SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO TRẺ
MẪU GIÁO : 4 - 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON XÃ LƯƠNG
NGOẠI HUYỆN BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Lương Ngoại
SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
0
Mục lục
STT
1
Nội dung
Trang
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
4
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề.
6
2.3.1.
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ
an toàn giao thông đường bộ
6
2.3.2
Giáo dục luật lệ an toàn giao thông thông đường bộ qua
hoạt động học
8
2.3.3
Tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các
Trò chơi.
12
2.3.4
Giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ ở
mọi lúc mọi nơi.
14
2.3.5
Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục luật lệ
an toàn giao thông đường bộ
16
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường:
17
Kết luận và kiến nghị.
19
3.1
Kết luận:
19
3.2
Kiến nghị:
20
2
3
1
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
An toàn giao thông là điều mong muốn của bất kỳ ai, nó giúp con người
sống yên bình và hạnh phúc hơn. Do vậy khi tham gia giao thông chúng ta luôn
tự biết bảo vệ mình và nhiều người khác cùng tham gia. Bởi vì điều đó mà đâu
đâu trên mọi nẻo đường ta đều bắt gặp những biển báo an toàn, những câu khẩu
hiệu tuyên truyền, khẩu ngữ hay và ý nghĩa nhắc mọi người cùng tham gia giao
thông một cách an toàn nhất.
"Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước đi"[3]
Đó chính là câu khẩu hiệu mà tất cả chúng ta những người giáo viên nói
riêng và tất cả mọi người trong xã hội nói chung phải luôn khắc ghi, để đảm bảo
an toàn giao thông cho chính bản thân mình. Câu khẩu hiệu này lại càng có ý
nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đất nước
chúng ta ngày càng phát triển đổi mới về kinh tế, chính trị, đặc biệt là Việt nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Cùng với sự phát triển đó đời
sống nhân dân được cải thiện, các phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại
cũng phát triển theo ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm
cho chúng ta cần suy nghĩ đó là : An toàn giao thông. Tai nạn giao thông là một
vấn đề mà xã hội bức bách gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân
dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã
hội. Ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, nên các vụ tai nạn giao
thông vẫn sảy ra ở mức báo động mà nạn nhân là trẻ em chiếm một phần không
nhỏ.
Theo Ủy ban An toàn quốc gia 11 tháng năm 2017 toàn quốc sảy ra 18.384
vụ TNGT , làm chết 7.604 người bị thương so với cùng kỳ năm 2016, giảm
1.045 vụ( 5,38%), giảm còn 303 người chết(3,83%), giảm 1.995 người bị
thương(11,61%). Tuy nhiên có tới 6,81% nạn nhân các vụ tai nạn giao thông là
trẻ em. Ủy ban An toàn quốc gia triển khai năm ATGT năm 2018 với chủ
đề"ATGT cho trẻ em", lấy trẻ em là mục tiêu và là động lực xây dựng văn hóa
giao thông cho toàn xã hội và giảm tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối
với trẻ em 10% so với năm 2017. [2]
Trẻ em là nền tảng, là tương lai của đất nước vì vậy giáo dục cho trẻ biết
luật lệ giao thông đường bộ, có hành vi đúng khi tham gia giao thông, có kiến
thức, kỹ năng khi tham gia giao thông… là bài học không thể thiếu ở các trường
mầm non. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức
đơn giản nhất trong giao tiếp, ứng sử của mình để các em có thói quen có trách
nhiệm với hành vi của mình với cộng đồng và xã hội. Để đến khi trưởng thành
chính các em là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp
luật, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường bộ và hình thành văn hóa
giao thông. Giúp cho xã hội phát triển ngày càng vững mạnh.
Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy trẻ nhỏ chạy vụt qua
đường, khi đi bộ các cháu đi giữa lòng đường, các cháu vui chơi, đá bóng ở lòng
2
đường… phụ huynh lai trẻ nhỏ đi học bằng xe máy, xe đạp hầu hết không đảm
bảo an toàn, thường thì phụ huynh cho trẻ ngồi trên ghế lắp ở phía trước hay
ngồi lên yêu ở phía sau, không đội mũ bảo hiểm và không có đai an toàn. Khi
ngồi trên xe ô tô trẻ em thò đầu, thò tay ra ngoài, hay các em học sinh đi xe dàn
hàng ngang ra đường….Nên đã sảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, đặc biệt
số nạn nhân là trẻ em chiếm một con số không nhỏ nhất là ở miền núi mọi người
chưa biết luật lệ giao thông và nắm được các quy tắc khi tham gia giao thông
nên tình hình giao thông trên đường rất lộn xộn nên dễ sảy ra tai nạn. Trong đó
cũng có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan do chính các em
chưa biết cách bảo vệ mình. Điều đó là do ý thức của người lớn và có thể họ
không hiểu luật lệ giao thông đường bộ và còn nguyên nhân nữa là do trẻ nhỏ
chưa biết nguyên tắc khi tham gia giao thông, chưa có kỹ năng khi tham gia giao
thông, thiếu hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông.….
Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào
chương trình Giáo dục mầm non trong một chủ đề đó là chủ đề "Giao thông"
trong đó có 2 chủ đề nhánh là: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông .
Nhằm giáo dục cho trẻ biết về một số phương tiện giao thông và một số luật lệ
đơn giản cho trẻ. Ngoài ra giáo dục an toàn giao thông còn được lồng ghép vào
các chủ đề khác, các hoạt động ở mọi lúc mọi nơn Nghe có vẻ đơn giản nhưng
lại rất khó vì không chỉ dạy trẻ hiểu, trẻ nhớ mà quan trọng hơn nữa là trẻ có
hành vi đúng khi tham gia giao thông. Một ngày, một giờ học không thể dạy trẻ
nắm được kiến thức về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và nguyên tắc khi
tham gia giao thông…mà phải có thời gian và phương pháp để dạy trẻ và cô chỉ
là người hướng đẫn để trẻ thực hiện như vậy sẽ khắc sâu vào tâm trí trẻ. Từ
những kiến thức mà trẻ tiếp thu được sẽ tích lũy cho trẻ sự hiểu biết về luật lệ an
toàn giao thông cơ bản để trẻ tự biết bảo vệ mình. Nhưng để trẻ nắm được và có
hành vi đúng khi tham gia giao thông là một vấn đề hết sức quan trọng. [1]
Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mầm non. Bản thân tôi
là một giáo viên mầm non tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ
Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra các biện pháp để trẻ hiểu biết về luật lệ và các quy định về an toàn
giao thông đường bộ và có kỹ năng khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn
cho bản thân khi tham gia giao thông.
