Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY VÀ HỌC TOÁN HÌNH HỌC 8 Ơ TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.56 KB, 14 trang )

Tên đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY VÀ HỌC TOÁN HÌNH HỌC 8 Ơ TRƯỜNG THCS
I/ LÝ DO:
Dạy học như thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực của học
sinh đó là điều trăn trở của hầu hết các người thầy đang đứng trên bục giảng. Vì vậy đòi
hỏi người thầy phải có sự sáng tạo, phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải đầu tư
vào từng tiết dạy, đổi mới phương pháp theo từng đối tượng học sinh cho phù hợp.
Hơn nữa môn Toán 8 là môn học có hệ thống kiến thức nhiều, có sự kết hợp các
kiến thức liên tục của các lớp học dưới mà tính thực hành vận dụng cao. Nên để nắm
vững kiến thức và vận dụng tốt kiến thức vào thực hành đòi hỏi tính chuyên cần, tự học,
tự sáng tạo cao của người học. Như ta đã biết học sinh chỉ tích cực suy nghĩ khi có nhu
cầu hiểu biết về một vấn đề nào đó mà tình huống có vấn đề là tình huống khó khăn mà
để giải quyết nó phải có sự tìm tòi suy nghĩ, phải có những tri thức mới, những biện pháp
mới, những cách giải quyết hợp lý.
Bản thân tôi một giáo viên đang đứng trên bục giảng, làm thế nào để giúp học sinh
có hứng thú trong học tập kèm các hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua
đó mà lĩnh hội kiến thức, kỹ năng để đạt được những những kết quả học tập cao hơn đó
là trăng tở không những của bản thân tôi mà hầu hết của các giáo viên khác.
Qua thực tế giảng dạy môn Toán học sinh hai lớp 81 và 83 sở tại năm học 2014 2015 tôi đã rút ra được một số biện pháp mà đã đem lại hiệu quả là :“ Một số biện pháp
tạo hứng thú cho học sinh trong dạy và học Toán hình học 8 ở trường THCS”.
II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Cơ sở lý luận:
Khác với các bộ môn khác môn Toán học được coi là môn học “Trí tuệ” nó cung
cấp những định lý, những kiến thức quan trọng trong chuỗi kiến thức phổ thông. Vì vậy
làm thế nào để học sinh nắm vững và lĩnh hội kiến thức cũng như tạo cho các em có hứng


thú cho học sinh học Toán nói chung hay học Toán 8 nói riêng là mục tiêu mà chúng ta
mỗi người thầy đang mong mỏi.


Hơn nữa việc học Toán ở lớp 8 làm các em sẽ rất sợ bởi các kiến thức tương đối
nặng và còn liên quan mật thiết các kiến thức lớp dưới hơn nữa khối bài tập vận dụng
mang tính thực hành cao đòi hỏi sự chính xác và khả năng vận dụng tốt. Vậy ngoài áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực còn sự kết hợp các phương pháp khéo léo của
giáo viên ta cần phải tạo sự lồng ghép, đan xen, sinh động các kiến thức các biện pháp
liên quan còn giúp các em khám phá những điều hay, bổ ích mang tính giáo dục cao thì
mới tạo được hứng thú hơn cho các em. Các em sẽ yêu thích môn học hơn vì các em
không chỉ học kiến thức mà còn học cả kỹ năng cơ bản, kỹ năng xử lý, kỹ năng nhận biết,
kỹ năng phát triển… nhằm trao dồi nhân cách đang phát triển của mình.
2.2/ Nội dung và biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề :
Ý nghĩa biện pháp: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy
học tích cực được sự dụng rỗng rải nhất áp dụng phù hợp cho đặc, Cụ thể giáo viên là
người tạo ra tình huống có vấn đề do đó giáo viên phải biết vận dụng và kết hợp các câu
hỏi tình huống một cách hài hòa, nhịp nhàng, giúp tiết học có hiệu quả cao, học sinh tiếp
nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, không căng thẳng, từ đó tạo cho học sinh có sự tò
mò khám phá và hứng thú khi học toán, không còn sợ học môn toán nữa mà cảm thấy
môn toán là môn khoa học rất hay rất thực tế. Từ đó các em có ý thức và trách nhiệm với
môn toán, đó là điều đầu tiên giúp dạy và học toán có hiệu quả.
Cách thực hiện: Trước hết giáo viên xác định được vấn đề đặt ra đối với học sinh là gì ?
tuỳ theo mức độ học tập của học sinh để đề ra hoạt động học tập phù hợp.
Ví dụ 1: Sau khi dạy khái niệm: ‘‘Đường trung bình của hình thang’’giáo viên có thể
cho học sinh dự đoán tính chất của nó nhờ tính chất đường trung bình của tam giác: Có
thể đặt vấn đề như sau để lôi cuốn học sinh đi tìm kiến thức mới bằng câu hỏi:” Độ dài
đường trung bình của tam giác bằng một nửa cạnh đáy. Vậy độ dài đường trung bình của
hình thang được tính như thế nào?”


