Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.45 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học
Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn
học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”.
Nằm trong môn Tiếng Việt, Phân môn Tập làm văn không chỉ dừng lại ở mức
độ dạy học sinh biết nói, viết đủ câu, diễn đạt trọn ý trong giao tiếp. Dạy Tập làm
văn không phải chỉ giúp học sinh biết cách thức hình thành bài tập làm văn, tạo lập
được văn bản mà còn phải tiếp tục bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực tư duy
cho các em. (1)
Thực tế giảng dạy, dạy cho học sinh biết làm tập làm văn quả là rất khó, việc
bồi dưỡng để các em có được kỹ năng viết các bài văn đúng và hay ở các thể loại
nói chung và văn miêu tả nói riêng là việc không đơn giản. Bởi những sản phẩm
của phân môn Tập làm văn là những bài viết, bài nói thể hiện năng lực của từng cá
nhân học sinh. Thế nhưng ở học sinh Tiểu học, khả năng diễn đạt của các em còn
nhiều hạn chế, chưa biết chọn lọc từ ngữ cho bài viết của mình, hầu như các em
nghĩ thế nào thì viết thế ấy làm cho hiệu quả bài viết chưa cao. Mặt khác, để thực
hiện được mục tiêu là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh phải huy động
tất cả kiến thức mà các em đã tiếp thu được qua việc học tập ở phân môn Tập đọc,
Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện… Trong khi vốn sống của các em chưa
nhiều, vốn từ chưa phong phú. Vậy để đạt được các yêu cầu trên thì việc rèn kỹ
năng viết văn miêu tả cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Điều đó đặt ra cho giáo
viên tiểu học – những người trực tiếp giảng dạy trong đó có bản thân tôi là phải
thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
làm văn miêu tả cho học sinh.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 nhiều năm,


tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong các tiết làm tập văn giúp
học sinh viết văn tốt hơn đặc biệt là văn miêu tả. Với tâm huyết nghề nghiệp, vì
tương lai tươi sáng của các em, trong quá trình giảng dạy, tôi đã đi sâu nghiên cứu
tài liệu và mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài
văn miêu tả. ” và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị mình thấy có kết quả
khả quan.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn miêu tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài
văn miêu tả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
(1) Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Trứ ( Nhà xuất bản GD)


- Phương pháp tổng hợp vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu giáo trình tâm lý học, giáo
dục học, ngôn ngữ học.
- Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: phỏng vấn giáo viên dạy, cán bộ quản lý
nhà trường.
- Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tập làm văn là phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học,
đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Chính những văn bản nói
viết các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết
trình... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt mà
các em đã được học ở phân môn Tập làm văn. Các kiểu bài miêu tả được học nhiều
nhất, nó giúp cho HS tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện
lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình
yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. (2)
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng

nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập
tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng
môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng của từng môn học và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà
“Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và
cảm xúc cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể người, vật,
cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Qua đó người ta gửi gắm những
suy nghĩ, cảm xúc và tình yêu thương của mình với những gì mà mình miêu tả.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn
miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn
luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống,
rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho
học sinh. Trong một tiết học tối đa có 40 phút mà kiến thức phải cung cấp quá
nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi để tiết dạy
thành công. Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến
cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng
dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn Tập làm văn chưa cao.Tuy nhiên phải thừa
nhận một điều rằng thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân
môn Tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong
muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân. Trong đó đa số giáo viên chưa định hình
được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn
như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài đặt ra. Mặt khác HS
(2) Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Trứ ( Nhà xuất bản GD)


tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
của các em chưa cao. Đặc biệt khả năng của các HS ở các địa phương còn chưa

đồng đều, hơn nữa đa số học sinh rất ngại học Tập làm văn.
Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên phải hiểu thế
nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và
cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát
đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).
2.2. Thùc tr¹ng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Về phía giáo viên
Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo trên chuẩn, ra trường hơn mười
năm. Qua quá trình giảng dạy lớp 4, 5 tôi rút ra được: khi dạy các loại bài tập làm
văn miêu tả giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết hoàn thành các yêu cầu của
các bài tập theo chuẩn kiến thức chứ chưa đi sâu, mở rộng, rèn kỹ năng viết văn
cho các em. Giáo viên cũng chưa định hướng cụ thể cho các em cách học văn như
thế nào cho có hiệu quả nên bài văn của các em phần nhiều chỉ đạt được ở mức độ
trung bình. Giáo viên còn quá phụ thuộc vào sách giáo viên, hướng dẫn học sinh
làm bài văn miêu tả còn chung chung, chưa cụ thể. Vốn từ của một số giáo viên còn
hạn chế, thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao vốn từ ngữ cho mình
còn chưa thường xuyên, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập
làm văn. GV chưa hướng dẫn học sinh quan sát một cách tinh tế và hướng dẫn các
em từng bước theo nội dung các ý của bài văn miêu tả để HS hiểu rõ mình phải làm
gì trong mỗi bước.
b. Về phía học sinh
Năm học (2016 - 2017), tôi được phân công phụ trách lớp 5A với 26 học
sinh. Các em đều là học sinh nông thôn ngoan ngoãn, chăm chỉ nhưng khả năng
nói, viết tập làm văn còn hạn chế. Hầu hết 26 học sinh của lớp 5A tôi chủ nhiệm
còn rất "khiêm tốn" khi làm bài Tập làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa
Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây
cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2017 - 2018, đã có 15,4
học sinh chưa hoàn thành về phân môn Tập làm văn, dẫn đến môn Tiếng Việt của
lớp tôi tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành còn cao.
* Các hạn chế của học sinh thường là:

- Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều
em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt.
- Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học
sinh không đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh học
yếu Tập làm văn là do nhiều nguyên nhân sau:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.


- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
- Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát
những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng
cần miêu tả.
- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả
khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc,
chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật,
về một con người cụ thể nào đó.
- Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập
làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo
viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập
và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý
tiếng Việt, ham thích học tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt
Nam thì phải đọc thông viết thạo tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ
đẻ.
Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức khảo sát học sinh với đề văn như sau:
“ Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em”. Kết quả bài làm của

các em đạt được như sau :
B¶ng kh¶o s¸t chÊt lîng häc sinh n¨m häc
2017 - 2018
Số học sinh cả Số học sinh làm văn Hoàn thành bài
Chưa hoàn thành
lớp
hay, có hình ảnh.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
26 em
3
11,5
19
73,1
4
15,4
Sau khi nhận được kết quả khảo sát, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng
ngày, kết hợp với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh
học sinh để phân loại học sinh lớp 5A thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm
phân chia đó, trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi
nhóm giúp các em hoàn thành bài văn đạt kết quả hơn.
Đứng trước những khó khăn không dễ giải quyết như trên, tôi không khỏi có
nhiều băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có thể giúp các em yêu thích môn học, các
em làm được bài văn miêu tả hay không phải là việc làm ngày một ngày hai mà nó
đòi hỏi một quá trình tìm tòi, suy nghĩ lâu dài. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn miêu tả”.

2.3. C¸c giải ph¸p đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng dạy học trên, tôi đã đưa ra các giải
pháp sau để giúp học sinh làm tốt loại văn miêu tả nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Tập làm văn và đã thực hiện có hiệu quả tại đơn vị mình công tác.
Giải pháp 1: Nắm vững yêu cầu, nội dung từng tiết dạy của dạng văn miêu tả.
Trước hết người giáo viên phải hiểu: Văn miêu tả là loại văn giúp người
đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự


việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt
người đọc, người nghe.
GV nắm được các loại bài học dạng văn miêu tả:
- Dạy bài lí thuyết: các bài học làm văn miêu tả và biên bản đều có cấu tạo gồm ba
phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập.
- Hướng dẫn thực hành: các bài hướng dẫn thực hành thường gồm 2-3 bài tập nhỏ
hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
Giáo viên phải nắm vững và giúp HS phân biệt hai loại văn miêu tả là văn tả
người và văn tả cảnh. (3)
a) Đối với dạng văn tả người: Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư
thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
GV phải hướng dẫn HS phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật( cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
- Tả người trong tư thế làm việc( tả người trong hành động: chú ý các chi tiết
thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
+ Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả ( chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân
vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó.)
- Thân bài: + Miêu tả khái quát hình dáng tuổi tác, nghề nghiệp…
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…( chú ý tả người
trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay

đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người
đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ người miêu tả đối với
đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
Ví dụ : Hãy tả một cụ già mà em yêu quý và kính trọng.
Mở bài: Giới thiệu người được tả .
+ Cụ già đó là ai? Quan hệ với em như thế nào?
+ Hoặc hoàn cảnh, lí do em gặp và quen biết cụ già.
Thân bài: Tả từng phần hoặc kết hợp.
+ Ngoại hình: tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, nụ
cười....có đặc điểm gì nổi bật.
+ Tính tình, hoạt động: Lời nói, cử chỉ, thói quen hoạt động hằng ngày( VD: ăn,
ngủ, nghỉ ngơi, làm việc,...) cách cư xử với người khác,...có đặc điểm gì làm em
yêu quý, kính trọng?
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được miêu tả.
+ Vì sao em yêu quý, kính trọng cụ già?
+ Hoặc : cụ già đó đem đến cho em những tình cảm gì đẹp đẽ, đáng quý trọng? Em
biểu lộ tình cảm của mình với cụ ra sao?...
b) Đối víi dạng văn tả cảnh:
(3) Dạy văn cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Hòa Bình - Nhà xuất bản GD


Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước
mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
+ Yêu cầu tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? Ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Bố cục bài văn tả cảnh:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số
trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Ví dụ : Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích.
Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh được tả.
+ Đó là cảnh gì, ở đâu( vị trí cụ thể)? Cảnh hiện ra trước mắt em vào lúc nào
(thời điểm miêu tả)?
Hoặc Nêu lí do em yêu thích cảnh đó.
Thân bài: + Tả cảnh vào thời điểm nhất định (một buổi sáng hay một buổi chiều,
vào mùa hè hay mùa đông...). Cũng có thể tả cảnh đó gắn với sự thay đổi theo thời
gian
( từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông...)
+ Tả cảnh đó theo trình tự không gian nhất định (gần đến xa hoặc ngược
lại).
+ Tả cảnh đó gắn với hoạt động của người, chim muông....Kỉ niệm của bản
thân gắn với cảnh vật đó.
Kết bài: + Cảm nghĩ (Thể hiện được lòng tự hào, sự gắn bó và tình yêu quê hương)
Giải pháp 2: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ các bài tập đọc.
Tôi thiết nghĩ rằng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các
em sẽ cảm nhận nhiều nét đẹp từ thơ, văn, thêm phong phú tâm hồn, nói viết sinh
động hơn. Các em sẽ có được những bài học thực tế về nghệ thuật dùng từ để vận
dụng vào bài văn của mình.
Hiểu vậy, trong quá trình dạy các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả, ngoài
tìm hiểu bài theo hướng câu hỏi hướng dẫn khai thác nội dung, tôi thường nêu thêm
một số câu hỏi hướng dẫn về cảm thụ văn học cho học sinh. Bên cạnh đó, trong các

tiết dạy tự học tôi tiến hành dạy học phân hóa, tôi còn giúp các em tìm hiểu thêm về
cảm thụ văn học một số bài trong chương trình Tiếng việt Tiểu học bằng cách dạy
cách làm bài Tập làm văn tả cảnh từ bài tập đọc . Tôi tiến hành các tiết hướng dẫn
tự học để dạy Tập làm văn theo thứ tự là:


