Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội tuyển điền kinh ở trường tiểu học cẩm phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY

TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO ĐỘI
TUYỂN ĐIỀN KINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHÚ

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Lâm
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Cẩm Phú
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Đầu mục

Thứ tự
I
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II
Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận.


2. Thực trạng vấn đề.
2.1 Thực trạng địa phương.
2.2 Cơ sở vật chất nhà trường.
2.3 Thực trạng của môn điền kinh
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Lựa chon đội tuyển điền kinh.
3.2. Vai trò của sức nhanh, sức mạn, sức bền.
3.3. Lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích trong
huấn luyện chạy 60m.
3.4. Hệ thống bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh:
3.5. Bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy.
3.6. Kĩ thuật chạy cự ly ngắn .
3.6.1. Kỹ thuật xuất phát.
3. 6. 2. Chạy lao.
3.6.3. Chạy giữa quãng.
3.6.4. Về đích.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III
Kết luận và kiến nghị
1. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm
2. Bài học kinh nghiệm:
3. Kiến nghị.

Trang
3
3
3
3
3
4

4
4
4
4
5
6
6
7
8
9
10
11
11
12
12
13
14
18
18
19
19

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang

phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải
gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ
khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản,
mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT;
Trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, hệ thống giáo dục thể chất thì
điền kinh đóng vai trò quan trọng, có tác dụng tích cực trong sự phát triển các tố
chất vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,… phát huy năng lực thực
hành, ý thức kỷ luật, tính tự giác tích cực và nổ lực ý chí. Trong hệ thống các
môn Điền kinh thì chạy ngắn là nội dung quan trọng trong việc đánh giá năng
lực vận động của các em trong các trường học nói chung và đặc biệt là học sinh
Tiểu học nói riêng. Chạy ngắn là một hoạt động có chu kỳ nên việc chuẩn bị tốt
về trình độ thể lực rất quan trọng, muốn đạt được thành tích cao trong tập luyện
và thi đấu thì không thể thiếu hai yếu tố quan trọng là kĩ thuật và thể lực. Do đó
làm thế nào để lựa chọn chính xác vận động viên là vấn đề cần phải quan tâm
cần phải suy nghĩ trong lựa chọn những em học sinh có tố chất chạy ngắn, áp
dụng một số bài tập để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường có được thành tích tốt nhất trong
các kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp huyện đến cấp tỉnh ở lứa tuổi học
sinh Tiểu học. Với tình hình thực tế của nhà trường cũng như kinh nghiệm qua
nhiều năm huấn luyện của bản thân, tôi mong muốn được đóng góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng môn điền kinh nói
chung và chạy 60m dành cho học sinh tiểu học nói riêng. Chính vì vậy tôi đã
nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội tuyển điền
kinh ở trường tiểu học Cẩm Phú”
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu là dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học
sinh và thành tích qua các kì thi học sinh cấp huyện, tỉnh… từ đó tìm ra hướng
giải quyết bằng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện nội
dung chạy cự li 60m cho học sinh Tiểu học. Để thấy được điều gì đã chi phối
thái độ của học sinh đối với môn học giáo dục thể chất. Từ đó tìm giải pháp để

nâng cao sự hứng thú, tích cực của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
10 học sinh được chọn vào đội tuyển điền kinh của trường Tiểu học Cẩm
Phú năm 2017 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu.
3


- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp sử dụng lời nói : phân tích – giảng giải .
- Phương pháp trực quan trực tiếp.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm .
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy,
ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát
triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố về sức
Nhanh- Mạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ
quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí
vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động.
Chạy cự ly ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để
tiến hành (bàn đạp, đồng hồ). Chạy cự ly ngắn 60m, đòi hỏi phải chạy với tốc độ
cực đại nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy
lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình
phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: xuất phát - chạy lao sau xuất phát chạy giữa quãng và về đích. Ngoài ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học
sinh yêu thích. Bởi là môn thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh
và khéo léo và tâm lý muốn khẳng định mình so với tập thể của học sinh. Từ cơ
sở trên, là giáo viên dạy môn giáo dục thể chất như tôi luôn trăn trở và tìm hiểu
kĩ thực trạng, tâm sinh lý của học sinh để kết hợp được sức nhanh, sức khỏe và

sự khéo léo... cơ bản trong khi thi đấu.Từ đó đưa ra những biện pháp tập luyện
tốt nhất, phù hợp nhằm giúp cho đội tuyển điền kinh của trường tiểu học Cẩm
Phú có được chất lượng tốt nhất qua nhiều năm thi đấu luôn đạt được những kết
quả, vẻ vang cho nhà trường khi tham gia thi đấu tại huyện, cũng như thi tỉnh ....
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thực trạng địa phương:
Xã Cẩm Phú là một xã vùng cao kinh tế xã hội khó khăn thuộc diện 135
của huyện Cẩm Thủy kinh tế còn nhiều khó khăn, hơn nữa bố mẹ học sinh
thường đi làm ăn xa để tăng thêm thu nhập cho gia đình, các em ở các gia đình
đó được gửi cho ông bà nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. trình độ
dân trí chưa cao. Do kinh tế chậm phát triển, đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục của xã nhà và ảnh hưởng tới thể chất của học sinh. Đại đa số học
sinh thấp, còi so với độ tuổi.
2.2. Cơ sở vật chất nhà trường:
Hiện tại trường có đủ thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy
cũng như bảo quản tài sản chung của nhà trường, tài sản của giáo viên, học sinh
như: trường có tường rào, cổng trường kiên cố, có đủ bàn ghế, bảng viết, có đủ
4


