Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tập môn toán lớp 3 theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.95 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 " THEO MÔ HÌNH VNEN.

Người thực hiện : Phạm Thị Bích
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Cẩm Châu
SKKN thuộc môn : Toán

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
TT

Đề mục

Trang

1
2
3
4
5
6
7


8
9
10
12
13
14

Mục lục.......................................................................................
1. Mở đầu..................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................
1.3.Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu .........................
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................
2.Nội dung.................................................................................
2.1.Cơ sở lý luận........................................................................
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn Toán lớp 3....................
2.3. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tập ..............
2.4. Hiệu quả của SKKN............................................................
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................

1
1
2
2
2
2
2-3
3-5
5-17

18-19
19-20


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài :
Dựa vào mục tiêu giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện trong
thời đại mới, trong công cuộc đổi mới đất nước. Giáo dục có vai trò quan trọng
trong sự phát triển nhân cách con người. Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy
học nhằm nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học.
Trong lúc đó một số phương pháp dạy học truyền thống tuy đã góp phần thay
đổi, tạo ra tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập nhưng vẫn chưa đáp ứng
được với yêu cầu của học tập trong thời kì mới.
Trên thế giới việc thay đổi phương thức giáo dục đã diễn ra từ lâu, đã
mang lại nhiều thành công. Hình thức giáo dục mới này chuyển từ cách dạy
truyền thống thầy giảng - trò nghe, ghi chép thụ động sang hình thức giáo dục
hiện đại. Trò làm việc, trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức, thầy quan sát hướng dẫn.
Nổi bật của hình thức dạy học này là học sinh được học tập cá nhân và theo
nhóm, được tự do thảo luận đưa ra ý kiến của mình.
Mô hình trường học mới Việt Nam -VNEN là một trong những mô hình
nhà trường hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy
học, thể hiện qua một số điểm cơ bản : Học sinh được học theo tốc độ phù hợp
với trình độ nhận thức của cá nhân, nội dung học thiết thực gắn kết với thực tiễn
hàng ngày của học sinh, môi trường học tập thân thiện, phát huy được tinh thần
dân chủ, ý thức tập thể, chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác...
Các tiết học nói chung cũng như môn Toán nói riêng theo chương trình
VNEN được thiết kế theo kiểu cấu trúc:
Tạo hứng thú
Trải nghiệm
Phân tích - khám phá- rút ra bài học

Thực hành - củng cố
Ứng dụng
Do đó, để học sinh học tốt được môn Toán lớp 3 theo mô hình VNEN thì
công việc đầu tiên người giáo viên phải làm đó là tạo sự hứng thú học tập cho
các em, lôi cuốn các em vào các hoạt động nhằm chiếm lĩnh những tri thức.
Trong toán học đòi hỏi học sinh phải tư duy, sáng tạo, suy luận logic. Là một
môn học khó, chiếm nhiều thời gian nên phần lớn học sinh rất ngại học môn
Toán. Trong thực tế dạy học hiện nay, phần lớn giáo viên chỉ tổ chức cho học
sinh thực hiện các hoạt động theo tài liệu học tập một cách dập khuôn máy
móc, ít có sự điều chỉnh tài liệu. Nếu chỉ dạy học như vậy thì các tiết học sẽ diễn
ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Mặt khác do trình độ
học sinh không đồng đều nên dẫn đến tình trạng có em hoàn thành bài tập
nhanh, có em hoàn thành chậm dẫn đến việc chuyển các hoạt động chưa kịp thời
trong nhóm. Đây cũng là nguyên nhân khiến học sinh càng chán học Toán, gây
ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo
sẵn sàng thích ứng với những đổi mới hàng ngày. Là một giáo viên dạy học
theo mô hình VNEN nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh có
hứng thú trong học tập môn Toán, học sinh làm được các bài tập theo khả năng
của mình, để các tiết học diễn ra một cách sôi nổi, hào hứng. Chính vì vậy mà
tôi đã chủ động nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp tạo hứng thú cho học
1


sinh học tập môn Toán lớp 3" theo mô hình VNEN. Nhằm nâng cao chất
lượng học tập môn Toán cho các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm nhằm :
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 3 theo mô hình
VNEN, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở các em.
- Tạo sự hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi

là khô khan, hóc búa. Nhằm mục đích để các em học sinh chiếm lĩnh tri thức
một cách nhẹ nhàng thoải mái.
1.3.Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn Toán lớp 3. Từ đó
rút ra được những bài học kinh nghiệm khi tổ chức dạy học, nhằm nâng cao hiệu
quả môn học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng
- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, đàm thoại...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận :
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn tiếng Việt, môn Toán có vị
trí hết sức quan trọng. Toán học góp phần trong việc đặt nền móng cho việc hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức
khoa học ban đầu về số học, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng
thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
Môn Toán góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy
luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong
cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phần hình
thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có khoa học, chủ động, linh
hoạt và có sáng tạo.
Môn Toán có vị trí quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận
khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong
đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn Toán là "chìa khóa" mở của
các ngành khoa học khác đúng như câu nói : " Toán học có cội rễ sâu xa trong
đời sống hàng ngày và là nền tảng của tiến bộ kĩ thuật."
Trong việc dạy học Toán Tiểu học nói chung cũng như Toán lớp 3 theo
mô hình VNEN nói riêng đều thực hiện trên cơ sở tổ chức hướng dẫn các hoạt
động, chủ động sáng tạo của học sinh, luôn lấy học sinh làm trung tâm, giúp các

em phát huy được năng lực sở trường một cách tốt nhất.
Dạy học là một nghệ thuật, nghệ thuật ấy đạt đến đỉnh cao khi người giáo
viên hướng dẫn được cho học sinh cách chủ động, sáng tạo trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức. Toán là môn thể thao trí tuệ hãy tổ chức cho các em "chơi"
một cách sáng tạo để tìm ra những điều lí thú trong đó.
2


Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng môn Toán giáo viên cần thay đổi
hình thức, phương pháp dạy học. Giáo viên phải là người mạnh dạn, sáng tạo
trong việc dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em học tập
hiệu quả hơn.
2.2.Thực trạng dạy học môn Toán ở lớp 3 :
* Về phía giáo viên :
Học tập môn Toán nói chung là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp.
Việc hình thành kĩ năng tính và giải toán không hề dễ đối với học sinh. Đòi hỏi
ở học sinh phải nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng tính toán và giải
toán. Đối với chương trình VNEN thì việc học tập môn Toán càng khó hơn. Bởi
vì theo đặc trưng của mô hình phần lớn là các em phải tự học theo sự tổ chức
hướng dẫn của giáo viên và tài liệu. Do vậy dạy học làm sao để tất cả học sinh
đều thực hiện được các yêu cầu, làm được các bài toán là vô cùng khó khăn đối
với giáo viên, đặc biệt là lớp 3 các em đang còn nhỏ, khả năng ghi nhớ chưa cao.
Đa số ở các tiết học giáo viên chưa quan tâm đến hình thức tổ chức học
tập, các tiết học thường diễn ra đơn điệu, gây cho học sinh sự nhàm chán. Việc
điều chỉnh tài liệu, tổ chức trò chơi học tập, viết những câu chuyện vui toán
học... giáo viên ít khi vận dụng. Đây cũng là lí do khiến học sinh chưa hứng thú
trong học tập, chưa khuyến khích được các em có lòng đam mê học Toán.
Mặt khác, do trình độ học sinh không đồng đều, nên thời gian hoàn
thành các bài tập không cùng nhau, gây khó khăn cho viên chữa bài hay chốt
kiến thức. Những em với khả năng tiếp thu tốt, các em làm bài tập nhanh trước

thời gian, với khả năng của các em vẫn có thể làm được những bài tập cao hơn
nữa. Còn những em khả năng tiếp thu chậm, không làm được bài tập, các bài tập
quá sức với các em. Trong thực tế dạy học, giáo viên chưa quan tâm đến việc
thiết kế, điều chỉnh các bài toán cho phù hợp với khả năng của các em, để các
em phát huy được năng lực sở trường hay bổ sung những mạch kiến thức còn bị
khiếm khuyết. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến học sinh càng ngại học toán.
*Về phía học sinh :
Môn Toán là môn học chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học
của học sinh, là một môn độc lập, cần phải có suy nghĩ và tư duy lôgic. Nhiều
em sợ học toán, thiếu tự tin, dễ hiểu nhưng mau quên.
Do các em là học sinh ở đầu cấp học nên các em còn mải chơi chưa tập
trung chú ý, chưa hiểu sâu vấn đề, mau quên kiến thức. Một số em còn chậm,
nhút nhát, kĩ năng tính cũng như việc vận dụng vào giải toán còn hạn chế, dẫn
đến việc làm bài kết quả chưa cao.
Tình trạng để thời gian lãng phí còn nhiều, do học sinh làm bài xong
trước (đối với những em hoàn thành tốt, các em có khả năng làm những bài tập
ở mức độ cao hơn) hoặc không làm bài được (đây là những em tiếp thu bài còn
chậm, khả năng vận dụng vào giải toán còn hạn chế, các bài tập này thường quá
sức với các em). Chính vì vậy dẫn đến việc các em ngồi làm việc riêng trong
lớp, ảnh hưởng đến hiệu quả tiết học.
Việc thực hiện theo 10 bước học tập ở một số học sinh chưa thực sự hiệu
3


quả, khả năng tự học của các em còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa chủ động
trong học tập, còn dựa dẫm vào các bạn trong nhóm, chưa tích cực thảo luận,
chia sẻ, hợp tác trong nhóm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng học
tập giảm sút.
Vào giữa học kì 1, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 3A với đề bài :
Phần I: Trắc nghiệm ( 6 điểm)

Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1 : Mức 1 (0,5 điểm) : Số liền trước số 300 là :
A. 290
B.299
C. 301
Câu 2 : Mức 1 (0,5 điểm) : Số hai trăm mười được là:
A. 2010
B. 201
C.210
Câu 3 : Mức 1 (1 điểm) : Chữ số 9 trong số 973 có giá trị là :
A. 90
B. 900
C. 9
Câu 4 : Mức 2 (1 điểm) : Ngày 30 tháng 4 là thứ sáu, ngày 1 tháng 5 là thứ :
A. Thứ bảy
B. Chủ nhật
C.Thứ sáu
Câu 5 : Mức 2 (1 điểm) : Trong một chuồng thỏ , người ta đếm được tất cả 20
thỏ. Số con thỏ trong chuồng là :
A. 5 con
B. 4 con
C. 10 con
Câu 6: M 3(1 điểm) : Mỗi hộp có 5 cái bánh. Hỏi 6 hộp có bao nhiêu cái bánh ?
A. 11 cái
B.26 cái
C. 30 cái
Câu 7 : Mức 3 (1 điểm) : Một quầy hàng có 18kg nho và đã bán được
đó. Hỏi quầy đó đã bán được mấy ki-lô-gam nho?
A. 6kg
B. 3kg

Phần II : Tự luận (4 điểm)
Câu 8 : Mức 2 (2 điểm) : Đặt tính rồi tính :
211 + 569
; 701 - 490
;
29 x 7

1
số nho
6

C. 12kg
;

63 : 3

Câu 9 : Mức 3 (1 điểm) : Khối lớp Ba có 250 học sinh. Khối lớp Hai có 225
học sinh. Hỏi khối lớp Ba nhiều hơn khối lớp Hai bao nhiêu học sinh ?
Câu 10: Mức 4- (1 điểm) : Tìm x :
X : 6 = 7 ( dư 5)
Kết quả khảo sát như sau :
Số HSKS
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL
TL
SL

