Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng lập dàn ý của bài văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.86 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.4
3
3.1
3.2

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp


Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý
Giải pháp thứ hai: Lập dàn ý thường xuyên
Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo dạng đề
Giải pháp thứ tư: Lập dàn ý từ một bài văn mẫu
Giải pháp thứ năm: Lập dàn ý từ một dàn ý sai, sửa bài cho nhau
Giải pháp thứ sáu: Lập dàn ý cho các đề văn trong các tiết kể
chuyện
Giải pháp thứ bảy: Lập dàn ý trong các tiết trả bài
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

1
1
1
1
2
2
2
3
5
5
6
6
7
8
9
10
12

14
14
15

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nếu những viên gạch tạo nên công trình xây dựng vững chắc, bộ xương là
cái khung của một cơ thể sống thì một bài văn lại được hình thành nên từ các ý, các
chi tiết. Mỗi ý, mỗi chi tiết đó là một cái xương sống của bài văn. Vì vậy, muốn làm
tốt một bài văn cần phải xây dựng trước một dàn ý. Điều này không phải dễ dàng,
nhất là với đối tượng học sinh tiểu học.
Đối với học sinh tiểu học, Tiếng Việt lớp 4 có thể coi như một bước ngoặt
trong quá trình học tập bộ môn đặc biệt là phân môn Tập Làm Văn vì lên lớp 4 các
em mới được học viết một bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài,
kết luận. Trong khi đó, ở các lớp dưới các em mới học viết các đoạn văn. Văn kể
chuyện là thể loại đầu tiên mà học sinh được tiếp cận trong chương trình Tiếng Việt
lớp 4 với kĩ năng xây dựng và viết được một bài văn hoàn chỉnh. Và để viết được
một bài văn đầy đủ ý, đảm bảo kết cấu ba phần và hay học sinh không thể bỏ qua
bước lập dàn ý. Hơn nữa lập dàn ý giúp học sinh tư duy về môn Tiếng Việt một
cách khoa học, logic hơn.
Thực tế giáo dục môn Tiếng Việt cho thấy phân môn Tập làm văn chiếm tới
80 % tổng số điểm trong các bài kiểm tra viết. Vì vậy rèn luyện cách làm bài văn
cho học sinh là rất quan trọng. Lập dàn ý là yếu tố quyết định đến sự thành công
của bài làm. Bởi lẽ lập dàn ý giúp cho bài văn đầy đủ ý, có sự logic giữa các ý với
nhau, đặc biệt phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong quá trình làm bài. Để đạt
mục đích này, việc cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về việc lập dàn ý là
rất quan trọng. Nó giúp các em hình thành được những kỹ năng và những thao tác

cơ bản khi lập dàn ý. Từ đó, thúc đẩy các em tư duy khoa học về môn học này.
Trong thực tế, khi làm văn nói chung và làm văn kể chuyện nói riêng học
sinh rất khó khăn, lúng túng trong việc làm thế nào để có ý và sắp xếp lại thành dàn
ý. Điều đó đã làm cho bài viết của các em còn nhiều lỗi như không có ý, thiếu ý,
trùng ý, lạc ý, ý lộn xộn…
Về lịch sử nghiên cứu vấn đề này, đã có nhiều người đề cập đến nhưng có thể
do từng đối tượng học sinh khác nhau, từng vùng miền khác nhau nên khi áp dụng
chưa đem lại hiệu quả.
Trước thực tế đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Một số biện pháp rèn kĩ
năng lập dàn ý của bài văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tân
Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa để giúp đỡ các em hoàn thành thao tác cơ
bản này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp để học sinh lớp 4 nhận thức rõ vai trò của việc lập dàn ý
đối với một bài văn nói chung và văn kể chuyện nói riêng. Từ đó, hình thành cho
các em kĩ năng và thói quen lập dàn ý trước khi viết bài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về dàn ý, tìm ra các phương pháp hữu hiệu giúp
học sinh lớp 4 biết cách làm dàn ý trong bài văn kể chuyện.
1


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề này tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Điều tra
phỏng vấn, thống kê, xử lí số liệu.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong chương trình học hiện nay, môn Tiếng Việt được đưa vào giảng dạy
với số lượng tiết học nhiều nhất so với các môn học khác. Trong năm phân môn
được tích hợp chung một quyển sách đó, mỗi phân môn có một vai trò quan trọng