đèn và hệ thống điện phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó học sinh
của trường có ý thức tốt trong việc bảo quản tài sản chung
Khuôn viên nhà trường tương đối rộng, nhưng mặt sân không được bằng
phẳng đang còn nhiều chướng ngại vật, vào mùa mưa sân luôn bị đậu nước, làm
cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp
rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đang còn thiếu nhiều,
hoàn cảnh gia đình của các em đang còn khó khăn dẫn đến việc tập luyện của
các em không được thường xuyên, liên tục.

Hình ảnh sân tập luyện

Được sự quan tâm của nhà trường, địa phương, cơ sở các đơn vị và sự nổ lực
của giáo viên, học sinh. Ngoài ra trường chúng tôi có nguồn nhân lực dồi dào
bởi học sinh đa số ở nông thôn nên quá trình thi đấu và tuyển chọn đội tuyển có
phần thuận lợi. Mặt khác với đội ngũ huấn luyện có năng lực, nhiệt huyết trong
chuyên môn khẳng định được năng lực thực sự trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được nhà trường giao.
2.3. Thực trạng của tập luyện điền kinh.
Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng,
nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc
trực tiếp với điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí…
5


Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ
chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với
nguyên tắc sư phạm chung . Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt
giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy ngắn
có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và
sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động sống.
Kết quả khảo sát về sức khỏe của đội tuyển khi mới lựa chọn như
sau:
Tổng số

10

Thể lực tốt

Thể lực TB

Thể lực yếu


SL

%

SL

%

SL

%

02

20

07

70

01

10

Kết quả khảo sát về sức nhanh, sự khéo léo của đội tuyển khi mới lựa
chọn như sau:
Tổng số

10


Tốt

Trumg bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

05

50

05

50


Nhìn chung, qua khảo sát thấy các em đội tuyển có thể lực ban đầu chỉ ở
mức trung bình là phần lớn, nhưng sức nhanh và sự khéo léo ở các em con hạn
chế nhiều.
Do học sinh thường mắc phải những hạn chế trên nên kết quả chưa cao.
Từ những thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn
nghiên cứu và đưa ra một số bài tập nâng cao thành tích cho đội tuyển điền kinh.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Lựa chọn đội tuyển điền kinh.
Vào đầu năm học tôi được Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường phân
công phụ trách việc lên kế hoạch lựa chọn, huấn luyện bồi dưỡng đội tuyển điền
kinh tham gia Hội thi thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện. Với kinh nghiệm
bản thân qua nhiều năm giảng dạy, ở mỗi tiết học của các lớp tôi cho các em
chạy thử và bấm giờ. Sau khi đã chọn được các em học sinh nổi trội ở các lớp
dựa theo thời gian các em hoàn thành bài thi cùng sự quan sát sức nhanh, sự
khéo léo và cách bứt phá tốc độ tôi lựa chon 10 em vào đội tuyển của trường.
Lựa chọn đội tuyển là bước quan trọng đầu tiên để có một đội tuyển tham
gia thi đấu. Giáo viên lựa chọn đội tuyển phải quan sát học sinh luyện tập để lựa
chọn những học sinh cơ bản có thể lực và tốc độ chạy tốt. Nhiều em có thể lực
tốt nhưng sức nhanh, sự khéo léo và chưa biết cách tiếp đích cũng được lựa chọn
6


vào đội tuyển để qua thời gian tập luyện sẽ các em có kĩ năng thi đấu tốt hơn.
Bên cạnh đó các em có năng khiếu nhưng thể lực còn hạn chế cũng được lựa
chọn tập luyện. Qua một thời gian tập luyện giáo viên lựa chọn lại đội tuyển.
Điều này giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi luyện tập đội tuyển và sẽ có thành
tích cao khi thi đấu. Lựa chọn đổi tuyển mà giáo viên không lựa chọn kỹ càng
thì khi tập luyện sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới kết quả không co khi
thi đấu.


