Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích văn hóa việt nam từ góc độ địa văn hóa so sánh văn hóa việt nam với các nước đông nam á khác từ cách tiếp cận này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.33 KB, 30 trang )

Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
B. NỘI DUNG.................................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................1
II. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ “ ĐỊA - VĂN HÓA”......................2
1. Vùng văn hóa Tây Bắc............................................................................3
2. Vùng văn hóa Việt Bắc............................................................................4
3. Vùng văn hóa Bắc Bộ..............................................................................5
4. Vùng văn hóa Trung Bộ...........................................................................8
5. Vùng văn hóa Tây Nguyên....................................................................10
6. Vùng văn hóa Nam Bộ...........................................................................11
III. SO SÁNH VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA - VĂN HÓA.........................................................................16
1. Văn hóa Đông Nam Á từ góc độ địa - văn hóa.....................................16
2. Sự giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ
góc độ địa - văn hóa........................................................................................20
3. Sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ
góc độ địa - văn hóa........................................................................................21
C. KẾT LUẬN...............................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................25
PHỤ LỤC......................................................................................................26

0



Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

A. MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước ven biển nối các nước ASEAN lục địa với các nước
ASEAN hải đảo. Một nền văn hóa ngã tư được bồi đắp qua hai ngàn năm để
mang tính lưỡng căn Đông Á và Nam Á rồi qua mấy trăm năm cận đại giao
thoa với văn hóa phương Tây thành một ngã tư quốc tế Đông Tây - Nam Bắc
khá đặc trưng. Đất nước Việt Nam quá dài và quá hẹp trải qua các miền khí
hậu và địa chất, địa mạo liên tục thay đổi trên các diện tích nhỏ. Việt Nam có
nhiều dân tộc chung sống trên các vùng khác nhau. Văn hóa Việt Nam không
quá Đông Á, giống Trung - Nhật - Hàn như thoạt nhìn bên ngoài. Bản chất
Đông Nam Á của nó lẩn sâu và cố kết bền chắc hơn người ta tưởng. Vì vậy
qua đề tài: “Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ “ Địa - văn hóa”. So
sánh văn hóa Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác từ cách tiếp cận
này” em xin được tìm hiểu về văn hóa Việt Nam qua công cụ định vị theo
vùng địa lý và từ đó có thể tìm ra được sự giống và khác nhau giữa nền văn
hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á.

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm “ địa - văn hóa” được ra đời là nhờ đến công lao của ông Joel
Bonnemaison là nhà địa lý học người Pháp, giáo sư Đại học Paris IV. Trong
nghiên cứu và giảng dạy, Joel Bonnemaison đặc biệt chú ý đến việc làm sáng
tỏ cách tiếp cận địa văn hóa và những cơ sở văn hóa của địa lý học nhân văn.
Năm 1997, khi đang tiến hành nghiên cứu ở New Caledonia thì ông qua đời,
vợ và học trò của ông tập hợp các bài giảng của ông để xuất bản, trong đó có
công trình Culture and Space ( không gian văn hóa) bằng tiếng Pháp. Đã có
nhiều người chọn dịch và giới thiệu một phần nhỏ trong công trình kể trên

của ông qua bản dịch tiếng Anh của Josée Pénot - Demetry, xuất bản ở New
York năm 2005 về vấn đề địa - văn hóa. Trong đó ông có nói địa - văn hóa là
một khái niệm mới. Đối với một số người, thuật ngữ này có vẻ như khó hiểu,
1


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

vì văn hóa (thuộc những giá trị tinh thần) và địa lý học (một ngành học thuộc
khoa học tự nhiên, gắn với không gian địa lý) khó có thể gắn kết với nhau.
Trong khuôn khổ của các ngành khoa học xã hội truyền thống, văn hóa
dường như “thuộc về” các nhà dân tộc học, nhân loại học và xã hội học.
Trong khi đó, tự nhiên và môi trường là lĩnh vực của các nhà địa lý học.
Thuật ngữ địa văn hóa là mới, nhưng ý niệm về nó lại không mới. Ở Pháp
vào thế kỷ XIX, Friedrich Ratzel đã đề cập đến địa lý nhân học, sau đó quan
niệm về địa văn hóa đến Pháp thông qua ảnh hưởng của nhân học Mỹ với
những đóng góp quan trọng về địa văn hóa của Carl Sauer - một học trò của
Ratzel. Với sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của văn hóa,các nhà địa lý học
nổi tiếng của Pháp ở Quebec đã có ảnh hưởng lớn đến sự phục hưng của
cách tiếp cận địa - văn hóa vào những năm 1980.
Còn để hiểu khái niệm đó theo cách hiểu đơn giản hơn thì địa - văn hóa là
một phương pháp dùng để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng
là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và
hoàn cảnh tự nhiên. Hay hiểu theo cách khác thì muốn nghiên cứu một văn
hóa của một dân tộc, một cộng đồng thì ta phải biết một người, một cộng
đồng, một dân tộc sống trong một khu vực địa lý cụ thể.
II. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ “ ĐỊA - VĂN HÓA”
Như ta có thể biết nền văn hóa luôn chịu sự chi phối đáng kể của hoàn