Ví dụ :
Bài Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Tiết 1: Dạy cách làm bài Tập làm văn tả cảnh từ bài Tập đọc Quang cảnh làng
mạc ngày mùa.
1.Yêu cầu của tiết dạy :
- Biết cách làm bài văn từ bài tập đọc.
- Biết các biện pháp nghệ thuật, nhờ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử
dụng để học sinh biết cách vận dụng khi làm bài văn tả cảnh.
2. Các bước tiến hành chính:
a. Bước tìm hiểu, phân tích đề:
* Tôi gọi 1 em đọc to câu đầu của bài văn.
- Sau đó tôi hỏi: Câu văn này cho em biết điều gì ?
- Học sinh trả lời: Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa là
màu vàng.
- Dựa vào câu trả lời đó, tôi giới thiệu cho học sinh: “Đây chính là phần mở bài
của vài văn miêu tả .”
b.Lµm giµu vèn tõ cho häc sinh th«ng qua tiÕt TËp ®äc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Câu hỏi 1 : Kể tên những sự vật
Học sinh nêu nối tiếp
trong bài có màu vàng và từ
chỉ màu vàng đó?
*Câu hỏi 2: Hãy chọn một từ chỉ

Mỗi học sinh chọn một sự
màu vàng trong bài và cho biết
vật,tưởng tượng sự vật đó
từ đó gợi cho em cảm giác gì?
và trả lời
- Sau đó tôi giảng: Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc
điểm của từng cảnh vật. Đây chính là một trong những yêu cầu của cách làm bài
văn miêu tả .
- Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh:"Để có một bài văn, chân thực, ta phải biết cách
quan sát thật tỉ mỉ từng cảnh tả, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác,
thị giác và đôi khi là sự liên tưởng”.
*Tôi hỏi :
H: Nêu tên những sự vật trong bài
* Nêu nối tiếp
có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
H: Phân tích cách dùng vài từ chỉ màu
* 2-3 HS nêu
vàng để thấy tác giả quan sát tinh tế
và dùng từ rất gợi cảm?
Tôi giảng:
+ Ở đây tác giả đã sử dụng một loạt từ đồng nghĩa để chỉ các màu vàng khác nhau
của sự vật làm cho việc miêu tả rất đa dạng và phong phú. Đây chính là nghệ thuật
dùng từ rất hay để làm một bài văn tả cảnh mà các em cần phải học tập.
+ Nhưng để bộc lộ được sự đa dạng và phong phú như thế, tác giả đã quan sát rất
cụ thể cảnh tả mới thấy được vẻ đẹp khác nhau của từng màu vàng cụ thể .


+ Ngoài ra, tác giả đã dùng từ rất gợi cảm như:" vàng giòn"gợi tả hạt thóc đã được
phơi khô,"vàng mượt" gợi lên sự béo tốt, mượt mà của con gà và con chó.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh: "Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi

cảm các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa để gợi tả các màu sắc và hình dáng
khác nhau của sự vật nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả".
H: Ngoài màu vàng, tác giả còn nói
Màu đỏ
tới màu sắc gì nữa của cảnh vật?
Cách viết như thế có hay không và
Rất hay, gợi lên vẻ nhiều màu sắc
hay như thế nào?
-Tôi giảng kết luận: Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ đẹp
muôn màu của sự vật đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa phối sắc
(phối hợp các màu sắc khác nhau) làm cho bức tranh "Quang cảnh làng mạc ngày
mùa" mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn .
- Từ đây tôi hướng dẫn học sinh:"Để bộc lộ vẻ đẹp cảnh tả trong bài văn tả cảnh
các em cần sử dụng các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh khác nhau để miêu tả cụ thể
vẻ đẹp của từng cảnh vật".
H: Ngoài việc miêu tả bằng thị giác, t¸c
Cảm giác: tất cả đượm
giả còn miêu tả sự vật bằng những
một "màu vàng trù phú"
giác quan nào?
Khứu giác: hơi thở của đất trời, mÆt
nước thơm th¬m, nhÌ nhÌ.
- Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn HS:"Khi quan sát cảnh tả,các em cần quan sát bằng
tất cả các giác quan để miêu tả hết vẻ đẹp của cảnh vật".
* Câu hỏi 3: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng
quê thêm đẹp và sinh động?
Câu hỏi này yêu cầu các em trả lời từng phần cụ thể theo cảnh tả nên tôi chia thành
2 câu hỏi nhỏ như sau:
- Những chi tiết nào về thời tiết
Học sinh trả lời các chi

đã làm cho bức tranh làng quê
tiết theo từng cảnh tả.
thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết nào về con người
đã làm cho bức tranh làng quê
thêm đẹp và sinh động?
- Tôi giảng: Cảnh tả về thời tiết và con người giúp ta cảm nhận được bức tranh làng
mạc ngày mùa rất hữu tình (thời tiết đẹp, con người siêng năng) gợi lên cảnh làng
quê thật ấm no và tràn trề sức sống. Bài này tác giả tả cảnh đồng quê vào ngày mùa
theo từng phần của cảnh tả.
- Từ đây tôi cung cấp cho HS: "Thời gian, thời tiết và con người góp phần làm cho
bài tả sâu hơn. Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh vật các em cần xen tả hoạt động của
con người và thời tiết để làm cho bài tả thêm đẹp và sinh động đồng thời làm cho
bài văn giàu sắc thái biểu cảm".