- Tìm ra các biện pháp để trẻ mẫu giáo : 4 - 5 tuổi nắm được một số luật lệ
an toàn giao thông đường bộ, trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết
các biển báo giao thông đơn giản và chấp hành đúng luật lệ giao thông đường
bộ.
- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết cách giáo dục trẻ luật lệ giao
thông đường bộ, giúp các cháu có một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ
và chấp hành luật lệ giao thông.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông
đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại huyện
Bá Thước. Để giúp trẻ hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và có
hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết được các nguyên tắc khi tham gia
giao thông và có kỹ năng khi tham gia giao thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo tài liệu qua
sách chương trình giáo dục mầm non, chuyên đề, mạng Intenet, báo…
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin: Khảo sát các hoạt
động của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý số liệu trong bảng
khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp.
- Phương pháp nghiên cứu dùng lời. Cô dùng lời nói để hướng dẫn trẻ hoạt
động học, chơi các trò chơi, đi thăm quan….
- Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi
các trò chơi về phương tiện và luật lệ giao thông, giúp trẻ dễ nhớ, nhớ lâu luật lệ
an toàn giao thông đường bộ để giờ học hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ hơn.
- Phạm vi thực hành: Tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt
động tham quan…bằng nhiều hình thức khác nhau, tất cả trẻ được tham gia hoạt
động trải nghiệm .
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay An toàn giao thông là mối quan tâm nóng bỏng cấp thiết của
toàn xã hội. Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều
kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác, hòa chung với các nước
tiên tiến trên thế giới. Trẻ em được giáo dục luật lệ an toàn giao thông ngay từ
nhỏ " Mưa dầm thấm lâu". Hình thành cho trẻ có kiến thức về pháp luật và chấp
hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một thói quen tốt cho trẻ sau này ,
thì vấn đề tai nạn giao thông không còn là nổi lo cho toàn xã hội. Cùng với việc
dạy cho trẻ hoat động học, chơi hoạt động góc, chơi hoạt động ngoài trời…..
Vẫn còn một hoạt động khác cũng rất quan trọng đó là Giáo dục luật lệ an toàn
giao thông đường bộ cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản không
thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Để giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ một cách hiệu quả.
Là giáo viên tôi luôn gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông, có ý thức và chú
trọng đến vấn đề an toàn khi tham gia giao thông và là tấm gương cho tất cả mọi
người noi theo. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các em học sinh về luật lệ
an toàn giao thông và nhất là trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ
dàng tiếp thu và hình thành thói quen, hành vi đúng giúp trẻ sau này trở thành
4
một công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Trước mắt giáo dục trẻ những
kiến thức sơ đẳng về luật lệ an toàn giao thông. Để trẻ có những thói quen ban
đầu, biết chấp hành luật lệ an toàn giao thông giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý
thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành vi đúng khi
tham gia giao thông.
Nhà trường hàng năm đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên ký cam
kết thực hiện An toàn giao thông. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều thực
hiện nghiêm túc các nội quy, quy định trong bản cam kết. Không những giáo
viên thực hiện mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về luật lệ an toàn
giao thông và giáo viên là người gương mẫu trong việc chấp hành luật lệ an
toàn giao thông…
Trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi các cháu rất hiếu động và
chưa hiểu biết nhiều về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và chưa có một số
kỹ năng tham gia giao thông và chưa biết nguyên tắc khi tham gia giao thông....
Trẻ đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ chưa biết đi đúng phần đường của mình, nhiều
khi trẻ còn hiểu nhầm đường bên trái là đường bên phải và chưa hiểu rõ về lề
đường và lòng đường, trẻ đi còn chạy, nhảy, chơi đùa dưới lòng đường có xe cộ
lưu thông....Trẻ lứa tuổi mầm non còn cần sự giáo dục và hỗ trợ của người lớn.
Đó là sự trăn trở của toàn xã hội trong đó có bản thân tôi .Vì vậy, là một nhà
giáo dục, là một người trưc tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày tôi luôn có
hướng đổi mới phương pháp giáo dục trẻ một cách sáng tạo linh hoạt. Kết hợp
tuyên truyền với các bậc cha mẹ để biết cách giáo dục hỗ trợ trẻ thực hiện luật
lệ giao thông đường bộ, giúp các cháu có một số hiểu biết về luật giao thông;
phải đi bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải....là người lớn khi tham gia
giao thông thực hiện đúng luật lệ giao thông và làm gương cho trẻ noi theo.[5]
Để lớp Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá
Thước hiểu biết luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Thực hiện theo chuyên đề
giáo dục lấy trẻ làm trung cô chỉ là người hướng dẫn để trẻ thực hiện, tôi luôn
mong muốn làm sao tạo cho trẻ có một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ
mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ giúp
đỡ mọi người, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình thông qua
các hoạt động học và chơi để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành
khảo sát thực trạng về sự hiểu biết luật lệ an toàn giao thông đường bộ của trẻ,
tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi
Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sâu, vùng xa của
Huyện Bá Thước. Nhà Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu
nghề mến trẻ, là một trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 mức độ 1 và mức độ 2
và là trường đạt chuẩn cơ quan văn hóa. Trường luôn đạt nhiều thành tích xuất
sắc trong các năm học. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng
cao. Để đạt được những thành tích đó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ
của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
5
trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốt hơn. Được
sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng
bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường.
Nhà trường có một khuôn viên rộng rãi, xanh, sạch ,đẹp, thoáng mát cho
trẻ hoạt động học và vui chơi. Có đủ phòng học, phòng chức năng, có các loại
đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng học kiên cố, có đủ các giá góc,
có một số đồ chơi theo danh mục.
Bản thân tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân trau dồi kiến thức,
luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện dự giờ đồng
nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn được sự yêu mến, gần gũi
của các cháu học sinh và phụ huynh tin cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động
của lớp. Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trẻ tích cực, hứng thú tham
gia vào các hoạt động ngoại khóa của lớp cũng như do nhà trường tổ chức.
Được sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em mình, luôn ủng hộ các
hoạt động của nhà trường cũng như của lớp. Luôn phối kết hợp với cô giáo trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì không tránh khỏi những khó khăn như sau:
Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sâu vùng xa, đường đi toàn
là những con đường đất, hẹp, chưa có các biển báo giao thông cơ bản… Trẻ em
đa số là con em dân tộc mường, một số trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông nên
gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ. Lớp mẫu giáo: 4 - 5 tuổi do
tôi phụ trách 98% các cháu đều xuất thân từ gia đình nông thôn nên khả năng
học hỏi, giao tiếp còn rất rụt rè, nhút nhát. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt
động cùng cô, cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin và chưa phát huy được tính
tích cực của trẻ, quen giao thông tự do trong làng xóm nên chưa hiểu hết vai trò
và tầm quan trọng của giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
Khi xây dựng kế hoạch giáo viên có lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao
thông cho trẻ mẫu giáo nhưng nội dung chưa có tính sáng tạo hay chọn đề tài
không phù hợp với lồng ghép. Kiến thức về an toàn giao thông của trẻ chưa sâu,
trẻ chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông, trẻ chưa biết luật lệ giao thông,
chưa biết các nguyên tắc khi tham gia giao thông….
