Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu ứng dụng mô hình Mike 11 mô phỏng nguồn nước phục vụ vận hành hệ thống thủy nông Thác Huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 76 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ
PHỎNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ
THỐNG THỦY NÔNG THÁC HUỐNG
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC

CẤN THỊ THANH HIỀN

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ
PHỎNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ
THỐNG THỦY NÔNG THÁC HUỐNG
CẤN THỊ THANH HIỀN
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN
MÃ SỐ: 60440224

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRƯƠNG VÂN ANH
HÀ NỘI, NĂM 2018



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS.Trương Vân Anh
Cán bộ hướng dẫn phụ:
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Kiên Dũng
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hùng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 17 tháng 9 năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
thông tin tham khảo của các tác giả đã được trích dẫn đầy đủ nguồn trong luận văn
theo đúng quy định của cơ sở đào tạo.

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Cấn Thị Thanh Hiền



ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khí
Tượng Thủy Văn, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã truyền thụ
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua, đặc biệt là cô TS. Trương Vân
Anh đã tạo điều kiện, hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp, Lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn đã cho
phép, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần cho tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Công ty TNHH MTV KTCTTL Sông Cầu,
Chi cục thống kê các huyện đã giúp đỡ tôi trong tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan
đến luận văn.
Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Trong khuôn khổ của đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 mô
phỏng nguồn nước phục vụ vận hành hệ thống thủy nông Thác Huống”, với sự
giúp đỡ của các thầy cô và các bạn cùng khả năng và sự cố gắng nỗ lực của bản
thân tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu của đề tài này, nhưng do thời gian và lượng
kiến thức thực tế còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo,
các chuyên gia và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018

Cấn Thị Thanh Hiền


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 2
3.1. Phạm vi không gian.................................................................................................................. 2
3.2. Phạm vi thời gian...................................................................................................................... 2
3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 3
6. Bố cục luận văn............................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ VẤN NGHIÊN CỨU................................................................................................ 5

1.1. Hệ thống tài nguyên nước và quản lý hệ thống tài nguyên nước ........................................ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam................................................................... 6
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................................................... 7
1.2.3. Một số nghiên cứu đã có trên hệ thống ............................................................................... 9
1.3. Tổng quan về vùng nghiên cứu............................................................................................. 10
1.3.1. Vị trí địa lý [15] ................................................................................................................... 10
1.3.2. Địa hình ................................................................................................................................ 11
1.3.3. Địa chất, thổ nhưỡng ........................................................................................................... 12

1.3.4. Thảm phủ thực vật [14] ...................................................................................................... 12
1.3.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn ............................................................................................. 13
1.3.6. Hiện trạng Hệ thống thủy nông Thác Huống và công trình trên hệ thống sông........... 15
1.3.7. Hiện trạng điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội..................................................................... 20


iv

CHƯƠNG2……...………………………………...………………………………21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................22

2.1. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 ....................................................................................... 22
2.1.1. Mô hình MIKE 11............................................................................................................... 22
2.1.2. Cấu trúc của mô hình .......................................................................................................... 22
2.1.3. Hệ phương trình cơ bản trong mô hình MIKE 11 ........................................................... 22
2.2. Công trình điều khiển trong hệ thống (kiểm soát hệ thống)............................................... 24
2.2.1. Vị trí (Location) .................................................................................................................. 24
2.2.2. Thuộc tính (Attributes) bao gồm ....................................................................................... 25
2.2.3. Định nghĩa Kiểm soát (Control Definitions) .................................................................... 25
2.3. Yêu cầu về số liệu của mô hình ............................................................................................ 28
2.4. Các bước thực hiện................................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................29

3.1. Đánh giá hiện trạng vận hành hệ thống................................................................................ 29
3.1.1. Đánh giá hiện trạng vận hành hệ thống............................................................................. 29
3.1.2. Xây dựng phương án vận hành cho hệ thống................................................................... 31
3.1.3. Đánh giá nhu cầu nước trên hệ thống thủy nông Thác Huống ....................... 33
3.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình cấp nước tưới hệ thống thủy nông Thác Huống bằng mô
hình MIKE 11 ................................................................................................................................ 37

3.2.1. Thu thập số liệu và thiết lập mô hình toán ........................................................................ 37
3.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực ...................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................59

1. Kết luận....................................................................................................................................... 59
2. Kiến nghị .................................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................60


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: Cấn Thị Thanh Hiền
+ Lớp: CH1T