Từ đây, tôi cung cấp cho học sinh : "+Phần thân bài của bài văn miêu tả ta có thể
tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+Tả cảnh bao giờ cũng phải có con người, con vật. Hoạt động của con người,
chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn”.
*Câu hỏi 4:
Bài văn thể hiện tình cảm gì
Tác giả rất yêu làng quê Việt
của tác giả đối với quê hương?
Nam
Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh :"Để làm được một bài văn miêu tả trước hết
các em phải thực sự yêu cảnh tả từ đó quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tình cảm
của mình và khi làm bài phải thả hồn mình vào từng cảnh tả đó ở phần thân bài
hoặc nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình ở phần kết bài”.
Tôi hỏi tiếp: Đây là bài văn miêu tả, vậy

Tả cảnh làng quê vào ngày mïa
em nào có thể cho cô biết bài văn này
tả cảnh gì?
Và tôi khẳng định với học sinh: Đây là bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Phần mở bài chính là câu đầu của bài tập đọc. Phần thân bài tác giả tả cảnh làng
mạc ngày mùa theo từng phần của cảnh (tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh,
của vật; tả thời tiết; tả hoạt động của con người). Phần kết bài tác giả đã lồng cảm
xúc của mình vào từng cảnh tả.
H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện
tình yêu tha thiết của tác giả đối
Tác giả quan sát và tả cảnh
với quê hương?
ngày mùa rất đẹp
- Tôi giảng: Phải thực sự thiết tha yêu cảnh tả thì tác giả mới say sưa quan sát và
dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả quang cảnh
làng mạc ngày mùa đẹp như vậy. Tác giả không chỉ thích thú ngắm nhìn cảnh đẹp
của quê hương mà còn làm nổi bật đức tính siêng năng, cần cù của bà con ở làng
quê.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh "Để làm bài văn tả cảnh thành công, trước
hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất cả tấm lòng và
tình cảm của mình đồng thời phải thả "hồn" mình vào trong từng cảnh tả".
Từ đây, tôi giới thiệu:"Đây chính là bài văn tả cảnh, một thể loại văn mà chúng ta
được học nhiều nhất ở chương trình Tập làm văn lớp 5 .”
* Qua phương pháp dạy như vậy tôi thấy học sinh đã nhận ra được:
- Đâu là phần mở bài của bài văn và nội dung của phần mở bài là giới thiệu bao
quát cánh tả.
- Để làm bài văn miêu tả trước hết phải quan sát thật tỉ mỉ cách tả bằng tất cả các
giác quan.
- Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian.
- Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh

động hơn.
- Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.
- Bố cục của bài văn tả cảnh.


* Kết luận : Sau các tiết luyện này học sinh đã biết được:
Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa như nội dung của bài tập đọc.
Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý.
Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, sắp xếp ý trước khi làm bài tập làm văn
thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các
em đến tận nơi, quan sát trực tiếp đối tượng được miêu tả. Quan sát đối tượng được
miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học tập làm văn miêu tả cho học
sinh tiểu học. Tuy vậy giáo viên cần phải hướng dẫn các em khi quan sát phải huy
động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại.
Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát
và miêu tả theo các trình tự hợp lý: (4)
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này
được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1:
Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu
sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc
Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn
cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
b. Tả theo trình tự thời gian:

Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì
miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh
vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương
thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả
gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ
một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
( Mùa thảo quả- TV5- Tập 1- tr113).
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm
xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau.
Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả
những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối
tượng.
Ví dụ:
(4) Dạy văn cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Hòa Bình - Nhà xuất bản GD.


“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã
xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa
một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi
dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm
cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi - Tiếng
Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc
“dày kì lạ”.
Quan sát nhằm để tìm ra những nét riêng biệt về hình dáng, khuôn mặt, mái
tóc, giọng nói, tính tình của người. Phát hiện hình dáng, âm thanh, màu sắc riêng

của từng sự vật hiện tượng ... Tạo điều kiện cơ sở để lột tả chính xác sự vật, thiên
nhiên, cuộc sống diễn ra xung quanh các em. Gợi trí tò mò, hứng thú quan sát cho
học sinh bằng những gợi ý.
Ví dụ: Tả cảnh trường em trước giờ học. Tôi đã hướng dẫn các em:
- Các em thử nghĩ lại xem, cảnh trường trước giờ học như thế nào?
- Khi các bạn đã tập trung đầy đủ, cảnh trường có gì khác trước?
- Học sinh chúng ta thường tụ tập thành nhóm chơi những trò chơi gì? Hoạt động
của các nhóm ra sao?
- Ngoài các nhóm chơi ra, các học sinh khác làm gì?
- Nếu em đứng từ trên cao nhìn xuống, cảnh sân trường lúc này như thế nào?
Theo tôi, những điều đó có tác dụng đem đến cho các em cái nhìn đáng yêu
về ngôi trường, yêu cuộc sống từ đó giúp các em có thêm những hiểu biết để giờ
tập làm văn các em làm tốt hơn. Nhưng khi hướng dẫn cho học sinh quan sát,
thường thì các em thu thập được hàng loạt chi tiết. Lúc đó giáo viên phải hướng
dẫn để học sinh biết chọn lọc, giữ lại chi tiết chính, loại đi những chi tiết không cần
thiết.
Khi đã có tài liệu, có ý nhưng việc sắp xếp các ý một cách có thứ tự vào bài
quả là một công việc khó. Trên thực tế học sinh chỉ biết cách quan sát, biết tìm ý
nhưng sắp xếp ý đúng trình tự hợp lý thì các em lại rất lúng túng. Các em không
biết nên đưa ý nào vào trước, ý nào sắp xếp sau. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng
quan sát được gì viết nấy, nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay
không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn
trong cách miêu tả. Ví dụ như khi tả một cây ăn quả, đang tả bộ phận lá cây lại
quay xuống tả rễ cây rồi lại vòng lên tả quả và tả thân cây. Cách tả như vậy cho
thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên khi dạy tôi đã đưa ra và hướng
dẫn tỉ mỷ cho các em cách sắp xếp và nhất là các bài đầu của thể loại mới. Sắp xếp
có thể theo thứ tự thời gian, không gian, tâm lý ... Tránh đang tả chi tiết xa lại xen
tả chi tiết gần dẫn đến bài làm lộn xộn.
Sắp xếp ý rồi nhưng làm sao diễn đạt ý đó thành câu văn, đoạn văn cũng là
vấn đề rất quan trọng. Nếu học sinh không làm được điều này thì coi như tiết dạy