nhất định. Phân môn Tập đọc rèn luyện cho các em kĩ năng đọc và những bài học
về cuộc sống qua một tác phẩm cụ thể. Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức
về từ ngữ, câu cú, mở rộng vốn từ cho các em. Phân môn Chính tả giúp các em viết
đúng, viết đẹp. Kể chuyện rèn kĩ năng nói, sự tự tin trong giao tiếp. Còn Tập làm
văn là phân môn giúp học sinh có kỹ năng tổng hợp cao nhất của các phân môn kia,
phát huy tối đa việc thực hành sáng tạo. Các kĩ năng đó được thể hiện qua việc các
em viết một bài văn hoàn chỉnh. Và để thành thạo việc này học sinh không thể bỏ
qua bước lập dàn ý.
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến
một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. [1] Lập
dàn ý là sắp xếp sự việc gì kể trước, sự việc gì kể sau để người đọc theo dõi được
câu chuyện và hiểu được ý định của người viết [2]. Lập dàn ý là thao tác cần thiết,
quyết định đến sự thành công của bài viết. Nhà văn nổi tiếng người Đức Gớt đã
từng nói “Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục”, Đôx-tôi-ep-ki nhà văn Nga thế kỷ XIX
lại ao ước “nếu tìm được một bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ”,
hay những học sinh giỏi văn, những người đỗ đại học điểm cao môn văn đều chia
sẻ bí quyết học văn là phải nắm chắc dàn ý… Có thể nói dàn ý có chính xác thì bài
viết mới đúng hướng và đạt chất lượng tốt.
Khi giảng dạy, tôi đã tổng hợp được chương trình của phân môn Tập làm văn
lớp 4 tập trung vào các kiến thức sau:
+ Kiến thức về văn kể chuyện ( Phân bố từ tuần 1 đến tuần 13) hình thành cho học
sinh kiến thức về văn kể chuyện, cách tìm hiểu đề, cách tìm ý, lập dàn ý và viết bài
văn kể chuyện có đầy đủ bố cục 3 phần và có yếu tố miêu tả. Trong đó:
- Các kiến cơ bản về văn kể chuyện: thế nào là kể chuyện, nhân vật trong chuyện,
cốt truyện. ( Phân bố từ tuần 1 đến tuần 4)
- Cách xây dựng đoạn văn kể chuyện ( Phân bố từ tuần 5 đến tuần 7)
- Luyện tập phát triển câu chuyện ( Phân bố từ tuần 7 đến tuần 9)
- Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện ( Phân bố từ tuần 11 đến tuần 12)
- Kiểm tra và ôn tập ( Phân bố từ tuần 12 đến tuần 13)
+ Kiến thức về văn miêu tả( Phân bố từ tuần 14 đến tuần 34) hình thành cho học

sinh kiến thức về văn miêu tả, cách quan sát, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý đến viết
đoạn văn, bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
+ Các kiến thức khác bao gồm:
2


- Luyện tập giới thiệu địa phương học ở tuần 16 và tuần 20.
- Luyện tập tóm tắt tin tức học ở tuần 24, tuần 25 và tuần 29.
- Điền vào giấy tờ in sẵn học ở tuần 30, tuần 33 và 34.
Từ đó, ta thấy rõ tầm quan trọng của văn kể chuyện đối với học sinh lớp 4.
Đó là thể loại đầu tiên mà các em tiếp cận ở tiểu học với cách viết một bài văn kể
chuyện hoàn chỉnh ( Trong khi ở lớp 1,2,3 các em mới được hình thành kĩ năng viết
các đoạn văn kể chuyện ). Là giáo viên dạy Tiếng Việt ở lớp này tôi đặc biệt quan
tâm tới việc năng cao kết quả học tập bộ môn của các em, đặc biệt là giúp các em
có thể hình thành được một bài văn đúng và hay. Việc này không thể một sớm một
chiều mà thành công. Nó cần được rèn luyện kiên trì, có phương pháp, đồng thời
cần phải kết hợp với phân môn khác của môn Tiếng Việt và các môn học khác
trong chương trình giáo dục liên môn hiện nay.
2. 2.Thực trạng vấn đề
2.2.1. Về phía giáo viên:
2.1.1.1 Những thuận lợi trong giảng dạy:
- Chương trình phân môn Tập làm văn trước đây, cả giáo viên và học sinh
phải tự mò mẫm từng bước đi để đến với bài văn. Song chương trình Tiểu học mới
đã xây dựng theo cấu trúc từ nắm khái niệm thể loại, xây dựng đoạn văn sau đó
mới hoàn chỉnh một bài văn. Vì thế, các em không chỉ nắm được những yêu cầu cơ
bản của từng dạng đề bài mà còn tích lũy được nhiều kiến thức bổ trợ khác nhau.
Chất lượng bài làm của học sinh cũng nâng lên rõ rệt còn giáo viên có nhiều thời
gian để định hướng cụ thể cho các em viết các phần của bài văn, đồng thời tự tin
hơn khi dạy các tiết Tập làm văn.
- Học sinh trường tiểu học Tân Lập được học hai buổi trên ngày nên giáo

viên có nhiều thời gian để rèn luyện thêm vào buổi 2 cho học sinh. Việc rèn cho các
em làm dàn ý một cách thành thạo đòi hỏi nhiều thời gian mà một tiết học Tập làm
văn chính khóa không thể đáp ứng được.
- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuyên sâu về Ngữ văn, lại đươc
phân công giảng dạy tập trung vào môn Tiếng Việt nên tôi có nhiều điều kiện để
nghiên cứu, đầu tư vào chất lượng của bộ môn này.
2.2.1.2. Những khó khăn trong giảng dạy
- Thời lượng để rèn cho học sinh làm dàn ý trong chương trình không được
phân bố thành tiết cụ thể mà chỉ thông qua tiết Mở bài trong bài văn kể chuyện và
Kết bài trong bài văn kể chuyện giáo viên tự định hướng cho học sinh là bài văn kể
chuyện có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Như vậy GV chưa có thời gian để
hướng dẫn các em làm một dàn ý hoàn chỉnh chưa nói đến việc rèn luyện kĩ năng.
Vì thế các em không biết làm dàn ý và không hề có thói quen này. Như vậy bước
thứ ba trong việc làm một bài tập làm văn đã bị bỏ qua ngay từ đầu.
2. 2.2. Về phía học sinh:
- Học sinh không biết làm dàn ý, không làm dàn ý trước khi viết
Đây là vấn đề tưởng như vô lí nhưng lại có thật. Trong thực tế, học sinh
không biết làm dàn ý còn rất nhiều. Khi giáo viên yêu cầu làm dàn ý thì các em
3