cảnh của địa lý - khí hậu. Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc
chung của văn hóa Việt Nam, còn tính đa dạng của tộc người lại làm nên
những bản sắc riêng đặc biệt của từng vùng văn hóa. Sự khác biệt này được
phản ánh trong nhiều câu ca dao, tục ngữ khá dí dỏm về địa lý và tính cách
của mỗi vùng, qua đó ta có thể hình dung một phần nào về nếp sống, văn hóa
của từng vùng, ví dụ như những câu thơ sau đây:
“Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” ( miền Nam)
2


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

Hay là : “ Trâu gõ mõ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ mặt sàn.” (miền Núi)
Những năm gần đây việc phân vùng văn hóa trong lãnh thổ Việt Nam
hiện tại cũng đã được nhiều học giả bàn luận đến tiêu biểu như Ngô Đức
Thịnh, 1993; Huỳnh Khái Vinh, 1995; Cù Huy Cận, 1995…nhưng để cho
mọi người có cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa Việt Nam từ góc độ địa văn hóa này thì không thể không nói đến cách phân thành 6 vùng của tác giả
Trần Quốc Vương, 1997. Cách này có thể xem là hợp lí và rõ ràng nhất. Sau
đây là những vùng văn hóa cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam:
1. Vùng văn hóa Tây Bắc
Không gian địa lý của vùng Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi
non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng kéo dài tới bắc Thanh Nghệ và gồm
có 6 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai, Yên Bái.
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó các
tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện vì có dân số lớn nhất vùng.
Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phái ngăn suối dẫn

nước vào đồng với hệ thống tưới tiêu hợp lí; là nghệ thuật trang trí tinh tế
trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục của người
H’Mông với những màu sắc sặc sỡ gam nóng, họa tiết bố cục và sắc màu
phong phú. Ai đã từng qua Tây Bắc đều không thể quên được hình ảnh
những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Con người vùng Tây Bắc luôn coi trọng những con suối, luôn sống chân
thật, giản dị và hòa thuận, kính trên nhường dưới, giúp đỡ vô tư, giữ gìn
thuần phong mĩ tục dù cho nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ. Họ
tín ngưỡng thờ cúng đa thần, lực lượng thiên nhiên, bộ phận cơ thể con
người và họ tin là có linh hồn, như người Thái đã tin rằng có 80 linh hồn: tai,
mắt, mũi, trán, lông mày, … Còn về văn hóa nghệ thuật thì nơi đây có những
tác phẩm truyền miệng vô cùng phong phú và những tác phẩm truyện thơ nổi
3


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

tiếng như : Tiễn dặn người yêu, Tiếng hát làm dâu, Vườn hoa núi cối,..Bên
cạnh đó còn nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi
tiếng được nhiều người biết đến với 32 điệu xòe của Thái; múa khèn của
H’Mông; múa bông, múa sạp của Mường.
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
Khu vực Việt Bắc nằm ở vị trí có vĩ độ cao nhất cả nước. Là khu vực bao
gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Địa hình Việt Bắc có
cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ở
phía Bắc và đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển. Hiện nay, nói tới Việt
Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Cư dân chủ yếu là người Tày và Nùng. Ngoài

ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H'mông, Lô Lô, Sán Chay,
…Tất cả những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên của vùng Việt Bắc sẽ
tác động không ít đến văn hoá của vùng này.
Về văn hoá vật chất, Người Tày- Nùng có hai loại nhà chính là nhà sàn và
nhà đất. Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất. Trang phục của
người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị,
lứa tuổi, địa phương. Trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không
có sự trang trí bằng hoa văn. Giữa nam giới Tày và Nùng chỉ khác nhau đôi
chút về kích thước trong trang phục. Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại
đa dạng và phong phú. Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với
người phụ nữ Tày mặc chiếc áo trong màu trắng, đồ trang sức cũng khá đơn
giản. Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm chỉ
đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau. Phụ nữ người Nùng có
khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạc như
vòng chân, vòng tay,…Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách
thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng. Việc
chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, có những sáng tạo và tiếp thu kĩ
4


