Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động đội ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,
Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”.(1)
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã làm rạng danh cho non sông
Việt Nam, tuy bận nhiều việc nước nhưng lúc nào Bác cũng quan tâm đến các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt với các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Người dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bên cạnh đó Bác vẫn
quan tâm hơn ai hết đến việc chăm sóc, giáo dục con trẻ, đến sự nghiệp trồng
người, Bác đã nói: ''Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người''(2)
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, với mục
tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 20012020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo
nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hoá” (3), để thực hiện được mục tiêu trên chúng ta cần thiết phải
có một nguồn nhân lực đủ trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và
có sức khoẻ để đảm nhận được công việc. Muốn vậy phải phát triển giáo dục
“Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con
người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm của chiến lược, trong đó lớp
thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương
lai đất nước sau này.
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Chí Minh đã ghi: “Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi
Việt Nam trong và ngoài nhà trường. là đội dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh; lực lương nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi” (4)
Mục tiêu của Chỉ Thị số Số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm


2008 về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực’ trong các trường phổ thông ở mục 3 phần d, đ đã nêu:
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
- “Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh”.
- “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích
cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. (5)
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
-“Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích
cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp
1


dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn
bè”.
- “Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với
chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích
lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và
khách du lịch”. (6)
Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà trường (trong đó có các trường THCS)
là: Bên cạch việc tổ chức các hoạt động dạy - học còn phải quan tâm tổ chức
các hoạt động Đội phong phú để các em được phát triển một các toàn diện.
“Đức - trí - thể - mĩ”. Tuy vậy trên thực tế nhiều nhà trường vẫn xem nhẹ công
tác Đội, chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức đối với công tác Đội, các hoạt
động Đội nhiều khi còn cứng nhắc, mang tính hình thức chưa có chiều sâu, chưa
lôi cuốn được đông đảo thiếu nhi tham gia, hay nhiều khi các em chỉ tham gia để
đối phó chưa tự giác, nhiệt tình hào hứng tham gia vào các hoạt động của Đội
(đặc biệt ở các trường miền núi). Như vậy, rõ ràng là các hoạt động Đội ở đó

chưa có hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu của Đội. Ở trường THCS Xuân
Thắng (nơi tôi đang công tác) cũng vậy những năm trước đây công tác Đội vẫn
còn bị xem là những hoạt động ngoài lề, hầu hết các kế hoạch, các hoạt động của
Liên Đội chủ yếu giao cho GVTPT (Giáo viên tổng phụ trách) vì vậy mà chưa
lôi cuốn được đông đảo đội viên và hiệu quả hoạt động chưa cao.
Trong những năm gần đây Cấp ủy – BGH đã có chỉ đạo sâu sát, kịp thời
hơn đối với công tác Đội, các tổ chức đoàn thể cũng đã làm tốt hơn công tác
phối hợp, điều đó đã tạo động lực cho TPT Đội luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi,
đổi mới các hình thức hoạt động Đội, để các em đội viên không thấy bị nhàm
chán, từ đó lôi cuốn được đông đảo Đội viên tham gia nhiệt tình vào các hoạt
động Đội, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng ngày một nâng lên. Trong
quá
trình triển khai, tổ chức các hoạt động Đội ở trường THCS Xuân
Thắng tôi đã rút ra được: Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động
Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi, đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài
này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu những hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi. Từ đó
đưa ra một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đội đạt hiệu quả cao ở các trường
THCS miền núi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu vấn đề trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập thông tin.
- Điều tra, khảo sát.
- Thống kê
- Thử nghiệm.
2



- Phân tích, đánh giá.
- Phân loại,
- Tổng hợp.
- So sánh, đối chiếu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm.
Điều 16, 17, 18 - Chương II: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
đã ghi rõ:
Điều 16: Quyền được học tập.
Khoản 1. Trẻ em có quyền được học tập. (7)
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể
thao, du lịch.(8)
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá,
nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 18: Quyền được phát triển năng khiếu.(9)
Vậy là ngoài việc tổ chức dạy và học ở các trường THCS thì việc tổ chức
các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan
du lịch, giáo dục truyền thống…. là những hoạt động không thể thiếu.
Hầu hết các hoạt động này trong nhà trường được giao cho tổ chức Đội
chủ trì, phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để hoạt động Đội
có hiệu quả.
“Trong các trường học mọi hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh đều có sự hướng dẫn, định hướng của phụ trách. Phương thức giáo
dục đặc trưng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo dục thông
qua các hoạt động”. (10)
“Nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh là tập hợp, tạo điều kiện cho
thiếu nhi phát triển mọi khả năng sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập
lao động và vui chơi bổ ích trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự
hướng dẫn về mặt sư phạm của người phụ trách, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

vì vậy các hoạt động phải mang màu sắc để gây hứng thú cho Đội viên tham
gia”.(11)
“Để làm được điều đó thì người TPT Đội (Tổng phụ trách Đội) trong nhà
trường có vai trò vô cùng quan trọng. Với cương vị phụ trách Đội, TPT Đội
giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế, tổ chức chỉ đạo các
hoạt động tập thể đa dạng, phong phú đồng thời phù hợp với nhu cầu, nguyện
vọng và tâm sinh lí của các em trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của các em”
(12).
Sau nhiều năm làm công tác TPT Đội tại một trường THCS thuộc xã miền
núi tôi đã xác định rõ đây cũng là cái nghiệp của mình, vì vậy mình phải theo, đã
theo rồi thì phải cố gắng làm cho thật tốt trong điều kiện có thể. Mặc dù công tác
ở một trường miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đặc biệt những
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội. Đội viên ở đây thiệt thòi hơn nhiều so
3


với đội viên ở các trường miền xuôi, thị trấn, nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt
huyết với công tác Đội từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã luôn trăn trở,
suy nghĩ phải làm thế nào để các em đội viên của trường tôi cũng được tham gia
nhiều hoạt động đội như đội viên ở các trường khác. Trong thời gian làm TPT tôi
thường xuyên tìm tòi, sáng tạo nhiều hoạt động phong phú, mạnh dạn tham mưu,
đề xuất với cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ để hoạt
động đội của nhà trường ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
2.2.1. Thực trạng chung:
Ngày nay trước sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin các quán
điện tử mọc lên khắp nơi ngay cả các xã miền núi như nơi tôi đang công tác,
(nhất là khu vực quanh các cổng trường),qua mạng Iternet các em có thể tìm
thấy rất nhiều trò chơi hay có thể khiến các em đam mê, mặc dù các em không
thể nhận thức được nếu các em cứ ham Game, mê điện tử như vậy thì một ngày

