Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.97 KB, 15 trang )

Đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động
vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1.
I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Vui chơi, múa hát là một hoạt động rất gần gũi với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Thông qua vui chơi, múa hát thì trí tuệ của các em được phát triển hình thành khả
năng phân tích , phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh. Trong khi vui chơi, múa
hát các em có thể suy nghĩ, tìm tòi, tưởng tượng và thể hiện mình trước đám đông,
trước tập thể. Các em hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng
tiềm ẩn của bản thân. Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi trước hết đó là môi trường, là phương tiện giáo
dục các phẩm chất đạo đức cho các em. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu
về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực, trang bị các phương pháp, kỹ năng ban
đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển tình cảm,
thói quen đức tính tốt đẹp của con người.
Cùng với các kiến thức của các môn học mà các em đã được học trên lớp thì
việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát còn nhằm giúp cho các em nắm bắt được
một số khái niệm, cách tổ chức vui chơi, múa hát và bước đầu làm quen với các trò
chơi, các bài múa đơn giản mang tính giáo dục cao. Thông qua hoạt động vui chơi,
múa hát giúp cho các em có được tính sáng tạo, thông minh và nhanh nhẹn. Ngoài ra,
còn giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về thể lực và ngày càng hoàn thiện
hơn về nhân cách của mình.
Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho các em học sinh ở bậc tiểu học
theo nguyên tắc đồng tâm. Tổ chức hoạt động ở lớp sau dựa trên cơ sở hoạt động của
lớp trước và từ lớp nhỏ đến lớp lớn, từ đơn giản đến phức tạp, do đó số lượng các trò
chơi, các bài múa hát sẽ tăng dần. Bên cạnh các trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài
hát... Mà các tài liệu, sách báo đưa ra thì phương pháp để tổ chức thành công các hoạt
động vui chơi nói trên là một điều quan trọng nhất.Tuy không có một định nghĩa hoàn
thiện, nhưng các nhà Tâm lý học, giáo dục Việt Nam thừa nhận rằng vui chơi, múa hát
là một dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích hứng thú phát triển thể chất,
trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân . Cùng với các hoạt động xã hội, học tập … Vui


chơi, múa hát là một hoạt động giải trí, giao lưu xã hội đặc biệt phát triển tính cộng
đồng, tình thương yêu đồng loại. Vui chơi, múa hát hợp lý , khoa học sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em.
2. Thực trạng của việc tổ chức vui chơi múa hát trong thời gian qua
Trong thực tế thì việc tổ chức vui chơi, múa hát cho các em học sinh hiện nay ở
một số trường chưa được đẩy mạnh, còn mang tính rập khuôn, áp đặt, phương pháp tổ
chức rườm rà, khó hiểu gây nhàm chán cho các em.

Trang 1


a. Nguyên nhân khách quan
Địa bàn trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1 nằm ở xã Khánh Bình Đông,
thuộc khu vực xã nghèo, ở nơi đây người dân sống bằng nghề làm ruộng và làm mướn
là chính nên việc quan tâm và chăm lo cho các em còn nhiều hạn chế.
Trường hiện có 2 điểm trường cách nhau gần 3 km với số lượng học sinh khá
đông nên khó thống nhất về nội dung và cách tổ chức vui chơi, múa hát cho các em.
Thời tiết mưa, nắng thất thường nên vào mùa mưa khó chủ động trong việc tổ
chức vui chơi, múa hát cho các em.
Tài liệu trang bị về các kĩ năng tổ chức vui chơi, múa hát còn ít.
Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động vui chơi múa hát còn thiếu nhiều.
Các giáo viên phụ trách lớp vừa phải giảng dạy, nên thời gian dành cho công
tác Đội không được nhiều.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một số bộ phận phụ trách chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tài liệu , sách báo
hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khoá nên khi tổ chức vui chơi, múa hát cho
các em còn nhiều lúng túng, rập khuôn gây nhàm chán cho các em.
Việc tổ chức các trò chơi, bài hát nhiều lúc chưa phù hợp với các đối tượng học
sinh.
Đôi lúc việc xử phạt trong các trò chơi còn nặng về hình thức nên các em sợ và

e ngại khi tham gia.
Kĩ năng giao tiếp, xử lý các tình huống của một số cán bộ phụ trách đôi lúc
chưa thật sự mềm dẻo.
* Nhận ra thực trạng trên, bản thân tôi trong nhiều năm qua đã tìm tòi và tham
khảo sách vở, bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tích cực trong việc tổ
chức vui chơi, múa hát ở Trường tiểu học Khánh Bình Đông 1; việc tổ chức vui chơi,
múa hát thành công đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của nhà trường và
thành tích của Liên đội, đặc biệt nó đóng góp đáng kể vào việc thực hiện phong trào
thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhiều năm qua. Do
vậy tôi đã đưa ra: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa
hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1”. Thông qua nội dung này
sẽ giúp cho các anh chị phụ trách và các em thiếu nhi có thể tổ chức vui chơi đạt kết
quả tốt hơn.
II, CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Qua nhiều năm tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho các em học sinh ở
trường tôi cho thấy nếu biết tận dụng sự nhiệt tình tham gia của các phụ trách có tâm
huyết và trình độ thì nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có những ích
lợi không nhỏ cho xã hội. Tận dụng được thời gian nhàn rỗi của mọi người và hoạt
động bổ ích, xây dựng được môi trường, quan hệ xã hội lành mạnh. Nhận ra được tầm
Trang 2