đó không thành công bởi lẽ sản phẩm cuối cùng của phân môn này là bài viết của
học sinh.
Với tôi, khi học sinh còn lúng túng trong việc sắp xếp ý, diễn đạt các ý đó
thành câu văn, đoạn văn, tôi thường làm như sau: Đưa ra một hoặc một số câu văn
cơ bản sau đó cho học sinh nêu cách diễn đạt, sắp xếp của mình từ ý câu văn đó.
Ví dụ : Khi tả cách đồng quê em, tôi nêu ý văn: “ Cánh đồng rộng mênh mông.”
Rồi yêu cầu các em diễn đạt thành câu văn khác có ý tương tự. Một số học sinh đã
diễn đạt như sau:
- Cánh đồng quê em rộng mêng mông.
- Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông thẳng cánh cò bay.
- Cánh đồng lúa rộng mênh mông, trông xa như một tấm thảm nhung xanh khổng
lồ.
- Cánh đồng quê em rộng mênh mông, với một màu xanh mươn mướt của lúa
chiêm đang thì con gái.
Sau khi học sinh diễn đạt trước lớp, tôi cho các em khác nhận xét, đánh giá và
tôi chốt lại: Câu 1, câu 2 đúng ngữ pháp, tả rất thực song chưa có ý sáng tạo. Câu 3
thể hiện được ý so sánh khá ấn tượng. Câu 4 dùng từ có hình ảnh, câu văn gợi tả.
Với cách này, tôi đã giúp các em biết cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và diễn
đạt ý thành câu, thành đoạn đúng và hay hơn. Tình trạng câu văn viết sai cấu trúc bị
giảm dần.
Để bài văn thu hút được sự chú ý của người đọc, tôi hướng dẫn các em tập
trung cao vào phần mở bài. Với những học sinh khả năng viết văn còn hạn chế, tôi
động viên các em mở bài trực tiếp còn lại tôi hướng dẫn kỹ các em đi theo cách mở
bài gián tiếp và cho các em thấy được những ưu điểm của từng cách mở bài để các
em lựa chọn cách mở bài cho mình hợp lý nhất.
Ví dụ : Tả một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, em … ) của em.
+ Có học sinh vào bài trực tiếp: “ Trong gia đình, ai tôi cũng quý nhưng người mà
tôi yêu quý nhất vẫn là nội tôi”. ( Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý).

+ Có em vào bài rất dí dỏm, chân thành: “ Mẹ ơi mẹ ! Con yêu mẹ lắm !”.
+ Có em mở bài chân thật, xúc động: “ Mùa xuân đã về! Cháu thêm một tuổi,
nhưng xuân này cháu vĩnh viễn không được thấy bà, bà có biết không? Cháu nhớ
bà lắm, ước gì cháu được nghe bà kể chuyện trong mỗi tiếng ru, giấc ngủ, bà ơi!”.
+ Có em mở bài rất thực và tình cảm: “ Sau mỗi giờ tan học là tôi lại trở về mái
ấm gia đình thật nhanh, nơi đó có tất cả những người thân mà tôi yêu quý và người
mà tôi yêu quý nhất, có ảnh hưởng với tôi nhất đó là mẹ tôi, người đã tần tảo sớm
hôm để nuôi chị em tôi khôn lớn thành người”.
Từ những cách mở bài trên, tôi đã rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào
bài trực tiếp hay gián tiếp bằng cách nhắc lại một câu nói, một tiếng khóc hay tiếng
cười …bao giờ cũng phải bám sát yêu cầu của đề, để viết được bài văn với nội
dung tốt, mang tính nghệ thuật cao.
Không chỉ mở bài, kết bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của
bài văn. Chính vì điều đó, ngoài các tiết dạy dựng đoạn kết bài trên lớp, vào các tiết


học tôi còn hướng dẫn các em kỹ hơn, cụ thể hơn các cách kết bài để làm sao sau
khi đọc bài văn người đọc có ấn tượng tốt về bài văn của mình.
Ví dụ: Tả một người thân ( ông, bà, cha , mẹ, anh, em … ) của em.
Các em đã có các cách kết bài như sau:
+ “ Bà của tôi như thế đấy!”. Hoặc “ Bà ơi, cháu yêu bà lắm!”.
+ “ Chị là tất cả của tôi. Chị mãi mãi là tấm gương sáng để soi đường cho tôi, là
người bạn để tôi có thể tâm sự khi vui hay lúc tôi buồn nhất. Tôi sẽ cố gắng học
giỏi, vâng lời cha mẹ để chị mãi mãi yêu quý tôi”.
+ “Bây giờ tuy bà tôi đã đi xa nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những kỷ
niệm thời thơ ấu bên bà. Tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để làm vui lòng
bà”.
+ “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con tự hứa với lòng mình là sẽ hiếu thảo, ngoan
ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, chăm chỉ học tập để xứng đáng với những gì mẹ đã hy
sinh vì chúng con”.

Nhờ hướng dẫn cẩn thận từ khâu quan sát, tìm ý, sắp xếp ý đến việc hướng dẫn
cách mở bài và kết bài nên bài viết của các em ngày càng có nhiều điểm tiến bộ,
nhiều em đã khắc phục được những điểm yếu kém trước đây như: Sắp xếp ý lộn
xộn, tả thiếu chính xác, viết lan man không trọng tâm.
Giải pháp 4: Làm giàu vốn từ cho học sinh.
Do vốn từ của học sinh tiểu học còn nghèo nàn, vì vậy các em thường viết
những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc,
người nghe. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh cần đưa ra
cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó..Sau đây là một số ví dụ minh
họa:
Ví dụ : Tìm những từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông:
( bì bọp, lăn tăn, lao xao, ì ọp, ì ầm, ào ào, xôn xao,…)
Ví dụ : Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông:
( Dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ trườn lên bãi mía bờ
khoai, dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa,…)
- Vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng những điều định nói, định
viết. Có thể làm giàu vốn từ cho các em bằng hình thức tìm từ ngữ theo từng đề tài
nhỏ.
Ví dụ : Để giúp các em có vốn từ làm bài văn tả người, trong tiết dạy đầu tiên tôi
đã yêu cầu các em chuẩn bị trước bài tập sau: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình
dáng, khuôn mặt, màu da, vẻ đẹp, dáng đi, cử chỉ, thái độ, tính tình ... của người
định tả.
Ví dụ : Để làm tốt bài văn tả cảnh tôi cho học sinh làm các bài tập mở rộng vốn từ
như : Tìm những từ chỉ màu sắc, những từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh,
màu đỏ, màu vàng, màu tím, màu nâu ,…
- Vốn từ được tích lũy từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem,
nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp.
- Cung cấp cho các em các từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề cụ thể như:



+ Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, rung rinh, um
tùm, khẳng khiu, rực rỡ, mỡ màng, vàng úa, xơ xác, lác đác,...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh
xắn, đo đỏ,...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: oai vệ, rón rén, lặc lè, nhanh thoăn
thoắt, chậm chạp, ì ạch, phành phạch, tinh nhanh, ranh mãnh,...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả người: tả em bé (mịn màng, mũm mĩm; mập
mạp, chập chững, bập bẹ, bi bô, mếu máo, hau háu, ngộ nghĩnh, bướng bỉnh,
nghịch ngợm ), tả cụ già (nhăn nheo, hom hem, dò dẫm, đồi mồi, bỏm bẻm, móm
mém, lẩm cẩm, run rẩy..)
Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một
cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.
Những cách làm như trên nhằm trang bị cho học sinh vốn từ chuẩn bị tốt điều kiện
cho các em làm bài viết.
* Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ.
+ So sánh: Ví dụ: Hãy thêm những vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ
trống để mỗi dòng dưới đây trở thành một câu văn có ý mới mẻ, sinh động.
- Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ...
- Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lững giữa trời như …
+ Nhân hóa : Điều đầu tiên tôi cho học sinh hiểu như thế nào là phép nhân hóa, sau
đó ra các bài tập có nội dung nhân hóa sự vật để học sinh xác định được rồi dần dần
mở rộng ra bằng cách cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Ví dụ : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho
sinh động, gợi cảm .
- Những bông hoa nở trong nắng sớm.
- Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá .
Ví dụ : Viết đoạn văn ( 4 đến 5 câu ) có sử dụng biện pháp nhân hóa theo yêu cầu:
- Dùng cách xưng hô của con người để gọi sự vật.
- Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của con người để tả sự vật.
Như vậy qua chấm bài của học sinh, tôi thấy nhiều em khi làm bài đã biết dùng

biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. VD:
- Bé Lan nhà em có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như
trái chín.
- Mặt trời thức dậy từ phía đông, vung tay gieo những tia nắng xuống cánh
đồng.
Khi hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động, gợi cảm... tôi kết hợp hướng
dẫn các em kỹ năng liên kết câu. Từ những gợi ý đó, tôi thấy hầu hết các bài văn
của các em đi đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề bài, trong đó trên 2/3 các em diễn
đạt tốt
Giải pháp 5: Xây dựng phong trào đọc sách tích cực.
Đọc sách là một việc làm hữu ích đối với các em. Qua bài văn, bài thơ hay
câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ


học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ ... Qua những hình ảnh sinh động, nội
dung câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp được sẽ giúp cho các em thêm
yêu quê hương, đất nước, con người .
Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và
hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ
tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình
tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục: Văn học và tuổi trẻ, Các tập san chuyên đề
Tiếng Việt Tiểu học, Cảm thụ văn học, Những bài văn hay, Những bài văn chọn
lọc, Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt, Nâng cao
Tiếng Việt lớp 4, 5, Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4, 5, Chuyện cổ
tích mẹ kể con nghe... Những loại sách này giúp học sinh nâng cao kiến thức phục
vụ và hỗ trợ cho môn học, tạo cho học sinh thói quen đọc sách tích cực, không đọc
những cuốn sách có nội dung xấu và sách không phù hợp với lứa tuổi. ( 5)
Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả học sinh có thể ghi lại những
câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau:
“Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng”.

“… Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời
cao. Con chim Sơn Ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người
ta phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới,
những đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen
kịt. Chim Sơn Ca bị dạt về phía chân trời xa…”
Giải pháp 6: Tổ chức tốt Câu lạc bộ Tiếng Việt .
Để gây hứng thú cho các em trong khi học môn Tiếng Việt nói chung hay
phân môn Tập làm văn nói riêng trường tôi thường xuyên tổ chức Câu lạc bộ Tiếng
Việt. Theo đó mỗi khối lớp mỗi tháng sẽ được tham gia hai tiết ôn luyện chung theo
hình thức Câu lạc bộ môn Tiếng Việt. Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ là những
kiến thức, kĩ năng cơ bản và nâng cao trong chương trình nhưng hình thức thể hiện
lại muôn màu, muôn vẻ. Đến với câu lạc bộ, các em sẽ được thể hiện mình thông
qua các trò chơi hấp dẫn, thú vị.
Ví dụ : Tham gia câu lạc bộ giáo viên có thể tổ chức trò chơi "Chọn ô số " . Trò
chơi được vận dụng vào phân môn Tập làm văn, bài : " Luyện tập tả người, Tiếng
Việt 5, tập 1, trang 132"
-Mục tiêu trò chơi : giúp HS phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, đặc biệt là các từ
miêu tả ngoại hình. HS phát triển kĩ năng trình bày.
-Chuẩn bị : - Một bộ ảnh chụp nhiều người ở các độ tuổi, giới tính, nơi chốn khác
nhau có đánh số từ 1 đến n ( n là số ảnh chuẩn bị được)
- Bảng phụ có kẻ sẵn các ô số như sau:
1
2
3
4