nào đó các em sẽ đánh mất cả tương lai của mình. Ham các trò chơi trên mạng
nhiều em quên cả việc học và không còn quan tâm đến các hoạt động của Đội,
có chăng chỉ tham gia cho đủ số lượng, bên cạnh đấy ở trường chúng tôi còn rất
nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có những em hiện đang
là lao động chính trong gia đình vì vậy thời gian các em tham gia hoạt động Đội
là rất ít, nếu để hiện tượng này xảy ra tràn lan thì thật nguy hiểm, bởi thực tế cho
thấy nếu ở một trường có công tác Đội tốt, hoạt động đội mạnh thì ở trường đó
có chất lượng giáo dục ngày càng cao.
2.2.2.Thực trạng ở trường THCS Xuân Thắng (nơi tôi đang công tác).
Kể từ năm học 2012 – 2013 trở về trước cũng như nhiều Liên Đội khác
công tác Đội ở trường tôi cũng bị xem là những hoạt động ngoài lề, chưa được
quan tâm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội thì thiếu và yếu, Cấp ủy,
BGH chưa có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác Đội, đa số giáo viên chủ
nhiệm, phụ huynh còn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác Đội ở
trường THCS, Đội viên của trường có độ tuổi từ 11 -15 tuổi (các em đang trong
độ tuổi tâm sinh lí phát triển mạnh) nên các em ngại tham gia vào các hoạt động
tập thể, giáo viên TPT chưa chủ động tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp,
hình thức hoạt động để lôi cuốn Đội viên vì vậy các hoạt động của Liên đội chưa
phong phú, còn mang tính hình thức, chưa có sức hút với Đội viên, hiệu quả
chưa tốt, chưa được Hội đồng Đội các cấp đánh giá cao.
Từ năm học 2013 – 2014 trở lại đây cấp ủy, BGH nhà trường đã có sự chỉ
đạo sâu sát, quyết liệt, quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
Liên đội hoạt động, từ đó đã khích lệ TPT đầu tư thời gian tâm huyết để tìm tòi,
sáng tạo đổi mới phương pháp, hình thức trong các hoạt động Đội phù hợp với
tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS, các hoạt động của Đội ở trường tôi dần
được các em yêu thích, hăng hái tham gia, hiệu quả công tác Đội ngày cáng tốt
hơn điều đó đã được hội đồng Đội các cấp đánh giá, thành tích năm sau luôn cao
hơn năm trước và giữ vững, đến nay Phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và

4



ngoài nhà trường đã luôn quan tâm phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
để Liên Đội hoạt động.
2.2.3.Về phía giáo viên (TPT):
Là một giáo viên được phân công làm công tác TPT đã nhiều năm qua tôi
luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình là: Giáo dục đội viên thông qua việc thiết
kế, tổ chức chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội, phối hợp chặt chẽ với
các hoạt động khác của nhà trường, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
của nhà trường đề ra.
Nhận thức được điều đó trong quá trình làm TPT tôi đã luôn nghiên cứu,
tìm tòi và sáng tạo nhiều hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi, bố trí thời gian
hợp lí để lôi cuốn được đông đảo đội viên tự giác tham gia có hiệu quả, thông qua
các hoạt động Đội các em được thể hiện hết khả năng sáng tạo, năng lực tổ chức,
… để từ đó các em nhận thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và đó
cũng là một trong những động lực giúp các em học tập tốt hơn.
Tôi luôn xác định giáo viên TPT Đội (Vừa là người thầy chuẩn mực vừa
là người phụ trách), vì vậy, trong quá trình làm TPT bản thân luôn trao dồi bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng học tập nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội bằng mọi hình thức, tham gia đầy đủ có
hiệu quả các đợt tập huấn, các lớp chuyên đề, ở đợt tập huấn, học tập nào tôi
cũng được các thầy cô, ban quản lí lớp học đánh giá xếp lạo giỏi và xuất sắc,
ngoài ra tôi còn tích cực tự học qua sách, báo mạng Internet, học hỏi bạn bè
đồng nghiệp, say sưa tìm tòi sáng tạo, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt
động Đội. Với lòng nhiệt tình đam mê công tác Đội, lòng yêu trẻ, yêu những
chiếc khăn quàng đỏ, tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để các hoạt động Đội
trong nhà trường ngày càng có chiều sâu chất lượng.
2.2.4. Về phía học sinh: (Đội viên)
Đa số các đội viên trong liên đội đều ngoan, dễ giáo dục, không có trường hợp
cá biệt về đạo đức và các em rất thích được tham gia các hoạt động tập thể. Tuy vậy,

nơi đây là một xã miền núi đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp, chậm phát triển,
có tới trên 99% gia đình học sinh làm nông nghiệp và lao động tự do, nhiều em có
hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có những em lại là lao động chính trong gia
đình nên nhiều khi việc sắp xếp được thời gian để các em tham gia hoạt động tập thể
là khó khăn, măt khác cũng có những em do không có năng khiếu, tính tình rụt rè,
nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động tập thể, (vì học sinh ở trường miền núi nên sự
năng động, hoạt bát, sáng tạo của các em cũng không thể bằng các trường miền xuôi
hoặc thị trấn) …; Một số em do chưa nhận thức sâu sắc tác dụng, mục đích, ý nghĩa
của các hoạt động Đội nên các em chưa hào hứng tham gia.
* Kết quả khảo sát:
Năm học
Tổng số đội Số đội viên không thích Số đội viên thích tham
viên được tham gia hoạt động Đội
gia hoạt động Đội
khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2012 - 2013
210
95
45,2
115
54,8
2013 - 2014
228
105
46,1
123

