Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

DỰ THẢO BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 – 2018, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.88 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ THẢO BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 – 2018,
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 8 năm 2018

1


UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ơ

Hà Tĩnh, ngày

DỰ THẢO

tháng 8 năm 2018

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2017-2018,
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019
Năm học 2017-2018, Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Tĩnh triển
khai nhiệm vụ chính trị và tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong tình hình


kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh có những bước phát triển tích cực, đời
sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường
xuyên của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự
phối hợp đồng bộ của các Sở, Ngành và các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự ủng
hộ của nhân dân, toàn Ngành đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Ngành
Giáo dục đã quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung
của Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/ 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp bằng những cách làm sáng tạo, phù hợp thực tiễn của địa phương và đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018
I. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
1. Rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
a) Kết quả đạt được
Năm học 2017-2018, quy mô, mạng lưới trường học cơ bản ổn định, toàn
tỉnh có 727 trường mầm non và phổ thông, 10.168 lớp, 311.683 học sinh (tăng 4
trường, 146 lớp, 9878 học sinh).
Thực hiện Chương trình hành động số 920-CTr/TU ngày 31/01/2018 của
Tỉnh ủy Hà Tĩnh Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả"; Chương trình hành động số 1011-CTr/TU ngày 03/5/2018 của Tỉnh ủy Hà
Tĩnh Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập; năm học 2017-2018, toàn ngành tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá kết
2



quả thực hiện Quyết định 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông đến năm 2020, để
xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2025 và những năm tiếp theo.
Bên cạnh rà soát sắp xếp các trường mầm non, phổ thông công lập, Ngành
khuyến khích xã hội hóa phát triển các trường mầm non, phổ thông ngoài công
lập. Năm học 2017-2018, thành lập mới 05 trường tư thục chất lượng cao (4
trường mầm non và 1 trường phổ thông có nhiều cấp học), đình chỉ hoạt động 01
trường THPT ngoài công lập (Nguyễn Khắc Viện); cấp phép hoạt động mới 4
trung tâm ngoại ngữ, tin học; 5 trung tâm tư vấn du học.
b) Hạn chế
Sau quy hoạch vẫn còn nhiều trường học có quy mô nhỏ, nhiều điểm
trường: THPT có 2 trường có qui mô dưới 18 lớp; THCS có 75 trường quy mô
dưới 16 lớp, 30 trường dưới 12 lớp; Mầm non có 17 trường qui mô dưới 5 nhóm
lớp. Tiểu học có 19 trường qui mô 5 lớp. Có 8 trường THCS liên xã đang học tại
2 điểm trường; 90 trường mầm non có điểm lẻ, trong đó có 05 trường từ 3 điểm
lẻ trở lên; 48 trường tiểu học có điểm lẻ, trong đó 05 trường từ 2 điểm lẻ trở lên.
(Phụ lục 1: Quy mô mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non và phổ thông
cuối năm học 2017-2018)
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lý các cấp
a) Kết quả đạt được
- Xây dựng quy hoạch, bố trí sắp xếp đội ngũ
Thực hiện xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc trong các cơ sở
giáo dục năm học 2017-2018, Ngành đã chủ động trong việc sắp xếp, bố trí đội
ngũ. Sau khi tuyển sinh đầu cấp, các phòng GD&ĐT, theo phân cấp quản lý, các cơ sở
giáo dục tham mưu UBND cấp huyện, Sở GDĐT đề xuất nhu cầu đội ngũ; Sở hướng
dẫn bố trí, sắp xếp đội ngũ trên cơ sở số lượng hiện có và kế hoạch biên chế đã
được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học cho các nhà trường; những

trường thiếu giáo viên so với biên chế được giao đã tham mưu UBND cấp
huyện, Sở bố trí giáo viên biệt phái hoặc bố trí kinh phí hợp đồng giáo viên để
đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp.
UBND cấp huyện tiếp tục hợp đồng 921 giáo viên mầm non, 160 nhân
viên kế toán, 117 nhân viên y tế các trường mầm non; đảm bảo ngân sách để chi
trả đầy đủ, kịp thời cho giáo viên, nhân viên hợp đồng theo quy định. Các phòng
GD&ĐT tham mưu UBND cấp huyện bố trí cân đối giáo viên Văn hoá tiểu học
hiện có trên địa bàn, đảm bảo tối thiểu 01 GV/ lớp; một số UBND huyện hỗ trợ
ngân sách cho các trường thiếu giáo viên được hợp đồng lao động; dạy thêm giờ
hoặc biệt phái số giáo viên Tiếng Anh, Thể dục, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật dôi
dư ở các trường THCS dạy tăng cường để đảm bảo kế hoạch dạy học của các
trường tiểu học.
3


Đối với các trường THPT, ngoài việc cấp kinh phí theo định mức biên chế
được giao, hướng dẫn các đơn vị tự cấn đối trên cơ sở đảm bảo chuyên môn, mặt
bằng lao động để bố trí hợp lý đội ngũ; trong học kỳ 2, Sở đã biệt phái 26 giáo
viên đến các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thuộc Kỳ Anh,
Hương Khê, Thị xã Kỳ Anh. Các nhà trường cơ bản đảm bảo ổn định đội ngũ,
hoàn thành kế hoạch dạy học.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao nhận thức cho đội ngũ với
các nội dung liên quan của Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, Chương trình hành
động của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, Nghị quyết số 29NQ/TW, các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, văn bản
hướng dẫn của Bộ GDĐT về tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo,
đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý, phát triển chương trình nhà trường, dạy học
có thí nghiệm, thực hành...; thực hiện biệt phái luân phiên giáo viên từ trường

thừa đến trường thiếu,…
Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, Ngành đã phối hợp với các
trường đại học sư phạm trọng điểm tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý
đương chức, dự nguồn cho 154 người (MN: 51 người, TH: 29 người, THCS: 28
người, THPT: 46 người); bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh phù hợp theo
nguyện vọng đăng ký cho 1731 cán bộ quản lý, giáo viên MN, TH, THCS,
THPT, GDTX; phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức bồi dưỡng đổi mới
phương pháp dạy học thực hành, thí nghiệm; triển khai đổi mới cách tổ chức thi
GVG, HSG cấp tỉnh, nhất là các bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh....
Xây dựng và triển khai Đề án thi/xét thăng hạng và xếp lương theo hạng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo đúng phân cấp của UBND tỉnh
(đến nay, đã hoàn thành xây dựng Đề án thi/xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp giáo viên hạng IV lên III, trình Sở Nội vụ thẩm định để UBND cấp huyện
tổ chức thực hiện; xây dựng Đề án thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo
viên hạng III lên II trình Sở Nội vụ thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách nhà giáo
Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo
dục trong việc quyết định tổ chức bộ máy các tổ, tổ chức trực thuộc Đảng ủy/Chi
ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và quy định chức năng, nhiệm vụ tương ứng; ban
hành nội quy nhà trường; xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục
nhà trường; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ gắn với trách nhiệm của người
đứng đầu cơ sở giáo dục; thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ lương, thưởng, phụ
cấp, thai sản,...
Rà soát, thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP
4


ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày
15/12/2016 của HĐND tỉnh; năm học 2017-2018, toàn tỉnh đã tinh giản được 50
người thuộc biên chế ngành giáo dục.

- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị
quyết số 72/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 Quy định một số chính sách
khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp tục
hợp đồng thu hút 41 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sỹ ngành sư
phạm về giảng dạy tại các trường THPT; sử dụng hiệu quả giáo viên là sinh viên
tốt nghiệp đại học loại giỏi đã được tuyển dụng từ năm 2012 đến nay (THPT:
năm 2012: 74 người; năm 2013: 13 người, năm 2014: 02 người).
Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm tổ chức, phát động đến tận
các cơ sở giáo dục, toàn Ngành hưởng ứng tích cực phong trao thi đua “Đổi mới,
sáng tạo trong dạy và học” do Bộ GD&ĐT phát động; năm học 2017-2018 có
thêm 01 Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 08 Nhà giáo
được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú; có 1340 cá nhân được tặng Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; có nhiều cá nhân được UBND tỉnh, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu và hình thức
khen hưởng khác.
b) Hạn chế
Đội ngũ giáo viên không cân đối giữa các ngành học, cấp học; giáo viên mầm
non còn thiếu trong khi THCS thừa nhiều (318 người). Việc sắp xếp bố trí còn bất
hợp lý, không đồng đều giữa các địa phương, có địa phương thừa nhiều giáo viên
trong khi có địa phương lại thiếu giáo viên khá nghiêm trọng. Cơ cấu giáo viên thiếu
đồng bộ như: giáo viên văn hóa tiểu học thiếu 343 người, nhạc thiếu 14, các môn
khác thừa 522 người. Giáo viên ốm đau lâu dài chưa có hướng giải quyết.
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về nhận thức, phẩm chất,
đạo đức, lối sống; ý thức phấn đấu không cao, ngại khó, ngại đổi mới; năng lực
chuyên môn không đáp ứng yêu cầu; thiếu các kỹ năng mềm. Lực lượng giáo viên
giỏi, thật sự tâm huyết còn ít.
Công tác đánh giá, xếp loại CBQL, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, đánh
giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm thực hiện chưa nghiêm túc, mang tính
hình thức, cào bằng không tạo được động lực phấn đấu cho cán bộ, giáo viên và gây

khó khăn trong việc thực hiện tinh giản biên chế.
3. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học;
đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông
a) Kết quả đạt được
Toàn Ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của
Bộ Chính trị; Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung
5


ương Đảng (Khóa XII); Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 178/KH-BGDĐT ngày
16/3/2017 của Bộ GDĐT; Công văn số 801-CV/BTGTU ngày 18/8/2017 của
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Kế hoạch số 710/KH-UBND ngày 09/12/2015 của
UBND tỉnh về triển khai “Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống
cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Các trường phổ
thông đưa vào giảng dạy theo bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh” theo từng cấp học một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống được chú trọng: Các hoạt động
giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh có nhiều đổi mới về nội dung và
hình thức. Đến nay, có 271 trường Mầm non đã lồng ghép giáo dục kỷ năng sống
(KNS) vào các hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; có 77.578 trẻ được tham gia
hoạt động giáo dục KNS ngoài giờ chính khóa; có 93.270 học sinh Tiểu học,
75.607 học sinh THCS, 43.434 học sinh THPT tham gia hoạt động giáo dục
KNS ngoài giờ chính khóa. Năm học 2017-2018, số câu lạc bộ trong các trường
THPT tăng mạnh, có 182 câu lạc bộ với đa dạng các loại hình hoạt động tại 43
trường THPT. Các cơ sở giáo dục tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện như:
Chương trình tiếp sức mùa thi, tham gia xây dựng nông thôn mới cùng địa
phương, đảm nhận các hoạt động tu sửa, chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh tại các
nghĩa trang liệt sỹ, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, tham gia các hoạt động
đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường .…

Các cơ sở giáo dục tích cực hưởng ứng các cuộc thi do Bộ GDĐT phối
hợp với Trung ương Đoàn và các Bộ, ngành tổ chức như Cuộc thi “Tuổi trẻ học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018, có 01
học sinh Hà Tĩnh đạt giải Ba vòng chung kết toàn quốc; Cuộc thi “Những tấm
gương tâm huyết, sáng tạo học theo lời Bác năm 2018” do Báo Giáo dục và Thời
đại tổ chức, Hà Tĩnh có 01 giải Ba cá nhân; Cuộc thi “Tìm hiểu 50 năm chiến
thắng Đồng Lộc” toàn tỉnh có 123.926 học sinh, sinh viên tham gia dự thi với
407.041 lượt thi.
Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” do Bộ GDĐT phối hợp với công
ty Honda Việt Nam tổ chức, Hà Tĩnh có 118 bài dự thi đạt giải, được Ban tổ
chức đánh giá là đơn vị tổ chức triển khai tốt, hiệu quả cao và xếp thứ nhất
trong cả nước về số lượng và chất lượng bài thi.
Trong năm học, xuất hiện nhiều tấm gương giáo viên và học sinh Hà Tĩnh
có nghĩa cử cao đẹp, thể hiện lòng nhân ái và đạo đức trong sáng. Hội đồng TĐKT các cấp của Ngành đã được kịp thời tham mưu để biểu dương, khen thưởng,
tuyên truyền nhân rộng, đó là: 05 học sinh của Trường THPT Cẩm Xuyên, 01
học sinh Trường THPT Hương Sơn, 01 học sinh của Trường TH Thịnh Lộc,
huyện Lộc Hà “nhặt được của rơi trả người đánh mất” với tổng số tiền hàng trăm
triệu đồng... Các tấm gương giáo viên và học sinh nêu trên đã được Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục khen thưởng, động viên
6


kịp thời tạo sức lan tỏa sâu rộng. Có 3 tập thể và 5 cá nhân (3 giáo viên, 2 học
sinh) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen nhân kỷ niệm 70 năm ngày Bác
Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Công tác phát triển đảng viên trong trường học tiếp tục được quan tâm:
Năm học 2017-2018, các trường THPT toàn tỉnh đã cử 507 học sinh ưu tú tham
gia lớp cảm tình Đảng, hoàn thành hồ sơ đề nghị kết nạp 136 em.
Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ;
Quyết định số 5886/QĐ-BGDDT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Sở GD&ĐT đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số
201/KH-UBND ngày 21/6/2018 thực hiện quy định về môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh. Các cơ sở giáo dục quan tâm công tác xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tội
phạm và tệ nạn xã hội. Ngành kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản
số 3647/UBND-KGVX ngày 22/6/2018 chỉ đạo UBND nhân cấp huyện và các
sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
hiện có để tham mưu phương án đầu tư phù hợp; công tác an toàn vệ sinh trường
học.
Các trường TH, THCS, THPT xây dựng và nhân rộng mô hình “Trường
em xanh, sạch, đẹp, an toàn”, “Cổng trường an toàn giao thông”; quan tâm loại
bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích đối với học sinh, đặc biệt là các trường
đóng gần đường quốc lộ và các tuyến đường có nguy cơ TNGT cao; trường học
ở địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn.
b) Hạn chế
Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, nghệ
thuật cho học sinh triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận học
sinh sống thiếu hoài bão, thiếu động cơ học tập nhất là ở cấp trung học; học sinh
còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống tai nạn, đuối nước; vẫn
còn tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm an toàn giao thông.
Thực hiện phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa
chặt chẽ, thường xuyên; các trường học chưa thật chủ động tích cực phối hợp
các lực lượng tham gia công tác giáo dục; nhiều gia đình không quan tâm đến
việc học tập, rèn luyện của con em trong khi một số gia đình lại quá kỳ vọng vào
con cái dẫn đến tạo ra áp lực nặng nề về học hành, thi cử; vai trò của các tổ
chức, đoàn thể chưa được phát huy môi tường xã hội có nhiều phức tạp tác động
trực tiếp đến học sinh.
Việc theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng của học sinh, đặc biệt là trên
môi trường mạng gặp nhiều khó khăn; chưa thiết lập được mạng lưới kết nối

thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng học sinh toàn ngành.