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v.... Về tín ngưỡng tôn
giáo, cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên.
Các thần linh của họ rất đa dạng như thần núi, thần sông, thần đất. Tôn giáo
cũng có những nét khác biệt. Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo
giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc.
Về chữ viết, vùng Việt Bắc ở giai đoạn cổ đại không có chữ viết; giai đoạn

cận đại có chữ Nôm; giai đoạn hiện đại có chữ thêm chữ Latinh. Năm 1960,
Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết
theo lối chữ Quốc ngữ. Văn học Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú
về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví,... Riêng
dân ca, là loại phong phú và khá riêng biệt được viết trên nền giấy vải khá
công phu. Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương, là những thể
loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng.
Lễ hội của cư dân Tày-Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng
là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn ra gồm hai phần : Lễ và hội. Nghi lễ
chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa
ăn được tổ chức ngay tại đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh
quay, đánh yến,v.v…Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng này, không
thể không nói đến sinh hoạt hội chợ vì đó là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng
cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Và có thể coi đây như
là một sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc.
3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía Bắc giáp Trung
Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Bao gồm đồi núi, đồng
bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Nó là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : TâyĐông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến
5


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên
của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam

Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi
về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Vùng văn hóa châu thổ
Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Mã. Đây là vùng văn hóa đúng
như PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh nhận xét : "Trong các sắc thái phong phú và
đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa
độc đáo và đặc sắc”. Dẫn đến điều này là một hệ quả, một tổng hòa các quan
hệ của nhiều vấn đề khác nhau. Trước hết là những đặc điểm của môi trường
tự nhiên Bắc Bộ. Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng
lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh
đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là
những cư dân "xa rừng nhạt biển" (PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh) Nói khác đi
là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân chuyên đắp đê lấn biển trồng
lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông
ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Đất
đai ở đây cũng không phải là ít, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời
gian nhàn rỗi của vụ mùa, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. Ở
đồng bằng sông Hồng, có một số làng phát triển một số nghề lâu đời như
nghề gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng .v.v... Mặt khác những người nông dân
này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn
Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc
nguyên thủy sang công xã nông thôn. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng
Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông.
Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ
là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình
làng, chùa làng v.v..., mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn
mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước,
khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy
6



Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng, vì thế mà nó đã trở thành
một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà vai trò
cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ đã góp
phần tạo ra những điểm riêng của vùng văn hóa này. Nhà ở của cư dân Việt
Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu.
Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra
bóng mát cho ngôi nhà. Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn
như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm, rau và cá,
các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ,
Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
Cách mặc của người dân Bắc Bộ thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ
đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu
nâu sống. Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Ngày nay y
phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
Mặt khác, nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa
có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các
di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương.
Đền, đình, chùa, miếu v.v..., có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê.
Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền
Hùng, khu vực Cổ Loa, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Hương, v.v...kho tàng văn
học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý
hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười
đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của
Bắc Bộ, chẳng hạn như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v..v.. sử dụng nhiều
các hình thức câu đố, câu đối, nói lái,... Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt khá
đa dạng và mang đạm sắc thái như là hát quan họ, hát chèo, múa rối v.v...Về

tín ngưỡng của cư dân nơi đây là thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ
nghề,…Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại
trong lễ Hội như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, thờ thần mặt trời, các trò diễn
7


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm,
dương vật v.v... Chính vì vậy mà lễ hội ở Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng
văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư
dân nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của giáo dục, thành nhân tố tác
động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất
hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, v.v.. đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ
trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước,
ngoài nước. Vì vậy mà mọi người luôn cho rằng Bắc Bộ là cái nôi hình thành
dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp.
4. Vùng văn hóa Trung Bộ
Miền Trung Việt Nam có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng
và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước,
Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu của vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển
Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được
bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông,
vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam. Địa hình
miền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi
tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Suốt dải đất miền Trung Bộ, đường
bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía sau Biển Đông. Sát bờ biển, từ
Quảng Bình trở vào Nam, Ngãi, Bình, Phú có các dải cồn cát chạy dọc dài

Bắc Nam. Ở giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nối xóm làng và ruộng
lúa ngày nay. Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ
là đia bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời
kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa. Trước khi người Việt
vào nơi này, nền văn hóa Chămpa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quang
hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà. Vì vậy mà vùng văn hóa Trung Bộ là
một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm pa. Dọc miền Trung, nhiều
di sản văn hóa hữu thể còn tồn tại trên mặt đất. Đó là các tháp Chăm phơi
8


