Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa lí phổ thông- Xuất khẩu gạo 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 3 trang )

Xuất khẩu gạo đang thắng lớn
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu đạt 4 triệu tấn và đã
xuất 2,3 triệu tấn.
Đây là tín hiệu mừng, nhưng diễn biến “nóng” này cũng đòi hỏi cơ quan quản lý và doanh
nghiệp phải có sự điều hành, phối hợp ăn ý, kịp thời để tránh thua thiệt và ảnh hưởng đến
an ninh lương thực.
4 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 2,3 triệu tấn, mức cao nhất từ
trước đến nay. Tại cuộc họp về xuất khẩu gạo ngày 27 - 4, đại diện Hiệp hội Lương thực
(VFA) cho biết, tổng số hợp đồng đã ký xuất khẩu gạo lên tới con số 4 triệu trong tổng số
5 triệu tấn kế hoạch năm 2009. Các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,3 triệu tấn, trị giá
gần 900 triệu USD với giá trung bình 406,73 USD/tấn.
Dự kiến, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4/2009 đạt 700.000 tấn, đây là số lượng
giao hàng trong tháng cao nhất từ khi nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo đến nay, tăng 26,8%
so với cùng kỳ năm 2008.
Theo báo cáo của VFA, số lượng hợp đồng đăng ký giao hàng cho tháng 6 đã vượt quá khả
năng nguồn cung lúa gạo hàng hóa. Lập tức VFA đã có những biện pháp điều hành nhằm
cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa.
Tuy nhiên, những biện pháp này chưa thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của tất cả các địa
phương có sản lượng lúa hàng hóa lớn và các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia xuất khẩu
gạo.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, nếu không tạm ngưng ký hợp đồng thì với
tốc độ hiện tại, các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng vượt mức lượng gạo có thể đáp ứng. Đại
diện Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cũng cho rằng, cần phải tạm
ngưng ký hợp đồng để các doanh nghiệp cân đối lại khả năng giao hàng.
Kinh nghiệm những năm trước cho thấy, công tác dự báo và điều hành xuất khẩu gạo rất
quan trọng. Việt Nam đã không ít lần rơi vào cảnh khi giá cao thì không có gạo xuất, khi
giá thấp thì xuất ồ ạt. Chính vì vậy, công tác điều hành xuất khẩu gạo năm nay rất được
Chính phủ và các bộ ngành coi trọng.
Ông Huỳnh Minh Huệ, Phó Chủ tịch VFA cho biết, xu hướng giá vẫn tiếp tục giảm do nhu
cầu yếu, người mua chỉ mua đủ ăn và khi cần, trong khi dự kiến Ấn Độ sẽ xuất khẩu trở lại
vào quý 3 – 2009, còn tồn kho của Thái Lan sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường.


Mặt khác, nửa cuối năm 2009 là giai đoạn nhiều người dân trong nước đẩy mạnh trồng loại
lúa IR50404. Theo đề xuất của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tỉ lệ loại lúa này trong vụ
hè thu chỉ khoảng 15% là hợp lý nhưng một phần thiếu các giống lúa khác, một phần vì lợi
nhuận cao trong vụ đông xuân vừa qua nên người dân tiếp tục mở rộng diện tích. Một số
địa phương cho biết loại IR50404 đã vượt quá mức 40%.
Từ những diễn biến đó, VFA cho rằng trong những tháng cuối năm thị trường xuất khẩu
gạo diễn biến phức tạp và khó khăn, do đó thời gian tới VFA sẽ đề nghị với Thủ tướng cho
phép sớm giao dịch xuất khẩu gạo trở lại.
Dự báo, lượng gạo hàng hóa vụ hè thu và thu đông năm nay là 2 triệu tấn, nên căn cứ số đã
xuất và ký hợp đồng, lượng gạo hàng hóa sẽ vượt kế hoạch 500.000 tấn. Do đó, VFA dự
kiến sẽ đề nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu thêm 200.000 tấn, nâng tổng lượng gạo xuất
khẩu năm nay lên mức 5,2 triệu tấn./.
Cả nước xuất khẩu gần 2 triệu tấn gạo
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tổng sản lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm
đến nay là 1,891 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 737 triệu USD.
Tính đến nay, nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch gần xong vụ lúa
đông xuân. Hiện giá lúa thường khoảng 4.600 đồng/kg; lúa chất lượng cao 4.800 - 4.900
đồng/kg; lúa thơm từ 5.100 - 5.200 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân
trồng lúa lãi từ 40% trở lên.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến năm nay cả nước có thể đạt 38
triệu tấn thóc, trong đó 9 triệu tấn thóc (tương đương 4,5 - 5 triệu tấn gạo) có thể dùng để
xuất khẩu.
Căn cứ tiến độ xuất khẩu, lượng hợp đồng và lượng gạo hàng hóa vụ đông xuân, Bộ đã chỉ
đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ động phối hợp với các tỉnh có sản lượng lúa hàng
hóa lớn, điều tiết số lượng gạo xuất khẩu hết tháng 6/2009 trong khả năng nguồn cung theo
hướng ưu tiên các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đóng tại địa bàn có lúa hàng
hóa đã và đang thu hoạch, có chân hàng, đặc biệt là các hợp đồng có điều kiện thanh toán
ngay.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nếu tính cả các hợp đồng đang giao dịch
chưa đăng ký thì tổng số hợp đồng xuất khẩu gạo hiện nay vào khoảng 4 triệu tấn (bằng

