Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.62 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta hiện nay đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các ngành công nghiệp,
điều đó đã mang lại cho đất nước sự phát triển nhanh chóng và nhiều nguồn lợi
nhuận đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn kéo theo những nguy cơ lớn ảnh hưởng
không tốt đến con người và môi trường. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
đang ở mức báo động, cần được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cũng như người dân, Nhất là khi bồi thường thiệt hại do hành vi gây
ô nhiễm môi trường chưa phải làm một vấn đề được nghiên cứu sâu tại Việt Nam
trong khi thực tiến yêu cầu bồi thường mang tính cấp bách, kịp thời. Đây chính là lý
do em đã lựa chọn đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong Thầy
cô giáo thông cảm và góp ý để bài có thể hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn !

NỘI DUNG
I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, thiệt hại do ô nhiễm môi trường
a) Khái niệm môi trường
Khái niệm môi trường có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Với nghĩa thông
thường, môi trường được cho là “ toàn bộ nói chung những điều kiện tư nhiên, xã
hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ
II. Quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
1. Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
a) Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2005: “ cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Và khỏan 2
Điều 13 NĐ 113/2010 cũng quy định: “ Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô




nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây
ra, đồng thời phải chi trẩ toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu
cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan đã ứng trước kinh phí theo quy định tại khoản 2
Điều 9 Nghị định này”. Như vậy, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chủ yếu bao gồm hai chủ thể là cá nhân và tổ chức. Cũng giốnh như các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật khác, các chủ thể tham gia quan hệ BTTH do làm ô
nhiễm môi trường cũng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật:
Một là, các cá nhân có đủ năng lực hành vi từ đủ 18 tuổi trở lên vi phạm nghĩa vụ
bảo vệ môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hai là, tổ chức vi phạm nghĩa vụ
bảo vệ môi trường do pháp luật quy định nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt
hại. Trong đời sống thực tế, hầu hết các chủ thể vi phạm pháp luật môi trường
thường là các doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do
không có thiết bị xử lý chất thải hoặc thiết bị đã quá cũ…
3. Phương thức bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, phương thức được hiểu là cách
thức, là biện pháp để các chủ thể thực hiện việc bồi thường. Tuy vấn đề này không
được pháp luật quy định cụ thể nhưng căn cứ vào các nguyên tắc “ thiệt hại phải
được bồi thường toàn bộ, kịp thời” và căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 13 NĐ
113/NĐ-CP/2010 thì: “ tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ
chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ
quan đã ứng trước kinh phí theo quy định của pháp luật”. Phương thức bồi thường
chủ yếu thông qua các hình thức sau: Bồi thường bằng tiền ( một lần); hỗ trợ hàng
tháng với một khoản tiền thoả thuận trước; di dời hộ gia đình, cá nhân trong khu vực
bị ô nhiễm đến nơi ở khác,… Trong đó phương thức được các bên áp dụng chủ yếu
là bồi thường bằng tiền một lần, việc trả tiền có thể trả hết một lần mà cũng có thể
trả thành nhiều đợt theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên phương thức này cũng
gây ra bất cập, không đảm bảo hết quyền lợi cho những người bị thiệt hại. Vì vậy,

nhằm điều hòa lợi ích giữa các bên, các phương án bồi thường thường được các cơ
quan có thẩm quyền gợi ý để các bên áp dụng là:
- Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế: Áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm
hẹp, thiệt hại xảy ra với số ít người, giá trị thiệt hại không lớn và dễ xác định.


- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù
đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế: áp dụng trong trường hợp tổng giá trị thiệt
hại được tính trên cơ sở thiệt hại từng cá nhân, tổ chức cộng lại và người gây hại
thực hiện hành vi làm ô nhiễm môi trường do lỗi vô ý, thiệt hại gây ra quá lớn so
với khả năng tài chính của họ.
- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại: áp dụng trong trường
hợp có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa nạn nhân và bên bị hại đã
phân loại được thiệt hại thành nhiều cấp độ khác nhau.
- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân: áp dụng trong
trường hợp không cí sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại.
- Bồi thường thiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho
cộng đồng dân cư: áp dụng trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối
với nhiều người và khó xác định mức độ thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
- Nguyên tắc thỏa thuận: bản chất pháp lý của BTTH do làm ô nhiễm môi trường là
một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nên việc giải quyết phải tuân theo
nguyên tắc chung trong lĩnh vực dân sự, đó là nguyên tắc thỏa thuận. Khi xảy ra
thiệt hại, các bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể tự thỏa thuận về hình thức
bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, hoặc thực hiện một công việc nhất định, thỏa
thuận về phường thức bồi thường.
- Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại
Khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức thì
cũng có nghĩa là chủ thể của hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác. Vì vậy, việc bồi thường phải diễn ra nhanh chóng, kịp thời và phải

bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã gây ra, để tạo điều kiện cho người bị thiệt hại
có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục được quyền lợi đã bị xâm phạm.
Nguyên tắc này có ý nghĩa bảo vệ một cách tuyệt đối quyền lợi của người bị hại.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: Đây là nguyên tắc riêng trong lĩnh vực
môi trường. Nguyên tắc này đã được tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD)
chính thức công bố vào năm 1992. Theo nguyên tắc này, người gây ô nhiễm phải
chịu mọi chi phí cho các biện pháp làm giảm ô nhiễm để đảm bảo cho môi trường ở


trạng thái chập nhận được, mặt khác phải BTTH cho các tổ chức, cá nhân phải chịu
ô nhiễm.

1. Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường.
 Một số vụ việc cụ thể
Trong những năm qua, những vụ việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là tại các tỉnh có nhiều khu công
nghiệp phát triển. Tại tỉnh Đồng nai đã xảy ra một số vụ gây ô nhiễm môi trường
thu hút sự chú ý của dư luận tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Tháng 3/2001, Công ty Dệt nhuộm Thế hòa xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn
quy định và để nước thải chảy ra khu vực trồng lúa của dân, làm giảm năng suấ.
Sauk hi hội đồng đèn bù của huyện khảo sát đánh giá mức độ thiệt hại, Công ty
Thế hòa phải đền bù cho dân 287 triệu đồng. Tiếp theo đó, trong năm 2006 -2008
nhà máy cồn Xuân lộc nhiều lần xả nước thải chưa qua xử lý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến việc sản xuất nông nghiệp của các hộ dân xã Xuân Tâm. Nhà máy cồn
để chấp nhận bồi thường cho 4 hộ có đủ căn cứ chứng minh mình bị thiệt hại với
số tiền là 47.850.000 đồng trog khi đó nhiều hộ dân khác vẫn đang khiếu kiện đòi
bồi thường. Tuy nhiên, ngiêm trọng nhất đó là việc Công ty cổ phần hữu hạn
Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm trầm trọng sông Thị
Vải gây thiệt hại nghiêm trọng đối với việc nuôi trồng thủy sản và việc sản xuất

nông nghiệp, sức khỏe của các hộ nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu và
Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty TTHH Vedan đã chấp nhận bồi thường 100%
thiệt hại theo yêu cầu cho người bị thiệt hại của 3 địa phương trên với số tiền đền
bù gần 220 tỷ đồng.
Ở tỉnh Nghệ An, nhà máy sản xuất bao bì Sabeco- Sông lam thuờng xuyển xả
thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng không có các biện pháp xử
lý cũng như tiến hành bồi thường. Quá bức xúc, ngày 1/5/211, 70 người dân xã
Hưng Đông đã tiến hanh đào đất lấp miệng cống xả thải của đơn vị này. Hay như
việc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương là trại chăn nuôi có quy mô lớn


với diện tích 28ha đóng tại xóm 9 xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An, có thời điểm
nuôi tới 25.000 con lợn các loại nhưng hệ thống xử lý chất thải hết sức sơ sài,
nhiều lần xả thẳng xuống đập Chọ Ràn, gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh
hoat, sản xuấ của nhân dân. Chính quyền địa phương và nhân dân xã Đại Sơn
nhiều lần kiến nghị nhưng công ty lại không có biện pháp xử lý cụ thể, quá bức
xúc nhân dân đã tiến hành bao vây đập pháp chuồng trại và xua đuổi toàn bộ số
lợn trong trại ra đồng.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau
đây: Thứ nhất, cơ sở của việc giải quyết BTTH về môi trường chủ yếu dựa vào
đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô
nhiễm môi trường thiệt hại. Thứ hai, nội dung chủ yếu là giải quyết BTTH đối
với sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân. Hầu như chưa có trường hợp nào giải
quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Thứ ba, việc đánh giá
thiệt hại chủ yếu dựa trên mức độ gây hại. Thứ tư, vụ việc chủ yếu được giải
quyết thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân và và các cơ quan hành chính, hầu như
chưa có vụ việc nào đuợc giải quyết hoàn chỉnh theo thủ tục tố tụng tài Tòa án
nhân dân các cấo có thẩm quyền.

2. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô

nhiễm môi trường
a) Về các quy định pháp luật nội dung
- Cần xác định rõ các thành phần môi trường nào được đưa ra để đánh giá thiệt hại
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Chỉ rõ tiêu chí để phân biệt hai
loại thiệt hại suy giảm chức năng hữu ích của môi trường và thiệt hại về sức khỏe,
tính mạng, tài sản của người dân. Đặc biệt là tiêu chí phân biệt thiệt hại tới môi
trường sinh thái và thiệt hại về tài sản của dân cư để xác định lợi ích công hay lợi ích
bị xâm hại.


- Cần bổ sung thêm quy định về việc xác định thiệt hại đối với trường hợp ô nhiễm
môi trường không khí. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 LBVMT 2005 thì: “Thành
phần môi trường là yếu tố vật thành môi trường như đất nước, không khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. Trong khi đó tại quy
định 113/2010/NĐ_CP ngày 03/12/2010 Nghị định quy định về xác định thiệt hại
đối với môi trường chỉ quy định về việc xác định thiệt hại đối với thiệt hại trong các
trường hợp ô nhiễm môi trường nước, đất, hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái … mà không có quy định nào về việc xác
định thiệt hại đối với trường hợp ô nhiễm không khí.
- Cần quy định rõ nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong Luật bảo vệ môi trường
2005. Theo đó, bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ, kịp thời.
Mặt khác, đặc biệt chú trọng trường hợp có từ 02 đối tượng trở lên gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường thì nên quy định nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường tương ứng với
tỉ lệ gây thiệt hại của từng đối tương. Quy định một cách linh họat khắc phục thiệt
hại đối với thiệt hại về tài sản, lợi ích kinh tế.
- Cần quy định cụ thể về các phương pháp tính thiệt hại, cách tính tổng thiệt hại do
ô nhiễm, suy thoái môi trường tại một khu vực địa lý và cách tính thiệt hại tới từng
thành phần môi trường
- Luật hóa trách nhiệm thu thập, thẩm định dữ liệu thu được của các cơ quan quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Và phải quy định rõ trường hợp khi vực ô

nhiễm từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì trách nhiệm thu thập,
thẩm định dữ liệu sẽ thuộc về cơ quan nào.
- Sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi
trường. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là 2 năm chỉ phù hợp với những thiệt hại
phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luât. Đối với những thiệt hại gián tiếp từ
sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên cũng như các thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe của con người thì thời gian bộc lộ hết các thiệt hại thực tế
thường kéo dài hơn. Pháp luật cần có quy định rõ ràng hơn về thời hiệu khởi kiện
yêu cầu BTTH theo hướng kép dài hơn so với quy định hiện hành, đồng thời cần
phân biêt giữa thời hiệu khởi kiện đòi BTTH về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân.
b) Về quy định pháp luật hình thức


- Quy định rõ quyền khởi kiện của cơ quan nhà nước đối với thiệt hại suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường và quy định theo hướng cơ quan nhà nước,
nạn nhân là đồng guyên đơn. Nạn nhân thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản có thể thông qua đại
diện để thực hiện quyền này. Đại diện có thể là các hiệp hội, các chuyên gia, luật sư.
- Về nghĩa vụ chứng minh, cần quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của cơ
quan nhà nước và nghĩa vụ chứng minh của nạn nhân. Đối với cơ chế giám định
thiệt hại suy giảm, chức năng tính hữu ích của môi trường, nên quy định theo hướng
cơ chế giám định là một yêu cầu bắt buộc.
- Đối với phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án, cần có những quy định phù
hợp về tòa án có thẩm quyền xét xử trong từng vụ việc ô nhiễm liên quan tới 2 tỉnh,
thành phố trở lên, mặc dù hiện nay, do nhiều vướng mẵc về thủ tục tố tụng và những
ưu thế của phương pháp giải quyết thông qua thương lượng nên rất ít các vụ việc
được đưa ra xét xử, tuy nhiên cũng cần phải hoàn thiện các quy định để thích hợp
với thực tiễn.
c) Về quy định pháp luật đối với TNBTTH do sự cố môi trường

