Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.04 KB, 54 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
______________

ĐỀ ÁN
TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Tờ trình 701/TTr-CHK ngày 5/02/2015
của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)

Năm 2015

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Tháng 5/2014, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành và trình Thủ
tướng Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 (văn bản số
5770/BGTVT-KHĐT ngày 20/5/2014). Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014. Bộ GTVT cũng đã ban
hành Kế hoạch hành động số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 triển khai thực
hiện Đề án này (Kế hoạch hành động 3177).
Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020,
Kế hoạch hành động 3177 và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại văn bản
số 13997/BGTVT-VT ngày 5/11/2014 v/v Xây dựng Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực
vận tải chuyên ngành, trong bối cảnh ngành hàng không đang có sự phát triển
liên tục, tốc độ tăng trưởng vận tải cao, việc Cục Hàng không Việt Nam (Cục
HKVN) xây dựng Đề án Tái cơ cấu vận tải hàng không để có những giải pháp


xắp xếp hoạt động vận tải hàng không một cách hợp lý, phù hợp với sự phát
triển thị trường, kết cấu hạ tầng hàng không cũng như nâng cao hiệu quả khai
thác là cấp bách và cần thiết.
II. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014;
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
- Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 được phê duyệt tại Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ;
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 21/QĐ-TTg
ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị quyết số 16-NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày
16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;
- Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 kèm theo văn bản số
5770/BGTVT-KHĐT ngày 20/5/2014 của Bộ GTVT;
2


- Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng Bộ

GTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành
GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững
giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tẩng
hàng không được phê duyệt tại Quyết định 2985/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2013
của Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Đề án Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không đến năm 2020
được phê duyệt tại Quyết định 4375/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2013 của Bộ
trưởng Bộ GTVT;
- Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng
9/2014;
- Các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

3


PHẦN I
THỰC TRẠNG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Thực trạng
Trong giai đoạn 2009-2014, các chỉ tiêu phát triển, các nội dung quy hoạch
phát triển mạng đường bay, đội tàu bay, mạng cảng hàng không, sân bay theo
Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch 21) đã được Cục HKVN cùng các đơn vị
trong ngành HKVN nghiêm túc triển khai thực hiện.
- Ngành HKVN đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại

hóa đất nước, đồng thời tham gia vào việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Thị trường hàng không phát triển nhanh, an ninh, an toàn hàng không
được đảm bảo. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách
thức, thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 5 năm qua vẫn tăng
trưởng nhanh, ở mức hai con số.
- Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đã phát triển đúng
hướng, phù hợp với các định hướng tại Quyết định 21. Nhu cầu của thị trường
vận chuyển hàng không về cơ bản được đáp ứng với mạng được bay dần phủ
kín các vùng miền của đất nước.
- Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao theo tiêu chuẩn trong nước
và quốc tế. Việc xã hội hóa hoạt động vận chuyển, khuyến khích và tạo điều
kiện cho các hãng hàng không tư nhân hoạt động đã tạo động lực cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cơ hội tiếp
cận sản phẩm dịch vụ hàng không, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh của thị
trường vận tải hàng không trong 5 năm qua. Mặt khác, chính sách tự do hóa vận
tải hàng không theo lộ trình đã khuyến khích các hãng hàng không quốc tế bay
vào Việt Nam, mở rộng cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường hàng không giữa
Việt Nam và thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh của thị
trường vận tải hàng không giai đoạn vừa qua.
- Việc quy hoạch các Cảng hàng không, sân bay mới cũng như các Cảng
hàng không quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùng
miền theo định hướng của Chính phủ cũng như tạo cơ hội kết nối quốc tế của
các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Cho đến nay, ngành hàng không vẫn
xác định các cửa ngõ quốc tế chính của Việt Nam là 3 CHKQT Nội Bài, Đà
Nẵng và Tân Sơn Nhất. Các CHKQT khác được phát triển với vai trò sẵn sàng
tiếp nhận các chuyến bay quốc tế thường lệ/không thường lệ của các hãng hàng
không Việt Nam, nước ngoài khi có nhu cầu, thị trường theo định hướng phát
triển du lịch của Chính phủ;
- Đội tàu bay được phát triển đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, đồng bộ. Việc ưu tiên phát triển đội tàu bay sở hữu đã tạo tiền đề cơ


4


bản cho sự tăng trưởng bằng nội lực của chính doanh nghiệp, góp phần đưa các
hãng hàng không Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả. Đội tàu bay của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã phát triển đúng theo quy hoạch về số
lượng, chủng loại, phù hợp với kế hoạch phát triển mạng đường bay của hãng.
Đặc biệt, với tỷ trọng tàu bay sở hữu đạt hơn 50% đội tàu bay đã tạo tiền đề cơ
bản cho sự tăng trưởng bằng nội lực của chính doanh nghiệp, góp phần đưa hãng
hàng không phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao vị thế hàng không Việt
Nam nói chung và Vietnam Airlines nói riêng tại khu vực Đông Nam Á.
1. Tình hình chung về thị trường và các chỉ tiêu phát triển vận tải
hàng không
Giai đoạn 2009-2014, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng
hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu giai đoạn 2008-2009. Tuy mức độ ảnh hưởng
không nặng như các quốc gia trong khu vực, kinh tế Việt Nam cũng có sự giảm
sút rõ rệt vào giai đoạn này khi mức tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 5-6%
thay vì 7% giai đoạn trước đó. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng bị tác động mạnh
từ việc giá khí đốt, xăng và dầu tăng trong khi thu nhập của người dân thời gian
qua ít thay đổi, đời sống gặp nhiều khó khăn khiến người dân đang dần thắt chặt
chi tiêu cũng như thay đổi cách chi tiêu. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm
chi tiêu ở nhiều nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ không thuộc loại thiết yếu và
điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường vận tải hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên, kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào năm 2013 và đến năm 2014, kinh tế
vĩ mô cơ bản ổn định, GDP năm 2014 dự kiến xấp xỉ 6%, lạm phát được kiểm
soát. Các yếu tố tác động đến thị trường vận tải hàng không có nhiều điểm
chuyển biến tích cực như giá dầu liên tục giảm, lượng khách du lịch tăng trưởng
ổn định, dự kiến đạt xấp xỉ 8 triệu khách.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế nhưng nhìn chung, thị trường

vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn này vẫn đạt được sự tăng trưởng cao,
liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2014 là 13,9% về
hành khách và 16,7% về hàng hoá. Năm 2014, tổng thị trường vận tải hàng
không Việt Nam ước đạt xấp xỉ 33,5 triệu khách (tăng 13,5% so năm 2013) và
751 nghìn tấn hàng hóa (tăng hơn 20% so năm 2013), tăng tương ứng 1,9 lần và
2,2 lần so với năm 2009 (17,5 triệu khách và 346,7 nghìn tấn hàng).
Có sự cân bằng trong phát triển giữa thị trường quốc tế và nội địa trong
những năm gần đây khi thị trường nội địa ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng
của mình khi đuổi kịp và vượt thị trường quốc tế về số lượng khách vận chuyển.
Nếu như năm 2009, tỷ lệ hành khách quốc tế/nội địa là 1,03 thì năm 2014, thị
trường nội địa ước đạt 17,8 triệu khách và lần đầu tiên vượt qua thị trường quốc
tế về mặt tuyệt đối.
Năm 2014 có 45 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng
lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47 điểm đến Hà Nội,
Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự
tham gia của hầu hết các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới
như Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airways (Đông Nam Á), All
Nippon Airways, China Southern Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific,

5


Korean Air, Asiana Airlines (Đông Bắc Á), United Airlines, FedEx (Bắc Mỹ),
Aeroflot, Air France (Châu Âu), Qatar Airways, Etihad (Trung Đông)... Bên
cạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng không Việt Nam đã có
sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp như AirAsia
Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air,
Indonesia AirAsia, VietJet Air.
Hiện tại, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường là
Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VASCO và VietJet Air

(VJ), trong đó BL và VJ khai thác theo định hướng chi phí thấp (LCC, hay còn
được gọi là hãng hàng không giá rẻ) đồng thời VJ là hãng hàng không tư nhân
đầu tiên của Việt Nam, sở hữu hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Các hãng hàng không Việt Nam, chủ yếu là Vietnam Airlines, hiện đang khai
thác 56 đường bay quốc tế đến 32 thành phố của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 46
đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 17 sân bay địa
phương cơ bản theo hệ thống mạng đường bay trục-nan và điểm đến điểm rộng
khắp toàn quốc.
Một điểm quan trọng đối với thị trường vận tải hàng không giai đoạn 20092014 là sự tham gia khai thác của các hãng hàng không giá rẻ khi ngày càng có
nhiều hãng giá rẻ tham gia khai thác thị trường Việt Nam, cụ thể: Từ Singapore
có Jetstar Asia, Tiger Air; từ Malaysia có AirAsia; từ Thái Lan có Thai AirAsia,
từ Indonesia có Indonesia AirAsia, từ Úc có Jetstar. Đối với thị trường nội địa,
hành khách đã được sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ từ những năm
2008 với sản phẩm của Jetstar Pacific và phân khúc giá rẻ thực sự bùng nổ khi
VietJet tham gia sân chơi này từ năm 2011. Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
của hãng hàng không giá rẻ tăng mạnh trong các năm và đến năm 2014, dự kiến
riêng thị trường nội địa đã có xấp xỉ 8 triệu hành khách sử dụng dịch vụ hàng
không giá rẻ, chiếm gần 44% tổng lượng vận chuyển trên các đường bay nội địa.
Có thể nói, hàng không giá rẻ đã tiếp cận và tạo ra một phân khúc thị trường vận
tải hàng không mới với nguồn khách chính là khách có thu nhập thấp, có dung
lượng lớn (khách du lịch và khách thăm thân). Với dịch vụ của các hãng hàng
không giá rẻ, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và trong khu vực
Đông Nam Á nói chung có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không
với mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ. Việc
khai thác của các hãng hàng không này đã đáp ứng nhu cầu của một thị trường
chưa được khai phá, tăng tính cạnh tranh và mang lại cho hành khách ngày càng
nhiều sự lựa chọn về mức giá.
Các chỉ tiêu về vận tải hàng không, bao gồm thị phần của các hãng hàng
không Việt Nam trên các đường bay quốc tế, nội địa như sau:

THỊ PHẦN HÀNH KHÁCH QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA CÁC HÃNG HKVN
Chỉ tiêu
2009 VN
BL
0V

Quốc tế
3.096.913

Thị phần (%)
34,8

Nội địa
6.277.803
1.877.800
156.933

Thị phần (%)
73,1
21,9
1,8

Tổng
9.374.716
1.877.800
156.933

6





×