Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.38 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU
NGUYÊN.

Người thực hiện: Lê Thị Khánh Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiệu Nguyên
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2018
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU

TRANG
1

1.1 Lí do chọn đề tài

1


1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1 Cơ sở lý luận

2

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3

2.2.1 Đối với học sinh

3

2.2.2 Đối với giáo viên


3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu kĩ nội dung từng bài
học và tìm hiểu thêm dữ liệu cho nội dung bài học
trên Internet.
2.3.2 Giải pháp thứ hai: Tìm kiến tranh ảnh, bản đồ, lược
đồ trên Internet để minh họa cho nội dung bài học.
2.3.3 Giải pháp thứ ba: Sử dụng phần mềm PowerPoint để
thiết kế các trò chơi học tập
2.3.4 Giải pháp thứ tư: Tìm kiếm các bộ phim tư liệu, các
bài hát, bài thơ có liên quan đến nội dung bài học
trên Internet
2.3.5 Giải pháp thứ năm: Sử dụng thành thạo phần mềm
PowerPoint để thiết kế một bài dạy có sử dụng đèn
chiếu đa năng.
2.3.6 Giải pháp thứ sáu: Hướng dẫn học sinh tìm kiếm
thông tin trên Internet
2.4 Hiệu quả đạt được
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

4
4
6
8
9
9
15
16
17


3.1 Kết luận

17

3.2 Kiến nghị

18

3.2.1 Về phía giáo viên
3.2.2 Về phía Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh
đạo ngành
1. MỞ ĐẦU

18
19
2


1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
“Trong lịch sử đất nước, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch sử.
Từ thời phong kiến, các nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách,
gắng sức học cho thông kinh sử, bởi không thông sử thì khó đỗ đạt làm quan để
phụng sự dân tộc, quản lý đất nước. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy
Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là
những bài học về lịch sử. Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn... về lịch sử
nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu
nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của
đế quốc, phong kiến”. [1]
Sinh thời, Bác Hồ cũng đã dạy:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Quả đúng như vậy, đã là người dân sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt
Nam thì cần phải biết về nguồn cội của mình, về những gì mà ông cha ta phải
trải qua trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ đó, khơi dậy lòng
tự tôn, tự hào của dân tộc. Đồng thời thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình
đối với đất nước. Mặt khác, việc dạy cho thế hệ trẻ tường tận lịch sử nước nhà
và từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc không chỉ
là nhiệm vụ giáo dục mà cao hơn đó còn là một nhiệm vụ chính trị. Để làm được
điều này thì ngay từ những năm đầu cắp sách đến trường, mỗi giáo viên cần phải
biết làm thế nào để giúp các em có được niềm say mê học tập và thái độ, động
cơ học tập đúng đắn. Thế nhưng, trong những năm gần đây, tình trạng nhiều học
sinh không hứng thú đối với việc học lịch sử nói chung và lịch sử nước nhà nói
riêng ngày càng đáng báo động. Thực tế chứng minh, qua các kì thi Đại học,
Cao đẳng hằng năm, số lượng thí sinh đăng kí tham gia thi các môn xã hội ngày
càng giảm, chất lượng làm bài thấp. Các em chỉ tập trung chủ yếu vào các môn
tự nhiên. Còn đối với học sinh tiểu học thì qua các bài kiểm tra định kì, các em
làm bài sai hoặc nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử một cách
ngớ ngẩn. Điều đó khiến cho nhiều thầy cô trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này. Nhưng việc nâng cao
chất lượng dạy học môn học này không có nghĩa là bắt các em cứ phải đọc sách
và nghe những lời thuyết trình của giáo viên để ghi nhớ kiến thức bài học một
cách khô khan, miễn cưỡng. Vì đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là
phải học mà chơi – chơi mà học hoặc phải dựa vào đồ dùng trực quan sinh động,
hấp dẫn thì các em mới nắm được kiến thức bài học một cách dễ hơn và ghi nhớ
lâu hơn. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 4, tôi nhận thấy việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần không nhỏ vào việc
khơi dậy hứng thú học tập cho các em nên chất lượng dạy học phân môn Lịch sử
được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, năm học 2017 - 2018 tôi đã đi sâu nghiên cứu về đề
tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng

dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Thiệu Nguyên”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
3


Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp, giải pháp trong
quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
nhằm giúp học sinh hứng thú, tự giác, tích cực học tập để từ đó các em tiếp thu
bài học có cơ sở, có căn cứ. Như vậy các em sẽ ghi nhớ các mốc thời gian, nhân
vật lịch sử, sự kiện lịch sử lâu hơn, chính xác hơn và học tập phân môn Lịch sử
đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu đất nước, lòng tự
hào, tự tôn dân tộc.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Thực trạng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập phân
môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
- Các giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Lịch sử
lớp 4 ở Tiểu học Thiệu Nguyên một cách hợp lí và có hiệu quả.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, công nghệ thông

tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học nhất
là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21- thế kỉ của công nghệ thông
tin.
Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy - học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh
mẽ ở các trường học, cấp học. Nhận thức được vấn đề này, những năm đứng lớp
gần đây, tôi luôn chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nói chung
và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng (tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật mẫu,
…) vào các tiết dạy và tôi cảm thấy các em rất hứng thú học tập và tiếp thu bài
nhanh hơn. Đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giải thích, thuyết
trình các hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần nghiên cứu nên tiết học trở
nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy không có sử dụng đồ dùng
dạy học trực quan.
Mặt khác, ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học sinh thì phương tiện dạy học hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngày càng trở nên quan trọng trong quá
trình lĩnh hội tri thức mới. Đặc biệt đối với môn Lịch sử và Địa lí nói chung và
phân môn Lịch sử nói riêng, các hình ảnh, mẫu vật, bảng biểu hay những đoạn
phim tư liệu, .... nó là phương tiện dạy học rất quan trọng. Nó không chỉ là
4


phương tiện để giáo viên minh họa cho bài giảng mà còn là phương tiện chứa
đựng kiến thức để học sinh khai thác nội dung bài học một cách có căn cứ. Mặt
khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ làm cho bài giảng trở
nên sinh động, hấp dẫn hơn và gây được hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Hơn nữa ở lớp 4, học sinh mới bắt đầu được tiếp cận với phân môn Lịch sử
nhưng các em đã phải học cả một quá trình lịch sử tương đối dài của đất nước đó
là: Từ buổi đầu dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến buổi đầu
thời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) và được chia thành 8 giai đoạn lịch sử với nhiều

