Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Điều kiện bảo hộ tên thương mại theo pháp luật việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.14 KB, 54 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, tên thương mại (một
tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh.
Tên thương mại là đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo
vệ. Do đó, trên khía cạnh pháp luật, việc sử dụng hợp pháp tên thương mại sẽ
giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tên tuổi của mình trước những đối thủ cạnh
tranh không lành mạnh khác. Từ góc độ kinh tế, tên thương mại còn có những
vai trò sau:
Thứ nhất, tên thương mại được xem là một trong những thành tố góp
phần vào sự phát triển và thành đạt của doanh nghiệp. Tên thương mại là tên
gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh – đây là yếu tố đầu
tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập thị trường, và trong nhiều
trường hợp quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường mới.
Thứ hai, tên thương mại góp phần tạo ấn tượng, uy tín với các đối tác,
khách hàng của doanh nghiệp. Sự tin cậy giúp khách hàng tìm ra chất lượng
ổn định của sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại quen thuộc. Một tên
thương mại được biết đến rộng rãi giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian,
công sức trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ theo mục đích của mình; đảm
bảo cho khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốt nhất trong
cùng một loại, một lĩnh vực.
Thứ ba, nếu khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp mang tên thương mại mà họ đã sử dụng thì doanh nghiệp đó sẽ
tạo niềm tin đối với khách hàng, nhờ đó khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm,
dịch vụ lâu dài, liên tục; làm được điều đó giúp doanh nghiệp có thể đứng


vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng xâm phạm quyền đối với
tên thương mại vẫn diễn ra khá phổ biến, nguyên nhân chính là các doanh
nghiệp Việt Nam chưa chủ động trong việc bảo hộ tên thương mại, hiểu biết


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

về tên thương mại nói chung và điều kiện bảo hộ tên thương mại nói riêng
chưa được đầy đủ. Mặt khác, hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn
một số hạn chế và chưa đồng bộ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta
gặp nhiều khó khăn trong khẳng định vị thế của mình trong cạnh tranh thương
mại.
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “ Điều kiện bảo hộ tên thương mại
theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” – nhằm cung
cấp một số hiểu biết về một trong những khía cạnh quan trọng của bảo hộ tên
thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu
Bảo hộ tên thương mại không phải là một đề tài quá xa lạ và mới mẻ,
nó được nghiên cứu và đề cập khá nhiều, ví dụ chỉ riêng cơ sở dữ liệu trường
Đại học Luật Hà Nội đã có: “Bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, tên miền
theo pháp luật Việt Nam hiện hành” Cầm Thùy Linh - khóa luận tốt nghiệp
2011; “Mối quan hệ giữa bảo hộ tên thương mại, nhãn hiệu theo quy định của
pháp luật Việt Nam”, Lê Thị Kim Nhung – khóa luận tốt nghiệp 2008; “Bảo
hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
bảo hộ tên thương mại”, Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí kinh tế - Luật, số
4/2002…
Mặc dù có những công trình nghiên cứu như vậy, nhưng chưa có công

trình nào nghiên cứu riêng về vấn đề điều kiện bảo hộ tên thương mại, vì vậy
đây là một đề tài rất đáng được quan tâm.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với 2 mục đích:
Thứ nhất là làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về điều kiện bảo hộ tên
thương mại, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá các quy định của pháp
luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ tên thương mại
Thứ hai là đánh giá thực tiễn áp dụng điều kiện bảo hộ tên thương mại,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng điều kiện bảo
hộ tên thương mại ở Việt Nam.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại, đồng thời nghiên cứu những
quy định của pháp luật về tên thương mại trong các văn bản pháp luật khác
như các văn bản pháp lý quốc tế, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại. Mặt
khác tìm hiểu vấn đề về điều kiện bảo hộ tên thương mại trong thực tiễn áp
dụng như thế nào ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận bao gồm 3 chương chính
Chương I. Khái quát chung về tên thương mại
Ở chương này, tác giả làm rõ các vấn đề chung về tên thương mại như

khái niệm, chức năng và phân biệt tên thương mại với một số đối tượng dễ
nhầm lẫn như tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên doanh nghiệp, tên miền.
Chương II. Điều kiện bảo hộ tên thương mại theo quy định của pháp
luật Việt Nam
Đối với chương II, tác giả tập trung vào trọng tâm của đề tài. Phân
tích những quy định liên quan đến điều kiện bảo hộ tên thương mại trong các
văn bản luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại) để có cách
nhìn tổng quan về điều kiện bảo hộ tên thương mại, đồng thời tác giả cũng tập
trung phân tích các quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện
bảo hộ tên thương mại.
Chương III. Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện bảo hộ tên
thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị
Trong chương này, tác giả đánh giá việc áp dụng những quy định của
pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ tên thương mại trong thực tiễn và một
số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng áp dụng các quy định về vấn đề này.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÊN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm tên thương mại
Tên thương mại không phải là một thuật ngữ xa lạ đối với nhiều cá nhân,
tổ chức, song để hiểu thế nào là tên thương mại, chắc hẳn một số người sẽ còn
đặt nhiều câu hỏi. Sau đây là một số cách hiểu về tên thương mại:
Thứ nhất, tên thương mại theo cách hiểu trong thực tế
Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng
biết đến một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung Nguyên”... mà ít ai

biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó cũng như ít người phân biệt
được đâu là tên thương mại, đâu là tên doanh nghiệp, và đây chính là điểm
gây tranh cãi trong tương lai, vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu
giống như vậy không? Nhiều người vẫn nhầm lẫn tên thương mại và tên
doanh nghiệp là giống nhau, vì cùng là tên gọi của chủ thể kinh doanh. Mặt
khác, tên thương mại cũng thường bị nhầm lẫn với nhãn hiệu trong trường
hợp tên thương mại được bảo hộ nhãn hiệu. Bởi thế, theo cách hiểu thông
thường, tên thương mại dễ trùng và nhầm lẫn với tên doanh nghiệp, tên nhãn
hiệu.
Theo cách hiểu trong thực tế, tên thương mại có thể hiểu là tên gọi (đó
có thể là tên chủ công ty, tên tự làm ra (tạo) hay tên viết tắt của công ty...)
nhằm phân biệt một doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khác.
Thứ hai, tên thương mại theo sách, từ điển
Theo tác giả tìm hiểu, “tên thương mại” là một thuật ngữ chưa được định
nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, theo Danh sách thuật ngữ sở hữu trí
tuệ do Việt Quốc Luật cung cấp thì tên thương mại được gọi là “Tên gọi được
sử dụng để xác định và phân biệt các công ty, các đối tác và các doanh


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp với những nhãn hiệu được sử dụng để xác định và phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ.”
Trong nhiều văn bản của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Wipo), tên
thương mại được gọi bằng thuật ngữ “trade name” hay “brand name” và được
hiểu là “a name other than its chartered name that a corporation uses to
identify itself”1 (tạm dịch là một cái tên khác với tên theo điều lệ mà một

doanh nghiệp sử dụng để nhận biết chính mình. Theo đó, “tên theo điều lệ”
(chartered name) hay còn gọi là tên doanh nghiệp (corporate name) là tên đầy
đủ được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, có thể bao gồm đầy đủ ba thành
tố là: loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần...), lĩnh vực kinh doanh (tùy ý doanh nghiệp có đưa vào tên doanh
nghiệp hay không) và tên riêng để phân biệt (do hai doanh nghiệp khác nhau
có thể có hai thành tố đầu trùng nhau hoặc tương tự nhau)...
Khi tiến hành kinh doanh, việc xưng danh đầy đủ nhưng dài dòng có thể
làm giảm sự thuận tiện trong truyền thông nên doanh nghiệp có xu hướng
chọn cho mình một danh xưng giao dịch vắn tắt hơn. Tên giao dịch đó có thể
là chính thành tố tên riêng, có thể là tên viết tắt (acronym) từ hai hoặc ba
thành tố cấu thành tên doanh nghiệp, hoặc là tên được dịch ra tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp. Tùy theo hoàn cảnh kinh doanh của mình, một doanh
nghiệp có thể dùng chỉ một hoặc vài tên giao dịch khác nhau.
Tuy nhiên, cũng theo nhiều văn bản của Wipo, “trade name” hay “brand
name” còn được dịch với nghĩa là “thương hiệu” 2. Vấn đề là thuật ngữ
“thương hiệu” đến nay chưa có cách hiểu thống nhất, theo Từ điển Việt Nam
Ban Tu thư Khai Trí, “thương hiệu” là “tên hiệu của nhà buôn”, còn trong Từ
điển Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn, “thương hiệu” được dịch là “sign
board”. Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý theo
hướng kinh tế thị trường, thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng trong truyền
1

How to protect your Business, Professional and Brand name. David A.Weinstein John Wiley& Sons, 1990p.10
2
Tham khảo “Phân tích giá trị thương hiệu và nhãn hiệu”, Đào Minh Đức, 2005