Một số đồ dùng, đồ chơi, mô hình giao thông, môi trường cho trẻ hoạt động
để giáo viên tổ chức dạy luật lệ an toàn giao thông cho trẻ và đồ dùng của trẻ
thực hiện số lượng còn hạn chế, chưa phong phú… Chủ yếu đồ dùng do cô giáo
tự làm là chính nên độ bền, đẹp chưa cao.
Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham
gia giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì thế khi tham gia giao
thông chưa chấp hành luật lệ giao thông đã quy định như: Các bậc phụ huynh
chở con em đến trường còn chở 3 - 4 cháu trên một xe gắn máy, không đội mũ
6
bảo hiểm, đưa đón các cháu khi trong người có bia rượu, phóng nhanh vượt ẩu,
dắt trẻ đi ở giữa lòng đường, khi rẽ ở ngã ba, ngã tư không xi nhan…..
Nhận thức chung của người dân địa phương nơi đây chưa thấy rõ được tầm
quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao
thông đường bộ cho trẻ nói riêng, họ còn cho rằng giáo dục luật lệ an toàn giao
thông cho trẻ không quan trọng trẻ đang còn nhỏ cần gì phải biết đi đâu có
người lớn đưa đi rồi . Vì thế giáo dục luật lệ an toàn giao thông chưa phải là mối
quan tâm của các bậc cha mẹ và địa phương.
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9 năm 2017)
Để một số thực trạng trên được tháo gỡ tôi tiến hành khảo sát trẻ vào cuối
tháng 9 năm 2017 với kết quả như sau:
STT
Tiêu chí
Trước khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ
chưa đạt
Tỷ lệ
%
1
Trẻ hiểu biết về một số luật lệ
an toàn giao thông đường bộ
9/24
37,5 %
15/24
62,5 %
2
Trẻ có hành vi đúng khi tham
gia giao thông
8/24
33 %
16/24
67 %
3
Trẻ nắm được một số nguyên
tắc khi tham gia giao thông
10/24
42 %
14/24
58 %
4
Trẻ có kỹ năng khi tham gia
giao thông
8/24
33 %
16/24
67 %
Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng đa số trẻ chưa hiểu biết luật
lệ an toàn giao thông, chưa có hành vi đúng khi tham gia giao thông, chưa có kỹ
năng khi tham gia giao thông…. Để khắc phục và giải quyết thực trạng và hạn
chế trên và để nâng cao sự hiểu biết của trẻ về luật lệ an toàn giao thông đường
bộ và để bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ và cho mọi người trong xã hội. Tôi đã
tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi
Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước" như sau:
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ an
toàn giao thông đường bộ.
Thực hiện theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ vừa là mục
tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Trẻ phải là chủ thể của hoạt động
bằng việc phát huy tính tích cực, chủ động tự giác khi giải quyết các nhiệm vụ
7
dạy học. Đối với trẻ mầm non để thực hiện được điều này cần tạo hứng thú,
động cơ cho trẻ đối với việc học. quá trình dạy học. Cô chỉ là người hướng dẫn
để trẻ thực hiện như vậy sẽ phát huy tính tích cực, hứng thú của trẻ
Để xây dựng được một môi trường học tập thu hút sự chú ý và hứng thú
cho trẻ. Tôi đã lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị
các phương tiện, điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ để việc
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có hiệu quả. Do đặc điểm của trẻ là trẻ học
thông qua cuộc sống thực hằng ngày, học qua bắt chước....Vì vậy để giúp trẻ có
những kiến thức, kĩ năng và hình thành thói quen về chấp hành luật lệ an toàn
giao thông phù hợp với khả năng của trẻ. Bản thân tôi luôn gương mẫu, có ý
thức, thái độ và hành vi đúng khi tham gia giao thông và luôn là tấm gương cho
trẻ học tập.
Tôi lên kế hoạch, lựa chọn bài cho từng chủ đề nhánh phù hợp với tình hình
thực tế của lớp mình phụ trách để ban giám hiệu phê duyệt như: Chủ đề nhánh
"Luật lệ giao thông". Tôi chọn bài "Trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao
thông đường bộ", để phù hợp với tình hình thực tế của lớp tại địa phương mình.
Vì các cháu lớp mình đều ở nông thôn nên chỉ biết và tham gia giao thông chủ
yếu là đường bộ ở nông thôn. Từ đó giáo viên dựa vào tình hình thực tết để thực
hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mầm non trẻ rất ham học hỏi thích hoạt động
với đồ vật, việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động sẽ đem lại kết quả giáo dục
tốt nhất cho trẻ. Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành
mạnh và an toàn. Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện, an toàn với trẻ, từ đó giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ.
Ví dụ : Ở chủ đề : "Giao thông" tôi trang trí mảng chủ đề chính và các góc
bằng những hình ảnh các phương tiện giao thông, hình ảnh người đang tham gia
giao thông trên đường nông thôn và đường thành phố….để tạo điểm nhấn thu
hút sự chú ý của trẻ và tạo ra góc mở cho trẻ hoạt động. Hằng ngày trẻ được
nhìn được trò chuyện cùng cô được tri giác thực tế như vậy giúp trẻ dễ nhớ, nhớ
lâu về luật lệ an toàn giao thông . Sắp xếp đồ dùng, nguyên học liệu theo hướng
mở, theo chủ đề, để trẻ dễ thấy, dễ lấy…để khơi gợi cho trẻ những ý tưởng sáng
tạo khi hoạt động.
8
Hình ảnh 1: Trang trí chủ đề Giao thông
thông
Hình ảnh 2:Trang trí góc theo chủ đề Giao
Để việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đạt hiệu quả không thể thiếu
đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy tôi huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu
phế thải như: vỏ sữa, hộp sữa chua, vỏ chai nước ngọt, hộp thuốc, bìa lịch cũ
…..Từ những nguyên liệu đó , tôi cùng trẻ làm các đồ dùng để học và chơi.
Ví dụ: Tận dụng các loại nguyên vật liệu phế thải như: Hộp bánh kẹo, chai,
hộp nhựa, xốp màu, nắp chai, khối gỗ, bìa…. làm các phương tiện giao thông,
biển báo, đèn tín hiệu, biển báo…..