Đội tuyển lựa chọn khảo sát
3.2. Vai trò của sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người nó quyết
định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng
vận động có 3 hình thức của sức nhanh.
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn nhanh.
- Tần số động tác.
Các biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, trong chạy nói
chung thì tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy. Bởi vậy huấn luyện sức nhanh
trong giai đoạn ban đầu rất quan trọng đòi hỏi phải toàn diện mới nâng cao được
bước khởi điểm ban đầu của quá trình huấn luyện. Do vậy các buổi tập cần phải
phát triển sức nhanh bằng các bài tập được lựa chọn và biện pháp huấn luyện
kích thích nâng cao tần số và tốc độ động tác.
Sức mạnh tốc độ được thể hiện ở những hoạt động nhanh trong đó lực và
tốc độ có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Sức mạnh của con người được
thể hiện khi sử dụng lực để làm chuyển động các vật thể khác nhau thì lúc đầu
nó phụ thuộc vào khối lượng vật thể nhưng nếu tăng trọng lượng vật thể lên đến
7


mức cao nhất thì lực không phụ thuộc vào khối lượng vật thể nữa mà nó nó phụ
thuộc vào trọng lượng của con người.
Trong thực tiễn giáo dục phát triển sức mạnh chính là cơ sở để con người
đạt được thành tích cao nhất. Là một trong những tiềm năng cơ bản tạo điều kiện
để người tập có thể thực hiện được các liên hợp động tác có độ khó cao mang
tính kĩ luật, khả năng điều chỉnh và tự điều chỉnh của hệ thống thần kinh như
năng lực phát huy nhanh chóng năng lực sức mạnh hay còn gọi là quá trình điều
hòa thần kinh cơ. Cấu trúc hoàn thiện hệ thống cơ bắp; Cấu trúc sợi cơ, độ đàn

hồi của cơ bắp. Các phẩm chất tâm lí như: khả năng nổ lực ý chí, tinh thần cao,
năng lực cơ thể nhanh chóng huy động nguồn năng lượng trong điều kiện thiếu
ôxi (nguồn năng lượng yếm khí), khả năng thực hiện hợp lí kĩ thuật, sẽ tạo điều
kiện cho việc phối hợp hoạt động của các nhóm cơ vận động và các cơ đối
kháng diễn ra một cách hợp lí và tiết kiệm năng lượng.
Vì vậy để nâng cao thành tích chạy 60m thì các bài tập đưa ra có tác dụng
phát huy tố chất sức nhanh, sức mạnh cho cơ thể người tập tăng cường thể lực,
phát huy tố chất cần thiết, thi đấu đạt kết quả tốt nhất.
3.3. Lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích trong huấn luyện
chạy 60m.
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc (tăng
dần cự ly, tần số và độ dài bước chạy ).
- Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính, từ 60-70m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ tăng dần tần số và biên độ động tác).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn 40-60m.
- Lò cò 1 chân 25m với tốc độ cao.
- Chạy trên sân cỏ 100m với tốc độ cao.
- Cỏng nhau chạy trên cỏ 30m với tốc độ trung bình.
- Nhảy dây di chuyển 20m.
- Chạy lên cầu thang nhà 3 tầng.
- Hai tay trụ vào vật cố định chân thuận làm trụ chân lăng kéo dây cao su
về trước.
- Chạy lên dốc. Chú ý đạp sau mạnh và nâng cao đùi. Bài tập này được
thực hiện với nhịp điệu trung bình và nhanh. Làm 4 - 8 lần, mỗi lần 60 –
150m.
Những nhóm bài tập này khi áp dụng vào huấn luyện phải theo dõi từ lúc
các em thi đấu trong luyện tập để biết được (sức nhanh, sức mạnh… ) điểm nào,
điểm nào cần bổ sung, bù đắp … mới phát huy hết tố chất sẵn có của các em. Nếu
sử dụng những bài tập không phù hợp với nhu cầu cần của các em học sinh sẽ
không đạt được thành tích như mong muốn mà còn dẫn đến tụt thành tích thi đấu.

Vì vậy việc lựa chọn bài tập cho phù hợp người huấn luyện phải nắm bắt trước
8


tình hình, tâm lí, thể lực và kết quả thi đấu trong các buổi luyện tập trước đó của
học sinh sao cho bài tập áp dụng vào huấn luyện mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Hình ảnh đạp sau mạnh và nâng cao đùi
3.4. Hệ thống bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh:
TT

Tên bài tập

Định lượng

Chỉ dẫn phương pháp

3 - 5 lần. quãng Lò cò theo tín hiệu hết quãng
Lò cò 1 chân 25m với tốc
1
nghỉ giữa 3 - 5 đường, đúng kĩ thuật, tính thành
độ cao
phút
tích (thời gian)
Lò cò 1 chân 20m với tốc 2 - 4 lần , quãng Thực hiện theo tín hiệu, cò liên
2 độ trung bình có đeo vật (2 nghỉ giữa 2 - 3 tục phải cò hết quãng đường
chân 2kg) vào chân.
phút
quy định.
3


Chạy trên cỏ 100m với tốc 2 - 4 lần quãng Chạy theo tín hiệu. Hết quãng
độ cao.
nghỉ 2 - 3 phút đường và chạy ngược lại.

