ quan/ tổ chức theo các mẫu Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá cụ thể. Một cơ quan/ tổ chức có thể được cấp một
hoặc nhiều loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Một loại mẫu Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá có thể do một hoặc nhiều cơ quan/ tổ chức có
thẩm quyền cấp. Tuy nhiên việc cấp này đều phải được qui định về thẩm
quyền cấp rõ ràng. Trong nhiều trường hợp để thực hiện các thoả thuận ưu
đãi thuế quan, các nước thành viên có thể phải xác nhận lẫn nhau, thông báo
lẫn nhau tên, địa chỉ các cơ quan/ tổ chức có thẩm quyền cấp các mẫu Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá tương ứng để thực hiện thoả thuận ưu đãi thuế
quan đó.
Qui định, yêu cầu liên quan đến xuất xứ: gồm các Qui tắc xuất xứ áp
dụng để xác định và công nhận xuất xứ thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá và Qui chế cấp. Có nhiều loại Giấy chứng nhận xuất xứ, mỗi
loại Giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng các Qui tắc xuất xứ nhất định.
Ví dụ 1: Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A được cấp cho hàng hoá xuất
xứ từ nước được hưởng ưu đãi theo Hệ thống GSP đến nước nhập khẩu cho
hưởng ưu đãi này theo Qui tắc xuất xứ mà nước nhập khẩu qui định.

Ví dụ 2: Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D được cấp cho hàng hóa xuất
xứ từ nước ASEAN để được hưởng ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung CEPT theo Qui tắc xuất xứ mà các nước ASEAN qui định….

12


Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng
hoá: Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của
hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.
2. Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
Hưởng các ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu dành cho nước xuất
xứ hàng hóa;
Theo yêu cầu khác của hoạt động xuất nhập khẩu (yêu cầu của các bên
mua, bán trong thương mại quốc tế hoặc yêu cầu về quản lý của nước xuất
khẩu, nhập khẩu…)
3. Đặc điểm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá có đặc điểm:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp cho lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu cụ thể: tức là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá chỉ được cấp cho
hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới
nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng,
thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng,
nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ
quốc tế, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá có thể được cấp trước hoặc sau
ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải
phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra
khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã
làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

Giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất
xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui
tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có
thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp Giấy chứng
13


nhận xuất xứ hàng hoá (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác).
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì
được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập
khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.
Ví dụ: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D thể hiện Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá được cấp theo tiêu chuẩn xuất xứ để thực hiện Hiệp
định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu A cấp theo qui tắc xuất xứ
nước nhập khẩu đưa ra để áp dụng đối với hàng hoá xuất xứ từ nước đang
phát triển để được hưởng ưu đãi theo chế độ thuế quan phổ cập GSP.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà
phê theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu B được cấp theo qui tắc xuất
xứ không ưu đãi của Việt nam đối với hàng xuất khẩu.
4.Các nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá:
Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá mà nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá phải thể hiện
được các nội dung .
Loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: nhằm thể hiện Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương

ứng.
Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/
dỡ hàng, vận tải đơn…).

14


Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá,
trọng lượng, số lượng, giá trị…).
Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ
hàng hoá.
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
5. Các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá .
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cấp trực tiếp: Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng
có thể là nước xuất khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giáp lưng: Giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ.
Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng
hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy
hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng
(nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian.
Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể
theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi
bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này,
một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể
được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giáp lưng trên cơ sở Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá gốc của nước xuất xứ.

Theo qui chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi hiện hành
của Việt nam: có một số Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi đặc biệt
được cấp dưới dạng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giáp lưng. Khi gặp
các Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu
đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực
tiếp.
15


6. Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá hiện áp dụng tại Việt nam
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu B (cấp cho hàng XK).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cho hàng cà phê (theo qui định
của Tổ chức cà phê thế giới)....
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu A (cấp cho hàng XK đi các
nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu
đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu E (ASEAN – Trung quốc);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (VN-Lào; VNCampuchia)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VNEU)…

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật thương mại II. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB.


CAND.
2. Luật Thương mại Việt nam năm 2005
3. Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ Quy định
chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa).
4. Thông Tư 07/2006/TT-BTM; TT 08/2006/TT-BTM; 10/2006/TT-BTM
5. QĐ 1420/2004/QĐ-BTM ngày 4/10/2004 dùng cho Hiệp định CEPT
6. Nguồn: www.google.com.vn

17



×