sự kiện, mốc thời gian, tên nước, tên vua và kinh đô, …. khác nhau. Vì vậy các
em còn rất bỡ ngỡ với việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học cũng như
phương pháp học phân môn này. Mà lịch sử là những việc đã diễn ra, là hiện
thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận… để
biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo Lịch
sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin sử liệu, tiếp xúc với những
chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh
cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những biểu
tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian
xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng những
phương thức nào? Làm thế nào để tái hiện lại những sự kiện, những câu chuyện
đã diễn ra một cách chân thực và hấp dẫn nhất. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần dựa
vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn của sách giáo viên mà không nghiên
cứu sâu về phương pháp giảng dạy hay ứng dụng công nghệ thông tin vào bài
dạy thì học sinh khó có thể ghi nhớ được lượng kiến thức lớn như trên. Chính vì
thế nên là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần làm thế nào để ngay từ khi mới làm
quen, học sinh đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của phân môn này. Từ đó hình
thành cho các em một phương pháp học phù hợp với đặc trưng môn học, giúp
các em thực sự hứng thú học và đạt hiệu quả cao nhất.
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Đối với học sinh :
Qua thực tế nhiều năm trực giảng dạy học sinh lớp 4, tôi nhận thấy: Việc
học Lịch sử của học sinh còn gượng ép. Các em không đam mê, hứng thú với
những bài học Lịch sử ; tiếp thu kiến thức một cách thụ động, đối phó. Bên cạnh
đó, không chỉ bản thân các em mà ngay cả phụ huynh cũng chưa chú trọng đến
việc đôn đốc, nhắc nhở hay hướng dẫn con em mình học Lịch sử. Đa số vẫn còn
xem Lịch sử là môn học phụ nên thường chỉ chú trọng đến việc học Toán và
Tiếng Việt. Mặt khác, học sinh ở xã Thiệu Nguyên đa số là con em nông thôn
nên điều kiện để các em được tiếp cận với công nghệ thông tin hay đi tham quan
du lịch chưa nhiều nên việc mở mang hiểu biết nói chung hay kiến thức lịch sử

nói riêng còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Hầu hết giáo viên của nhà trường được đào tạo trong giai đoạn công nghệ
thông tin chưa phát triển ở Việt Nam và trình độ tiếng Anh của nhiều giáo viên
còn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học gặp
nhiều khó khăn. Việc sử dụng các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đòi
hỏi phải chuẩn bị rất công phu, mất nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế, tìm
5


kiếm tư liệu nên nhiều giáo viên thường ngại sử dụng. Chính vì vậy mà họ chỉ
sử dụng đèn chiếu đa năng khi hội giảng, thanh tra, kiểm tra. Tức là họ sử dụng
công nghệ thông tin chỉ mang tính chất đối phó, hình thức. Chính vì vậy mà các
tiết học lịch sử thường khô khan, nhàm chán. Thường chỉ là học sinh đọc và
quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu
có trong sách hướng dẫn giáo viên để từ đó học sinh tìm ra kiến thức cơ bản và
ghi nhớ bài học một cách máy móc nên dẫn đến các em nhàm chán và ghi nhớ
bài học qua loa, thu động và sẽ quên đi rất nhanh.
Việc dạy học Lịch sử ở trong nhà trường còn nhiều điều bất cập, chưa thật
sự cuốn hút được sự ham mê học hỏi của học sinh. Dạy học còn nặng về lý
thuyết, giáo viên nêu câu hỏi học sinh đọc nội dung thông tin hoặc quan sát kênh
hình trong Sách giáo khoa để trả lời, thầy giảng trò nghe. Vì vậy, học sinh tiếp
thu bài một cách thụ động, dẫn đến học sinh không hứng thú học môn học này.
Cụ thể: Kết quả kiểm tra phân môn Lịch sử lớp 4D năm học 2016 – 2017
khi tôi chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào dạy học :
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Tổng

Số
Số
Số
Số
số bài
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
25
7
28%
7
28%
10
25%
1
4%
Trước thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi và quyết
định chọn hướng đi mới trong giờ dạy Lịch sử lớp 4C trường Tiểu học Thiệu
Nguyên, năm học 2017 - 2018 để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Lịch
sử nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu kĩ nội dung từng bài học và tìm hiểu
thêm dữ liệu cho nội dung bài học trên Internet.
Đối với mỗi bài học, trước khi truyền tải nội dung kiến thức đến học sinh

thì bản thân mỗi giáo viên phải nghiên cứu và nắm vững những kiến thức, kĩ
năng mà học sinh cần đạt. Từ đó nghiên cứu kĩ nội dung bài học đó trong sách
giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên đồng thời tìm hiểu thêm những tài liệu có
liên quan để cung cấp, làm điểm tựa cho học sinh khai thác nội dung bài học.
Để dạy tốt phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học đòi hỏi giáo viên phải nắm
vững kiến thức lịch sử, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học phải linh hoạt.
Đây là một hoạt động nhận thức khoa học, nếu giáo viên nắm vững và vận dụng
tốt vấn đề này sẽ có tác dụng rất tốt vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Lịch sử ở trường Tiểu học nói chung và Lịch sử lớp 4 nói riêng.
Kiến thức Lịch sử là một chuỗi những sự kiện kéo dài qua năm tháng, với
rất nhiều những nhân vật và sự kiện lịch sử. Bản thân giáo viên nếu chỉ dừng lại
ở những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thì sẽ rất khó để làm cho tiết
học trở nên hấp dẫn. Vì vậy, người giáo viên trước khi lên lớp một tiết dạy Lịch
sử, cần hiểu rõ tường tận những sự kiện mà mình sẽ giúp học sinh tìm hiểu.
Đồng thời, nên lựa chọn thêm những tư liệu, những câu chuyện, những nhân vật
nổi bật nhằm lôi cuốn, hấp dẫn để cung cấp thêm cho học sinh. Từ đó giúp các
em xâu chuỗi những kiến thức Lịch sử theo dòng thời gian bằng những minh
chứng cụ thể. Trước đây, để có được nguồn thông tin đó, ta cần có không ít sách
6


vở, tài liệu Lịch sử, nhưng với thời đại của công nghệ thông tin bùng nổ như
hiện nay, việc tìm kiếm thông tin thật sự đã rất thuận tiện. Thông qua Internet để
tìm kiếm thông tin bổ sung cho bài dạy lịch sử là điều mỗi giáo viên chúng ta
hoàn toàn có thể thực hiện được. Vậy, chúng ta sẽ tìm kiếm những gì?
Từ nhiều nguồn thông tin, tôi đã tìm hiểu các câu chuyện, các nhân vật lịch
sử… có liên quan. Tôi đã đọc khá nhiều các câu chuyện lịch sử, từ đó lựa chọn
ra các tình tiết hay, hấp dẫn lồng ghép vào các tiết dạy để giới thiệu cho các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất” - Lịch sử 4 tôi đã kể cho các em nghe các câu chuyện:

“Vì mộng đế vương, hoạn quan giết vua và thái tử”: Một hôm, đang nằm
thiêm thiếp giấc nồng trên một chiếc cầu gỗ, Đỗ Thích bỗng mơ thấy một ngôi
sao băng rơi vào miệng. Thích liền đem chuyện về giấc mơ lạ kể cho những
người thân tín trong triều và được họ cho biết đó là điềm báo mình sẽ làm vua.
Càng suy nghĩ về điều đó, Thích càng lấy làm khoái chí và tin vào giấc mộng
ngai vàng cho nên đã quyết định lên một kế hoạch hành thích nhà vua cùng thái
tử để cướp ngôi. Trong buổi yến tiệc linh đình được tổ chức tại cung điện của
nhà vua, Đỗ Thích vui vẻ chúc tụng mọi người, liên tục chuốc rượu khách khứa,
không quên ngấm ngầm quan sát chờ đợi thời cơ. Tiệc tàn, hầu hết những người
có mặt trong bữa tiệc đều đã say khướt kể cả nhà vua, thái tử cùng hoàng tử.
Tranh thủ cơ hội đó, Đỗ Thích đã dễ dàng thực hiện âm mưu của mình bằng
cách bỏ thuốc độc vào món canh tẩm bổ, giã rượu cho Đinh Tiên Hoàng và Đinh
Liễn. Nhà vua và thái tử ngấm phải chất kịch độc đã băng hà ngay sau đó.
Nhưng giấc mộng bá vương của tên hoạn quan thích mộng tưởng những chuyện
hoang đường họ Đỗ chưa kịp nhen nhúm cơ may trở thành hiện thực thì hắn đã
bị Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc tóm gọn.[2]
Chuyện về “Hoàng hậu hai triều”: Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị
Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Khi
người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi,
bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn đó bà đã chủ
động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn lập
ra nhà Tiền Lê. Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành lập bà làm hoàng hậu.[3]
Ví dụ 2 : Khi dạy bài “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” - Lịch sử 4 tôi đã kể
cho các em nghe câu chuyện vê tuổi thơ của Lý Công Uẩn như sau:
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, nay là Tiên Sơn - Bắc Ninh. Bà mẹ
họ Phạm, nhân một hôm đi chơi trên chùa Tiên Sơn (tức chùa Trường Liên trên
núi Tiêu ở xã Tương Giang - Tiên Sơn) cảm ứng với thần rồi về có mang, sinh ra
Ngài vào năm 974, cuối thời Đinh. Trước đó mấy tháng, ở viện Cảm Tuyền
thuộc chùa Ứng Thiên Tâm trong châu Cổ Pháp, có con chó mẹ đẻ chó con màu

trắng nhưng lại có những đốm lông màu đen xếp thành hình hai chữ "Thiên tử".
Do vậy mà từ miệng các nhà trí thức địa phương, rồi sau đó là dân chúng trong
vùng, đã lan truyền câu chuyện rằng "đến năm Tuất sẽ sinh ra một người làm
Thiên tử". Quả nhiên, Lý Công Uẩn sinh ra ở vùng này vào đúng năm Giáp Tuất
(974) ấy. Tuy vậy, vì có nhiều người cũng sinh vào năm này, nên sự kiện ấy lúc
bấy giờ chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ việc người mẹ không chồng mà chửa gây
7


nên sự dị nghị của mọi người. Sinh được ba năm, bà mẹ họ Phạm ẵm đứa trẻ đến
nhà Lý Khánh Văn để xin làm con nuôi. Khánh Văn nhận lời, đặt tên khai sinh
cho là Lý Công Uẩn. Lý Khánh Văn vốn là nhà hào phú trong vùng, bản thân lại
có học hành và giao du rộng, nên sau khi nhận nuôi Công Uẩn được mấy năm
thì cho cậu bé đến chùa Cổ Pháp (tức chùa Lục Tổ ở xã Đình Bảng, Tiên Sơn Bắc Ninh) vừa để nương nhờ cửa Phật mà cũng vừa để theo học Đại sư Vạn
Hạnh, vốn nổi tiếng thông tuệ, uyên bác vào lúc bấy giờ. Vừa trông thấy Công
Uẩn đến chùa, Đại sư Vạn Hạnh đã đoán ngay với Lý Khánh Văn: "Đứa bé này
có tướng mạo khác thường, sau này lớn lên có thể giúp vào việc cứu khốn phò
nguy trăm họ, làm đến bậc minh chủ trong thiên hạ". Đại sư rất vui mừng và từ
đấy hết lòng dạy dỗ Công Uẩn nên người, và biết được mọi điều hơn lẽ thiệt.[4]
Phải khẳng định có rất nhiều những Sử liệu chúng ta có thể cung cấp
thêm cho các em. Tuy nhiên, những thông tin có liên quan đến nội dung bài học
khi giáo viên đưa vào bài giảng cần có sự chọn lựa cũng như sử dụng đúng thời
điểm, tránh việc lạm dụng, làm mất thời gian của tiết học và phân tán sự chú ý
của các em đến nội dung chính của bài học.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Tìm kiếm thêm tranh ảnh, bản đồ, lược đồ trên
internet để minh họa cho nội dung bài học.
Trước đây, ngoài những đồ dùng được cấp, hoặc là ảnh những địa danh
lịch sử thì thật khó khăn để có thể tìm vài bức ảnh tư liệu. Khi dạy, muốn có
tranh ảnh cho học sinh quan sát tôi sử dụng tranh được trang cấp và nếu không có
tranh thì phải đi quét tranh, nhưng như vậy thì tốn kém rất nhiều và không thể

thực hiện thường xuyên được (vì số tranh trong thư viện nhà trường không đủ để
đáp ứng hết nhu cầu sử dụng của giáo viên và cũng không đủ cho từng bài, từng
mục trong bài). Nhưng ngày nay để phục vụ cho cho các bài dạy, nhờ sự hỗ trợ
đắc lực của công nghệ hiện đại và với kho tư liệu ảnh phong phú tôi có thể tìm
kiếm qua Internet một cách dễ dàng. Vấn đề chỉ là giáo viên sẽ lựa chọn những
tranh ảnh nào để cung cấp cho học sinh giúp việc hỗ trợ học tập đạt kết quả tốt
nhất. Thực tế, khi soạn bài, tôi thường tải nguyên bản các bức tranh, ảnh, bản
đồ, lược đồ giống như trong sách giáo khoa theo đúng tiến trình bài học. Thêm
vào đó sẽ cung cấp thêm cho các em một số bức ảnh khác bổ ích.
Khi cung cấp tranh qua phần mềm trình chiếu PowerPoint sẽ có nhiều thuận
tiện, chúng ta chỉ cần tạo một slide trắng và chèn tranh vào, nếu cần thiết, giáo
viên cho thêm một số lệnh học tập để học sinh khai thác những tranh đó. Tất cả
những tranh chúng ta đã tìm kiếm và tải về có thể dễ dàng lưu trên máy tính. Cá
nhân tôi, để thuận tiện cho việc giảng dạy thì tôi lưu những tranh ảnh đó theo từng
bài sau đó tải lên Gmail của mình để lưu giữ và tiện cho việc sử dụng. Những tài
liệu đó sẽ được lưu giữ và sử dụng lâu dài, chúng ta chỉ cần thay đổi yêu cầu cho
phù hợp với đối tượng học sinh nếu cần thiết.
Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh sau
đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng
tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý thường bỏ
qua hoặc làm thay cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: “Nước Văn Lang” - Lịch sử 4
8