Khóa: I

+ Cán bộ hướng dẫn: TS.Trương Vân Anh
+ Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình Mike 11 mô phỏng nguồn nước
phục vụ vận hành hệ thống thủy nông Thác Huống
+ Tóm tắt:
Hệ thống thủy nông Thác Huống là một trong tổng số 75 công trình trên cả
nước, có nhiệm vụ tưới cho 52.520 ha đất canh tác. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển
giai đoạn hiện tại và trong tương lai, đã bộc lộ những hạn chế và nhiều vấn đề tồn tại
cần khắc phục đó là lượng nước tưới không đủ để vận hành hệ thống không theo kế
hoạch đề ra, thực tế cho thấy một số vùng tưới ở phía hạ nguồn vẫn không đủ nước
tưới so với kế hoạch được đặt ra. Luận văn này tập trung vào việc mô phỏng thực trạng
nguồn nước dựa vào số liệu thực đo và sử dụng công cụ mô hình thủy lực MIKE 11,
dựa vào kết quả mô phỏng để nghiên cứu đưa ra giải pháp vận hành hệ thống thủy
nông Thác Huống một cách hiệu quả nhất. Kết quả của nghiên cứu đạt được là thiết kế

thành công phương án vận hành HTTN Thác Huống.
Từ khóa: Vận hành hệ thống; Hệ thống thủy nông; Hệ thống tài nguyên nước; Thác
Huống; MIKE 11.
+ Abstract:

Thac Huong irrigation system is one of the 75 systems in Viet Nam, which is
responsible for irrigating 52,520 ha of cultivated land. However, for current and future
development requirements, it’s said to express many limitations and problems that need
to be overcome, that is not enough water to operate the system following tentative plan.
In fact, in some areas of the downstream, irrigation is not sufficient as planned.
Dissertation focuses on the simulation of actual water status based on the measured
data and using the MIKE 11 hydraulic modeling tool, based on simulated results to
investigate solutions for Thac Huong irrigation system operationin the most effective
way. The study result is that the water level calculated at all locations in Thac Huong
irrigation system will be at suitable water level to irrigate the areas during the key
irrigation period. The research result is successful design of the Thac Huong irrigation
system.
Keywords: System operation;Irrigation system; Water resources system; Thac
Huong; MIKE 11.


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH
CLN

Biến đổi khí hâu
Chất lượng nước


GL
CM
CP
CS

Gate level (Độ mở cửa cống)
Calculation mode (Phương pháp tính toán)
Control points (Giá trị của điểm kiểm soát)
Control strategy (Một chiến lược kiểm soát)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HTTL

Hệ thống thủy lợi

HTTNN

Hệ thống tài nguyên nước

QCVN 08: 2008/BTNMT
TT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
Thị trấn

TNHH MTV KTCTTL


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
kỹ thuật công trình thủy lợi

TP
TPo
UBND

Thành phố
Target point (Giá trị của điểm mục tiêu)
Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng kênh Trôi ........................................................................................... 18
Bảng 1.2. Hiện trạng kênh N5. ............................................................................................ 18
Bảng 1.3. Bảng thống kê các công trình sử dụng tính toán trong hệ thống. ........................ 19
Bảng 3.1: Lịch tưới vụ chiêm xuân giai đoạn I năm 2014................................................... 29
Bảng 3.2: Lịch tưới vụ chiêm xuân giai đoạn II năm 2014 ................................................. 30
Bảng 3.3 : Phương án vận hành cống theo lịch tưới ............................................................ 31
Bảng 3.4: Thống kê tài liệu địa hình trên hệ thống thủy nông Thác Huống........................ 38
Bảng 3.5: Biểu thời gian tính toán được sử dụng trong mô hình......................................... 41
Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hiệu chỉnh bộ thông số của mô hình ..................... 43
Bảng 3.7: Bộ thông số (thông số nhám) của mô hình cho hệ thống thủy nông Thác Huống
............................................................................................................................................. 44
Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm định bộ thông số của mô hình ...................... 44



viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hệ thống thủy nông Thác Huống.............................................. 11
Hình 3.1: Phương án vận hành cống theo lịch tưới ............................................................. 33
Hình 3.2: Vận hành cống Lữ Vân và nhu cầu nước của ...................................................... 34
khu tưới Hạ Lữ Vân ............................................................................................................. 35
Hình 3.3: Vận hành cống Lăng Trình và nhu cầu nước tưới của......................................... 35
khu Thượng An Cập ............................................................................................................ 35
Hình 3.4: Vận hành cống đầu kênh N3 và nhu cầu nước tưới của ...................................... 36
khu tưới N3 .......................................................................................................................... 36
Hình 3.5: Vận hành cống An Cập, cống đầu kênh N3 và nhu cầu nước tưới của ............... 36
khu Hạ An Cập .................................................................................................................... 36
Hình 3.6: Vận hành cống đầu kênh N5 và nhu cầu nước tưới của khu tưới Kênh N5 ........ 37
Hình 3.9 :Thiết lập hệ thống cống trên Hệ thống thủy nông Thác Huống .......................... 40
Hình 3.11: Kết quả tính toán và thực đo quá trình mực nước tại cống Lữ Vân (03/01/2014
– 30/05/2014) ....................................................................................................................... 42
Hình 3.12: Kết quả tính toán và thực đo quá trình mực nước tại cống An Cập (03/01/2014
– 30/05/2014) ....................................................................................................................... 43
Hình 3.14: Kết quả tính toán và thực đo quá trình mực nước tại cống Lữ Vân (02/01/2015
– 30/05/2015) ....................................................................................................................... 46
Hình 3.15: Kết quả tính toán và thực đo quá trình mực nước tại cống An Cập (02/01/2015
– 30/05/2015) ....................................................................................................................... 46
Hình 3.16: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Thượng Lũ Yên GD1; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 48
Hình 3.17: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Thượng Lữ Vân GD1; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 49
Hình 3.18 Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Hạ Lữ Vân GD1; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .................. 50
Hình 3.19: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu

xanh nước biển) tại khu Thượng An Cập GD1; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 51
Hình 3.20: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Hạ An Cập GĐ1; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .................. 52
Hình 3.21: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Thượng Lũ Yên GD2; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 53
Hình 3.22: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Thượng Lữ Vân GD2; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 54
Hình 3.23: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán(màu
xanh nước biển) tại khu Hạ Lữ vân GD2............................................................................. 55
Hình 3.24: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Thượng An Cập GD2; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .......... 56
Hình 3.25: Biểu đồ đường quá trình mực nước thực đo (màu xanh lá cây) và tính toán (màu
xanh nước biển) tại khu Hạ An Cập GD2; đường màu đỏ là cốt nước yêu cầu .................. 57


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên
liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Ngoài lợi ích mà nước đem lại, nước
cũng có thể gây những tai họa khủng khiếp cho dân sinh, kinh tế và môi trường. Tài
nguyên nước luôn vận động và luân hồi nhưng hữu hạn. Vì thế việc khai thác xây
dựng và quản lý hiệu quả các công trình thuỷ lợi để phát huy những mặt lợi, hạn chế
những tác hại của nước, vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm
bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới.
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên

một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được
trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển công
nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.
Để đáp ứng những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông –lâm –
ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và thách thức
mới. Đó là việc đảm bảo nước để ổn định cho 4 triệu ha đất có điều kiện sản xuất lúa, giữ
vững an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt trên 50 triệu tấn vào năm 2015;
có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 2,97 triệu ha cây công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm, cho 0,68 triệu ha cây công nghiệp hàng năm; cung cấp nước cho các cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân
nông thôn; xây dựng các hệ thống cung cấp nước để làm muối chất lượng cao và nuôi
trồng thuỷ, hải sản với qui mô lớn; xử lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập
trung, từ các làng nghề, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Hiện nay Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều các công trình tài nguyên nước
nhằm điều hòa nguồn nước phục vụ cho các lĩnh vực bao gồm sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp....bước đầu đã đem lại được nhiều thành tựu đáng kể.


2

Hệ thống thủy nông Thác Huống cũng là một trong tổng số 75 công trình
trên cả nước, có nhiệm vụ tưới cho 52.520 ha đất canh tác. Tuy nhiên do yêu cầu
phát triển giai đoạn hiện tại và trong tương lai, đã bộc lộ những hạn chế và nhiều
vấn đề tồn tại cần khắc phục đó là việc vận hành hệ thống không theo kế hoạch,
thực tế cho thấy một số vùng tưới ở phía hạ nguồn vẫn không đủ nước tưới so với
kế hoạch được đặt ra. Từ đó bài toán cần đưa ra là đề xuất được các giải pháp cho
công trình tài nguyên nước nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững trong giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để giải quyết việc điều tiết nguồn
nước trong hệ thống thủy nông Thác Huống, nghiên cứu tìm ra một mô hình thủy
văn thích hợp mô phỏng thực trạng nguồn nước, đưa ra các giải pháp vận hành hệ

thống một cách hiệu quả.
Vì vậy, học viên lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình
MIKE 11 mô phỏng nguồn nước phục vụ vận hành hệ thống thủy nông Thác
Huống”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô phỏng hệ thống thủy nông Thác Huống trong giai đoạn trọng điểm của
mùa kiệt (từ tháng 1 đến tháng 5).
- Đề xuất các phương án vận hành hệ thống trong giai đoạn trọng điểm của
mùa kiệt.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian
- Hệ thống thủy nông Thác Huống trên địa bàn 04 huyện thuộc hai tỉnh Bắc
Giang và Thái Nguyên bao gồm:
- Tỉnh Bắc Giang: Huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa và một phần của
thành phố Bắc Giang.
- Tỉnh Thái Nguyên: Huyện Phú Bình.
3.2. Phạm vi thời gian
- Mô phỏng lại quá trình cung cấp nước phục vụ cho tưới qua các năm 2014, 2015.


3

3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống thủy nông Thác Huống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên.
- Toàn bộ hệ thống bao gồm các hạng mục công trình chính như sau:
Tuyến kênh chính (lấy nước từ công trình đầu mối); kênh Trôi và kênh N5
là kênh cấp I (gọi là kênh nhánh, lấy nước từ kênh chính để phục vụ cho 1 huyện
hoặc liên huyện); kênh N3 là kênh cấp II (gọi là mương cái, lấy nước từ kênh
nhánh phục vụ nước cho diện tích đất đai tại 1 xã hoặc liên xã) ngoài ra còn có các
đập, tràn và hệ thống cống.