59,9
5


Với tỉ lệ đội viên không thích tham gia các hoạt động Đội như bảng khảo
sát thì chắc chắn những đội viên này cũng chưa tự giác và nhiệt tình tham gia
công tác Đội cho có hiệu quả. Muốn có một liên đội mạnh phải có các chi đội
mạnh, muốn có một chi đội mạnh phải có các đội viên tích cực nhiệt tình, hăng
hái tham gia có hiệu quả vào các phong trào, các hoạt động của Đội, Hoạt động
của liên Đội có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà trường cũng mới được
nâng lên. Hai mặt này luôn tỉ lệ thuận với nhau.
2.3 Các giải pháp:
Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đề tài tôi nhận thấy những
phương pháp mà mình đã tiến hành đang mang lại kết quả khả quan. Cụ thể như
sau:
2.3. 1. Tiếp cận, tìm hiểu đội viên.
Bất cứ một hoạt động nào của con người muốn thành công thì chủ thể
hoạt động đều phải nắm vững đối tượng của mình. Hoạt động Đội cũng vậy
muốn tiến hành các hoạt động có kết quả người TPT phải hiểu rõ các em thiếu
nhi - đối tượng chủ yếu của công tác Đội. Thiếu nhi không phải là người lớn thu
nhỏ mà các em có những đặc điểm riêng, là một thế giới phong phú, đa dạng.
Chính vì vậy việc làm đầu tiên của TPT là phải gần gũi tìm hiểu và nắm vững
các đặc điểm tâm sinh lí của các em trong các hoạt động Đội. (Nhất là ở một
trường có quá nhiều học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ở trường THCS
Xuân Thắng (nơi tôi đang công tác) thì việc làm này là vô cùng cần thiết với
giáo viên TPT.
Giáo viên TPTĐ (Tổng phụ trách Đội) là người gẫn gũi các em hơn ai hết,
có điều kiện tiếp cận nhiều đối tượng Đội viên: (những đội viên tiêu biểu, những
đội viên có hoàn cảnh khó khăn, những đội viên cá biệt...) nên giáo viên TPTĐ
hiểu rõ tâm tư, tình cảm, cá tính của các em đội viên, nắm bắt được nhu cầu mà

các em muốn, coi các em như những đứa con của mình, từ đó biết động viên, an
ủi, cảm hóa , giúp đỡ các em vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm. Người TPTĐ
phải biết thu phục nhân tâm bằng chính tấm gương sáng của bản thân mình trong
cuộc sống và trong công việc. Trong quá trình làm TPTĐ tôi luôn xác định mình
không chỉ phải là một giáo viên mẫu mực mà còn phải đóng vai trò là người mẹ
đỡ đầu, người chị quý mến của các em đội viên khi các em tiến bộ đạt thành tích
cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, mình phải thực sự là chỗ dựa về
mặt tinh thần cho các em đặc biệt trong bối cảnh xã hội đầy những biến động như
hiện nay.
Bản thân tôi luôn hiểu rằng chính nhân cách của người TPT là một
phương tiện quan trọng lôi cuốn các em, hấp dẫn các em. Trong đó quan trọng
hơn cả là lòng nhiệt tình, say mê với công tác thiếu nhi và chính lòng nhiệt tình
của mình sẽ giúp TPT gần gũi được các em hơn bởi tâm hồn của các em đội
viên còn rất trong sáng, nhạy cảm, các em chỉ đến với những người thật lòng với
chúng, đó gần như là một nguyên tắc để tiếp cận các em thiếu nhi:
TPT Đội và HS trong những giờ ra chơi
6


TPT Đội thăm và tặng quà học sinh khó khăn, học sinh ốm đau.
* Ưu điểm:
Một khi TPT có lòng nhiệt tình, các khả năng về chuyên môn, khả năng tổ
chức và các tài năng khác là những phương tiện rất hiệu quả hấp dẫn các em khi
đó người TPT sẽ lôi cuốn được các em, dễ dàng tìm hiểu nắm vững và tác động
có hiệu quả đến các em.
* Nhược điểm:
Ngược lại nếu TPT không có lòng nhiệt tình, các kĩ năng nghiệp vụ công
tác Đội không tốt, khả năng tổ chức yếu, không có các năng khiếu nổi trội thì sẽ
gây cho các em sự phản cảm, không để lại được ấm tượng mạnh, tình cảm thám
phục trong các em thì TPT sẽ rất khó gần để tiếp cận được các em đội viên chưa

nói đến việc tổ chức các hoạt động cho các em có hiệu quả.
2.3.2. Xây dựng chương trình kế hoạch.
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Đội là một khâu quan trọng
trong chức năng tổ chức, quản lí và điều hành công tác của TPT Đội ở trường
THCS. Nó giúp cho TPT tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính;
kịp thời sửa đổi, điều chỉnh xử lí các tình huống khi triển khai việc thực hiện kế
hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã dự kiến, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao
trong việc tổ chức hoạt động.
Chương trình, kế hoạch công tác Đội còn được coi là “Công cụ” lao động,
là phương tiện đắc lực giúp người TPT làm tốt nhất công việc của mình. Cụ thể
là: TPT sẽ nhìn rõ được toàn bộ công việc, biết được từng thời gian tập trung
vào những công việc nào, tránh xa vào các công việc vụn vặt, lúc thì công việc
quá dồn dập, lúc thì rỗi rãi ....
Trong nhà trường THCS, việc lập chương trình, kế hoạch công tác Đội là
công việc bắt buộc, nằm trong kế hoạch chung của nhà trường, đảm bảo sự
thống nhất, sự phối hợp cùng thực hiện những nhiệm vụ chung để đạt được mục
đích chung là giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, đáp ứng
yêu cầu của xã hội ngày càng đổi mới, phát triển.
* Ưu điểm:
Khi đã xây dựng được kế hoạch hoạt động thì TPT sẽ chủ động trong
công việc, tránh những sự vụ làm phân tán những công việc trọng tâm.
- Lập kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch còn giúp cho TPT đảm bảo hoàn thành
các công việc cá nhân ở trường cũng như ở nhà (với cương vị là một giáo viên,
một TPT một thành viên trong gia đình).
- Lập kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch còn giúp TPT đưa mọi hoạt động vào nền nếp.
* Nhược điểm:
Vì kế hoạch được lập trước khi tiến hành hoạt động nên TPT phải bám sát
kế hoạch để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả, việc lập kế hoạch là vô cùng cần
thiết nhưng khi tiến hành hoạt động TPT phải chú ý điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tế. Nếu như TPT không năng động để điều chỉnh kế hoạch thì