7


4. Đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục
phổ thông
a) Kết quả đạt được
Triển khai thực hiện Thông báo số 551/TB-BGDĐT ngày 29/7/2016 của
Bộ GD&ĐT về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh ngày 24/6/2016 về phát triển giáo dục, đào tạo Hà Tĩnh; tiếp tục thực
hiện Kế hoạch số 1557/KH-SGDĐT ngày 21/10/2016 về triển khai mô hình đào
tạo thí điểm THPT-TCN; đẩy mạnh 2 hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp
THPT, THCS đó là: học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp Nghề và du học
theo hình thức vừa học vừa làm. Kết quả, có 5015 học sinh của 43 trường THPT
tham gia học trung cấp nghề (đạt trên 10%), toàn tỉnh hiện có 3.628 học sinh
đang học hệ bổ túc, kết hợp học nghề, cuối năm học 2017 - 2018, có 1.288 em
đã được cấp chứng chỉ.
Hoạt động du học tự túc phát triển mạnh đã góp phần làm tốt công tác
phân luồng, hướng nghiệp, toàn tỉnh hiện có 34 đơn vị được cấp phép hoạt động
tư vấn du học, có gần 500 học sinh du học Hàn Quốc, Nhật Bản, …
b) Hạn chế
Phương thức giáo dục hướng nghiệp tuy đã có những chuyển biến nhưng
nhìn chung còn nhiều hạn chế, nặng về dạy kiến thức lý thuyết, thiếu điều kiện
tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm.
Việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT hiệu quả còn thấp. Việc phối
hợp giữa các trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các cơ sở
sản xuất... trong việc hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh THCS, THPT chưa
thực sự hiệu quả. Hệ thống thông tin thị trường lao động còn thiếu và chậm cập
nhật, chưa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là đối với

học sinh THCS trong bối cảnh tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề. Chất lượng
đào tạo mô hình thí điểm THPT-TCN còn thấp.
5. Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ
5.1. Nâng cao chất lượng giáo dục
a) Kết quả đạt được
- Giáo dục mầm non: Triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo
dục mầm non sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển
chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà
trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến tốt: Tỷ lệ huy
động trẻ đến trường đạt 69,7%, trong đó: mẫu giáo 97,8%, nhà trẻ 28,6%. Tỷ lệ
trẻ ăn bán trú là 98,3%; có 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ; 100%
trẻ em 5 tuổi được hoàn thành chương trình GDMN 5 tuổi có chất lượng. Tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng thể tấp còi 4,7%; thể nhẹ cân 3,6%; trẻ thừa cân béo phì 0,8%
(giảm đáng kể so với đầu năm học và so với năm học trước).
8


Các cơ sở GDMN đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
thân thiện theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, tiêu biểu cho phòng trào có
03 trường mầm non: Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh), Mầm non I (TP Hà Tĩnh) và
Hoa Hồng (H.Can Lộc) được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen về thực hiện xuất sắc
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 100% trường MN đều
được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận “Trường học an toàn, phòng, chống
tai nạn thương tích”.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi có 13/13 đơn vị cấp huyện
đạt chuẩn (có 262/262 đơn vị cấp xã đạt);
- Giáo dục tiểu học: Chỉ đạo giao quyền chủ động cho các trường tiểu học
xây dựng kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu; điều chỉnh nội dung, yêu cầu các
môn học, các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù

hợp với đối tượng học sinh, thời gian, thực tế và điều kiện dạy học của đơn vị
trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng các thành tố tích cực của mô hình trường
học mới; chỉ đạo các nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, giáo dục theo hướng tổ chức cho học sinh tự học, chú trọng phát
triển năng lực, phẩm chất người học bằng các giải pháp như: Tiếp tục thực hiện
dạy học Tiếng Việt 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục; phương pháp “Bàn tay
nặn bột”; dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới; Áp dụng các thành tố tích cực
của Mô hình trường học mới Việt Nam vào dạy học Chương trình hiện hành.
Chỉ đạo và hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức sinh hoạt chuyên môn
dựa trên nghiên cứu bài học; tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn liên
trường, đặc biệt là các tổ/nhóm chuyên môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, Tiếng
Anh. Tăng cường tham gia hoạt động chuyên môn trên Diễn đàn Giáo dục Tiểu
học Hà Tĩnh và trên trang mạng “Trường học kết nối”
Tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo gắn
với thực tiễn cuộc sống; dạy học theo hình thức sân khấu hóa; dạy học gắn với di
sản, địa chỉ đỏ, làng nghề truyền thống, hoạt động lao động và sản xuất.
Phổ cập giáo dục tiểu học có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt mức 3 (có
260/262 đơn vị cấp xã đạt mức 3; 2 đơn vị cấp xã đạt mức 2 (xã Kỳ Thịnh TX
Kỳ Anh và xã Thạch Kim huyện Lộc Hà);
( Phụ lục 5: Chất lượng đại trà của học sinh tiểu học).
- Giáo dục trung học: Các nhà trường đã chú trọng việc phát triển chương
trình nhà trường phổ thông gắn liền với vận dụng một số hình thức, phương
pháp dạy học tiên tiến như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên
cứu, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp…; tăng cường thực hành, thí nghiệm
trong dạy học; vận dụng thí nghiệm ảo, mô phỏng trong dạy học; tích cực trong
việc đa dạng hóa hình thức dạy học như: tổ chức các Câu lạc bộ Văn học, Toán
học, Vật lí, Tiếng Anh…;các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt
9



động ngoại khóa, tham quan các dự án cộng đồng, các khu lưu niệm, địa chỉ
cách mạng, các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, giáo dục nhà trường gắn
với cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương, được thực hiện tốt. Đến nay, đã
được điều chỉnh số tiết dạy, đơn vị kiến thức phù hợp với từng đối tượng; đã có
trên 200 bài được điều chỉnh ở tất cả các bộ môn với trên 450 tiết được điều
chỉnh, sắp xếp lại; xây dựng được 109 chủ đề đơn môn và liên môn.
Các nhà trường, cơ sở giáo dục đã tích cực đổi mới thi chọn học sinh giỏi,
giáo viên dạy giỏi các cấp, đánh giá công nhận các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài
nghiên cứu khoa học. Ngành tổ chức lấy ý kiến đánh giá của cơ sở giáo dục
trong việc thẩm định, công nhận các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu
khoa học; lấy phiếu tín nhiệm đối với giáo viên dạy giỏi THCS cấp tỉnh.
Triển khai thí điểm mô hình dạy học tiếng Anh theo trình độ, năng lực
thực tế của học sinh. Năm học 2017-2018, có 23 trường dạy tiếng Anh theo năng
lực thực tế của học sinh; riêng khối 10 có tỷ lệ 40,64% số học sinh tham gia.
Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng mũi nhọn có nhiều
chuyển biến tốt. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2017-2018, Hà
Tĩnh có 85 em đạt giải trên tổng số 96 em dự thi, chiếm tỉ lệ 88,54%, trong đó có
3 giải nhất, 28 giải nhì, 31 giải ba, 23 giải khuyến khích. Tăng 8 giải so với năm
học 2016-2017 (tăng 01 giải nhất, 05 giải nhì, 01 giải ba và 01 giải KK). Cuộc
thi sáng tạo khoa học kĩ thuật giành cho học sinh trung cấp quốc gia, Hà Tĩnh có
06 dự án dự thi, kết quả có 02 sản phẩm đạt giải Ba.
Các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 245/KHUBND ngày 05/8/2017 về việc thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể
chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2025;
Ngành Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) cấp tỉnh, Ban tổ
chức đã trao cờ và phần thưởng cho 27 đội tuyển (bóng chuyền, bóng đá, bóng
rổ); trao 228 bộ Huy chương và phần thưởng cho các VĐV đạt thành tích cao; tại
giải điền kinh học sinh phổ thông toàn quốc năm 2018, đoàn Hà Tĩnh đạt giải nhì
toàn đoàn; tại vòng loại giải bóng đá HKPĐ học sinh tiểu học toàn quốc đạt giải
Nhì khu vực 2 và lọt vào vòng tứ kết giải bóng đá HKPĐ học sinh tiểu học toàn