80-88% tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm 2009)./.
Đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm
Từ nay đến tháng 6/2009 sẽ xuất khẩu khoảng 3,4 triệu tấn gạo trong tổng số hợp
đồng đã ký là gần 3,7 triệu tấn
Trước tình hình hợp đồng ký xuất khẩu gạo và số lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm
tăng đột biến, chiều 3/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), Bộ Công Thương đã có buổi làm việc về công tác điều hành xuất khẩu gạo
trong thời gian tới. Hai Bộ đã đi đến thống nhất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục
cho đẩy mạnh xuất khẩu gạo từ nay đến hết tháng 6/2009.
Theo hai Bộ: Công thương và NN&PTNT: Từ nay đến tháng 6/2009 sẽ xuất khẩu khoảng
3,4 triệu tấn gạo trong tổng số hợp đồng đã ký là gần 3,7 triệu tấn. Số lượng khoảng
300.000 tấn còn lại sẽ giãn giao để dự phòng cho vụ hè thu. Trước mắt trong tháng 3 dự
kiến sẽ giao khoảng 800.000 tấn nhằm đảm bảo thu mua được hết lúa vụ đông xuân cho
nông dân.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết: Với số lượng đã ký như trên,
trong khoảng thời gian 4 tháng tới đây, chúng ta sẽ phải giao khoảng 2,7 triệu tấn nữa, đây
là một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khí đó, chỉ số giá tiêu
dùng tháng 2 bắt đầu tăng, giá một số mặt hàng nông sản như ngô, đậu tương, khô dầu trên
thế giới cũng bắt đầu tăng, nếu không có sự điều chỉnh hợp lí thì rất có thể giá gạo trong
nước sẽ bị đẩy lên, tranh mua diễn ra và đẩy giá tiêu dùng tăng cao.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: "Do có sự chỉ
đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ nên chúng ta mới ký thêm được các hợp đồng xuất
khẩu lớn, đồng thời kéo được giá gạo xuất khẩu từ 380 USD lên 430 USD. Điều quan
trọng hiện nay cần quan tâm là điều tiết xuất khẩu và giá xuất khẩu sao cho tốt để tránh
tình trạng tranh mua, tranh bán".
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết: So với các hợp đồng đã ký hồi đầu tháng
2, giá gạo xuất khẩu đến thời điểm này đã nhích lên từ khoảng 10 đến 40 USD/tấn, giao
động từ 430 đến 460 USD/tấn tùy loại. Trong khi đó, giá gạo tại thị trường nội địa cũng
đang đứng giá ở mức khoảng 4.200 đồng/kg lúa đông xuân, tùy theo chất lượng gạo và ở
từng địa phương. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu loại 1 khoảng 5.400 - 5.450 đồng/kg, gạo

nguyên liệu loại 2 giá khoảng 5.200 đồng/kg tùy từng địa phương. Gạo thành phẩm 5%
tấm không bao bì khoảng 6.800 -6.850 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.500 đồng/kg, gạo
25% tấm ở mức 6.000 - 6.050 đồng/kg./.

×