Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.31 KB, 5 trang )

Đề bài: Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại rượu.
BÀI LÀM.
Quảng cáo và khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh
doanh. Hai hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc mang lại cơ hội thương mại
cho thương nhân. Nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức
cung cấp các sản phẩm rượu, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan
đến rượu, Nhà nước ta có một số quy định nhất định về hoạt động quảng cáo và
khuyến mại rượu.
1- Hoạt động quảng cáo đối với rượu.
Rượu là một đối tượng bị hạn chế kinh doanh, và trong hoạt động quảng cáo
cũng vậy, tại Việt Nam Điều 4 pháp lệnh 39/2001/PL-UBTVQH10 quy định:
“Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời”.
Tại Khoản 4 điều 109 LTM 2005 quy định các quảng cáo thương mại bị cấm
có nêu rõ: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên …”. Như vậy
Luật Thương Mại 2005 đã cấm mọi hình thức quảng cáo dối với rượu có độ cồn từ
30 độ trở lên, còn đối với những loại rượu có độ cồn dưới 30 độ được phép quảng
cáo theo quy định tại khoản 3 mục II thông tư 43/2003, theo đó chúng ta phân loại
rượu theo nồng độ và công dụng của chúng. Đối với “các loại rượu có nồng độ
cồn từ 15o trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh,
đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên
phương tiện đó”. Còn đối với “các loại rượu có nồng độ cồn trên 15o chỉ được
quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cựa
hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh
nghiệp, cựa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được”.
Mặt khác “các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại”Quy chế thông tin
về thuốc chữa bệnh cho người”của Bộ Y tế. Ngoài những quy định tại các điểm
a,b,c, khoản này, nghiêm cấm quảng cáo dưới bất kỳ một hình thức nào.”
1



Theo quy định tại điểm đ khoản 4 điều 51 Nghị định 56/2006: “Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: …
đ, Quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ”. Theo quy định tại điểm g khoản 6 nghị
định này: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:… g) Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo…”.
Như vậy chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo trái quy định của pháp luật sẽ phải
chịu xử phạt hành chính tùy vào mức độ theo quy dịnh này.
Như vậy, không phải rượu nào cũng được phép quảng cáo, mà cũng không
phải rượu có nồng độ cồn dưới 30o là được phép quảng cáo trên báo in, báo điện
tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mà chỉ là những loại rượu có nồng độ từ 15 o trở
xuống mới được phép quảng cáo. Những loại rượu có nồng độ cồn trên 15o và rượu
thuốc thực hiện quảng cáo theo quy định tại khoản trên, nghiêm cấm quảng cáo
dưới những hình thức khác. Theo khuynh hướng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng,
đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo rượu,
đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái Lan, Italia, CH Séc dự kiến,
thực hiện cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn, hoặc hạ thấp nồng độ cồn với
sản phẩm cho phép quảng cáo (dưới 12 o). Theo quy định tại khoản 3 điều 7 Luật
Quảng cáo 2012 nghiêm cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 o trở lên. Như
vậy so với LTM và Thông tư 43/2003 thì LQC 2012 đã siết chặt hơn vấn đề quảng
cáo rượu trên thị trường.
2) Hoạt động khuyến mại đối với rượu.
Tại khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại quy định: “Khuyến mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Tại khoản 1, 2, 3, 4 điều 100 BLTM có quy định các hành vi cấm trong hoạt
động khuyến mại:

2



“1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn
chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép
cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu
thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để
khuyến mại dưới mọi hình thức”.
Tại Điều 4 Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu quy định: “Rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế
kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ) phải
có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng”. Như vậy rượu
là hàng hóa thuộc danh mục cấm khuyến mại, tất cả những hành vi như tặng sản
phẩm, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền…. đều không được thực
hiện.
Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định
chi tiết LTM 2005 về hoạt động xúc tiến thương mại : “…rượu, bịa dùng để
khuyến mại cho người dưới 18 tuôi, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, thuốc chữa
bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương
trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại ”.
Như vậy trái với việc xử phạt hành chính trong vi phạm quảng cáo thì vi phạm
hình thức khuyến mại thì sẽ bị đình chỉ chương trình khuyến mại đó. Ngoài ra việc
xử phạt hành chính đối với các hình thức khuyến mại rượu còn được quy định ở
những văn bản khác nhau. Ví dụ: “Khoản 8 điều 29 nghị định 06/2008 quy định
phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

3



sau đây:… d) Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên
để khuyến mại dưới mọi hình thức;
đ) Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18
tuổi”.

4


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình luật thương mại II – trường ĐH Luật Hà Nội
2. Trang web wikipedia.com
3. Bộ luật thương mại 2005.
4. Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/ 2006 về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động văn hóa – thông tin.
5. Nghị định 06/2008 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại
6. Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của Bộ
Văn hóa và Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐCP ngày 13/3/ 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Quảng cáo.

5



×