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, tháp Chăm
vẫn sừng sững như một dấu ấn không thể phai mờ. Ở Huế, còn có tháp Đôi
Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã
có 7 tháp,... Có thể nói khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp
Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ. Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chămpa
còn trên mặt đất, trong lòng đất khá nhiều. Đó là các tượng bà PôNagar, đặc
biệt là các tượng linga, yoni. Đó là các phù điêu, các trụ đá, các bia đá
v.v...Cùng các di sản văn hóa hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các di
sản văn hóa vô thể của văn hóa Chămpa như Cồn Ràng, Cồn Mọi. Đó là các
tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi,…
Người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa biến
thành di tích văn hóa của mình. Tháp Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đi
thì người Việt thờ cúng, sử dụng. Chẳng hạn như Tháp Bà ở Khánh Hòa,
được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự, linh thiêng của tín ngưỡng thờ
Mẫu, một tín ngưỡng của người Việt.

So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính
chất trung gian. Vì thế mà vùng văn hóa Trung Bộ còn ảnh hưởng bởi sự đa
dạng của thiên nhiên nơi đây. Yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non
đều ánh xạ vào trong các thành tố văn hóa, từ diện mạo đến các phương diện
khác. Có thể thấy ngay điều này từ diện mạo các loại hình văn hóa, với
Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên
cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh
cá. Điều này là đương nhiên, bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồng
bằng nhỏ hẹp, sát biển.
Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu
có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển
đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây. Mặt khác, người dân
Việt Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi
9


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn. Tóm lại, vùng văn hóa Trung
Bộ có những đặc điểm riêng của mình, khi đặt trong tương quan với các
vùng văn hóa khác.
5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía
đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây
giáp với Lào và Campuchia. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Thực chất, Tây Nguyên không phải
là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề như cao

nguyên Kon Tum, cao nguyên Buôn Ma Thuột,cao nguyên Di Linh,..với
những độ cao khác nhau. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về
phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn
Nam).Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba
tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc, Trung và Nam Tây Nguyên. Trung Tây Nguyên
có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm địa lý là một vùng đất đỏ bazan rộng lớn, Tây Nguyên phù
hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây
điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công
nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng
cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm
sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và
tiềm năng du lịch lớn.
Tây Nguyên có rất nhiều tộc người khác nhau nhưng Ba Na là nhóm sắc
tộc đầu tiên, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latinh do các giáo sĩ
Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923, hình thành chữ viết Ê Đê. Sử thi được
biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại
10


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

Paris (Le Chanson de DamSan. Vào năm 1949, người ta đã phát ra một bộ
đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc hiện nay đang được lưu giữ
tại Viện Bảo tàng Con Người - Paris. Vào năm 2005, không gian văn hóa
Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, Nhà rông Tây Nguyên là một kiến

trúc độc đáo, đó là những Nhà rông “có một không hai” của đồng bào Ba Na,
Xơ Đăng, Gié-Triêng, là biểu tượng của núi rừng hoang sơ hùng vĩ, nơi tập
trung các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, được coi là
“con mắt sáng”, vì nhà này luôn quay hướng về phía mặt trời mọc. Cốt cách
người Tây Nguyên như cây rừng, như gió núi. Nó không chỉ biểu hiện qua
dáng nhà hay dáng các chàng trai vạm vỡ, các cô gái khỏe khoắn đầy sức
sống. Các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua các bộ sử thi vô cùng hoành
tráng qua các luật tục (tập quán pháp) có từ bao đời trên mảnh đất này, v.v.
Các cộng đồng cư dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp
truyền thống. Họ đã phát triển nhiều loại hình nghề thủ công, sáng tạo ra
nhiều phong cách trang trí và các kiểu nhà ở truyền thống độc đáo của mình.
Tín ngưỡng chủ đạo của cư dân nơi đây xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên,
shaman giáo và thờ cúng vật linh. Gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày
của cư dân và chu kỳ các mùa trong năm, những tín ngưỡng này hình thành
nên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là chiếc cầu nối
thông linh giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên. Chứa đựng bên
trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. "Cồng chiêng càng già thì
thần linh càng mạnh và càng thiêng". Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng,
thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế,
đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình.
6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh
Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc
11


