Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ
HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8 CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS LÂM XA

Người thực hiện: Bùi Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
.

1.1. Lí do chọn đề tài .
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn


Sinh học 8 ở trường THCS Lâm xa.
2.3.1. Bản thân là giáo viên bộ môn Sinh học tôi luôn chú trong việc
trau dồi kiến thức, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức chuyên môn, am
hiểu hiểu thực tế và rèn các kĩ năng và phương pháp sư phạm tốt.
2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng
cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp
8.
2.3.3. Kết hợp dạy học tích hợp liên môn vào dạy học Sinh học 8
nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời
phát huy năng lực học sinh.
2.3.4.Vận dụng kiến thức Sinh học 8 giáo dục học sinh trong giờ giải

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3

4

4

7

8


lao, giúp các em khắc sâu kiến thức bộ môn.
2.3.5. Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh
động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập.
2.3.6. Tổ chức một số buổi ngoại khóa cimina theo chủ đề cho học
sinh tham gia.
2.3.7. Tạo sự thích thú, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu cho học sinh
bằng cách giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến nội dung
bài học đồng thời với việc hướng dẫn tận tình các em vận dụng kiến
thức vào đời sống hằng ngày.
2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh- kết hợp đánh giá của người dạy với
tự đánh giá của người học
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

9

10
11

17
18
2


với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với động nghiệp
.
2.4.4. Đối với nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị

.
3.1. Kết luận .
3.2. Kiến nghị.

18
19
19
19
20
20
20

3


1. Mở đầu
1. 1.Lí do chọn đề tài.
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người
dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng
được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tiễn, nghiên cứu một cách
có hiệu quả. Do vậy càng ngày càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách
quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học nỗ lực phấn đấu vươn lên
chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa
vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ
trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau. Nhưng làm thế nào để kế thừa và
phát triển được ? Đây là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra và có nhiều câu trả lời
cho vấn đề đó. Ở đây tôi chỉ xin đưa một số vấn đề về giải pháp giảng dạy vì đây

chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụ
trọng tâm của mình.
Là một giáo viên bộ môn Sinh học THCS trong nhiều năm qua tôi đã
luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp, giải pháp dạy học phù hợp cho từng
khối lớp để đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Như
chúng ta đã biết Sinh học là khoa học thực nghiệm, trực quan, kiến thức gắn liền
với thực tiễn, trong đó Sinh học 8 là phần kiến thức có thể nói là gần gũi với
thầy và trò nhất vì được nghiên cứu tìm hiểu về chính bản thân con người chúng
ta, các kiến thức bài học liên quan chặt chẽ đến bảo vệ sức khỏe, đến kĩ năng
sống cần thiết cho học sinh áp dụng vào thực tiễn... Vì vậy, làm thế nào để cho
học sinh hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý thuyết và cảm
thấy hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh,
tạo niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn là
một câu hỏi lớn mà tôi luôn luôn mong muốn có lời giải đáp hoàn chỉnh. Xuất
phát từ những vấn đề trên và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinh
học, tôi đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích được thực trạng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 hiện nay và đưa
ra một số giải pháp giảng dạy bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà
4


trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêu
chung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri
thức, có đạo đức, sức khỏe ... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Qua sáng kiến hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức kiến thức Sinh học
8 vào thực tiễn đáp ứng nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp

với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học
sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nghiên cứu
SGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú và
sự tích cực học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý, tham gia các buổi tập
huấn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;
áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ
nhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lí thuyết do nội dung
chương trình và sách giáo khoa đã quy định, mà phải tổ chức các hoạt động tổ
chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực chủ động, độc lập để phát
triển năng lực cũng như phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, óc
sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu
quả. Đó là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục
tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi
giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy để học sinh huy động vốn hiểu biết đã
có, sử dụng các thao tác tư duy phân tích, so sánh đối chiếu, rồi khái quát rút ra


5


kết luận và giải đáp những vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề nhiệm vụ nhận thức đặt
ra. Nghĩa là, học sinh tự giành lấy tri thức dưới sự tổ chức của giáo viên.
Đối với môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng việc dạy
học gây được hứng thú, sự hấp dẫn trong tiết học sẽ giúp các em nhận thấy kiến
thức môn Sinh học thật gần gũi và bổ ích . Khi học sinh được hiểu thấu đáo các
vấn đề Sinh học, được hướng dẫn cách vận dụng vào thực tiễn các em trở nên
yêu thích Sinh học hơn, hứng thú với môn Sinh học, thấy được tầm quan trọng
của Sinh học, cũng như các giá trị thực tiễn của Sinh học mang lại. Những yếu
tố trên sẽ là cở sở, là tiền đề cho việc nâng cao thành tích học tập môn học của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong nhiều năm qua quá trình dạy học môn Sinh học 8 chưa thực sự đáp
ứng được nhu cầu của người học.
Thứ nhất là do cấu trúc trong sách giáo khoa đang dành phần lớn cho việc
nghiên cứu lý thuyết, phần kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
Thứ hai, do nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục,
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, dạy học chưa vận
dụng vào thực tiễn. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày
giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít.
Với phương pháp không tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, đánh giá kiểm tra học sinh một chiều,
học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nên các tiết học trở nên gò bó.
Khi gặp các tình huống thực tế học sinh chưa áp dụng giải thích được hoặc còn
lúng túng trước các hiện tượng đó nên không khắc sâu được kiến thức môn học,
vậy nên chất lượng môn học cũng chưa cao.
Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng ngày nay với sự phát triển của công nghệ