Hình ảnh: Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải
Ngoài ra tôi còn sưu tầm các loại phương tiện giao thông trong sách, báo, tạp
chí đóng thành sách về phương tiện giao thông. Cho trẻ sưu tầm cắt các tranh
ảnh về phương tiện giao thông trong báo, tạp chí để làm lô tô về phương tiện
giao thông.
2.3.2. Giáo dục luật lệ an toàn giao thông thông đường bộ qua hoạt động
Học
Như chúng ta đã biết đặc điểm Trẻ mầm non "Học bằng chơi, chơi mà
học” nên việc giáo dục an toàn giao thông không thể tách ra thành một hoạt
động riêng biệt mà cần lồng ghép một cách hợp lý vào các hoạt động có chủ
đích của trẻ. Việc làm này giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, ham
học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Từ đó trẻ sẽ tiếp tục được kiến thức
nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
* Hoạt động làm quen với Môi trường xung quanh
Việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ được lồng ghép khéo léo
vào các chủ đề. Giáo viên trò chuyện đàm thoại để trẻ nắm được nguyên tắc khi
tham gia giao thông. Thông qua hình ảnh trực quan trên tiết học sẽ kích thích trẻ
học tập, giúp trẻ hiểu sâu về nội dung giáo dục luật lệ an toàn giao thông và
9
cũng là động cơ để củng cố kiến thức của trẻ đã được tiếp nhận ở mọi lúc, mọi
nơi, phân biệt được hành vi đúng sai khi tham gia giao thông.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề nhánh ở chủ điểm “Nghề nghiệp”. Hoạt động
trò chuyện về nghề lái xe tôi đã giảng giải giúp trẻ hiểu được công việc của
người lái xe, trẻ được trực tiếp tri giác qua các mô hình các loại xe .
Ví dụ : Khi thực hiện chủ đề "Giao thông" Hoạt động có chủ đích: "Trò
chuyện về một số luật lệ giao thông đường bộ" Cô trò chuyện với trẻ về một số
hình ảnh người tham gia giao thông đường nông thôn và đường thành phố…
Qua đó cô giúp trẻ nắm được một số nguyên tắc khi tham giao giao thông
như: Khi đi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi bộ đi đi sát lề đường bên
phải phải theo chiều đi của mình.
Hình ảnh: Trẻ đi bộ đi về phía tay phải
Khi đi xe phải đội mũ bảo hiểm, phải tuân thủ luật giao thông. Khi đi ô tô:
Ngồi an toàn không dùa giỡn trên xe, không thò đầu , thò tay ra ngoài.
10
Hình ảnh: Người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm
Ví dụ: Khi dạy hoạt động : " Cho trẻ làm quen một số biển báo giao thông
đơn giản" cuối giờ học tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi " Ghép tranh các biển
báo giao thông" Tôi cho các con chọn cho mình hình ảnh mà mình thích, sau đó
các con hãy nhìn thật kỹ tranh mẫu mà mình cần ghép. Đầu tiên trẻ sẽ ghi nhớ
biển báo, cột đèn tín hiệu và để trẻ hiểu ý nghĩa của biển báo và cột đèn tín hiệu
thì cô đưa những câu hỏi cho trẻ:
- Các con có biết biển báo này có ý nghĩa gì không? Các con ghép hình
giống tranh mẫu của cô chưa? Gặp đèn xanh thì các con phải làm gì? Gặp đèn
đỏ thì các con phải làm gì?.... Sau đó cô nói ý nghĩa của từng biển báo cho trẻ
nhớ như vậy trẻ dễ nhớ hơn và trẻ tích cực, hứng thú hơn trong hoạt động.
Ngoài những hoạt động khám phá , những lúc trò chuyện về luật lệ an toàn
giao thông đường bộ, tôi còn tổ chức những buổi thực hành củng cố kiến thức về
luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ. Trẻ được chơi trên sa bàn giao
thông, hay cho trẻ thực hành đi bộ đi về phía tay phải theo chiều đi của mình.
….Hay tôi cho trẻ đi tham quan thực tế ở đường nông thôn để trẻ được quan sát
thực tế trên đường và biết được mọi người tham gia giao thông trên đường như
thế nào? Khi tham gia mọi người tuân thủ theo nguyên tắc gì? Như vậy sẽ khắc
sâu trong trí nhớ của trẻ giúp trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
11
Hình ảnh: Sa bàn giao thông
Hình ảnh: Cô giáo dắt trẻ thực hành đi bộ
* Hoạt động làm quen với văn học
Thông qua chủ đề giao thông, giáo viên có thể hệ thống chọn lựa từng bài
thơ, câu chuyện phù hợp để nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức về luật lệ an toàn
giao thông đường bộ.
Ví dụ: Thông qua câu chuyện: " Kiến con đi ô tô” giúp trẻ hiểu được khi đi
ô tô phải biết giúp đỡ người đúng chỗ. Khi ngồi trên xe ô tô không thò đầu, thò
tay ra ngoài cửa . Ngoài ra còn giúp trẻ nhận biết đặc điểm của ô tô và nơi hoạt
động của chúng.
Ví dụ: Ở chủ điểm" Giao thông" Để thu hút sự chú ý của trẻ khi dạy trẻ bài
thơ: “Đèn giao thông” tôi đã chuẩn bị mô hình ngã tư để dạy trẻ nhìn vào mô
hình trẻ sẽ thuộc bài thơ một cách nhanh chóng. Trẻ được lên vừa đọc thơ vừa
sử dụng và điều khiển các phương tiện giao thông trên sa bàn…. Thông qua bài
thơ này giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng
lại ,đèn xanh được đi giúp trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
12
Hình ảnh : Sa bàn bài thơ: Đèn giao thông
* Hoạt động âm nhạc:
Những bài hát đã góp phần giúp cho nội dung giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ không bị khô cứng mà rất sinh động phù hợp với lứa tuổi như bài: "Em
đi qua ngã tư đường phố", " Em đi qua ngã tư đường phố", “Đi đường em
nhớ”….Tôi đã lựa chọn các bài sao cho phù hợp có thể đưa các nội dung nhằm
giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ sao cho hiệu quả nhất.
Ví dụ: Ở chủ điểm “Giao thông” tôi đã chọn bài hát “Đường em đi” Trẻ vừa
đi vừa hát, mỗi lần như vậy sẽ khắc sâu ý thức đi bộ phải đi về phía tay phải
theo chiều đi của mình.