4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hệ thống: vị trí địa lý; địa hình; đặc điểm khí tượng thủy văn; hiện
trạng hệ thống và các công trình chính trên hệ thống.
- Thu thập số liệu: dữ liệu địa hình (Bản đồ hệ thống; Mặt cắt ngang); dữ liệu
thủy văn (Mực nước thực đo, lưu lượng thực đo) và các chuỗi số liệu vận hành cống.
- Mô hình hóa hệ thống:
- Mô phỏng kịch bản vận hành hệ thống: ứng dụng mô hình MIKE 11 mô
phỏng quy trình vận hành hệ thống thủy nông Thác Huống trong giai đoạn tưới
trọng điểm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung công việc trên, các phương pháp nghiên
cứu chính sau đây sẽ được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp kế thừa: Phân tích đánh giá, tổng hợp và thừa kế các nội dung
phù hợp phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận văn;
- Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập xử lý và phân tích số liệu, tài
liệu phục vụ luận văn;
- Phương pháp mô hình hóa: Ứng dụng mô hình MIKE 11 (mô hình thủy
lực) trong mô phỏng điều tiết hệ thống thủy nông Thác Huống;
- Phương pháp tham vấn: Xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu.


4

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của luận văn
bao gồm 3 nội dung chính như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN NGHIÊN CỨU
1.1. Hệ thống tài nguyên nước và quản lý hệ thống tài nguyên nước
Hệ thống tài nguyên nước (HTTNN) là một hệ thống phức tạp bao gồm
nguồn nước, các công trình khai thác tài nguyên nước, các yêu cầu về nước cùng
với mối quan hệ tương tác giữa chúng và sự tác động của môi trường lên nó.[5]
Các công trình hệ thống thành phần của HTTNN bao gồm: HTTNN mặt,
HTTNN ngầm, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải đô thị, hệ thống kiểm
soát lũ, hệ thống tưới tiêu. Trong bài toán này hệ thống tưới tiêu đóng vai trò quan
trọng, là hai loại hệ thống đặc trưng ở nước ta. Trong đó hệ thống tưới bao gồm
công trình đầu mối, công trình dẫn nước (các kênh dẫn), công trình điều tiết (các
công trình dọc hệ thống giúp điều tiết lại nguồn nước theo yêu cầu) và khu tưới.
Công trình đầu mối có thể là hồ chứa, đập dâng nước, trạm bơm hoặc cống lấy nước
tự chảy từ sông tự nhiên vào đồng. [5]
Vận hành hệ thống tưới có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người
và sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi hệ thống
tưới đươc vận hành hiểu quả nó đem lại lợi ích thiết thực như: Cung cấp đủ lượng
nước dùng cho người sử dụng, giúp tiết kiệm lượng nước trong quá trình khai thác
từ đó giảm một phần chi phí và giá thành mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bảo vệ
môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Ngoài ra, vận hành hiệu quả HTTNN nói chung, hệ thống tưới nói riêng cũng
góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất, chống hiện tượng sa mạc hoá giúp
những vùng đất khô cằn trở thành những vùng đất trù phú, giúp cải thiện chất lượng
môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn
nước, tạo ra cảnh quan mới tốt đẹp hơn.
Hiện nay do quá trình biến đổi khí hậu nên nước ta chịu ảnh hưởng nhiều bởi các

hình thế thời tiết xấu như hạn hán, lũ lụt... cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến HTTNN.
Do đó việc ứng dụng các mô hình thủy văn, thủy lực áp dụng vào nghiên cứu và quản lý


6

hệ thống tài nguyên nước nhằm phục vụ đa ngành trong đó có ngành nông nghiệp tạo
điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập GDP cho toàn quốc.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu hệ thống tưới tiêu Mahanadi, một dự án thuỷ lợi lớn ở
Trung Ấn Độ, được sử dụng như là một công cụ lập kế hoạch cho hệ thống tưới
tiêu hồ chứa Mahanadi, một công cụ hỗ trợ quyết định và là một phần mở rộng
của hệ thống mô hình thủy lực - thủy văn kết hợp cho sự vận hành của kênh. Bên
cạnh đó các hệ thống mô hình MIKE 11 và MIKE SHE, cho các mô phỏng thủy
lực và thủy văn tương ứng, nó có một mô đun tối ưu hóa để điều khiển các vận
hành hệ thống kênh rạch. Kết quả cho thấy rằng các kênh thoát nước không hiệu
quả và dẫn đến lãng phí một lượng đáng kể nước trong mùa mưa. Từ kết quả đó
đồng tác giả: R.Singh, JC Refsgaard, L.Yde đã chỉ ra rằng việc áp dụng mô hình
MIKE 11 vàMIKE SHE kết hợp với các hệ thống thủy lợi tối ưu hóa (IOS) là
phương pháp rất hữu hiệu làm giảm sự lãng phí trong việc sử dụng nước nhờ đó
mà tần suất tưới nhiều hơn, lượng nước tưới hiệu quả hơn trong kênh. Nghiên cứu
tình huống cũng minh hoạ khả năng của hệ thống thủy lợi tối ưu hóa (IOS) kết hợp
với các mô hình thủy lực - thủy văn là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu để lập kế
hoạch tối ưu hóa tưới tiêu.[3]
Để thực hiện kiểm soát nhu cầu sử dụng nước theo thời gian tiến hành trên
kênh thủy lợi tưới tiêu của tiểu bang Maricopa-Stanfield nguyên nhân do tài
nguyên nước dành cho nông nghiệp ở vùng này vẫn còn hạn chế nên một phương
pháp giúp việc sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn đó chính là việc cải thiện quá
trình vận chuyển nước từ các kênh tưới tiêu. Điều này có thể thực hiện bằng cách