Cặp đôi với nhau cỏng nhau
Cỏng nhau chạy trên cỏ 3 - 5 lần quãng
4
chạy hết quãng đường và đổi
30m với tốc độ trung bình nghỉ 3 - 5 phút
ngược lại.
Từ điểm xuất phát theo khẩu
Nhảy dây di chuyển 20m. 3 - 5 lần quãng
5
lệnh thực hiện nhanh vượt qua
nghỉ 3 - 5 phút
đích quy định trước.
Chạy lên cầu thang nhà 3
Chạy tốc độ cao từ điểm xuất
3lần quãng nghỉ
6 tầng
phát đến điểm cuối. Sau đó
3 - 5 phút
chạy xuống bình thường.
9


7

2 tay trụ vào vật cố định

Thực hiện kéo dây cùng đá lăng
chân thuận làm trụ chân 30 cái quãng
chân từ sau, ra trước, lên trên
lăng kéo dây cao su về nghỉ 2 - 4 phút
đùi vuông góc với thân người.
trước.

Những bài tập này được áp dụng vào tập luyện vào sau nội dung học kĩ
thuật chạy ngắn.
3.5. Bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy.
Mặc dầu động tác chạy rất đơn giản và tự nhiên song điều quan trọng là
các động tác khi chạy phải có hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được điều này cần
phối hợp để căng những cơ hoạt động đến mức cực đại trong lúc đạp sau được
luân phiên với thả lỏng hoàn toàn trong lúc bay. Để nắm vững phối hợp chặt chẻ
trong hoạt động cơ như để phối hợp tay và chân tốt, những người bắt đầu tập
chạy cần thực hiện các bài tập sau:
- Chạy các đoạn 60 – 80m trên đường thẳng, bàn chân đặt song song với
đường chạy, làm 4 – 6 lần.
- Chạy nâng cao đùi. Đầu tiên thực hiện tại chổ, sau đó có di chuyển
không nhiều (20 – 30m). lặp lại 3 – 6 lần. cần chú ý vai không ngửa ra sau và
không bị căng thẳng. Muốn vậy ta có thể co để ngang thắt lưng. Đùi được nâng
cao song song với mặt đất còn chân chống lúc này được duỗi thẳng hoàn toàn.
- Chạy 60 – 80m và chú ý tập trung vào việc thực hiện đạp sau đúng. Lặp
lại 5 – 6 lần. Để hoàn thiện kỹ thuật đạp sau cần chạy chậm và tập trung chú ý
vào động tác đạp sau có duổi thẳng hoàn toàn khớp cổ chân.

10


Các em đội tuyển tập luyện

- Chạy đạp sau. Khi đạp, chân giậm duổi thẳng hoàn toàn ở các khớp , còn
chân lăng gấp ở khớp gối, chuyển mạnh đầu gối về trước và hơi lên trên, thân
trên nghiêng về trước, hai tay gấp ở khớp gối, chuyển mạnh về sau – ra trước.
làm 4 – 6 lần, mỗi lần 30 – 40m. Nhịp điệu thực hiện nhanh.
- Chạy đá gót ra sau cho chạm mông, làm 2 – 4 lần, mỗi lần 20 – 30m.
Chú ý để thân trên và vai không đổ về phía trước.
- Chạy nâng cao đùi và hất cổ chân ra sau. Làm 2 – 4 lần, mỗi lần 30 –
50m. Chú ý sao cho khi chân lăng chuyển đùi về trước – lên trên thì chân chống
duỗi thẳng hoàn toàn, vùng chậu – đùi đưa về trước.
- Chạy xuất phát cao qua cự ly 40 – 50m làm 3 – 5 lần. Chú ý giữ độ ngả
của thân trên khi lao ra và chạy nhanh dễ nâng và hạ đùi tích cực cũng như đạp
sau mạnh.
- Chạy 50 – 60m và làm động tác chạm vào băng đích bằng các cách khác
nhau: bằng ngực, bằng cách xoay vai phải hoặc vai trái để chạm đích, làm 4- 6
lần.
Số lượng các đoạn chạy và độ dài đoạn chạy phụ thuộc vào trình độ huấn
luyện của vận động viên cũng như vào việc chuyên môn hóa trong chạy ở cự ly
ngắn, trung bình hay cự ly dài. Sau này, việc hoàn thiện kỷ thuật chạy cũng như
việc đạt được các thành tích thể thao cao chủ yếu nhờ việc huấn luyện tốt về kỷ
thuật và chức năng của người tập trong quá trình huấn luyện có hệ thống, liên
tục, nhiều năm. Lúc này cần coi việc huấn luyện về mặt chức năng là chủ yếu,
còn việc huấn luyện kỷ thuật thì ở mức độ thứ hai nhằm bảo đảm cho việc sử
dụng dự trữ năng lượng của người chạy một cách có lợi, tiết kiệm và có hiệu quả
nhất.
3.6. Kĩ thuật chạy cự ly ngắn :
Trong chạy cự ly ngắn, để thuận tiện cho công tác giảng dạy và huấn
luyện, người ta chia một cách quy ước chạy cự ly ngắn thành 4 giai đoạn : xuất
phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích
3.6.1. Kỹ thuật xuất phát.
Có 3 lệnh trong xuất phát chạy ngắn: "Vào chỗ !"; "Sẵn sàng !"; và "Chạy!".

