Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa phương nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 282016TT BGDĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.11 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Tên đề mục
I: MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu.
5 Những ddiemr mới của SKKN.
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề
Thuận lợi.
Khó khăn.
Khảo sát thực tế đầu năm.
3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1:Tiếp tục coi trọng công tác bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm
chất nhà giáo cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Giải pháp 2: Tổ chức Hội thảo giáo viên nâng cao kỹ năng làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải.
Giải pháp 3: Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu, phế thải dễ tìm, dễ kiếm ở địa
phương.
Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ chơi
bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
Giải pháp 5: Thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tìm kiếm nguyên
vật liệu ủng hộ nhà trường.
4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.


Trang
1
1
3
3
3
3
3
3
3
4
4
5
6
6
7
10

11
14
15
17
17
18

0


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp một [1]. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm
sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống phù hợp với
lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ
tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Đồ dùng dạy học, đồ chơi trong trường mầm non có vai trò là học liệu và đồ
chơi phải có chức năng giáo dục. Mỗi đồ dùng dạy học, đồ chơi có giá trị nâng cao
nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, rèn luyện những kỹ năng, hình thành cảm
xúc, tình cảm thẩm mỹ, giáo dục cho trẻ có thái độ và hành vi đúng đắn. Để đáp
ứng yêu cầu này, đồ dùng dạy học, đồ chơi trong trường mầm non phải phong phú,
đa dạng, phản ánh nhiều nhất thế giới xung quanh, từ những sự vật hiện tượng
trong tự nhiên và trong cuộc sống con người.
Hiện nay đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ mầm non có rất nhiều trên thị
trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu và mục đích của Chương trình giáo dục ở trường mầm non. Hơn
nữa việc mua quá nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh
phí của nhà trường cũng như kinh tế của các bậc phụ huynh. Trong khi đó, các đồ
phế thải từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều
có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ như: vỏ hộp sữa các loại, chai dầu gội, lọ
sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sò… Các loại phế thải này chúng có nhiều
kiểu dáng và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có
thể tận dụng để làm những bộ đồ chơi hấp dẫn trẻ. Do đó việc giáo viên và trẻ tham
gia tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ các hoạt động giáo dục ở trường
mầm non là rất cần thiết và quan trọng.
Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng
dạy học, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm


1


được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng
tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ chơi cho trẻ mang lại hiệu quả cao khi sử
dụng.
Khi những đồ dùng dạy học, đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, trẻ
sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ dùng, đồ chơi mua
sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn
bé. Qua đó hình thành ý thức với mọi người xung quanh, với trẻ, với phụ huynh
học sinh về việc công tác bảo vệ môi trường. Như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được
lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
Đồ chơi tự tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục mầm non,
mang tính thẩm mỹ. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc
lập, sáng tạo. Đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn
khi sử dụng.
Trong thực tế, qua nhiều năm làm công tác chuyên môn, hàng ngày đi dự
giờ, thăm lớp được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ
nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ dùng, đồ
chơi mà do tự tay cô và trẻ làm ra. Trong khi đó, những đồ dùng, đồ chơi dạy học,
đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được
thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt
động.
Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non phải luôn sáng tạo, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và
phù hợp với nội dung của từng hoạt động, phù hợp với tình huống giáo dục góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Thực tế hiện nay ở trường mầm non Thiệu Phú, đồ dùng dạy học, đồ chơi tự
tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ còn hạn chế về số lượng, lại mang tính phổ

biến, chưa phong phú và sáng tạo. Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu cách làm,
tìm kiếm những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ mà còn phụ thuộc nhiều vào đồ dùng đồ chơi mua sẵn. Điều đó chưa kích thích
được sự cố gắng, sáng tạo của giáo viên cũng như chưa giúp cho trẻ tích cực, hứng
thú cao khi tham gia vào các hoạt động. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi
nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho
trẻ mầm non và đáp ứng với nhiệm vụ của năm học.
2