Tôi trình chiếu trên màn hình ảnh“Lược đồ khu vực hình thành nhà
nước Văn Lang” và hỏi: Nước Văn Lang ra đời ở khu vực nào trên đất
nước ta?
Sau khi học sinh trao đổi, trả lời xong, giáo viên nhận xét và kết luận:
Nước Văn Lang ra đời trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta

hiện nay. Đồng thời giải thích thêm về quá trình hình thành đất nước để có
được địa phận như ngày nay.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 7: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” - Lịch sử 4
Khi học sinh tìm hiểu nội dung bài học, tôi cho học sinh đọc thầm kênh
chữ trong sách giáo khoa kết hợp quan sát trên màn hình hình ảnh minh họa
12 sứ quân và quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
Sau khi học sinh quan sát, tôi yêu cầu học sinh nêu tên các sứ quânHọc sinh nêu đến sứ quân nào tôi kết hợp trình chiếu trên màn hình để học
sinh nắm vững hơn.
Có thể thấy, việc trình chiếu bức tranh để hướng dẫn học sinh quan sát,
miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực,
hứng thú trong học tập. Còn nếu như không ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học mà giáo viên chỉ khai thác những nội dung trong sách giáo khoa
thì học sinh dễ cảm thấy nhàm chán và giờ học đạt kết quả không cao vì thế
các em sẽ chưa khắc sâu, nhớ lâu kiến thức về sự kiện lịch sử này, có thể
nhầm lẫn với các nhân vật và sự kiện lịch sử khác.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các trò
chơi học tập.
Với một môn học vừa mang nặng tính lý thuyết lại cũng rất khô khan như
Lịch sử, làm thế nào để có thể sử dụng phương pháp trò chơi hiệu quả? Với sự
trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại, việc thiết kế và lồng ghép các trò chơi
vui học Lịch sử đã trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi, học sinh còn được chơi trò chơi
Lịch sử như một game show trên truyền hình. Một số trò chơi tôi thường hay
cho các em chơi như: Theo dòng Lịch sử; Ô chữ kì diệu, Mảnh ghép bí mật; Đố
vui; Rung chuông vàng....
Ví dụ: Trò chơi ô chữ khi dạy bài: Chiến thắng Chi Lăng
Khi yêu cầu học sinh giải ô chữ, tôi đã sử dụng hệ thống các câu hỏi sau :
Ô chữ hàng ngang số 1: Gồm 5 chữ cái. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn? (Lê Lợi)
Ô chữ hàng ngang số 2: Gồm 9chữ cái. Đây là vùng núi đá hiểm trở, nhỏ hẹp,
rừng cây um tùm, thuộc Lạng Sơn ngày nay. (Ải Chi Lăng)

Ô chữ hàng ngang số 3: Gồm 8 chữ cái. Vùng đất Lam Sơn thuộc tỉnh nào của
nước ta ? (Thanh Hóa)
Ô chữ hàng ngang số 4: Gồm 9 chữ cái. Đây là tướng chỉ huy một đạo quân
Minh đánh vào Lạng Sơn? (Liễu Thăng)
9


Ô chữ hàng ngang số 5: Gồm 9 chữ cái. Đây là chiến thuật của kị binh ta dùng
để nhử địch vào ải ? (giả vờ thua)
Ô chữ hàng ngang số 6: Gồm 5 chữ cái. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của
nhà Minh như thế nào? (tan vỡ)
Ô chữ hàng ngang số 7: Gồm 5 chữ cái. Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu cho sự ra
đời của triều đại nào? (Hậu Lê)
Ô chữ hàng ngang số 8: Gồm 8 chữ cái. Lê Lợi lên ngôi xưng vương là gì? (Lê
Thái Tổ)
Trong các tiết học lịch sử cũng như các tiết học của các môn khác mà có sử
dụng trò chơi học tập thì học sinh không những hứng thú học tập mà còn giúp
các em củng cố bài học và ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Tìm kiếm các bộ phim tư liệu, các bài hát, bài thơ
có liên quan đến nội dung bài học trên Internet.
Có thể nói đây là những tài liệu trực quan sinh động nhất và cũng có tác
động mạnh đến hứng thú của học sinh trong giờ học. Khi học sinh quan sát có
chủ đích, lại hiểu rõ vấn đề thì những kiến thức được các em tiếp nhận một cách
rất tự nhiên.
Loạt phim tôi tìm kiếm và tải về để dùng làm tư liệu dạy học là: Rạng
người trang sử Việt – sêri phim kể về những câu chuyện sống động, gần gũi, dễ
xem, dễ nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta; các phim hoạt hình
về các bậc anh hùng Lịch sử Việt Nam, Đại chiến Bạch Đằng, Cậu bé cờ
lau...
Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

lần thứ 2 (1075-1077) – Lịch sử 4 tôi cho các em xem bộ phim hoạt hình
Rạng người trang sử Việt – Tập 16 (Lý Thường Kiệt)
Ví dụ 2: Khi dạy bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(năm 938) – Lịch sử 4 tôi cho các em xem bộ phim hoạt hình Đại chiến
Bạch Đằng
Do những bộ phim này thường dài nên trước khi dạy, giáo viên cần xem và
lựa chọn đoạn nào trong phim sẽ trích giới thiệu cho học sinh xem để khi lên lớp
chúng ta có thể căn mở đúng đoạn cần thiết. Thường thì đoạn tư liệu tôi cho các
em xem khoảng 5 phút hoặc ngắn hơn.
Như vậy, khi chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí trong
từng tiết dạy sẽ giúp cho bài học trở nên sinh động và thu hút được sự chú ý của
học sinh. Các em học tập sôi nổi hơn, tích cực hơn và ghi nhớ bài học chính xác
hơn, lâu hơn.
2.3.5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint để
thiết kết một bài dạy có sử dụng đèn chiếu đa năng.
Với khả năng của bản thân và điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay
việc ứng dụng phần mềm PowerPoint mới chỉ dừng lại ở việc tạo các slide để
trình chiếu, lúc này nó được xem như là một đồ dùng dạy học chứ chưa phải là
một bài giảng điện tử. Nhưng việc thiết kế bài dạy có sử dụng đèn chiếu đa năng
là vấn đề nhiều giáo viên quan tâm nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện
tốt. Riêng cá nhân tôi, tôi nhận thấy các bài có sử dụng đèn chiếu đa năng nói
chung và đối với phân môn Lịch sử nói riêng không dễ soạn và việc thực hiện
10


