Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài tập lớn học kì môn luật hình sự modun 1 (đề số 6 8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.71 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại
khoản 3 Điều 8 BLHS?................................................................................................1
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?..............................................................................................................2
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội
phạm?...........................................................................................................................4
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?...........................................................................................................5
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu
TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?..............................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


ĐỀ BÀI 6
C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị
30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS.
C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù.
Hỏi:
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản
3 Điều 8 BLHS? (1 điểm)
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức?
Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu
TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? (2 điểm)
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại
sao? (1,5 điểm)
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS


về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)

2


1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm
tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS, trường hợp phạm tội cướp tài sản của C thuộc
loại tội rất nghiêm trọng, bởi vì:
Việc phân loại tội phạm và việc tòa án quyết định hình phạt với người phạm
tội là hai vấn đề khác nhau. Sở dĩ như vậy vì chúng có những căn cứ khác nhau: đối
với việc phân loại tội phạm, người ta căn cứ trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 8
Bộ luật hình sự là tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn tòa án quyết định
hình phạt lại dựa trên bốn cơ sở theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự là: các
quy định của Bộ luật hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm
hình sự.
Vì vậy, để phân loại tội phạm ta phải dựa vào mức hình phạt cao nhất do Bộ
luật hình sự quy định đối với tội đó chứ không căn cứ vào mức án do tòa án đã
tuyên. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS các nhóm tội phạm đã được định nghĩa như
sau:“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười
lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình ”.
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Để phân loại tội
phạm mà C đã thực hiện trong tình huống trên, ta phải xét mức cao nhất của khung

hình phạt hình của từng khoản trong Điều 133 Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội của
3


C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS: “ Người nào dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm”. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù, ta xét mức cao
nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 133BLHS với tội cướp tài sản đến 10
năm tù. Đối chiếu vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì C phạm tội rất nghiêm trọng.
Như vậy, trường hợp phạm tội của C là tội rất nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 8
BLHS.
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
Đầu tiên, ta cần hiểu cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có
tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Có ba dấu
hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là:
- Thứ nhất, dấu hiệu hành vi thuộc về yếu tố mặt khách quan của tội phạm.
-Thứ hai, dấu hiệu lỗi thuộc về mặt chủ quan của tội phạm.
-Thứ ba, dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ
thể của tội phạm.
Dựa theo đặc điểm cấu trúc của CTTP thì CTTP được chia thành CTTP vật
chất và Cttp hình thức:
- Thứ nhất là CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nếu riêng hành vi
nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn đòi hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm cho xã
hội thì CTTP thường được xây dựng là CTTP vật chất.
- Thứ hai là CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện

được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu
quả khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức.
4


Tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức vì :
CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của hành vi khách quan là hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Việc xác định tội cướp tài sản là CTTP hình thức vì ta dựa
vào việc hành vi đó có được nhà làm luật mô tả trong điều luật hay không chứ không
dựa vào hành vi đó diễn ra trên thực tế như thế nào.
Tại khoản 1 Điều 133 BLHS: “ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...” .Theo quy định tại Điều 133
BLHS có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài
sản:
- Thứ nhất, hành vi dùng vũ lực:
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc
không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp
hoặc làm làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi
dùng vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người. Người bị tấn công ở đây
có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài sản nhưng cũng
có thể là người bất kỳ mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng
sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản
phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả
năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặc xảy ra nhưng
không có kết quả hoặc làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí, không dám
kháng cự.
- Thứ hai, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc:
Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai)
dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa

sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có thể nhằm vào
người khác có quan hệ thân thuộc với người bị đe dọa. Bằng sự đe dọa, người phạm
tội có thể khống chế được ý chí của người bị tấn công. Mức độ khống chế này phụ
5