thường viết luôn thành đoạn văn chỉ khác là các em gạch đầu dòng trước các đoạn
đó. Chỉ một vài em biết làm nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Sở dĩ vì không thành
thạo kỹ năng làm dàn ý nên hầu hết các em lớp 4 khi làm bài kể cả đề viết đoạn văn
ngắn hay bài viết đều không làm dàn ý. Đọc đề xong là các em cắm cúi viết theo
mạch cảm xúc, tờ giấy nháp các em để trắng không viết gì.
- Bài văn không có ý, thiếu ý, ý trùng nhau
Đây là lỗi cơ bản, quan trọng về nội dung nhưng lại hay mắc ở học sinh khi
làm bài. Nguyên nhân của điều này là do các em không có thói quen làm dàn ý
trước khi viết mà thường đọc đề xong thì viết ngay vào bài thi, viết theo mạch cảm

xúc của mình. Chính vì vậy ý không phù hợp với yêu cầu của đề (lạc ý), các ý sắp
xếp lộn xộn vẫn xảy ra. Hay khi đọc lại thấy thiếu ý nhưng không thể chèn vào
được nữa vì đã hoàn thành xong bài làm. Cũng do viết theo mạch cảm xúc nên việc
dẫn dắt của các em vô tình viết lại ý đã có ở phía trước. Thậm chí có khi cả bài văn
của các em chỉ chú ý đến viết cho hay, cho bay bổng nhưng thực ra chỉ viết loanh
quanh mà không đi vào phát triển một ý nào cả. Trường hợp này tuy ít nhưng vẫn
còn xảy ra ở một vài học sinh yếu kém.
- Bài văn thiếu phần mở bài
Lỗi này do các em nắm lí thuyết chưa chắc hoặc các em học lí thuyết nhưng
chưa biết áp dụng vào thực hành. Phần mở bài trong văn kể chuyện cần phải giới
thiệu nhân vật và sự việc nhưng các em không gạch sẵn các ý sẽ viết. Chẳng hạn
với đề “Kể lại chuyện Rùa và Thỏ” thay vì viết mở bài : Nhân vật là ai? Sự việc
xảy ra ở đâu? Khi nào? Thì nhiều em bỏ qua mà đi vào kể luôn với các từ ngữ
thông thường để bắt đầu phần thân bài như “Một hôm...”, “Ngày đó...”, ...Rõ ràng
các em chưa ý thức được tác dụng của dàn bài khi viết.
- Viết ngắn, chỉ nhắc đến tên sự việc
Khảo sát bài làm của các em hai năm gần đây cho thấy: bài viết 40 phút mà
các em chỉ viết được khoảng 50 đến 60 chữ, em nào viết nhiều nhất cũng chỉ được
hơn 90 chữ. Thậm chí có em chỉ viết được 2, 3 dòng. Điều này không phải các em
không hiểu đề, không biết làm mà do các em chỉ nhắc đến tên sự việc, chỉ nhắc đến
các ý mà không biết triển khai chúng ra một cách chi tiết, cụ thể. Chính vì cách kể
như vậy nên bài làm của các em rất ngắn và thiếu ý. Nếu như các em làm dàn ý với
những ý được được gạch ra rõ ràng theo một trình tự nhất định sẽ không mắc phải
lỗi này, sẽ không có tình trạng bài làm thời gian 40 nhưng chưa hết giờ các em đã
hoàn thành trong khi chất lượng lại chưa cao.
Để kiểm nghiệm cách làm của mình, tôi tiến hành thực nghiệm với lớp 4.
+ Đề bài cụ thể như sau: Lập dàn ý cho đề văn sau: Kể một câu chuyện em đã
được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
+ Thời gian làm bài: 15 phút
+ Yêu cầu: học sinh lập được dàn bài có bố cục 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể là câu chuyện gì, nhân vật
chính là ai, lòng nhân hậu thể hiện qua việc gì?
4


- Thân bài: Kể lần lượt các sự việc của câu chuyện đó theo trình tự nhất
định(ghi vắn tắt các sự việc chính của chuyện thành các ý)
- Kết bài: Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét về nhân vật,
ý nghĩa câu chuyện.
Kết quả thu được như sau:
Năm học
2015 – 2016
2016 - 2017

Khả năng làm dàn ý của học sinh lớp 4
Số học
Biết làm mức
Biết làm mức
sinh
thành thạo
trung bình
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
30
0
0%
10
33%
31
0

0%
9
29%

Không biết làm
Số lượng Tỉ lệ
20
67%
22
71%

Thực trạng về việc làm dàn ý của học sinh trước khi viết bài:
Năm học
Số học Không bao giờ làm
Làm không
Làm
sinh
thường xuyên
thường xuyên
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
2015 – 2016
30
25
83.4%
5
16.6%
0
0%