5

6


7

8

9

(5) Dạy văn cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Hòa Bình - Nhà xuất bản GD


- Tiến hành :
+ GV là người dẫn chương trình gọi một HS lên bảng tham gia trò chơi (khuyến
khích HS xung phong)
+ HS được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó GV ( hoặc cử một bạn
khác) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về
người trong ảnh ( 2-3 câu).
+ GV gọi tiếp một số HS khác tham gia trò chơi( số lượng phụ thuộc vào thời gian
dành cho trò chơi).
+ Khi trò chơi kết thúc, GV và các bạn trong câu lạc bộ bình chọn người chơi miêu
tả hay nhất. HS nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Từ khi tiến hành dạy học theo hình thức câu lạc bộ, các tiết ôn luyện của
trường chúng tôi đã không đi theo một lối mòn chung: giáo viên hướng dẫn – HS
thực hành làm các bài tập rèn kĩ năng – nhận xét, chấm chữa nữa mà mỗi khâu tiến
hành đều được đổi mới. Tham gia câu lạc bộ mỗi cô giáo là một MC duyên dáng,
hài hước đến bất ngờ. Tham gia câu lạc bộ mỗi nội dung kiến thức là một phần thi
hấp dẫn, thú vị đầy sức hút. Các em được ôn tập nhiều kiến thức, kỹ năng phong
phú hơn và mục tiêu phân hóa đối tượng càng được đảm bảo hơn. Tham gia câu lạc
bộ, các em học sinh còn được hòa mình thành những người chơi sôi nổi, nhiệt tình
và tiết học nào, phần thi nào các em cũng hào hứng tích cực và chủ động tham gia.
Với câu lạc bộ như thế này cơ hội để các em giao lưu, mở rộng, học hỏi lẫn nhau
trong toàn khối cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc dạy văn miêu tả cho học
sinh, tôi đã thu được những kết quả sau:
- Hầu hết học sinh đều nắm được kỹ năng để làm một bài văn miêu tả. Bên cạnh
miêu tả những cái chung của đối tượng, các em còn phát hiện ra những nét riêng,
độc đáo.
- Bài văn của học sinh trở nên sinh động có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thực
giàu chất văn, tránh được điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc
của người viết, thể hiện một cách tự nhiên tình cảm gắn bó, yêu thương đối với đối
tượng được tả.
- Các em thoát ly văn mẫu, tự tin hứng thú diễn đạt những quan sát nhận xét của
mình một cách mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo. Với cùng một đề bài nhưng luôn có
bài văn khác nhau.
- Chất lượng viết văn được nâng lên.
- Khi thực hiện tôi thấy học sinh rất thích học. Với phương pháp dạy như trên, tôi
thấy học sinh có sự chuyển biến rõ rệt trong việc làm các bài tập làm văn. Cụ thể
bài viết của các em đã có những ưu điểm sau:
- Bài văn có ba phần rõ rệt, đúng với nội dung cấu tạo của từng thể loại văn.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, rành mạch, cân đối, chặt chẽ, diễn đạt rõ ý.
- Văn viết rõ ý, rõ nghĩa, ý mạch lạc.


- Trỡnh t bi t lo-gic theo th t thi gian, khụng gian Nhiu bi vit ó bit kt
hp c khụng gian v thi gian nờn bi vit cú b cc hp lớ.
- Cỏc em ó bit s dng hp lớ cỏc bin phỏp ngh thut nờn bi vit ó cú nhiu
hỡnh nh hp dn lm ni bt trng tõm cnh t v t sõu mt s hỡnh nh nờn bi
vit sinh ng.
- Cỏc em ó bit gi gm tỡnh cm ca mỡnh vo tng cnh t, bit kt hp xen t
v th hin cm xỳc mt cỏch chõn tht, gn lin vi tng s vic c th nờn cú tỏc

dng lụi cun ngi c .
Kt qu ú c th hin c th nh sau:
Kết quả khảo sát cuối năm học 2017
- 2018
S hc sinh lm
S hc sinh c lp
vn hay, cú hỡnh
Hon thnh bi
Cha hon thnh
nh.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
26 em
10
38,5
16
61,5
0
0
3. KT LUN, KIN NGH
3.1. Kt lun:
Thụng qua cỏc gii phỏp tụi ó ging dy ti lp v kt qu t c, tụi rỳt ra
cho mỡnh nhng bi hc kinh nghim trong quỏ trỡnh hng dn hc sinh lm bi
vn miờu t nh sau:
- GV phi nm vng ni dung chng trỡnh, yờu cu cỏc dng bi ca vn miờu t.
Giỏo viờn phi t ch trong vic la chn ni dung, thi lng, hỡnh thc t chc

dy hc, c bit bit phỏt huy hiu qu cỏc phng phỏp dy hc tớch cc, bit
hng dn hc sinh vn dng hp lý cỏc kin thc t bi hc vi kin thc thc
tin m cỏc em ó tớch lu c vn dng vo bi vit ca mỡnh.
- Giỏo viờn phi cú s chun b chu ỏo trc khi lờn lp. Khi lờn lp, yờu cu HS
phõn tớch k , hiu rừ yờu cu ca bi, lp b khung ca ra, nh ra trỡnh t
miờu t bng cỏch xỏc nh v chn trỡnh t miờu t ca mỡnh. Giỳp hc sinh nm
c cu to bi vn, xõy dng ni dung tng phn ca bi vn, rốn luyờn k nng
vit bi tp lm vn. Hng dn cỏc em thoỏt ly vn mu, t tin hng thỳ v din
t mt cỏch sỏng to. Cha bi cho hc sinh mt cỏch t m trờn c s quan sỏt v
cm nhn ca hc sinh. Trau di k nng din t: õy l mt yờu cu rt khú i
vi hc sinh, nht l hc sinh vựng nụng thụn. Do ú, giỏo viờn cn phi cú
phng phỏp giỳp hc sinh cú t tin, hng thỳ, cú mong mun núi lờn ý mỡnh
mun núi. T ú giỏo viờn un nn, giỳp cỏc em din t tt hn, bit s
dng cỏc t ng gi t, gi cm hay ngh thut nhõn húa, so sỏnh, cỏc t gi t õm
thanh, hỡnh nh, din t mt cỏch mch lc trụi chy. Giỳp HS tớch ly vn t
miờu t v lm giu trớ tng tng ca cỏc em trong lm vn miờu t.
- hng dn hc sinh vit vn cú hiu qu thỡ ngi giỏo viờn phi thc s l
ngi yờu thớch vn hc, bit cm nhn ngh thut trong th vn v gi c tõm hn
mỡnh vo trong bi dy. Mun vy, GV phi thng xuyờn c sỏch, c cỏc ti