Trường Đại học Luật Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp

thông với hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất, có thể bao hàm cả tên
doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng, “thương hiệu” thường được dùng với ý
nghĩa như “danh tiếng” hay “tên tuổi”. Một thuật ngữ đa nghĩa như vậy khó
có thể trở thành một thuật ngữ pháp lý chính thức, ít nhất là vì không thể sử
dụng trong hoạt động tranh tụng, một thuật ngữ mà khi đề cập đến, các bên
liên quan lại có các cách hiểu khác nhau.
Thứ ba, tên thương mại từ góc độ pháp lý
Tên thương mại được đề cập trong các văn bản hiện hành: Luật Doanh
nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, nhưng rõ nét nhất là Luật Sở hữu trí tuệ
2005.
Khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại quy định: “Thương nhân gồm cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên;” và “thương nhân phải có tên
thương mại”(Điều 24 Luật thương mại). Còn theo Điều 21, 22 Luật Doanh
nghiệp 2005 thì nội dung đăng ký kinh doanh phải gồm: tên thương nhân, tên
người đại diện có thẩm quyền; tên thương mại, biển hiệu; địa chỉ giao dịch
chính thức; ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu; thời
hạn hoạt động, chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện nếu có. Như vậy, cả
Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại đều khẳng định chủ thể kinh doanh
phải có tên thương mại nhưng không định nghĩa thế nào là tên thương mại.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về tên thương
mại và điều kiện bảo hộ tên thương mại như sau:
- Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Tên thương mại là tên
gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh”.
Trong đó, “khu vực kinh doanh” là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh

có bán hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Tên thương mại “có khả năng phân biệt” nếu đáp ứng các điều kiện
được quy định tại Điều 76 và Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ:
“- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng
rãi;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương
mại đó được sử dụng.”
Như vậy, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh và được bảo hộ khi nó có khả năng phân biệt, nói cách khác,
nó là một cái tên giúp doanh nghiệp nhận biết chính nó đối với các doanh
nghiệp khác.
2. Chức năng của tên thương mại
2.1. Chức năng thông tin
Tên thương mại có thể hiểu là tên gọi của doanh nghiệp hình thành trong
quá trình doanh nghiệp sử dụng dùng trong các hoạt động kinh doanh. Tên
thương mại có thể là tên đầy đủ của doanh nghiệp như ghi trong Giấy đăng ký
kinh doanh. Tuy nhiên tên thương mại không luôn luôn là tên doanh nghiệp.
Chức năng thông tin thể hiện ở chỗ cấu tạo của tên thương mại: tên
thương mại thường bao gồm hai phần, phần mô tả và phần phân biệt.
Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh
nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc
không có nghĩa.
Ví dụ: Với tên “Công ty TNHH xây dựng Thành Đô” thì phần mô tả là
“Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”;


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, có những trường hợp tên thương mại không bao gồm đầy đủ
cả hai phần mà chỉ cần có chức năng phân biệt doanh nghiệp này với các
doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ :“Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT” là tên gọi
đầy đủ của doanh nghiệp (Tổng công ty - mô tả loại hình công ty; Bưu chính
viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam – tên gọi, VNPT – tên thương mại,
hay còn gọi là tên giao dịch của công ty).
Do đó, chức năng thông tin của tên thương mại cho biết loại hình doanh
nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và tên giao dịch của doanh nghiệp.
2.2. Chức năng phân biệt
Tên thương mại còn có chức năng phân biệt. Thực chất, chức năng phân
biệt là hệ quả của chức năng thông tin, tuy nhiên chức năng phân biệt vẫn là
chức năng chính của tên thương mại. Thể hiện ở chỗ một tên thương mại
được bảo hộ hợp pháp khi chúng có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh. Cũng với ví dụ trên : “Công ty TNHH xây dựng Thành Đô” có
khả năng phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến Tài”, vì đây là hai
công ty có cùng loại hình doanh nghiệp và cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng
khách hàng vẫn có thể nhận biết bởi tên thương mại của hai công ty khác
nhau ( “Thành Đô” và “Tiến Tài”)

3. Phân biệt tên thương mại với một số đối tượng dễ nhầm lẫn
Tên thương mại là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thực tế
cũng như trong các văn bản pháp lý, tuy nhiên, nó vẫn bị nhầm lẫn với một số
đối tượng như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên doanh nghiệp, tên miền.
3.1 . Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu
Rất nhiều người nhầm lẫn tên thương mại và nhãn hiệu là một, nhưng
thực ra chúng khác nhau. Vậy tên thương mại là gì? Nhãn hiệu là gì?
Thứ nhất, về khái niệm


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh
là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có
danh tiếng. Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An và
Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Mai cùng nằm trên địa bàn Quận Ba
Đình và cùng mua bán dược phẩm.
Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp, phải đặt tên và sử dụng tên đó
để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư)
để có thể tiến hành hoạt động, đó là tên doanh nghiệp. Trong quá trình kinh
doanh, doanh nghiệp có thể có tên thương mại nhằm mục đích giao dịch để
phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là
thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây,
LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI

Việt Nam.
Thứ hai, về thành phần cấu tạo
Cấu tạo tên thương mại là tập hợp các chữ cái có thể kèm theo chữ số
phát âm được, có thể chứa một hoặc hai thành phần, đó là thành phần mô tả
và thành phần phân biệt.
Ví dụ: “Công ty tư vấn luật Sở hữu trí tuệ Lê & Lê” là một tên thương
mại trong đó thành phần mô tả về loại hình tổ chức và loại hình kinh doanh là
“Công ty tư vấn luật Sở hữu trí tuệ” và thành phần phân biệt là “Lê & Lê”
Nhãn hiệu hàng hóa có thể gồm những từ ngữ, hình ảnh, chữ cái (có thể
là chữ số), hình vẽ, hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố đó được thể hiện bằng
một hay nhiều màu sắc khác nhau. Những dấu hiệu này phải có khả năng
phân biệt. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn
hiệu.
Ví dụ: Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên (Pymepharco) có các
nhãn hiệu sau: COLDFLU, GINVITON, EVEROSE, …
Thứ ba, về điều kiện bảo hộ
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đề cập đến vấn đề điều kiện bảo hộ tên thương
mại và nhãn hiệu như sau:
Tên thương mại được bảo hộ nếu “có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh” (Điều 76). Khả năng phân biệt nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây: “Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết
đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn

với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày
tên thương mại đó được sử dụng” (Điều 78).
Ngược lại, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: “Là
dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” (Điều 72). “Dấu hiệu
trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” (Điều 74).
Thứ tư, về căn cứ xác lập quyền
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ
sở “sử dụng hợp pháp tên thương mại đó” (Điều 6.3 Nghị định 103/2006/NĐCP). Còn “quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ
sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo
quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở
sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký” (Trích Điều 6.3 Nghị định
103/2006/NĐ-CP). Như vậy, sự khác biệt về căn cứ xác lập quyền sở hữu
công nghiệp là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp
ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký, còn
nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp

nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định.
Thứ năm, về phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ
Phạm vi bảo hộ của tên thương mại: trong một địa bàn, cùng một lĩnh
vực; Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu : trên toàn quốc. Như vậy, phạm vi bảo hộ
của tên thương mại, xét theo một khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ
của nhãn hiệu (phạm vi bảo hộ nhãn hiệu là trên phạm vi toàn quốc, phạm vi
bảo hộ của tên thương mại lại chỉ giới hạn trên phạm vi địa phương) nhưng
trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương
mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu
vực kinh doanh đã được xác định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có
bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.
Thời hạn bảo hộ của tên thương mại: không hạn chế, đến khi nào doanh
nghiệp còn sử dụng tên thương mại ấy ; Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu: 10
năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm)
3.2 . Phân biệt tên thương mại với chỉ dẫn địa lý
Sự khác biệt giữa tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tương đối rõ ràng.
Thứ nhất, về khái niệm
Tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” (khoản 21 Điều 4
Luật Sở hữu trí tuệ). Còn chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” (khoản
22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm

đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm
đó. Hay nói cách khác, chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá
như: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia, một
vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó.
Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo
nên. Ví dụ: “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng” (gốm, sứ)..
Thứ hai, về điều kiện bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
“1) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,
dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một
quốc gia;
2) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên
quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có
nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất
lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.” (Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ)
Như vậy, điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng khác với điều kiện bảo hộ
tên thương mại. Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ về khả năng phân biệt tên thương
mại có quy định là “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn…với
chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”
Tức là khi chỉ dẫn địa lý đã được cấp văn bằng bảo hộ thì tên thương mại
không được đặt trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.
Thứ ba, về căn cứ xác lập quyền
Căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại là do hoạt động thực tế sử
dụng tên thương mại đã đăng kí trong Giấy phép kinh doanh. Còn đối với chỉ


Trường Đại học Luật Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp

dẫn điạ lý thì phải đăng ký. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc
về nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ
quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền
đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không
trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Thứ tư, về phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ
Nếu tên thương mại chỉ bảo hộ ở phạm vi địa phương (lĩnh vực và khu
vực kinh doanh) thì phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý được xác định tại
Quyết định đăng bạ, được bảo hộ trên phạm vi cả nước. Về thời hạn bảo hộ
chỉ dẫn địa lý cũng khác với tên thương mại, đó là Giấy chứng nhận đăng kí
chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
3.3 . Mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì:“Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng...”. Điều này cho thấy tên doanh nghiệp là một thành tố
quan trọng cấu thành doanh nghiệp. Tên có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống
của doanh nghiệp, nó gắn liền với sự tồn tại, hưng thịnh hay suy vong của
doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của tên doanh nghiệp, nhiều doanh
nghiệp đã có những chiến lược xây dựng và bảo vệ đối với tên gọi của doanh
nghiệp mình; bên cạnh đó, pháp luật doanh nghiệp cũng tạo dựng một hành
lang pháp lý nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đối với
tên gọi của doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được
đăng ký ba tên: tên bằng tiếng Việt; tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là
tên giao dịch hay tên đối ngoại); và tên viết tắt.
Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một
loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tên thương mại được
Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt

động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có
bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Tên thương mại “có khả năng phân
biệt” nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 76 và Điều 78 Luật
Sở hữu trí tuệ.
Với đặc điểm trên, tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông
thường cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh
nghiệp tại Sở Kế hoạch đầu tư địa phương. Nhưng cũng chính từ đây mà vấn
đề bảo hộ tên thương mại trở nên khó khăn do có sự điều chỉnh của hai luật
chuyên ngành: Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Doanh nghiệp.
Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật
Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít
nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được
trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời,
Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc
chủ thể không kinh doanh khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.
Mặc dù có nhiều nét tương đồng như thế, song giữa tên thương mại và
tên doanh nghiệp vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Tác giả nhận thấy,
tên thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu
trí tuệ, còn tên doanh nghiệp thì không. Tuy nhiên, trong quá trình kinh
doanh, doanh nghiệp sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt
doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, tên thương mại

thường là tên doanh nghiệp, và khi đó sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về tên
doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để
phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp cần nhắc tới một số điểm sau:
Thứ nhất, về luật quy định
Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm giống nhau trong
cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp
lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với
tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, về thành phần cấu tạo
Khác với tên thương mại, Luật Doanh nghiệp quy định tên doanh nghiệp
phải có ít nhất 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, được ghi rõ
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ví dụ: “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam”
Thứ ba, về căn cứ xác lập quyền
Theo Điều 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2005 thì tên thương mại được xác
định chính thức ngay trong giấy đăng ký kinh doanh của chủ thể kinh doanh,
nhưng không có nghĩa là quyền đối với tên thương mại được phát sinh ngay
tại thời điểm thủ tục đăng ký kinh doanh hoàn thành. Hay nói cách khác, đó
chỉ là thời điểm khẳng định của chủ thể sẽ sử dụng tên thương mại đó. Còn
theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đối với tên thương mại chỉ
phát sinh khi nó được đưa vào sử dụng thực sự trên thực tế. Như vậy cơ sở
xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau:
quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng
ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic, tên doanh nghiệp chính là tên
thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của
tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có
nhiều tên thương mại hay chỉ có một tên thương mại duy nhất? Vấn đề này
cũng đang bị bỏ ngỏ. Như đã phân tích ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ không cấm
doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên. Theo hướng đó,
doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh
nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo
đúng Luật Sở hữu trí tuệ.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Thứ tư, về phạm vi bảo hộ
Nếu như tên thương mại chỉ bảo hộ trên phạm vi lĩnh vực và khu vực
kinh doanh thì Nghị định 43/2010/ NĐ – CP quy định phạm vi bảo hộ đối với
tên doanh nghiệp là trên toàn quốc.
3.4 . Phân biệt tên thương mại với tên miền
Việc phân biệt tên thương mại và tên miền có thể dựa vào một số tiêu chí
sau:
Thứ nhất, về khái niệm
Khác với tên thương mại, tên miền (Domain name) là một tên dễ nhớ để
gán cho một địa chỉ trên internet, thí dụ: YAHOO.COM, EBAY.COM,
KYPERNET.COM, VNN.VN.... Nó thay thế cho một dải những con số khó
nhớ (gọi là Internet Protocol numbers). Có thể hiểu tên miền như là địa chỉ
trên mạng Interrnet. Đây là điểm đặc trưng đầu tiên của tên miền so với tên

thương mại. Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên mạng Internet thì đăng ký
một tên miền là việc đầu tiên cần làm, tên miền riêng khẳng định vị trí, giúp
khách hàng dễ tìm đến website của doanh nghiệp, vừa bảo vệ tên tuổi của
doanh nghiệp trên Interrnet.