2016 - 2017
31
25
80.6%
6
19.4%
0
0%
Qua kết quả khảo sát ta thấy học sinh không hề nhận thức được vai trò của
việc lập dàn ý trước khi viết bài. Vì vậy, các em thiếu kĩ năng lập dàn ý dẫn đến bài
văn mắc các lỗi như đã phân tích ở trên. Ngay thể loại đầu tiên mà các em đã không
hình thành và rèn luyện kĩ năng này thì ở các thể loại tiếp theo các em sẽ viết bài
khó khăn hơn.
Để khắc phục thực trạng trên, tôi áp dụng một số biện pháp để rèn cho học
sinh lập dàn ý cho bài văn kể chuyện như sau.
2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý
Muốn lập được dàn ý cho một bài văn trước hết học sinh phải hiểu đề bài,
tức là phải tiến hành bước đầu tiên là tìm hiểu đề. Tìm hiểu đề là “tìm hiểu kĩ lời
văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài” và xác định được thể loại cần viết là
gì. Tìm hiểu xem đề nêu ra những yêu cầu gì phải thực hiện, em hiểu yêu cầu ấy
như thế nào? Chỉ cần bỏ ra một phút tìm hiểu đề nhưng tác dụng của nó mang lại
rất lớn. Nó giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của đề, đi đúng hướng tránh lạc đề. Ở
bước này tôi luôn yêu cầu học sinh sau khi đọc đề xong phải suy nghĩ, gạch chân
những từ ngữ quan trọng, xác định nội dung đề yêu cầu, phạm vi làm bài, thể loại...
5


Ví dụ: cho đề văn : Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một
người có tấm lòng nhân hậu.

Yêu cầu của đề là: Kể về một người có tấm lòng nhân hậu.
Phạm vi: em đã được nghe hoặc được đọc
Thể loại: kể chuyện
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
Sau bước tìm hiểu đề là tìm ý chính, học sinh sẽ phải “xác định nội dung sẽ
viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định : nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả
và ý nghĩa của câu chuyện”. Thực tế cho thấy, tìm ý có lẽ là khó nhất đối với các
em và làm thế nào để có ý mà sắp xếp thành dàn bài? Ở thao tác này, tôi hướng dẫn
học sinh của mình tìm ý bằng cách sau : khi đọc đề, ý tưởng nào nảy sinh trong
đầu thì ghi ngay ra giấy nháp để khỏi quên, sau đó ghi lại những ý mà em nhớ được
khi đọc các bài làm tham khảo trước đó. Cuối cùng, kiểm tra lại rồi suy nghĩ bổ
sung thêm những ý cần thiết rồi sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Lập dàn ý thường xuyên
Trăm hay không bằng tay quen đã bao đời nay, lời răn dạy đó vẫn đúng. Đối
với chương trình hiện nay không có một bài nào dành riêng cho hướng dẫn làm dàn
ý nên tôi cho học sinh thực hành vào những thời điểm có thể, đặc biệt là ở các buổi
2. Khi làm các bài viết, tôi thường yêu cầu học sinh làm dàn bài thành một nội
dung nhỏ của đề kiểm tra ( Thời lượng kiểm tra là 40 phút, tôi sẽ cho 2 câu. Câu 1
là lập dàn bài thời gian 10 phút, câu hai là viết bài văn thời gian là 30 phút ). Thao
tác này tốn ít thời gian, học sinh có thể thực hiện được và qua đó tôi cũng có cơ hội
kiểm tra tất cả các em, tất cả dàn ý của các em và bài làm phía sau đó có đúng theo
dàn ý hay không. Tôi sẽ nhấn mạnh vấn đề là khi đã lập dàn ý thì các em cần viết
bài theo dàn ý đó (chỉ thêm các ý còn thiếu trong khi viết bài) tránh tình trạng dàn ý
một đằng, bài viết một nẻo. Như vậy, việc lập dàn ý không đem lại hiệu quả lại làm
mất nhiều thời gian của học sinh.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo dạng đề
Đối với mỗi một loại văn thường có những dạng cơ bản. Nếu như văn miêu
tả có tả đồ vật, tả cây cối, tả người, tả cảnh, tả người kết hợp với cảnh thì văn kể
chuyện cũng có kể người và kể việc, tôi hướng dẫn các em làm dàn bài khái quát
chung cho hai dạng đó với những ý cơ bản sau:

* Dạng đề kể việc:
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc
- Sự việc đó là gì?
- Sự việc xảy ra khi nào?
- Xảy ra với ai?
+ Thân bài: Kể diễn biến sự việc
- Nguyên nhân xảy ra
- Diễn biến
- Kết quả.
+ Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ về sự việc đó.
6


VD: Kể lại một lần em mắc lỗi.
Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu bản thân và một lần mắc lỗi của mình (ví dụ: một lần gian lận
trong giờ kiểm tra toán)
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện
- Nguyên nhân mắc lỗi: Hôm trước mải chơi không học bài
- Hoàn cảnh phạm lỗi (giờ kiểm tra toán, bài khó, không làm được)
- Những hành động cụ thể khi phạm lỗi (em loay hoay không làm được, sắp hết
thời gian, lo bị điểm kém, quay cóp...)
- Kết quả của hành động:
Em được điểm cao, được tuyên dương, cô giáo tin cậy
Giờ thao giảng có nhiều người dự, cô giáo gọi em lên làm bài tương tự em
không làm được.
Em xấu hổ, thấy tác hại của gian lận.
+ Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
Gian lận không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp.
Cần phải trung thực trong cuộc sống, đó là đức tính tốt.