Kĩ thuật ở giai đoạn xuất phát gồm các kĩ thuật phải thực hiện sau mỗi lệnh.
- Sau lệnh "Vào chỗ!", người chạy đứng thẳng trước điểm xuất phát của
mình, người hơi cúi về trước, chân thuận đứng trước mũi chân chạm vạch xuất
phát(để không phạm quy), chân kia phí sau. Tay thì chân nọ tay kia. Chân trước
hơi trùng suống dồn trọng tâm cỏa thể lên, chân sau thẳng tạo đà để khi có hiệu
lệnh đẩy người về phía trước. Kết thúc, cơ thể ở tư thế hơi lao về phía trước,
lưng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, mắt nhìn phía trước, trọng tâm cơ thể dồn lên
chân trước. Ở tư thế ổn định đó, người chạy chú ý nghe lệnh tiếp.
11


- Sau lệnh "Sẵn sàng !" "Chạy !" , người chạy từ từ chuyển trọng tâm về
trước, đồng thời đạp mạnh chân sau để đấy người về phía trước, đồng thời hai
tay đánh ngược chiều với chân (vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lực đạp sau
của hai chân). Chân sau mau chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ
nhất. Chân phía trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi vị trí
xuất phát, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai.

Hình ảnh xuất phát
3. 6. 2. Chạy lao.
Khi hai chân rời khỏi vị trí xuất phát là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong
chạy lao, điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể (khoảng
cách đó giảm dần sau mỗi bước) rồi tiến lên ngang và sau thì vượt trước. Cùng
với việc tăng tốc độ chạy, độ ngã về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng
sức trong đánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên
đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới kết thúc chạy lao mới ổn định
gần thành một đường thẳng.
Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy.
Bước sau nên dài hơn bước trước 1/2 bàn chân và sau 9-11 bước thì ổn định.
3.6.3. Chạy giữa quãng.

Tiếp sau chạy lao là chạy giữa quãng. Nhiệm vụ chủ yếu của chạy giữa
quãng là duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao. Trong giai đoạn này, kĩ
thuật chạy khá ổn định. Kĩ thuật của chạy giữa quãng có một số đặc điểm sau:
- Bàn chân đặt xuống mặt đường chạy có hoãn xung bằng cách đặt từ nửa trước
của bàn chân. Điểm đặt chân thường ở phía trước của điểm dọi trọng tâm cơ thể
30-40cm tuỳ theo đốc độ chạy. Tiếp đó chân chống trước chuyển sang chống
12


thẳng đứng rồi thành đạp sau. Đồng thời với động tác đạp sau là động tác đưa
chân lăng về trước. Đùi chân lăng được nâng đủ cao - gần song song với mặt
đất. Tốc độ chạy phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả đạp sau, nên động tác đố cần
được thực hiện chủ động (nhanh, mạnh và đúng hướng). Để hỗ trợ cho đạp sau,
chân lăng cũng phải đưa nhanh và đúng hướng. Đùi chân lăng về trước, chứ
không phải là lên cao, để không giảm hiệu quả của lực đạp sau.

Hình ảnh chạy giữa quãng
- Ngay khi chân chống trước chạm mặt đường, vai và hông phải chủ động
chuyển về trước (giúp cơ thể chuyển nhanh từ chống trước sang đạp sau).
Chuyển động của vai so với hông cũng so le như của tay với chân. Thân trên ngã
về trước khoảng 50.
- Khi đánh tay, hai tay gập ở khuỷu, đánh so lo và phù hợp với nhịp điệu
của hai chân. Hai vai thả lỏng, đánh về trước hơi khép vào trong, đánh ra sau hơi
mở (nhưng không phải là đánh sang hai bên) để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hai
bàn tay nắm hờ (hoặc duỗi các ngón tay). Khi chạy trên toàn cự li cần thở bình
thường, chủ động nhưng không làm rối loạn kĩ thuật và nhịp điệu chạy.
3.6.4. Về đích.
- Khi cách đích khoảng 10 - 15m cần tập trung hết sức lực để duy trì tốc
độ. Cố tăng độ ngã người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau. Người chạy
hoàn thành cự li 60m khi có một bộ phận của thân trên (trừ đầu, tay) chạm vào

mặt phẳng thẳng đứng, chứa vạch đích. Bởi vậy, ở bước chạy cuối cùng, người
chạy phải chủ động gập thân trên về trước để chạm ngực vào dây đích (mặt
phẳng đích) - đây là cách đánh đích bằng ngực. Cũng có thể kết hợp vừa gập
thân trên về trước vừa xoay để một vai chạm đích - đây là cách đánh đích bằng
vai. Không "nhảy" về đích, vì sẽ chậm - sau khi nhảy lên, cơ thể chuyển động
(bay về trước) chỉ theo quán tính, nên tốc độ chạm dần đều. Sau khi về đích cần
chạy tiếp vài bước theo quán tính và giữ thăng bằng để không ngã, không dừng
đột ngột và không va chạm với những người cùng về đích.
13