Nguồn: />
Thứ hai, về thành phần cấu tạo


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Cấu tạo tên miền cũng khác tên thương mại: tên miền gồm hai thành
phần, phần đầu có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, phần đuôi bao gồm tên
miền các cấp. Tên miền được chia thành 2 cấp độ cao nhất: tên miền quốc tế
và tên miền quốc gia.
• Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org (đến
cuối năm nay sẽ chính thức có thêm tên miền biz và info).
• Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu
này được quy định bởi Tổ chức quản lý tên miền quốc tế - Internet
Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Việt Nam có phần
đuôi là VN, Australia là AU, Pháp là FR, ... Hiện có hơn 200 tên miền quốc
gia khác nhau. Dưới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 (thí dụ
COM.VN, EDU.VN, ...).
Khi doanh nghiệp tham gia Internet, tên miền đóng vai trò cực kỳ quan
trọng, nó càng quan trọng khi được sử dụng lâu. Người ta có thể đến và giao
dịch thông qua website của doanh nghiệp đó thông qua tên miền, khách hàng
hay đối tác có thể trao đổi email với doanh nghiệp cũng qua tên miền. Có thể
nói hệ thống thông tin liên quan đến Internet của doanh nghiệp phụ thuộc vào

tên miền. Không có quy định bắt buộc đối với tên miền quốc tế khi sử dụng
“.com”, “.net”, “.org”. Thông thường các tên miền “.com” được dùng cho
doanh nghiệp và các tổ chức thương mại. Tên miền “.net” được dùng cho các
công ty cung cấp dich vụ Internet. Tên miền “.org” được dùng cho cơ quan
chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.
Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức ICANN quản lý.
Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước
quản lý. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là Trung tâm Internet
Việt Nam (VNNIC).
Thứ ba, về điều kiện bảo hộ
Tên miền mang tính duy nhất, khi đăng kí tên miền không chấp nhận sự
trùng nhau, nhưng cũng không xét đến sự tương tự, chẳng hạn chỉ cần khác


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

nhau về một dấu chấm thôi cũng đã được coi là không trùng nhau rồi. Đây là
điểm khác nhau so với điều kiện bảo hộ tên thương mại. Ngoài ra, tên miền
còn phải đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của Thông tư
09/2008/TT-BTTTT của Bộ thông tin truyền thông hướng dẫn về quản lý và
sử dụng tài nguyên Internet.
Thứ tư, về thời hạn bảo hộ và phạm vi bảo hộ
Một điểm khác với tên thương mại nữa là tên miền có thể đăng ký với
thời hạn từ 01 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên
miền cần phải đăng ký lại. Tên thương mại được bảo hộ trong lĩnh vực và khu
vực kinh doanh thì phạm vi bảo hộ của tên miền có thể được bảo hộ trên toàn
thế giới đối với tên miền quốc tế được đăng kí và được bảo hộ trên lãnh thổ
Việt Nam đối với tên miền quốc gia.

Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam, tên miền là tài nguyên quốc gia,
doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng tên miền đó. Quyền sử dụng này có thời
hạn phụ thuộc vào phí gia hạn mà doanh nghiệp nộp. Về nguyên tắc, doanh
nghiệp không tự động có quyền giữ tên miền vô thời hạn. Nhưng trên thực tế,
nếu doanh nghiệp đó trả tiền đầy đủ và không vi phạm các quy định về quyền
sở hữu trí tuệ của người khác, tên miền về cơ bản thuộc về họ.
Một điểm khác biệt nữa ở đây là tên thương mại thuộc đối tượng sở hữu
công nghiệp được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ, còn tên miền do Trung tâm
VNNIC trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông quản lý . Vậy tên miền phải
được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ thì mới được bảo vệ? Theo quan điểm của
VNNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ
trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật
Sở hữu trí tuệ. Quan điểm này chưa hẳn đúng.
Điều 130, Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người
khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện rõ khi chủ sở hữu tên
miền không có quyền lợi nào liên quan đến tên miền đăng ký. Do đó, các nhà
đăng ký tên miền không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng sở hữu trí tuệ
mới xét đến khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc ai đó lấy tên thương
mại đã được bảo hộ nhãn hiệu để đăng ký tên miền đều là hành vi vi phạm

pháp luật.
4. Điều kiện bảo hộ tên thương mại theo các văn bản pháp lý quốc tế
Cùng với quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế đa
phương, song phương và khu vực là một nguồn luật không thể thiếu khi xem
xét việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Vì vậy, khi đề
cập đến điều kiện bảo hộ tên thương mại, cơ quan thực thi cần lưu ý viện dẫn
đến các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia xem có quy định nào liên
quan.
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 là văn bản pháp
lý đầu tiên tạo lập cơ sở cho các thỏa thuận đa phương và song phương khác
về bảo hộ quyền SHCN; Hiệp định TRIPS là hiệp định đa phương toàn diện
nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được ký kết năm 1994 và bắt đầu có
hiệu lực từ 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO.
Tên thương mại không được quy định trong Hiệp định TRIPS nhưng
được quy định bảo hộ trong Công ước Paris (Điều 8), theo đó các nước thành
viên phải bảo hộ tên thương mại mà không được đặt ra yêu cầu về việc nộp
đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đăng ký. Việc bảo hộ có thể căn cứ vào luật riêng về
tên thương mại hoặc luật chung về chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy Hiệp định TRIPS không có quy định nào về tên thương mại, nhưng
theo cơ quan phúc thẩm của WTO (Appellate Body) trong vụ US – Section
211 Appropriation Act, các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ tên thương