*Dạng đề kể người:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về người định kể
- Người đó là ai?
- Quan hệ với em?
- Đặc điểm nổi bật
+ Thân bài: Kể cụ thể về người đó
- Kể qua về ngoại hình
- Sở thích, công việc
- Tính cách, tình cảm với em và mọi người.
+ Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ của em về người đó.
VD: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh chị...)
Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu người thân (mẹ em, đảm đang, hết lòng yêu thương gia
đình...)
+ Thân bài: Lựa chọn các chi tiết làm nổi bật đặc điểm về ngoại hình, tính nết,
phẩm chất của người đó
- Ngoại hình: vóc dáng, làn da, khuôn mặt, ...
- Những việc làm thường ngày của người ấy (ngoài công việc xã hội, mẹ còn
chăm lo cho gia đình bằng việc nấu cơm, lau dọn nhà cửa, chăm sóc con cái...)
- Sự việc thể hiện rõ phẩm chất của người ấy và thể hiện rõ tình cảm của em
với người ấy (em bị ốm, mẹ thức để lo lắng, chăm sóc em, mẹ mệt, em rất cảm
động và thương mẹ...)
+ Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với người thân định kể
Tuỳ vào từng đề để học sinh có các ý cụ thể, chi tiết nhưng đó cũng là dàn ý
khái quát để các em có thể vận dụng.
7


2.3.4. Giải pháp thứ tư: Lập dàn ý từ một bài văn mẫu
Lập dàn ý là một khâu quan trọng và cần thiết. Thông thường, người ta lập

dàn bài rồi mới viết văn nhưng tôi cho học sinh thử làm ngược lại. Tôi đưa ra một
bài tham khảo rồi cho học sinh lập lại dàn ý từ bài văn đó. Đối với từng phần, từng
đoạn trong bài văn tham khảo, tôi giúp học sinh biết cách tóm tắt thành ý bằng cách
gạch đầu dòng. Cách này nghe có vẻ buồn cười nhưng thực chất nó lại giúp các em
biết khái quát ý trong một đoạn văn, biết được lập ý là để triển khai thành một đoạn
văn như vậy chứ không phải lập xong để đó. Cách này còn giúp học sinh rất nhiều
trong khi tìm bố cục và nội dung từng phần trong tiết Tập đọc và Kể chuyện.
Bài văn mẫu : Kể về việc tốt em đã làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh.
Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh
cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh.
Linh nói: “Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ tiền để mua bút Nét
Hoa viết vào vở Toán”. Linh sực nhớ ra và reo lên: “ A! Đúng rồi! Cậu có hai cái
bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?” Tôi đứng ngẫm nghĩ
một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?
Tôi hơi băn khoăn.Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật nên tôi rất quý
và giữ gìn rất cẩn thận. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp
ngồi vào chỗ cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho
mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: “Linh ơi! Tớ cho cậu
mượn bút này”. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ,
tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn,
thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút
và nói: “Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!” Hôm sau, cô trả vở Toán,
cả tôi và Linh đều làm bài đúng hết và được cô phê “ Em làm bài tốt”. Tôi mừng
lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: “Con hãy cố gắng giúp bạn
nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!” Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi
không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Nguồn Internet

Đối với bài tham khảo này thì có thể rút thành dàn ý như sau:
+ Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm (chuyện xảy ra vào thời gian nào, với ai)
+ Thân bài:
- Việc tốt mà em đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm em làm việc đó?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó không ?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
+ Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
8


2.3.5. Giải pháp thứ năm: Lập dàn ý từ một dàn ý sai, sửa bài cho nhau
Với cách này, trong các tiết ôn tập, dạy buổi 2, tôi thường đưa ra một dàn ý
sai, thiếu ý, các ý sắp xếp lộn xộn và yêu cầu học sinh sửa lại. Ngoài ra, sau khi các
em làm dàn ý, tôi thường cho các em trao đổi bài để sửa cho nhau. Khi làm đựơc
việc này là các em đã biết cách làm dàn ý.
Ví dụ: Lập dàn ý cho đề Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, mắc
lỗi, bị hiểu lầm...). Cho một dàn ý chưa đạt như sau:
+ Mở bài: Giới thiêụ kỉ niệm đáng nhớ
- Xảy ra trong thời gian nào
- Lúc đó em mấy tuổi
- Kỉ niệm đó là kỉ niệm gì?
+ Thân bài: Kể kỉ niệm
- Kỉ niệm ấy em với ai (em với bạn Linh)
- Kỉ niệm ấy là kỉ niệm đầu tiên của em
- Kỉ niệm đó là kỉ niệm mà em nhớ nhất
- Kỉ niệm đó em nhận ra được điều gì
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó

Tôi đưa ra cho học sinh thảo luận tìm ra những ý đúng, những cái chưa được
để sửa lại. Sau khi trao đổi, các em đã thống nhất một dàn ý như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm
- Kỉ niệm xảy ra trong thời gian nào?
- Đó là kỉ niệm gì
- Kỉ niệm của em với ai (bạn Linh)
+ Thân bài: Diễn biến kỉ niệm
- Nguyên nhân xảy ra sự việc
- Diễn biến sự việc
- Kết quả sự việc
+ Kết bài: Cảm nhận của em về kỉ niệm đó.
2.3.6. Giải pháp thứ sáu: Lập dàn ý cho các đề văn trong các tiết kể chuyện:
Tuy thời lượng dạy học sinh làm dàn bài của bài văn kể chuyện không được
phân bố trong chương trình nhưng các tiết Kể chuyện lại được phân bố mỗi tuần
một tiết xuyên suốt chương trình lớp 4 và lớp 5. Trong các tiết này, tôi sẽ tận dụng
thời gian để rèn luyện cho các em làm dàn ý. Như vậy vừa nâng cao kĩ năng lập
dàn ý vừa giúp học sinh ghi nhớ câu chuyện và kể lại được dễ dàng hơn. Đồng
nghĩa với việc tôi sẽ tích hợp một cách linh hoạt và triệt để việc dạy phân môn Tập
làm văn với phân môn Kể chuyện trong môn Tiếng Việt. Từ đó kĩ năng lập dàn ý
của học sinh được nâng cao đáng kể. Và nhờ biết cách lập dàn ý mà học sinh ghi
nhớ câu chuyện cần kể lại một cách logic và khoa học hơn thay vì phải học thuộc
lòng từng câu, từng chữ của câu chuyện.
Đối với các tiết kể chuyện yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho sẵn, tôi sẽ
hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo cách lập dàn ý cho một bài văn mẫu. Câu
chuyện trong tiết học sẽ chính là một bài văn mẫu mà các em cần lập ý bài.
9


Ví dụ : Tiết 11 - Tuần 11 - Tiếng Việt 4 - Tập 1
Kể chuyện: Bàn chân kì diệu.