quan trọng đó tôi xin trình bày những kinh nghiệm nhỏ về việc tổ chức vui chơi, múa
hát cho các em thiếu nhi như sau:
1. Tham khảo tài liệu:
Đây là vấn đề cần thiết cho mỗi cán bộ phụ trách đội, sao nhi đồng vì tài liệu
đưa ra những kiến thức, nội dung cần cung cấp cho học sinh khi vui chơi. Tài liệu là
cái giúp cho người phụ trách định hướng được mục tiêu cần truyền thụ cho thiếu nhi.
Từ đó, giúp cho chúng ta chuẩn bị tốt hơn một trò chơi, một bài múa... Tài liệu là sự
tích luỹ từ thực tiễn, được sắp xếp thông qua tổ chức lại, truyền thụ kiến thức cho

thiếu nhi. Bằng các phương pháp truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi và sau khi tiếp thu
thiếu nhi sẽ tự tổ chức hoạt động vui chơi cho riêng mình. Thực tiễn chính là nơi kiểm
chứng quá trình sắp xếp nội dung của tài liệu và kiểm chứng quá trình truyền thụ kiến
thức cho thiếu nhi.
Dựa trên nền móng của nội dung và các phương pháp thông qua tài liệu hướng
dẫn bằng lời nói hành động của mình để đưa các em đến luồng thông tin về kiến thức.
Nếu phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ thì
kết quả tiếp thu của các em sẽ cao hơn và ngược lại.
2. Vị trí, vai trò của việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi.
Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một vị trí hết sức
quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi, múa hát là
một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh,
bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Ở trên lớp thì các em được học các môn học chính khoá còn trong hoạt động
ngoại khóa thì các em có thể được vui chơi, múa hát. Vì hoạt động vui chơi, múa hát
là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập với cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành
mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Thông qua hoạt
động này các em được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó
cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động vui
chơi, múa hát sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động vui
chơi, múa hát thì các em sẽ học tốt các môn học khác. Thông qua hoạt động vui chơi,
múa hát các em sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới
xung quanh và để áp dụng một cách thành thạo các kiến thức vào cuộc sống cũng như
sáng tạo trong học tập ở các bậc học sau.
Qua hoạt động vui chơi, múa hát thì các thuộc tính nhân cách của các em được
hình thành, bộc lộ, các em có cơ hội tự đánh giá mình. Lứa tuổi thiếu nhi có những
bậc phát triển cơ bản về tư duy, tưởng tượng, tri giác... Tổ chức vui chơi, múa hát có
khoa học, hợp lý cho thiếu nhi còn có ý nghĩa về mặt xã hội vì trẻ em hiếu động, thiếu
hiểu biết, hay bắt trước nếu không tổ chức vui chơi, múa hát cho các em thì các em sẽ
tự phát vui chơi và múa hát riêng. Việc tự phát, tự do vui chơi ngoài việc ảnh hướng

đến sức khoẻ, đến thời gian học tập... Sẽ không trách khỏi tai nạn, va vấp và sự cám
dỗ thiếu lành mạnh. Ví dụ: Rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, game, …Do vậy không chỉ ở
nhà trường mới tổ chức vui chơi, múa hát cho các em mà ở nhà các bậc phụ huynh cần
Trang 3


tạo nhiều điều kiện để các em có thời gian nhàn rỗi đễ vui chơi, múa hát một cách hợp
lý và đúng mực.
3. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát:
* Những trò chơi giải trí nhằm rèn luyện khả năng của các cơ quan tri giác
(mắt, tai, tay, chân, mũi, mồm...ví dụ như: Bịt mắt bắt dê, ném trúng đích, ném vòng
vào cổ trai hoặc ném bi, ném sỏi vào ống bơ, u hơi, chơi bi, tìm vật dấu, nhảy dây, cá
ngựa...) rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, độ mềm dẻo của các thao tác cơ bắp.
Trò chơi này có thể tổ chức cho cả nam lẫn nữ theo hình thức tập thể; qua việc
tham gia chơi các em sẽ thoải mái, mạnh dạn, linh hoạt lên rất nhiều .
* Loại hoạt động vui chơi thể dục thể thao nhằm rèn luyện thể chất và các yêu
cầu giáo dục đạo đức, ví dụ như: Chơi bóng (có bóng đá, bóng bàn, ném bóng...), các
loại đá cầu, ném xa, ném trúng đích, chạy cự ly, thể dục dụng cụ, cờ vua, cờ tướng...
Loại hình nếu được tổ chức tập thể, có luyện tập, có thi đấu sẽ tạo ra sự sảng
khoái, giáo dục phẩm chất đạo đức, hình thành ở thiếu nhi những tâm lý đạo đức rất
quan trọng của người lao động xã hội như: Sức mạnh, sức bền, nhạy cảm, linh hoạt,
khẩn trương, nhanh nhẹn, kế hoạch, bình tĩnh.
* Loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật bao gồm: Ca nhạc, đọc truyện, kể
truyện, thơ, kịch, múa, hoạ, nặn, cắt dán...
Đây là nội dung vui chơi giải trí đòi hỏi có sự hướng dẫn, rèn luyện của người
lớn đối với các em góp phần hình thành tình cảm trong sáng, lành mạnh, giúp các em
cảm thụ, sáng tạo cái đẹp, làm cho cuộc sống thêm cao đẹp hơn. Qua hoạt động nghệ
thuật giúp này các em hướng thiện giàu hoài bão, sẽ có ý thức giữ gìn bảo vệ giá trị
văn hoá của dân tộc. Đó là một nhu cầu giáo dục đối với thể hệ trẻ mà ngày nay cả thể
giới đang quan tâm, có đầu tư, có kế hoạch thực hiện.

