Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số trò chơi gây hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.31 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……
2.3. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2.
2.3.1.Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu……
2.3.2. Giới thiệu một số trò chơi đối với phân môn Luyện từ
và câu lớp 2…………………………………………………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận……………………………………………………….
3.2. Kiến nghị……………………………………………………...

Trang
1
1
1
2
2
3
4
5
17


19
19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn mỗi một phân môn đều
có những vai trò quan trọng riêng. Nhưng với tôi phân môn Luyện từ và câu là
một phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học
sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng.Nói quan trọng bởi vì học
sinh lớp 2 mới bắt đầu làm quen với phân môn này.Vậy phải làm gì để các em
làm quen với phân môn này mà không bỡ ngỡ, xa lạ đó là câu hỏi mà người giáo
viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 phải suy nghĩ.Thực tế cho thấy mỗi giáo viên đều
tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì giờ LTVC ở lớp 2 diễn ra vẫn còn
trầm lắng. Tuy chưa phải học những kiến thức sâu rộng như thành phần chính phụ
của câu hoặc những khái niệm trừu tượng nhưng với hệ thống bài tập cũng dễ làm
học sinh mệt mỏi nếu giáo viên không có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức
dạy học.
Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn
nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi
nhu cầu được giao tiếp với bạn bè… vẫn tồn tại và cần thoả mãn. Nếu người
giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa học mà chơi, chơi mà học thì học sinh
sẽ hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của qúa trình dạy học cũng đạt tới
đỉnh điểm. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt
động vui chơi giải trí có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có
tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả
năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú tạo thói quen độc lập,
chủ động và sự sáng tạo của học sinh.

Mặt khác, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này,
đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu kinh nghiệm : “Một số trò
chơi gây hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 2”
1.2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn luyện từ và câu ở lớp 2
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng
cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Trò chơi học tập là một hình thức hoạt
động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học.
Trò chơi học tập môn Tiếng việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực
hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn
học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn
được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu
môn học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu các trò chơi học tập để vận dụng vào dạy học phân
môn luyện từ và câu lớp 2.Từ đó, hiểu về thực trạng trò chơi luyện từ và câu lớp
2. Vận dụng các trò chơi vào tiết dạy phân môn luyện từ và câu để nâng cao chất
lượng dạy và học giúp học sinh hứng thú không nhàm chán, giúp bản thân và
1


đồng nghiệp tích cực đổi mới phương pháp trong dạy học lấy học sinh làm trung
tâm.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi phân môn
luyện từ và câu.

- Tổng kết rút kinh nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Như chúng ta đã biết ,trong chương trình Tiếng Việt ở Bậc tiểu học nói
chung và ở lớp 2 nói riêng phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan
trọng trong chương trình,có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang
bị cho các em một số kiến thức về từ,câu.Từ và câu có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ.Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực
hiện chức năng giao tiếp.Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết
định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học.Việc dạy Luyện
từ cà câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học
sinh,cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng
dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng,tình cảm của mình một cách tốt nhất.
Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc,viết,
phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện
từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu
của các em; cung cấp một số kiến thức về từ và câu.
Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm
không thể thiếu được đối với mỗi GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh.
Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi
chúng không tập trung cao độ.Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong
học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy
học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò

chơi xen kẽ… để củng cố khắc sâu kiến thức.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá
trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò
chơi chính là quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động của trò
chơi.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với
kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,
1


giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò
chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ
năng đã học. Như vậy các kĩ năng học tập môn luyện từ và câu được đưa vào trò
chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm
mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em
sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ
ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy
đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt
được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu
hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là
đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia các trò chơi, học
sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và
sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập được giáo viên sử dụng nhằm mục đích dạy học, hướng tới
việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ. Khác với trò chơi thông thường, trò chơi
học tập giúp trẻ thu nhận kiến thức thông qua hoạt động vui chơi với nhiều hình

thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Để tham gia trò chơi học tập , trẻ buộc phải
huy động các tri thức sẵn có nhằm mục đích thực hiệncác yêu cầu của trò chơi
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu
không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức một
cách tự giác tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát
triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
Tóm lại: Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh
phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát
triển các năng lực một cách tự nhiên,giúp các em trao đổi kinh nghiệm ,tương
tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng.
2.2.THỰC TRẠNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2
2.2.1. Về việc dạy luyện từ và câu của giáo viên.
Qua dự giờ, thảo luận cùng đông nghiệp trong các tiết sinh hoạt chuyên
môn, tôi nhận thấy việc dạy của giáo viên có một số ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm
đúng vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh. Giúp học sinh nắm bắt tương đối
đầy đủ nội dung, kiến thức có trong mỗi bài học. Các hình thức tổ chức cũng
được giáo viên khá quan tâm nhằm giúp các tiết học sôi nổi hơn.
Nhược điểm: Thực tế hiện nay chất lượng các tiết học về phân môn luyện
từ và câu chưa cao, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong những
tiết học. Giáo viên chưa lôi cuốn thu hút được học sinh vào hoạt động học tập
tích cực. Do đó, sau các bài học ấy học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội
dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó
khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể ngoài SGK để minh hoạ cho bài học.
2.2.2 Về việc tiếp thu bài của học sinh.
1


Học sinh lớp 2 mới bắt đầu làm quen với phân môn luyện từ và câu nên
còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Việc tiếp nhận kiến thức một cách trừu tượng nên

các em rất hay quên .
Trên cơ sở việc dạy và học như trên, tôi nhận thấy hầu hết học sinh khi học
các tiết luyện từ và câu còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như sau:
- Khó khăn trong việc phân biệt từ loại( Từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ
chỉ hoạt động)
- Khó khăn trong việc tìm từ cùng nhóm.
- Khó khăn khi đặt câu hỏi với các cụm từ xác định.
- Khó khăn khi tạo các từ và dùng từ để đặt câu.
- Khó khăn trong việc xác định kiểu câu.
Cụ thể đối với học sinh lớp 2A trường Tiểu học Hoằng Thái đa số các em đều
cho rằng phân môn luyện từ và câu khó,khô khan không hào hứng khi học bài.
Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn,suy nghĩ, trăn trở của người
giáo viên đứng lớp,tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng
dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùng đồng
nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu
bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp.
Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào việc
nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2 ở một số kiểu bài đặc trưng trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
2.3. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 2
2.3.1. Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy phân môn luyện từ và câu nói chung và
phân môn luyện từ và câu lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài
học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù
hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao
thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .
- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
Cấu trúc của trò chơi học tập.
- Tên trò chơi.
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến
thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi
được thiết kế trong trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi
học tập.
1


- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với
người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
Cách tổ chức chơi:
- Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định
chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp
nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập

của học sinh,.Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức
đơn giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò…
2.3.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI PHÂN MÔN LUYỆN
TỪ VÀ CÂU LỚP 2
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi mà tôi đã áp dụng trong quá trình
dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2.
1. Trò chơi “ HIỂU NHANH ĐOÁN GIỎI”
* Mục đích:
- Rèn kỹ năng đoán nhanh 1 từ khi biết nghĩa hoặc một số dấu hiệu hình thức
của từ đó. Củng cố về nghĩa của từ và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh .
* Chuẩn bị :
- Một số câu đố về từ
VD: - Viên màu trắng dùng để viết lên bảng (Là gì?)
- Có sắc để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng là em nhớ bài (Là từ gì?)
- Nơi em đến học hàng ngày (Là gì?)
- Còn sắc thì để nấu canh
Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là từ gì?)
- Bóng gì treo ở trên cao
Đem bao ánh sáng tràn vào phòng em. (Là gì?)
Học sinh chuẩn bị mỗi em một bảng con, phấn, dẻ lau bảng.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên lập 4 nhóm chơi (mỗi nhóm 6 học sinh) nêu yêu cầu:
- Sau khi GV đọc câu hỏi trong thời gian 1 phút các thành viên trong nhóm
phải có kết quả và viết vào bảng con.
- Hết 1 phút, các thành viên trong nhóm giơ bảng để tổ trọng tài đánh giá,
cho điểm (mỗi bạn tìm đúng được 2 điểm, sai trừ 1 điểm của nhóm)
- Kết thúc trò chơi tính điểm số của các nhóm để xếp loại nhất, nhì…..
Chú ý:Trò chơi có thể vận dụng vào các bài:
- Tiết 8 ôn tập (tuần 9- T74 TV tập 1); Tiết 8 ôn tập (tuần 27-T79TV tập 2)