dạy cũng cần rất linh hoạt. Các slide sẽ cung cấp thông tin kiến thức rõ ràng và
thuận tiện hơn cả về kênh hình và kênh chữ. Tuy nhiên, nếu giáo viên không
khéo léo lựa chọn hình ảnh, tư liệu cung cấp mà quá lạm dụng những tài liệu bên
ngoài, rồi lạm dụng những hiệu ứng trên các slide thì hiệu quả dạy học có khi
còn phản tác dụng vì học sinh chỉ chăm chú vào những gì vui mắt, vui tai và hấp

dẫn mà các em bị lướt qua đi những nội dung chính của bài học. Hầu hết các bài
khi sử dụng đèn chiếu đa năng sẽ trở nên nhẹ nhàng và tường minh hơn giúp
cho học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn.
Nhưng để làm tốt được việc này thì đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng tương
đối thành thạo các thao tác cần thiết : từ việc thiết kế bài giảng đến việc lựa chọn
hình ảnh, bảng biểu, bản đồ, biểu đồ, lược đồ, video sao cho phù hợp với mục
đích yêu cầu của bài học, phù hợp với nhận thức của học sinh và thời lượng của
một tiết học cũng như việc sử dụng sử dụng đèn chiếu đa năng sao cho thành
thạo để bài dạy đạt được hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này, bản thân tôi
đã cố gắng tìm hiểu và học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau: tìm hiểu qua
hướng dẫn trên mạng Internet , qua các tài liệu hướng dẫn, học hỏi ở bạn bè
đồng nghiệp, ..... Chính vì vậy mà đến nay tôi đã sử dụng tương đối thành thạo
phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế bài dạy có sử dụng đèn chiếu đa năng
theo các bước sau :
Bước 1: Lựa chọn bài dạy hoặc đơn vị kiến thức phù hợp
Việc xác định bài dạy hay đơn vị kiến thức phù hợp với việc soạn giảng một bài
dạy có sử dụng đén chiếu đa năng tuỳ thuộc nhiều vào đặc trưng mỗi môn học
nói chung và từng bài học nói riêng. Riêng đối với phân môn Lịch sử không
phải bất cứ bài giảng nào cũng phải ứng dụng công nghệ thông tin. Trong trường
hợp bài dạy hay đơn vị kiến thức chỉ cần tới các thiết bị truyền thống thì nhất
thiết không sử dụng vì tốn kém mà nhiều khi lại làm giảm chất lượng tiết học.
Bước 2 Lập dàn ý trình bày
Để có một tiết dạy sử dụng đèn chiếu đa năng đạt yêu cầu cả về dạy và
học thì điều quan trọng nhất vẫn là ý tưởng của giáo viên, kịch bản mà người
giáo viên xây dựng là điều không ai khác có thể làm. Hiện nay phần nhiều giáo
viên do ngại thiết kế nên chỉ tải các bài giảng có sẵn về sau đó biên tập lại nên
khi trình chiếu nhiều khi quên kịch bản dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao nên
việc lập dàn ý là bước quan trọng nhất.
Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công
cụ biên soạn

Trong quá trình sưu tập tư liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng
nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản
mà chúng ta định đưa vào các trang trình chiếu. Nghĩa là giáo viên cần hình
dung ra những biện pháp - hoạt động giúp học sinh khai thác nội dung các tư
liệu ấy theo cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập
thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. Mặt
khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế
thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh.
Bước 4: Xây dựng các slide cho bài dạy.
11


Sau khi đã có các tư liệu, giáo viên tiến hành xây dựng các slide phục vụ
cho bài dạy sao cho phù hợp.
Bước 5: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra sai
sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.
Ví dụ minh họa một bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin :
Bài 26 (trang 63- Lịch sử và Địa lí 4) :
Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
Đối với bài dạy này tôi đã tiến hành soạn Kế hoạch bài học và xây dựng 9
slide để trình chiếu. Cụ thể như sau :
Slide 1:Phiếu thảo luận nhóm cho phần 1 – Những chính sách về kinh tế của vua
Quang Trung.
Slide 2: Ảnh minh họa Chiếu khuyến nông và đồng tiền thời vua Quang Trung.
Slide 3: Chốt kiến thức phần 1.
Slide 4: :Phiếu thảo luận nhóm cho phần 2 – Những chính sách về văn hóa, giáo
dục của vua Quang Trung.
Slide 5: Ảnh minh họa Chiếu lập học, chữ nôm.
Slide 6: Chốt kiến thức phần 2.

Slide 7 :Tranh, ảnh minh họa những việc làm của nhân dân ta để tưởng nhớ vua
Quang Trung : Đền thờ vua Quang Trung, bảo tàng vua Quang Trung, tượng đài
vua Quang Trung, đồng tiền có hình vua Quang Trung , đường phố mang tên vua
Quang Trung, trường học mang tên vua Quang Trung.
Slide 8: Trò chơi ô chữ.
Slide 9: Nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học.
* Kế hoạch bài học :
I. Mục tiêu : (Như chuẩn Kiến thức và Kĩ năng – Lớp 4 – Trang 116)
II. Đồ dùng dạy học: - Đèn chiếu đa năng ; Phiếu thảo luận nhóm cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Củng cố kiến thức bài “Quang Trung đại phá quân Thanh” (5phút)
- 1 HS kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa - HS nhận xét - GV kết luận.
- GV hỏi: Qua các bài học trước, các em thấy vua Quang Trung có những công
lao gì đối với đất nước? – 1 HS trả lời – HS khác nhân xét – Giáo viên kết luận.
HĐ2: Giới thiệu bài (2 phút)
Như vậy, các em thấy, Quang Trung là một nhà quân sự vô cùng tài giỏi.
Sau khi đánh đuổi được quân Thanh xâm lược ông còn có công lao gì trong việc
xây dựng đất nước. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài : Những chính
sách về kinh tế, văn hóa của vua Quang Trung.
- GV ghi đầu bài lên bảng - HS đọc thầm nội dung bài học trong SGK trang 63; 64.
- GV nêu yêu cầu của tiết học.(Tìm hiểu 2 phần chính:
1. Những chính sách về kinh tế.
2. Những chính sách về văn hoá.)
- 1 HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ:"Chiếu"
HĐ3: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung ( 12 phút)
- 1 HS đọc nội dung phiếu thảo luận trên slide 1 - GV phát phiếu cho các nhóm
thảo luận. ( Thảo luận nhóm 4,5 - Thời gian 5 phút)
- HS thảo luận, GV theo dõi HS thảo luận, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
12



- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.( Mỗi em trình bày 1
chính sách và tác dụng của chính sách đó - Nhận xét.
Cụ thể: + Em hãy nêu nội dung và tác dụng của chính sách về nông nghiệp.
+ Em hãy nêu nội dung và tác dụng của chính sách về thương nghiệp.
- 1HS nhắc lại trên màn hình:
Đọc nội dung SGK- Trang 63 - 64 ( Từ: Sau khi đánh đuổi quân Thanh
....thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán) để hoàn thành nội dung bảng sau:
Chính
Nội dung chính sách
Tác dụng của chính sách
sách
- Ban bố "Chiếu khuyến nông", lệnh Vài năm sau, mùa màng trở
Về nông cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở lại tươi tốt, làng xóm lại
nghiệp về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng thanh bình.
hoang.
- Đúc đồng tiền mới.
- Hàng hóa tiêu thụ được
- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên nhiều.
Về
giới để hai nước tự do trao đổi hàng - Thúc đẩy nền kinh tế phát
thương
hóa.
triển.
nghiệp
- Mở cửa thuyền buôn cho thuyền
nước ngoài vào buôn bán.
- HS quan sát " Chiếu khuyến nông", đồng tiền thời Quang Trung trên (slide 2):
GV: Vậy tóm lại vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
Những chính sách đó có tác dụng gì?

- GV tổng kết ý kiến của HS và gọi 2 HS nhắc lại nội dung chính của phần
này(slide 3):
- Ban bố “Chiếu khuyến nông".
- Cho đúc đồng tiền mới.
-Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa.
- Mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế của đất nước phát triển
HĐ4: Những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung (13 phút)
GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận nhóm 2; 3:
- 1 HS đọc yêu cầu trên slide 4 - HS thảo luận nhóm
Đọc nội dung SGK- Trang 64 ( Từ: Về văn hoá, giáo dục .....lấy việc học làm
đầu) để hoàn thành nội dung bảng sau: ( Thời gian 4 phút)
Chính
Nội dung chính sách
Tác dụng của chính sách
sách
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, - Bảo tồn và phát triển chữ
Về
coi chữ Nôm là chữ chính thức của viết của dân tộc.
văn hoá,
nước ta.
- Thúc đẩy văn hoá, giáo
giáo dục
- Ban bố "Chiếu lập học"
dục phát triển.
- Gọi HS các nhóm trả lời:
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về văn hoá, giáo dục?
+ Những chính sách này có tác dụng gì?
- HS nhóm khác nhận xét - GV kết luận.
13



GV hỏi:+ Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? (Vì chữ
Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn
quý của dân tộc. Nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc vaø cuõng
chính là đề cao tinh thần tự lập, tự cường của dân tộc).
- GV giảng thêm: Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu. Chữ
Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ
Nôm là đề cao tinh thần dân tộc, thể hiện ý thức tự cường dân tộc.
+ GV giới thiệu: vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa
tiếng nói chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta thay cho chữ Hán. Nhà
vua giao cho Lam Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lập viện Sùng Chính để dịch chữ
Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm. Năm
1789, kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú
bằng chữ Nôm.
- HS quan sát " Chiếu lập học", chữ Nôm trên slide 5:
- GV hỏi tiếp: +Em hiểu câu “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của
vua Quang Trung như thế nào? (Vì học tập giúp con người mở mang kiến
thức, làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người
tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước.)
+ Câu nói này giống lời dạy của nào của Bác Hồ đối với các em? ( Non
sôngViệt Nam..........một phần lớn công học tập của các em" - 1 HS đọc lời dạy
đó của Bác.
- GV: Vậy tóm lại vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phát triển văn
hoá? Những chính sách đó có tác dụng gì?
- 1 HS tóm tắt nội dung chính của phần này rồi nhắc lại trên slide 6:
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của
quốc gia.
- Ban bố “ Chiếu lập học”.
Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục của đất

nước phát triển.
- GV hỏi: + Các em hãy nhớ lại các bài học trước và cho cô biết: vì sao vua
Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá ? (Sau hơn 200
năm đất nước bị chia cắt,loạn lạc đ làm cho kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề,
đời sống nhân dân cực khổ.Văn hoá giáo dục không phát triển. )
+Khi công việc đang tiến hành thuận lợi, thì có chuyện gì xảy ra? (Vua
Quang Trung mất)
+ Vì sao người đương thời và người đời sau lại thương tiếc vua Quang
Trung?(Vì ông là một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm)
+ Để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn những công lao của ông đối với đất nước,
Đảng , nhà nước và nhân dân ta đã làm gì? (Lập đền thờ, tượng đài, viện bảo
tàng, nhiều nơi trường học, đường phố mang tên ông,...)
- HS quan sát 1 số hình minh hoạ trên slide 7.
- HS rút ra nội dung cần ghi nhớ của bài học.(GV hỏi: Qua bài học hôm nay, em
rút ra
14


nội dung chính cần ghi nhớ gì?) - 2 HS đọc ghi nhớ
* Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng (slide 8):
GV nêu và hướng dẫn cách chơi - HS chơi - Tuyên dương.
HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ. (slide 9)
- Để tỏ lòng biết ơn những người đã có công với đất nước nói chung và vua
Quang Trung nói riêng, các em cần phải làm gì?
2.3.6. Giải pháp thứ sáu: Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên
Internet
Hiện nay đa số các gia đình học sinh có những thiết bị có thể giúp các em
lên mạng tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng. Chính vì lẽ đó, nếu chúng ta có
những yêu cầu tìm hiểu thông tin về bài học một cách cụ thể, rõ ràng thì không