áp dụng các phương pháp điều khiển tự động kiểm soát các cửa trong kênh thủy
lợi. Trong bài toán này đồng tác giả: PJ van Overloop, AJ Clemmens, RJ Strand,
RMJ Wagemaker and T.Bautista đã sử dụng mô hình (MPC) là một trong những
phương pháp kiểm soát tiên tiến nhất, mô hình này đã đáp ứng được yêu cầu của
bài toán cung cấp nước tưới cho kênh WM ở Maricopa-Stanfield và thoát nước


7

cho quận đó. Các bài toán kiểm tra cho thấy nước được phân phối hiệu quả đến
người sử dụng và độ chênh lệch mực nước ở tất cả các điểm là nhỏ. Việc kiểm
soát được so sánh với các kết quả từ phương pháp điều khiển tuyến tính tiên tiến
bậc thang, cũng được thử nghiệm trên kênh thực tế.[2]
Đối với các mạng lưới sông có nhiều cống và đập tràn cụ thể là trên lưu vực
sông Yongdingxinhe ở Thiên Tân (Trung Quốc) các cán bộ thuộc phòng thí nghiệm
Cảng và Kỹ thuật Đại Dương, Trường Kỹ thuật xây dựng, Đại học Thiên Tân và
Viện nghiên cứu bảo tồn nước đã áp dụng thành công mô hình số dòng chảy không
ổn định một chiều để giải quyết các bài toán đó là hoạt động của cống, thoát lũ trên
sông. Mô hình này được áp dụng cho việc định tuyến lũ của sông Yongdingxinhe
với việc xem xét điều kiện kiểm soát cống phức tạp. Kết quả cho thấy rằng kết quả
xác minh bằng mô hình cơ bản trùng với dữ liệu thực đo. Vì vậy ứng dụng của mô
hình cho mô phỏng số được thực hiện trên quy định kết hợp của nhiều cống có vai
trò tích cực trong việc hướng dẫn xác định bố trí xây dựng cống và thực hiện xây
dựng cống cho sông Yongdingxinhe.[1]
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Trong việc đánh giá khả năng lấy nước của các cống tưới hệ thống thủy lợi
Nam Thái Bình, đây là một trong những hệ thống thủy lợi lớn vùng ven biển đồng
bằng Bắc Bộ, tác giả Nguyễn Thu Hiền đã ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô
phỏng khả năng lấy nước của các cống tưới hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình với
năm trung bình nước và năm ít nước với điều kiện hiện trạng và khi có xét đến kịch

bản biến đổi khí hậu đến năm 2050. Kết quả tính toán cho thấy, dưới ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng một số cống phía đầu hệ thống khả năng lấy
nước có tăng lên nhưng một số cống thuộc hệ thống không thể lấy được nước do độ
mặn vượt quá mức cho phép trong khi đó nhu cầu tưới lại tăng lên, vì vậy hệ thống
không đủ đáp ứng yêu cầu. Trên cơ sở kết quả tính toán, đề xuất các giải pháp công
trình và phi công trình nhằm tăng cường khả năng lấy nước của các cống thuộc hệ
thống để đảm bảo nhu cầu dùng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như nhu
cầu dùng nước khác trong tương lai.[11]