thông tin, việc giảng dạy Sinh học trở nên sinh động hơn, phong phú hơn với
nhiều hình thức tổ chức sinh động.... nhưng thực tế thì việc sử dụng công nghệ
thông tin còn rất hạn chế chủ yếu mới áp dụng cho các tiết thao giảng nên chưa
hấp dẫn được học sinh dẫn đến chất lượng dạy và học cũng không được nâng
lên... Kết quả khảo sát thực tế nhà trường ở năm học 2015 – 2016- vế sự hứng
thú đối với môn Sinh học 8 và chất lượng giáo dục như sau.
Bảng 1. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh
học 8 năm học 2015-2016.
Tổng số

Hứng thú với môn Sinh Học
6


(57 HS)

Rất hứng thú
SL
%
3
5.3

Hứng thú
SL
%
15 26.3

Bình thường
SL
%

18
31.6

Không hứng thú
SL
%
21
36.8

Bảng 2. Kết quả chất lượng giáo dục năm học 2015-2016.
Tổng số
(57HS)

Giỏi
SL
%
5
8.8

Chất lượng môn học
Khá
TB
SL
%
SL
%
16
28.1
27
47.3


Yếu
SL
%
9 15.8

Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh còn thờ ơ với
môn Sinh học, không hứng thú với bộ môn, số học sinh yêu thích Sinh học, ham
tìm hiểu kiến thức môn Sinh học còn hạn chế. Các em chưa tích cực phát biểu
trong giờ học nên việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao.
Để tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn sinh học, tạo
động lực cho nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh đưa ra một số giải pháp
sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn
Sinh học 8 ở trường THCS Lâm xa.
2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo
dục.
Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu được
đối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thời
phải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến môn học, có nghiệp vụ
sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạy
học và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy.
2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng
cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp 8.[1]
Ở mỗi bài học tuỳ theo nội dung kiến thức giáo viên cần lựa chọn và liệt
kê các hiện tượng thực tế phù hợp với nội dung bài học, soạn sẵn hệ thống câu
hỏi có tính chất nêu vấn đề, có đáp án, sau đó cần phải linh hoạt, khéo léo lồng
ghép đưa vào các giờ học vì thời gian giành cho vấn đề này không nhiều. Trong
nội dung câu hỏi có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận thức, đòi hỏi học

sinh phải tích cực suy nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã học và phải vận dụng sáng
tạo để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất cũng tạo cho học sinh nhu cầu háo hức chờ

7


đón lời giải đáp. Điều đó giúp các em húng thú hơn với môn học, yêu thích môn
học hơn và chất lượng giáo dục môn học cũng cao hơn.
* Một số minh họa cụ thể mà tôi đã áp dụng vào dạy một số bài Sinh
học 8 như sau:
- Đặt tình huống thực tế vào giới thiệu bài mới.
Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào giáo viên( người
hướng dẫn) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt
ra tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm
hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút sự chú ý của học sinh trong tiết học.
Ví dụ: Bài 6- Phản xạ: Có thể mở bài bằng câu hỏi: Tại sao ngứa thì
phải gãi? hoặc Tại sao khi đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra…? hiện tượng
trên là gì? Cơ chế diễn ra thế nào? nội dung bài mới sẽ giải đáp…
Ví dụ: Bài 14- Bạch cầu- Miễn dịch: Mở bài GV nêu hiện tượng mà có
thể nhiều học sinh đã trải qua như: Chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau
vài hôm rồi khỏi. Vậy chân khỏi do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải
đáp…
- Nêu hiện tượng thực tế sau khi đã kết thúc bài học.
Cách này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm
cách giải thích hiện tượng. Học sinh có thể giải thích hiện tượng ở nhà hay
những lúc bắt gặp hiện tượng đó trong đời sống. Hoặc học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ
câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học sinh vận dụng
kiến thức bài đã học và khi học bài học mới tiếp theo.
Ví dụ: Bài 17- Tim và mạch máu. Sau khi kết thúc bài học giáo viên nêu
câu hỏi: - Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? GV nêu

hiện tượng này sau khi kết thúc bài học.
- Giải thích: Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
- Thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau:
+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s
+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)
Ví dụ: Bài 28.Tiêu hoá ở ruột non: Sau khi kết thúc bài học giáo viên
yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học giải thích: Tại sao người bị bệnh
gan không nên ăn mỡ động vật?
- Giải thích: Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị
bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
8