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

mại theo Điều 8 Công ước Paris (1967) bởi vì quy định này đã được chuyển
tải về Điều 2 Hiệp định TRIPS3
Qua tìm hiểu, tác giả được biết nội dung vụ tranh chấp giữa EC và Hoa

Kỳ về Điều 211 Đạo luật Omnibus Appropriations năm 19984 như sau:
Tranh chấp này liên quan đến một khiếu nại của EC rằng Điều 211 Đạo
luật Omnibus Appropriations năm 1998 của Hoa Kỳ trái với một số quy định
của Hiệp định Trips, cùng với các điều tương ứng của Công ước Paris về bảo
hộ sở hữu công nghiệp. Điều 211 quy định Đạo luật này của Hoa Kỳ nhằm
cấm các giao dịch “liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại hoặc tên kinh
doanh trùng hoặc hầu như tương tự với một nhãn hiệu, tên thương mại hoặc
tên kinh doanh được sử dụng gắn liền với một doanh nghiệp hoặc tài sản đã
bị Chính phủ Cuba tịch thu, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ sở hữu ban
đầu, hoặc người thừa kế nhãn hiệu, tên thương mại hoặc tên kinh doanh đó”.
Điều 211 quy định rằng tòa án bất kỳ của Hoa Kỳ cũng không được phép
“công nhận, thi hành hoặc phê chuẩn theo cách khác đòi quyền bất kỳ của
một công dân được chỉ định” trên cơ sở quyền theo luật chung (luật án lệ)
hoặc theo Điều 515305 phần 31, Bộ quy chế Hoa Kỳ. Theo đó, Quy chế về
kiểm sát các tài sản của Cuba đã được ban hành.
Vấn đề là trong vụ tranh chấp này đặt ra các câu hỏi về việc giải thích
các Điều ước quốc tế, là các tên thương mại có được bao hàm bởi Hiệp định
TRIPS hay không. Điều 8 Công ước Paris quy định rằng tên thương mại
“phải được bảo hộ ở tất cả các nước thuộc Liên hiệp mà không phải thực
hiện nghĩa vụ nộp đơn đăng ký, bất kể tên thương mại đó có tạo thành một
phần của nhãn hiệu hay không”. Hội đồng giải quyết tranh chấp đã phán
quyết rằng tên thương mại không thuộc các loại đối tượng sở hữu trí tuệ mà
Hiệp định TRIPS áp dụng. Hội đồng giải quyết khiếu nại không nhất trí với
Hội đồng giải quyết tranh chấp về vấn đề này. Hội đồng lưu ý rằng Điều 8
3

WTO, the Panel Report, United States – Section 211 Omnibus Appropriation Acts of 1988 (US – Havana
Club), WT/DS 176/R, circulated on 6 August 2001, các đoạn 336, 337, 341
4
Curriculum on intellectual property – Professor Michael Blakeney



Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Công ước Paris chỉ liên quan đến tên thương mại đã được nhập vào Hiệp định
TRIPS theo quy định tại Điều 2.1. Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đưa ra
một trong số những kết luận là Điều 211 Đạo luật của Hoa Kỳ không phù hợp
với Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, cũng như Điều 8 Công ước Paris)


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung
Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại là các yêu cầu cụ thể của pháp
luật đối với tên thương mại để nó nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý.
Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời, tên thương mại được quy
định trong các văn bản pháp luật sau: Bộ luật dân sự 1995, Luật Thương mại
1997, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, Nghị
định số 63/ NĐ-CP quy định chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên,
tên thương mại chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua các quy định rải rác trong
các văn bản này, do đó, hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại không cao.
Để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại phù hợp với thực tiễn khu vực và thế giới trong tiến trình hội

nhập, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/ NĐ-CP ngày 10/3/2000 về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới
sở hữu công nghiệp. Nghị định này là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên
quy định tương đối đầy đủ và chi tiết về bảo hộ tên thương mại với tư cách là
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, cũng là văn bản quan trọng quy định về
điều kiện bảo hộ tên thương mại.
Sau đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản khác quy định rõ ràng
hơn, cụ thể hơn về tên thương mại như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương
mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, đặc biệt, sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ
2005 tạo sự phát triển lớn trong bảo hộ tên thương mại, chế độ pháp lý đối với
tên thương mại ở Việt Nam đã hoàn thiện một cách đáng kể, phù hợp hơn với
thực tiễn, tương ứng với thông lệ nhiều nước.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam
So với các văn bản luật trước đây (Nghị định 63/CP, Nghị định
54/2000/NĐ – CP..), Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, thì Luật Sở hữu
trí tuệ đã có những quy định cụ thể, đầy đủ nhất về tên thương mại và điều
kiện bảo hộ tên thương mại. Một tên thương mại được bảo hộ khi đáp ứng
được hai điều kiện: trước hết phải là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh và phải có khả năng phân biệt.
2.1. Điều kiện thứ nhất: tên thương mại trước hết phải là tên gọi của tổ
chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh
Có một điểm rất dễ nhận thấy là khi quy định về tên thương mại, các văn
bản luật như Nghị định 54/2000/NĐ-CP (Điều 14), Luật sở hữu trí tuệ (khoản