TL
30
2
6,6
20
67
8
26,4
Qua bảng số liệu cho thấy, số học sinh xếp loại hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ
thấp 6,6%. Đây là những em nắm vững yêu cầu của đề bài, thuộc bảng nhân,
chia, cộng, trừ ; biết thực hiện các phép tính, đọc viết số, biết tính thời gian, tìm
thành phần chưa biết và biết vận dụng vào giải toán có lời văn. Ngoài ra các em
biết trình bày rõ ràng sạch sẽ. Còn những bài xếp loại hoàn thành thường là
những em tuy đã nắm được yêu cầu của đề bài nhưng làm bài còn nhầm lẫn giữa
phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hay quên không có nhớ sang hàng
4


bên, viết câu lời giải chưa đúng, hoặc chưa viết đáp số. Nhiều bài làm trình bày
còn chưa rõ ràng. Các bài làm này chiếm tỉ lệ khá cao 67%. Còn lại là các bài
xếp loại chưa hoàn thành, đây là những em khả năng tiếp thu môn Toán còn
chậm, không hứng thú học tập, chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân chia, chưa nhớ
cách tìm thành phần chưa biết, chưa biết vận dụng để giải toán có lời văn.
Nhiều bài các em đặt tính không thẳng cột nên dẫn đến tính sai, tỉ lệ học xếp loại
chưa hoàn thành cũng khá cao 26,4%.
Chính vì vậy mà việc thay đổi hình thức dạy học từ phần tổ chức hoạt
động khởi động, ôn kiến thức cũ, hình thành kiến thức mới, điều chỉnh tài liệu,
thiết kế các bài tập cho phù hợp với học lực của học sinh hay tổ chức viết câu
chuyện vui Toán học nhằm để lôi cuốn, gây hứng thú học tập môn Toán cho học
sinh là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung
từng bài Toán lớp 3, thông qua đó để tìm ra những biện pháp giúp học sinh học
tập tốt và có niềm đam mê, hứng thú học tập môn học này.
2.3. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Toán Lớp
3:
2.3.1.Tổ chức tốt hoạt động khởi động :
Hoạt động khởi động là 1 trong 5 bước tổ chức hoạt động dạy học theo
mô hình trường học mới. Hoạt động này thường được tổ chức ở đầu mỗi tiết
học, nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của
bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hình thức tổ
chức tổ chức hoạt động khởi động phải thật sôi nổi, hào hứng lôi cuốn học sinh
vào bài mới. Có thể tổ chức hoạt động này thông qua hoạt động cá nhân, nhóm
hay cả lớp sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau
trong học sinh.
Hoạt động khởi động trong tài liệu hướng dẫn học, thường được thiết kế
bằng hình thức trò chơi. Bên cạnh đó hoạt động khởi động được thiết kế sẵn
trong tài liệu giáo viên cần nghiên cứu thiết kế, bổ sung các trò chơi cho phù
hợp với đối tượng học sinh và nội dung kiến thức, nhằm thu hút học sinh tham
gia.
Thời gian tổ chức hoạt động khởi động không nên chiếm quá nhiều thời
gian ( không quá 5 phút). Nội dung cần phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo,
giúp học sinh củng cố kiến thức đã học một cách tốt nhất.
Dưới đây là một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong môn
Toán lớp 3 theo mô hình VNEN:
2.3.1.1. Tiểu phẩm vui :
a. Tiểu phẩm : " Nhà Toán học Đô-rê-mon"
*Ví dụ : Chu vi hình chữ nhật. Hình vuông ( Trang 82/Tập 1B/Hướng dẫn
học Toán 3)
- Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, hình

vuông.
5


- Chuẩn bị : Kịch bản để học sinh sắm vai, đạo cụ hóa trang, bảng con,
phấn, bút dạ
- Cách tiến hành :
Hai học sinh đóng vai Đô-rê-mon, Nô-bi-ta, học sinh dưới lớp thực hiện
theo yêu cầu của Đô-rê-mon, Nô-bi-ta
Nội dung Tiểu phẩm:
Nô-bi-ta : Mon ơi, hôm nay cô giáo giao nhiều bài tập quá mà toàn bài
khó tớ làm không nổi.
Đô-rê-mon : Lúc nào cậu cũng ngại khó, tớ chẳng bao giờ thấy cậu không
than phiền. Đề bài như như nào cậu đọc cho tớ nghe xem nào?
Nô-bi-ta : Một hình vuông có cạnh 8cm. Tính chu vi hình vuông.
Đô-rê-mon : Trời đất ơi! Bài dễ như vậy mà cậu không làm nổi à? Muốn
tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh rồi nhân với 4 cậu hiểu chưa?
Nô-bi-ta : Tớ..tớ... nhớ ra rồi bằng 8 nhân 4 bằng 32cm đúng không
Mon?
Đô-rê-mon : Cậu làm đúng rồi đấy. Tại cậu cứ tự ti không tin vào bản
thân mình. Bây giờ tớ đó cậu nhé : Một hình vuông có chu vi bằng 49cm thì
cạnh của hình vuông bằng bao nhiêu?
Nô-bi-ta : Tớ... tớ... không biết. Các bạn học sinh ơi các bạn làm giúp tớ
với.
Học sinh cả lớp : Làm và ghi kết quả vào bảng con
Đô-rê-mon : Đây là đáp án của Mon : 7cm
Đô-rê-mon : Cậu thấy các bạn lớp 3A học giỏi chưa. Cậu phải cảm ơn
các bạn ấy đấy.
Đô-rê-mon : Bây giờ tớ đó cậu tiếp nhé. Một hình chữ nhật có chiều dài
10cm, chiều rộng 5cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Nô-bi-ta : Các bạn ơi các bạn cùng làm với mình nhé.
Nô-bi-ta -Học sinh cả lớp : Cùng làm và ghi kết quả vào bảng con
Đô-rê-mon : Nô-bi-ta và các bạn tuyệt quá. Đây là kết quả của Mon :
30cm
Đô-rê-mon - Nô-bi-ta : Các bạn ơi, các bạn học cùng Đô-rê-mon, Nô-bita có vui không? Chúc các bạn có một tiết học thật bổ ích.
b. Tiểu phẩm : "Vui học cùng chú Cuội- chị Hằng."
*Ví dụ : Ôn bảng nhân, chia
- Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố các bảng nhân, chia đã học.
- Chuẩn bị : Kịch bản để học sinh sắm vai, đạo cụ hóa trang, bảng con,
phấn, bút dạ
- Cách tiến hành :
Hai học sinh đóng vai chị Hằng, chú Cuội, học sinh dưới lớp thực hiện
theo yêu cầu của chú Cuội, chị Hằng
Nội dung Tiểu phẩm:
Chú Cuội :
Chú Cuội chơi trăng tình rằng tình rằng
6