quốc.
Phổ cập giáo dục THCS có 09/13 đơn vị cấp huyện đạt mức độ 2; 04 đơn
vị đạt mức 3: (TX Kỳ Anh, H. Can Lộc, TP Hà Tĩnh, H. Nghi Xuân); (52/262
đơn vị cấp xã đạt mức độ 2, 210/262 đơn vị đạt cấp xã đạt mức 3).
Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2018: 14.331/14.470 = 99,04%.
+ Học sinh GDTX: 1053/1078 = 97,68%.
(Phụ lục 3, 4: Chất lượng đại trà học sinh THCS và THPT; Phụ lục 6 và
7: Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh, học giỏi quốc gia)
- Giáo dục thường xuyên
Công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu
10


quả, đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy của người dân. Ngành phối hợp Hội
Khuyến học tỉnh chỉ đạo cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các các
trung tâm học tập đồng cấp xã.
Các đơn vị đào tạo Bổ túc THPT đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch
chuyên môn, tập trung đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, nâng cao hiệu quả
hoạt động. Đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn; kiểm tra, đánh giá học
sinh theo hướng phát triển năng lực người học trong các đơn vị đào tạo bổ túc
THPT. Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2018, hệ Bổ túc THPT: 1053/1078 =
97,68%.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên theo quy định cho cán bộ,
giáo viên.
Các trung tâm ngoại ngữ, tin học tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu học
tập của học sinh, sinh viên và người lao động.
Xóa mù chữ có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức 2 (có 262/262 đơn
vị cấp xã đạt chuẩn mức 2).
(Phụ lục 6:Chất lượng đại trà học sinh bổ túc THPT )
b) Hạn chế

Việc triển khai các hoạt động đổi mới giáo dục ở một số trường học chưa
quyết liệt, còn hình thức, đối phó; còn có tư tưởng ngại khó, ngại đổi mới. Chưa
tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong việc đổi mới phương pháp dạy học.Thực hiện
việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp GDMN ở một số đơn vị
còn nhiều hạn chế; xây dựng môi trường giáo dục, lập kế hoạch, tổ chức hoạt
động giáo dục còn hình thức, áp đặt trẻ, chưa đúng thực chất theo quan điểm
“lấy trẻ làm trung tâm”.
Chất lượng giáo dục toàn diện ở một số trường học còn hạn chế. Việc giáo
dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, nghệ thuật cho học sinh
triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
5.2. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
a) Kết quả đạt được
Thực hiện Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 19/11/2012 của UBND
tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục phổ thông Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020”, Ngành đã tích cực
triển khai thực hiện các nhiệm vụ dạy học tiếng Anh như Kế hoạch 1670/KHSGDĐT ngày 05/10/2015 về việc triển khai Đề án 3422. Thực hiện Văn bản số
4627/UBND-NC ngày 12/9/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện
Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tổ chức thí điểm
dạy học tiếng Anh theo năng lực cho học sinh ở các trường THPT. Nhìn chung
năm học 2017-2018 Công tác dạy học tiếng Anh đang dần đi vào nền nếp và chất
lượng được cải thiện.
Đối với cấp tiểu học, đến nay có 229 trường có lớp học tiếng Anh 4
11


tiết/tuần với 1.686 lớp (46.916 học sinh) chiếm tỷ lệ 76,28% học sinh các khối
3,4,5 toàn tỉnh. Có 58 trường ở 7 huyện với 449 lớp (12.074 học sinh) ở các khối
3,4,5 học 2 hoặc 3 tiết/tuần.
Đối với cấp THCS có 76/151 trường THCS triển khai dạy tiếng Anh hệ 10
với 16.361/74.285 (tỷ lệ 21,96%). Các trường THCS đã tích cực đổi mới hình

thức dạy học tiếng Anh, khuyến khích đa dạng hóa các hình thức học tiếng Anh
như tổ chức câu lạc bộ giao lưu với thầy, cô và các bạn học sinh, giao lưu liên
trường, giao lưu với người nước ngoài.
Đối với cấp THPT, khuyến khích các nhà trường tổ chức thí điểm dạy học
tiếng Anh theo năng lực cho học sinh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Công văn số
4627/UBND-NC ngày 12/9/2016 của UBND tỉnh. Năm học 2017-2018, có 23
trường đăng kí dạy tiếng Anh theo năng lực thực tế của học sinh. Riêng lớp 10
đã có 5.661/13.929 học sinh tham gia (chiếm tỷ lệ 40,64%). Bên cạnh đó, số
trường THPT đăng kí triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 năm tăng lên đến
24 trường. Có 05 trường THPT mới đăng kí dạy tiếng Anh hệ 10 năm trong năm
học 2017-2018.
Tổ chức thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 9 và THPT với
đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ năm học 2017-2018, bắt đầu triển khai thi
Nói môn tiếng Anh trong kì thi chọn học sinh sinh tỉnh lớp 10, 11.
b) Hạn chế
Việc triển khai dạy học ngoại ngữ ở các trường tiểu học còn bất cập, thiếu
đồng bộ, có trường có các lớp thực hiện theo chương trình mới 4 tiết/ tuần (238
trường) có trường có các lớp chỉ dạy được từ 2 - 3 tiêt/ tuần ( 154 trường) cho
học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, cá biệt. Việc triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ
chưa đạt yêu cầu, chất lượng dạy học ngoại ngữ còn thấp ở tất cả các cấp học.
Việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu; lựa chọn, khai
thác, sử dụng học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông
tin và khai thác trang thiết bị trong dạy học ngoại ngữ cho các cấp học đã được
các địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Kết quả thi môn ngoại ngữ (tiếng Anh) trong kỳ thi THPT quốc gia năm
2018 của Hà Tĩnh còn thấp, cho thấy sự chuyển biến của môn học này chưa rõ
nét; có sự chênh lệch khá rõ theo từng địa phương.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
a) Kết quả đạt được
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày

22/11/2017 để triển khai thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017
của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ
trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020” phù hợp với điều kiện thực tiễn của
Hà Tĩnh. Ban hành Kế hoạch số 98/KH-SGDĐT ngày 24/01/2018 để triển khai
12


thực hiện Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh với các
nội dung cụ thể như, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy-học, trong quản lý
giáo dục; thống nhất các phầm mềm ứng dụng CNTT, xây dựng văn phòng điện
tử, hệ thống phòng họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành và bồi dưỡng, tập
huấn cán bộ, giáo viên.
Các trường học trong toàn tỉnh ứng dụng phần mềm quản lý nhà trường để
quản lý hồ sơ, điểm và kết quả xếp loại học sinh; cán bộ, giáo viên tích cực sử
dụng phần mềm “Trường học kết nối” trong sinh hoạt chuyên môn trực tuyến;
xây dựng các chuyên đề dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, đổi mới sinh hoạt
tổ/nhóm chuyên môn và quản lí hoạt động chuyên môn qua mạng. Công tác
quản lý về tài chính, thống kê, tổ chức cán bộ đều được xử lý bằng phần mềm;
các phần mềm chuyên dùng như: Phổ cập, kiểm định chất lượng giáo dục, quản
lý thi, thư viện, thiết bị, xếp thời khóa biểu,..đều được các cơ quan quản lý giáo
dục và các cơ sở giáo dục sử dụng có nề nếp và đạt hiệu quả cao; Sở GD&ĐT sử
dụng phần mềm (IO; TDOffice) để điều hành công vụ; đến nay, 100% các văn
bản (trừ các văn bản có quy định không được gửi qua mạng) của Sở được gửi
bằng bản điện tử.
Ngành đã ký hợp tác toàn diện với Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Chi
nhánh Hà Tĩnh (Viettel Hà Tĩnh) trang bị miễn phí đường truyền kết nối cáp
quang đến 100% các trường học. Thiết kế Cổng thông tin điện tử
(Hatinh.edu.vn) đảm bảo theo đúng quy định của tỉnh; thực hiện kết nối giữa
Cổng thông tin điện tử của Sở với các website của các trường học trong toàn