1


(Học sinh lớp 2A- Trường TH Hoằng Thái trong tiết Luyện từ và câu)
2. Trò chơi :“NHANH MẮT NHANH TAY”
* Mục đích:
- Ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng.
- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
*. Chuẩn bị:
- 2 bộ đồ dùng để chơi, mỗi bộ gồm một số đồ vật thật hoặc tranh ảnh đại
diện cho nghĩa của từ được nêu trong sách giáo khoa, các thẻ từ ghi tên các đồ
vật (tranh ảnh).
- Giáo viên (cử 1 học sinh) làm trọng tài để đánh giá kết quả.
*. Cách tiến hành
- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em).
- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm. Mỗi học
sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các đồ vật
(tranh ảnh). Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên các đồ
vật hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc.
* Chú ý:Trò chơi có thể vận dụng vào các bài:
- Tranh bài tập 1 (tuần 3- T26); bài tập 2 (tuần 7-T59); bài tập 3 (tuần 16- T134)
trong sách giáo khoa TV2 tập 1; bài tập 1 (tuần 22-T35)…Một số mảnh bìa ghi
từng từ tương ứng với từng đồ vật hoặc tranh ảnh để dán hoặc gài.
- Dán nhà cho đồ dùng học tập (tuần 6- T52); Đồ dùng trong nhà (tuần 11, 13 –
T90, 108)_ TV2 tập 1. Các con vật nuôi (tuần 21, 22 T27, 35); các loai thú (tuần
23, 24 T45, 55); Các loái cá (tuần 25, 26 T64, 73); Các loài cây (tuần 28, 29
T87, 95); Những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34 T129; 137) sách
TV2 tập 2
3. Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ ĐỒNG NGHĨA”
*.Mục đích:

- Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa, làm giàu vốn từ của học sinh
- Luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh, tay.
*. Chuẩn bị:
- Từ 2 đến 4 bộ thẻ có nội dung như nhau nhưng khác màu để khỏi bị lẫn
(xanh, đỏ , vàng…) . Mỗi bộ có 10 hoặc 12 thẻ đã ghi sẵn các từ.
- Một bộ thẻ dành cho người cầm cái (trọng tài) khác màu với các bộ thẻ của
người chơi. Trên mỗi thẻ này có ghi từng từ đồng nghĩa với từ được ghi trên thẻ
của nguời chơi.
- Mỗi thẻ này đều được ghi từ ở cả hai đầu để người chơi dễ nhìn khi cầm thẻ
tay
*. Cách tiến hành.
Từ hai đến 4 nguời chơi. Mỗi người có 1 bộ thẻ như nhau (10, 12 thẻ)
- Trọng tài lật 1thẻ trong bộ thẻ của mình (có từ đồng nghĩa với từ trong bộ
thẻ của nguời chơi).
1


- Những nguời chơi phải chọn thật nhanh thẻ của mình có từ đồng nghĩa với
thẻ của trọng tài để đánh ra.
- Trọng tài công nhận thẻ đánh ra là từ đồng nghĩa thì người đưa ra thẻ đó sẽ
được ''ăn''; nếu sai thì nguời đưa ra thẻ đúng tiếp theo sẽ được ''ăn''.
Trường hợp 2, 3 người cùng ra thẻ đúng thì cùng được ''ăn''.
- Đánh hết bộ thẻ, ai có số lượng thẻ được ''ăn'' nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
Như vậy, người thắng là người nhận ra nhanh, đúng từ đồng nghĩa.
* Chú ý:
Các cặp từ đồng nghĩa nói về chủ đề học tập dùng làm bộ thẻ để chơi và bộ
thẻ để cầm cái: Học hành- học tập; siêng năng- chăm chỉ; vui vẻ- phấn khởi; bài
tập- bài vở; chăm chú- chú ý…
4. Trò chơi “TÌM NHANH TỪ CÙNG CHỦ ĐỀ”
* Mục đích:

- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
*. Chuẩn bị:
Bảng phụ hoặc giấy nháp
*. Cách tiến hành
- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi
là những con vật nuôi trong nhà…), Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm
gia đình…).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng
nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm nào
có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số điểm để
xếp vào các vị trí 2, 3, 4…
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, T59).
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, T108).
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, T122).
+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, T134).
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:
+ Từ ngữ về bốn mùa ( tuần 19.Tuần 20)
+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, T35).
+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, T 64).
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, T74).
+ Kể tên các loài cây (tuần 28, T87)
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 T129);
(Học sinh lớp 2A- Trường TH Hoằng Thái trong tiết Luyện từ và câu)

1


5. Trò chơi: “TẠO NHANH TỪ CÓ TIÊNG GIỐNG NHAU”
*. Mục đích :
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho
- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.
*. Chuẩn bị:
- Phấn bảng, ( giấy bút) để ghi lại các từ tìm được.
- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp (nếu có)
*. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước.
- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi. Trong
khoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thật nhiều từ và
ghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp. Hết giờ quy định, ai tìm được nhiều từ nhất sẽ
thắng cuộc.
- Trọng tài (giáo viên ,học sinh ) có thể chấp nhận một số từ ngữ như: học
chăm…
* Chú ý:
Trò chơi tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể đựoc sử dụng ở các bài
LTVC trong SGK TV2 như;
- Tìm từ có tiếng học, có tiếng tập (tuần 2, T17- SGK TV 2 tập 1)
- Tìm các từ có tiếng "biển" (Tuần 25 T 64 – SGK TV 2 tập 2)
6. Trò chơi: ''TRUY TÌM KẺ TRÚ ẨN ''
*. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi
*. Chuẩn bị :
- Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở tuần 6 (T52); tuần
11(T90) – sách giáo khoa TV 2 tập 1.

- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm
vào giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: Nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ…)
- Băng dính hoặc hồ dán.
*. Cách tiến hành :
1. Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh( gọi là kẻ trú
ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số
lượng đồ vật ( tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất.
2. Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra ( hoặc trong
sách giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số
lượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)
3. Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên
hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác
nhận kết quả của từng nhóm.
- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ
vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc
yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng).
* Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3 tiết luyện từ và câu tuần 6T52; bài tập 1 tiết luyện từ và câu tuần 11- T 90.
1


7. Trò chơi: “ TÌM NHANH - GHÉP ĐÚNG ”.
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng.
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
*. Chuẩn bị :
- Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu tuần 12 ( sách giáo khoa TV 2 tập 1T99) Giáo viên chuẩn bị các thẻ ( đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi); Mỗi
bộ gồm 24 thẻ ghi các tiếng sau: yêu (8 thẻ); thương (4 thẻ); quý (3 thẻ); mến ( 6
thẻ); kính (3 thẻ).
- Băng dính để ghép 2 thẻ ghi tiếng thành một từ (2 tiếng).
*. Cách tiến hành:

1. Căn cứ vào số bộ thẻ đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng
thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và vào
ban giám khảo.
VD: Có 4 bộ thẻ- lập 4 nhóm thi- cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban giám
khảo cùng với giáo viên .
2. Giáo viên nêu yêu cầu:
- Mỗi nhóm có 1 bộ thẻ ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng,
các nhóm dùng bộ thẻ để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính để
ghép 2 thẻ ghi tiếng lại để thành 1 từ).
- Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (Giáo viên cùng các
nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp
được 1 từ đúng, được 1 điểm).
3. Giáo viên trao các bộ thẻ cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu''
cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung
bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau:
- Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: Yêu thương, thương yêu, yêu
mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương,
quý mến, kính mến.
- Ghép đúng mỗi từ được 1 điểm; đúng cả 12 từ được 12 điểm.
- Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải
nhất, nhì, ba)
* Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 1 tiết luyện từ và câu(tuần 12 TV
tập 1 T 99)
8. Trò chơi: “CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT ”
*. Mục đích:
- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật
mà từ gọi tên.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng.
*. Chuẩn bị :
- Các nhóm từ ghi vào các sile trình chiếu trên màn hình.