Từ những lý do trên, bản thân tôi là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn, đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa phương nhằm nâng cao
chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư
28/2016/TT-BGDĐT ở trường mầm non Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, năm học
2017- 2018”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thực trạng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo ở trường mầm non nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên
vật liệu, phế thải sẵn có của địa phương nhằm nâng cao chất lượng thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ở trường mầm
non Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu,
Cán bộ giáo viên và trẻ trong trường mầm non Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp quan sát, đàm thoại.
Phương pháp thực hành.
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với hoạt động học, là hoạt động trọng tâm trong trường mầm non. Đồ
dùng dạy học và đồ chơi phục vụ các giờ học trên lớp cho trẻ vào giờ hoạt động
chính. Đồ dùng dạy học, đồ chơi có vai trò cung cấp nội dung kiến thức, rèn kỹ
năng và hình thành cảm xúc tình cảm cho trẻ cho từng hoạt động, đưa trẻ tham gia
vào các hoạt động một cách thoải mái, tự nguyện nên hiệu quả giáo dục cao.
Đối với các hoạt động góc, như: Gia đình, bán hàng, xây dựng, âm nhạc, tạo
hình ... Đồ chơi phải được bố trí vào các khu vực (các góc )một cách khoa học và
đẹp, đồ chơi ở mỗi góc phải chuyên sâu về nội dung, phong phú về chủng loại và
chất liệu phải đẹp về hình dáng và màu sắc. Như vậy sẽ lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Tại
các góc, trẻ được tự do lựa chọn, tự do sáng tạo, tự phân vai trong nhóm chơi và sử
3


dụng hiệu quả đồ chơi. Nhờ có đồ chơi trẻ được trãi nghiệm cuộc sống và tích lũy
kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ.
Đối với hoạt động ngoài trời, trẻ được gần gũi với thiên nhiên. Các đồ chơi
vận động như: Cầu trượt, xích đu, đu quay, bập bênh, bóng đá…Cần tăng cường
cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên như đất, cát, sỏi: chơi với nước, thả
cá, thả thuyền. Cho trẻ tập làm vườn như gieo hạt, trồng rau, trồng hoa …
Giáo viên cần phải tự sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi. Đổi mới
phương pháp giáo dục mầm non yêu cầu, giáo viên chủ động thiết kế và tổ chức
các hoạt động ở lớp do mình phụ trách. Do vậy cùng một nội dung chủ đề nhưng
mỗi giáo viên tổ chức khác nhau theo sự sáng tạo của mình sao cho phù hợp và đạt
hiệu quả cao nhất. Muốn vậy giáo viên phải tự tìm tòi, sáng tạo ra đồ dùng dạy học,
đồ chơi cho lớp mình [2].
2. Thực trạng vấn đề áp dụng sáng kiến:
a. Thuận lợi:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực về chuyên môn,
có ý thức trách nhiệm trong công việc.

Địa phương có nguồn vật liệu thiên nhiên và phế liệu tương đối dồi dào, dễ
tìm, dễ kiếm.
Bản thân tôi được đồng chí Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn mầm non
Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm, tạo điều kiện đi bồi dưỡng chuyên môn, học
tập tham quan các trường bạn trong và ngoài huyện.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang đáp ứng nhu cầu giáo
dục mầm non hiện nay.
Nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao, đa số phụ huynh nhiệt
tình ủng hộ cho các hoạt động và phong trào của nhà trường.
b. Khó khăn:
Do đặc thù của ngành học, thời gian ở trường của giáo viên chiếm quá nhiều,
từ 9-10 tiếng, nên không có nhiều thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi.
Năng khiếu làm đồ dùng dạy học, đồ chơi của giáo viên còn hạn chế. Tính
sáng tạo, tính thẩm mỹ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên chưa cao, đặc
biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ
chơi.
Trong năm học 2017-2018, nhà trường thiếu 4 giáo viên.
4


c. Khảo sát thực tế đầu năm.
Từ những thực trạng nêu trên và để thực hiện các biện pháp chỉ đạo giáo viên
làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải của địa phương, nhằm
nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư
28/2016/TT-BGDĐT có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát về tình hình đồ dùng
dạy học, đồ chơi của trường mình như sau:
Tổng số nhóm, lớp trong trường: 11 nhóm, lớp.
Tổng số nhóm, lớp khảo sát: 11/11 nhóm, lớp; tỷ lệ 100%.
Bảng khảo sát thực trạng
Kết quả

T
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu
T
Nội dung
cầu

1

2

3

4

Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ giáo dục
thể chất
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ hoạt động
có chủ đích
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ hoạt động
góc
Đồ dùng, đồ chơi
trang trí nhóm lớp

Số

lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

2

18,1

3

27,3


3

27,3

3

27,3

2

18,1

2

18,1

3

27,3

4

36,5

2

18,1

3


27,3

3

27,3

3

27,3

3

27,3

3

27,3

3

27,3

2

18,1

27,3

3


27,3

3

27,3

Giáo viên tích cực
hướng dẫn trẻ làm
2
18,1
3
5 đồ dùng dạy học,
đồ
chơi
bằng
nguyên vật liệu
thiên nhiên.
3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:

5


Giải pháp 1: Tiếp tục coi trọng công tác bồi dưỡng tư tưởng, chính trị,
phẩm chất nhà giáo cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo đức nhà giáo là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên của nhà trường. Nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng việc
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên, nhân
viên.
Bồi dưỡng luôn được kết hợp giữa tạo điều kiện của nhà trường với sự nỗ lực

của từng giáo viên, nhân viên. Sự tích cực của mỗi giáo viên, nhân viên là yếu tố
quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Trong công tác bồi
dưỡng, một mặt nhà trường tạo điều kiện và động viên khuyến khích giáo viên, mặt
khác cũng cần đặt ra những yêu cầu để mỗi giáo viên, nhân viên phải học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất chính trị.
Xây dựng cho đội ngũ giáo viên niền tin sư phạm sâu sắc, có lòng nhân ái vị
tha, luôn tôn trọng và yêu mến trẻ. Say sưa với công tác giáo dục trẻ. Luôn thể hiện
sự chuẩn mực tính mô phạm trong tác phong lối sống, trong giải quyết các mối
quan hệ với mọi người, với đồng nghiệp, với phụ huynh, với bản thân mình và đối
với trẻ. Trong các mối quan hệ ấy đặc biệt phải chú trọng mối quan hệ giữa cô và
trẻ, đó là chăm sóc giáo dục trẻ với sự thương yêu và trách nhiệm, tôn trọng và đối
xử công bằng với học sinh, hết lòng vì học sinh thân yêu, “Dù khó khăn đến đâu
cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Thường xuyên giáo dục giáo viên nêu cao ý thức trách nhiệm với công việc
chuyên môn, với sự nghiệp “trồng người”. Gìn giữ tình đoàn kết thống nhất trong
tập thể sư phạm. Biết lắng nghe, sẳn sàng học hỏi và cầu tiến bộ. Nêu cao tính
nguyên tắc, tính kỹ luật và tính kế hoạch trong công tác. Chấp hành nghiêm pháp
luật của nhà nước và Điều lệ trường mầm non.
Đối với bản thân là Phó hiệu trưởng phải nắm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của mình. Luôn luôn trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe ý kiến của tất cả
mọi người, các hành vi ứng xử phải luôn chuẩn mục để cán bộ, giáo viên, nhân viên
làm theo. Đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường. Đặc biệt luôn tạo
dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Mọi
người được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện phát triển các khả
năng của mình. Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường xây dựng cơ chế giám sát,
đánh giá, khen thưởng hợp lý, thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc.
Thường xuyên thăm lớp dự giờ, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, hành vi
giao tiếp với các giáo viên đứng lớp, gần gũi thân thiện với trẻ để trẻ thấy: được
6



yêu thương, được quan tâm, chăm sóc, cố gắng đảm bảo cho các em một tương lai
xứng đáng bởi “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Đối với giáo viên: phải luôn thể hiện sự cần cù, chịu khó, biết tận dụng tốt đa
thời gian để học tập rèn luyện. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức nhà giáo. Coi bồi dưỡng ý chí, khát vọng và chí hướng vươn lên để hoàn thiện
bản thân. Nâng cao khả năng tiếp thu có chọn lọc giáo dục hiện đại với đơn vị bạn,
có tinh thần đổi mới. Tận tuỵ, trách nhiệm, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo
dục trẻ. Khiêm tốn, giản dị, mẫu mực trong hành vi ứng xử với tư cách là nhà sư
phạm. Hăng hái, quyết tâm vượt qua khó khăn để vươn lên, độc lập tự chủ trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học; thông minh, sáng tạo trong công tác.
Giải pháp 2: Tổ chức Hội thảo giáo viên nâng cao kỹ năng làm đồ dùng
dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải.
Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho
đội ngũ giáo viên có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức đều mang lại hiệu quả
riêng. Tổ chức Hội thảo không những mang lại hiệu quả cao về chuyên môn mà
còn là hình thức bồi dưỡng về năng lực giao tiếp, kỹ năng ứng sử, đặc biệt là năng
khiếu cá nhân. Bởi qua Hội thảo họ được trao đổi, được bàn bạc, được thảo luận
đưa ra ý kiến riêng của mình trên cơ sở đó học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Để tổ chức buổi hội thảo được tốt tôi đã cùng Ban giám hiệu nhà trường xây
dựng kế hoạch Hội thảo để thống nhất nội dung, thời gian và hình thức thực hiện.
Mục đích Hội thảo:
Tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi sử dụng trong các hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi cho trẻ.
Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng thực hiện, rèn luyện tính kiên trì, khả năng
khéo léo của đôi bàn tay cho cô và trẻ.
Nội dung Hội thảo: gồm 02 vấn đề cơ bản:
Một là: Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm đã làm đồ dùng học tập đồ chơi
từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương ở mỗi lớp, mỗi cá nhân giáo viên.
Hai là: Giúp nhau thực hành làm các đồ dùng học tập, đồ chơi theo ý tưởng

riêng và cách làm của mỗi người.
Hình thức Hội thảo: Để tất cả cán bộ giáo viên được tham gia, phát huy hết
khả năng vốn có của mình chúng tôi thực hiện theo hình thức:

7


Ảnh hội thảo Tổ chuyên môn
Bước 1: Chia lớp thành 3 tổ theo 3 khối .(Khối nhà trẻ và mẫu giáo 3 tuổi, khối
mẫu giáo nhỡ 4 tuổi. Khối mẫu giáo lớn 5 tuổi) và mỗi khối là 1 tổ trưởng.
- Khối nhà trẻ và mẫu giáo bé cô Hoàng Thị Hường - Tổ trưởng.
- Khối mẫu giáo nhỡ cô Nguyễn Thị Cảnh - Tổ trưởng
- Khối mẫu giáo lớn cô Lê Thị Ngọc - Tổ trưởng
Tổ 1: Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ vải vụn, xốp, bông
Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ vải, len, sợi…
Tổ 2: Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ bìa, giấy, ống bia, chai nước.
Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ
cây, cành cây, hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạt trái cây.
Tổ 3: Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các tạp phẩm hoặc từ các đồ
vật khác nhau.
Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục phát triển
vận động như: lốp xe, gỗ, dây thừng, xốp, chai nhựa, ống sữa… Sau đó lại đổi chéo
tổ, cá nhân làm các loại đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau.
8


Mời tổ trưởng lên trình bày ý kiến, các tổ khác thảo luận, góp ý, bổ sung.
Trên cơ sở thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, tạo không
khí thoải mái, tin cậy lẫn nhau, hướng dẫn nhau về cách làm, qui trình làm và kỹ
thuật làm.

Bước 2: Thực hành làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo ý tưởng và cách làm của
mỗi tổ, mỗi người.
Để thực hiện tốt bước này tôi yêu cầu các thành viên mang nguyên vật liệu ở
địa phương như: hột hạt, vỏ sò, hến, vỏ dừa, vải màu, chai nhựa, giấy, bìa các loại,
que, các khối gỗ, rơm rạ đã chuốt phẳng, sợi len, bàn chải răng cũ, ống nhựa, sợi
bèo tây phơi khô… Và các dụng cụ để làm như: kim, chỉ, dao, kéo, keo...
Tổ 1: Kinh nghiệm làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ vải, bông, xốp.
Ví dụ:
Đưa ra kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các loại vải, xốp thành
các con Vịt, con Gà, con Hươu, con Ngựa... phục vụ cho các buổi chơi và các trò
chơi phân vai nhóm bán hàng, các con vật để phục vụ chủ đề thế giới động vật, các
hoạt động khám phá khoa học.
Tổ 2: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cây, cành cây,
vỏ ngao, vỏ sò, vỏ hến, hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạt trái cây...
Ví dụ:
Vỏ bao diêm làm thành những chiếc xe ô tô, đoàn tàu…
Bao diêm cũ bọc giấy màu làm đồ chơi xếp hình, làm xúc xắc cho trẻ nhà
trẻ.
Những ống nhựa, làm thành những chiếc xe đạp, những con vật.
Tổ 3: Kinh nghiệm làm đồ chơi và các cách phun, vẩy, búng, thổi, vo vê ...
Ví dụ:
Từ màu nước đã được pha sẵn, kết hợp giữa kỹ năng: phun, thổi, vẩy búng
theo ý tưởng cá nhân để tạo thành các mảng màu đậm nhạt theo ý muốn. Hoặc
dùng bàn chải đánh răng cũ thấm vào mầu nước khác nhau rồi vẩy, bật bung trên
nền bìa thành các mảng lấm chấm với màu sắc khác nhau để tạo thành bức tranh
con vật hay bức tranh cây cảnh, những câu chuyện...
Giải pháp 3: Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch làm đồ dùng
dạy học, đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu, phế thải dễ tìm, dễ kiếm ở địa
phương.
9