Giai đoạn về đích phụ thuộc vào sức lực còn lại của học sinh khi thi đấu.
Việc tăng tốc độ để về đích được đặc trưng bởi tăng tần số bước chạy, tay đánh
mạnh và nhanh hơn, tăng độ ngã thân trên về trước. Sau khi vượt qua đích vận
động viên không dừng lại đột ngột mà chuyển sang chạy chậm, rồi đi bộ dần dần
chuyển cơ thể vào trạng thái yên tĩnh.
Để các em cọ sát tôi thường cho các em thi đấu với nhau trong lúc luyện
tập, từ đó hướng dẫn các em cách tiếp đích hiệu quả nhất. Từ đó hướng dẫn các
em cách tránh các lỗi cơ bản mà các em hay phạm phải khi thi đấu. Từ việc
thường xuyên thi đâu trong lúc luyện tập nên các em thành thục các kỹ năng cơ
bản. Đến khi thi đấu cấp huyện các em không còn bỡ ngỡ, rụt rè mà thi đấu tự
tin trước đội bạn.
Thường xuyên cho học sinh thi đấu với nhau trong giờ tập luyện. Giáo
viên quan sát hướng dẫn và chỉ cho học sinh thấy được những mặt hạn chế của
các em thừ đó tìm hướng khác phục để các em có thành tích tốt nhất.
Ví dụ: Khi chạy gần chạm đích học sinh thường giảm tốc độ dần nên và
không biết cách ngã người đánh vai về trước để chạm đích. Do đó thành tích
thường không cao.
Để khắc phục lỗi trên tôi hướng dẫn học sinh dồn hết sức để hoàn thành
tốt cự li chạy và nhanh chóng chạm day sớm nhất. Giai đoạn này tương tự như

chạy giữa quảng song cần phải tăng cường động tác dạp sau hơn, độ ngã thân
người về trước củng nhiều hơn, khi chách dây đích khoảng 1,5-2m nhanh chóng
gập thân trên vừa đưa một bên vai về trước. Động tác chạm đích có ý nghĩa lớn
để xếp thứ hạng khi có nhiều người chạy cùng về đích.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua những lần áp dụng các bài tập luyện hỗ trợ sức nhanh, sức bền tốc độ
và kỹ thuật chạy ngắn ở các buổi tập. Kết quả sau 1 tháng tập luyện thành tích
của các em tiến bộ rõ rệt.
Kết quả khảo sát về sức khỏecủa đội tuyển khi mới lựa chọn như sau:
Tổng số

10

Thể lực tốt

Thể lực TB

Thể lực yếu

SL

%

SL

%

SL

%


08

80

02

20

0

0

Kết quả khảo sát về sức nhanh, sự khéo léo của đội tuyển khi mới
lựa chọn như sau:
Tổng số

Tốt
SL

Trumg bình
%

SL

%

Kém
SL


%
14


10

7

70

03

30

0

50

Kết quả chạy 60m của học sinh khi ứng dụng các bài tập đạt được:
Tuần 1:
TT

Họ và tên

Giới tính

Thành tích( Giây)

1


Nguyễn Mạnh Hùng

Nam

14’’09

2

Nguyễn Xuân Hoàn

Nam

14’’15

3

Lại Văn Dũng

Nam

13’’09

4

Nguyễn Xuân Lâm

Nam

13’’39


5

Lê Huy Hưng

Nam

14’’02

6

Lê Quí Dương

Nam

13’’20

7

Trương Thanh Thủy

Nữ

15’’09

8

Lê Thị Giang

Nữ


13’’14

9

Bùi Hồng Hạnh

Nữ

14’’50

10 Nguyễn Khánh Linh

Nữ

14’’56

Tuần 2:
TT

Họ và tên

Giới tính

Thành tích( Giây)

1

Nguyễn Mạnh Hùng

Nam


14’’00

2

Nguyễn Xuân Hoàn

Nam

14’’02

3

Lại Văn Dũng

Nam

13’’08

4

Nguyễn Xuân Lâm

Nam

13’’30

5

Lê Huy Hưng


Nam

14’’00

6

Lê Quí Dương

Nam

13’’18

7

Trương Thanh Thủy

Nữ

14’’24
15


8

Lê Thị Giang

Nữ

13’’10


9

Bùi Hồng Hạnh

Nữ

14’’35

10 Nguyễn Khánh Linh

Nữ

14’’50

Tuần 3:
TT

Họ và tên

Giới tính

Thành tích( Giây)