* Hoạt động tham quan khu di tích, dã ngoại:
Đây là loại hình hoạt động phong phú và hấp, khi mà các em được đi xem, quan
sát thực tế các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, các
công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… tạo môi trường cho thiếu nhi phát
huy hết khả năng quan sát và tưởng tượng của mình, qua việc đi tham quan như vậy
đã giáo dục các em về nhân cách của con người biết sống hội nhập vào cuộc sống
chung của nhân loại và hoà đồng với môi trường tự nhiên.
Ví dụ: Ở địa bàn trường tôi thường tổ chức cho các em đi thăm các địa danh
gần như: bia tưởng niệm liệt sĩ xã, quê hương các anh hùng liệt sĩ trong xã, ngoài ra
còn hướng dẫn cho các em nếu có điều kiện đi tham quan các khu di tích, danh lam
thắng cảnh khác như: Nghĩa trang huyên, hòn khoai, các khu du lịch …Tổ chức như
vậy vừa không mất thời gian học tập của các em và đáp ứng được nhu cầu vui chơi
của đa số các em thiếu nhi.
* Những nội dung hoạt động nhằm phát triển trí tuệ, mở rộng tri thức khoa học,
hiểu biết xã hội, phát triển năng khiếu của thiếu nhi.
Trang 4


Nội dung hoạt động này liên quan đến kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, nghề
nghiệp, tri thức, vốn sống xã hội, chính trị, văn hoá truyền thống dân tộc của nhân
loại.
Điều cơ bản giữa hoạt động dạy học ở nhà trường và ở điểm vui chơi là ở chỗ
nhà trường cung cấp tri thức một cách cơ bản theo một chương trình do Nhà nước ban
hành. Còn ở điểm vui chơi thì tận dụng kiến thức, mở rộng, phát triển tri thức cơ bản
của các môn học. Nội dung vui chơi, múa hát đa dạng, phong phú như: Tìm hiểu, sáng
tác, nghe nói chuyện kết hợp với hình thức và nội dung hoạt động khác.
Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây dựng
chương trình hoạt động theo chủ đề tháng cụ thể như sau:
- Tháng 1: Ngày học sinh, sinh viên (09/01)
- Tháng 2: Mừng Đảng, mừng Xuân (03/02)

- Tháng 3: Giáo dục giới tính (08/03); Mùa xuân và tuổi trẻ (26/03)
- Tháng 4, 5: Ngày giải phóng miền Nam, Thành lập Đội ( 15/5); Nhớ ơn Bác
Hồ (19/05)
- Tháng 6,7,8: Hè vui chơi bổ ích; Đền ơn đáp nghĩa (27/07)
- Tháng 9, 10: Ngày hội khai trường và kỷ niệm Quốc khánh 02 - 9.
- Tháng 11: Biết ơn thầy cô (20/11)
- Tháng 12: Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)
4. Phương tiện, dụng cụ phục vụ việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát
cho thiếu nhi
Đây là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức vui chơi, múa hát.
Có một số trò chơi, bài múa đòi hỏi phải có phương tiện và dụng cụ để tổ chức, nếu
không có phương tiện, dụng cụ thì không thể tổ chức được. Tuy nhiên việc sử dụng
như thế nào để có hiệu quả thì đó là một yêu cầu đặt ra cho người tổ chức. Vấn đề đặt
ra là phải phối hợp đồng bộ giữa các phương tiện, dụng cụ và cách thức tổ chức vui
chơi, múa hát, chỉ có như vậy mới đảm bảo hiệu quả của việc tổ chức vui chơi, múa
hát cho các em, gây hứng thú và đam mê tham gia vui chơi trong mọi hoạt động, góp
phần nâng cao chất lượng vui chơi múa hát trong nhà trường.
Ví dụ : Trò chơi đỗ nước vào chai : phương tiện, dụng cụ đòi hỏi phải có: chai,
dĩa, thùng nước, sân bãi, …Trò chơi cướp cờ : phương tiện, dụng cụ : cờ, sân bãi, …
5. Một số nội dung, yêu cầu cần đạt và cách thức tổ chức các trò chơi, bài
múa
Để tổ chức vui chơi, múa hát thành công và có hiệu quả thì người tổ chức phải
nắm được nội dung và cách thức tổ chức và phân bổ thời lượng một cách hợp lý, chỉ
có như vậy mới thu hút sự hưởng ứng và tham gia của số đông học sinh cụ thể :
*5.1. Trò chơi:
Đối với trẻ em nói chung, thiếu nhi nói riêng vui chơi là một nhu cầu không thể
thiếu trong sinh hoạt, học tập hàng ngày của các em: “Học mà chơi Chơi mà học”.
Trang 5