Qua khảo sát thực tiễn các nhóm lớp trong trường, đã có một số đồ dùng dạy
học, đồ chơi theo danh mục đồ dùng đồ chơi quy định tại Thông tư 02/2010/TTBGDĐT ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng
cho Giáo dục mầm non. Tuy nhiên số đồ dùng dạy học, đồ chơi này cũng chỉ đáp
ứng phần cốt lõi của Chương trình giáo dục ở trường mầm non. Theo yêu cầu của
Chương trình giáo dục mầm non ban hành tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT hiện
nay thì số đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa thật sự đáp ứng được việc đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục.
Hiện tại trên thị trường đã có các cơ sở sán xuất đồ dùng dạy học, đồ chơi
phục vụ cho giáo dục mầm non, nhưng chỉ có một vài danh mục lẻ tẻ, chưa có
nghiên cứu và sản xuất đồng bộ. Mặt khác, không phải trường mầm non nào, giáo
viên nào cũng đi tìm mua được, hoặc giá thành quá cao nên không có kinh phí để
mua.
Những năm học qua, theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Thiệu Hóa, các trường mầm non trong huyện đã tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng
dạy học, đồ chơi cấp trường và tham gia dự thi cấp huyện. Nhiều đơn vị đã có
những bộ đồ dùng dạy học, đồ chơi có chất lượng như: Trường mầm non Thị trấn
Vạn Hà, Thiệu Thành, Thiệu Nguyên...Tuy nhiên, trong các cuộc thi còn ít sự tìm
tòi về chất liệu, chủ yếu xoay quanh một số chất liệu mua sẵn như vải lụa, voan, hạt
nhựa, nhũ hoặc kim tuyến….Chưa khai thác các chất liệu thiên nhiên nhất là các
chất liệu và kỹ thuật chế tác hàng thủ công mỹ nghệ ở địa phương mình .
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ, giáo viên mầm non phải tự sưu tầm
và tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã
xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu,
phế thải dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương và triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên
trong nhà trường. Đồng thời đưa nội dung về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi
vào tiêu chí cứng của tiêu chí thi đua trong năm học.
Kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phải thực hiện theo từng chủ để có
trong năm học. Sau mỗi chủ đề mà giáo viên đã thực hiện xong nhà trường mới

quay lại chấm đồ dùng dạy học, đồ chơi của giáo viên đã làm để tổ chức các hoạt
động giáo dục.
Bộ đồ dùng dạy học, đồ chơi được đánh giá có hiệu quả khi đảm bảo tính
mục đích, tính giáo dục, tính thẩm mĩ, đảm bảo an toàn và có giá trị sử dụng cao.
10


Bên cạnh đó, giáo viên phải thuyết trình rõ về nguồn nguyên vật liệu làm, cách làm,
hiệu quả sự dụng (Sử dụng cho hoạt động nào? Kết quả trên trẻ ra sao?...).
Sau mỗi lần đánh giá, xếp loại như vậy, giáo viên có cơ hội được chia sẻ kinh
nghiệp. Qua đó cũng học tập được những ý tưởng hay, những bộ đồ dùng dạy học,
đồ chơi tự làm có hiệu quả của đồng nghiệp để ứng dụng trong công tác. Những
giáo viên có bộ đồ dùng dạy học, đồ chơi được đánh giá cao, như: Cô Lê Thị Ngọc
- Bộ rau, củ quả (chủ đề: Thế giới thực vật); Cô Lê thị Thảo - Bộ côn trùng “Ong,
bướm, chuồn chuồn, gián” (Chủ đề: Thế giới động vật), cô Lê Thị Bút, Hoàng Thị
Dung - Bộ mô hình truyện “Cáo, Thỏ, Gà trống” (Chủ đề: Thế giới động vật), bộ
mô hình “Xây dựng công viên”; Cô Lê Thị Huyền - Bộ dụng cụ lao động làm vườn
- (Chủ đề: Nghề nghiệp), Bộ chơi vật nỗi, vật chìm; cô Nguyễn Thị Ninh - Bộ mô
hình xây dựng Lăng Bác Hồ (Chủ đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ); cô Nguyễn
Thị Thu Hương - Bộ đồ chơi “Ném vòng vào cổ chai”; Cô Trần Thị Hồng - Bộ đồ
chơi nấu ăn; Cô Nguyễn Thị Cảnh - Bộ Phương tiện giao thông (Chủ đề: Phương
tiện giao thông); Cô Hoàng Thị Tươi - Bộ các con vật sống dưới nước (Chủ đề:
Thế gới động vật); cô Hoàng Thị Hường, cô Phạm Thị Hà -.Bộ xâu hoa, lá, quả
(Nhà trẻ)...
Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
Đồ dùng dạy học, đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên là những đồ chơi
sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở thiên nhiên như: lá cây, hoa, vỏ trứng, vỏ sò,
vỏ ốc, vỏ củ lạc...Đây là những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và ít tốn kém về
kinh phí. Thông qua trẻ tự làm đồ đồ dùng dạy học, đồ chơi, trẻ biết phối hợp các

