Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HK văn hóa tại sao khi nghiên cứa về văn hóa phải sử dụng phương pháp hệ thống – chỉnh thể lấy ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.57 KB, 5 trang )

I-

ĐẶT VẤN ĐỀ

:

Văn hóa và khoa học về văn hóa bao gồm những gì còn đang là vấn đề tranh luận.
Văn hóa được hiểu là thiên nhiên thứ hai, là toàn bộ hệ thống giá trị vật chất và giá trị
tinh thần được con người sáng tạo và lưu giữ trong quá trình lịch sử.
Giáo sư G.Bandzeladze đúng khi ông viết: “Sự phân chia các khoa học thành
những bộ môn “chuyên môn” và “khái quát”, những bộ môn “thực chứng” (positif) và
“trừu tượng” là một quan niệm cổ lỗ từ lâu rồi. Khoa học “chung chung”, “khái quát”,
khoa học “trừu tượng” không phải là khoa học. Mỗi khoa học có khách thể và đối tượng
nghiên cứu chuyên môn của nó, nhưng các khoa học đều có phương pháp nghiên cứu
chung và phương pháp nghiên cứu chuyên môn”. Một bộ môn trong các khoa học về văn
hóa có nhiệm vụ nghiên cứu một lĩnh vực văn hóa xác định. Trong rất nhiều phương
pháp thì phương pháp hệ thống – chỉnh thể đóng vai trò quan trọng để nghiên cứu về văn
hóa Việt Nam. Vì vậy em chọn đề tài: “Tại sao khi nghiên cứa về văn hóa phải sử
dụng phương pháp hệ thống – chỉnh thể? Lấy ví dụ minh họa.”
II-

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- Khái niệm văn hóa
Theo UNESCO định nghĩa về văn hóa: “ văn hóa phản ánh và thể hiện một cách

tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống ( của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn
ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu
thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó
từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
2- Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu văn hóa
Nghiên cứu văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khoa học xã hội Việt


Nam với hàng chục cơ quan nghiên cứu và hàng trăm cơ quan có chức năng quản lý,
nghiên cứu văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu văn hóa như thế nào? Với lý thuyết nào?
Theo phương pháp nào? Dường như đang gặp khủng hoảng vì nhiều lí do khác nhau.
Việc xác định được hướng nghiên cứu phù hợp với một đối tượng vô cùng rộng lớn như
văn hóa là vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều đó, mỗi nhà nghiên cứu cần xác định
1


cho mình một hướng đi đúng hay nói cách khác cần phải sử dụng một công cụ, phướng
pháp phù hợp. Nghiên cứu văn hóa có có hai phương pháp là phương pháp chung và
phương pháp chuyên ngành. Phương pháp chung bao gồm: phương pháp hệ thống –
chỉnh thể, phương pháp liên ngành, phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Phương
pháp chuyên ngành gồm: nhân nhọc văn hóa, sử học văn hóa, xã hội học văn hóa, kinh tế
học văn hóa.
3- Phương pháp hệ thống - chỉnh thể:
Đây là phương pháp nghiên cứa văn hóa như một chỉnh thể mà không cắt đoạn
theo địa giới hành chính hay phân giới địa lý.
Tất cả các giá trị văn hóa vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, dù là sự
vật, hiện tượng, hoạt động cụ thể đến đâu cũng không thể tách biệt rời rạc, hỗn độn. Văn
hóa bao giờ cũng mang tính hệ thống mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống chặt
chẽ. Văn hóa là lĩnh vực mang tính hệ thống. Có thể xem xét các giá trị văn hóa từ nhiều
góc độ và phương diện “ tịnh – động” của các nhân tố cấu thành văn hóa. Đó là con
người, hoạt động, sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần. Đồng thời, xem xét về phương
diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể hoặc
văn hóa – văn minh – văn hiến – văn vật mang tính lịch sử xã hội. dù ở góc độ nào
chúng ta cũng đều thấy mối quan hệ chặt chẽ, có tính hệ thống của tất cả các yếu tố tạo
nên nền văn hóa chung.
Trong lịch sử nhân loại, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở văn hóa thường tỏ
ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn những mô thức liên kết khác,
chẳng hạn như nhà nước hay thị trường. Xét về mặt lịch sử, thị trường cũng như các

quốc gia – dân tộc đã ra đời muộn hơn nhiều so với các nền văn hóa – văn minh. Thời
điểm kí hòa ước Westphalia ( năm 1648) được quan niệm như điểm mốc đánh dấu sự ra
đời của quốc gia dân tộc. Theo tinh thần của hòa ước này thì chủ quyền quốc gia là mang
tính tối cao, và các quốc gia có quyền lực tuyệt đối về xử lí các vấn đề đối nội ( tách
quyền lực của nhà nước ra khỏi tôn giáo và làm cho cái đầu tiên có tính quyết định); và

