Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích cơ cấu xã hội đô thị và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học đô thị đối với lĩnh vực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.54 KB, 10 trang )

MỞ BÀI
Sau 26 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, xã hội Việt Nam cũng đã
diễn ra một quá trình biến đổi toàn diện vô cùng lớn lao cả ở tầm vĩ mô và vi
mô, cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… .Vấn đề đặc biệt quan trọng
cần kể đến là sự biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu xã hội đô thị. Cùng với những
thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, những biến đổi mạnh mẽ của xã hội
đặc biệt của xã hội đô thị thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, thách
thức gay gắt. Đó là, sự mất cân đối về cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu giai
cấp, cơ cấu dân cư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu dân tộc, tôn giáo…; sự phân
hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa giàu và
nghèo trong phát triển; sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp, các giới, các
nhóm xã hội…; đặc biệt, sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội ngày
càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó là sự xuất hiện những vấn đề mới như:
dân số tăng, việc làm và di cư tự do; sự tăng nhanh của giai cấp công nhân
và sự giảm sút nguồn lực lao động ở nông thôn; các tệ nạn xã hội; sự bất
bình đẳng giới và nguy cơ khủng hoảng gia đình; sự thay đổi chuẩn mực đạo
đức và lối sống ở lớp trẻ…Chính vì sự quan trọng của vấn đề nên em xin lựa
chọn đề tài :” Phân tích cơ cấu xã hội đô thị và nêu ý nghĩa thực tiễn của
việc nghiên cứu xã hội học đô thị đối với lĩnh vực pháp luật”.
Bài làm trên của em còn thiếu sót mong thầy cô góp ý để em hoàn
thiện bài của mình tốt hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !


NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản.
Xã hội học đô thị là nghành khoa học xã hội học chuyên biệt xét theo
cơ cấu xã hội – lãnh thổ, nghiên cứu lịch sử hình thành, các quy luật hoạt
động và phát triển của xã hội đô thị với tư cách là một chỉnh thể, bản chất và
các biểu hiện của các sự kiện, hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội diễn


ra trong đời sống xã hội đô thị.
Đô thị là hình thức tồn tại của xã hội loài người trong phạm vi không
gian - xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, là hình thức tổ chức cư trú của
con người, được đặc trưng bởi các chỉ báo sau:
+ Số lượng dân cư tập trung trên phạm vi lãnh thổ hạn chế (mật độ dân
số cao).
+ Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
+ Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển xã hội và cá nhân.
+ Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và với
toàn xã hội nói chung.
2. Cơ cấu xã hội đô thị
2.1Khái niệm cơ cấu xã hội đô thị
Cơ cấu xã hội đô thị là tổng thể các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các
nhóm xã hội hợp thành cộng đồng dân cư của một đô thị xét trong các mối
liên hệ và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Cơ cấu xã hội đô thị bao
gồm các tiểu cơ cấu thành phần mà những bộ phận chủ yếu là cơ cấu xã hội
– nhân khẩu, cơ cấu xã hội – lãnh thổ, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu
xã hội – giai cấp…


- Cơ cấu xã hội – nhân khẩu của đô thị là toàn bộ các nhóm xã hội
trong dân cư đô thị được phân chia trên cơ sở các dấu hiệu sinh học – xã hội
cùng những mối quan hệ qua lại tương ứng trong quá trình tái sản xuất
chúng, bao gồm : cơ cấu giới tính, cơ cấu lứa tuổi, cơ cấu về tình trạng hôn
nhân – gia đình, vấn đề người già ở đô thị…
- Cơ cấu xã hội – lãnh thổ của đô thị được biểu hiện ra ở sự phân
chiaa tự phát hay có tổ chức lãnh thổ trong đô thị thành các khu vực như:
+ Khu vực chức năng ( theo nguyên tắc quy hoạch đô thị ) gồm khu công
nghiệp, khu thương mại, khu hành chính, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí,

sinh hoạt văn hóa…
+ Có sự phân chia các khu ở theo giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau cư trú
ở đó chẳng hạn khu da trắng, khu da đen, khu người nhập cư…
- Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ở đô thị là tập hợp tương đối ổn định
những người làm những công việc lao động cụ thể, xác định hoặc biến thể
của các dạng lao động đó do trình độ phát triển lực lượng sản xuất cùng
những đặc điểm chức năng của các cơ quan, xí nghiệp thuộc các ngành kinh
tế quốc dân ở đô thị tạo ra. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ở đô thị có những
đặc điểm khác nhau giữa các thành phố phụ thuộc vào quy mô của thành phố
và chức năng của thành phố đó.
- Cơ cấu xã hôi – giai cấp ở đô thị hình thành, phát triểm, biến đổi dựa
trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội của đô thị. Nền kinh tế hang hóa
phát triển ở các thành phố đã tạo cho ở đây cơ cấu xã hội – giai cấp với
nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội rất đa dạng và phức tạp. Sự biến đổi cơ cấu
xã hội- giai cấp ở các đô thị luôn đi kèm với chính sách phát triển kinh tế xã hội ở đô thị này. Các yếu tố chủ yếu cấu thành nên cơ cấu xã hội – giai
cấp ở các thành phố, đặc biệt ở các nước đang phát triển là:


+ Công nhân, viên chức, trí thức là ba bộ phận quan trọng nhất của cơ cấu
xã hội – giai cấp ở đô thị. Tỉ lệ của họ trong thành phần dân cư phụ thuộc
vào chức năng của các thành phố cụ thể. Ví dụ nếu đó là thành phố công
nghiệp thì công nhân thường chiếm tỉ lệ cao, còn nếu đó thành phố thủ đô thì
viên chức và trí thức chiếm thành phần đông hơn…
+ Đội ngũ thợ thủ công, thương nhân, những người làm dịch vụ, buôn bán
nhỏ là bộ phận quan trọng ở các thành phố thuộc các nước đang phát triển.
+ Phần tử ngoài lề xã hội (trẻ em lang thang, bụi đời, người tàn tật, vô gia
cư, kẻ phạm tội đang trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật…Xét về phương
diện xã hội đây là môi trường phát sinh nhiều loại tệ nạn xã hội, nhiều khi ở
mức báo động.
2.2 Một số đặc điểm của cơ cấu xã hội đô thị ở Việt Nam

Trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc đổi mới, với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển nền
kinh tế hang hóa nhiều thành phần, sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam
đang chịu những tác động mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về
lượng lẫn về chất.
Sự biến đổi cơ cấu xã hội bao gồm biến đổi từ cơ cấu xã hội – giai
cấp, cơ cấu xã hội – nhân khẩu đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp…
a )Về biến đổi cơ cấu xã hội –giai cấp: Nếu như trước Đổi mới chỉ có giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, thì trong kinh tế thị
trường ở các đô thị tái sinh và phát sinh những giai - tầng phản ánh tính chất
thị dân điển hình như tư sản, tiểu chủ, tiểu thương, lao động làm thuê. Còn
công nhân, nông dân, trí thức cũng đa dạng hơn, không chỉ có trong khu vực
kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, thể chế hành chính, thể chế sự nghiệp
công lập... mà còn có cả trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp, thể


chế sự nghiệp ngoài công lập... Điều đáng chú ý là xã hội Việt Nam đang
dần hình thành tầng lớp trung lưu, vốn có nguồn gốc từ các giai- tầng khác
nhau, hoạt động ở nhiều ngành nghề, chủ yếu tập trung ở các đô thị. Tầng
lớp trung lưu tác động rất lớn đối với biến đổi xã hội và có vai trò, vị trí
quan trọng đối với quản trị biến đổi xã hội đô thị Việt Nam trong bối cảnh
mới.
b )Về biến đổi cơ cấu xã hội – nhân khẩu, dân số đô thị tăng rất nhanh, chủ
yếu là tăng cơ học do di cư nông thôn - đô thị. Chỉ thống kê thành phố Hồ
Chí Minh: Năm 1989 là 3.988.124 người, năm 1999 là 5.037.155 người,
năm 2004 là 6.117.251 người, năm 2009 là 7.162.864 người, năm 2010 là
7.382.287 người
c )Về biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: Nếu xem xét cơ cấu nghề nghiệp
theo nhóm ngành kinh tế, thì sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp đang có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm mạnh tỷ lệ lao động hoạt động trong

nông, lâm, ngư nghiệp; tăng mạnh tỷ lệ lao động hoạt động trong công
nghiệp và dịch vụ, từ các ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất
cao hơn. Còn xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo thành phần kinh tế thì tỷ lệ
lao động thuộc khu vực kinh tế nhà nước giảm xuống, trong khi tỷ lệ lao
động khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên;
theo khu vực thì tỷ lệ lao động ở thành thị tăng lên, trong khi lao động ở
nông thôn giảm xuống, v.v...
Sự biến đổi cơ cấu xã hội đô thị ở Việt Nam còn thể hiện ở sự phân
tầng xã hội theo mức sống, sự phân hóa giàu nghèo ngày một gia tăng
trong dân cư đô thị.
Do tác động của công cuộc đổi mới mà một bộ phận dân cư do có các
điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi nên có thể ổn định và gia tăng