Ngành.
b) Hạn chế
Một số địa phương, cơ sở giáo dục đào tạo chưa quan tâm đúng mức việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh
giá, chưa quan tâm đầu tư kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; công
tác xã hội hóa các dịch vụ công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục chưa thực sự
hiệu quả.
Hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở các trường học còn thiếu
đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng (đặc biệt những
trường vùng khó khăn).
Việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành vào hỗ trợ dạy và học trong
nhà trường còn hạn chế; việc tích hợp và khai thác dữ liệu dùng chung chưa
được thực hiện tốt; hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin quản lý và dạy học
chưa cao.
7. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học và tổ chức các hoạt
động giáo dục gắn với công tác xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
a) Kết quả đạt được
Tổ chức chỉ đạo thực hiện rà soát và xây dựng kế hoạch bổ sung nâng cấp
13


mua sắm thiết bị dạy học: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa trường
học giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2017-2020 đúng tiến độ; đưa vào sử dụng
90 phòng học trường mầm non tại các huyện nghèo, 16 phòng học, 2 phòng bộ
môn và phòng thư viện thuộc dự án trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, triển
khai xây dựng 274 phòng học trường mầm non và tiểu học vùng đặc biệt khó
khăn. Mua sắm bổ sung thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
thiết bị dạy học ngoại ngữ (278 bộ), đồ trời ngoài trời cho trẻ em (225 bộ), thiết
bị làm quen với tin học cho trẻ em (572 bộ) trị giá trên 60 tỷ đồng.
Chỉ đạo tăng cường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học

nhất là công trình vệ sinh các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia với công tác xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên toàn tỉnh
nên chất lượng cơ sở vật chất các trường học ngày càng khang trang và bền
vững.
Phòng trào toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới và đô thị văn
minh được các cơ sở giáo dục, cán bộ giáo viên, nhân viên toàn ngành quan tâm
hưởng ứng bằng các hành động, việc làm thiết thực như: tham gia đỡ đầu các xã,
phường, thôn xóm và khối phố; ra quân trông cây, làm vệ sinh môi trường; hiến
đất mở đường, đăng ký làm vườn mẫu,…
Kết quả xây dựng nông thôn mới đến tháng 7/2018:
+ Tiêu chí 5 có 150/ 230 (65,2%) xã đạt;
+ Tiêu chí 14.1&14.2 có 230/230 (100%) xã đạt.
Nhóm 7 xã đề xuất kiểm tra công nhận đợt 1 năm 2018:Cẩm Minh, Cẩm
Thạch, Đức Lạc, Đức Nhân, Thạch Hưng, Phú Gia, Đức Liên các xã đều đạt tiêu
chí 5 và 14.1,14.2.
Nhóm 23 xã phê duyệt đăng ký hoàn thành 2018 theo quyết định số
728 .QĐ-UBND của UBND tỉnhcó 10/23 xã đạt tiêu chí 5, 23/23 (100%) xã đạt
tiêu chí 14.1và 14.2 .
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn được quan tâm đi vào chiều sâu về
chất lượng các tiêu chí và số lượng trường chuẩn quốc gia tiếp tục tăng, toàn tỉnh
có 537 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn (tỷ lệ 73,8%), tăng 42 trường
so với năm học 2016-2017.
(Phụ lục 9: Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia)
b) Hạn chế
Chưa có kế hoạch tổng thể xây dựng cơ sở vật chất trường học, việc bố trí vốn
đầu tư còn dàn trải. Công tác qui hoạch chi tiết một số trường học chưa được
quan tâm, còn 46 trường chưa có quy hoạch khuôn viên (mầm non 17, tiểu học 17
và THCS 12), 68 trường chưa có quyết định giao đất (mầm non 40, tiểu học 20,
THCS 8), 29 trường chưa đủ diện tích đất theo quy định (mầm non 28, tiểu học 1).
Một số trường mầm non vẫn còn phòng học tạm, học nhờ; một số trường tiểu

học, THCS và THPT phải học 2 ca; trên 10% số phòng học các cấp đã xuống cấp cần
14


phải thay thế; thiếu các phòng chức năng; công trình vệ sinh thiếu hoặc đang tạm bợ.
Một số thiết bị dạy học tối thiểu được đầu tư từ trước năm 2012, nên đã hư hỏng,
chưa được bổ sung, thay thế và một bộ phận không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục. Từ mầm non đến THPT còn thiếu hoặc đang sử dụng phòng tạm, phòng
xuống cấp: 1.031 phòng học, 184 phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, 312
phòng bộ môn, 72 phòng tin học, 73 phòng thư viện và hàng nghìn m2 nhà vệ
sinh. Thiết bị đồ chơi cho trẻ còn nghèo nàn; thiết bị có giá trị cao như máy vi
tính, máy chiếu, đàn, photocopy … được đầu tư nhỏ lẻ. So với nhu cầu còn thiếu
khoảng 10.199 bộ máy tính, 7.188 máy chiếu, 1.334 đàn, 670 casstte…
8. Hội nhập quốc tế trong giáo dục
a) Kết quả đạt được
Năm học 2017-2018, Ngành đã đón 10 đoàn khách quốc tế đến thăm và
làm việc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cử 14 lượt cán bộ quản lý, giáo viên
Tiếng Anh, Vật lí gồm cán bộ, giáo viên các đơn vị trực thuộc đi bồi dưỡng
chuyên môn, học tập kinh nghiệm quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, dạy học ở các nước Hoa Kỳ, Ba Lan, Vương Quốc Anh, Nhật bản,
Trung Quốc, Đài Loan. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, đặc biệt là năng
lực quản trị nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bồi dưỡng nghiệp
vụ cho nhân viên trường học.
Các Trung tâm ngoại ngữ, tin học cũng đã thực hiện liên kết với các
trường phổ thông về đào tạo, thi lấy chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế;
triển khai thực hiện cam kết chuẩn quốc tế về đầu ra tiếng Anh.
Các trường đại học, cao đẳng nghề đã triển khai hiệu quả nhiều chương
trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là làm tốt công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên
cho nước bạn Lào. Một số trường phổ thông trong tỉnh đã có hoạt động giao lưu,
kết nghĩa với các trường thuộc các nước Lào, Thái Lan.