VD: Chọn đáp án đúng nhất
1


Các từ chỉ cây lương thực:
a. Ngô,khoai, bắp cải, bí
b. Ngô, lúa , su su, sắn, mướp
c. Ngô, khoai, lúa, sắn.
- Thẻ trắc nghiệm học tập.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên trình chiếu trên màn chiếu học sinh chọn đáp án và giơ thẻ.
- Mỗi học sinh trả lời đúng được 2 điểm, sai trừ một điểm của nhóm.
- Kết thúc trò chơi tính điểm số của các nhóm để xếp loại nhất, nhì…..
* Chú ý: trò chơi áp dụng cho các tiết luyện từ và câu sách giáo khoa TV 2
tập 2.
- Tuần 23 T45 (bài tập 1)
- Tuần 26 T 73 (bài tập 1)
(Học sinh lớp 2A- Trường TH Hoằng Thái trong tiết Luyện từ và câu)

(Cô trò lớp 2A- Trường TH Hoằng Thái trong tiết Luyện từ và câu)
9. Trò chơi "AI TÀI SO SÁNH"
*. Mục đích
- Luyện sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh
đúng.
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng liên tưởng cho học sinh
* Chuẩn bị
Một số mẫu so sánh kiểu: nhanh như cắt, đẹp như tiên, hót như khướu, học
như vẹt…
*. Cách tiến hành
- Nhóm người chơi không hạn chế số lượng, đứng tại chỗ trong lớp hoặc

đứng vòng tròn ngoài sân chơi.
- Giáo viên hô lên 1 từ (VD: Nhanh) và giơ tay chỉ định người chơi.
- Học sinh được chỉ định nêu được so sánh đúng (VD: nhanh như cắt, nhanh
như chớp, nhanh như tên bắn,…) thì đứng yên. Nếu không nói được hoặc nói
sai, giáo viên sẽ hô: "nhẩy", người đó sẽ phải nhẩy tại chỗ 3 lần hoặc nhẩy lò cò
1 đoạn.
- Tiếp tục chơi, giáo viên có thể hô lại từ đó (nếu còn cách so sánh nữa) hoặc
hô từ khác và chỉ định người thứ 2 chơi.
* Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 2 tiết luyện từ và câu tuần 24-TV
tập 2 T 55)
10. Trò chơi: “ ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ”
*. Mục đích:
- Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu
đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn.
1


*. Chuẩn bị :
- Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo khoa
TV2).
- Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng; bút dạ để viết câu lên
băng giấy.
- Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm
3; 4 người)
*. Cách tiến hành :
1. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu
cầu viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi.
- Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát.
- Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc

câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi
tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp).
2. Hết thời gian chơi (khoảng 5 – 7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh giá,
rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lượng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng
nội dung, tranh nhiều nhất sẽ được thắng cuộc.
VD: Trò chơi có thể áp dụng cho các bài tập 3; Tiết LTVC tuần 1 (TV2 tập
1- trang 9)
-Bài tập 3 – tiết LTVC tuần 30 TV2 tập 2 T104