7


hoạt động sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn không thể thực hiện theo kế
hoạch được vì một lí do nào đó.
Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12 TPT đã lên kế
hoạch xin ý kiến của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, và chỉ huy trung
đoàn không quân 923 cho đội viên đi thăm Trung đoàn mặc dù đã được các tổ
chức nhất trí như kế hoạch, nhưng đến ngày hôm đi thăm thì có lệnh báo động,
sân bay cấm trại “ Trong bất xuất, ngoại bất nhập” nên chuyến đi không thể tổ
chức được như kế hoạch nếu hoãn lại dịp khác thì không còn ý nghĩa giáo dục
thuyền thống nữa. TPT lại phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, Ban giám
hiệu nhà trường cho các em đi viếng đài tưởng niệm liệt sĩ của xã đây cũng là
hoạt động mang ý nghĩa giáo dục thuyền thống cho các em.
Như đã nói ở trên việc lập chương trình, kế hoạch là vô cùng cần thiết với
mỗi giáo viên làm công tác TPT xong trên thực tế không phải giáo viên TPT nào
cũng có thể lập được chương trình, kế hoạch hoạt động nhất là với những giáo
viên mới ra trường. Trước khi tiến hành một hoạt động thì trước tiên TPT phải
lập được chương trình, kế hoạch. Các bước xây dựng kế hoạch:
Bước 1: Dự kiến: Căn cứ vào chủ chương công tác Đội của hội đồng Đội
cấp trên và phương hướng công tác của nhà trường, những điều kiện thực tế,
TPT dự thảo kế hoạch công tác: Xác định mục đích, nội dung quy mô, hình
thức, phương pháp, tiến độ thực hiện ...
Bước 2: Tư vấn, thu thập, xử lí thông tin, cụ thể lấy ý kiến của các lực
lượng trong và ngoài nhà trường như: Lãnh đạo nhà trường các tổ chức đoàn thể
giáo viên và học sinh trong trường, cán bộ Đoàn, Đội cấp trên ... về dự thảo kế
hoạch của mình.
Bước 3: Bổ sung chỉnh sửa, hoàn chỉnh kế hoạch.
Bước 4: Tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện chương trình kế hoạch.

Bước 5: Kiểm tra đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
2.3.3. Phát huy tính dân chủ và vai trò tự quản của Đội viên.
TPT phải nhớ rằng đây không chỉ là một phương pháp công tác mà còn là
một nguyên tắc trong hoạt động Đội. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là
của các em thiếu nhi. Các hoạt động Đội đều là của các em, do các em và vì các
em.
Do đó TPT phải thường xuyên chú ý bồi dưỡng, phát huy dân chủ và đề
cao vai trò tự quản của các em thiếu nhi, không được bao biện, làm thay.
TPT phải tin tưởng vào khả năng của các em, mạnh dạn giao việc cho các
em, đừng bao giờ nghĩ rằng các em còn nhỏ không làm được việc gì, nên việc gì
cũng làm thay các em.
* Ưu điểm của phương pháp này:
Đội viên sẽ phát huy được vai trò tự quản, tính sáng tạo, thông qua việc
phát huy tính dân chủ và vai trò tự quản đội viên sẽ bộc lộ mọi khả năng, năng
khiếu của các em.
* Nhược điểm:

8


Khi TPT giao việc khó ngoài sức của các em mà chỉ dựa vào việc phát
huy tính dân chủ vai trò tự quản của các em, không chú ý đến việc hướng dẫn,
định hướng, cố vấn của TPT thì các em sẽ lúng túng và khó hoàn thành được
công việc. Vì vậy để phát huy tốt tính dân chủ và vai trò tự quản của đội viên
giáo viên TPT cần chú ý .
- Khi giao việc cho các em phải từ việc dễ, có kèm cặp, sau đó giao việc khó dần
và TPT rút dần vai trò của mình để các em thay thế. Như vậy có nghĩa là từng
bước bồi dưỡng phương pháp làm việc cho các em.
- TPT phải kiên trì không nóng vội khi giao việc và bồi dưỡng các em, nên để
các em phát biểu ý kiến của mình, phương pháp giải quyết côngviệc của mình,

sau đó TPT mới đưa ra ý kiến, hướng cho các em biết cách làm, cố gắng tạo cho
các em thói quen tự lập, không ỷ lại vào TPT.
- Là giáo viên TPT chúng ta không nên chỉ chú ý đến ban chỉ huy Đội mà còn
phải chú ý giáo dục, bồi dưỡng ý thức tự quản cho cả đội viên, để các em chủ
động trong hoạt động và tích cực ủng hộ ban chỉ huy làm việc đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra muốn các em phát huy vai trò tự quản của mình TPT phải biến các
chủ trương, kế hoạch công tác thành công việc vừa sức của các em, để các em tự
giác chấp nhận và tự giác hoàn thành. Khi các em có những kiến nghị sáng tạo
(dù nhỏ) TPT cũng phải tôn trọng lúc đó các em sẽ dần cảm nhận được công tác
Đội là của chính mình.
- Trong các hoạt động đó các em tự bàn bạc tìm ra cách giải quyết và tích cực
chủ động thực hiện công việc tuy nhiên phải kết hợp việc phát huy tính chủ động
của các em với sự hướng dẫn, giúp đỡ khéo léo của TPT.
- Điều tối kị là TPT không được biến các em thành những người thừa hành, máy
móc, bảo sao nghe vậy.
2.3.4. Lựa chọn, bồi dưỡng Ban chỉ huy (BCH) Đội.
Muốn nâng cao hiệu quả của các hoạt động Đội mà vẫn đảm bảo được các
nguyên tắc cơ bản của Đội thì TPT Đội phải có đội ngũ ban chỉ huy (BCH), Liên
Đội, chi đội thật vững vàng có khả năng tự quản cao, để làm được điều này TPT
phải có phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng thích hợp.
Việc lựa chọn các em có khả năng vào BCH Đội là một việc quan trọng vì
vậy khi lựa chọn BCH Đội TPT nên chú ý căn cứ vào những điểm sau:
Thứ nhất: Căn cứ đầu tiên là nhiệm vụ công tác đội. Qua việc tham gia
hoạt động đội các em sẽ bộc lộ những đặc điểm về năng lực, phẩm chất, năng
khiếu, sở trường cần thiết của người chỉ huy. Từ đó chọn ra các em có được
những tiêu chuẩn cần thiết để bồi dưỡng thành các em trong BCH Đội.
Thứ hai: Căn cứ vào các quy định và hướng dẫn trong điều lệ về việc
chọn BCH để đúng cách thức đảm bảo các thủ tục quy định ngoài các tiêu chuẩn
thông thường như: Học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt, có hiểu biết về Đội có khả
năng chỉ huy, điều hành hoạt động, nhanh nhẹn, hoạt bát. TPT nên chú ý chọn

các em có tín nhiệm cao trong bạn bè, cần đặc biệt chú ý đến khả năng chỉ huy
của các em thường thể hiện qua các hoạt động tập thể và giao tiếp với bạn bè.
9