8

Trong nghiên cứu giải pháp công trình lấy nước tự chảy cho sông Đáy, sông
Nhuệ và sông Tô Lịch, tác giả Nguyễn Hữu Huế đã sử dụng mô hình HEC – RAS,
để giải quyết bài toán cấp nước trong điều kiện bất lợi nhất khi mực nước sông
Hồng giảm kỷ lục khiến hệ thống cống lấy nước đầu mối như Cẩm Đình, Liên Mạc
1 rơi vào tình trạng cạn trơ đáy kéo theo sức ép lấy và dẫn nước bị phụ thuộc vào
cống Lương Phú và tuyến công trình dẫn nước tự chảy. Do đó trong nghiên cứu
này, Nguyễn Hữu Huế đã chỉ ra không thể cấp nước cùng 1 lúc cấp đủ nhu cầu
nước cho tất cả bốn sông trong khu vực nghiên cứu. Hệ thống các công trình điều
tiết trong quá trình mô phỏng đã giúp cho việc kiểm soát lưu lượng nước đổ vào
từng sông tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Việc phân chia nước cho từng
sông được thực hiện bằng cách thay đổi chế độ đóng mở cửa van điều tiết các cống
sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả đạt được dù mực nước ở ngoài sông thấp
nhất như đã từng xảy ra thì nước vẫn có thể được dẫn qua tuyến công trình mới xây
dựng cấp đủ cho từng lưu vực sông nội đồng, đảm bảo điều kiện vận hành của hệ
thống tưới trên các trục sông chính, đồng thời sông Tô Lịch vẫn được rửa sạch và
làm hồi sinh theo đúng nghĩa của nó.[9]
Bằng việc ứng dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá khả năng làm việc lập
quy trình vận hành của các cống thuộc hệ thống thủy lợi ngọt hóa Gò Công – Tiền

Giang thích ứng với biến đổi khí hậu – nước biển dâng, tác giả Mai Đức Phú đã mô
phỏng hóa hệ thống có mạng lưới kênh phức tạp dự án ngọt hóa Gò Công, đưa ra
được phương án tính toán phù hợp vận hành cống theo chế độ thủy lực nhằm phục
vụ nhu cầu nước tưới cho vùng dự án vào mùa khô, dự báo được khả năng nhiễm
mặn trên sông cửa tiểu tạo cơ sở cho việc quyết định vận hành công trình phù hợp
trong điều kiện biến đổi khí hậu.[7]
Trong luận án: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống tiêu Bắc Nam Hà trong điều kiện biến đổi
khí hậu nước biển dâng” của tác giả La Đức Dũng đã (1)Xây dựng được cơ sở khoa
học cho cho việc đề xuất giải pháp quy hoạch các hồ điều hòa để điều tiết chống ngập;
cải thiện môi trường, vi khí hậu; giảm áp lực bơm tiêu trên hệ thống Bắc Nam Hà trong


9

điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (2) Xây dựng được phương pháp xác định
tần suất mực nước sông thiết kế cho các trạm bơm tiêu nhằm tiết kiệm điện năng, giảm
thiểu chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả hệ thống tiêu động lực. [6]
Tác giả Nguyễn Thị Việt Hồng với đề tài “Nghiên cứu cải tiến phương pháp xác
định mô hình mưa và lưu lượng tiêu thiết kế cho các hệ thống tiêu vùng đồng bằng Bắc
Bộ”. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong công tác quy hoạch,
thiết kế các hệ thống tiêu thoát nước mưa khu vực dân cư, đô thị và hệ thống tiêu nông
nghiệp – dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sử dụng các bản đồ đẳng trị mưa để xác định
lượng mưa tại các vị trí không có trạm đo mưa sẽ khắc phục được hạn chế hiện nay khi
tính toán quy hoạch, thiết kế các hệ thống tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ. [8]
1.2.3. Một số nghiên cứu đã có trên hệ thống
Trong nghiên cứu tính toán cân bằng nướccho hệ thống lưu vực sông Cầu, tác
giả Nguyễn Phương Nhung đã sử dụng mô hình thủy văn MIKE NAM, mô hình
SSTARR... để khôi phục, xử lý số liệu trong điều kiện thiếu số liệu đo đạc thủy văn
chi tiết, cụ thể là số liệu dòng chảy của lưu vực từ đó tính toán nhu cầu nước tại các tiểu

khu trong hệ thống lưu vực sông Cầu trong các lĩnh vực như cấp nước cho nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi, giao thông thủy, bảo vệ môi trường, thương
mại dịch vụ, du lịch, nuôi trồng thủy sản .... trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước cho sinh
hoạt và các ngành khác thì Nguyễn Phương Nhung đã sử dụng mô hình MIKE Basin,
để tính toán cân bằng nước cho hệ thống lưu vực sông Cầu. Kết quả của nghiên cứu đạt
được là đánh giá được sự thiếu hụt nước trên hệ thống sông Cầu trong năm hiện trạng
2007 và dự báo lượng nước thiếu hụt đến năm 2015, từ đó đưa ra giải pháp công trình
và phi công trình nhằm cân bằng nước sử dụng trong các ngành nghề tại địa
phương.[10]
Dự án “Giám sát CLN trong hệ thống công trình thủy lợi Thác Huống, phục vụ
lấy nước sản xuất nông nghiệp” do Viện Quy hoạch thủy lợi thực hiện năm 2016 là
một trong số những dự án thiết thực giúp kiểm soát và cải tạo chất lượng nước. Thông
qua các mẫu phẩm nước tại một số vị trí trọng điểm trên hệ thống thủy lợi Thác Huống,
kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước tại các vị trí này vẫn nằm trong giới hạn