Ngành đã thực hiện tốt việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo
dục để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế, chủ
động mời các giáo viên tiếng Anh có trình độ, kinh nghiệm về nói chuyện, tập
huấn hoặc giảng dạy cho cán bộ giáo viên và học sinh.
b) Hạn chế
Hội nhập quốc tế trong giáo dục chưa sâu, không đồng đều giữa các địa
phương và cơ sở giáo dục.
Học sinh và đội ngũ nhà giáo có ở vùng nông thôn, miền núi chưa có cơ hội
tiếp cận giao lưu trực tiếp với người nước ngoài nhiều.
II. Tình hình thực hiện các giải pháp cơ bản
1. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong Ngành
a) Kết quả đạt được
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg
ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương
15


trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch số 239/KHUBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CCHC của tỉnh giai
đoạn 2016-2020.
Thực hiện Quyết định số 5756/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2017 của Bộ
GD&ĐT về việc công bố Bộ TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ,
Ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày
24/5/2017 về việc công bố TTHC cấp tỉnh (60 thủ tục), cấp huyện (37 thủ tục)
và cấp xã (5 thủ tục) và đã cập nhật, công bố công khai trên Cổng TTĐT của
ngành và trên phần mềm DVC trực tuyến; Hiện nay, 100% TTHC của ngành
thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và có 10% TTHC thực hiện DVC
mức độ 3.
Công tác thanh tra giáo dục tiếp tục được quan tâm đổi mới theo Nghị
định 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày
04/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra trong lĩnh vực giáo dục; Kế

hoạch thanh tra tập trung vào thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính, thực
hiện tốt thanh tra chuyên đề các vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm. Việc xác
minh văn bằng, chứng chỉ, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo kịp thời, hiệu
quả.
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với
các tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao. Tuyên truyền
tấm gương nhà giáo, học sinh tiêu biểu và kết quả phong trào thi đua “Đổi mới,
sáng tạo trong dạy và học”. Năm học 2017-2018 có 11 trường học được UBND
tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, 04 trường đề nghị tặng cờ thi đua
xuất sắc của Bộ GD&ĐT, có nhiều tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của
UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác.
b) Hạn chế
Hiện đại hóa hành chính còn chậm, hạ tầng công nghệ thông tin chưa
được nâng cấp, thay thế kịp thời. Công nghệ thông tin chưa thực sự phục vụ tốt
công tác quản lý, chỉ đạo điều hành. Một số cơ sở giáo dục chưa thực sự quan
tâm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục
a) Kết quả đạt được
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/01/2017 về việc
triển khai thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
giai đoạn năm 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.
Công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch cán bộ được thực hiện theo quy
định. Khối trực thuộc có 370 người quy hoạch các chức danh cán bộ giai đoạn
16


2016-2020 (Giám đốc: 4, Phó Giám đốc: 10; trưởng phòng sở: 23; phó trưởng

phòng sở: 39; cấp trưởng đơn vị trực thuộc Sở: 72; cấp phó đơn vị trực thuộc
Sở: 222); 419 người quy hoạch các chức danh cán bộ giai đoạn 2021-2025
(Giám đốc: 4, Phó Giám đốc: 8; trưởng phòng sở: 36; phó trưởng phòng sở: 32;
cấp trưởng đơn vị trực thuộc Sở: 89; cấp phó đơn vị trực thuộc Sở: 250).
Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT thông qua thi chọn căn cứ năng
lực quản lý, lãnh đạo và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định;
cho từ chức, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Năm học 2017-2018 tổ
chức thi cho 50 ứng viên, bổ nhiệm lần đầu 4 hiệu trưởng, 14 phó hiệu trưởng,
bổ nhiệm lại 3 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng; đã tổ chức các phần thi cho 51
ứng viên đăng ký dự thi vào 25 chỉ tiêu năm 2018. Lưu đầy đủ hồ sơ thể hiện
quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt việc xây dựng Đề án vị trí việc làm;
đánh giá công chức, viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản theo tinh thần chỉ
đạo của Nghị quyết số 39 của Trung ương và Nghị định số 108 của Chính phủ.
Nhiều địa phương đã có những phương án bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có
hiệu quả biên chế, chế độ, chính sách cho nhà giáo được bảo đảm.
b) Hạn chế
Cán bộ quản lý chưa được cập nhật đầy đủ, thông tin kịp thời về những
đổi mới của ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng như cán bộ quản
lý giáo dục cấp phòng, cấp sở hầu hết đều từ giáo viên chuyển sang làm công tác
quản lý nên kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản trị trường học còn hạn
chế.
Công tác quản lý giáo dục một số nơi chưa tốt, không phát hiện và xử lý
kịp thời những vi phạm về lạm thu, dạy thêm, học thêm sai quy định, hiện tượng
vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh… Công tác quản lý ở một số trường học
còn bất cập, người đứng đầu chưa sâu sát, trách nhiệm chưa cao.
3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
a) Kết quả đạt được
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động, tạo điều kiện để doanh

nghiệp đầu tư nguồn lực, địa phương đầu tư đất đai, cơ chế để xây dựng trường
học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục; tạo
thuận lợi và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư
theo quy định của pháp luật. Năm học 2017-2018, Hà Tĩnh thành lập mới 5
trường tư thục chất lượng cao (có 4 trường mầm non, 1 trường phổ thông liên
cấp) hiện nay tiếp tục xây dựng 2 trường tư thục (1 trường mầm non và 1 trường
phổ thông liên cấp). Cấp phép hoạt động mới 4 trung tâm tin học ngoại ngữ, 5
trung tâm tư vấn du học.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa trường học giai đoạn 201417


2016 và giai đoạn 2017-2020 đúng tiến độ; đưa vào sử dụng 90 phòng học
trường mầm non tại các huyện nghèo, 16 phòng học, 2 phòng bộ môn và phòng
thư viện thuộc dự án trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, triển khai xây dựng
274 phòng học trường mầm non và tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. Mua sắm
bổ sung thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thiết bị dạy học
ngoại ngữ (278 bộ), đồ trời ngoài trời cho trẻ em (225 bộ), thiết bị làm quen với
tin học cho trẻ em (572 bộ) trị giá trên 60 tỷ đồng.
b) Hạn chế
Nguồn lực thu hút đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng;
mức độ huy động nguồn lực giữa các vùng, miền và giữa địa phương khác nhau.
Một số cơ sở giáo dục công tác tham mưu các nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cá
biệt có những công trình, hạng mục mới đầu tư nhưng không đáp ứng với quy
chuẩn hiện hành.
Chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để phát triển hệ thống trường ngoài
công lập. Việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh
chưa phù hợp với nhu cầu, khả năng, còn cào bằng, nhiều khoản thu, việc quản
lý, sử dụng còn hạn chế.
4. Tăng cường công tác thanh tra; khảo thí và kiểm định chất lượng
giáo dục

4.1 Công tác thanh tra
a) Kết quả đạt được
Công tác thanh tra giáo dục tiếp tục được quan tâm đổi mới theo Nghị
định 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày
04/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực giáo dục. Ban hành Quyết định kiện toàn Tổ tiếp công dân (QĐ số 596/QĐSGDĐT ngày 29/9/2017); Ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra,
kiểm tra. Xây dựng Kế hoạch số 1644/KH-SGDĐT ngày 01/10/2017 thanh,
kiểm tra năm học 2017-2018 chung toàn Ngành. Các phòng ban của Sở xây
dựng kế hoạch, nội dung để cùng phối hợp thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch thanh
tra tập trung vào thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính, thực hiện tốt
thanh tra chuyên đề các vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trực
thuộc Sở, các Phòng GD&ĐT về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế
hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện chính sách đối với người
học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục. Qua công tác thanh kiểm tra,
Thanh tra Sở đã phát hiện một số sai phạm, bất cập trong công tác quản lý của các
cơ sở giáo dục, kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục các sai phạm tại các đơn vị
được thanh kiểm tra và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các sai phạm, ban
hành các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động quản lý đúng quy định. Thanh
tra Sở kiến nghị thu hồi, nạp ngân sách Nhà nước 12.278.000 đồng, trả lại cho phụ
18


huynh học sinh 159.000.000 đồng.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng chức
năng, thẩm quyền, không để tồn đọng, không có đơn thư khiếu kiện nhiều lần;
việc xác minh văn bằng, chứng chỉ được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy
định
b) Hạn chế
Việc theo dõi, xử lý sau thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP chưa