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03


giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Đông Nam
Bộ có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực
đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích rất lớn cùng với hàng ngàn con
kênh rạch.Tây Nam Bộ chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Nam Bộ có hai
hệ thống sông lớn nhất là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với
dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng
nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển
khoảng 100 triệu tấn phù sa. Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi
dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao.
Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân
trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước
rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác.
Nhờ sông Cửu Long có tốc độ dâng nước và tốc độ dòng chảy thấp, người ta
không cần phải đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sông Hồng, mà ngược lại
còn tận dụng nguồn nước này vào mùa lụt để đưa nước ngọt và phù sa vào
ruộng, rửa phèn ở vùng trũng, đánh bắt thuỷ sản, v.v. Không chỉ thế, sông
nước nơi đây còn là tiền đề phát triển các nghề buôn bán trên sông, vận tải
đường sông, v.v. Cho nên, không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình
và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông, lạch, kinh, rạch, ao, hồ, đìa,
hào, láng,...; nước lớn, nước ròng, nước đứng,... Sông nước đã trở thành một
yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây.
Do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất rộng lớn và phì
nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt đã
được phát huy ở mức tối đa: Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa cả nước, và góp
phần chính yếu vào sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm. Nhiều thương hiệu
lúa gạo của Nam Bộ rất nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Nam
Bộ cũng là nơi sản xuất đến 70% trái cây cả nước như sầu riêng, mít, bưởi,
12



Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

măng cụt, vú sữa, chôm chôm,.v.v. Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công
nghiệp lớn nhất cả nước như cao su, điều, đậu phộng, tiêu,.v.v..Ngoài ra còn
có mía và thuốc lá cũng được trồng rất nhiều ở vùng này, huyện Chợ Lách
(Bến Tre) còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, bonsai nổi tiếng.
Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao quanh hai
phía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề phát
triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Nhờ đó mà chế biến
thuỷ sản rất phát triển, Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nổi tiếng cả
nước và quốc tế,.. Ngoài ra, do tôm cá dồi dào nên Nam Bộ cũng là nơi có
nhiều sân chim nhất trong cả nước. Mỗi sân chim là nơi trú ngụ của hàng
trăm ngàn chim thú hoang dại cùng với thảm thực vật phong phú của môi
trường đồng bằng và ven biển nhiệt đới gió mùa.
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển. Nhiều làng nghề
truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài.
Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc,.. đã tham gia
hội chợ quốc tế, đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các
trung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông rạch,
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt ở miền Tây còn có các chợ
nổi mà toàn bộ hoạt động đều diễn ra trên sông nước như Chợ nổi Long
Xuyên (An Giang) là nơi hàng trăm ghe xuồng tụ tập để buôn bán hàng hoá
nông sản như bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà
phê... ,chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang)... Là
nơi "dân thương hồ" lui tới mưu sinh, chợ nổi đã trở thành một nét sinh hoạt
văn hoá rất đặc thù của miền Tây sông nước, và được ngành du lịch khai

thác như một sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách.
Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng theo truyền thống để
tổ chức quần cư thành làng ấp. Tuy nhiên, về nội dung và hình thức, làng ấp
13


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

của người Việt Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằng
Bắc Bộ và Trung Bộ. Làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tập hợp cư
dân đến từ nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau không phải
do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là do quan hệ láng giềng. Tập hợp cư dân
của mỗi làng ấp cũng thường biến động hơn, kẻ đến người đi đổi chỗ nhau,
nên không có sự phân biệt đáng kể giữa dân chính cư với dân ngụ cư.
Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡ
các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi
sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính là vùng đất
phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tiếp nối truyền thống
của người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Nam Bộ cũng
dành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ
cúng tổ tiên. Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùng
đồi núi sót, có sơn thuỷ hữu tình. Ở Thất Sơn, có chùa Phật Lớn lâu đời, có
tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước.
Ở núi Bà Đen, có chùa Bà Đen nổi tiếng, v.v.
Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với người
Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc,
chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải,
đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp,

trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng, v.v.
Lễ hội của người Việt Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hội
tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá lịch sử. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội bắt nguồn từ
Trung Bộ.
Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Đó là
các truyện dân gianphản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những
danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Đó là kho tàng ca dao và dân ca với
14


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc
bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v Ngoài ra, Nam Bộ còn có
một số thể loại văn học dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ.
Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ
dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng như Lục Vân
Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa,…Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan
đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật cải
lương là loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX.
Là vùng đất mới, nhưng Nam Bộ cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn
hoá như Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai; di tích
Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, luỹ Pháo Đài, lăng Hoàng Gia, lăng
Trương Định,...Gần đây, một số địa phương ở Nam Bộ đã tiến hành phục
dựng, trùng tu các di tích này để tôn vinh những người có công đối với lịch
sử và văn hoá của vùng đất phương Nam.
Ẩm thực của người Việt Nam Bộ cũng theo truyền thống bảo đảm cân
bằng âm dương và theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc của người

Việt nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao lưu tiếp biến
văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt nơi đây đã được điều
chỉnh thành cơm + canh + rau + tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực,
người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp biến các món canh chua
của người Khmer, nên các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú.
Về trang phục, do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt
ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Chiếc
áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương,
tát đìa, cắm câu giăng lưới, và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần
thiết. Chiếc khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi, và có thể dùng quấn
ngang người để thay quần.