11. Trò chơi: “ THI ĐẶT CÂU THEO MẪU ”
*. Mục đích:
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì? có sự tương hợp về nghĩa
giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.
- Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn.
*. Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối
tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là
gì? trong sách giáo khoa TV2
*. Cách tiến hành :
- Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B)
Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu.
(VD: Học sinh) ; người thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ
(VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người
nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm
nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai làm gì? Ai thế nào?…) có thể tiến
hành tương tự.
12. Trò chơi: “TÌM BẠN”
*Chuẩn bị: Mỗi học sinh bảng con,phấn viết dẻ lau bảng.
*Hướng dẫn thực hiện: Thành lập 3 nhóm chơi, lần lượt học sinh nhận từ của

mình và viết vào bảng con sau thời gian quy định giáo viên yêu cầu học sinh
1


trong nhóm tìm bạn theo yêu cầu. Chẳng hạn tìm các bạn có từ cùng nghĩa hoặc
trái nghĩa với mình. Nhóm nào tìm nhanh thì thắng cuộc.
(Học sinh lớp 2A- Trường TH Hoằng Thái trong tiết Luyện từ và câu)
13. Trò chơi: “ Ô CHỮ BÍ MẬT ”
*. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách giải các ô chữ
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn, suy nghĩ nhạy bén
*. Cách tiến hành:Thành lập 2 nhóm chơi, lần lượt các nhóm chọn ô số của
mình trong thời gian suy nghĩ các nhóm đua ra đáp án của mình theo yêu cầu.
Đúng thì ghi được điểm sai thì nhóm bạn có quyền trả lời và ghi điểm.Kết thúc
trò chơi nhóm nào ghi nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc.
Trò chơi này áp dụng đối với các bài ôn tập giữa kì2( tuần 27)
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Về phía học sinh :
- Tổ chức trò chơi như đã nêu trên khi dạy bài mới hay khi ôn tập là tạo
điều kiện và là động cơ để học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự
giác,sáng tạo và nhận thức sâu sắc.
- Thông qua trò chơi học tập xây dựng được cho mình thói quen tìm hiểu
kĩ càng có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quanh, chuẩn bị tốt bài học
trước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe.
- Thông qua trò chơi giúp học sinh phát huy năng lực, năng khiếu mà các
em chưa thể hiện được ở các môn khác.
 Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống hay năng khiếu
vẽ,óc sáng tạo hay một số đồ dùng quen thuộc.
- Học sinh được trình bày những điều “mình tự khám phá” nên cảm thấy

vinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khêu gợi cho
các em có ý thức học tập, làm việc tốt hơn.
- Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ
ràng (mà không dám hỏi giáo viên) do đó những nội dung học tập đưa ra được
một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn.
- Khi học bằng cách “chơi các trò chơi” học sinh rất chăm chú (vì thích
chơi và hiếu kì) do đó hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến
giúp các em khắc sâu hơn.
- Đôi khi học sinh đưa ra các ý tưởng, những kinh nghiệm sát với thực tế
mà ở sách giáo khoa chưa đề cập đến và như vậy qua trò chơi học sinh được
trang bị thêm kiến thức sống.
- Trò chơi còn khắc phục tính nhát của học sinh, tập cho học sinh trình
bày những vấn đề trước tập thê đông người.
2.4.2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên không phải truyền đạt nhiều kiến thức mà chỉ cần hướng dẫn
tổ chức và là cố vấn cho học sinh trong trò chơi thực tập.
1


- Sut thi gian hc sinh chi giỏo viờn ch cn theo dừi, ghi nhn mt tt
ca hc sinh, b sung thiu sút cho cỏc em.
- Qua trũ chi giỏo viờn cú iu kin kim tra, nm c tỡnh hỡnh hc tp
ca hc sinh mt cỏch nhanh v chớnh xỏc.
Giỏo viờn cú thờm mt hỡnh thc ging dy mi ngoi cỏc hỡnh thc hc
nhúm, hc cỏ nhõn, hc c lp
2.4. 3.Cht lng ging dy:
Nh ỏp dng trũ chi trờn vo ging dy,cho nờn hc sinh lp 2A m tụi
ang ph trỏch ó cú nhiu chuyn bin rừ rt.
- 100% hc sinh thớch hc mụn luyn t v cõu.
- Khụng khớ trong nhng gi hc tr nờn sụi ni hn, hc sinh rt tớch cc,