MN là đường trung bình của ∆ ABC

Vậy : MN =

1
BC
2

Gợi ý việc tính đường trung bình MN của hình thang ABCD được thông qua việc
đường trung bình MK và KN của ∆ ADC và tam ∆ ABC.
MN =



dụ

2:

1
( AB + CD)
2

Hoặc từ hình học phẳng dự đoán

hình học không gian cụ thể:
Trong hình học phẳng: Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường
thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Trong hình học không gian: Nếu hai mặt phẳng cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì
chúng song song với nhau, hình vẽ minh họa:

Hình học phẳng
a


b

a//b
}=> a//c
b//c

Hình học không

c

( α ) // ( β )
}( α ) // ( δ )
( β ) // ( δ )


a⊥c
b⊥c

} a//b

(α ) ⊥ ( δ )
( β ) ⊥ (δ )

} ( α ) // ( β )

Biện pháp 2:Từ các hoạt động trải nghiệm hay thực hành:
Ý nghĩa biện pháp: Từ việc thực hành trải nghiệm sẽ làm cho học sinh cảm thấy tự tin
hơn( các em cảm thấy như tự mình tìm ra được kiến thức) hơn nữa giúp các em đi vào
kiến thức bài nhẹ nhàng và thú vị.

Cách thực hiện: Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực hành như: đo đạc, gấp giấy,
vẽ hình, cắt dán…
Ví dụ 1: Ở bài “Đối xứng trục” ta có thể đặt vấn đề như sau: tại sao khi gấp tờ giấy làm
tư ta cắt được chữ H, gấp đôi tờ giấy ta cắt được chữ A,D. Vậy chữ H, chữ A có gì đặc
biệt? Lúc này học sinh tò mò và mong muốn tìm cách giải quyết và hiểu vấn đề đó. Hoạt
độnng thực hành cắt các chữ cái trên là một trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ kiến
thức:

Ví dụ 1: HĐ: Tìm hiểu hai hình như thế nào gọi là đối xứng nhau qua một điểm


Giáo viên cho học sinh cho học sinh vẽ hình và kiểm nghiệm: Cho hai điểm A,B và điểm
O vẽ điểm A’, B’ lần lượt đối xứng A, B qua O. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ
điểm C’ đối xứng với C qua O. Dùng thước kẻ kiểm nghiệm rằng điểm C ' thuộc đoạn
thẳng A'B' và điểm A',B',C' thẳng hàng.

Giáo viên giới thiệu hai đoạn thẳng AB và A’B’ gọi là hai hình đối xứng nhau
qua điểm O rồi đặt câu hỏi: “Vậy hai hình đối xứng nhau qua 1 điểm khi nào? “
Học sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc trả lời câu hỏi đó chúng ta dễ dàng giúp học sinh
phát biểu định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một điểm.
Ví dụ 3: Ở bài “Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng” ta có thể đặt vấn đề như
sau: làm thế nào để đo được chiều cao của một cây, hoặc một tháp mà không cần lên đến
ngọn?
Từ việc giới thiệu dụng cụ đo, công dụng của dụng cụ đó đến cách đo:

Sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức bài và việc tính toán kết quả trên các số liệu thực
hành sẽ cũng cố các bài học liên quan.