giác quan để tác động lên các nguyên vật liệu làm thay đổi hình dạng và biến nó
thành những đồ chơi sinh động.
Dạy trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên góp phần
tạo nên những năng lực cần thiết cho trẻ, như: chú ý có chủ định, quan sat, phát huy
khả năng sáng tạo và rèn luyện vận động tinh khéo léo của đôi bàn tay... Ngoài ra,
khi tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, trẻ biết
chia sẻ, hợp tác với bạn bè, cũng như hiểu biết nâng niu, quý trọng sản phẩm do
mình hay bạn làm ra [3].
Khi giáo viên tiến hành hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, cần xác định mức độ tham gia của trẻ, xác
11


định nguyên vật liệu thiên nhiên cần dùng. Có kế hoạc chuẩn bị đầy đủ nguyên vật
liệu, đảm bảo các nguyên vật liệu thiên nhiên sạch sẽ, an toàn và sử dụng dễ dàng.
Giáo viên có thể cho trẻ quan sát nguyên vật liệu trong những lần đi dạo, đi tham
quan.
Ví dụ: Chuẩn bị lá chuối để gấp con mèo.
Chuẩn bị nguyên vật liệu: lá chuối, cô cho trẻ dùng khăn ẩm để lau sạch lá,
cắt bỏ phần lá úa, tiếp theo là cắt bỏ thành từng đoạn.
Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để làm đồ chơi, giáo viên cho trẻ quan
sát màu sắc (xanh, đỏ, vàng...), hình dáng (tròn, dài, dẹt), tính chất (cứng, mềm,
xốp, nhẵn, ráp...). Giáo viên trò chuyện và tạo điều kiện đẻ tiếp xúc trực tiếp để
nhận biết và nói lên suy nghĩ, ý tưởng của trẻ.
Việc lựa chọn cách thức tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Đối với trẻ
3-4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ làm đồ chơi đơn giản như: con nghé ọ, gấp cái
ví, làm thuyền buồm bằng cuống cây bèo tây. Đối với trẻ 4-5 tuổi giáo viên hướng
dẫn trẻ làm những đồ chơi khó hơn một chút như: làm con trâu bằng bèo tây, làm
con nhím bằng vỏ chôm chôm, làm chiếc vòng bằng vỏ con sò. Đối với trẻ 5-6 tuổi

thì hướng dẫn trẻ làm đồ chơi có kĩ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay
trẻ như: làm con vật bằng vỏ trứng chim cút, làm chong chóng bằng hoa dại, tua
hoa sen, làm con châu chấu bằng lá dừa...
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm theo từng bước từ nguyên liệu đến mẫu hoàn
chỉnh cho trẻ xem. Sau đó hướng dẫn tuần tự từng bước cho trẻ làm theo. Làm
xong bước này mới hướng dẫn trẻ làm bước khác, vừa làm vừa nhấn mạnh, giải
thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết để trẻ có thể làm được.
Ví dụ: Cách làm con trâu bằng bèo tây.
Vật liệu: 1 bọng bèo tây to, 1bọng bèo tây nhỏ, 6 tăm tre, 2 khoanh khoai
hoặc su hào.
Cách làm: Bọng bèo tây to làm thân trâu, bọng bèo tây nhỏ làm đầu trâu. Nối
đầu với thân bằng tăm tre. Uốn cong 2 tăm tre mỏng cắm vào đầu làm sừng. Cắm
tăm tre còn lại làm chân. Cắm cho trâu đứng trên 2 khoanh khoai hoặc su hào.
Cách sử dụng: Cho trẻ đặt trâu trên mặt bàn, bậu cửa sổ hoặc trong nhóm
những con vật nuôi. Cô cho trẻ quan sát và nêu nên những đặc điểm của con trâu
bằng bèo tây vừa làm.
12