Sau khi kể chuyện theo tranh cho học sinh nghe, tôi yêu cầu các em quan sát
tranh và nhớ những gì cô giáo vừa kể, sau đó hướng dẫn các em hình thành dàn ý
theo hệ thống câu hỏi gợi ý sau:
? Ký có hoàn cảnh như thế nào và có + Mở bài: Ký bị liệt hai tay từ nhỏ
mong ước gì?
nhưng rất thèm đi học.
+ Thân bài:
? Ký thực hiện mong ước đó như thế - Ký đến lớp xin cô giáo cho học
nào?
? Thái độ của cô giáo như thế nào?
- Cô giáo không dám nhận em vào học.
? Sau đó, Ký đã làm gì và thái độ của cô
giáo thay đổi ra sao?
- Ký tập viết bằng chân ở nhà khiến cô
giáo ngạc nhiên và cảm động nên đã
nhận Ký vào học.
? Ký được cô giáo và các bạn giúp đỡ - Cô giáo và các bạn lúc nào cũng tận
như thế nào ở lớp?
tình chăm sóc, giúp đỡ Ký.
+ Kết luận:
? Ký đã nhận được phần thưởng gì?
Ký nhận được hai huy hiệu của Bác Hồ.
Đối với các tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc hoặc đã chứng kiến, tham gia theo
chủ đề, thực ra đây chính là một đề văn kể chuyện, các em sẽ thực hiện các bước
lập dàn bài như hướng dẫn ở trên. Yêu cầu học sinh lập dàn bài chi tiết ở nhà, ghi
nhớ dàn bài, chuẩn bị cho các tiết luyện kể chứ không viết thành bài văn hoàn
chỉnh và học thuộc lòng. Đến lớp, tôi sẽ kiểm tra, thu bài để chỉnh sửa cho các em,
tất nhiên là việc này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, còn mục tiêu của tiết
học vẫn là luyện kĩ năng kể chuyện. Các bài chưa sửa kịp tôi sẽ thực hiện ở nhà và
trả cho học sinh ở các tiết sau.

Ví dụ: Tiết 12 - Tuần 12 - Tiếng Việt 4 - Tập 1
Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Đề bài : Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể
hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
Yêu cầu học sinh lập dàn ý ở nhà để chuẩn bị cho tiết học theo gợi ý sau:
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: kể các khó khăn mà nhân vật gặp phải và lòng kiên trì vượt khó
của nhân vật.
+ Kết bài: Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét về nhân vật,
ý nghĩa câu chuyện.
2. 3.7. Giải pháp thứ bảy: Lập dàn ý trong các tiết trả bài
Sau mỗi tiết kiểm tra Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt hiện hành
bao giờ cũng là một tiết trả bài. Mục tiêu của tiết này là giúp học sinh phát hiện lỗi
về ý, về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,...và sửa các lỗi đó,
10


đồng thời viết lại đoạn văn cho hay hơn. Tôi sẽ lồng ghép việc rèn kĩ năng lập dàn
ý cho học sinh ở các tiết này không chỉ với bài văn kể chuyện mà còn vận dụng ở
các thể loại văn khác được dạy trong chương trình. Việc này giúp học sinh sửa lỗi
về bố cục, chính vì không làm dàn bài trước khi viết văn nên mới dẫn đến sai bố
cục. Từ đó, học sinh sẽ thấy rõ tác dụng của việc làm dàn ý mà hình thành thói
quen này. Cụ thể trong giáo án một tiết như sau:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tiết 25 - Tuần 13
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
- HS phát hiện được lỗi về ý, về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính
tả trong bài của mình và của bạn.
- Hiểu được nhận xét chung của GV và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với

bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình.
- Có tinh thần học hỏi những đoạn văn, câu văn hay của bạn.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, bố cục,…
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
I.
Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu lại đề văn đã kiểm tra ở tiết trước.
Đề bài: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em
(được khen, bị chê, mắc lỗi, bị hiểu lầm...)
II. Dạy bài mới:
1. Nhận xét chung bài làm của HS
- Ưu điểm: HS hiểu, viết đúng y/c của đề bài. Dùng từ
nhân xưng trong bài nhất quán, phù hợp . Sự việc, cốt
truyện liên kết giữa các phần. Trình bày bài rõ ràng ,
khoa học . Diễn đạt câu, ý tương đối phù hợp .
- Tồn tại: Bên cạnh ưu điểm một số em bài kể sơ sài,
sự việc diễn đạt chưa đúng, bố cục chưa rõ ràng, chữ
viết sai nhiều lỗi chính tả. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến kết quả như trên là do các em chưa lập
dàn ý trước khi viết bài.
2. Hướng dẫn HS làm dàn ý cho đề trên:
- Gọi HS đọc lại đề bài
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:
? Xác định yêu cầu, phạm vi, thể loại, ngôi kể ?