thuộc trước hết vào tính chất của sự đe dọa. Ở tội cướp tài sản, tính chất của sự đe
dọa, theo quy định của luật phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- Thứ ba, hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Do vậy, những hành vi này được coi là cùng
tính chất như hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.
Chúng đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự.
Như vậy, điều luật chỉ mô tả về hành vi mà không mô tả về hậu quả cho và hành
vi đó đã thể hiện hết tính nguy hiểm của tội cướp tài sản nên tội cướp tài sản là tội
phạm có cấu thành hình thức.
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn bị truy
cứu TNHS về tội cướp tài sản. Giai đoạn thực hiện tội phạm là giai đoạn tội
phạm hoàn thành . Bởi vì :
Căn cứ vào khoản 1 Điều 133 BLHS quy định như sau: “Người nào dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười năm”. Theo như ý 2 ta đã chứng minh thì tội cướp tài sản là tội
phạm có cấu thành hình thức. Mặt khác, mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Việc thực hiện hành vi khách quan chỉ trở
thành hành vi phạm tội của tội cướp tài sản nếu việc thực hiện hành vi đó nhằm mục
đích chiếm đoạt tài sản. Mục đích giữ được tài sản vừa chiếm đoạt được coi là một
dạng đặc biệt của mục đích chiếm đoạt. Như vậy, những hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi làm cho người tấn công lâm vào tình trạng

không thể chống cự được nhằm mục đích giữ tài sản vừa chiếm được thì cũng bị coi
là cấu thành tôi cướp tài sản. Và tội phạm hoàn thành ngay từ khi C có hành vi
giống với hành vi mô tả trong trong khoản 1 điều 133.

6


Trong tình huống này, ta thấy C có hành vi đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt
tài sản của K . Mặt khác, như chúng ta đã biết, hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng
sức mạnh vật chất làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí , không dám kháng
cự. Như vậy hành vi dùng vũ lực của C thỏa mãn một trong ba hành vi khách quan
được mô tả trong khoản 1 Điều 133. Theo đó, tội cướp tài sản của C đã được hoàn
thành. Cho dù hậu quả không xảy ra thì C vẫn sẽ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài
sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS.
Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào người phạm tội đã
đạt được mục đích của mình hay chưa, mà khi nói đến tội phạm đã hoàn thành thì về
mặt pháp lí – tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Tội có CTTP
hình thức hoàn thành ngay sau khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm
tội.
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?
Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình Bởi
vì:. Khoản 2 Điều 12 BLHS quy định : “người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Mặt khác, căn cứ vào khoản 1 Điều 133, khoản 3
Điều 8 của BLHS thì C phạm tội rất nghiêm trọng. Ta xét lỗi trong trường hợp trên
là lỗi cố ý trực tiếp.
Về lí trí : khi người thưc hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có
hành vi dùng vũ lực hoặc biết mình có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc biết mình có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể

kháng cự được. Ở đấy, C đã nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Về ý chí: C mong muốn hành vi đó đè bẹp hoặc làm tê liệt được sự chống cự được
của người bị tấn công, để thực hiện được mục đích chiếm đoạt(C có hành vi dùng vũ

7


lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng). Tức là C
mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Như vây, ta thấy C đã phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. Vì vậy , ta xét theo
khoản 2 Điều 12 BLHS thì C phải chịu TNHS về hành vi của mình.
Tuy nhiên, vì C mới 14 tuổi, nên các hình thức xử phạt áp dụng với C sẽ nhẹ hơn
khung hình phạt được quy định trong Luật.
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C vẫn phải
chịu TNHS về hành vi của mình, bởi vì:
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện
tội phạm đó. Điều 17 BLHS quy định : “ chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm sửa soạn
công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Đây
là thời điểm sớm nhất của giai đoạn phạm tội, người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo
ra những điều kiện về vật chất hay tinh thần giúp việc thực hiện hành vi phạm tội có
thể xảy ra và xảy ra dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Những hành vi chuẩn bị phạm tội
đều chưa trực tiếp làm biến đổi đối tượng tác động cuả tội phạm để gây thiệt hại cho
các quan hệ xã hội là khách thể của lọai tội định phạm.
Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ, C phải chịu TNHS
về hành vi của mình. Căn cứ và Điều 17 BLHS “ người chuẩn bị một tội rất nghiêm
trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

định thực hiện”. Trong tình huống của đề bài thì tội mà C thực hiện được quy định
tại khoản 1 Điều 133 BLHS và căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì C phạm tội rất
nghiêm trọng. Đối chiếu vào Điều 17 BLHS thì ta thấy C phải chịu TNHS về hành
vi của mình. Ngoài ra còn có trường hợp, hành vi chuẩn bị phạm tội của C đã cấu
thành một tội độc lập khác thì C phải chịu TNHS về tội độc lập đó.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2009).
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 2, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.
4. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên
sâu), Tập 2 + 4, Nxb. TP. HCM.
5. />6. />
9



×