Kết quả của từng hoạt động là thước đo quan trọng nhất trong việc đánh
giá phẩm chất và năng lực chỉ huy của các em.
Một việc không kém phần quan trọng là thăm dò ý kiến của đội viên để
các em giới thiệu những đội viên gương mẫu, được các em tín nhiệm, suy tôn
làm những “thủ lính” nhỏ tuổi của mình.
BCH liên đội đang chủ trì đại hội liên đội
TPT nên chủ động trong việc lựa chọn chỉ huy đội, có thể xây dựng một
số bài tập để kiểm tra cụ thể năng lực và uy tín của các em. Ví dụ TPT có thể thử
tài các em qua việc sử lí các tình huống cụ thể.
Sau bước thăm dòTPT nên trao đổi trực tiếp với các em và động viên các
em tham gia công tác Đội. Chọn được các em vào BCH rồi TPT cần chý ý phân
công công việc phù hợp với khả năng của từng em.
Sau khi đã phân công công việc cho các em rồi TPT vẫn cần tiếp tục thử
thách và bồi dưỡng các em về kĩ năng, nhiệm vụ công tác Đội. Cách thử tốt nhất
là thông qua các hoạt động cụ thể của Đội, để các em làm quen dần với việc điều
hành, chỉ huy.
Thứ ba: Yêu cầu cơ bản của việc bồi dưỡng chỉ huy là: Bồi dưỡng theo
chức danh, chức trách nhiệm vụ của cấp chỉ huy đã được quy định mà các em
đang đảm nhiệm. Đồng thời chú ý đến điều kiện ở cơ sở và những chủ trương
đổi mới công tác Đội trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư: Phương pháp bồi dưỡng: TPT lưu ý không thể một lúc mà có thể
bồi dưỡng ngay cho BCH Đội tất cả mọi công tác Đội vì vậy TPT phải có kế
hoạch và phương pháp bồi dưỡng. (nếu là những trường có điều kiện có thể cho
BCH Đội tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng). Ở một trường miền núi như
trường tôi hằng năm cứ vào đầu năn học ( Sau khi đại hội liên Đội bầu chọn ra

BCH liên Đội tôi tiến hành tập huấn cho BCH những nghiệp vụ cơ bản nhất của
công tác Đội và nhiệm vụ cơ bản của từng chức danh, tiếp đó sau khi đi tiếp thu
chuyên đề về công tác Đội của năm học ở hội Đồng Đội cấp trên về tôi lại một
lần nữa tập chung BCH chi đội, liên đội để tập huấn, triển khai những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác Đội trong năn học, đặc biệt là phần điều lệ Đội sửu đổi,
bổ sung. Không những thế tôi còn thường xuyên bồi dưỡng cho các em trong
BCH về các hoạt động theo chủ điểm.
Tập huấn công tác Đội đầu năm học
* Ưu điểm: Ưu điểm của phương pháp này nếu TPT lựa chọn bồi dưỡng
được đội ngũ BCH từ chi đội đến liên đội có năng lực, năng động, sáng tạo, hoạt
bát, TPT giao việc đúng người thì các em sẽ hứng thú, tích cực hoạt động, như
vậy thì hoạt động đội từ chi đội đến liên đội sẽ có hiệu quả tốt, điều đó sẽ góp
phần không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Nhược điểm: Nếu TPT không chú ý lựa chọn kĩ đội ngũ BCH Đội và
giao việc cho các em không đúng người, đúng việc sẽ làm cho các em chỉ huy
Đội cảm thấy chán không năng nổ nhiệt tình hoạt động, lúc đó cho dù TPT có
10


bám sát hoạt động Đội đến mấy thì các em cũng sẽ ì và như vậy hoạt động Đội
sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.3. 5. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động tập thể.
Như chúng ta đã biết muốn đánh giá hiệu quả của công tác Đội chúng ta
không chỉ đánh giá bằng các văn bản báo cáo mà hoạt động Đội ở trường THCS
có chất lượng hay không chúng ta phải đánh giá bằng các hoạt động bề nổi cụ
thể. Trong 9 tháng của một năm học mỗi tháng đều ứng với một chủ điểm khác
nhau, vấn đề đặt ra cho giáo viên TPT là vừa phải tổ chức các hoạt động tập thể
phù hợp với chủ điểm của từng tháng trong năm học nhưng vừa phải đảm bảo
các yếu tố phù hợp lứa tuổi, các hoạt động phải được đa dạng hóa để các em đội
viên không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ:

2.3.5.1 Tổ chức các hội thi:
Tổ chức các hội thi là phương pháp kiểm tra đánh giá các thành tích , kết
quả hoạt động của các cá nhân và tập thể.
Thông qua các hội thi giúp các em ý thức tự rèn luyện vươn lên, rèn tác
phong kỉ luật, tinh thần tập thể để khẳng định và hoàn thiện nhân cách của mình.
Qua các hội thi còn là dịp để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ. Ở
trường THCS ngoài các cuộc thi do hội đồng Đội, các cấp và các tổ chức có liên
quan phát động chúng ta có rất nhiều hội thi để tổ chức cho học sinh ví dụ: Triển
khai các cuộc thi mang tính đối kháng trực tiếp( như các hội thi văn nghệ, thể
dục, thể thao, hát múa sân trường, thi “chúng em thi hát múa dân ca” trò chơi
dân gian ...).
Thi Văn nghệ, múa hát tập thể , Trò chơi dân gian
Các cuộc thi mang tính đối trí như thi “Rung chuông vàng”, thi “tìm hiểu
kiến thức tự nhiên xã hội”, thi “hái hoa kiến thức”, thi tìm hiểu truyền thống nhà
trường, thi tìm hiểu “luật An toàn giao thông”, Thi “Em yêu cảng hàng không
quê hương” thi tìm hiểu môi trường .....
Thi Chỉ huy Đội giỏi – Rung chuông vàng
Tổ chức hội thi trưng bày và giới thiệu mầm ngũ
quả nhân dịp tết trung thu.
Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh làm Báo tường.
Phối hợp với chi đoàn tổ chức hội Thi “Thanh – Thiếu niên với văn hóa giao
thông” , Thi phát thanh Măng non”
Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cảng hàng không Thọ Xuân phát động cuộc
thi “tìm hiểu kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông hàng không”
* Ưu điểm của việc tổ chức các hội thi:

11


Tạo cho đội viên tinh thần thi đua lành mạnh, sáng tạo, đoàn kết, phát huy

năng lực sở trường của các cá nhân, khả năng hoạt động nhóm, rèn luyện sự
nhanh nhạy, rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai, để các em học tập
văn hóa tốt hơn.
* Nhược điểm:
Muốn tổ chức tốt một cuộc thi thì TPT phải có sự chuẩn bị thật tốt từ khâu
định hướng chủ đề, đặt tên hội thi, nội dung, lên kế hoạch, dự kiến thời gian địa
điểm và triển khai cuộc thi, thành lập ban tổ chức, dự trù kinh phí, phân công người
phụ trách từng phần việc, tổ chức hội thi, tổng kết đánh giá hội thi. Nếu TPT không
có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt chắc chắn cuộc thi sẽ khó diễn ra được như kịch
bản và như vậy mục đích của việc tổ chức hội thi sẽ không đạt được, điều đó xảy ra
các em học sinh sẽ chán không muốn tham gia vào các hội thi nữa khi đó những
cuộc thi của mình tổ chức sẽ phản tác dụng.
2.3.5.2. Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, giao lưu nói
chuyện truyền thống:
Trong nhiều năm làm TPT tôi hiểu rằng hoạt động giáo dục truyền thống của
Đội TNTP có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp cho thiếu nhi nhận thức được giá trị
quý báu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, Đoàn, Đội, của địa
phương, nhà trường, của dòng họ, gia đình ... Từ đó các em biết trân trọng, giữ gìn
và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, quan trọng hơn là các em biết đấu tranh
bác bỏ các hủ tục lạc hậu, các suy nghĩ, hành vi trái với những truyền thống tốt đẹp.
Trong thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập quốc tế ở nước
ta hiện nay việc giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn các giá trị
tinh thần mang bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Đảng và nhà nước giao cho các nhà trường mà
trách nhiệm chính thuộc về tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nhận thức rõ điều đó tôi luôn mạnh dạn đề xuất, xin ý kiến của cấp ủy chi
bộ, BGH( ban giám hiệu) nhà trường, phối kết hợp với các tổ chức trong và
ngoài nhà trường tổ chức cho các em nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục
pháp luật, truyền thống, nhân đạo, từ thiện các buổi ngoại khóa, mít tinh, giã
ngoại, các tiết sinh hoạt dưới cờ ... như:

Tổ chức các buổi ngoại khóa “Tình yêu thương của Bác”, “ Em là mầm
non của Đảng”, “Bác Hồ với Thanh niên – Thanh niên làm theo lời Bác Hồ dạy”.
“Cùng tiến bước lên đoàn”,“Thanh – Thiếu niên với chủ quyền biển đảo”, ...
Ngoại khóa “Bác Hồ kính yêu” – “Thanh Thiếu niên và biển đảo”
Ngoại khóa truyền thống địa phương.
Giao lưu “Thắp sáng ước mơ” – Giao lưu “nói chuyện truyền thống”
Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm các tháng trong năm học.

12


Phối hợp với GV phụ trách thư viện tổ chức ngày hội đọc sách.
Phối hợp với Đoàn thanh niên Trung đoàn không quân 923 tổ chức cho đội viên thăm
phòng truyền thống, giâng hương nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung
Đoàn

Khi được tham gia vào các hoạt động đó các em Đội viên đã thấy tự hào
về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó các em nhận thức rõ trách
nhiệm của người Đội viên phải phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, xứng
đáng với sự hy sinh của cha anh. Cũng qua các hoạt động đó đa số các em đội
viên ở liên đội trường chúng tôi cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc
gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các em đã tự
nguyện đăng kí chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ của xã.
2.3.5.3 Tổ chức các hoạt động “nhân đạo, từ thiện”, các hoạt động
“Đền ơn, đáp nghĩa”
Ngoài việc tổ chức đa dạng các cuộc thi, hội thi phù hợp với từng chủ
điểm trong năm học ở trường chúng tôi còn rất quan tâm chú ý đẩy mạnh các
hoạt động giáo dục truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhân đạo từ thiện”.
Bản thân tôi luôn chủ động phối hợp với chi hội CTĐ (Chữ thập đỏ) nhà

trường tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ những đội viên nghèo, đội viên
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, “chia khó với vùng cao”, mua tăm ủng hộ hội
người mù, mua bút ủng hộ hội người khuyết tật, ủng hộ câu lạc bộ tình thương,
vận động đội viên tích cực tham gia làm kế hoạch nhỏ và đóng góp xây dựng quỹ
“Ngôi nhà khăn quàng đỏ”. Những việc làm trên được các đội viên hào hứng
tham gia có hiệu quả. (Mặc dù Trường tôi là một trường miền núi nhưng ngoài
việc tham gia quyên góp ủng hộ các bạn đội viên nghèo trong liên đội, thực hiện
tốt các cuộc vận động do ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp kêu gọi Liên Đội còn
quyên góp ủng hộ học sinh trường THCS Xuân Cao huyện Thường Xuân,
Thực hiện cuộc vận động làm kế hoạch nhỏ ủng hộ quỹ “Ngôi nhà khăn
quàng đỏ” do Hội Đồng Đội huyện phát động, năm nào Liên Đội chúng tôi cũng
vượt chỉ tiêu trên 100%.
Phối hợp với chi đoàn tổ chức cho đội viên lao động chăm sóc và giâng
hương viếng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã.
Phối hợp với chi hội CTĐ thăm, tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, giâng
hương bàn thờ Liệt Sĩ
Phối hợp với Hội CTĐ phát động quyên góp ủng hộ Miền Trung ảnh hưởng
do lũ lụt, ủng hộ chia khó vùng cao

13


Phối hợp với Chi hội CTĐ và chi Hội khuyến học tặng quà cho Học sinh
nghèo nhân các dịp Tết nguyên đán và tặng quà cho Học sinh nghèo trường
THCS Xuân Cao huyện Thường Xuân.
“Giao lưu thắp sáng ươc mơ học sinh trường THCS Xuân Thắng”, “giao lưu ca nhạc thắp
sáng ước mơ” với trung tâm giáo dục nghề cho trẻ em khuyết tật Hà Nội