- Đưa hiện tượng thực tế dưới dạng cung cấp thông tin như mục “Em
có biết”
Ở mỗi bài, mỗi phần nếu có kiến thức liên quan đến một số vấn đề thực
tiễn giáo viên có thể đưa hiện tượng thực tiễn theo hình thức cung cấp thông tin
mục “Em có biết”để tránh nhàm chán.
Ví dụ. Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. GV cung cấp người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn.
- Giải thích: Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị
tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch,
mạch máu hút nước tăng huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ
động mạch, đột quỵ, tử vong
Ví dụ. Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. Qua bài học
giáo viên cung cấp thông tin về “Bệnh xơ vữa động mạch”.
- Giải thích: Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất
côlesteron( thịt, trứng, sữa,…) sẽ có nhiều nguy cơ bị sơ vữa động mạch. Ở bệnh
này, côlesteron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho
mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, gây xơ vữa. Động mạch xơ vữa làm

cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành
cục máu đông gây tắc mạch( đặc biệt nguy nghiểm ở động mạch vành nuôi tim
gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ). Động mạch xơ vữa còn dễ
bị vỡ gây tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí
gây chết. Qua thông tin GV có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
Cần luyện tập thể dục thể thao vừa sức, hạn chế các thức ăn giàu côlesteron để
bảo vệ hệ tim mạch.
- Nêu hiện tượng thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất
khôi hài, gây cười đan xen các phần trong bài học.
Điều này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là
cách kích thích niềm đam mê môn Sinh học.
Ví dụ: Bài 52- Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Giáo
viên kể câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh, để minh họa cho nội dung kiến thức
sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.
Sau đó, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vì sao nhà Chúa chịu mất mèo?
- Giải thích: Trạng Quỳnh đã thành lập cho mèo một thói quen chuyên ăn
9


cơm rau. Còn mèo của Chúa Trịnh chuyên ăn thịt cá
Ví dụ: Bài 53- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. Giáo viên kể câu
chuyện Tào tháo với rừng mơ.
-Tóm tắt câu truyện: Tào Tháo cùng quân sĩ bị lạc trong sa mạc không
có nước uống. Quân sĩ mệt mỏi, khát khô cả cổ. Thấy vậy, Tào Tháo bèn tập
trung quân sĩ lại và nói: "Phía trước là rừng mơ". Nghe thấy vậy, tất cả quân sĩ
đều nhỏ dãi ( tiết nước bọt ) hết khát)
Qua câu truyện các em sẽ lí giải được vì sao quân sĩ hết khát?
- Giải thích: Từ câu truyện học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và
chữ viết. Cụ thể: Ở đây tiếng nói là tín hiệu gây ra phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Đưa hiện tượng thực tế vào bài học để khắc sâu kiến thức trên kênh

hình.
Ví dụ: Bài 27. Tiêu hoá ở dạ dày. Có hình 27.3(SGK). Biến đổi hoá học
ở dạ dày.

Ảnh 1. Biến đổi hóa học ở dạ dày
GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm
vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon hơn?
Giải thích: Trong môi trường axit prôtêin trong thịt, cá dễ thuỷ phân hơn
nên khi chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình
nhai nhanh thuỷ phân thành các amino axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích h ợp liên môn vào dạy học Sinh học
8 nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời phát
huy năng lực học sinh.
Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự
nhiên hay xã hội, bao giờ cũng có sự hỗ trợ kiến thức cho nhau. Nội dung của
10


môn học này cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt
hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, việc dạy học kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa . Còn học sinh có hội kết hợp kiến thức của nhiều bộ
môn có liên quan đến giải quyết các vấn đề đựợc đặt ra trong bài học, có như
vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Từ đó, bài dạy
sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, giúp các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất, giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
Từ đó vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và áp dụng vào
cuộc s giúp yêu cuộc sống hơn và có ý thức bảo vệ môi trường sống hơn.