15


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

Nhà ở của người Việt Nam Bộ có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven
lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước. Nhà nổi trên
sông nước là nơi cư trú đồng thời là phương tiện mưu sinh của những gia
đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán ở các chợ nổi,..
Văn hoá Nam Bộ mang đặc trưng đồng bằng sông nước. Đặc trưng văn
hoá chủ đạo này của vùng đất Nam Bộ đã buộc tất cả các nền văn hoá sinh tụ
nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không còn phù hợp với
môi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người
có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước, đan xen
những tộc người khác biệt nhau về văn hoá. Vì vậy, uyển chuyển, linh động,
phóng khoáng, bao dung, dần dà đã trở thành bản sắc thứ ba của văn hoá

Việt ở Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ nói chung.
III. SO SÁNH VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA - VĂN HÓA
1. Văn hóa Đông Nam Á từ góc độ địa - văn hóa
Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói
đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo
vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, người Nhật Bản cũng dùng
từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II
TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết
đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về
mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu.
Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối”
giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải. Ngoài 11 nước Đông
Nam Á hiện nay thì Đông Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm toàn
vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sông Dương Tử), đảo Đài Loan, một
số lảnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh
Bengal, châu Đại Dương và cả đảo Madagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ
16


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

tiên chính là người Mã Lai di cư sang). Đông Nam Á là chỗ giao nhau của
nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia
của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan,
Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo
Trung Ấn, các nước còn lại tạo nên Quần đảo Mã Lai. Quần đảo này được
hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Từ trước thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và
đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi
nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rỡ là văn minh Trung
Hoa và Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu
vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rãi trong khoa
học. Người ta đã khẳng định được rằng: trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung
Hoa và Ấn Độ thì cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá
phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông
Sơn phát huy hết sức rực rỡ mà biểu tượng là những chiếc trống đồng rất nổi
tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á.
Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng, nó
được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Ngay từ buổi bình minh
của lịch sử, Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài
người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid).
Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn
hóa Đông Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình
Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.
Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc
người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa
được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành
tố cả về vật chất lẫn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Trong quá trình
phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài
17


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự

giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ
trong quá trình phát triển của mình. Sau đây là một số điểm tiêu biểu được
thể hiện:
Về ngôn ngữ - chữ viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ
các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn
ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau
cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998).
Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng là các quốc gia đa ngôn ngữ.
Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ
hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán - Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều
bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là
một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép
các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán và chữ Pali – Sanskrit (ở
các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chữ viết riêng cho dân
tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chữ viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ
đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự
can thiệp của các quốc gia phương tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam
Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia,
Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.
Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác
nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc.
Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gũi, tương đồng
nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản
địa Đông Nam Á - một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là
cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai,
vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá, thịt
và hoa quả; đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình; tục chôn
18



Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ
thường ưa thích; là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến
cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách
ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng”
thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của
khu vực Đông Nam Á.
Về lễ hội: Cũng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể
nói, ở mỗi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lễ hội. Nếu thống
kê con số lễ hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong
sự đa dạng ấy, các lễ hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức
chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường
cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội
tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết
nguyên đán, tết phật,…).
Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và
lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín
ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ nhưng vẫn thuộc
về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á
như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa,
rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho
cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…),
tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung
đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn
hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ
bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ

của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam
Á, song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi
19


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

quốc gia, mỗi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa
thống nhất trong sự đa dạng.
2. Sự giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ góc
độ địa - văn hóa
Xét từ trong cội nguồn, không gian văn hóa Việt Nam vốn được định hình
trên nền của không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á. Ta có thể hình dung
không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát
toàn bộ Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam nằm giữa trung tâm của khu vực
Đông Nam Á, là nơi giao điểm của các luồng văn hóa và ảnh hưởng trực tiếp
khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều của khu vực này nên theo quy luật tự
nhiên Việt Nam là nơi hội tụ gần như đầy đủ mọi đặc trưng của khu vực
Đông Nam Á, vì vậy mà không phải vô cớ mà các nhà Đông Nam Á học lại
nói một cách hình ảnh rằng “ Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ giống
như một Đông Nam Á thu nhỏ”. Vì là một nước thu nhỏ của Đông Nam Á
cho nên nền văn hóa của Việt Nam cũng có một số nét đặc trưng giống với
nền văn hóa Đông Nam Á.
Như ta đã biết, ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Đông Nam Á thì
thành tựu lớn nhất của họ là sự hình thành nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
Các tác giả Lịch sử Việt Nam khẳng định: “ trên cơ sở kinh tế hái lượm phát
triển ở vùng rừng nhiệt đới , các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước

nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp…”
Đông Nam Á chính là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm
nhất. Theo kết quả khảo cổ của giới khoa học quốc tế cho biết thì khoảng
15.000 năm trước, băng hà bắt đầu tan nước, biển dâng, trở nên nóng và ẩm
tạo điều kiện cho cây lúa ra đời ở Đông Nam Á, khiến cho Đông Nam Á là
quê hương đầu tiên của cây lúa. Còn ở Việt Nam, thì các tài liệu nghiên cứu
đều xác nhận người Việt cổ là tổ tiên của nền văn hoá lúa nước thông qua đồ
20


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

gốm trộn trấu, đồ đồng, đồ sắt, vào thời kỳ Đông Sơn khoảng 13.000 năm
trước trước Công Nguyên. Di tích nền văn hoá này từng tồn tại ở một số tỉnh
Miền Bắc và Miền bắc Trung Việt (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà
Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) mà trung tâm là khu vực Đền Hùng,
dọc theo sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Có thể nói sản xuất nông nghiệp
trồng lúa nước là một đặc điểm chung tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Việt
Nam và văn hóa Đông Nam Á xét từ góc độ địa lý tự nhiên của mỗi vùng.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á và Việt Nam còn có một số đặc điểm chung
về phong tục tập quán như tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá
và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại);
tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới cho con cháu; tục chôn theo người
chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích.
Hay là tục nhai trầu, nhuộm răng, rồi đến những lễ hội hàng năm như chọi
gà, bơi thuyền,…
3. Sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ góc
độ địa - văn hóa

Nhìn từ góc độ địa lý, ta có thể thấy Việt Nam nằm ở bờ Tây của Thái
Bình Dương, cực nam của đại lục Trung Hoa, cực bắc của vùng bán đảo và
quần đảo Đông Nam Á. Chính tính chất “ngã tư” này tạo cho nó sức sống và
động lực phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông - Tây
đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này. Có thể nói mọi nền văn minh đều đi qua
ngã tư Việt Nam này nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị thành
trung tâm lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh.
Việt Nam không theo Phật đậm như Campuchia, không Khổng đậm như Hàn
Quốc, không Kitô đậm như Philippines và không Hồi giáo đậm như
Indonesia. Từ đó có thể thấy được có nhiều nét văn hóa của Việt Nam khác
hoàn toàn với nền văn hóa Đông Nam Á, dưới đây là một số dẫn chứng về
sự khác nhau ấy:
21


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

+ Thứ nhất là về nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với các
nước Đông Nam Á : Sự độc đáo và khác biệt cơ bản giữa cồng chiêng Tây
Nguyên đối với cồng chiêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài
sự gắn kết với không gian văn hóa, là sự phong phú trong cơ cấu của các dàn
chiêng (người Gia-rai tồn tại 5 dàn công chiêng khác nhau) và nhất là sự
khác biệt trong cách thức diễn tấu,nhạc công ở đây mỗi người chỉ đánh 1
cồng. Còn cồng chiêng của các nước Đông Nam Á lục địa : Lào, Campuchia,
Thái Lan, Myanma; các nước hải đảo như Indonesia, Philippines, Malaysia
với các đàn chiêng như Gamelan, Gong Kebyar,…ngoài 1 đến 2 chiếc cồng
lớn là đa phần cồng có núm nhỏ,...dàn cồng chiêng của họ được cấu tạo như
một cây đàn gõ ra giai điệu, nhạc công thì có thể 1 mình gõ cá dàn cồng. Và

đặc biêt, nhạc công dàn chiêng Tây Nguyên không ngồi yên một chỗ để gõ
cồng như các nước Lào, Thái Lan,…mà luôn di động thường là xoay quanh
một đối tượng được tôn vinh và đa dạng về động tác. Bởi vậy có thể khẳng
định: “ không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có
một cách dai dẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới một
đỉnh nào” chính là nét khác biệt dễ nhận thấy nhất trong nền văn hóa Việt
Nam.
+ Thứ hai đó là văn hóa Việt Nam với con đường “trung dung” vừa phải:
con người Việt Nam nhìn chung không cực đoan, không triệt để, không đi tới
cùng, không đồ sộ,...mà mềm dẻo, linh hoạt, bền bỉ,…Sông dài, biển rộng,
núi cao nhưng ấn tượng sâu sắc về non sông Việt Nam là những cái đèo và
những con sông nhỏ hiền lành như sông Hương, sông Thu Bồn,…Trong văn
chương hội họa, phong cảnh không phải hùng vĩ như biển hồ Tonle sap của
Campuchia hay những ngọn núi lửa phun đầy hoang dại như Tengger caldera
của Indonesia. Kiến trúc thì vừa phải, như hoàng cung Huế, các quốc tự,
quốc tháp thời Lý Trần chứ không to như chùa tháp ở Thái Lan hay thật nhỏ
bé so với Ăngco hay Borobudua.
22