Chú Cuội, Cuội chơi trăng
Ngàn năm ngàn năm vẫn thế
Chơi trăng chơi trăng dông dài...
Chị Hằng : Chào Cuội! Cuội đang làm gì mà vui vẻ thế?
Chú Cuội : Chào chị Hằng xinh đẹp! Cuội đang đi chăn trâu và ngắm
trăng đây.
Chị Hằng : Ôi ! Con nào cũng to, cũng béo. Đàn trâu nhà Cuội có bao
nhiêu con thế?
Chú Cuội : Đàn trâu nhà Cuội là kết quả của phép nhân 5 x 8. Cuội đố
chị Hằng đàn trâu nhà Cuội bao nhiêu con đấy?
Chị Hằng : Dễ ợt! Bây giờ mình thử đó các bạn lớp 3A xem các bạn ấy

có biết không?
Chú Cuội - chị Hằng : Đố các bạn 5 nhân 8 bằng bao nhiêu?
Học sinh cả lớp : Ghi kết quả vào bảng con.
Chú Cuội - chị Hằng : Các em giỏi lắm. Đây là kết quả của Chú Cuội và
chị Hằng : 5 x 8 = 40
Chú Cuội : Cuội đó các bạn tiếp nhé. 8 con trâu nhà Cuội có bao nhiêu
cái chân?
Học sinh cả lớp : Ghi kết quả vào bảng con.
Chú Cuội - chị Hằng : Các bạn lớp 3A học giỏi ghê. Đây chính là kết
quả của chú Cuội và chị Hằng: 32
Chú Cuội - chị Hằng : Các em ơi, các em cùng học với chú Cuội và chị
Hằng có thích không? Chúc các em có một tiết học thật vui vẻ.

Học sinh lớp 3A đóng tiểu phẩm "Vui học cùng chú Cuội - chị Hằng."
7


2.3.1.2. Trò chơi :
a. Ví dụ : Bài 13 : Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số( Trang
39/ Tập 1A)
- Trò chơi : Kết bạn
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách nhân số có hai chữ số với số có
một chữ số.
- Chuẩn bị : Thẻ hoa ghi các phép tính như: 12 x4 ; 24 x 2; 16 x 4 ; 32 x
2; 13 x 4 ; 26 x 2; 15 x 4 ; 30 x 2

12x4

15x
4


30x2

16x4

24x2

32x2

- Luật chơi :
8 học sinh xung phong tham gia chơi, cả lớp làm khán giả. Mỗi học sinh
nhận được 1 thẻ có ghi các phép nhân. Khi có hiệu lệnh "Kết bạn" người chơi sẽ
phải tìm người có thẻ hoa cùng với kết quả với mình để tạo thành nhóm. Hết
thời gian nhóm nào kết bạn sai sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp đề ra.
b. Ví dụ : Bài 25: Bảng đơn vị đo độ dài ( trang 6/ Tập 1B/Toán35)
- Trò chơi : Tìm nhanh
- Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ
dài.
- Chuẩn bị : Các thẻ số ghi các số đo độ dài như sau :

1km

6 hm

7m 5cm

4m7dm

8



10h
m

60m

705c
m

47d
m

- Cách tiến hành :
Học sinh thực hiện chơi theo nhóm. Từng thành viên trong nhóm lần lượt tìm
hai thẻ có giá trị bằng nhau. Hết thời gian học sinh nào tìm được nhiều thẻ thì
thắng cuộc.
2.3.1.3. Cùng ôn bài cũ :
Cùng ôn bài cũ học sinh thực hiện với tinh thần "học vui- vui học" nhằm
giúp học sinh vừ chơi vừa học, cùng nhau tự ôn tập, thực hành, tạo thêm hứng
thú với môn Toán, góp phần hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất
của học sinh Tiểu học như: giao tiếp, hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề, tự
đánh giá, sáng tạo, tự tin...đồng thời củng cố vững chắc kiến thức đã học trong
chương trình.
a. Ví dụ 1: Bài 21: Giảm đi một số lần.( Trang 65/Tập 1A/Toán 3)
Bi : - Bốp ơi, gấp một số lên nhiều lần thì ta làm thế nào?
Bốp : - Thì lấy số đó nhân với số lần thôi. Ví dụ như 6 gấp lên 4 lần được
24 vì 6 nhân với 4 bằng 24.
Bi : Cũng không khó nhớ lắm nhỉ. Thế còn giảm đi một số lần thì làm thế
nào?
Bốp : - À, thế này nhé : nếu giảm 24 đi 4 lần thì được 6 vì lấy 24 chia cho