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp nên mặc dù ở trường chúng
tôi có tới gần 1/4 học sinh hộ nghèo, cận nghèo và học sinh có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn song với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách
nhiều” Đội viên rất hăng hái tham gia vào các hoạt động “nhân đạo – từ thiện”.
Giá trị vật chất tuy không lớn nhưng những món quà đó mang nặng nghĩa tình
bạn bè, và quan trọng hơn là các em đã biết cảm thông, chia sẻ với những người
không may mắn như mình với công đồng.
Năm nào nhà trường cũng quyên góp và giao nộp vượt chỉ tiêu do các cấp
Hội CTĐ (chữ thập đỏ) quy định. Và đã được tỉnh hội, Trung ương Hội CTĐ
tặng giấy khen. Bằng khen, cờ.
2.3.6 Tăng cường công tác phối kết hợp.
“Tổng phụ trách Đội trong nhà trường đóng vai trò là nhà tổ chức” (13), vì
vậy đòi hỏi TPT Đội phải có kĩ năng nghiệp vụ, trong công tác Đội, có khả năng tổ
chức nhiều hoạt động nhằm thu hút các em Đội viên tham gia để các em được “học
mà chơi – chơi mà học”, và các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui” không những thế TPT Đội còn có trách nhiệm xây dựng các mối quan hệ khác
nhau, chủ động phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động có hiệu quả. Ở Trường THCS
Xuân Thắng (Nơi tôi đang công tác), trong những năm gần công tác Đội đã và đang
đi vào hoạt động có chiều sâu, hiệu quả, chất lượng ngày càng cao, sở dĩ có được
điều đó là do TPT Đội đã chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, BGH nhà
trường, tranh thủ sự ủng hộ về mọi mặt của cấp ủy, BGH, sự phối kết hợp giúp đỡ
của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: GVCN (Giáo viên chủ
nhiệm), GVBN (giáo viên bộ môn), chi đoàn, Đoàn xã, công an xã, hội khuyến học
xã....
Vào đầu mỗi năm học TPT Đội đã mạnh dạn tham mưu, đề xuất với BGH
về việc bố trí GVCN lớp cử chọn những giáo viên không chỉ vững về chuyên môn
, kinh nghiệm chủ nhiệm, mà GVCN lớp còn phải là những người tâm huyết,
nhiệt tình với công tác Đội bởi chính họ là những anh chị phụ trách trực tiếp ở
mỗi chi đội, mặt khác tôi cũng chủ động mời GVCN lớp tham gia các lớp tập
huấn công tác Đội cùng BCHLĐ (Ban chỉ huy liên Đội), mỗi khi triển khai kế
hoạch cho một hoạt động nào đó thì TPT Đội phải triển khai trước hết đến GVCN

xin ý kiến của GVCN nếu được họ đồng thuận TPT Đội sẽ đề nghị được GVCN
giúp đỡ bằng cách thường xuyên đôn đốc nhắc nhở đội viên của chi đội thực hiện
đúng kế hoạch. Bên cạch việc tham mưu tốt với cấp ủy, ban giám hiệu, phối hợp
tốt với GVCN để thực hiện đúng kế hoạch hoạt động của Đội đề ra thì TPT Đội
còn cần phải phối kết hợp với các tổ chức như đã nêu ở trên. Ở Liên Đội chúng
14


tôi mỗi khi tổ chức hoạt động nào đó TPT Đội phải chủ động lên kế hoạch, trình
xin ý kiến của cấp ủy, BGH nhà trường sau đó nếu cần sự phối hợp của tổ chức
đoàn thể nào thì TPT Đội lại chủ động làm tờ trình xin được giúp đỡ, phối kết hợp
có thể cùng tham gia tổ chức hoạt động. Ở phương pháp này nếu TPTĐội muốn
hoạt động có hiệu quả phải phối kết hợp với những người có chức trách, có uy tín
trong tổ chức của họ, có khả năng thuyết trình. Trong những năm gần đây công
tác phối kết hợp của Liên đội trường chúng tôi đã và đang đem lại hiệu quả rất tốt.
Phối hợp với với Đoàn thanh niên, công an xã thực hiện môhình ”Cổng
trường An toàn giao thông, xanh – sạch – đẹp”
Phối hợp với Đoàn TN, Hội khuyến học xã thực hiện mô hình
“Tiếng trống chất lượng”.
Phối hợp với Công an xã và giáo viên bộ môn Giáo dục Công dân tổ chức
Mít tinh tuyên truyền Luật An toàn giao thông – Mít tinh hưởng ứng tháng
phòng chống Ma Túy - HIV/AIDS.
Phối hợp với ban quản lí khu di tích lịch sử quốc gia Lam Kinh tổ chức ngoại
khóa “Bảo tồ, phát triển khu di tích lịch sử quốc gia Lam Kinh”
Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức giao lưu “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ
Thọ Xuân” và trao sổ tiết kiệm cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
2.3. 7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
Bên cạnh việc tổ chức đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Đội thì công
tác kiểm tra đáng giá cũng là một khâu quan trọng trong các hoạt động Đội.
Trên cơ sở thường xuyên kiểm tra sẽ kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động

của các chi đội và các đội viên, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời để hoạt động Đội
luôn luôn đi đúng hướng, có chiều sâu. Không những thế khi TPT đánh giá đúng
kết quả của những hoạt động mới có thể đúc rút được kinh nghiệm trong công
tác TPT của mình. Đồng thời đây cũng là biện pháp để động viên khuyến khích
các em đội viên hăng hái, tích cực trong hoạt động.
Khi đánh giá hoạt động của các em TPT nên nhớ rằng nếu đánh giá không
đúng có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm các em mất lòng tin, bực
dọc, chán nản, bi quan không tự tin vào bản thân thậm chí có khi còn ảnh hướng
đến sức khỏe, tâm lí và học tập của các em. Vì vậy khi đánh giá TPT cần chú ý:
- Đánh giá đúng đúng với sự cố gắng của các em, tuyệt đối không thiên vị,
không cảm tình cá nhân, không thổi phồng thành tích, cũng không che dấu
khuyết điểm đây có thể coi là nguyên tắc vàng - nguyên tắc số 1 trong đánh giá.
- Đánh giá phải thường xuyên và toàn diện, vừa có tác dụng nhắc nhở đội viên,
kịp thời khuyết khích động viên các em có thành tích, vừa để uốn nắm những cá
nhân, tập thể còn thiếu sót đảm bảo sự phát triển toàn diện hoạt động của toàn
liên đội nhà trường.
15


- Đánh giá phải có tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất và ổn đinh.
- Đánh giá phải sát thực, khuyến khích kịp thời những đội viên, chi đội không
mạnh nhưng có cố gắng. Nhắc nhở các đội viên, chi đội mạnh nhưng có chiều
hướng chững lại.
- Đánh giá theo nguyên tắc phát triển, nghĩa là đón trước sự phát triển của các cá
nhân đội viên và tập thể chi đội để có sự đánh giá phù hợp với xu thế đó. Như
vậy sẽ động viên khuyến khích được các em không làm các em chán nản, mặc
dù có thể các em vẫn còn những thiếu sót.
- Khuyến khích việc tự đánh giá của cá nhân đội viên và tập thể chi đội dựa trên
các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể.
- Muốn làm được điều đó TPT đừng quên phải xây dựng quy trình đánh giá rõ

ràng: Xây dựng những tiêu chuẩn, và thang điểm cụ thể .
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau hơn 3 năm áp dụng các phương pháp trên tôi đã thu được kết quả thật
đáng mừng. Số đội viên hăng hái tham gia vào các hoạt động đội ngày càng
đông hơn, cụ thể như sau:
Năm học
Tổng số
Số đội viên không
Số đội viên thích
đội viên
thích tham gia hoạt
tham gia hoạt động
được khảo
động Đội
Đội
sát
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
2014 - 2015
251
51
20,3%
200
79,7%
2015 - 2016
275
45
16.4
230
83,6
2016 - 2017