Ví dụ - Bài 34: Vitamin và muối khoáng. Để giúp học sinh hiểu chế
biến thức ăn đúng cách sẽ giữ được vitamin, giáo viên đưa ra câu hỏi.
Vì sao khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
- Hs vận dụng kiến thức liên môn Hoá- Sinh giải thích được:
-Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100 0C. Nếu cho thêm một ít
muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100 0C. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm,
xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên
ít bị mất vitamin.
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học
sinh sẽ không biết. Học sinh sẽ thực hành ngay khi nấu ăn ở nhà. Từ đó góp
phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống.
Ví dụ. Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể. GV nêu hiện tượng:
Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu
trong máu thường cao hơn so với người ở đồng bằng?- Học sinh vận dụng
kiến thức liên môn Địa lí – Sinh học giải thích:
- Càng lên cao, không khí càng loãng dẫn đến oxi giảm nên khả năng kết
hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. Do đó số lượng hồng cầu tăng
để đảm bảo nhu cầu oxi cho mọi hoạt động sống của con người.
2.3.4. Áp dụng kiến thức Sinh học 8 giáo dục học sinh trong giờ giải
lao, giúp các em khắc sâu kiến thức và cảm nhận sự bổ ích của kiến thức
Sinh học 8.

11


Giáo viên cần giáo dục, nhắc nhở học sinh không nên nghỉ thụ động bằng
cách ngồi tại chỗ để chờ tiết vào học vì cách giải lao này không có hiệu quả do
khí Cacbonic (CO2) còn cao trong lớp (Vận dụng kiến thức bài bài 31: Trao
đổi chất), hơi nóng nhất là lúc nhiệt độ cao chưa được thoát ra hết (Vận dụng
kiến thức bài 33:Thân nhiệt) nên không tốt cho sức khoẻ. Do đó giáo viên cần

hướng dẫn các em lối nghỉ giải lao tích cực là phải ra ngoài, đi lại vận động,
tham gia tốt việc tập thể dục giữa giờ giúp cho cơ thể sảng khoái, thải được axit
lactic (giáo dục học sinh chống mỏi cơ trong bài 10: Hoạt động của cơ)

Ảnh 2. Học sinh trường THCS Lâm Xa tập thể dục giữu giờ
2.3.5. Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh
động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập. [2]
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, trực quan nên việc thường xuyên
sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
phong phú hơn, hấp dẫn hơn, với nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Việc làm
này đã giúp tôi hầu như chấm dứt được hình thức dạy chay, dạy chỉ chuyên về lý
thuyết, dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh hơn, với những minh họa sống
12


động việc dạy và học trở nên thật dễ dàng... góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn cũng như chất lượng giáo dục.
Ví Dụ. Bài 17. Tim và mạch máu. Trong phần vị trí, và hình dạng, thay
vì giảng giải giáo viên chỉ cần sử dụng máy chiếu chiếu hình ảnh là học sinh có
thể xác định ngay vị trí và quan sát được hình dạng như sau: [2]

Ảnh 3. Hình ảnh minh họa vị trí và hình dạng tim
2.3.6. Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm tạo niềm
vui cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát thực tế, mở rộng
kiến thức đời sống xã hội.[3]
Ngoài học chính khóa tôi cũng phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các
buổi ngoại khóa để cho học sinh được vận dụng kiến thức sinh học 8 thảo luận
một số chủ đề như: Chủ đề tìm hiểu về giới tính; Chủ đề tìm hiểu về ma túy...
Các vấn đề này được các em được thảo luận dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của
giáo viên, từ đó học sinh sẽ nhận thức những mặt trái của vấn đề mình đưa ra.

Điều này, giúp học sinh không những khắc sâu kiến thức mà còn hình thành
nhiều kĩ năng sống để bảo vệ chính mình trong cuộc sống và bảo vệ cộng đồng.
Ví dụ: Khi Thảo luận về chủ đề chức thảo luận chủ đề giới tính cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
13


- Giáo dục học sinh hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản
thân trước những nguy cơ như bị dụ dỗ, bị xâm hại tình dục.
*Nội dung thảo luận và giáo dục:
- Giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì: hiện
tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục.
- Giáo dục về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu; hiểu biết sâu sắc
giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại về tâm lý vá các nguy hại
lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm.
- Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh tự
kiềm chế để chứng minh một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
- Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước áp lực nội tại từ hai phía, đặc biệt là
giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái
ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Một số nội dung liên quan tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự
tin, tự chủ, tự hoàn thiện mình, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng
trước cám dỗ của bản thân.
2.3.7. Tạo sự thích thú, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu cho học
sinh bằng cách lí giải các hiện tượng thực tiễn liên quan đến nội dung bài
học đồng thời hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vào đời sống hằng
ngày.[ 4]
Phương châm của giáo dục là “Học đi đôi với hành” “lý luận gắng liền

với thực tiễn” các vấn đề về lý thuyết môn Sinh học 8 liên quan đến vệ sinh và
rèn luyện sức khoẻ con người nên việc liên hệ thực tiễn và áp dụng kiến thức
vào đời sống là rất cần thiết. Các em cần được giải thích một cách tỉ mỉ và
hướng dẫn tận tình để vận dụng đúng kiến thức vào thực tiễn và có hiệu quả.
* Cụ thể.
Tên bài
học
Bài 7: Bộ
xương