Hoạt động của HS

- 1HS nêu
- 1HS đọc, cả lớp đọc
thầm nêu y/c của đề

- 1HS đọc, cả lớp đọc
thầm nêu y/c của đề
- Yêu cầu của đề là: Kể
về một người có tấm
11


lòng nhân hậu.
- Phạm vi: em đã được
nghe hoặc được đọc
-Thể loại: kể chuyện
- Ngôi kể: Ngôi thứ
nhất.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4, làm dàn
bài.
+ Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm
- Kỉ niệm xảy ra trong thời gian nào ?
- Đó là kỉ niệm gì?
- Kỉ niệm của em với ai ?
+ Thân bài: Diễn biến kỉ niệm
- Nguyên nhân xảy ra sự việc
- Diễn biến sự việc
- Kết quả sự việc
+ Kết bài: Cảm nhận của em về kỉ niệm đó.
- GV trả bài cho HS
3. HD HS sửa các lỗi khác trong bài.

- Y/C HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời
phê của GV.
- GV giúp HS nhận ra lỗi, sửa lỗi cho HS
- GV đến từng nhóm HS kiểm tra, HD bổ sung.
4. Học tập những đoạn văn hay,bài văn hay
- GV đọc một vài đoạn (bài)làm tốt của HS
- Y/C HS tìm ra cái hay cái tốt(hoặc Gv định hướng)
giới thiệu
5. HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài làm của
mình.
- Y/C HS tự chọn, viết đoạn làm lại vào vở ô li.
- GV đọc lại đoạn văn của vài HS
C/ Hoạt động nối tiếp (3’)
HS về nhà làm lại bài và chuẩn bị bài sau

- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, góp ý

- HS đọc thầm lại bài
của mình, đọc lời phê.
- HS trao đổi bài trong
nhóm, KT, sửa lỗi.
- HS lắng nghe
- HS chú ý về chủ đề,
cách dùng từ đặt câu,
liên kết ý.
- HS làm lại bài (mở
bài, kết bài sai nhiều
lỗi…)
- HS lắng nghe so sánh.


2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Văn kể chuyện là thể loại tương đối dễ so với các thể loại khác. Khi áp dụng
sáng kiến hầu hết các em, tuy ở những mức độ khác nhau nhưng đều đã biết làm
dàn ý. Điều quan trọng hơn là các em đã ý thức được tầm quan trọng của dàn ý, đã
biết làm điều đó trước khi làm bài và biết vận dụng trong quá trình làm bài, kể cả
12


trong các đề văn ngắn như viết đoạn văn theo chủ đề. Chính vì vậy mà bài làm của
các em chất lượng tốt hơn, biết triển khai ý một cách cụ thể hơn, có thể chưa hay
nhưng ý đầy đủ và đúng hơn. Bài làm cũng vì thế mà dài hơn, hầu như với một đề
kể chuyện các em đã viết được khoảng 25 đến 30 dòng và quan trọng là bài làm đi
đúng hướng với các ý rõ ràng, đầy đủ. Khi học sinh đã làm được bài văn đúng thì
giáo viên có điều kiện để hướng dẫn các em cách viết hay, giàu hình ảnh, giàu cảm
xúc. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để tạo kĩ năng lập dàn ý cho học sinh ở
những thể loại tiếp theo. Và hơn nữa là các em hiểu được học Tiếng Việt cũng đòi
hỏi khả năng tư duy logic và độ chính xác khoa học như các môn tự nhiên chứ
không phải trong bài có chữ là có điểm. Nhờ vậy, học sinh tiếp thu bài một cách
tích cực, tỏ ra ham thích học, say mê tìm tòi đọc các tài liệu tham khảo về văn kể cả
những em xưa nay chỉ thích học môn Toán.
Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi kiểm tra và thu được kết quả
như sau:
+ Đề bài: Lập dàn ý cho đề văn sau: Trong giấc mơ, em được gặp một bà
tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại câu
chuyện đó.
+ Thời gian làm bài: 15 phút
+ Yêu cầu: Học sinh lập được dàn ý có bố cục 3 phần
- Mở bài: Em được gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba
điều ước?

- Thân bài: Diễn biến của chuyện( Em thực hiện ba điều ước đó như thế nào? Kể
lần lượt từng điều ước? Vì sao em lại ước điều đó? Nó giúp gì cho bản thân em và
mọi người?..)
- Kết bài: Cảm nhận của em khi thức giấc
Khả năng làm dàn ý của học sinh lớp 4
Năm học
2015 – 2016
2016 - 2017

Số học
sinh
30
31

Biết làm mức
Biết làm mức
thành thạo
trung bình
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
15
50%
13
43,4%
17
54,8%
12
38,7%

Không biết làm

Số lượng Tỉ lệ
2
6,6%
2
6,5%

13


Thực trạng về việc làm dàn ý của học sinh trước khi viết bài
Năm học
2015 – 2016
2016 - 2017

Số
học
sinh
30
31

Không bao giờ
Làm không thường Làm thường xuyên
làm
xuyên
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
4
13,3%
6