1

Nguyễn Mạnh Hùng

Nam


13’’00

2

Nguyễn Xuân Hoàn

Nam

13’’05

3

Lại Văn Dũng

Nam

13’’00

4

Nguyễn Xuân Lâm

Nam

13’’20

5

Lê Huy Hưng


Nam

13’’50

6

Lê Quí Dương

Nam

13’’10

7

Trương Thanh Thủy

Nữ

14’’00

8

Lê Thị Giang

Nữ

13’’00

9


Bùi Hồng Hạnh

Nữ

13’’10

10 Nguyễn Khánh Linh

Nữ

14’’00

Giới tính

Thành tích( Giây)

Tuần 4:
TT

Họ và tên

1

Nguyễn Mạnh Hùng

Nam

12’’30

2


Nguyễn Xuân Hoàn

Nam

12’’25

3

Lại Văn Dũng

Nam

12’’50

4

Nguyễn Xuân Lâm

Nam

12’’20

5

Lê Huy Hưng

Nam

12’’50


6

Lê Quí Dương

Nam

12’’10

7

Trương Thanh Thủy

Nữ

13’’00
16


8

Lê Thị Giang

Nữ

12’’12

9

Bùi Hồng Hạnh


Nữ

12’’10

10 Nguyễn Khánh Linh

Nữ

13’’00

Tuần 5:
TT

Họ và tên

Giới tính

Thành tích( Giây)

1

Nguyễn Mạnh Hùng

Nam

12’’00

2


Nguyễn Xuân Hoàn

Nam

12’’15

3

Lại Văn Dũng

Nam

12’’20

4

Nguyễn Xuân Lâm

Nam

11’’20

5

Lê Huy Hưng

Nam

12’’10


6

Lê Quí Dương

Nam

11’’30

7

Trương Thanh Thủy

Nữ

12’’00

8

Lê Thị Giang

Nữ

11’’21

9

Bùi Hồng Hạnh

Nữ


11’’25

10 Nguyễn Khánh Linh

Nữ

12’’00

* Bảng so sánh kết quả chạy 60m trước và sau tập luyện :
TT

Họ và tên

Kết quả trước tập
luyện

Kết quả sau tập
luyện
Tuần 4

Tuần 5

1

Nguyễn Mạnh Hùng

14’’09

12’’30


12’’00

2

Nguyễn Xuân Hoàn

14’’15

12’’25

12’’15

3

Lại Văn Dũng

13’’09

12’’50

12’’20

4

Nguyễn Xuân Lâm

13’’39

12’’20


11’’20

5

Lê Huy Hưng

14’’02

12’’50

12’’10
17


6

Lê Quí Dương

13’’20

12’’10

11’’30

7

Trương Thanh Thủy

15’’09


13’’00

12’’00

8

Lê Thị Giang

13’’14

12’’12

11’’21

9

Bùi Hồng Hạnh

14’’50

12’’10

11’’25

10

Nguyễn Khánh Linh

14’’56


13’’00

12’’00

Trên thực tế do gần đi thi đấu và kế hoạch tập luyện giảm dần lượng vận
động, những bài tập có khối lượng lớn không đưa vào học nữa mà thời gian này
chỉ tập nhẹ với yêu cầu đặt ra về kĩ thuật, gặp gỡ trao đổi về chiến thuật thi đấu,
tâm sự tạo tâm lí thoải mái, động lực để các em học sinh nổ lực hết mình trong
thi đấu và dữ gìn sức khỏe chuẩn bị cho những ngày thi đấu sắp tới
Qua quá trình nghiên cứu đã trình bày trên, để đạt được thành tích chạy
60m phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng và chiếm vị trí
cao nhất là thể lực và kỹ thuật. Thể lực và kĩ thuật luôn gắn bó mật thiết với
nhau. Để có thành tích cao thì không thể thiếu một trong hai yếu tố đó mà phải
có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong qua trình huấn luyện muốn đạt kết quả
cao trước hết phải hoàn thiện kĩ thuật và phát huy tốt các tố chất thể lực. Với
môn chạy 60m thể lực luôn là yếu tố quan trọng để quyết định thành tích. Tóm
lại, trong quá trình huấn luyện giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu
tố thể lực và kĩ thuật mới đạt được thành tích cao.
Mặt khác giáo viên phải có kế hoạch tập luyện phù hợp đối với kỹ thuật
chạy 60m. Học sinh tập luyện phải đúng với mục đích yêu cầu và điều kiện của
bài chạy cự li 60m sẽ mang lại cho học sinh một kết quả khả thi hơn. Để đạt
được kết quả tốt hon thì học sinh phải thường xuyên tập luyện để hoàn thiện kỹ
thuật chạy cự li 60m để đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh đó giáo viên ghi
nhận thành tích năm trước và đề ra kế hoạch cho năm sau.
Những thành tích mà đội tuyển điền kinh trường tiểu học Cẩm Phú đã đạt
được trong những năm gần đây khi thi cấp huyện:
Năm

2012-2013


2013- 2014

2015-2016

2017-2018

Thành tích

(Thi TDTT
huyện)

(Thi TDTT
huyện)