Bài 8: Cấu
tạo và tính
chất của
xương

Hiện tượng thực tiễn - Giải thích
Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu?
- Giải thích: (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có
chữa khỏi xương vẫn cử động được nhưng cử động khó khăn).
- Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải
điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng
đến việc đi lại
- Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì
chậm phục hồi?
- Giải thích- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay
đổi theo lứa tuổi.
14


- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và

đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.
- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở
màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất
chậm phục hồi và không chắc chắn
Vì sao xương động vật hầm (đun sôi lâu) thì bở?
- Giải thích: Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ ( cốt
giao) và chất vô cơ.
- Chất hữu cơ đảm bảo tính đàn hồi của xương, chất vô cơ đảm
bảo độ cứng rắn của xương.
* Khi hầm xương, chất cốt giao bị phân huỷ. Vì vậy, nước hầm
xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ
không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.
Gv đưa hiện tượng: Khi đá bóng vì sao xảy ra hiện tượng
“chuột rút” vào đầu mục II- Sự mỏi cơ
- Giải thích. Hiện tượng “chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị
co cứng, không hoạt động được. Đây là tình trạng co rút cơ đột
ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15
phút, làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng.

Bài 10:
hoạt động
co cơ

Nguyên nhân: Do các cầu thủ bóng đá vận động nhiều, ra mồ
hôi dẫn đến mất nước, mất muối, thiếu oxi, tế bào hô hấp trong
điều kiện thiếu oxi, axit lác tích tăng tích tụ lại làm ảnh hưởng
đến sự co, duỗi của cơ.
- Vì sao trước khi vận động mạnh, phải khởi động chuẩn
bị?
- Giải thích. Vì trước khi vận động mạnh mà không được

chuẩn bị từ trước, hệ thống mạch máu của tim và hệ hô hấp
không thể phản ứng đáp ứng ngay, nên cơ thể sẽ không phát
huy kỹ thuật được tốt nhất. Đồng thời, các cơ bắp và các khớp
xương chưa được khởi động chuẩn bị, khi đột ngột vận động có
thể xuất hiện các chứng lực yếu, đau mỏi, cơ bắp thiếu ôxy, dễ
dẫn đến bị thương hoặc rách cơ, chuột rút, thậm chí dẫn đến tai
nạn.
Qua đó, giáo viên còn giáo dục cho học sinh kĩ năng xử trí
và phòng ngừa hiện tượng trên khi chơi thể thao.

Bài 13:
GV: N êu hiện tượng.
Máu và
môi trường Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số
15


lượng hồng cầu trong máu thường cao hơn so với người ở
đồng bằng?
trong cơ
thể

- Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Địa lí – Sinh học giải
thích:
-Giải thích: Càng lên cao, không khí càng loãng dẫn đến oxi
giảm nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng
cầu giảm. Do đó số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu
oxi cho mọi hoạt động sống của con người.
Có quan niệm cho rằng: “ Tiêm văcxin cũng giống như tiêm
thuốc kháng sinh cho cơ thể nhanh khỏi bệnh” điều đó có

đúng không? Vì sao?- GV nêu tình huống này sau khi kết thúc
bài học
- Giải thích: Ý kiến đó sai. Vì:

Bài 14:
Bạch cầuMiễn dịch

+ Tiêm văcxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được
làm yếu hoặc chất độc do vi khuẩn, virút tiết ra để kích thích cơ
thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).
+ Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào
cơ thể giúp cơ thể khỏi bị bệnh ( bị động)
- Qua bài học, học sinh giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể
nhờ hoạt động của bạch cầu. Qua đó giáo dục cho học sinh phải
tiêm phòng đầy đủ để phòng chống bệnh tật và có kế hoạch rèn
luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. (Với
phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh)
-Vì sao đang ngồi xổm lâu bất chợt đứng dậy ta lại cảm
thấy choáng váng, hoa mắt?

Bài 16:
Tuần hoàn
máu và lưu
thông bạch
huyết

Bài 17:
Tim và
mạch máu


- Giải thích: Cơ đùi và cơ bắp ép vào nhau nên lượng máu ở
chân sẽ bị giảm (giống như bóp chặt bàn tay, thì lượng máu đến
tay cũng sẽ ít do bị cản). Ngoài ra, phần đầu có hơi cúi về phía
trước theo tư thế ngồi xổm nhận lượng máu khá nhiều
khi đứng dậy (đặc biệt là đứng đột ngột) máu dồn xuống chân,
lượng máu lên phần đầu giảm nên xảy ra hiện tượng thiếu máu
tạm thời, lập tức cảm thấy váng đầu, hoa mắt
- Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt
mỏi? GV nêu hiện tượng này sau khi kết thúc bài học.
- Giải thích: Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
- Thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng
16


nhau:
+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s
+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất
co (0,3s)
- Tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