10

cho phép theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:
2015/BTNMT (QCVN) để sử dụng cho các ngành nghề, đặc biệt là cho sinh hoạt. Mặc
dù hiện nay, chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Thác Huống chưa bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, đi đôi với nó
là ảnh hưởng lớn của thay đổi khí hậu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm trên lưu vực
sông Cầu nói chung và trong hệ thống thủy lợi Thác Huống nói riêng. Dựa trên kết quả
tính toán này làm cơ sở cho các nhà chức trách đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm phục vụ công tác quản lý quy hoạch và bảo vệ nguồn nước. [15]
Nhận xét: Sau khi tìm hiểu một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam nhận
thấy các ứng dụng mô hình toán cho kết quả rất khả quan, tuy nhiên việc ứng dụng
mô hình trong vận hành hệ thống tài nguyên nước nói chung và hệ thống thủy nông
nói riêng ở Việt Nam vẫn còn rất sơ khai và hệ thống thủy nông Thác Huống vẫn

còn được vận hành theo kinh nghiệm gây lãng phí nước đồng thời lại không đủ
nước trong thời kỳ tưới trọng điểm từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Dựa vào một
số nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng của mô hình MIKE 11 trong việc lập
quy trình vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát bề mặt, ngoài ra nó còn rất nhiều ứng
dụng khác như mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở của
sông,….Từ đó luận văn nghiên cứu xây dựng phương xây dựng phương án vận
hành hệ thống thủy nông Thác Huống thông qua việc xác định quy trình vận hành
của các công trình điều khiển trong hệ thống sử dụng module công trình điều khiển
(control structures) trong MIKE 11. Kết quả của luận văn này sau khi hoàn thành thì
có thể giúp cho các nhà quản lý hệ thống có được phương án vận hành hiệu quả cao
hơn nhiều so với hiện nay đồng thời có thể đề xuất một phương án mô hình toán để
giúp xác định phương án vận hành tốt cho các HTTNN tương tự trên cả nước.
1.3. Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý [15]
- Khu vực nghiên cứu nằm kẹp giữa sông Cầu và sông Thương, nằm trong Hệ
thống Sông Cầu thuộc địa bàn hành chính huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên; các huyện
Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên và một phần thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang.


11

Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hệ thống thủy nông Thác Huống
- Khu vực nghiên cứu được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (đập Thác Huống).
+ Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn-Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên (được giới hạn
đến Sông Cầu).
+ Phía Đông giáp sông Thương.
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh (được giới hạn đến sông Cầu)
1.3.2. Địa hình
Địa hình khu vực khá phức tạp, có nhiều đồi núi, khe suối xen kẽ với đồng

bằng. Địa hình lưu vực có 2 hướng dốc chính:
- Hướng dốc chính từ Tây Bắc sang Đông Nam hướng về sông Thương


12

- Hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam hướng về sông Cầu.
Đây cũng chính là hướng tiêu tự chảy của hệ thống. Có 2 hình thể chính là:
+ Địa hình trung du và đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc có cao độ từ
+12m trở lên.
+ Địa hình đồng bằng có cao độ từ +2m đến +10m.
Khu vực dự án chủ yếu nằm trong vùng trung du và đồng bằng, đất canh tác
có cao độ phổ biến từ 2-:-10m và 12-:-30m. Xen kẽ vào đó là những đồi núi thấp có
cao độ từ 100m-:-300m, vùng có cao độ trũng là huyện Hiệp Hòa, Việt Yên có cao
độ từ 2-:-8m. Với địa hình phức tạp, cao thấp không đồng đều như vậy nên gây khó
khăn cho việc cấp thoát nước.
1.3.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Địa chất của lưu vực sông thuộc hệ đệ tứ bồi tích, trầm tích sỏi, cát, đất thịt.
Với các điểm địa chất ở vùng đồng bằng, khi xây dựng do đó khi xây dựng các công
trình thủy lợi thường gặp khó khăn trong việc xử lý nền móng.
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, thổ nhưỡng trong lưu vực sông có thể phân
thành những nhóm chính dưới đây:
- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến sa và biến
chất. Loại đất này thường chu, khả năng giữ nước kém, tỷ lệ sắt trong đất cao, giàu
caxi. Đây là nhóm đất thích hợp với phát triển lâm nghiêp, cây công nghệp (chè),
cây ăn quả. Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bố tập
trung ở sườn một số dãy núi nằm ở phía tây và tây nam lưu vực, độ dày tầng đất vào
loại trung bình và mỏng.
- Nhóm đất phát triển trên đá kiềm (đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên
đá kiềm tập trung ở phía tây và tây nam huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, giầu

chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho trồng cây công nghiệp.
- Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ tập trung ở phần hạ lưu sông, đất có
tầng sâu dày, nhưng bạc màu, tập trung ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên.
1.3.4. Thảm phủ thực vật [14]
Theo số liệu niên giám thống kê, đến năm 2015 diện tích rừng của hai tỉnh như sau:


13

- Tỉnh Thái Nguyên diện tích rừng 185.536ha trong đó có 72.270ha diện tích
rừng tự nhiên chiếm 39,0% và 113.256ha rừng trồng chiếm 61,0%.
- Tỉnh Bắc Giang diện tích rừng 156.439ha trong đó có 60.245ha rừng tự
nhiên chiếm 38,5% và 96.194ha rừng trồng chiếm 61,5%.
Diện tích rừng bị tàn phá hàng năm với nhiều mục đích khác nhau như khai
thác lấy củi, lấy gỗ, chuyển đổi sang các cây công nghiệp cũng khá lớn, theo thống
kê tính đến năm 2015 so với năm 2010 thì diện tích rừng của Thái Nguyên giảm
hơn 25.000ha rừng; Diện tích rừng bị tàn phá của tỉnh Bắc Giang ước tính đến năm
2010 giảm khoảng hơn 3.500ha so với năm 2015.
Hệ động thực vật trong lưu vực tương đối phong phú và đa dạng, theo thống
kê các nhà khoa học đã phát hiện được:
- Ở Thái nguyên: Tài nguyên rừng có 134 loài cây thuộc 39 họ, có 3 loài gỗ
quý, 100 loài cây thuốc, 422 loài động vật, thuộc 91 họ, 28 bộ, 4 lớp động vật
(chim, thú, bò sát, ếch nhái) trong đó hổ, báo, gấu, lợn rừng, hươu, nai gần như
tuyệt trủng.
1.3.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.3.5.1. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ: Mùa hạ nắng nóng và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm vào
khoảng : +230C -:- +270C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là: +37.9 0C (tháng 5), nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối là : -2.8 0C (tháng 1).[13]
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và

lượng mưa. Độ ẩm trung bình vào khoảng 82%. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có
thể đạt 80-:-86%, các tháng mùa khô độ ẩm chỉ đạt 70-:-80%.
- Nắng: Số giờ nắng hàng năm dao động trong khoảng 1400-:-1700 giờ. Các
tháng mùa hè từ tháng VII đến tháng IX là những tháng nắng nhất trong năm
khoảng từ 160 đến 210 giờ mỗi tháng, tháng II và tháng III là tháng rất ít nắng chỉ
đạt dưới 50 giờ mỗi tháng.[13]
- Mưa: [13]


14

Lượng mưa trung bình hàng năm của lưu vực không lớn lắm, dao động từ
1500mm-:-2000mm. Lượng mưa trong lực vực phân bố không đều và chia thành
hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa của khu vực dự án bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X.
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong 6
tháng mùa mưa chiếm 83-:-86% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa bình quân nhiều năm đo được có giá trị bằng 1.392mm. Trong
đó lượng mưa năm nhỏ nhất rơi vào năm 1967 có giá trị bằng 923mm và lượng mưa
năm lớn nhất rơi vào năm 1971 và bằng 1.981mm. Cùng với việc đo lượng mưa
bình quân nhiều năm người ta cũng đo được giá trị lượng mưa ngày lớn nhất là
241,1mm với lượng mưa 1 ngày lớn nhất bằng 145,5mm của năm 1965. Lượng mưa
3 ngày lớn nhất bằng 169,3mm vào năm 1960. Lượng mưa 5 ngày lớn nhất bằng
228,3mm năm 1966 .[13]
1.3.5.2. Đặc điểm thủy văn, sông ngòi[15]
Trong khu vực dự án có mật độ sông ngòi khá dày, có 2 sông lớn chảy qua là
sông Cầu và sông Thương.
- Sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 1000m ở tỉnh Bắc Cạn có chiều
dài L = 290km, phần chảy qua tỉnh Bắc Giang có chiều dài 41km. Diện tích lưu vực
6030 km2 có 2 nhánh lớn là sông Công, sông Cà Lồ, thượng nguồn sông hẹp nhiều

thác ghềnh.
Mực nước xảy ra tại Đáp Cầu ngày 22/08/1971 đạt tới 809cm và lưu lượng
lũ lớn nhất theo tính toán là 1780m3/s. Mực nước kiệt nhất quan trắc trong ngày
16/03/1962 chỉ còn ở mức 5cm, lưu lượng kiệt nhất đo được là 34m3/s.
Lưu lượng lũ lớn nhất đã quan trắc được tại Thác Bưởi là 34900m3/s
ngày10/8/1968. Hệ số dòng chảy lũ lớn nhất từ 0.5-0.6. Lượng nước lũ lớn nhất tại
Thác Bưởi trung bình nhiều năm là 1150.109m3/năm (tháng VI-IX) chiếm 68.1%
tổng lượng nước cả năm. Riêng tháng VII và tháng VIII có tổng lượng lũ là
0.646.109m3/năm chiếm 58% lượng nước trong mùa lũ.


×