Từ nhu cầu thực tế đó, chúng ta cũng cần phải nắm bắt được cấu trúc của một
trò chơi nhỏ để chuyền đạt cho các em, cụ thể như sau:
* Người hướng dẫn: Trò chơi nào cũng phải có một người hưỡng dẫn chính, là
trung tâm điều khiển của cuộc chơi còn gọi là người quản trò. Người quản trò phải
chú ý những điểm sau đây:
- Mục đích của trò chơi: Trò chơi đó có tính giáo dục cái gì ? Mặt nào? Nhằm
mục đích gì ? Cần được làm rõ trước khi chơi.
- Lựa chọn trò chơi: Trò chơi phải phù hợp với đối tượng , có trò chơi phù hợp
cho thiếu nhi lớn nhưng quá sức cho nhi đồng.
- Trình bày trò chơi: Ngắn, dễ hiểu, phối hợp giữa nói và làm cộng tác.
- Điều hành trò chơi: Vui vẻ, thoải mái, từ đơn giản đến phức tạp, tốc độ hơi
chậm ban đầu, nhanh về sau.
- Phải nhanh nhẹn, hoạt bát, dí dỏm và hài hước khi điều hành trò chơi.
* Hướng dẫn chơi:
Bước 1:
- Tập hợp đội ngũ, bố trí đội hình.
- Chuẩn bị dụng cụ, người hỗ trợ (nếu cần).
Bước 2:
- Trình bày trò chơi, luật trò, cách chơi và việc thưởng, phạt khi thắng thua.
- Người quản trò phải giới thiệu ngắn, dễ hiểu gây được hào hứng ngay từ đầu.
Bước 3: - Hướng dẫn mẫu, quản trò trực tiếp làm hoặc mời người chơi thử 1;2
lần không có thưởng phạt để người chơi dễ hình dung và làm quen trò chơi.
Bước 4: - Cho chơi thật và tính điểm thi đua.
Bước 5: - Tuyên bố kết quả, để các em tự nhận xét sau đó tuyên dương, khen
thưởng người thắng cuộc và phạt người thua cuộc.
* Lưu ý: Khi tổ chức chơi cần tránh một số điểm sau:
- Đưa ra trò chơi chưa quen.
- Quá nghiêm khắc trong khi điều hành trò chơi.
- Đối xử thô bạo với người thua.
- Kết thúc trò chơi đúng lúc, không nên tổ chức một lúc quá nhiều trò chơi sẽ

gây cho các em sự nhàm chán.
* Người dự chơi:
- Cần nắm vững nội dung trò chơi, luật chơi cách chơi.
- Tự giác, không gian lận, giấu lỗi, ảnh hưởng đến người xung quanh và quản
trò.
- Thể hiện sự đoàn kết dũng cảm trong quá trình chơi, hết sức tránh tư tưởng ăn
thua.
Trang 6


**Trò chơi “ bịt mắt bắt dê”
- Mục đích : Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý và khả năng khéo
léo nhanh nhẹn cho học sinh
- Địa điểm : Sân trường
- Số lượng người chơi : Khoảng một chi đội hay một lớp sao nhi đồng.
- Luật chơi : Tập hợp thành vòng tròn, đứng quay mặt vào tâm, em nọ cách em
kia khoảng 0.5 cm. Chon 2 em vào trong vòng tròn đóng vai : 1 em đóng vai” Dê”, 1
em đóng vai người tìm “ bắt dê” rrồi dùng khăn bịt mắt 2 em này lại và cho đứng cách
nhau 2 m.
- Cách chơi : Khi có lệnh, 2 em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai “ Dê”
vừa di chuyển vừa bắt chước tiếng dê kêu: “ be …be…be…”, em đóng vai tìm dê di
chuyển về phía tiếng dê kêu để timg bắt dê. Trong quá trình chơi nếu người tìm bắt
được “ dê” coi như là thua , sau đó dổi vai hoặc thay em khác
**Trò chơi “nhảy lướt sóng”
- Mục đích : Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh và phát triển
sức mạnh chân.
- Địa điểm : Sân trường
- Số lượng người chơi : Khoảng một chi đội hay một lớp sao nhi đồng.
- Luật chơi : Chia thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc, em nọ cách
em kia 1m , mỗi hàng chọn 6 em làm 3 cặp tạo sóng, mỗi cặp 2 em cầm 2 đầu dây