khó để cho các em có thể tự tìm hiểu. Tuy nhiên, ở đây tôi cần phải nhấn mạnh
chữ cụ thể, rõ ràng vì ai cũng biết việc tìm kiếm trên mạng dễ “chữ tác đánh ra
chữ tộ”. Khi chúng ta gõ tìm kiếm nội dung này nhưng trang tìm kiếm có thể sẽ
hiển thị rất nhiều những nội dung khác, thậm chí cả những nội dung không lành
mạnh, vì thế khi yêu cầu các em tìm kiếm thông tin gì thì giáo viên cần chú ý
nhắc các em gõ đúng, chính xác từ khóa mà mình cần tìm kiếm.
Thông thường, tôi không thường xuyên yêu cầu các em tự tìm kiếm thông
tin. Đối với học sinh lớp 4C việc tiếp cận internet và các phương tiện tìm kiếm
khác cần phải thật thận trọng. Tôi thường chỉ yêu cầu các em tìm hiểu một số bài
hát, bài thơ như đã nói. Các em có thể nghe, có thể chép lại nội dung và có thể tập
hát các bài hát nếu các em thích thú. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em tìm kiếm
thông tin hoặc tranh ảnh về các địa danh liên quan đến các bài học, ví như: Kinh
thành Huế, Văn Miếu, Thành nhà Hồ...hoặc thông tin về các nhân vật Lịch sử có
liên quan đến bài học.
Các em đặc biệt thích thú với việc tìm kiếm các câu chuyện quay quanh các
nhân vật lịch sử. Tôi nhận thấy các em biết nhiều chuyện về Lý Công Uẩn, Lê
Lợi, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo... Do thời lượng của một tiết học có hạn, chúng ta
không thế cung cấp hết toàn bộ các thông tin có liên quan đến bài học nên việc
cho các em về nhà tìm hiểu thêm rồi tổ chức cho các em trao đổi với nhau trong
khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ là việc làm rất tốt. Qua đó có thể định hướng giúp
các em tự tìm tòi, khám phá thêm các kiến thức Lịch sử, khơi gợi trong các em
niềm hứng thú và ham học hỏi.
Một số điểm cần lưu ý khi hướng dẫn các em ứng dụng công nghệ thông tin
hỗ trợ học tập cần phải hết sức thận trọng. Một phần là do các em còn quá nhỏ,
chưa nhận thức hết được những luồng thông tin mình tiếp nhận là trung thực, có
đúng hay không, nhưng quan trọng hơn là thông tin trên các trang mạng quá tràn
lan, khó kiểm soát, có khi tìm kiếm mục này nhưng lại xuất hiện thêm nhiều nội
dung khác nên sẽ có ảnh hưởng tới việc tìm kiếm cũng như cả về nhận thức của
các em. Vì vậy, tôi đã rút ra được một số điểm cần lưu ý như sau:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình về việc cho các em tiếp cận với các

trang tìm kiếm. Có thông báo trước với phụ huynh ngay từ đầu năm học về một
15


số yêu cầu hỗ trợ cho tiết học Lịch Sử cũng như các tiết học khác như Khoa học,
Địa lí... Bắt buộc các em phải xin phép và thông báo nội dung cần tìm hiểu với bố
mẹ trước khi tìm kiếm.
- Các yêu cầu tìm kiếm phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và nội dung tìm kiếm
phải phổ biến, không quá khó khăn cho việc tìm hiểu của học sinh.
- Không nên xem yêu cầu tìm hiểu Lịch sử là một hoạt động học tập. Đây là
một lưu ý quan trọng và cũng là khó khăn đối với giáo viên. Phải làm thế nào đó
để các em xem yêu cầu của cô giáo chỉ là một hoạt động khám phá, vui chơi trí
tuệ bổ ích. Khi học sinh báo cáo, giáo viên cũng chỉ nên khuyến khích những em
có khả năng và điều kiện tìm kiếm, không nên khiển trách các em không tìm kiếm
được thông tin theo yêu cầu. Tôi thường cho các em trao đổi theo nhóm, sau đó tổ
chức cho các nhóm thi đua với nhau dưới nhiều hình thức như: thi kể chuyện Lịch
sử, thi đọc thơ hoặc thi văn nghệ… Học sinh rất thích các hoạt động này, các em
tham gia rất tích cực và sôi nổi.
2.4 HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy phân
môn Lịch sử thời gian qua, tôi nhận thấy việc dạy và học Lịch sử đã có những
thay đổi rõ nét, kết quả đạt được rất khả quan.
Về phía học sinh, điều đầu tiên có thể nhận thấy là các em không còn thấy
ngại khi phải học Lịch sử nữa. Nhiều em còn rất có hứng thú với tiết học này. Hầu
hết các em đều mong đợi đến tiết học Lịch sử như chờ đợi một điều thú vị ở phía
trước.
Các em hăng say tìm hiểu và khám phá các kiến thức Lịch sử hơn. Nhiều
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ của lớp tôi đã trở thành buổi nói chuyện, trao đổi,
kể chuyện Lịch sử. Nhiều tiết học trở thành sân chơi trí tuệ cho các em thi đua.
Phụ huynh học sinh cũng bị cuốn theo những ham thích của các em. Nhiều

gia đình quan tâm hơn đến việc học Lịch sử của con em mình. Thậm chí, có nhiều
bậc cha mẹ còn cảm thấy thích thú và cùng tìm hiểu Lịch sử với con.
Học sinh tự giác, tích cực, chủ động hơn trong các tiết học Lịch sử. Các em
có khả năng tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập. Việc ghi nhớ các kiến thức
Lịch sử của các em cũng tốt hơn, sâu hơn. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả
kiểm tra phân môn Lịch sử cuối học kì I của lớp 4C vừa qua. Có tới hơn 50% số
học sinh của lớp đạt điểm 9, 10. Không có học sinh chưa hoàn thành các yêu cầu
học tập. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
KẾT QUẢ
ĐIỂM 9-10
ĐIỂM 7-8
ĐIỂM 5-6
ĐIỂM DƯỚI 5
SỐ HS
27

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

15
55,6
6
22,2
6
22,2
0
Về phía giáo viên trong nhà trường, các thầy cô cũng đã dấy lên phong trào
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không chỉ trong phân môn Lịch sử
mà trong cả nhiều môn học khác như: Khoa học, Địa lý, Tự nhiên và Xã hội,...
Trong các đợt thao giảng, có hơn 90% số tiết dạy của giáo viên đã sử dụng đèn
chiếu đa năng. Trong các tiết học thường ngày, giáo viên cũng thường xuyên tìm
16