được chú trọng. Chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan
thanh tra trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, tiêu cực, tham nhũng nhất là việc
xử phạt vi phạm hành hành chính trong lĩnh vực hành chính giáo dục. Việc phối
hợp giữa Sở GD&ĐT với Thanh tra cấp huyện trong hoạt động thanh tra và việc
tham mưu của phòng GD&ĐT với Thanh tra cấp huyện trong việc thanh tra
hành chính các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo phân cấp còn hạn chế.
4.2. Công tác Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
a) Kết quả đạt được
- Công tác khảo thí
Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác khảo thí theo chỉ đạo của
Bộ GD&ĐT, quan tâm áp dụng các giải pháp tăng cường tính bảo mật, khách
quan của các kỳ thi. Việc coi thi, chấm thi, thanh tra, giám sát thi được thực hiện
đúng quy định; năm học 2017-2018, các kỳ thi cấp quốc gia và của địa phương
đều được tổ chức đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Tiếp tục đổi mới thi học sinh giỏi lớp 9,10,11,12. Tổ chức thi thí nghiệm,
thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi nói đối với môn Ngoại
ngữ.
Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục hoàn thành đầy đủ các
yêu cầu, kế hoạch đề ra. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông triển khai tốt
công tác tự đánh giá trong đó có 36 trường được đánh giá ngoài (mầm non: 15
trường; tiểu học: 12 trường; THCS: 9 trường). Có nhiều trường mầm non và tiểu
học, THCS, THPT sử dụng phần mềm “Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục”
có hiệu quả; hiện nay toàn tỉnh có 205/727 trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục
mức độ 3, tỷ lệ 28.3%).
Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác khảo thí theo chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT, có nhiều giải pháp tăng cường tính bảo mật của các kỳ thi. Việc
coi thi, chấm thi, thanh tra, giám sát thi được thực hiện đúng quy định; năm học
2017-2018, các kỳ thi cấp quốc gia và của địa phương đều được tổ chức đảm bảo
an toàn, đúng quy chế.
Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2018-2019: Sở hỗ trợ

các địa phương xây dựng ngân hàng đề Đánh giá năng lực học sinh tiểu học để
phục vụ công tác tuyển sinh sinh lớp 6 năm học 2018-2019 tại một số trường.

19


Các cơ sở giáo dục tích cực đổi mới thi cử và kiểm tra đánh giá theo
hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học, tăng cường việc
vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn, giúp học
sinh ở các địa phương có thời gian giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và có khả năng
hợp tác. Chỉ đạo các đơn vị tích cực đổi mới việc kiểm tra đánh giá và thi chọn
học sinh giỏi, cụ thể:
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9, 10.11, 12 điễn ra an toàn nghiêm túc,
đúng quy chế. Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 tiếp tục đổi mới hình thức thi, có
phần thi cá nhân và đồng đội. Học sinh giỏi lớp 10, 11 đối với các môn Vật lý,
Hóa hoc, Sinh học có phần thi cá nhân và thi thực hành, thi Ngoại ngữ có phần
thi cá nhân và phần thi nói được tổ chức tại các trường sở tại, với cách đổi mới
thi như hiện nay đã thúc đẩy các trường rà soát, đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất,
trang thiết bị; sử dụng và khai thác có hiệu quả các phòng bộ môn, thư viện
trường học.
Phối hợp với trường ĐH Kinh tế quốc dân; Học viện Thành thiếu niên và
ĐH Hà Tĩnh tổ chức thành công Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; công tác
chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả thi, xét tốt nghiệp THPT được tổ
chức nghiêm túc; an toàn, kịp thời và đúng quy chế.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Xây dựng kế hoạch kiểm định
phù hợp với tình hình địa phương và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông, thường xuyên. Kết quả 5/13 phòng GD&ĐT, 6/39 trường
THPT đã được kiểm tra, tư vấn. Đoàn đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, trực tiếp
tư vấn cho các trường được kiểm tra về công tác tự đánh giá. Năm học 2017 2018 có cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông triển khai tốt công tác tự đánh giá

trong đó có 36 trường được đánh giá ngoài (mầm non: 15 trường; tiểu học: 12
trường; THCS: 9 trường).
Thực hiện nghiêm túc tập huấn về công tác đánh giá ngoài do Cục quản lý
chất lượng tổ chức. Đến nay ở mỗi bậc học, mỗi Phòng GD& ĐT đều có lực
lượng nòng cốt để tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục.
Hoạt động đánh giá ngoài được tiến hành đúng quy trình, đảm bảo tính khách
quan chính xác.
b) Hạn chế
Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục; đội ngũ đánh
giá viên và kiểm định viên còn thiếu. Một số văn bản đã không còn phù hợp với
tình hình mới; cơ chế, chính sách khuyến khích cũng như các chế tài về công tác
kiểm định chất lượng giáo dục chưa đầy đủ, cụ thể.

20


5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục
a) Kết quả đạt được
Chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông năm học 2017-2018, hướng đối
tượng truyền thông đến tận cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên toàn ngành và
người dân và toàn xã hội.Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông xử lý
kịp thời, chính xác những bức xúc về giáo dục xảy ra trên địa bàn; thường xuyên
báo cáo, chia sẻ thông tin về tình hình giáo dục với Hội đồng nhân dân, lãnh đạo
địa phương và Sở. Truyền thông để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt
động đổi mới của Ngành (phối hợp với các cơ quan truyền thông trung ương và
địa phương như: Đài Truyền hình Việt Nam - VTV1; VTV3; VTC14; Đài truyền
hình Hà Tĩnh - HTTV, Báo Hà Tĩnh; Báo GD-TĐ; Báo Khuyến học và Dân trí;
Báo Nhân dân; các báo điện tử khác,...). Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình Hà Tĩnh ký kết chương trình hợp tác tuyên truyền, thực hiện chuyên đề

“Tạp chí giáo dục” mỗi tháng phát một số trên sóng truyền hình. Thực hiện các
chương trình giáo dục hàng tuần theo chuyên đề trên truyền hình tỉnh như: hoạt
động “Nắng sân trường” cho học sinh tiểu học; “Khi tôi 18” cho học sinh THPT;
Tổ chức ký kết hợp đồng với Báo Hà Tĩnh, Báo Giáo dục và Thời đại về công
tác tuyên truyền năm học 2017-2018. Để tạo diễn đàn trao đổi chuyên môn, chia
sẻ kinh nghiệm và phổ biến các chủ trương, chính sách trong ngành, Sở đã định
kỳ xuất bản cuốn “Bản tin Giáo dục Hà Tĩnh” có độ dày 60 trang in màu, xuất
bản với số lượng 1000 cuốn/1 số.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức Kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam
(20/11/1982-20/11/2017) và tôn vinh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được
phong tặng năm 2017. Tổ chức truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình
Hà Tĩnh (HTTV) Lễ tuyên dương học sinh giỏi năm học 2017-2018, có 256 học
sinh và 13 tập thể xuất sắc đã được tôn vinh, khen thưởng, buổi truyền hình trực
tiếp trên sóng Đài Truyền hình tỉnh tổ chức vào Chủ nhật nên đã được đông đảo
khán giả xem và đánh giá cao; tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn ngành và
xã hội.
b) Hạn chế
Sự chủ động trong xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông chưa
đồng đều trong các cơ sở giáo dục; công tác xử lý thông tin phản hồi chưa kịp
thời; vai trò của bộ phận truyền thông các cơ sở giáo dục chưa thể hiện rõ nét.
Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng các gương người
tốt, việc tốt có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học của một số cơ sở giáo
dục còn hạn chế, chưa kịp thời.
III. Đánh giá chung
1. Kết quả nổi bật
Năm học 2017 - 2018, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện
các nhóm nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp cơ bản theo chỉ thị nhiệm vụ trọng
21