4 được 6. Thế thôi
Bi : À thế thì tớ nhớ lại rồi. Ngày mai chúng mình ôn bài tiếp nhé
b. Ví dụ 2: Bài 23: góc vuông, góc không vuông. Thực hành nhận biết và
vẽ góc vuông bằng Ê-ke.( Trang 71/Tập 1A/Toán 3)
Tí : Tèo ơi, mấy giờ rồi nhỉ ?
Tèo : Ngó xem đồng hồ rồi nói: - Ba giờ rồi.
Tí : Tèo thấy lúc ba giờ thì kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành
góc như thế nào?
Tèo : Tất nhiên là góc vuông rồi.
Tí : Tèo thấy lúc nào thì kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành góc
vuông nữa nào?
Tèo : Lúc 9 giờ nữa.
Tí : Đúng rồi. Thế còn lúc 2 giờ, lúc 5 giờ, lúc 10 giờ thì hai kim đồng hồ
tạo thành góc gì?
Tèo : Kim giờ và kim phút tạo thành góc...không vuông chứ còn gì nữa.
9


Tí : Tèo lấy một tờ giấy, gấp đôi tờ giấy, rồi gấp đôi nữa chắc chắn được
góc vuông đấy.
Tèo : Ôi! Chúng mình cùng thử gấp nhé.
c. Ví dụ 3: Bài 84: Tiền Việt Nam( Trang 42/Tập 2B/Toán 3)
Nam : Bắc ơi, Bắc đã dùng tiền vào việc gì?
Bắc : Tớ mua bim bim
Nam : Còn mua gì nữa để phục vụ học tập không?
Bắc : À, tớ mua bút chì.
Nam : Còn mình mua truyện tranh để đọc.
Bắc : Thế à. Thế tiền còn dùng để làm gì nữa không?
Nam : Có chứ. Tiền là còn để mua gạo, mua rau, mua xe đạp, mua nhiều
thứ nữa đấy.

Bắc : Thế chúng mình cùng liệt kê thêm nữa nhé.

Các bạn học sinhlớp 3A đang ôn bài cũ.
2.3.2.Điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học :
Theo chương trình VNEN thì chất lượng dạy học phụ thuộc nhiều vào tài
liệu hướng dẫn học. Vì đây là tài liệu ba trong một giúp cho giáo viên và học
sinh thực hiện song song cả hai việc dạy-học. Tuy nhiên tài liệu chỉ có thể nêu ra
10


một phương án cụ thể về kế hoạch bài học cho giáo viên và học sinh. Do đó, nó
không thể thích ứng cho mọi vùng miền và mọi đối tượng học sinh trong lớp.
Trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết điều chỉnh tài liệu nhằm mục
đích vừa nâng cao hiệu quả mỗi tiết dạy vừa giúp giáo viên nâng cao năng lực
sư phạm, ý thức chủ động, sáng tạo trong dạy học.
Việc điều chỉnh tài liệu học tập cần phải đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến
thức kĩ năng; phù hợp với học sinh; phù hợp với năng lực của giáo viên và các
điều kiện của địa phương; phù hợp nguyên tắc, cấu trúc tài liệu theo mô hình
VNEN.
Điều chỉnh tài liệu phù hợp sẽ giúp cho học sinh dễ dàng thực hiện các
yêu cầu trong mỗi tiết học, cuốn hút được các em tham gia trong quá trình học
tập nhằm chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy học môn Toán việc điều chỉnh tài liệu
sẽ giúp cho học sinh có điều kiện phát huy được năng lực sở trường, óc sáng tạo
hay trí tưởng tượng. Từ đó làm cho các em thêm say mê học tập môn học này.
2.3.2.1.Điều chỉnh cả toàn bộ tiết học :
Ví dụ: Bài 52.Các số có bốn chữ số (tiếp theo)-Trang 8/Tập 2A/Toán 3Tiết 2
*Bất cập của tài liệu :
- Trong các hoạt động chưa có câu lệnh rõ ràng, chưa chỉ ra từng việc yêu
cầu học sinh phải làm.
- Chưa có phần hướng dẫn ban học tập tổ chức cho lớp chia sẻ nội dung

bài học như thế nào.
- Phần hoạt động ứng dụng chưa cụ thể, chưa sát với mục tiêu bài học và
chưa có phần chuẩn bị cho hoạt động khởi động ở tiết sau.
*Điều chỉnh :
Bài 52 : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiếp theo) - Tiết 2
A. MỤC TIÊU :
HS biết :
-Đọc viết các số có bốn chữ số( trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục,
hàng trăm là 0.
-Cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
-Viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược
lại
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH :
1. Đọc các số sau :
Việc 1 : Em mở tài liệu hướng dẫn học Toán trang 10
Việc 2 : Em tự đọc số : 8700; 5320; 4605 ; 7031 ; 4004
Việc 3 : Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc số.
Việc 4 : Cả nhóm thống nhất cách đọc.
2. Chơi trò chơi " Chính tả Toán"

11


Việc 1 : Nhóm trưởng nêu luật chơi : Bạn thứ nhất viết một số có bốn chữ
số ra giấy rồi đưa cho bạn thứ hai. Bạn thứ hai đọc số đó cho các bạn trong
nhóm nghe. Bạn thứ ba viết số đã đọc. Các bạn đổi vai cho nhau tiếp tục chơi.
Việc 2 : Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chơi.
Việc 3 : Nhận xét, đánh giá lẫn nhau, bình chọn bạn chơi thắng cuộc.
3.Viết số thích hợp vào ô trống :