(Thi TDTT
huyện)

(HKPĐ
huyện)

Cấp huyện

1 giải ba

2 giải ba

2 giải ba

1 giải nhì


2 giải KK

1 giải KK

1 giải KK

2 giải ba

Không

Không

Không

Cấp tỉnh

Không

18


III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất
lượng cho đội tuyển điền kinh ở trường tiểu học Cẩm Phú” bản thân tôi đã
lĩnh hội được những kiến thức sau:
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình việc vận dụng phương pháp mới
trong môn chạy cự ly ngắn đã phát huy được tính tích cực. Đã phối hợp được
các phương pháp, phương tiện dạy học và điều kiện sân bãi phù hợp. Nhiều em
đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp tập luyện để nâng cao ý

chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân.
Qua quá trình tổ chức nghiên cứu tôi đã xác định được yếu tố thể lực,
tâm lí học sinh rất quan trọng trong việc tập luyện và thi đấu. Để đạt được kết
quả như mong muốn trước hết là phải có nguồn học sinh và có sự sàng lọc
chính xác giáo viên phải nắm vững tâm sinh lí, năng khiếu, thể lực …mới áp
dụng bài tập cho các em.
2. Bài học kinh nghiệm:
Việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh phải nắm vững tâm lí cac
em và truyền đạt những kiến thức, chiến thuật, bản lĩnh thi đấu cho các em. Các
em học sinh là những người lĩnh hội và tiếp thu những kiến thức đó. Ngoài ra
các em học sinh khi thi đấu phải có trách nhiệm phát huy sáng tạo, đưa những
kiến thức đã được lĩnh hội vào thực tế cho phù hợp nhằm đạt thành tích cao
nhất. Mặt khác, học sinh cần được trang bị đầy đủ giầy, tất dụng cụ tập luyện thì
kết quả luôn đạt được chất lượng cao.
Giáo viên trước khi hướng dẫn tập luyện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo
án và kĩ thuật từng động tác một cách nhuần nhuyễn. Những động tác khó nên
có tranh ảnh để minh hoạ… Luôn theo dõi, ghi chép những kết quả tập luyện
của học sinh sau mỗi buổi tập để tổng kết đúc rút kinh nghiệm cho các buổi tập
sau.
Trong giờ tập luyện luôn chú ý đến sự đảm bảo an toàn cho học sinh tạo
không khí buổi tập được sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy
tối đa những năng khiếu của học sinh.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn thể dục nói chung và
môn chạy ngắn nói riêng đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức
bộ môn, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, biết lựa chọn và áp dụng các bài
tập vào huấn luyện với một kế hoạch cụ thể. Cần phải trãi nghiệm, tâm nhiệt
huyết với nghề, học hỏi đúc rút kinh nghiệm trong cả một quá trình lâu dài.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình tập luyện cho
học sinh của bản thân và cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên
vẫn không có phương pháp nào là hoàn hảo vì vậy tôi rất mong muốn được sự

góp ý chân thành của những đồng chí, đồng nghiệp, giáo viên.
3. Kiến nghị
19


- Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập cũng
như thể lực của các con em mình. Mặt khác cũng cần dành cho các em một
khoảng thời gian vui chơi, tập luyện thể dục thể thao giúp các em phát triển con
người có đủ Đức- Trí- Thể- Mĩ, phát hiện những năng khiếu tiềm ẩn
- Đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho các em có đủ trang thiết bị để tập
luyện. Thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao giữa các khối lớp,
cũng như giao lưu với các trường khác để các em có điều kiện tham gia thi đấu,
cọ sát, học hỏi kinh nghiệm với các bạn cùng trường, khác trường và xem đây là
một hoạt động thường xuyên của nhà trường.
- Đề nghị lãnh đạo cấp trên thường xuyên mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho
giáo viên dạy thể dục nhằm nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn hơn. Có
chế độ bồi dưỡng ngoài giờ, hoạt động ngoại khoá để giáo viên luyện tập cho
học sinh đạt kết quả cao hơn.
- Đề nghị địa phương ,các ban ngành quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học. Nhà trường phải có sân bãi, đồ dùng thiết bị phù hợp để tạo
điều kiện cho các em học sinh được học tập, vui chơi một cách bổ ích.
- Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân và tài liệu tham khảo tôi thực
hiện sáng kiến này. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng
nghiệp và các cấp lãnh đạo!
Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Phú, ngày 10 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác


Nguyễn Xuân Lâm

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Xuân Lâm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Cẩm Phú

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Một số giải pháp tạo hứng Sở GD & ĐT
C

thú tập luyện nâng cao chất tỉnh Thanh Hóa
lượng môn bóng đá Mini ở
trường tiểu học Cẩm Phú
----------------------------------------------------

Năm học
đánh giá
xếp loại
2015-2016

21


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG TH CẨM PHÚ
................................................................................................................................

22


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

................................................................................................................................
................................................................................................................................
23


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................

24



×