Ví dụ: Ở chủ điểm" Nghề nghiệp" tôi lựa chọn và dạy trẻ vận động bài hát
“Em là công an tí hon”, nhằm giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật lệ giao thông ,
không vượt đèn đỏ, không đi ngược chiều .
Bên cạnh đó tôi lựa chọn một số bài hát về chủ đề" Giao thông "để dạy trẻ
như bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ” , “Em đi qua ngã tư đường phố” để giáo dục trẻ
chấp hành quy định đèn giao thông hay bài hát “Nhớ lời cô dặn” giáo dục trẻ đi
về bên phải đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè. Đó là những bài hát có giai
điệu, lời ca, hấp dẫn trẻ rất dễ thuộc và dễ nhớ. Qua đó giúp hình thành và ghi
nhớ ở trẻ ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe một số bài hát về luật lệ giao thông như: “Đi
trên vỉa hè bên phải”, “Bài học giao thông”, “ Bé học luật giao thông”…. Khi trẻ
nghe nhiều, trẻ hứng thú hát theo bài hát, dần dần trẻ sẽ thuộc được bài hát. Từ
đó trẻ sẽ khắc sâu hơn những bài học về luật lệ an toàn giao thông.
* Hoạt động tạo hình: Trong giờ hoạt động Tạo hình tôi hướng dẫn trẻ làm
các phương tiện giao thông từ những nguyên vật liệu có sẵn và cùng cô trang trí
mảng chủ điểm, góc học tập từ những phương tiện giao thông đó.
Ví dụ: Tôi dùng các loại giấy thủ công cho trẻ xé dán ô tô, máy bay, thuyền…
Trong khi trẻ làm cô bật nhạc các bài hát như " Đèn xanh đèn đỏ", "Em đi qua
ngã tư đường phố"…. Như vậy trẻ trẻ sẽ nhớ lâu hơn về các phương tiện giao
thông và luật lệ khi tham gia giao thông. Trẻ tích cực hoạt động nên giờ học đạt
kết quả cao.
13
Hình ảnh: Giờ hoạt động tạo hình
2.3.3. Tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các Trò chơi.
Chơi là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ, không
chơi trẻ không phát triển. Chơi là phương tiện học hỏi của trẻ, là con đường để
trẻ tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động
trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới. Trẻ cần tìm hiểu về luật lệ an toàn giao
thông, về hiện tượng thiên nhiên, về mọi người xung quanh trước khi trẻ học
đọc, đếm. Vì vậy để kích thích sự tò mò tư duy của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến
thức nhanh. Trẻ phải được tự mình trải nghiệm qua các tình huống khi tham gia
giao thông và biết được một số luật lệ giao thông đơn giản. Thì cách trải nghiệm
đơn giản nhất chính là cho trẻ thực hành thông qua các trò chơi.
Để trẻ biết được cách chơi và chơi đúng luật tôi dạy cho trẻ nắm được
nguyên tắc khi tham gia giao thông đó là: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề
đường và ở nông thôn chúng ta khi đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo
chiều đi của mình, khi băng qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe máy phải
đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách….Như vậy khi trẻ nắm được
nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông, tôi cho các cháu thực hành thông
qua các trò chơi giúp trẻ nhớ lâu về luật lệ giao thông và có hành vi đúng khi
tham gia giao thông. Vì vậy từ đó lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
để trẻ được thực hành trải nghiệm .
* Trò chơi 1: Đèn xanh đèn đỏ.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, nhận biết luật lệ giao thông.
- Chuẩn bị: 2 cái đèn hiệu xanh, đỏ làm bằng bìa, vẽ ngã tư đường phố
- Luật chơi: Chỉ đi qua đường khi có đèn xanh, đèn đỏ dừng lại
- Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm ở 4 góc đường. Cô làm chú công an chỉ
đường , đứng ở giữa, tay cầm 2 đèn tín hiệu và hướng dẫn trẻ chơi: “ Khi nào cô
giơ đèn xanh thì trẻ mới được qua đường và khi cô giơ đèn đỏ thì trẻ phải dừng
lại. Nếu ai làm ô tô thì đi ở giữa đường thì chạy nhanh. Nếu ai đi xe đạp thì đi
14
sát đường bên tay phải và chạy chậm. Ai đi bộ thì đi trên vỉa hè . Khi trẻ đã biết
chơi, cô cho trẻ khác làm công an. Hướng dẫn trẻ làm động tác lái ô tô, xe đạp
và kêu “Bim bim” , kính coong” cho trò chơi thêm hứng thú.
Hình ảnh chơi trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ.
* Trò chơi 2: Bé làm tín hiệu giao thông.
- Mục đích: Giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn giao thông, rèn khả năng chú ý
và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ.
- Chuẩn bị: Đèn xanh, đỏ, vàng đủ cho trẻ, 1 vòng tròn tượng trưng trụ đèn.
- Luật chơi: Bật đúng đèn tương ứng với tín hiệu, ai bật sai phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Cô cho trẻ trọn cho mình 1 đèn giao thông. Trẻ đứng xung quanh
vòng tròn. Cô nói tín hiệu, trẻ phải bật đèn tương ứng và nhảy vào vòng tròn .
Ngoài việc tổ chức những trò chơi trên, tôi còn tổ chức cho trẻ 1 số trò
chơi khác như: Trò chơi Về đúng bế, Chèo thuyền, Kể đủ 3 thứ, Người tài xế
giỏi, Ô tô và chim sẻ, Đi đúng luật , về đúng đường, vòng quay giao thông, tín
hiệu ….Các trò chơi học tập như: Trẻ vẽ, cắt dán, xé dán, tô màu các phương
tiện giao thông , các biển báo giao thông….Các trò chơi được tổ chức vào các
hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Trẻ rất
hứng thú tham gia, thông qua các trò chơi không chỉ giúp trẻ nắm được một số
luật lệ giao thông đường bộ mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ,
phản ứng nhanh nhẹn với các tình huống khi tham gia giao thông.
2.3.4. Giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ ở mọi lúc
mọi nơi.
* Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ hôm nay ai đưa con đi học? Con đi bằng
phương tiện gì? Khi ngồi xe máy thì phải làm sao? Đúng rồi khi ngồi trên xe
máy phải đội mũ bảo hiểm và thắt đai an toàn. Khi ngồi trên xe đạp, xe máy phải
ngôi im, không đùa nghịch trên xe. Nhiều trẻ có anh, chị đưa đến đi đón dắt bộ,
tôi luôn nhắc nhở trẻ phải chú ý xe khi ra cổng trường và đi đúng phần đường
15
phía tay phải theo chiều đi của mình để trẻ ghi nhớ và khi ra về đi đúng phần
đường của mình, không chạy nhảy ngoài đường. Tôi thường xuyên trò chuyện
với trẻ, như vậy hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông
một cách dễ dàng nhất.