Bên cạnh đó gió viên có thể giới thiệu một số cách đo mà khi không có dụng cụ là giác

kế còn giúp học sinh linh hoạt sáng tạo trong sử lý tình huống trong thực tế:

Biện pháp 2: Thông qua các môn hình ảnh trực quan:
Ý nghĩa biện pháp: Các hình ảnh trực quan rất quan trọng nó góp phần làm cho các em
hình thành những các khái niệm công thức hơn nữa chính các hình ảng sinh động trực
quan đó làm cho các em hiểu bài dễ hơn và dễ nhớ và gần gũi với kiến thức. Bên cạnh đó
nó còn giúp các em tiếp cận cuộc sống thận lợi hơn đặc biệt có tình yêu Toán học hơn
Cách thực hiện: Từ những kiến thức bài học liên quan giáo viên có thể chuẩn bị mô hình
hình, ảnh minh họa hay các ví dụ trực quan.
Ví dụ: hình ảnh của hình chóp làm các em liên tưởng tới Kim Tự Tháp, hình hộp chữ
nhật, hình lăng trụ đứng với hình ảnh trực quan dưới đây tạo điều kiện cho học sinh nắm
bắt và ghi nhớ kiến thức mà còn tạo hứng thú và sinh động với nội dung bài


Hay khi dạy công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật hay hình chóp thì
các hình ảnh khai triển của hình hộp chữ nhật và hình chóp sẽ giúp học sinh dễ dành rút
ra các kiến thức cần thiết để xây dựng được công thức tính:
S

C
D
B
A

Biện pháp 3: Thông qua các tình huống thực tế hay kiến thức liên môn:
Ý nghĩa biện pháp:
Việc ứng dụng toán học vào thực tế là vô hạn, việc ứng dụng Toán học vào thực
tế là cần thiết giúp học sinh phát triển tư duy, kỹ năng thực hành và còn tìm ra cách khỏi
những tình huống lắc léo khó xử xuất hiện trong đời sống hàng ngày tạo cho các em sự
hứng thú, niềm say mê học tập.

Chính sự lồng ghép, đan xen, sinh động các kiến thức các bộ môn liên quan còn
giúp các em khám phá những điều hay, bổ ích giáo dục tính cho cuộc sống sau này của
các em chính từ điều đó giúp các em sẽ hứng thú và yêu thích môn học hơn.
Cách thực hiện: Từ những kiến thức bài giáo viên liên hệ đến những tình huống thực tế
hay các môn học liện quan thật gần gũi thật ý nghĩa không những giúp hiễu rõ bài hơn


còn khắc sâu kiến thức bên cạnh đó cho học sinh thấy rõ sự cần thiết của môn học bài học
từ đó có động lực trong học tập và yêu thích với môn học học bài học hơn.
Ví dụ: Kết hợp kiến thức môn hình học và môn vật lý

- Theo định luật phản xạ ánh sáng hay cách vẽ ảnh qua gương phẳng – môn vật lý lớp 7,
học sinh dễ dàng vẽ ra được hình vẽ bên :
Giáo viên giới thiệu hai điểm A, C trên hình có quan hệ gì, Khoảng cách giữa từ điểm A
đến điểm D rồi điểm B có đặc biệt gì ?
Liên môn Hình học – môn Mỹ thuật :
Dựa vào khả năng vẽ hình môn Mỹ thuật 8- bài: Vẽ lọ hoa quả
Giáo viên đưa hình vẽ lọ hoa đầu học sinh vẽ hình lọ hoa, hay trang trí mặt nạ (học
sinh chuẩn bị sẳn ở nhà). Giáo viên đưa hình vẽ thứ hai có ứng dụng trục đối xứng.
Cho học sinh nhận xét, nếu dựa vào tính chất đối xứng việc vẽ lọ hoahay việc trang trí
mặt nạ sẽ có thuận lợi gì?