thừng . Lướt sóng đến chân ai thì người đó phải nhảy lên , nếu mắc dây thì đội đó sẽ
bị thua
- Cách chơi : Từng cặp hai em cầm dây đi từ đầu hàng đến cuối hàng, dây đi
đến đâu, các em ở đó phải nhanh chóng nhảy bật lên bằng hai chân “lướt qua sóng”
không để dây chạm chân, cặp thứ nhất đi được 2-3m thì cặp thứ 2 thực hiện như cặp
thứ nhất, cứ lần lượt tạo thành con sóng . Cặp thứ nhất đi đến cuối hàng thì nhanh
chóng chạy lên đầu hàng để thực hiện lại từ đầu .
*5.2. Múa tập thể:
Múa tập thể là một hoạt động nghệ thuật bổ ích, hấp dẫn với lứa tuổi thiếu nhi.
Để hướng dẫn múa đạt kết quả cao, người dạy múa cần tiến hành các bước sau:
* Công tác chuẩn bị:
+ Đối với người dạy múa:
- Học thuộc, nắm vững điệu múa.
- Biết chọn ra những động tác chính của điệu múa, nghiên cứu cách tập tốt nhất
giúp các em mau thuộc điệu múa.
- Chuẩn bị những phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc dạy múa.
- Trang phục, đầu tóc, dày dép gọn gàng tiện lợi cho việc thao tác động tác khi
dạy múa.
Trang 7


- Phong cách hướng dẫn vui, cởi mở, trình bày diễn giải động tác ngắn gọn,
mạch lạc rõ ràng trong khẩu lệnh hô đếm động tác.
+ Các em học múa:
Người dạy múa chuẩn bị cho các em có tâm thế sẵn sàng tập múa như: Giới
thiệu điệu múa gắn với các hoạt động Đội sẽ tổ chức cho các em trong thời gian tới,
có yêu cầu cụ thể với từng đơn vị trong tập luyện để giúp các em có ý thức tập múa.
* Thực hành dạy múa:
- Người dạy giới thiệu điệu múa, làm mẫu động tác.
- Hướng dẫn các em tập những động tác chính của điệu múa theo thứ tự từng

động tác từ đơn giản đến phức tạp.
- Tập cho các em từng câu, đoạn múa ngắn gọn gắn với đội hình cụ thể.
- Giúp các em thực hiện nối các công đoạn múa ngắn lại với nhau cho liên
hoàn.
- Phát hiện những lỗi trong động tác hoặc rối không rõ lỗi di chuyển đội hình để
bổ khuyết kịp thời cho các em.
- Thực hiện điệu múa từ đầu đến cuối ít nhất 3 lượt để các em ghi nhớ động tác.
- Người dạy biểu diễn lại điệu múa từ đầu đến cuối cho các em theo.
+ Kiểm tra kết quả học tập:
- Người dạy múa hướng dẫn phổ biến cách kiểm tra cho các em nắm vững.
- Các nhóm hoặc tập thể nhỏ tự ôn trong ít phút.
- Đánh giá chất lượng học múa dưới dạng “Thi múa” nối tiếp điệu múa giữa các
tập thể nhỏ với nhau.
- Người dạy múa cần tạo ra không khí như một hội thi thực sự.
- Người dạy múa tuyên dương các đơn vị, nhóm múa tốt, bổ khuyết những chỗ
yếu các em cần tập luyện, cảm ơn sự chăm chú theo dõi tích cực của các em.
- Cả tập thể cùng vỗ tay hát vang điệu múa vừa học.
- Người hướng dẫn múa tuyên bố kết thúc buổi tập múa.
** Ví dụ: Hướng dẫn múa bài “Tiếng chào theo em” sáng tác của nhạc sỹ Hà
Hải
+ Lời của bài hát: (Nhịp vừa - vui - trong sáng)
Chào ông ! chào bà cháu đi học về. Chào cha ! chào mẹ ! con đi chơi nhé !
chào anh, chào chị. Chào cô, chào thầy. Em vào lớp học tiếng chào theo em. Em đi
ra đường tiếng chào theo em.
+ Hướng dẫn múa:
- Đội hình: Đội hình vòng tròn, tuỳ theo số lượng tham gia, tuỳ theo địa điểm
lớn nhỏ mà múa một vòng, hai vòng, ba vòng....
- Động tác 1: Chân phải bước lên, chân trái ký nhẹ nhún mềm , sau đó chân trái
rút về, chân phải ký nhẹ, tất cả 4 nhịp (vào chữ chào, phách mạnh của lời ca). Động
Trang 8