Bài 18:
Vận
chuyển
máu qua hệ
mạch. Vệ
sinh hệ
tuần hoàn

- Giải thích: Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của
máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp

suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết
áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến nhồi máu cơ
tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong
- Qua bài học giáo dục cho học sinh phải bảo vệ hệ tim mạch
bằng cách là không dùng các chất kích thích (rượu, bia thuốc lá,
ma tuý…), không ăn quá nhiều mỡ động vật, thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao và tạo cuộc sống tinh thần thoải mái
vui vẻ không lo âu phiện muộn để tim phát triển khoẻ mạnh
tránh được một số bệnh tật như: nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong
máu, huyết áp cao, huyết áp thấp….
- Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? Qua hiện
tượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Bài 20: Hô
hấp và các
cơ quan hô
hấp

- Giải thích: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi
nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=>
thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.
- Vì sao không nên thở bằng miệng ?
- Giải thích: Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm,
ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ bị mắc
các bệnh về hô hấp.
Qua hiện tượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

17



-Vì sao mới ăn no không nên đi tắm ngay?( Em có biết)

Bài 27.
Tiêu hoá ở
dạ dày

- Giải thích: Vì khi vừa ăn no, một lượng lớn máu xuống dạ
dày để giúp quá trình tiêu hóa. Mà nếu ta tắm ngay, lượng máu
ở dạ dày bị giảm--> Hoạt đông tiêu hóa gặp khó khăn--> Dạ
dày phải làm việc nặng hơn, không hiệu quả--> dễ gây đau dạ
dày
- Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước
mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon hơn.
- Giải thích: trong môi trường axit protein trong thịt, cá dễ
thuỷ phân hơn nên khi chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh
có môi trường axit thì quá trình nhai protein nhanh thuỷ phân
thành các amino axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.

Bài 29:
Hấp thụ
chất dinh
dưỡng và
thải phân.
Bài 33:
Thân nhiệt

- Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?
(Vận dụng kiến thức bài học)
- Giải thích: Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì

khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm
bệnh gan nặng thêm.
- Em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có
hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng
mình? (Vận dụng kiến thức bài học)
- Giải thích: Nhiệt độ cơ thể luôn độ ổn định khoảng 37 0C.
Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế
bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ
thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh;
+ Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt
mất đi do thời tiết quá lạnh
+ Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do
nước tiểu hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng
mình (co cơ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất.
+ Ví dụ tương tự: Nổi da gà.
- Hãy giải thích câu thành ngữ: “Trời nóng chóng khát,
trời mát chóng đói? (Vận dụng kiến thức bài học)
- Giải thích: Đây chính là cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể,
liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất và trao đổi năng
lượng
18


Khi trời nóng quá xảy ra quá trình phản xạ tiết mồ hôi. Mồ hôi
bay hơi sẽ thu nhiệt của cơ thể, đó là một trong những cơ chế
chống nóng của cơ thể. Do đó, làm cơ thể mất nước, thể hiện ở
các tế bào niêm mạc miệng, lưỡi khô vì nước bọt tiết ít, gây cho
ta cảm giác khát.
Khi trời mát (lạnh) sự trao đổi chất trong cơ thể tăng lên đảm
bảo sự cân bằng nhiệt cho cơ thể. Năng lượng lại sinh ra do quá

trình oxi hóa glucozơ. Glucozơ tiêu dùng nhiều, làm cho nồng
độ glucozơ trong máu giảm dẫn đến thiếu glucozơ nên gây cảm
giác đói.
-Vì sao phải tắm nắng?
- Giải thích: Vitamin D là vitamin duy nhất được tổng hợp
trong cơ thể dưới ánh nắng mặt trời từ chất egôsterin có ở da.
Nó cần cho sự trao đổi canxi và phôtpho. Nếu thiếu trẻ em sẽ
Bài 34:
Vitamin và mắc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương.
muối
- Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ
kháng.
khi mang thai?
- Giải thích :Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia
quá trình chuyển hoá. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ
sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh.
-Vì sao trong công tác điều tra phá án người ta áp dụng
phương pháp so sánh vân tay để tìm ra thủ phạm?
- Giải thích: Do ở lòng bàn tay có nhiều chỉ tay và vân tay do
bề mặt của lớp biểu bì của da phân làm nhiều nếp hẹp. Các chỉ
tay và vân tay tồn tại suốt đời không thay đổi và đặc trưng với
Bài 41: cấu từng người. Vì vậy trong công tác điều tra phá án người ta áp
tạo và chức dụng phương pháp so sánh vân tay để tìm ra thủ phạm.
năng của
- Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ
da
lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? (Vận
dụng kiến thức bài học)
-Giải thích: Không nên vì lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và
nước chảy xuống mắt. Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân

lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da
phát triển.
Bài 46: Trụ -Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân
nào, tiểu
chiêu trong lúc đi ? ( Nêu tình huống để chuyển mục)
não, não
trung gian - Giải thích: Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung
19


thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu
não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng
cơ thể bị ảnh hưởng
- Vì sao khi chấn thương phí sau gáy thường dễ gây tử
vong? (Vận dụng kiến thức bài học)
- Giải thích: Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và
điều hòa tim mạch.
- Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong
Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu
xe bị sóc nhiều?
- Giải thích: Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng ta luôn phải
đưa sách tới gần mắt mới nhìn rõ, vì lúc đó mắt phải điều tiết,
thể thuỷ tinh phải phồng lên để đưa ảnh tới màng lưới. Nếu cứ
đọc sách trong tình trạng thiếu ánh sáng lâu dần sẽ làm cho thể
thuỷ tinh luôn phồng mất khả năng dãn. ta sẽ mắc tật cận thị.
Bài 50: Vệ
sinh mắt

- Khi đi trên ôtô mà đọc sách, ô tô luôn bị sóc làm cho khoảng

cách giữa mắt và sách (tiêu cự) thay đổi liên tục, mắt phải điều
tiết liên tục nên rễ làm mỏi mắt gây hại cho mắt...
Qua đó GV giáo dục kĩ năng phòng và chống tật cận thị ở học
sinh.
‘ Bệnh quáng gà” là gì?
-Giải thích: Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng
ngày người ta thường mắc “bệnh quáng gà”, khẳ năng thu ánh
sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là
một nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que, phụ trách
thu nhận ánh sáng.
-Tại sao phải vận động toàn dân dùng muối Iốt

- Giải thích: Iốt là thành phần không thể thiếu của hoocmôn
tirôxin tuyến giáp (hoocmôn tirôxin), khi thiếu iốt trong khẩu
Bài 56:
Tuyến yên, phần ăn hằng ngày, tirôxin không tiết ra, tyuến yên sẽ tiết
tuyến giáp hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt độnggây phì đại
tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em sẽ chậm lớn, trí
não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí
nhớ kém.

20


2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức đồng thời với
kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học tạo động lực
cho học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. [5]
Vấn đề kiểm tra-đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy
học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh quá trình dạy, còn người học tự điều
chỉnh quá trình học của bản thân từ đó mở ra một chu trình dạy học tiếp theo.

Trong quá trình dạy học, kiểm tra là phương tiện để đánh giá.Theo cách
dạy học truyền thống, người dạy giữ độc quyền đánh giá người học. Điều này
dẫn đến, nhiều khi các em không hiểu tại sao mình được điểm số như vậy. Ý
nghĩa giáo dục trong đánh giá bị giảm sút đáng kể.
Theo lý thuyết của phương pháp dạy học tích cực, người dạy tổ chức
hướng dẫn cho người học phát triển các kĩ năng tự đánh giá; tự điều chỉnh hoạt
động học. Do đó, trong quá trình dạy tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau.Tự đánh giá đúng bản thân để từ đó
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình và có động lực phấn đấu học tốt hơn.
Ngoài ra, ngoài các bài kiểm tra theo quy định của bộ giáo dục ,tôi còn
kiểm tra- đánh gía qua qua việc quan sát các hoạt động trên lớp của học sinh;

đánh giá qua vở ghi, đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện một nhiệm vụ
học tập, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm... điều này cũng giúp phát
huy năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua một năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017-2018 áp dụng
SKKN tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy
những năm trước. Học sinh đã khá hứng thú trong học tập, yêu thích môn Sinh
học, đồng thời các em cũng tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc chiếm
lĩnh tri thức chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
- Sau khi áp dụng SKKN trong giảng dạy Sinh hoc 8 năm học 2016-2017
và học kì I năm học 2017- 2018 thì kết quả như sau:
Bảng 3. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh
học 8 cuối năm học 2016 –2017

Hứng thú với môn Sinh Học
Tổng số

(46 HS)

Rất hứng thú

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

11

23.9


17

36.9

13

28.3

5

10.9

21


Bảng 4..Kết quả chất lượng giáo dục năm học 2016-2017.