Việc 1 : Em đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2 : Em viết các số vào ô trống .
4.Viết các số thành tổng ( theo mẫu) :
Việc 1 : Em đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2 : Em viết các số thành tổng.
5.Viết các tổng sau thành số ( theo mẫu) :
Việc 1 : Em đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2 : Em viết tổng thành số.
6.Viết số, biết số đó gồm :
Việc 1 : Em đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2 : Em viết các số vào vở.
Việc 3 : Đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
Viết những mẩu truyện vui toán học :
Việc 1 : Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu : Các bạn hãy viết một mẩu truyện vui về nội dung bài học hôm
nay để đố các bạn trong lớp. ( Ví dụ: Đố các bạn nếu viết thêm chữ số 0 vào
bên phải số 284 ta được số nào ? )
Việc 2 : Các em để các mẩu truyện vui vào góc học tập hoặc hòm thư
điều em muốn nói.
Việc 3 : Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ những mẩu truyện
vui và đố các bạn trong lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
1- Hãy làm bài tập sau và nhờ người lớn kiểm tra hộ :
Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a . viết số gồm 9 nghìn, 2 chục và 5 đơn vị : ............
b. Số bé nhất có bốn chữ số là :.............
c. Số lớn nhất có 4 chữ số là :...............
12



2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
2.3.2.2.Điều chỉnh một số hoạt động trong tiết học phù hợp với đối
tượng học sinh :
a. Ví dụ : Bài 2 ( theo mẫu):
(trang 66/ Tập 1A/Toán 3)
giảm 5 lần
30

giảm 8 lần
6

16

giảm 4 lần

gấp 3 lần

28

6
gấp 3 lần

giảm 2 lần

Điều chỉnh dành cho đối tượng học sinh dưới chuẩn :

giảm 5 lần
30


giảm 8 lần
6

16

giảm 4 lần
28

gấp 3 lần
6

gấp 3 lần
7

giảm 2 lần
18

Điều chỉnh dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi :
13


giảm 5 lần

giảm 8 lần

30

6

giảm 4 lần


2
2

gấp 3 lần
7

18

gấp 3 lần

giảm 2 lần

2.3.2.3.Điều chỉnh thành các trò chơi học tập :
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Giúp học sinh rèn luyện
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt
động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí
tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động
vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Chính
vì vậy mà việc tổ chức trò chơi học tập là công việc cần thiết giúp học sinh nắm
bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học đặc biệt
là ở các lớp đầu cấp các em thích được "chơi mà học". Trò chơi học tập còn làm
cho không khí lớp học vui vẻ, thân thiện, dẫn đến hiệu quả tiết học sẽ cao hơn.
Từ những lí do trên mà trong quá trình dạy học chúng ta có thể chuyển
các bài tập Toán đơn thuần thành các trò chơi để lôi cuốn các em trong học tập.
Ví dụ : Bài 5. trang 57/Tập 2B/ Toán 3
Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?
(34 +2 ) : 2


12

48 : 8 x 2

48 : 8 : 2

18

35

3

34 + 2 : 2
14


Điều chỉnh :
-Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng?
-Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
- Chuẩn bị : Các thẻ số, thẻ hoa

1
2

48 : 8 x 2

1
8


48: 8 : 2

3
5

1
8

34 + 2 :2

(34 + 2) :
2

- Luật chơi :
Học sinh tham gia chơi theo nhóm. Học sinh trong nhóm lần lượt lấy thẻ
số và thẻ hoa sao cho có kết quả tương ứng. Hết thời gian bạn nào được nhiều
thẻ hoa, thẻ số, làm nhanh, làm đúng thì thắng cuộc.
2.3.3.Viết những mẩu truyện vui Toán học :
Những mẩu truyện vui Toán học đó là những bài toán được viết dưới dạng
như những mẩu truyện, những lời đối thoại với người thân, bạn bè diễn ra trong
cuộc sống hàng ngày của các em. Việc làm này không những giúp các em thư
giãn sau những tiết học gò bó, khô cứng mà còn giúp các em khắc sâu thêm
kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Giáo viên có thể tổ chức cho các em viết vào cuối mỗi tiết học thay cho
hoạt động củng cố hay vào hoạt động ứng dụng. Các em có thể cùng người
thân, bạn bè viết những mẩu truyện vui, đơn giản, gần gũi với thực tế cuộc sống
. Những mẩu truyện này sẽ được chia sẻ, cùng đố các bạn trong lớp và được gắn
vào góc học tập hay hòm thư cá nhân. Những giờ ra chơi, 10 phút sinh hoạt đầu
giờ, các bạn trong lớp sẽ đọc và giải những bài toán vui đó. Những mẩu chuyện
hay có thể được dùng làm các tiểu phẩm để diễn ở các màn khởi động ở mỗi tiết

học.
Dưới đây là một số mẩu truyện vui Toán học :
a. Ví dụ 1: Dạng toán "Gấp một số lên nhiều lần"
Mẩu truyện thứ nhất :
Bi : Bốp ơi, chúng ta hôm nay vừa học bài gì nhỉ?
Bốp : Bài gấp một số lên nhều lần.
Bi : Vậy tớ đố cậu nhé : 4 gấp 5 lần được mấy?
Bốp : Bằng 20 đúng chưa?
15


Bi : Cậu giỏi quá!
Bốp : Bây giờ tớ đố cậu : Số chân mèo gấp mấy lần số tai mèo đấy?
Các bạn hãy cùng Bi và Bốp giải bài toán này nhé.
Mẩu truyện thứ hai :
Páo : Mẹ ơi, mẹ đi chợ mua những gì thế mẹ?
Mẹ : Mẹ mua 10 quả trứng gà và 5 quả trứng vịt.
Páo : Mẹ mua nhiều thế. Con đố mẹ : Số trứng gà gấp mấy lần số quả
trứng vịt đấy ?
Mẹ : Hôm nay còn đố mẹ nữa kia à ?
Mời các bạn học sinh cùng giải bài toán này với mẹ con nhà Páo nhé.
b. Ví dụ 2 : Dạng toán về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
* Mẩu truyện thứ nhất:
Cháu: Bà ơi, cái sân nhà mình rộng quá bà nhỉ?
Bà : Ừ, chiều dài cái sân 8m, chiều rộng 5m. Thế cháu thử tính xem diện
tích cái sân nhà mình là bao nhiêu?
Cháu : Bằng 26 m2 đúng không bà?
Bà : Cháu bà giỏi quá! Bà đố cháu nhé : Một mảnh vườn hình chữ nhật có
chiều dài 10m, chiều rộng bằng một nủa chiều dài. Vậy diện tích của mảnh vườn
là bao nhiêu?