tác tay phải đặt lên tay trái tạo thành hình chữ nhật nghiêng về phía phải sau đó ngược
lại ở nhịp 3, 4.
Sau đó 2 tay để lên vai thể hiện động tác cầm cặp sách, chân bước đều tại chỗ
(4 nhịp). Hát: “Chào ông ... về”.
- Động tác 2: Giống động tác 1 nhưng qua nhịp 5, 6, 7, 8. Hai tay vung lên tự
nhiên chân dậm đều tại chỗ. Hát: “Chào cha... chơi nhé”.
- Động tác 3: Chân phải sang ngang, chân trí ký nhẹ (Ngược lại chân trái tất cả
8 nhịp những động tác tay ở nhịp 1, 2, 3, 4 tay mở ra mời chào theo hướng ký chân,
nhịp 5, 6, 7, 8 hai tay đặt lên nhau tạo thành hình chữ nhật chân vẫn nhún ký.
Hát: “Chào anh ... chào thầy”
- Động tác 4: Sau đó đi đều về phía phải 4 nhịp (chân trái trước) sau đó đứng tại
chỗ, tay trái chống hông, tay phải vung cao thể hiện động tác chào nhau chân dậm đều
tại chỗ 4 nhịp. Sau đó đi ngược về bên trái (tay trái vẫy chào).
Hát: “Em vào... theo em”.
Tổ chức cho các em múa lại từ đầu.
*5.3. Thiết kế hoạt động ngoại khóa:
Chủ điểm : Kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5
Tên hoạt động : Tiểu sử Đội TNTP Hồ Chí Minh
* Mục tiêu của họat động:
- HS nắm được Tiểu sử ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, nắm được 5
đội viên đầu tiên .
- Rèn cho HS một số kỹ năng :
+ Ký năng trình bày mạnh dạn trước tập thể .
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
+ Kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một số hoạt động.
+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá.
+ kỹ năng tự điều chỉnh để hòa nhập với tập thể nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ.

* Giáo dục lòng biết ơn các Đội viên trẻ tuổi, luôn phục tùng tổ chức Đội, có ý
thức học tập tốt, rèn luyện và thực hiện tốt theo điều lệ Đội.
* Nội dung, hình thức tổ chức:
a. Nội dung:
-Biểu diễn văn nghệ : Ca ngợi Bác Hồ, Đội ( mỗi khối lớp 1 tiết mục văn nghệ)
- Thi tìm hiểu về Đội.
Phần thi 1: Ai nhanh hơn
Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, các đội giành quyền trả lời nhanh bằng tín
hiệu phất cờ, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Trang 9


Câu hỏi 1: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? Ở
đâu?
Câu hỏi 2: Kể tên 5 đội viên đầu tiên ? Ai là đội trưởng?
Câu hỏi 3: Hiện nay khu di tích Kim Đồng được xây dựng ở đâu?
Phần thi 2: Phần thi giành cho khán giải
Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, khán giả xung phong trả lời. Ai trả lời
đúng nội dung câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng của ban tổ chức.
Câu hỏi 1: Kim Đồng hy sinh khi anh vừa tròn bao nhiêu tuổi ?
Câu hỏi 2 : Kim Đồng tên thật là gì?
Câu hỏi 3 : Đội ta từ khi thành lập tính đến nay đã có mấy lần Đại hội ?
Phần thi 3: Phần thi lựa chọn.
Vẽ một bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa ghi một số ứng với một câu hỏi . Các
đội chọn số, người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng. Mỗi câu trả lời đúng
được 10 điểm. Nếu đội đội đó không trả lời được thì các đội còn lại có quyền trả lời,
mỗi câu đúng được 5 điểm.
Câu hỏi 1: Em hãy hát một bài hát về Đội TNTP Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Em hãy đọc 5 Chương trình hoạt động Đội năm học này?
Câu hỏi 3: Em hãy nêu khẩu hiệu của Đội TNTP Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 4: Đội TNTP lấy tên Đội TNTP Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm
nào?
Câu hỏi 5: Em hãy nêu và thực hành các bước tháo thắt khăn quàng?
b. Người thực hiện công việc:
- Người phụ trách theo dõi chung: Tổng phụ trách Đôi.
- Ban nội dung : Đề xuất 2 giáo viên phụ trách
- Ban giám khảo : Đề xuất 3 giáo viên phụ trách và 2 đội viên.
- Ban thư ký : Đề xuất 1 giáo viên phụ trách và 1 đội viên.
- Các lớp tham gia thi : Đại diện 3 khối lớp (3,4,5) mỗi khối chọn từ 3 – 5 em.
- Cổ động viên : Học sinh các lớp 1,2,3,4,5
Thời gian : từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút ngày 15/5/2010.
+ Biểu diễn văn nghệ: 20 phút.
+ Thi tìm hiểu về Đội : 50 phút.
+ Tổng kết - phát thưởng : 20 phút
c. Cơ sở vật chất:
- Khán đài; 1 bàn để âm ly; 1 bàn ban giám khảo; 1 bàn thư ký
- 1 bàn giành cho ban nội dung; 5 bàn cho 5 đội chơi.
- Phần thưởng : Giấy khen, vở, bánh kẹo
Trang10


d. Địa điểm tổ chức : Sân trường.
e. Hình thức tổ chức: Thi giữa các đội
* Tiến trình tổ chức :
- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu ban giám khảo, thư ký
- Giới thiệu các đội tham gia thi.
- Thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
* Tổng kết rút kinh nghiệm:
- Công bố kết quả cuộc thi.