Xếp loại học lực môn Sinh học
Giỏi

Tổng số
(46HS)

Khá

TB

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

9

19.6

17

37.0

18

39.1

2

4.3


Bảng 5..Kết quả chất lượng giáo dục học kì I năm học 2017-2018.
Tổng số
(43HS)

Xếp loại học lực môn Sinh học
Giỏi
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
8
18.6
15
34.8
18
42

Yếu
SL
%
2
4.6

So sánh bảng thực trạng ban đầu (bảng 1, bảng 2) ta thấy mức độ hứng
thú cũng như chất lượng giáo dục bộ môn được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: tỉ lệ học

sinh đạt điểm khá, giỏi đã cao hơn, ( năm học 2015-2016 so với năm học 20162017): ( giỏi: từ 8.8%; tăng lên 19.9%; khá: từ 28,10% tăng lên 37.0%; điểm
dưới trung bình từ 47.3 giảm còn 39.1% ; yếu từ 15.5% giảm xuống còn 4.3% ).
Kết quả học kì I( Bảng 5) cũng đạt hiệu quả cao. Điều đó chứng tỏ việc vận
dụng các giải pháp trong sáng kiến vào dạy học có hiệu quả tốt. Học sinh nắm
kiến thức sâu hơn, nhiều học sinh nhớ bài được ngay tại lớp và vận dụng tốt vào
thực tiễn đời sống. Đồng thời qua so sánh bảng mức hứng thú học tập của học
sinh các năm học 2016-2017, 2017-2018 với năm học 2015-2016 tôi nhận thấy
rằng số học sinh hứng thú tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập đã
tăng lên rõ rệt ( từ 2.3%; tăng lên 23.3%; 36.9%), số học sinh không tích cực đã
giảm đi đáng kể ( Từ 31;%; 26.8% giảm xuống còn 28%; 10.9%), từ đó làm tăng
tính sáng tạo và khẳ năng tiếp thu bài tốt hơn giúp nâng cao chất lượng bộ môn
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Lâm xa kết hợp
với các phương pháp dạy học tích cực khác khác, bản thân tôi thấy tự tin khi
đứng lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức sinh học cho học sinh, thấy
được sự hứng thú và tiến bộ của học sinh rõ mệt thì sự tâm huyết và đam mê
nghề nghiệp của tôi cũng tăng theo.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.

22


Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa là
một cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao được đồng nghiệp ủng hộ và áp
dụng linh hoạt trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa làm cho
chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Đồng thời tạo phong trào lan
tỏa sang các môn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đại trà chung
của nhà trường.

3.Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận
Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, để có những tiết
học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của
từng người giáo viên. Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã đề cập đến một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học 8 cho học sinh
ở trường THCS Lâm Xa với mong muốn là làm cho học sinh thấy được sự hấp
dẫn của bộ môn, hứng thú và ham thích nghiên cứu Sinh học...từ đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học.
Qua kết quả kiểm nghiệm của sáng kiến, cùng với việc theo dõi học sinh
trong tiến trình áp dụng, tuy rằng thời gian áp dụng chưa nhiều nhưng so với
những năm chưa áp dụng sáng kiến thì mức độ hứng thú và tích cực của học
sinh với môn Sinh học đã tăng lên nhiều, thể hiện ở số học sinh hăng say phát
biểu trong các tiết học tăng lên, tôi thấy được sự yêu thích và háo hức chờ đón
kiến thức mới của các em trong từng tiết học, các em đã biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn đời sống một các hữu ích. Đây chính là nguồn động lực cho người
thầy luôn cố gắng vươn lên trong sự nghiệp giáo dục, chính vì thế mà chất lượng
môn học cũng tăng lên.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến trên không tránh khỏi thiếu sót rất
mong được sự đóng góp ý kiến các đồng nghiệp để sáng kiến này của tôi được
shoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
23



- Đối với đồng nghiệp tùy theo từng tiết dạy, chú ý đến đối tượng học sinh
và điều kiện trường lớp nhà trường mà vận dụng một cách linh hoạt để nâng cao
chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để làm tốt và mong muốn đem
lại tính khả thi cao nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
góp ý của quý thầy cô cho SKKN của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 05 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Quách Thị Mười

Bùi Thị Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sáng kiến kinh nghiệm “Đưa hiện tượng thực tế vào giờ dạy Sinh học lớp 8
nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa” của bản
thân năm 2015.
[2.] Chỉ thi số 55/2008/CT-BGD&ĐT. ngày 30-9-2008 của Bộ trưởng bộ GDĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục giai
đoạn 2008- 2012.
[3.] Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học cấp THCS của Bộ giáo
dục và đào tạo
[4.] Mười vạn câu hỏi vì sao của nhà xuất bản Văn hoá thông tin 2001

[5.] Những vấn đề đổi mới giáo dục THCS môn sinh của nhà xuất bản giáo dục

24


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng học sinh

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Ngành GD cấp
huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(A, B,
hoặc C)
C

Ngành GD cấp
huyện

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011

giỏi môn Sinh học 9 ở trường
THCS Bùi Xuân Chúc - Điền
Quang - Bá Thước - Thanh
2.

hoá
Hướng dẫn học sinh vận dụng
tốt kĩ năng giữ vệ sinh và rèn

2013

luyện thân thể khỏe mạnh
thông qua một số bài học
25



×