* Chơi hoạt động ngoài trời:
Hàng ngày tôi tận dụng mọi cơ hội dành thời gian cho trẻ tìm hiểu, khám
phá, trải nghiệm, thực tiễn qua hoạt động ngoài trời. Cô tổ chức cho trẻ được
phám phá về luật lệ an toàn giao thông ngay trong sân trường
Ví dụ 1: Hay cho trẻ dùng que, hột hạt, sỏi…..xếp hình các phương tiện
giao thông, các biển báo giao thông. Trẻ dùng phấn vẽ các các con đường nông
thôn hay ngã tư đường phố có mọi người tham gia giao thông đúng luật.
Ví dụ 2: Tôi tổ chơi cho trẻ được chơi ngay trên sân trường tôi xây dựng
mô hình được gọi là : Khu vực chơi giao thông cũng có ngã tư, có đèn tín hiệu
và biển báo đi, biển báo cấm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ …cô làm
công an điều khiển cho trẻ được chơi trên mô hình để trải nghiệm thực tế thu hút
sự chú ý của trẻ. Để trẻ được tiếp cận với giao thông ở Thành phố.
Ngoài ra còn tổ chức cho trẻ chơi các trò vận động như: Người tài xế giỏi,
Ngã tư đường phố, Đèn xanh đèn đỏ, ô tô về bến, Gắn cột đèn giao thông: Cho
trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông đi đúng phần
đường của mình. Từ đó giúp trẻ bước đầu hình thành được thói quen khi tham
gia giao thông
Như vậy trẻ được phám phá, tìm hiểu , trải nghiệm và vui chơi phù hợp với
đặc thù của giáo dực mầm non " Học mà chơi, chơi mà học". Qua đó tạo điều
kiện cho trẻ được giáo dục về luật lệ an toàn giao thông để sớm hình thành ý
thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
* Đối với chơi hoạt động chiều:
Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập,
trò chơi vận động: “Đèn xanh, đèn đỏ”, Ngã tư đường phố". Cho trẻ vẽ, xé dán,
cắt dán, tô màu các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu....Cho trẻ hát: " Em đi
qua ngã tư đường phố", Đường em đi", giải câu đố, xem phim, xem tranh ảnh về
phương tiện và luật an toàn giao thông.
Để giúp các cháu tích lũy thêm cho bản thân kiến thức về luật lệ an toàn
giao thông. Tôi dành thời gian để kể cho trẻ nghe những câu chuyện:
Ví dụ: " Kiến thi an toàn giao thông"," Qua đường", " Xe đạp con trên
đường phố", "Những tấm biển biết nói". Đọc thơ: "Bé và mẹ", Chú cảnh sát giao
thông". tập đóng kịch các câu chuyện trên hoặc hướng dẫn trẻ hoạt động nhóm.
Cô đọc cho các cháu nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông. Hướng
dẫn trẻ sử dụng 2 cuốn sách “Bé đi đường” và “Đèn xanh, đèn đỏ”, "Bé học luật
giao thông". Cách đi bộ trên đường, cách đi trên phương tiện giao thông thế nào
cho được an toàn, thấy được hậu quả tai hại của các hành động vi phạm luật lệ
an toàn giao thông.
16
* Đối với hoạt động tham quan dã ngoại:
Hoạt động tham quan dã ngoại là một hoạt động mà trẻ rất hứng thú tham
gia, thu hút sự chú ý của trẻ. Để giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ, tôi
tổ chức cho trẻ đi tham quan đi bộ hoặc bằng ô tô. Việc trẻ được trải nghiệm
thực tế, sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về giao thông.
Chúng ta ở miền núi đường toàn đường nông thôn có ngã tư, ngã ba nhưng
không có đèn báo hiệu, không có đường dành cho người đi bộ, xúc vật đi, chạy
trên đường.... khi đi trên đường hay chạy qua đường nếu không quan sát sẽ dễ
gây tai nạn giao thông. Vì vậy tôi dạy cho trẻ khi ra đường phải quan sát kỹ
xung quanh và tập cho trẻ thực hành sử lý tình huống khi gặp phải hay tổ chức
cho trẻ đi thăm quan đường làng.
Ví dụ: Tôi tập cho trẻ thực hành ở trong sân trường, tôi xây dựng mô hình
đường nông thôn và tạo ra các tình huống khi tham gia giao thông để trẻ được
thực hành đi trên con đường và đưa ra các tình huống để trẻ sử lý các tình huống
khi tham gia giao thông trên đường nông thôn. Như vậy giúp trẻ nhớ và hình
thành cho trẻ thói quen, kỹ năng khi tham gia giao thông.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ đi tham quan đường nông thôn. Trên đường đi trò
chuyện cùng trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: Ở nông thôn người đi
bộ phải đi sát mép đường ở bên phải theo chiều đi của mình, ở thành phố thì
phải đi trên vỉa hè khi muốn sang đường phải đi vào vạch trắng dành cho người
đi bộ. Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Hình ảnh: Trẻ đi thăm quan ngã tư đường nông thôn
Ví dụ: Gần đây nhất, nhà trường có tổ chức cho trẻ đi thăm quan “Lễ hội
mường khô”," Đua thuyền" trẻ được đi bằng ô tô. Khi ngồi trên xe, tôi nhắc nhở
trẻ ngồi ngay ngắn, không được mở cửa kính, thò đầu, thò tay ra ngoài. Trong
quá trình đi đường, tôi cho trẻ quan sát giao thông trên đường và trò chuyện với
trẻ. Tôi thấy các cháu rất hứng thú trò chuyện. Khi chuyến thăm quan kết thúc,
tất cả các trẻ điều đó thuộc lòng những quy định khi tham gia giao thông.
2.3.5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục luật lệ an
toàn giao thông đường bộ
17
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế
hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức, là môi trường giáo dục đầu
tiên có tầm quan trọng quyết định về hình thành nhân cách con người. Việc giáo
dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ không chỉ thực hiện ở trường
mầm non mà cần được kết hợp giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội.
Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, sơ kết, tổng kết tôi luôn cố
gắng thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, trao đổi những
kiến thức về việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ đến các
bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc giáo dục luật lệ
an toàn giao thông đường bộ cho trẻ là rất cần thiết. Bên cạnh đó còn phô tô
những kiến thức cơ bản về việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, hành
vi đúng, hành vi sai khi tham gia giao thông….để về nhà cha mẹ truyền đạt cho
con những kiến thức cơ bản về luật lệ an toàn giao thông.