Tuy nhiên đối với những đồ chơi đơn giản như làm vòng tay từ hoa phượng,
hoa dại...cô có thể hướng dẫn cho cả lớp quan sát nguyên vật liệu và làm đồ chơi
ngay tại chố có nguyên liệu đó.
Ví dụ: Khi cô cho trẻ đi dạo, nhặt hoa dại trên sân trường cùng nhau nhận
xét, rồi xâu thành vòng hoa đội đầu, quàng cổ, đeo tay bằng những sợi dây mà cô
đã chuẩn bị.
Khi trẻ làm xong đồ chơi, giáo viên cho trẻ nhận xét sản phẩm, bày tỏ cảm
xúc của mình khi hoàn thành sản phẩm và hướng dẫn trẻ sử dụng.
Việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên có thể tiến
hành ở mọi lúc mọi nơi, như: đón trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi (trong góc
sáng tạo - nghệ thuật hay góc thiên nhiên), hoạt động chiều, hoạt động dạo chơi,

hoạt động chuyển tiếp giữa các hoạt động... Tùy vào nội dung hướng dẫn mà giáo
viên lựa chọn thời điểm thích hợp.
Căn cứ vào nội dung của từng chủ đề giáo dục trong năm học, giáo viên
hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp.
Ví dụ:
Chủ đề: Thế giới động vật.
- Làm con mèo bằng lá chuối. vỏ trứng.
- Làm con chuồn chuồn bằng lá cây tre, bẹ ngô.
- Làm con ghé bằng lá đa, củ cải trắng, củ khoai lang.
- Làm con trâu bằng bèo tây, bằng củ khoai lang.
- Làm con chuột từ quả mướp đắng.
- Làm con bướm bằng lá cây, vỏ nghêu, vỏ con trùng trục.
- Làm con cá bằng bèo tây, vỏ trứng chim cút, vỏ trứng gà.
- Làm con gà bằng quả phi lao, vỏ trứng, hạt quả vải.
- Làm con châu chấu, con chuồn chuồn bằng lá dừa...
Chủ đề: Thế gới thực vật
- Làm bông hoa bằng bẹ ngô.
- Làm chong chóng bằng hoa dại.
- Làm cây liễu bằng râu ngô.
Chủ đề: Bản thân
- Làm hình người nộm bằng thân cây tre, cây trúc.
- Làm búp bê bằng rơm.
13


- Làm chiếc vòng đeo tay, đeo cổ bằng các loại hoa, vỏ ốc biển, loại hạt.
Chủ đề: Gia đình.
- Làm chiếc mũ bằng lá.
- Làm võng bằng mo cau.
- Làm quạt bằng mo cau.

...
Giải pháp 5: Thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tìm kiếm
nguyên vật liệu ủng hộ nhà trường.
Thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu là giải
pháp quan trọng không thể thiếu được trong việc tìm kiếm, nâng cao chất lượng
làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ. Bởi đây là một lực lượng lớn, nếu các giáo
viên biết tận dụng và khai thác bằng nhiều hình thức thì sẽ thu về nguồn nguyên vật
liệu để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi thật sự phong phú.
Ý thức được điều này tôi cùng Ban giám hiệu tập trung cho 2 vấn đề:
Một là: Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng
của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, những
phế thải sẵn có ở địa phương để họ biết và thu gom giúp nhà trường.
Hai là: Khai thác khả năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi của cha mẹ trẻ và
cộng đồng.
Đối với công tác tuyên truyền: Tùy từng đối tượng và thời gian cho phép nhà
trường đưa ra các nội dung tuyên truyền phù hợp, dể hiểu, có tính thuyết phục như:
đồ dùng dạy học, đồ chơi giúp trẻ củng cố kiến thức. Mở rộng sự hiểu biết về cuộc
sống xung quanh, hoàn thiện và rèn luyện các giác quan, năng lực ghi nhớ, chú ý,
óc quan sát tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu không có đồ dùng dạy học,
đồ chơi cho trẻ học tập, vui chơi thì những nội dung trên sẽ không đạt hiệu quả cao.
Để có nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, giáo viên
các nhóm lớp cũng cần có kế hoạch huy động các nguyên vật liệu như: rơm, hộp
chè, các loại bìa, vải, len, các loại hột hạt...
Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón và
trả trẻ; Các ngày hội, ngày lễ; Các Hội thi; góc tuyên truyền ở nhóm, lớp, qua hệ
thống loa truyền thanh của xã...
Ngoài ra chúng tôi còn tuyên truyền bằng hình thức mời phụ huynh về dự
hoạt động chơi tại các nhóm, lớp do cô tổ chức để họ được chứng kiến con em
14