Cháu : Các bạn giải cùng mình bài toán này nhé.
Mẩu truyện thứ hai:
Nhà mình có cái bàn hình vuông cạnh 8dm. Đố các bạn biết diện tích cái
bàn nhà mình là bao nhiêu đấy?

16


Những mẩu truyện vui Toán học của các bạn lớp 3A.
2.3.4. Xây dựng các chủ đề Toán học :
Việc xậy dựng chủ đề toán học sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của
chương trình, biết được những mạch kiến thức cần đạt được. Từ đó các em có ý
thức sưu tầm tài liệu, chuẩn bị đồ dùng, tự tìm hiểu nghiên cứu những bài toán
có liên quan đến chủ đề Toán học. Việc làm này sẽ hình thành ở học sinh ý thức
tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, phát triển được
khả năng tư duy, óc sáng tạo và niềm đam mê Toán học ở các em. Đối với mô
hình dạy học VNEN thì việc xây dựng chủ đề môn học là vô cùng quan trọng.
Bởi vì đặc trưng của mô hình này là chủ yếu học sinh phải tự học là chính, giáo
viên chỉ là người tổ chức và hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong
việc thực hiện các hoạt động học tập. Đây chính là bước tạo tiền đề cho các em
học ở lớp học cao hơn.
Ví dụ: Chủ đề : Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000.
+ Mục tiêu :
- Học sinh học thuộc bảng nhân chia.
- Biết đặt tính và thực hiện phép tính.
- Vận dụng giải được các bài toán có liên quan.
+ Chuẩn bị :
- Bộ đồ dùng học Toán 3.
- Đồ dùng sưu tầm : Hình vẽ, mô hình, sỏi , đá...
- Các tài liệu liên quan ( sách tham khảo, sách bài tập, sách giáo khoa...)

+ Cách thực hiện :
- Giáo viên xây dựng tên chủ đề, mục tiêu, đồ dùng...
- Giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng tham gia chuẩn bị đồ dùng, tư liệu.
- Học sinh thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

17


Lớp 3A xây dựng chủ đề Toán học.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đối với giáo viên :
Qua việc vận dụng các biện pháp trên vào dạy học môn Toán, không khí
lớp học thật sự sôi nổi, thoải mái, đạt hiệu quả cao.
Giáo viên đỡ vất vả trong việc hướng dẫn các em học tập, chiếm lĩnh tri
thức.
- Đối với học sinh :
Chất lượng học tập của học sinh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Các
em không cảm thấy khô cứng, gò bó khi học tập môn Toán. Đa số học sinh
trong lớp biết vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài tập. Nhiều em đã
làm được các bài tập ở mức độ cao hơn. Việc thay đổi hình thức dạy học như
trò chơi học tập, điều chỉnh tài liệu học tập, thiết kế các bài tập phù hợp với đối
tượng học sinh đã khích lệ tinh thần học tập của các em. Các em đã phát huy
được khả năng sáng tạo, năng lực sở trường hay bổ sung được những kiến thức
nắm chưa vững. Học sinh biết tham gia hoạt động khởi động hay tham gia trò
chơi học tập một cách nhiệt tình, đoàn kết, bổ ích. Trong lớp các em đều tự tin,
mạnh dạn, khả năng giao tiếp tiến bộ rõ rệt. Việc xây dựng chủ đề môn học, viết
những mẩu truyện vui Toán học cũng làm cho các em thêm hào hứng trong học
tập. Nhiều em đã có ý thức sưu tầm đồ dùng học tập hay những bài toán hay
đến trưng bày để các bạn trong lớp cùng tham khảo. Từ việc làm nhỏ này đã
khơi dậy ở các em lòng say mê Toán học, góp phần nâng cao chất lượng môn

học.
Vào giữa học kì 2, tôi đã tiến hành khảo chất lượng học tập môn Toán
của lớp 3A qua đề bài :
Phần I : Trắc nghiệm ( 6 điểm)
Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1 : Mức 1 ( 0,5 điểm) : Số gồm : chín nghìn, chín chục được viết là :
A. 9990
B. 9090
C. 9009
Câu 2 : Mức 1 (0,5 điểm) : Số liền sau của số 7890 là:
A. 7889
B . 8890
C. 7891
Câu 3 : Mức 1(1 điểm): Kết quả của phép tính 3000 + 600 + 50 + 3 là :
A. 3653
B. 365
C. 3563
Câu 4 : Mức 2 (1 điểm): Số thích hợp điền vào chỗ chấm 5 m 13 cm = ….cm
là :
A. 5013
B. 513
C. 531
Câu 5 : Mức 2 (1 điểm) : Một hình vuông có cạnh 7cm. Chu vi hình vuông là :
A. 49cm
B. 70cm
C 28cm
Câu 6 : Mức 3 (1 điểm) : Có 40kg gạo đựng đều trong 5 túi. Hỏi 8 túi như thế
đựng được bao nhiêu ki- lô-gam gạo?
A. 40kg
B. 64kg

C. 4
Câu 7 : Mức 3 (1 điểm): Ngày 28 tháng 5 là ngày chủ nhật thì ngày 2 tháng 6
năm đó là thứ :
18


A. Thứ năm
B.Thứ sáu
Phần II : Tự luận (4 điểm)
Câu 8 : Mức 2 (2 điểm ) : Đặt tính rồi tính :
3456 + 2918

;

2009 - 1503 ;

C. Thứ bảy

1508 x 5

;

2763 : 3

Câu 9 : Mức 3 (1 điểm) : Một phân xưởng phải may 2430 bộ quần áo. Phân
xưởng đã may được