- Phát thưởng – Bế mạc cuộc thi.
6. Thời điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi:
- Ở trường tôi thì việc tổ chức vui chơi, múa hát ( trong đó lồng ghép chơi các
trò chơi dân gian và các bài hát dân ca ) ngay vào thời điểm giờ ra chơi vào những
ngày thứ ba và thứ năm hàng tuần; còn thứ hai, tư, sáu thì tổ chức cho học sinh tập thể
dục giữa giờ. Thường xuyên tổ chức nhiều vào mùa nắng, mùa mưa thì tùy theo thời
tiết mà tổ chức nhằm tránh tình trạng tổ chức rời rạc, không liên tục.
- Riêng ở các buổi sinh hoạt Đội – Sao nhi đồng ngoài nội dung sinh hoạt thì
còn lồng ghép các hoạt động vui chơi, múa hát vào để tăng thêm phần hấp dẫn trong
buổi sinh hoạt.
- Đối với các hoạt động theo chủ điểm hoặc các trò chơi lớn mang tính chất thi
đấu thì tổ chức vào các ngày đã được nêu trong kế hoạch.
III, KẾT LUẬN:
1. Kết quả áp dụng kinh nghiệm
Từ khi nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng của việc tổ chức vui chơi, múa
hát cho thiếu nhi nên tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đưa vào trong kế
hoạch hoạt động của nhà trường và của Liên đội thực hiện trong nhiều năm qua, nhìn
chung lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ, sự tận tâm,
tận tuỵ của một số cán bộ phụ trách Đội – Sao nhi đồng đã vượt qua và tổ chức cho
các em vui chơi, múa hát một cách đạt hiệu quả nhất. Qua việc tổ chức cho các em vui
chơi, múa hát thường xuyên và liên tục đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục đạo
đức cho các em, tạo cho các em có các đức tính cao đẹp của người học sinh, biết quan
tâm giúp đỡ bạn bè, yêu thầy mến bạn. Từ đó mà các em rất hiếu động và đã tự đứng
ra tổ chức cho lớp mình và sinh hoạt ở các lớp nhỏ hơn.
Do được tổ chức thường xuyên và liên tục nên đã trở thành thói quen, các em
ngoài những giờ ra chơi các em tổ chức thành nhóm để chơi và múa hát.
Nhờ sự hướng dẫn tỉ mĩ và tổ chức thường xuyên nên trong các hội thi các cấp
về tiếng hát hoa phượng đỏ luôn đạt giải, tham gia các hội thao luôn có giải và kết quả
hoạt động đội nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các năm học và được
nhà trường, hội đồng đội xã, huyện đánh giá rất cao.

Trang11


2. Bài học kinh nghiệm
*Qua việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi trong thời gian qua bản thân tôi rút ra
được một số bài học kinh nghiệm nhỏ như sau:
- Bất cứ hình thức vui chơi, múa hát nào cũng phải hấp dẫn và gây hứng thú cho
các em. Người lớn không được áp đặt, gò bó, đề ra nhiều quy định buộc các em phải
tuân theo một cách máy móc. Khi tổ chức vui chơi, múa hát phải để cho các em tự do,
tự nguyện và thoải mái.
- Tổ chức vui chơi, múa hát phải gợi ý, hướng dẫn kĩ để các em có thể tự mình
chơi và múa hát được, phát huy cao độ tính tự lực của các em vì vui chơi, múa hát là
hoạt động độc lập của các em, qua đó các em phát huy tính sáng kiến, nỗ lực vượt
khó, trưởng thành về mọi mặt, nhất là về ý trí.
- Cần giúp cho các em thiết lập được mối quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm.
Thông qua vui chơi, múa hát giúp các em hình thành tình cảm yêu thương, chia sẻ
trách nhiệm và lòng nhân ái.
- Hoạt động vui chơi, múa hát cần được cân nhắc, lựa chọn theo phương hướng
có lợi nhất đối với sự phát triển của thiếu nhi.
- Để có thể vui chơi, múa hát lành mạnh và thiết thực phải có đồ chơi, phương
tiện để chơi, hát đặc biệt là chỗ chơi, chỗ hát. Hoạt động vui chơi, múa hát bổ ích cho
các em, vừa góp phần vào các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa phương.
3. Kết luân :
Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một vị trí hết sức
quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Vì hoạt động vui chơi, múa hát là
một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi và thoải mái
sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Hoạt động vui chơi, múa hát đã tạo ra khí thế
sôi nổi “Học mà chơi, chơi mà học”.
Trên đây là “ Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi,
múa hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 ” trong những năm

qua mà bản thân tôi đã đúc kết được . Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót,
mong sự đóng góp, chỉ đạo của các cấp quản lý, các bạn đồng nghiệp để cho việc tổ
chức vui chơi, múa hát ở trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1 diễn ra thường xuyên,
liên tục và có hiệu quả hơn.
Khánh Bình Đông, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Người viết sáng kiến

Trần Văn Chiến

Trang12


Phần nhận xét, đánh giá xếp lọai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa
hát cho thiếu nhi ở trường tiểu học Khánh Bình Đông 1

Tác giả : Trần Văn Chiến (Giáo viên – Tổng phụ trách đội )
Tổ chuyên môn
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
..............
- Biện pháp
..............
- Kết quả phổ biến ứng dụng ..............
- Tính khoa học
..............
- Tính sáng tạo
..............