Hiện nay Thông tư 2262/TT-MTT hay Quy định 103/2005/QĐ0TTg mới chỉ quy
định về mặt hình thức việc ứng phó sự cố tràn dầu. Vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể
về việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ đòi bồi thường do sự cố môi trường. Bởi
lẽ để có cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và buộc bồi thường thiệt hại khi truy tìm
được nguồn gây ô nhiễm, các địa phương, các sở, ban ngành và những người dân
chịu tác hại của sự cố ô nhiễm dầu nên cần chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ tài liệu liên
quan đến các chi phí khắc phục sự cố, chi phí cải tạo và phục hồi môi trường, các
thiệt hại trực tiếp và gián tiếp liên quan đến các ngành du lịch, thủy sản, nông
nghiệp… sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng do việc ô nhiễm dầu, để làm căn cứ
pháp lý đòi thủ phạm gây ô nhiễm phải bồi thường. Các quy định pháp luật về sự có
tràn dầu cần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với Công ước quốc tế về ngăn
ngừa ô nhiễm biển do dầu gây ra.
d) Gia nhập các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, Việt Nam không thể
không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này. Ngày 17/6/2004 Công ước
quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại


Việt Nam ( International Convention on Civil liablility for Oil Pollution Damage –
viết tắt là CLC 1992) . Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để phía Việt Nam yêu
cầu các đối tượng gây ô nhiễm môi trường từ sự cố tràn dầu phải bồi thường thiệt hại
về môi trường một cách thỏa đáng. Công ước CLC 1992 có một số điểm mới như:
khi xảy ra ô nhiễm dầu thì chủ sở hữu tàu không chỉ phải đền bù thiệt hại do ảnh
hưởng đến môi trường mà còn phải đền bù các thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm dầu
gây nên; mức bồi thường ngoài căn cứ vào lượng dầu tràn có căn cứ vào trọng tải
của tàu. Mới đây nhất, ngày 19/8/2010 Việt Nam chính thức là thành viên của Công
ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu Bunker 2001.
Việc ấn định một mức bồi thường thiệt hại căn cứ vào lượng dầu tràn, loại dầu tràn,
trọng tải của phương tện chở dầu… sẽ là kinh nghiệm để Việt Nam thao khảo trong
quá trình ban hành các quy định về BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

e) Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
- Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có chức các nguồn thải gây ô
nhiễm cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tránh tình trạng vì lợi ích kinh doanh mà bất
chấp tất cả xả thải làm ô nhiễm môi trường. Theo đó các doanh nghiệp phải xây
dựng hệ thống xứ lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định, không ngừng đổi mới
công nghệ cho việc xử lý chất thải, nhất là các chất thải nguy hại tiềm ẩn cao nguy
cơ gây nhiễm.
- Đối với người dân phải ý thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, phải coi trọng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính lợi ích của mình, phải
giám sát các cơ sở sản xuất trên địa bàn cư trú nếu thấy dấu hiệu vi phạm phải phản
ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng, tránh tình trạng thờ ơ mặc kệ đến khi việc
xả thải gây ô nhiễm trầm trọng mới khiếu nại. Có cơ chế thông tin đảm bảo cho nhân
dân biết rõ hiện trạng môi trường, nguy cơ ô nhiễm môi trường nơi họ sinh sống. Từ
đó có căn cứ để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi quyền lợi về vật chất và sức
khỏe của họ bị đe doạ bởi ô nhiễm.
- Kết hợp với các phương tiện truyền thông để tạo ra sức ép dư luận, đẩy nhanh
quá trình giải quyết bồi thường, khắc phục hậu quả.



×