Để cũng cố cho kiến thức bài “ Đối xứng trục”, giáo viên đưa ra tình huống là bài toán
sau: :Một câu bé đi từ nhà ra bờ sông lấy nước tưới cây hãy chỉ cho bạn ấy con đường đi
để tiết kiện được nhiều thời gian và công sức nhất như hình vẽ:


Từ kiến thức bài đã học, học sinh dễ dàng tìm dược câu trả lời cho bài tập như hình vẽ :
Biện pháp 5: Sử dụng bản đồ tư duy :
Ý nghĩa biện pháp: Việc áp dụng phần mềm vào dạy học bộ môn toán nói chung cũng

như bộ môn hình học nói riêng là rất thiết thực,hiệu quả giảng dạy cao, học sinh rất hứng
thú học tập,hiểu bài và nhớ lâu hơn từ đó các em ham thích bộ môn toán hơn, kết quả học
tập bộ môn ngày càng được nâng cao. Đặc biệt áp dụng vào dạy học bộ môn toán nói
chung cũng như bộ môn hình học nói riêng là rất thiết thực, hiệu quả giảng dạy cao, gây
nhiều hứng thú học tập cho học sinh, học sinh hiểu bài và nhớ lâu hơn từ đó các em ham
thích bộ môn toán hơn,kết quả học tập bộ môn ngày càng được nâng cao. Ngoài ra khi áp
dụng phần mềm này vào giảng dạy học sinh phát hiện ra ngay vấn đề bản chất mà giáo
viên đưa ra còn giáo viên không cần nhiều thời gian và công sức để giải thích hay diễn
giải.
- Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức vế các tứ giác đã học trong chương ( định
nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Biết vận dụng các kiến thức đã học đề giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận
biết hình, tìm điều kiện của hình
- Thấy được các mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện
chứng cho học sinh.
Biện pháp thực hiện: Có thể thực hiện phần cũng cố bài học, hệ thống kiến thức chương
hay chủ đề hay hướng dẫn chứng minh nội dung bài toán.
Ví dụ 1: Từ những kiến thức đã học giáo viên cô đọng kiến thức ở phần cũng cố



Ví dụ 2: Hệ thống kiến thức sau mỗi phần học, mỗi chương


Ví dụ 3: Áp dụng bản đồ tư duy cho việc tìm hướng giảng dạy những bài chứng

minh hình học hay bài tập có nội dung khó và dài như bài tập trong các tiết luyện
tập



III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Học sinh biết vận dụng kiến thức bài vào thực tế cuộc sống hàng ngày, biết tích
toán trong chi tiêu hàng ngày và xử lý linh hoạt các bài toán thực tế liên quan và hơn nữa
chất lượng điểm trung bình cuối kỳ và cả năm học tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó còn đánh
giá qua thái độ học tập của các em như tích cực xây dựng bài làm bài tập đầy đủ hơn và
học bài tốt hơn và nhanh nhẹn linh hoạt trong các hoạt động học tập không chỉ môn Toán
mà cả các môn học khác. Đặc biệt biểu hiện sôi nổi nhiệt tình trong các phong trào của
lớp và các xử lý các tình huống liên quan trong thực tế cuộc sống ... Cụ thể qua chất
lượng đạt được với với 75 học sinh của hai lớp thực dạy ở năm học 2014 - 2015 như sau:

IV/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ :


Chính sự lồng ghép sinh động hài hòa giữa các môn học với nhau; sự liên kết của
các kiến thức; hay các hình ảng động nhờ áp dụng các phầm mềm hổ trợ; cũng như các
hình ảnh trực quan là hình ảnh sống động đó giúp các em quên đi sự khô khan bởi các
công thức, các định lý các em sẽ hiểu là các con số tưởng đơn điệu đó biết nói nó gởi tới
các em thông điệp hãy luôn học hỏi, luôn khám phá, kho kiến thức là cánh cửa mở đến
tương lai thành công của các em sau này. Từ đây các em học sinh thấy được ý nghĩa của
môn học mà có động lực học tập tốt hơn.
Vì vậy để tạo được hứng thú cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức ,
phải có sự nhạy bén trong sự dụng phối hợp các phương pháp đặc biệt không ngừng học
hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình mới thu hút được sự hứng thú
học tập của học sinh. Giáo viên cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng
sáng tạo. Tiếp tục duy trì các cuộc thảo luận chuyên đề về phương pháp dạy học có hiệu
quả cao, để giáo viên các trường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm ngày càng
nâng cao chất lượng bộ môn.
Trên đây là nội dung đề tài tôi thực hiện, thời gian còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót kính mong quý thầy cô xây dựng để tôi thực hiện tốt hơn, tôi xin chân
thành cảm ơn.




×