mình học tập vui chơi với đồ chơi một cách say sưa và hứng thú. Có thể nói “Chỉ
có trẻ và đồ chơi, trẻ chơi không biết chán, quên cả giờ mẹ đón”. Đó chính là
những hình ảnh rất sinh động để thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng sẵn sàng đóng
góp nguyên vật liệu cho nhà trường.
Đối với việc thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng cùng chung tay tham gia làm
đồ dùng dạy học, đồ chơi: Qua tìm hiểu lý lịch của trẻ về nghề nghiệp, năng khiếu
của cha mẹ trẻ trong nhóm, lớp. Từ chỗ khai thác đúng nghề, đúng nghiệp cùng với
khả năng tuyên truyền khéo léo, bước đầu chúng tôi đã huy động được một lực
lượng tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cùng giáo viên.
Ví dụ: Phụ huynh lớp cô Lê Thị Huyền, cùng tham gia cắt các lốp xe ô tô để
tạo ra các đồ chơi ngỗ nghĩnh, đáng yêu trang trí trong sân trường, như: con thỏ,
con gấu, bộ xe ngựa...
Hay phụ huynh lớp cô Nguyễn Thị Cảnh làm bộ đồ dùng dạy học “Tín hiệu
đèn giao thông” để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ về các quy định về an
toàn giao thông.
Phụ huynh lớp cô Nguyễn Thị Thu Hương, tham gia làm dây xúc xích trang
trí cửa lớp, hành lang...
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng các biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ
nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa phương nhằm nâng cao chất lượng thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ở trường
mầm non Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, năm học 2017- 2018, hiệu quả cụ thể như
sau:
Đối với hoạt động giáo dục:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc

học các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Có thể khẳng định hiệu quả
việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa
phương đã góp phần đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học
bằng chơi, bằng trải nghiệm nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non theo
15


Chương trình giáo dục mầm non tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Đối với bản thân:
Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả rõ rệt góp phần giải quyết các vướng mắc,
những tồn tại trong quản lý chỉ đạo. Bản thân có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo
giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa
phương nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo
Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT.
Bản thân sẽ áp dung linh hoạt các giải pháp này vào thực tế trong việc chỉ
đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở
các trường mầm non Thiệu Phú.
Đối với đồng nghiệp:
Sáng kiến kinh nghiệm cho đồng nghiệp áp dụng có tính khả thi phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương.
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Kết quả
T
T

1

2


3

4

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu

Nội dung

Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ giáo dục
thể chất
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ hoạt động
có chủ đích
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ hoạt động
góc
Đồ dùng, đồ chơi
trang trí nhóm lớp

cầu
Số
lượng


Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

4

36,4

5

45,4

2


18,2

0

0

4

36,4

4

36,4

2

18,2

0

0

5

45,4

4

36,4


2

18,2

0

0

5

45,4

4

36,4

2

18,2

0

0
16


5

Giáo viên tích cực

hướng dẫn trẻ làm
đồ dùng dạy học,
đồ
chơi
bằng
nguyên vật liệu
thiên nhiên.

4

36.4

5

45,4

2

18,2

0

0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đồ dùng dạy học, đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu và phế thải sẵn có
ở địa phương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ
mầm non. Chính vì vậy, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi
là việc làm cần thiết, bổ ích và là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trong

trường mầm non.
Với các biện pháp tôi thực hiện trong năm học 2017 - 2018 đã thu được kết
quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm về việc chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa
phương nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo
Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ở trường mầm non Thiệu Phú đã đạt kết quả tốt.
Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn.
Bản thân luôn là tấm gương tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động. Luôn tìm tòi
nghiên cứu các phương pháp, hình thức để chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học,
đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế thải sẵn có của địa phương phù hợp và đạt kết quả
cao.
Khi thực hiện cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần trách
nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tuyên truyền có tính thuyết phục về
kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, đặc biệt là gương tốt, việc tốt trong thực
hiện nhiệm vụ. Tạo được sức lan toả, dấu ấn tình cảm, lôi cuốn mọi người làm
theo... là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà
trường.
Là một cán bộ quản lý trường mầm non cần phải nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên “Người mẹ thứ hai” của trẻ. Thật sự yêu
17


mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ.
2. Đề xuất.
Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một đơn vị trường mầm non, vì
thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất
mong được cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn
đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh
nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt là nâng

cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thiệu Phú, ngày 21 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hà

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2]. Tạp chí giáo dục mầm non.
[3]. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý giáo viên mầm non, năm học
2012 – 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN VẬT LỆU, PHẾ THÁI SẴN CÓ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO THÔNG TƯ
28/2016/TT-BGDĐT Ở TRƯỜNG MẦM NON THIỆU PHÚ,
HUYỆN THIỆU HÓA, NĂM HỌC 2017-2018.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thiệu Phú
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HÓA, NĂM 2018
20


21



×