20,0%
20
66,7%
2
6,5%
5
16,1%
24
77,4%

Kết quả trên cho thấy: tỉ lệ học làm dàn ý thành thạo là 50%, tăng 50 %; tỉ lệ
học sinh làm dàn ý thường xuyên là 66,7 % tăng 66,7% so với thời điểm chưa áp
dụng sáng kiến ( Trước đây các em không hề có thói quen làm dàn bài mà cứ đọc
đề xong là cắm cúi viết). Nhờ vậy mà chất lượng học tập bộ môn đạt kết quả cao:
Số học sinh hoàn thành chương trình môn học đạt 100%, trong đó số học sinh đạt
loại hoàn thành tốt là trên 30% mỗi năm.
Bản thân tôi khi áp dụng sáng kiến này thì quá trình giảng dạy Tiếng Việt đặc
biệt là phân môn Tập làm văn được thuận lợi và rõ ràng hơn. Nó có thể áp dụng
cho tất cả các thể loại văn khác được học trong chương trình Tiểu học và các cấp
học cao hơn. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục bộ môn được nâng lên rõ rệt, từng
bước nâng cao phong trào học tập trong nhà trường.
Các đồng nghiệp trong trường và các trường có điều kiện tương tự như
trường tôi hoàn toàn có thể áp dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy của mình
trong môn Tiếng Việt và kể cả các môn khoa học xã hội như Lịch Sử, Địa Lí. Bởi
vì khi làm tốt dàn bài trong môn Tiếng Việt là tư duy về bố cục văn bản của học
sinh được nâng cao. Nhờ vậy, khi tiếp cận với bất kì một văn bản nào các em cũng
có khả năng tìm ý và tóm tắt văn bản đó theo một trình tự nhất định. Làm được việc
này các em sẽ nhanh chóng nắm bắt được các nội dung cần ghi nhớ và ghi nhớ
chúng một cách ngắn gọn và logic nhất.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.Kết luận
Văn học là nhân học. Rèn cho học sinh kỹ năng làm bài sáng tạo trong môn
văn nghĩa là rèn lời ăn, tiếng nói, rèn kỹ năng làm người cho một công dân trong xã
hội.
Dàn ý là bộ xương của bài văn. Bộ xương đó có chắc chắn thì bài văn mới
đầy đủ. Làm dàn ý trước khi viết văn là thao tác vô cùng cần thiết để có một bài
văn hay. Mỗi học sinh đều có trí tưởng tượng riêng của mình và định hướng để các
em phát triển những ý tưởng đó là rất quan trọng đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải yêu
nghề, quí học sinh. Mỗi người trong quá trình giảng dạy sẽ có những ý tưởng của
riêng mình để giúp học sinh mình học tốt. Văn kể chuyện là một thể loại thiết thực,
14


gần gũi. Làm dàn ý trong thể loại này chỉ là một phần nhỏ trong đại dương kiến
thức bao la của các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Làm dàn ý từ
cách tìm hiểu đề, tìm ý thật chắc chắn, làm dàn ý từ một bài văn mẫu, làm thường
xuyên trong các bài kiểm tra, các tiết luyện tập, sửa bài cho nhau... chỉ là ý tưởng
của cá nhân tôi được bản thân rút ra trong quá trình thực hiện. Nhưng thiết nghĩ đây
là những phương pháp đơn giản, ai cũng có thể thực hiện, thực hiện được ở mọi
nơi, mọi đối tượng học sinh và cũng đem lại hiệu quả đáng kể, góp một phần nhỏ
bé vào công cuộc ‘‘Trồng người ’’ của ngành giáo dục chúng ta.
Khi viết sáng kiến này, bản thân tôi tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm công tác
chưa nhiều, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được bạn bè, đồng nghiệp góp
ý.
3.2. Kiến nghị
Qua việc thực hiện sáng kiến, tôi mong muốn nhà trường, Phòng, Ban,
Ngành phổ biến rộng rãi tới mọi giáo viên những sáng kiến kinh nghiệm hay, có
tính thực tiễn và dễ áp dụng để chúng tôi có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy
đạt chất lượng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Bá thước, ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi viết, không sao chép của ai.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nguyễn Trại, Tiếng Việt 4, Tập 1, NXB Giáo dục, năm 2007.
2. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh thuyết, Trần Đình Sử, Bùi
Mạnh Nhị, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống, Ngữ Văn 6 tập một, NXB Giáo
dục, năm 2015.
3. Giáo sư Tiến sĩ Lê Phương Nga (chủ biên), Tiến sĩ Trần Thị Phương Minh, Tiến
sĩ Lê Hữu Tỉnh, Tiếng Việt 4 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Trần Thị Thìn, Những bài làm văn mẫu 4, tập 1, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục, năm 2007.
6. Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh, Cảm thụ văn tiểu học 4, NXB
Dân Trí.
7. Trần Mạnh Hưởng, 25 đề kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 4, NXB Giáo dục
Việt Nam.
8. Nguyễn Minh Thuyết(chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt
Hùng, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trại, Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo
dục.

9. Nguyễn Minh Thuyết(chủ biên), Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng, Trần Thị
Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh, Tiếng Việt 4, tập 2, sách giáo viên, NXB Giáo dục.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường TH Tân Lập - Bá Thước

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sửa lỗi chính tả cho học sinh

2.

trường THCS Kỳ Tân
Biện pháp rèn kĩ năng viết

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Huyện


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Huyện

C

2013 - 2014

Huyện

B

2017-2018

Năm học
đánh giá xếp
loại
2004 - 2005

mở bài của bài văn miêu tả
cho học sinh lớp 4 Trường
3.

TH Tân Lập

Một số biện pháp rèn kĩ năng
lập dàn ý của bài văn kể
chuyện cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Tân Lập,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh
Hóa



×