cỏc em chuyn t th ng sang ch ng chim lnh kin thc, thớch thỳ vi
nhng hỡnh thc hc tp mi l. Ngoi ra nhng k nng s dng Ting Vit
trong giao tip ca cỏc em phỏt trin vt bc. Nhng hc sinh gii thỡ ngy
cng t tin nng ng, cú trỏch nhim cao trong vic hc tp cũn nhng hc sinh
th ng thỡ tr nờn tớch cc hn, bt u bit chia s, hp tỏc vi cỏc bn
hon thnh mt nhim v hc tp.
- Vi nhng kt qu trờn tụi thy rt vui mng phn khi, hi lũng. Tuy t
kt qu nh vy, nhng tụi khụng ly lm im dng m cũn phỏt huy hn na,
nhm tỡm ra nhiu im mi, nõng cao hiu qu trong ging dy cho bn
thõn, cho ng nghip trong khi cựng t n mc tiờu chung.
3. KấT LUN, KIấN NGH
3.1. Kt lun
Trờn õy l nhng iu tụi rỳt ra c t trong thc tin ging dy ca
mỡnh trong nm hc ny v mong mun s lm tt hn trong cỏc nm hc ti.
Tuy l nhng kinh nghim n gin nhng ó cú tỏc dng rừ rt trong mi gi
hc cng nh trong suy ngh ca cỏc em hc sinh.
Trong khi trỡnh by sỏng kin s khụng trỏnh khi nhng thiu sút, mong
quý ng nghip giỳp , nhn xột b sung, gúp ý kin tụi cú nhng sỏng
kin kinh nghim hon chnh hn giỳp nõng cao kt qu hc tp cho hc sinh
trong phõn mụn luyn t v cõu núi riờng v nhng mụn hc khỏc núi chung.
Rt mong c s úng gúp ý kin ca quý ng nghip v cỏc cp lónh o.
giỳp tụi hon thnh tt hn na trng trỏch ca ngi giỏo viờn trong s
nghip trng ngi.
3.2. Kin ngh
- Đề nghị ban soạn thảo chơng trình Tiểu học cần biên soạn
các tài liệu hớng dẫn, thiết kế trò chơi trong giờ học phổ biến
rộng rãi để giáo viên tham khảo.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn
triển khai các chuyên đề, hoặc tổ chức hội thảo để giáo viên
tiểu học có thể tiếp cận học hỏi cách thức kinh nghiệm, sáng

kiến về thiết kế và sử dụng trò chơi học tập góp phần đổi mới
phơng pháp.
XC NHN CA TH TRNG N V

Thanh Húa, ngy 10 thỏng 5 nm 2018
1


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Liên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Ngọ, dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.
NXB Đại học Sư phạm,2005
2. Đinh Thị Kim Thoa“ Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học ”
NXB Đại học Sư phạm ,2015.
3.Tạp chí giáo dục Tiểu học năm 2017
4. Lê Phương Nga- Đặng Kim Nga “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học ”NXB Đại học Sư phạm,Chủ đề 6: Phương pháp dạy học Luyện từ
và câu. (Lê Phương Nga)
5. Sách giáo khoa “ Tiếng Việt lớp 2 tập 1, tập 2” NXB và GD &
ĐT.

1



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Liên
Đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Hoằng Thái

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Ứng dụng CNTT trong
tổ chức HĐNGLL theo
chủ điểm
Ứng dụng CNTT để
thiết kế giáo án điện tử.

2.

3.
4.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
Sở GD & ĐT

Thanh Hóa

Phòng GD&
ĐT Hoằng
Hóa
Một số trò chơi học tập Sở GD & ĐT
áp dụng vào bài giảng Thanh Hóa
điện tử môn Toán lớp 1
Đổi mới phương pháp Sở GD & ĐT
giáo dục ATGT cho HS Thanh Hóa
Tiểu học

Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp
đánh giá xếp
loại (A,
loại
B, hoặc
C)
Năm học
B
2008-2009
A

Năm học
2009-2010

C


Năm học
2011-2012

C

Năm học
2014-2015

----------------------------------------------------

1



×