liệu tham khảo để tích luỹ vốn kiến thức văn học, nỗ lực sáng tạo trong quá trình
dạy học. Chỉ có sự nghiên cứu, sáng tạo mới cho giáo viên được những giờ dạy văn
miêu tả hay, sinh động, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh.
- Xây dựng được phong trào đọc sách tích cực và tích lũy vốn từ trong học sinh,
dẫn dắt các em tiếp cận với cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ,
bài văn nhằm giúp các em hứng thú đồng thời học tập ở đó kinh nghiệm viết văn.
Để học sinh học tốt không phải chỉ ngày một ngày hai là đạt được mà phải trải
qua một quá trình lâu dài, phải đầu tư từ nhiều phía.
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là

dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với
trách nhiệm một nhà giáo, tất cả vì học sinh thân yêu, tôi đã cố gắng nhanh chóng
tiếp cận và áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học mới vào quá trình
giảng dạy bước đầu đã có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị.
1. Đối với nhà trường:
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ, phù
hợp đối tượng học sinh.
- Nên tổ chức các buổi thảo luận để bàn về cách viết Sáng kiến kinh nghiệm môn
Tiếng Việt sao cho đạt kết quả. (bàn cụ thể với từng phân môn của môn Tiếng Việt).
- Tổ chức tốt việc đọc sách thư viện, thành lập Câu lạc bộ yêu Tiếng Việt
- Cho những giáo viên có chuyên môn vững về môn Tiếng Việt hoặc những người
từng có nhiều kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm và đã đạt được giải cao để
truyền đạt lại kinh nghiệm, cách viết cho đồng nghiệp học tập.
- Phân công người có nhiều kinh nghiệm để chấm, kiểm tra, sửa cho những bản
sáng kiến sẽ nộp lên cấp trên.
- Trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học đạt hiệu quả
cao như tài liệu tham khảo, các thiết bị nghe, nhìn, máy chiếu đa năng, máy quét,…
2. Đối với ngành:
Các đoàn thanh tra, kiểm tra nhà trường khi dự giờ cần phải đánh giá giờ dạy
của giáo viên một cách linh hoạt theo hướng tự chủ đối với từng giờ dạy. Không lấy
sách giáo khoa làm “thước đo”, lấy phương pháp dạy học của mình áp đặt cho
người thực thi tiết dạy. Nhất là đối với các tiết dạy phân môn Tập làm văn.
- Nên có những Hội nghị Tổng kết Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải, nhất là môn
Tiếng Việt.
Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy văn miêu tả cho
học sinh lớp 5. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có
hiệu quả thiết thực trong dạy học phân môn Tập làm văn nói chung, dạy học viết
văn miêu tả nói riêng. Rất mong bạn bè đồng nghiệp góp ý để những nội dung mà
tôi đã trình bày được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,


khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc.
Xác nhận của thủ trởng đơn vị
viết

Lê Thị Bình

Ngời

Lờ Th Oanh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Tứ (Nhà
xuất bản Giáo dục).
2. Dạy văn cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Hoà Bình - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Các bài viết về tâm lý lứa tuổi Tiểu học - Trung tâm nghiên cứu trẻ.
4. Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế Tiếng Việt lớp 4, 5.
6. Các tập san chuyên đề Tiếng Việt Tiểu học.


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT , CẤP SỞ VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP HẠNG TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ OANH

Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Trường
Kết quả
đánh giá xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp lại

STT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

1

Một số biện pháp góp
phần nâng cao chất lượng
rèn đọc cho học sinh lớp 3

Phòng
GD&ĐT Thọ
Xuân

C

2008-2009


2

Một số biện pháp góp
phần nâng cao chất lượng
công tác chủ nhiệm lớp

Phòng
GD&ĐT Thọ
Xuân

C

2012-2013

3

Một số biện pháp góp
phần nâng cao chất lượng
công tác chủ nhiệm lớp

Phòng
GD&ĐT Thọ
Xuân

B

2015-2016

4.


Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 làm tốt bài văn
miêu tả

Phòng
GD&ĐT Thọ
Xuân

C

2016-2017

5

Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 làm tốt bài văn
miêu tả

Phòng
GD&ĐT Thọ
Xuân

C

2017-2018


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU


Trang
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3Đối tượng nghiên cứu
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1 Cơ sở lí luận.
2
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
a. Về giáo viên:
3
b. Về học sinh:
3
2.3 Các Giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn miêu tả
4
Giải pháp 1: Nắm vững yêu cầu, nội dung từng tiết dạy của dạng văn
4
miêu tả.
a. Đối với dạng văn tả người.
5
b. Đối với dạng văn tả cảnh.
5

Giải pháp 2: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ các bài tập đọc.
6
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý.
10
a. Tả theo trình tự không gian.
10
b. Tả theo trình tự gian gian.
10
c. Tả theo trình tự tâm lí.
10
Giải pháp 4: Làm giàu vốn từ cho học sinh.
13
Giải pháp 5: Xây dựng phong trào đọc sách tích cực.
14
Giải pháp 6: Tổ chức Câu lạc bộ Tiếng Việt.
15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến.
16
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2 Kiến nghị
18




×