296
21
7,1
275
92,9
Học kì I năm học:
289
8
2,8
281
97,2
2017 – 2018
So với kết quả khảo sát:
* Kết quả khảo sát:
Năm học
Tổng số đội Số đội viên không thích Số đội viên thích tham
viên được tham gia hoạt động Đội
gia hoạt động Đội
khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2012 - 2013
210
95
45,2
115
54,8
2013 - 2014

228
105
46,1
123
59,9
Đó là một kết quả thật bất ngờ đối với tôi. Điều đáng mừng hơn là từ khi
tất cả Đội viên thích tham gia các hoạt động Đội thì trong trường không còn tình
trạng học sinh vi phạm nền nếp nổi cộm. Nội quy trường, lớp, của liên đội đề ra
đều được các em thực hiện nghiên túc. Điều đó đã được các tổ chức đoàn thể
trong xã, hội phụ huynh, các trường bạn lân cận đặc biệt là Phòng giáo dục và
Đào tạo, HĐĐ, Hội Chữ thập đỏ các cấp ghi nhận.
Từ những phương pháp tôi đã trình bày ở trên, áp dụng vào thực tiễn tổ
chức các hoạt động Đội ở Liên Đội trường THCS thuộc xã miền núi (nơi tôi
đang công tác) đã thấy có hiệu quả rõ rệt.
Đến với trường THCS Xuân Thắng chúng tôi hôm nay, tuy là một ngôi
trường miền núi nhưng điều mà các bạn dễ dàng nhận ra đó là. Các hoạt động bề
16


nổi của nhà trường được quan tâm và tổ chức thường xuyên (2lần/ tháng) có chất
lượng.
Liên Đội và TPT nhiều năm liền được được khen thưởng cấp huyện, Tỉnh
và Trung Ương cụ thể:
- Năm học 2013 – 2014: Liên ngành cấp tỉnh tặng Giấy khen.
- Năm học 2014 – 2015: Được tặng cờ “Liên Đội vững mạnh”
- Năm học 2015 – 2016: Liên ngành cấp tỉnh tặng Giấy khen.
- Năm học 2016 – 2017: Trung Ương tặng Bằng khen.
Thành tích của tập thể Liên Đội trong 4 năm gần đây
Một số thành tích, khen thưởng của cá nhân TPT Đội
Thông qua những hoạt động Đội, đội viên cảm thấy yêu trường hơn,

không còn hiện tượng học sinh bỏ học, kết quả học tập rèn luyện đạo đức của
đội viên ngày ngày tiến bộ. Số lượng đội viên xếp học lực khá, giỏi; hạnh kiểm
tốt ngày càng tăng, số đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ ngày càng
nhiều, 6/8 chi đội đạt vững mạnh, thành tích của nhà trường ngày càng dày thêm
để có được điều đó công tác Đội đã và đang đóng góp một phần không nhỏ.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Hoạt động Đội có vị trí quan trọng trong các nhà trường THCS, nó góp
phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh làm cho các
em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Có thể khằng định rằng: Hoạt động Đội là hoạt động không thể thiếu được
trong và ngoài nhà trường do đó vai trò của TPT Đội là vô cùng lớn. Giáo viên
TPT Đội phải biết tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các lực lượn giáo dục vào
các hoạt động Đội. Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người TPT Đội
phải xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình, trước hết đó là chức năng
tham mưu cho chi ủy chi bộ và BGH nhà trường, chủ động lên kế hoạch, phải
biết kêu gọi sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức
trong và ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức đa dạng hóa và
có hiệu quả các hoạt động Đội, đồng thời TPT Đội phải xây dựng và phát huy
vai trò tự quản, nâng cao năng lực của đội ngũ chỉ huy Đội. Cùng với sự năng
động sáng tạo, linh hoạt của TPT chắc chắn công tác Đội của nhà trường sẽ ngày
càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường sẽ ngày một nâng cao.
Đội là đội hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng cốt
trong các phong trào thiếu nhi. Để giúp các em học tập tốt và được sinh hoạt vui
chơi thì người TPT phải biết tạo ra những sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo các
em tham gia. Mọi hoạt động của Đội đều hướng tới mục đích nâng cao tri thức,
nâng cao sự hiểu biết giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho các em giúp
các em có những kĩ năng sống cần thiết để các em có thể lĩnh hội hết những cái
hay cái đẹp của cuộc sống, trở thành những con người phát triển toàn diện có đủ

17


đức, đủ tài, đủ lực để xây dựng quê hương đất nước, bởi các em chính là những
chủ nhân tương lai của đất nước.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội Huyện.
- Xem xét bố trí lực lượng TPT Đội đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn. Tuyển
chọn, bổ nhiệm và thời gian làm TPT (ít nhất 05 năm) theo quy định tại thông tư
23/TTLN (của Liên ngành Ban tổ chức cán bộ chính phủ - nay là Bộ Nội vụ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ tài chính và TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để giáo viên
TPT Đội có khả năng và đủ điều kiện thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.
- Hằng năm nên tổ chức cho giáo viên TPT được đi thăm và học hỏi kinh
nghiệm của những Liên đội mạnh những trường có hoạt động Đội tốt ở trong
hoặc ngoài tỉnh.
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Đội ; tham
mưu với các cấp đầu tư cơ sở vật chất như: Trang thiết bị hoạt động Đội, phòng
truyền thống Đội. (Bởi ở một trường miền núi số đội viên ít, tỉ lệ Đội viên thuộc
gia đình hộ nghèo cận nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhiều thì nguồn
kinh phí từ quỹ đội là rất hạn hẹp).
- GVCN (giáo viên chủ nhiệm) nên chủ động phối hợp chặt chẽ với TPT để triển
khai thực hiện tốt kế hoạch của Liên Đội, tham gia tích cực hơn nữa vào các
hoạt động của Đội
Trên đây là “Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động Đội ở
trường THCS thuộc xã miền núi”,mà bản thân tôi đã thực hiện và bước đầu thu
được kết quả khả quan trong quá trình làm TPT Đội ở một trường miền núi. Tuy
nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này bản thân tôi đã cố gắng
hết sức. Song do điều kiện khả năng và thời gian có hạn nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được quan tâm, giúp đỡ (đặc biệt là đóng

góp ý kiến) của hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp để đề tài
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hiếu

18


19



×