21 Điều 4), Luật doanh nghiệp (Điều 4), Luật thương mại (khoản 6 Điều 5,
Điều 24) đều chỉ rõ tên thương mại phải là “tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh”, đây là điểm đặc thù đầu tiên để nhận diện
tên thương mại.
Mặt khác, Nghị định 54/2000/ NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đều
có quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
là “Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì
không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại”
Vậy điều kiện bảo hộ tên thương mại trước hết phải là tên gọi của chủ
thể kinh doanh và phải dùng trong hoạt động kinh doanh.
Điều kiện này xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, chức năng của tên thương mại là tên dùng trong giao dịch, là
tên dùng “xưng danh” doanh nghiệp. Nó không phải là dấu hiệu phân biệt sản
phẩm, dịch vụ như nhãn hiệu mà là dấu hiệu phân biệt chủ thể kinh doanh.
Do đó, trước hết tên thương mại phải là “tên gọi của các tổ chức, cá nhân”tên gọi của chủ thể kinh doanh.


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Thứ hai, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì
không có tên thương mại, ví dụ: Hội nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… là những tổ
chức đại diện cho lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào hệ
thống chính trị theo tôn chỉ, mục đích, tính chất của từng tổ chức; không có
mục đích kinh doanh thương mại, không phải thương nhân, không phải doanh
nghiệp, nghĩa là các đối tượng này không phải chủ thể kinh doanh, không

hoạt động kinh doanh, không có tên giao dịch thương mại, vì thế nó không
thuộc đối tượng bảo vệ dưới danh nghĩa tên thương mại. Vậy, tên thương mại
phải được dùng trong “hoạt động kinh doanh” và được bảo hộ nếu sử dụng
hợp pháp.
2.2. Điều kiện thứ hai: khả năng phân biệt của tên thương mại.
Khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc luôn được đặt ra khi xem xét
một tên gọi có khả năng được bảo hộ là tên thương mại hay không. Yêu cầu
về khả năng phân biệt xuất phát từ chính chức năng của tên thương mại, đấy
là phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với các chủ thể kinh
doanh khác trong cũng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Theo Điều 14 Nghị định 54/2000/ NĐ-CP quy định: tên thương mại
được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh đáp ứng đủ hai điều kiện sau: Một là: tên thương mại phải là tập
hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số phát âm được; Hai là: có khả năng
phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Trong khi đó, Điều 76 Luật
Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo
hộ là “.. có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó
với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”.
Theo quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định phạm vi bảo hộ đối với
các doanh nghiệp không chỉ cùng lĩnh vực kinh doanh mà còn cả “khu vực


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

kinh doanh”, tuy nhiên khái niệm “khu vực kinh doanh” cho đến nay vẫn đang
gây nhiều tranh cãi khi áp dụng vào thực tiễn. Mặt khác, Nghị định 54/2000/
NĐ – CP không quy định rõ thế nào là tên thương mại “có khả năng phân
biệt” như Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, so với Nghị định 54/2000/ NĐ-CP thì

Luật Sở hữu trí tuệ đã có một số quy định bổ sung, điều chỉnh chặt chẽ hơn về
điều kiện bảo hộ tên thương mại trong tình hình hiện nay.
Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về tên thương mại tại Điều 24:
“Tên thương mại, biển hiệu:
1- Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu.
Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng.
2- Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch
sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên
thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích
thước nhỏ hơn.
4- Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ
giao dịch của thương nhân.”
Như vậy, khi nhắc đến tên thương mại của thương nhân, Luật Thương
mại không quy định cụ thể về điều kiện bảo hộ tên thương mại, song có đưa
ra những điều cần thiết khi đặt tên thương mại, tuy nhiên, điểm khác biệt
chính so với các văn bản luật khác khi điều chỉnh tên thương mại là không
yêu cầu tên thương mại phải “có khả năng phân biệt”, tức là không có quy
định không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại khác đã
được sử dụng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
Tên thương mại còn có mối liên hệ mật thiết với tên doanh nghiệp. Điều
4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.” Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi


×