1
số bộ quần áo đó. Hỏi phân xưởng còn phải may bao
6


nhiêu bộ quần áo nữa ?
Câu 10 : Mức 4 (1 điểm) : Tìm số lớn nhất có ba chữ số, sao cho tổng của 3
chữ số bằng 14.
Kết quả khảo sát như sau :
Số HSKS
30

HTT

HT

CHT

SL

TL

SL

TL

SL

13

42,9

17


57,1

0

TL
0

Từ kết quả trên, cho thấy chất lượng môn Toán có sự thay đổi rõ rệt. Số
học sinh xếp loại hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 42,9 %. Học sinh xếp loại hoàn
thành 57,1%. Trong lớp không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành. Qua đó
càng thấy rõ để nâng cao chất lượng môn Toán lớp 3 theo mô hình VNEN giáo
viên cần tổ chức dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Trong quá trình dạy học môn Toán nói chung, giáo viên cần sử dụng linh
hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để biến các giờ toán nặng nề
căng thẳng thành những giờ học thật sự sôi nổi, hào hứng, phát huy khả năng
học tập sáng tạo, tích cực, tự giác nắm bắt kiến thức của học sinh. Qua việc
nghiên cứu và áp dụng đề tài vào giảng dạy, bản thân tôi rút ra được bài học sau:
- Cần nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn học để nắm vững nội dung chương
trình, mục tiêu môn học, mục tiêu cần đạt của từng tiết học.
- Luôn tự học, tự bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm cho
bản thân. Đặc biệt là chú trọng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học, điều chỉnh tài liệu phù hợp với đối tượng học sinh, chấm
chữa bài, nhận xét cần chỉ rõ chỗ sai và định hướng khắc phục sửa sai cho học
sinh.
- Giáo viên cần phải nắm vững tình hình học tập của học sinh, xác định
những khó khăn, những sai lầm mà học sinh lớp mình gặp phải để từ đó có biện
pháp khắc phục.


19


- Với mỗi dạng bài, mỗi chủ đề cần hệ thống, khái quát chung để học sinh
nắm vững các dạng toán hay chủ đề. Khắc sâu cho học sinh cách giải và trình
bày bài đầy đủ, chặt chẽ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Giúp học sinh biết áp dụng
có hiệu quả và sáng tạo các dạng bài liên quan.
- Luôn tạo cho học sinh niềm say mê trong học tập toán, tạo không gian học
tập thân thiện. Chú trọng khai thác và sử dụng kinh nghiệm của học sinh trong
đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của
học sinh, của cộng đồng. Khuyến khích học sinh sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, tài
liệu học tập có liên quan đến môn học.
- Tạo niềm tin và tinh thần tích cực, nhiệt tình, sẵn sàng hợp tác tham gia
của phụ huynh học sinh đối với các hoạt động giáo dục của lớp, của trường. Tập
huấn, hướng dẫn phụ huynh cùng với con em thực hiện các hoạt động ứng dụng
ở nhà.
- Ngoài ra để giúp học sinh học tốt môn Toán, giáo viên phải là người gần
gũi, thân thiện, luôn động viên, không ngừng bồi dưỡng lòng say mê Toán học
cho các em.
Trên đây là những kinh nghiệm trong việc giúp học sinh hứng thú trong
học tập môn Toán lớp 3. Nhưng với những biện pháp này hoàn toàn áp dụng
được với môn Toán ở lớp khác và các môn học khác. Tùy từng bài, từng môn
học mà chúng ta lựa chọn những biện pháp phù hợp và hiệu quả.
3.2. Kiến nghị :
- Đối với giáo viên :
Chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học phù hợp với nội dung
bài học. Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Ngoài ra giáo viên phải năm chắc nội dung chương trình, mục tiêu của
từng bài học để hướng dẫn học sinh học tập một cách tốt nhất.
- Đối với các cấp quản lí :

Đề nghị bổ sung tài liệu, tư liệu, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho các
tiêt dạy nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dạy và học thuận lợi hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc gây hứng thú học trong môn
Toán lớp 3 theo mô hình VNEN. Những kinh nghiệm của bản thân chỉ là một
phần nhỏ góp phần tạo nên thành công của việc dạy học môn Toán. Tuy nhiên
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những mặt
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của hội
đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và đạt
kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cẩm Châu, ngày 20 tháng 3 năm 2018

Người viết
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Ngọc Long
Phạm Thị Bích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tác giả

Tên tài liệu tham khảo

Nhà xuất

bản

Năm xuất
bản

Vụ Giáo dục Tiểu
học

Hướng dẫn học Toán 3

Giáo Dục

2013

2

Vụ Giáo dục Tiểu
học

Tài liệu hướng dẫn giáo
viên môn Toán lớp 3

Giáo Dục

2013

3

Vụ Giáo dục Tiểu
học


Tài liệu tập huấn dạy học
theo mô hình trường học
mới Việt Nam

Giáo Dục

2012

4

Hoàng Mai Lê

Cùng ôn tập Toán 3

Giáo Dục

2014

5

Huỳnh Tấn Phương

Đề kiểm tra học kì
Tiếng Việt & Toán lớp 3

ĐHSP

2009


6

Trường ĐHSP
Hà Nội

ĐHSP

2016

1

Tài liệu tập huấn hướng
dẫn đánh giá học sinh Tiểu
học Môn Toán

21


22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Bích
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Châu - Cẩm Thủy

TT
1

2

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp dạy học Tập
làm văn lớp 3 có hiệu quả.
Kinh nghiệm tổ chức học sinh
học tập theo nhóm có hiệu quả
theo mô hình VNEN ở lớp 3A
Trường Tiểu học Cẩm Châu.

Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại
đánh giá
(Ngành GD
xếp loại
cấp huyện
(A, B,
/tỉnh;Tỉnh...)
hoặc C)
PGD &ĐT
Cẩm Thủy
Loại C
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

Loại C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2011-2012
2013-2014

23


×