2


có quyền lực tuyệt đối về lãnh thổ cũng như về quản lý cộng đồng cư trú trong phạm vi
lãnh thổ đó.
Nhưng trong điều kiện toàn cầu hóa, tính tuyệt đối, tối cao, không chuyển nhượng
và chia cắt chủ quyền quốc gia đang gặp phải nhiều vấn đề, mà cụ thể là trước áp lực của
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sinh thái, an ninh và các vấn đề chung khác do toàn
cấu hóa mang lại, ranh giới giữa các quốc gia đang dần mờ đi. Một khi các “ giải phân
cách” mang tính lịch sử và nhân tạo chia cắt cộng đồng văn hóa thành từng mảnh nhỏ
đang giảm dần hiệu lực trong điều kiện toàn cầu hóa thì tất yếu sẽ diễn ra các xu hướng
trả lại “nền móng” ban đầu mà dựa trên cơ sở đó đã từng mọc lên các quốc gia dân tộc.
Khi nghiên cứu về văn hóa phải dùng phướng pháp hệ thống – chỉnh thể vì một số
lí do sau:
Thứ nhất, văn hóa là một ngành khoa học tương đối mới, một khoa học tích hợp,
vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt.
Thứ hai, để nghiên cứu toàn diện và bao quát được nền văn hóa. Văn hóa là tất cả
cái phần làm nên giá trị của một dân tộc. Nghĩa của văn hóa rất rộng. Van hóa là cái cách
sống, quan hệ với thiên nhiên, cách làm ăn sinh sống ( văn hóa nông nghiệp, văn hóa cư
trú,…); là các hoạt động tinh thần( văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa dạy dỗ con
người…
Thứ ba, nhìn văn hóa theo cách nhìn rộng lớn, có cái nhìn đúng đắn về văn hóa.
4-


Ví dụ về nghiên cứu văn hóa dùng phương pháp hệ thống - chỉnh thể : nghiên

cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.
Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín
ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Là người Việt Namthì mọi
người đều thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông bà. Thờ cúng tổ tiên trở thành một tạp tục
truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam, là một
trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất
giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng những vẫn sống
cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn, vui mừng khi con cháu
3


gặp may mắn, khuyến khích con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách khi làm điều
tội lỗi. Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt – tộc
người đa số mà còn lưu giữ ở vài tộc người khác như người Mường, người Thái,… Trải
qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian
khác đã bị chịu nhiều cảnh long đong, bị kết tội là mê tín dị đoan nhưng tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên đã vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tính thần của nguời
Việt. Ý thức “ con người có tổ có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên Tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người.
Đặc biệt đay là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị ( nhà nước) từ xưa đến
nay trân trọng thừa nhận, dù với mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân
tộc nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của người Việt Nam.
Ở người Việt Nam, có một nét đặc thù về sự thờ cũng tổ tiên: tổ tiên gia đình và tổ
tiên cả nước gắn chặt với nhau trong tưởng niệm và thờ cúng. Thờ cúng tổ tiên được cố
định ở một chiều sâu tiềm thức không phai nhạt. Người ta khẳng định con người, cá
nhân không hề đoạn tuyệt với dòng giống, dù là trên phạm vi cả dân tộc hay ở phạm vi
từng gia đình. Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nét đẹp
trong tình cảm tâm tư của người sống và người chết, họ muốn tổ tiên bất tử để dìu dắt,

chở che cho con cháu, dòng họ nối tiếp phát triển.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa tâm linh vừa mang tính bản địa vừa
mang tính nhân loại di truyền từ đời này sang đời khác. Việc thờ cúng tổ tiên có thể coi
như một thứ “gen” văn hóa tinh thần của người Việt.
III-

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Văn hóa thực sự là nền tảng của xã hội, là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, khi những giá trị tinh thần đi vào quần chúng, chuyển hóa và nhân lên gấp bội lực
lượng vật chất. Chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để ngày nay văn hóa thực
sự là động lực của phát triển kinh tế, xã hội, để văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập,
nhất thể hóa và toàn cầu hóa, tồn tại như một bản sắc độc đáo, một báu vật của cộng
đồng nhân loại, để người Việt Nam trong giao lưu tiếp xúc với bạn bè quốc tế tự khẳng
4


định phong cách, một nhân cách, một bản lĩnh Việt Nam? Để làm được điều đó chúng ta
cần phải nghiên cứu văn hóa trên bình diện một cộng đồng văn hóa quốc gia dân tộc
thống nhất. Trong đó phương pháp hệ thống – chỉnh thể đóng vai trò quan trọng trong
nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

MỤC LỤC
IĐẶT VẤN ĐỀ
IIGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Khái niệm về văn hóa
2- Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu văn hóa
3- Phương pháp hệ thống - chỉnh thể
4- Ví dụ về nghiên cứu văn hóa dùng phương pháp hệ thống - chỉnh thể :
nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

III-

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

5



×