Nhà trường phối hợp với các bậc phụ huynh giáo dục luật lệ an toàn giao
thông đường bộ cho trẻ, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ khi tham gia giao
thông. Tất cả các bậc phụ huyng thống nhất kí cam kết phối hợp với nhà trường
thực hiện đúng luật lệ khi tham gia giao thông. Khi đưa đón các cháu bằng xe
máy, xe đạp…phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách , thắt dây an
toàn, chỉ chở một cháu ngồi sau, đi bộ phải đi về bên phải theo chiều đi của
mình……Và phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Thông qua giờ đón trả trẻ tôi có thể trao đổi tuyên truyền với phụ huynh
qua các bài viết về giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ thông qua góc
tuyên truyền với phụ huynh. Tôi đánh máy chữ to các bài thơ câu chuyện, một
số hình ảnh biểu tượng về luật lệ an toàn giao thông để phụ huynh tham khảo và
dạy trẻ. Qua biện pháp này phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên dạy trẻ biết
được một số luật lệ an toàn giao thông đơn giản mà cần thiết. Bản thân các bậc
phụ huynh cũng tiếp thu, tự học hỏi và có ý thức, hiểu biết hơn về luật lệ an toàn
giao thông và chấp hành đúng luật lệ khi tham gia giao thông. Từ đó Phụ huynh
luôn chấp hành đúng khi tham gia giao thông là tấm gương cho trẻ noi theo: Khi
đi xe máy đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, dắt trẻ đi học thì đi ở sát
mép đường bên phải. Tất cả các bậc phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các hoạt
động do nhà trường tổ chức và đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho việc
giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ đạt kết quả cao.
Tôi quay các đoạn phim quay cảnh mọi người đang tham gia giao thông
trên đường nông thôn rất trật tự và ý thức chấp hành luật giao thông của mọi
người để trẻ thấy tác dụng của việc chấp hành giao thông. Ngoài ra tôi còn cho
trẻ xem các đoạn phim quay cảnh tắc đường, các chú công an đang xử lý các
trường hợp vi phạm luật giao thông để trẻ thấy tác hại của việc không chấp hành
luật giao thông. Để trẻ biết được sự khác biệt khi tham gia giao thông trên
đường nông thôn và đường thành phố.
Ngoài ra Tôi thường trao đổi với phụ huynh biết được một số loại sách phù
hợp với trẻ. Hoặc tôi giao bài tập, bài thơ, bài hát để trẻ làm và học thuộc, tôi lại
trao đổi với phụ huynh để phụ huynh động viên và hướng dẫn trẻ làm bài ở nhà.
18
Một số phụ huynh đã sưu tầm bài thơ câu chuyện về giao thông để cùng cô giáo
dạy trẻ, giúp trẻ tích lũy thêm kiến thức về luật lệ an toàn giao thông để trẻ có
hành vi đúng khi tham gia giao thông.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự chỉ đạo sát sao, được sự giúp đỡ tận
tình của Ban giám hiệu, đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của
nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp qua các giờ
dạy đặc biệt là tổ chuyên môn khối. Bản thân tôi hiểu được tác dụng của việc
giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ là rất cần thiết. Nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cũng như sự bình yên của
mỗi gia đình. Bằng tấm lòng tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ cùng
với sự nỗ lực nghiên cứu không ngừng học hỏi của bản thân tôi đã thực nghiệm
và áp dụng các biện pháp nêu trên đối với trẻ lớp Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi do tôi chủ
nhiệm và kết quả đúng như tôi mong đợi sau khi đưa ra và áp dụng các biện
pháp trên, trẻ đã tiến bộ rõ rệt hơn so với kết quả khảo sát đầu năm như sau:
STT
Tiêu chí
Sau khi áp dụng biện pháp
Số
đạt
trẻ
Tỷ lệ Số
trẻ Tỷ lệ %
%
chưa đạt
1
Trẻ hiểu biết về một số luật lệ
an toàn giao thông
24/24
100 %
0/24
0%
2
Trẻ có hành vi đúng khi tham
gia giao thông
24/24
100 %
0/24
0%
3
Trẻ biết được một số nguyên
tắc khi tham gia giao thông
23/24
96 %
1/24
4%
4
Trẻ có kỹ năng khi tham gia
giao thông
23/24
96 %
1/24
4%
Từ thực tế nghiên cứu tôi đã nhận thức đúng đắn về việc giáo dục luật lệ
an toàn giao thông cho trẻ. Với những biện pháp nêu trên tôi đã linh hoạt tổ chức
cho trẻ được hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là
người gợi mở cho trẻ hoạt động. Tôi áp dụng các biện pháp trên trong quá trình
giảng dạy đạt kết quả cao. Trẻ luôn hào hứng tham gia, có ý thức trong học tập.
Trẻ mạnh dạn hồn nhiên năng động và chủ động hơn trong các hoạt động. Trẻ
biết được một số luật lệ an toàn giao thông đơn giản khi đi trên đường, có hành
vi đúng khi tham gia giao thông. Biết được khi đi trên xe phải thực hiện đúng
nội quy, quy định khi tham gia giao thông. Trẻ hoạt động hứng thú, thu hút sự
chú ý của trẻ và đã mang lại kết quả cao trong từng hoạt động.
* Đối với bản thân:
19
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non thực hiện công tác chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ. Tôi đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm quý báu,
giúp cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bản thân tôi thường xuyên cùng
bạn bè đồng nghiệp trao đổi những ý kiến về luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
để giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất. Chúng tôi đã học hỏi nhau thông sinh hoạt
tổ chuyên môn, dự giờ... Sau những lần trao đổi kinh nghiệm với nhau chúng tôi
đã cùng thống nhất để áp dụng vào thực tế giảng dạy của lớp mình, đem lại hiệu
quả cao trong việc Giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ.
Bản thân luôn là người gương mẫu trong việc chấp hành luật lệ giao
thông. Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông là trách nhiệm chung
của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội góp phần xây dựng khin tế đất nước,
đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. Việc giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ mẫu giáo là bước khởi đầu cho chương trình giáo dục an toàn cho
học sinh các cấp đã đặt nền móng, hình thành thói quen tốt, hình thành văn hóa
giao thông cho các cháu sau này.