tâm năm học và đạt được một số kết quả nổi bật:
Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng mũi nhọn đạt thành
tích cao. Môi trường giáo dục ở các cơ sở giáo dục được cải thiện theo hướng
tạo cơ hội cho học sinh tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo, phù hợp với
lứa tuổi. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bền vững và đi vào chiều sâu.
Xuất hiện nhiều tấm gương giáo viên và học sinh Hà Tĩnh có nghĩa cử cao đẹp,
thể hiện lòng nhân ái và đạo đức trong sáng.
Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp xây mới, số
trường mầm non, phổ thông tư thục tiếp tục phát triển.
Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày
18/7/2018 về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2025 và những năm tiếp theo
2. Hạn chế
a) Tình trạng thiếu giáo viên mầm non, tiểu học chậm khắc phục; bố trí
đội ngũ chưa đảm bảo số lượng, cơ cấu ở các địa phương, các nhà trường.
b) Một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên còn ngại đổi mới nên việc tổ
chức triển khai đổi mới phương pháp dạy học, phát triển chương trình nhà
trường gặp một số khó khăn. Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên cao nhưng
năng lực thực tế chưa tương xứng với trình độ đào tạo, đặc biệt là các kĩ năng tổ
chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức hoạt động trải
nghiệm chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục.
c) Cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục. Chủ yếu đang quan tâm đầu tư xây dựng các phòng học,
còn phòng chức năng, công trình vệ sinh chưa được quan tâm đúng mực. Kế
hoạch tổng thể xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa được xây dựng, bố trí
vốn đầu tư dàn trải. Nhiều trường học không tái đạt chuẩn sau thời hạn 5 năm
công nhận chủ yếu do cơ sở vật chất xuống cấp không đáp ứng yêu cầu.
d) Chất lượng giáo dục toàn diện ở một số trường học còn hạn chế nhất là
chất lượng dạy học ngoại ngữ (tiếng Anh). Công tác giáo dục đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống cho học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học

sinh vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống. Công tác phân luồng, giáo dục hướng
nghiệp trong giáo dục phổ thông còn hạn chế. Việc dạy thêm, học thêm và lạm
thu vẫn chưa giải quyết triệt để.
3. Nguyên nhân
a) Hà Tĩnh là vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt, hán hán
xẩy ra thường xuyên nên cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học hàng năm bị
hư hỏng nhiều và xuống cấp nhanh. Kinh tế của Hà Tĩnh còn khó khăn nên việc
đầu tư và xã hội hóa trong công tác giáo dục đang còn hạn chế.
b) Nhận thức vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo tuy đã có chuyển biến tích
cực nhưng sự chỉ đạo, triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa quyết liệt,
22


ngại va chạm, chưa theo kịp với tình hình thực tế.
c) Một số cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đổi mới chưa có hiệu quả;
việc nhận thức của một số cán bộ quản lí, giáo viên chưa đầy đủ, sâu sắc về đổi
mới hoạt động giáo dục. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ Ban giám hiệu ở
một số đơn vị giáo dục chưa sâu sát, cụ thể, nên hiệu quả chưa cao.
d) Một số địa phương chưa thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển giáo
viên giữa các vùng, miền; Các địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt việc tăng
cường CSVC ở các trường sau sáp nhập và còn khó khăn về nguồn lực.
e) Một số cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức,
giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành cho học sinh; công tác phối hợp giữa
nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh chưa tốt;
ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, tác động của các hành vi bạo lực
trên phim ảnh và ngoài xã hội...
f) Việc quản lý, cấp phép dạy thêm, học thêm chưa chặt chẽ, các cấp chính
quyền kiểm tra, chấn chỉnh chưa thường xuyên, mặt khác tâm lý phụ huynh
muốn cho con em học nhiều nên vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy
định.

Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018-2019
I. Phương hướng chung
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm học 2017 - 2018 về việc
triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp cơ bản của ngành,
khắc phục những hạn chế, tồn tại; năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục
tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng; Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị
quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng các cấp; triển khai thực
hiện có hiệu quả Chỉ thị năm học 2018 - 2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Nghị
quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về phát triển giáo
dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
II. Các nhiệm vụ chủ yếu
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
Các địa phương cấp huyện căn cứ vào Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND
ngày 18/7/2018 về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2025 và những năm tiếp theo để xây dựng Đề án sắp xếp hệ thống trường
mầm non và phổ thông công lập và quy hoạch hệ thống trường ngoài công lập
trên địa bàn (Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định), trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt. Đối với trường trung học phổ thông, Sở Giáo dục và đào tạo xây dựng Đề
23


án sắp xếp các trường THPT công lập và quy hoạch hệ thống các trường THPT
ngoài công lập trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các đề án của Ủy ban nhân
dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo được UBND tỉnh phê duyệt trong năm
2018 để tổ chức thực hiện.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Các địa phương tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học theo chỉ tiêu được
UBND tỉnh phê duyệt. Sở GD&ĐT xây dựng phương án điều tiết giáo viên giữa
các trường THPT trong toàn tỉnh.
Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt ở các nhà trường, cấp huyện và cấp
tỉnh để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên dạy
lớp 1; triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng trên phạm vi cả
nước.
Các cơ sở giáo dục thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương
theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; thực hiện đánh giá
nghiêm túc đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo các chuẩn đã được
ban hành; thực hiện tốt công tác tôn vinh, khen thưởng và các chế độ, chính sách
tạo động lực, điều kiện để đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề nghiệp.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các
đơn vị, cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và
định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
a) Giáo dục mầm non
Tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương bổ sung giáo viên còn thiếu. Các
cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh
sửa; các địa phương hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường điều kiện
thực hiện Chương trình; thực hiện chương trình hỗ trợ, giáo dục cha mẹ trẻ kiến
thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các mô hình phối hợp
gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục thực
hiện hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên ở các nhóm lớp độc lập tư thục.
b) Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
Tiếp tục cá hoạt động đổi mới trong toàn ngành: nâng cao chất lượng dạy

học thực hành, thí nghiệm, dạy học ngoại ngữ, dạy học qua di sản,... Trên cơ sở
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng
sống, các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; tăng cường
24


an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo
dục nhà trường lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện dân chủ, tăng cường kỷ cương
trường học.
Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018
của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng công tác phân
luồng, hướng nghiệp và mô hình thí điểm học THPT - Trung cấp nghề. Kiểm
soát chặt chẽ công tác tư vấn du học, liên thông, liên kết đào tạo và hoạt động
của các trung tâm ngoại ngữ - tin học.
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ và hội nhập quốc tế
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực
ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo
kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tăng cường các điều kiện dạy và học
ngoại ngữ theo hướng ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học
ngoại ngữ trực tuyến và trên máy tính cho các cấp học và các trang thiết bị thiết
yếu để triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo
chung. Tăng cường truyền thông về dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông
tin kịp thời đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên
và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dạy và
học ngoại ngữ các cấp học. Tiếp tục tổ chức thí điểm dạy học tiếng Anh theo

năng lực cho học sinh ở các trường THPT.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế.
Các cơ sở giáo dục tăng cường mời các giáo viên tiếng Anh có trình độ, kinh
nghiệm về trao đổi, tập huấn hoặc giảng dạy cho cán bộ giáo viên và học sinh.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý
giáo dục
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 22/11/2017 của
UBND tỉnh về “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2016-2020”.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh việc triển khai
xây dựng chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động
quản lý, điều hành của Sở GDĐT, các đơn vị trực thuộc, phòng GDĐT huyện, thị
xã, thành phố; Đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá,
nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo góp phần
hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu của toàn ngành Giáo dục; tích hợp các hệ thống
thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành tiến tới sử dụng thống

25


×