mức sống, nâng cao thu nhập. Trong khi đó một bộ phận dân cư khác không
có điều kiện để khai thác vận hội, cơ may lại bị các điều kiện mới của sự
chuyển đổi cơ chế làm cho mức thu nhập và điều kiện sống của họ giảm đi
so với trước. Kết quả là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Những đại diện của thành phần kinh tế tư bản, tiểu tư sản, tiểu chủ của các
xí nghiệp…là những thành phần năng động và tích cực trong việc phát triển
sản xuất kinh doanh, thu hút được người lao động chưa có việc làm ở các đô
thị, nhạy bén trong tiếp thị nên làm ăn phát đạt và trở nên giàu có. Còn các
tầng lớp dân nghèo thành thị đại diện cho thành phần sản xuất nhỏ, bao gồm
thợ thủ công, tiểu thương, dân nông thôn mới nhập cư…có mức sống trung
bình hoặc trung bình kém. Bên cạnh đó còn có nhóm ngoài lề xã hội như trẻ
lang thang, người già cô đơn, người thất nghiệp, các loại tệ nạn xã hội có xu
hướng phát triển mạnh mẽ đang trở thành những vấn đề nhức nhối cần có sự
quan tâm và giải quyết của toàn xã hội.

3. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học đô thị đối với lĩnh

vực pháp luật.
Nghiên cứu xã hội học đô thị cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn giúp
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực quy
hoạch và phát triển mạng lưới đô thị sao cho phù hợp với tình hình thực tế
của đất nước. Các đô thị của nước ta tập trung chủ yếu ở phiá Bắc, với thủ
đô Hà Nội là trung tâm cùng với các thành phố khác như Hải Phòng, Hạ
Long, Hải Dương.. và phiá nam với thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
cùng với các thành phố thuộc các tỉnh như Vũng Tàu, Cần Thơ…Điều đó
đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta trong chính sách quản lý, xây dựng và phát
triển đô thị cần khuyến khích và đầu tư cho sự phát triển các đô thị nhỏ và


vừa đặc biệt là ở Miền Trung, Tây Nguyên, các vùng trung du và miền núi
phía Bắc nhằm khắc phục tình trạng không đồng đều trong phân bố đô thị
giữa các vùng trong cả nước. Điều đó cũng góp phần mở mang dân trí, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các vùng còn xa xôi hẻo lánh,
phù hợp với chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là đưa nông thôn và đô thị
từng bước xích lại gần nhau.
Các nghiên cứu xã hội học đô thị cho thấy: sự phân tầng xã hội và
phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, vấn đề các dòng di cư từ các vùng
nông thôn vào các đô thị, vấn đề nhà ở cho người nghèo ở các đô thị, bạo lực
trong gia đình, nạn thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời
sống dân cư đô thị… đang là những vấn đề kinh tế - xã hội có tính gay gắt
và bức xúc, cần được đặc biệt quan tâm trong đời sống xã hội đô thị hiện
nay. Đây là những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp luật về luật thuế
thu nhập, luật cư trú, luật phòng chống bao lực gia đình, luật lao động…do
đó, vấn đề về tính khả thi và hiệu lực của các loại văn bản pháp luật này
trong quá trình triển khai và áp dụng vào đời sống xã hội đô thị cần được các
cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng.
Những yếu tố đặc thù của xã hội đô thị như mật độ dân số cao, thành

phần dân cư hỗn tạp, sự phân bố dày đặc của hệ thống cơ sở hạ tầng.. thường
là nguyên nhân phát sinh những hành vi sai lệch, tình trạng vi phạm pháp
luật nói chúng và tình hình tội phạm diễn biến phức tạp ở đô thị, các nhóm
ngoài lề xã hội và nguy cơ phát sinh các loại tệ nạn xã hội, làm suy giảm
năng lực quản lí đô thị. Chính vì vậy, công tác quản lí đô thị đòi hỏi phải
nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán
bộ quản lý các cấp.


KẾT BÀI
Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu xã hội đô thị cho ta thấy khá rõ nét
về sự biến đổi trong cơ cấu xã hội đô thị, là sự phân tầng xã hội ở đô thị
trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Từ đó giúp cho việc nhận diện rõ
hơn bối cảnh xã hội hiện thời từ nhiều góc độ và hình thành, xây dựng các
chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn đang phát triển với nhịp độ ngày
càng tăng tại các đô thị lớn ở nước ta hiện nay.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM KHẢO
Khu đô thị sầm uất tại thành phố Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh những khu nhà cao chọc trời là những
khu nhà ổ chuột


Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn




×