* Đối với Đồng nghiệp :
Giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc lựa chọn các hình thức
giáo dục trẻ. Sáng tạo, nghiên cứu làm đồ dùng, dụng cụ tự tạo cho trẻ hoạt
động. Cô phải biết tạo môi trường mở và không gian cho trẻ hoạt động hoạt
động, từ đó tạo hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động tích cực. Trong
công tác giảng dạy phải là người yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi các biện pháp áp
dụng phù hợp, để tạo hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ cho trẻ. Tích cực học hỏi
đồng nghiệp, dự giờ để nâng cáo kiến thức về Giáo dục luật lệ an toàn giao
thông cho bản thân ... Cô giáo phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ
phù hợp và chính xác, nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến
thức cho trẻ vì trẻ rất tò mò ham hiểu biết. Các tiết học phải đựơc trang bị đầy
đủ đồ dùng, mô hình…Sân chơi rộng, bằng phẳng và đảm bảo tính an toàn.
* Đối với trẻ:
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực, thoải mái, mạnh
dạn và tự tin vào bản thân. Khi trẻ tham gia các hoạt động, tích cực, hứng thú,
không bị gò bó, không gây cho trẻ nhàm chán. Trẻ biết một số luật lệ gia giao
thông đường bộ, có hành vi đúng khi tham gia giao thông ….. 100% trẻ được
tham gia hoạt động trực tiếp các hoạt động trải nghiệm ở trường, lớp. Trẻ được
hoạt động nhiều cùng với cô và bạn bè sẽ tạo cho trẻ niềm vui khi đến lớp, và
yêu thích các môn học. Giáo dục cho trẻ biết bảo vệ bản thân, yêu quý sức lao
động, có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
* Đối với phụ huynh:
Bản thân đã tích cực tuyên truyền công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
trẻ mầm non nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông nói riêng đến tất
cả các bậc phụ huynh học sinh và cộng đồng và được các bậc phụ huynh học
sinh ủng hộ. Các bậc phụ huynh học sinh có sự thay đổi suy nghĩ và chú trọng
đến vấn đề giáo dục luật lệ an toàn giao thông đối với trẻ. Phụ huynh đã nghiêm
20
túc thực hiện luật lệ an toàn giao thông: Đưa các cháu đi học đã đội mũ bảo
hiểm, khi đi bộ dắt các cháu đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình…
Giúp nhà trường quyên góp các các vật liệu như: Lon bia, hộp sữa, chai lọ…Để
cùng với cô giáo làm đồ chơi, mô hình về giao thông. Tất cả các phụ huynh đã
thay đổi chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông và luôn là tấm gương cho các
cháu noi theo.
3. Kết luận và kiến nghị.
3. 1. Kết luận:
Sau một thời gian áp dụng biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông
đường bộ cho trẻ kết hợp với chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ giúp
giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn nội dung, tổ
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp, tạo cho trẻ hứng thú tham
gia vào các hoạt động từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bản thân tôi nghĩ việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là rất quan trọng
và cần thiết trong xã hội hiện nay. Bởi vì, tai nạn giao thông thưòng xuyên xảy
ra hàng ngày rất nhiều và rất nhiều trẻ em là những nạn nhân của các vụ tai nạn
đó. Vì thế tôi và các đồng nghiệp cùng cố gắng trau dồi kiến thức về giáo dục
luật lệ an toàn giao thông đường bộ, là người gương mẫu trong việc tham gia
giao thông và là tấm gương cho trẻ học tập và noi theo .
“Đường em đi là đường bên phải. Đường ngược lại là đường bên trái
Đường bên trái thì em không đi. Đường bên phải là đường em đi”
Việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ không chỉ là công việc
của nhà trường mà còn là tâm sức của các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ…đã góp phần
cho nội dung giáo dục an toàn giao thông không bị khô cứng mà rất sinh động
phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Ngoài các biện pháp giáo dục của cô
giáo, nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh đã góp phần mang lại hiệu quả cao
cho việc giáo dục an toàn giao thông. Đó là Giáo viên và phụ huynh đã gương
mẫu trong việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ ngoài ra các bậc phụ
huynh còn tuyên truyền đến tất cả mọi người về luật lệ giao thông đường bộ.
Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông là trách nhiệm chung của mọi
người, mọi nhà và của toàn xã hội góp phần xây dựng kinh tế đất nước, đem lại
niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. Việc giáo dục an toàn giao thông cho
trẻ mẫu giáo là bước khởi đầu cho chương trình giáo dục an toàn cho học sinh
các cấp đã đặt nền móng, hình thành thói quen tốt cho các cháu sau này. Hình
thành văn hóa giao thông cho trẻ.
3.2. Kiến nghị:
Để giúp cho quá trình thực hiện tốt: Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mẫu giáo: 4 - 5 tuổi
tại Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước đạt kết quả tốt hơn nữa.
Bản thân tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
* Đối với phòng giáo dục:
21
- Đề nghị với cấp trên cung cấp tài liệu về giáo dục luật lệ an toàn toàn giao
thông cho trẻ để giáo viên chúng tôi được học tập thêm những kiến thức mới
nhằm giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
- Đề nghị phòng giáo dục tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, chuyên đề
cho giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ để chúng tôi có thể nâng cao được trình độ chuyên môn của mình và đem
lại kết quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Đối với nhà trường:
Nhà trường cần mua sắm thêm một số đồ dùng, dụng cụ, mô hình về luật lệ
an toàn giao thông để cho trẻ được hoạt động tốt hơn. Tạo điều kiện cho nhiều
giáo viên được tham gia các lớp chuyên đề để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Tổ chức hội thi về luật lệ an toàn giao thông đường bộ có sự tham gia của Giáo
viên, phụ huynh và trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức: Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo: 4 - 5
tuổi tại trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước đã được áp dụng ở
lớp tôi chủ nhiệm và đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên những biện
pháp mà tôi đã thực hiện trên đây chắc chắn còn có những hạn chế mà bản thân
tôi chưa nhận ra được. Rất mong được sự tham gia, góp ý, bổ sung của hội đồng
khoa học các cấp, để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hay hơn nữa, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Bá Thước, ngày 18 tháng 5 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
Không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT
Lê Thị Huyền
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
2. Trích Báo An toàn giao thông
3. Câu khẩu hiệu "Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước
đi".Tác giả Luân Ánh Tuyết lớp 9A Phổ thông dân tộc nội trú Ngân sơn- Bắc
Cạn
22
4. Tham khảo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018
5. Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008
6. Tuyển chọn Trò chơi,bài hát, thơ ca,Truyện, câu đố theo chủ đề . Trẻ 4 - 5
tuổi. Do Viện chiến lược và chương trình giáo dục.Trung tâm nghiên cứu chiến
lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Lương Ngoại
23
TT
Tên đề tài SKKN
1
Biện pháp tổ chức nâng cao chất
lượng hoạt động Góc cho trẻ
mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở Trường
mầm non Lương Ngoại Huyện
Bá Thước
Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Tỉnh
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
Năm học
đánh giá
xếp loại
C
2014-2015
24