tòi, học hỏi để có thể vận dụng các biện pháp dạy học mới có tính sáng tạo và
hiệu quả hơn.
Thiết nghĩ, với một trường học ở vùng nông thôn như trường chúng tôi, để
có thể giúp học sinh tiếp cận và khai thác những tiện ích của công nghệ thông tin
và ứng dụng vào học tập, vào cuộc sống là điều không dễ. Bản thân giáo viên
cũng còn gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn kiến thức, kĩ năng. Vì
thế, để việc dạy học đạt được kết quả như vậy đã là cả một sự nổ lực phấn đấu
không ngừng của giáo viên và học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học trong nhà trường đã như một luồng gió mới làm thay đổi không khí học
tập trong các lớp học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN:
Có thể khẳng định rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay là điều tất yếu của
mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Bản thân người giáo viên phải có nhận thức
đúng về vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống xã hội hiện đại. Có ý
thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân. Thay đổi
cách nghĩ về các biện pháp, phương pháp giáo dục, bỏ thói quen thầy giảng trò
nghe, học gạo, học vẹt, thay vào đó là sự phối hợp linh hoạt giữa những phương
pháp dạy học làm sao đó để tạo cho các em có hứng thú với môn học. Bên cạnh
đó ta cũng cần thay đổi tư duy đánh giá học sinh, không nên chỉ chăm chăm
nhìn vào kết quả thi, kiểm tra của các em mà nên nhìn vào quá trình học của các
em. Ta nên xem em đó có thái độ như thế nào với môn học, các em có yêu thích
giờ học không, có tích cực trong học tập không và quan trọng em có khả năng tự
học, tự tìm tòi, khai thác các kiến thức hay không. Việc đánh giá không nên chỉ
là để xem em đó đạt loại gì, có được giấy khen, có được lên lớp hay không mà
quan trọng hơn là để giúp người giáo viên có thể điều chỉnh những định hướng
của mình lên học trò một cách hợp lý. Tìm cách khuyến khích, động viên hoặc
tìm một biện pháp giáo dục nào đó để khích lệ các em tham gia học tập tích cực
và tự giác hơn, đó mới là điều quan trọng. Cũng chính vì thế mà việc đánh giá
thường xuyên trong dạy học nên được xem trọng. Giáo viên nên có sự quan sát
đến các đối tượng học sinh để nhận biết tinh thần, thái độ của các em trong tiết
học.
Đối với lớp 4C, để thu hút sự chú ý của 27 học sinh và tạo cho tất cả các
em sự hứng thú, tích cực, chủ động và tự giác trong học tập là điều không dễ.
Tuy nhiên, thông qua quá trình giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy kết quả học tập
của các em đã có sự tiến bộ rõ ràng. Điều này được đánh giá không chỉ qua kết
quả học tập mà căn bản là qua thái độ học tập của các em. Tôi đặc biệt xem
trọng cách đánh giá này, bởi thái độ học tập sẽ để lại kết quả lâu dài trong tư
tưởng và nhận thức của các em, trong tình cảm của các em với môn học, với
thầy cô và nhà trường. Chúng ta thay vì cung cấp cho các em một loạt kiến thức,
bắt các em học thuộc để hoàn thành tốt các bài kiểm tra thì hãy tạo cho các em
niềm đam mê tìm hiểu và khám phá những kiến thức đó. Từ yêu thích các em sẽ

tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.
17


Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp cho người giáo viên
có thể đổi mới phương pháp và hình thức dạy học của mình đạt hiệu quả cao
hơn. Giờ học sẽ linh hoạt hơn, sôi nổi hơn, giúp cho học sinh có thể “học mà
chơi, chơi mà học”.
Đối với một môn học đặc thù như Lịch sử, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học không chỉ giúp cho giáo viên có thể tái tạo Lịch sử thông
qua các nguồn Sử liệu một cách dễ dàng hơn mà còn giúp cho học sinh có thể tự
học Lịch sử một cách hứng thú hơn.
Với những kết quả đạt được, tôi nhận thấy, giáo viên có thể ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường có hiệu quả. Với điều kiện
hiện có của nhà trường, giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp dạy
học đã nêu ở trên vào dạy học phân môn Lịch sử ở tất cả các lớp học khối 4, 5.
Không chỉ có ở trường Tiểu học Thiệu Nguyên mà ở tất cả các nhà trường, tôi
tin rằng nếu giáo viên sử dụng những biện pháp dạy học như tôi đã nêu trên thì
chắc chắn giờ học Lịch sử sẽ thú vị hơn và được các em yêu thích hơn.
Đặc biệt, không chỉ đối với phân môn Lịch sử, chúng ta có thể ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học nhiều môn học khác. Điều quan trọng là bản
thân người giáo viên cần phải có sự đầu tư thời gian, chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng
tiết học, chọn lựa những nội dung cũng như phương thức truyền đạt tới học sinh
sao cho hiệu quả.
3.2. KIẾN NGHỊ:
3.2.1.Về phía giáo viên:
Mỗi giáo viên chúng ta, hãy dạy Lịch sử bằng cái tâm, bằng tình yêu và
niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc để chính bạn có thể sống với những trang sử
hào hùng đó. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn giới thiệu những tấm gương hi sinh anh
dũng hay những tổn thất, mất mát mà quân và dân ta đã phải gánh chịu với một

thái độ bình thản và thậm chí là vui vẻ, bên cạnh đó, học sinh trao đổi với nhau
về các thông tin đó cũng với thái độ tương tự, có khi có em còn đem những câu
chuyện, những hình ảnh, những sự việc đó ra để trêu đùa thì giờ dạy Lịch sử đó
dù hay đến mấy cũng coi như là đã thất bại. Vì chúng ta không chỉ cần dạy cho
các em ghi nhớ Lịch sử mà hơn thế cần phải dạy cho các em có thái độ đúng với
Lịch sử. Nếu giáo viên chúng ta có thể xúc động thật sự và thu hút được các em
bởi sự xúc động đó thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn nhiều.
3.2.2.Về phía Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo ngành:
Tôi kính mong các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật
chất để cho giáo viên chúng tôi có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học. Với một trường có tới 19 lớp học như trường chúng tôi mà chỉ có 3 bộ đèn
chiếu thì thật sự là vẫn còn ít. Nhiều khi giáo viên phải lên lịch để sử dụng đèn
chiếu, nếu có những tiết học trùng nhau mà giáo viên đều có nhu cầu sử dụng thì
phải nhường nhau. Vì vậy, nếu nhà trường được đầu tư thêm các bộ đèn chiếu
thì sẽ thuận lợi hơn cho chúng tôi rất nhiều.
Tổ chức thêm các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong các
môn học để cán bộ giáo viên trao đổi học hỏi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
18


nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác!
Lê Thị Khánh Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy môn Lịch sử trong bậc học phổ thông là để nâng cao nhân cách, lòng yêu
nước – Báo nhân dân điện tử - ra ngày Thứ bảy, ngày 14/11/2015.

2. Vì mộng đế vương, hoạn quan giết vua và thái tử - Báo Người đưa tin Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia Vân Nga.
3. Chuyện về “ Hoàng hậu hai triều” Dương Vân Nga- />-tuc-su/chuyen-ve-hoang-hau-hai-trieu-duong-van-nga-3368754.htm113 tháng
Ba- 2016.
19


4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) - />
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Khánh Linh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Thiệu Nguyên –
Thiệu Hóa – Thanh Hóa.
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh

Kết quả

Năm học
20


1.

Một số kinh nghiệm hướng

dẫn học sinh lớp 4 giải các
bài toán dạng “Tìm số trung
bình cộng ”.

giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

đánh giá xếp
loại

Phòng

B

2016-2017

21



×