Xếp loại chung : .............................
Ngày ....tháng ...năm 2011
Tổ trưởng

Trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
...............
- Biện pháp
...............
- Kết quả phổ biến ứng dụng ...............
- Tính khoa học
...............
- Tính sáng tạo
...............
Xếp loại chung : ................................
Ngày ....tháng ...năm 2011
Hiệu trưởng

Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
........................................................................................
- Biện pháp
........................................................................................
- Kết quả phổ biến ứng dụng .....................................................................................
- Tính khoa học
.......................................................................................

- Tính sáng tạo
.......................................................................................
Xếp loại chung : ............................
Ngày ...tháng năm 2011
Trưởng phòng

.
......................................................
Trang13


BẢNG TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Trần Văn Chiến
Chức vụ: Giáo viên – TPT đội
Nhiệm vụ được phân công: TPT Đội
Tên SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa
hát cho thiếu nhi ở trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1
I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sự cần thiết của việc tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi ở trường Tiểu học.
2. Thực trạng của việc tổ chức vui chơi, múa hát trong thời gian qua
a. Nguyên nhân khách quan
Trường nằm trên địa bàn xã nghèo, vùng kinh tế khó khăn.
Tài liệu, phương tiện phục vụ cho vui chơi, múa hát còn thiếu nhiều.
Đa số giáo viên phụ trách là giáo viên đứng lớp nên thời gian dành cho việc tổ
chức vui chơi, múa hát không nhiều.
b. Nguyên nhân chủ quan
Việc nghiên cứu tài liệu còn ít.
Việc tổ chức vui chơi, múa hát nhiều lúc chưa phù hợp với các đối tượng học
sinh.

Còn xem nặng việc xử phạt.
Kĩ năng xử lý tình huống của một số phụ trách nhiều lúc chưa mềm dẻo.
II, NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Tham khảo tài liệu.
Tài liệu là phương tiện bổ ích, cung cấp vốn kiến thức cho mỗi phụ trách đội- sao
nhi đồng.
2. Vị trí, vai trò của việc tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi.
Tổ chức vui chơi múa hát chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt động
giáo dục của nhà trường.
Cần tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Cung cấp nguồn tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh.
3. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi.
- Trò chơi rèn luyện khả năng của các cơ quan trên cơ thể.
- Loại hoạt động thể thao rèn luyện thể chất, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Loại hoạt động tham quan, dã ngoại.
- Loại hoạt động phát triển trí tuệ, phát triển năng khiếu của thiếu nhi.
4. Phương tiện, dụng cụ phục vụ việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho
thiếu nhi.
5. Một số nội dung, yêu cầu cần đạt và cách thức tổ chức các trò chơi, bài múa.
5.1 Trò chơi
5.2 Múa tập thể
5.3 Thiết kế các hoạt động ngoại khóa.
Trang14


6. Thời điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi.
Tổ chức giờ ra chơi trong các buổi học chính khóa.
Tổ chức trong các hội thi, các buổi sinh hoạt đội, sao nhi đồng.
III, KẾT LUẬN
1. Kết quả áp dụng kinh nghiệm

Qua việc tổ chức cho các em vui chơi, múa hát thường xuyên và liên tục đã góp
phần đáng kể vào việc giáo dục đạo đức cho các em.
Tổ chức thường xuyên và liên tục nên đã trở thành thói quen, các em ngoài
những giờ ra chơi các em tổ chức thành nhóm để chơi và múa hát.
Trong các hội thi các cấp về tiếng hát hoa phượng đỏ luôn đạt giải, tham gia các
hội thao luôn có giải và kết quả hoạt động đội nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của các năm học và được nhà trường, hội đồng đội xã, huyện đánh giá rất
cao.
2. Bài học kinh nghiệm
- Không được áp đặt, gò bó, đề ra nhiều quy định buộc các em phải tuân theo một
cách máy móc, để cho các em tự do, tự nguyện và thoải mái.
- Tổ chức vui chơi, múa hát phải gợi ý, hướng dẫn kĩ để các em có thể tự mình
chơi và múa hát được.
- Cần giúp cho các em thiết lập được mối quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm.
- Hoạt động vui chơi, múa hát cần được cân nhắc, lựa chọn theo phương hướng
có lợi nhất đối với sự phát triển của thiếu nhi.
- Phải có đồ chơi, phương tiện để chơi, hát .
3. Kết luân chung:
Việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một vị trí hết sức
quan trọng trong nhiều năm tổ chức đã gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp.
Khánh Bình Đông, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Người viết sáng kiến

Trần Văn Chiến

Trang15




×