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

+ Thứ ba là do ảnh hưởng địa lý và khí hậu tự nhiên mà vẻ đẹp người phụ
nữ tuy không nghiêng nước nghiêng thành nhưng cũng “ cổ tay em trắng như
ngà” rất vừa phải, người đàn ông thì không vạm vỡ, lực lưỡng và uy quyền
so với vẻ hùng tráng của Từ Hải hay Bạch Khởi, Hạng Võ…bên Tàu. Con
người Viêt thích những sắc màu trung gian như cánh sen, nõn chuối,…chứ
không cực đoan, một chiều như màu vàng ánh kim mà người Thái vẫn ưa

chuộng…Các nhân vật chính trị không quyết liệt độc tài độc đoán như
Campuchia mà phần lớn vua Việt Nam được đánh giá là hiền lành, nhân đức.
Trong tôn giáo Việt Nam thì có sự hòa trộn khéo léo, ít tính cuồng tín như
Myanma, mà chỉ tin vừa phải, lỏng lẻo. Về xung đột tôn giáo thì không bao
giờ quyêt liệt, chất tâm linh thần bí không sâu như Ấn Độ, tính thực dungk
duy lợi, ý chí, mưu mô như Trung Hoa.
+ Thứ tư đó là về ngôn ngữ: Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc dòng MônKhmer của ngữ hệ Đông Nam Á, sau chuyển biến thành Việt-Mường (Việt
cổ) sau đó đến thời Bắc thuộc,ngôn ngữ chính thống là chữ Hán nhưng nó
không phải là chữ Hán của Đông Nam Á mà là chữ Hán đọc theo cách của
người Việt ( Hán-Việt) bằng nhiều cách tạo ra từ Việt thông dụng. Sau đó nó
được thay thế bởi tiếng Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc. Cuối cùng vào thế kỷ
XVII, ra đời chữ Quốc ngữ và là tiếng Việt ngày nay.
+ Ngoài ra cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là
làng. Các nhà nghiên cứu về làng xã Việt cũng đã thừa nhận rằng:“ Làng
kiểu Việt Nam, nhất là ở Bắc Bộ không thấy ở nơi nào khác trên thê giới.”
Làng phát triển nhất cũng không phải là tiền thân đô thị phong kiến hay tư
bản như ở các nước khác, nó chỉ là nơi hội tụ, cố kết các phong tục tập quán
và những thành tựu văn hóa dân gian.
Như vậy có thể nói Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi
trường sống cụ thể như là ở xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều
nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên như nhiệt, ẩm, gió nùa,…đã tác động
23


Bài tập lớn học kỳ

ĐCVHVN – Lớp N03

không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính
cách và tâm lý con người Việt Nam.

Tuy nhiên, điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội lại là những yếu tố chi phối
rất lớn đến văn hóa dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước,
vẫn có những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào,
Ấn Độ,…Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu
dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam
đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á.Vì vậy mà
bản sắc văn hóa Việt thế mạnh của nó là tính lưỡng căn - hai gốc rễ (vừa văn
hóa biển vừa văn hóa đại lục) Đông Á – Đông Nam Á. Văn hóa Việt Nam ta
gần giống Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên bao nhiêu thì cũng gần giống
Thái, Malaysia,…bấy nhiêu.

C. KẾT LUẬN
Để có một đất nước, một khu vực phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ thì
động lực quan trọng nhất của sự phát triển đó phải là văn hóa. Mà một trong
những yếu tố quyết định đến nền văn hóa của một nước thì lại không thể
thiếu được tầm quan trọng của vị trí địa lý nước đó. Có thể khẳng định rằng
Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa rất riêng và ngày càng tiến bộ. Là một
nước thuộc khu vực Đông Nam Á cho nên nền văn hóa Việt Nam cũng bị
ảnh hưởng ít nhiều từ nền văn hóa Đông Nam Á nhưng nó cũng có nét đặc
trưng riêng cho mình. Cho đến nay, văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến
động nhưng do những hoàn cảnh địa lý - khí hậu và lịch sử - xã hội riêng nên
dù biến động đến đâu, nó vẫn mang trong mình những bản sắc không thể
trộn lẫn được. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nữa, đạt được
nhiều thành tựu mới trong tương lai.

24



×